HỒ CHÍ MINH --- NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRONG NGÀNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN THỊ THU HÀ
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP PHẦN CỨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN THỊ THU HÀ
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRONG NGÀNH
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất
Trang 4Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi xin cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ tôi hoàn thành việc học và làm luận văn
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ, gia đình tôi đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt chặng đường học tập này
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Ý nghĩa của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp của đề tài 4
1.6 Tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng 5
1.6.1 Xu hướng toàn cầu hoá của các doanh nghiệp phần cứng 10
1.6.2 Ngành công nghiệp phần cứng tại Mỹ 12
1.6.3 Tình hình hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam 14
1.7 Bố cục của đề tài 18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 21
2.1 Lý thuyết kinh doanh quốc tế 21
2.2 Lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction Cost Theory) 22
2.3 Lý thuyết về các nguồn lực 23
2.4 Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh doanh 23
2.4.1 Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế 26
2.5 Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh 30
2.6 Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả sáng tạo 31
2.6.1 Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với năng lực sáng tạo 32
2.6.2 Mối liên hệ giữa kinh doanh quốc tế và khả năng khai thác và ứng dụng các phát minh mới 39
2.7 Hiệu quả sáng tạo, kinh doanh quốc tế và hoạt động R&D 43
2.8 Mô hình đề xuất nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 46
3.1 Câu hỏi nghiên cứu 46
3.2 Cơ sở phương pháp luận 46
3.3 Phương pháp thu thập thông tin 46
3.4 Phương pháp nghiên cứu 47
3.5 Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo 49
3.5.1 Hiệu quả kinh doanh 49
3.5.2 Hiệu quả hoạt động sáng tạo 54
3.5.3 Mức độ toàn cầu hoá 55
3.5.4 Mức độ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) 59
3.5.5 Sáng tạo x kinh doanh quốc tế 60
3.6 Biến điều tiết 60
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
Trang 64.1 Kết quả tương quan Pearson 63
4.2 Kết quả chạy hồi quy 63
4.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 71
4.3.1 Biến phụ thuộc ROA 71
4.3.2 Biến phụ thuộc ROI 72
4.3.3 Biến phụ thuộc SG 73
4.3.4 Biến phụ thuộc INO 74
4.3.5 Kết luận về mô hình phù hợp 75
4.4 Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh 76
4.5 Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh 83
4.6 Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với hoạt động sáng tạo 87
4.7 Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh 96
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
5.1 Kết luận 100
5.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần cứng 101
5.3 Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp phần cứng 102
5.3.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực 103
5.3.2 Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 104
5.3.3 Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ 105
5.3.4 Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin 105
5.4 Kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng 105
5.5 Hạn chế của đề tài và những đề xuất nghiên cứu trong tương lai 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 130
Phụ lục 1: Kết quả các mô hình hồi quy 130
Phụ lục 2: Danh sách các công ty tham gia nghiên cứu 136
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định 138
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1 1: Doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp phần cứng 7
Hình 1 2: Top 10 công ty phần cứng theo doanh thu năm 2013 8
Hình 1 3: Top 20 công ty trong ngành công nghiệp phần cứng năm 2010 9
Hình 1 4: Vùng nhân công thuê ngoài của các tập đoàn phần cứng đa quốc gia của Mỹ qua các năm 12
Hình 1 5: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 201215 Hình 1 6: Tổng số lượng các doanh nghiệp thuộc ngành IT tại Việt Nam 15
Hình 1 7: Tổng lượng nhân công các doanh nghiệp thuộc ngành IT tại Việt Nam 16
Hình 1 8: Doanh thu của các chi nhánh tại Việt Nam 16
Hình 2.1: Tổng kết nghiên cứu về hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh 26
Hình 2 2: Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế 29
Hình 2 3: Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả sáng tạo 32
Hình 2 4: Mô hình đề xuất nghiên cứu 44
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3 1: Kết quả chạy tương quan Pearson 66 Bảng 3 2: Kết quả chạy hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là ROA và ROI 67 Bảng 3 3: Kết quả chạy hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là SG và INO 68
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ROA: Return on Assets
ROI: Return on Investments
SG: Sales Growth
ICT: Information and Communications Technology
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng” được thực hiện theo phương pháp
định lượng để xác định mối quan hệ giữa hai biến mức độ hoạt động kinh doanh quốc tế và mức độ hoạt động sáng tạo với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đầu tiên tác giả tìm hiểu vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết kinh tế cổ điển về hoạt động toàn cầu hoá, cũng như đặc thù của ngành công nghiệp phần cứng Sau đó, mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với hiệu quả kinh doanh cũng được đưa ra xem xét trên quan điểm cho rằng kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D của doanh nghiệp Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ ba nguồn chủ yếu là COMPUSTAT, Data Stream và Bloomberg, ngoài ra bảng báo cáo tài chính của công ty cũng được sử dụng trong một vài trường hợp cần thiết Bên cạnh đó, Espacenet và Lexis-Nexis cũng được sử dụng để cung cấp dữ liệu về hiệu quả của hoạt động sáng tạo Mẫu thu thập trong luận văn là các doanh nghiệp phần cứng Mỹ có hoạt động liên doanh, đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam Dữ liệu thu thập các số liệu tài chính và các số liệu khác trong giai đoạn 9 năm từ 2006 đến 2014
Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu được xây dựng với kỳ vọng sẽ chứng minh được mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến mức độ kinh doanh quốc tế và mức độ hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính, hoạt động kinh doanh quốc tế được chứng minh là có ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sáng tạo và hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiêp Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy vai trò điều tiết của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh là không tồn tại
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay, các tổ chức đều thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững (Porter, 1990) Thông thường các hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ tính đến các chi phí bỏ ra và các lợi ích thu được từ đó đưa ra các mức hiệu quả hoạt động khác nhau nếu các chiến lược này không được lên kế hoạch rõ ràng (Hitt et al., 1997) Mối quan hệ chiến lược này giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh hiện đang là một chủ đề quan trọng
mà các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quốc tế theo đuổi Vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với kết quả hoạt động kinh doanh xuất phát từ những tác động của nó đến chiến lược tăng trưởng, từ đó góp phần gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây lại có những kết luận khác nhau về mối quan hệ chiến lược này
Các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất phần cứng (hardware), với tính chất
“quốc tế hoá” đặc trưng của nó, tuy nhiên lại ít nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia quốc tế Với đặc trưng là ngành công nghiệp chú trọng đến phát triển sáng tạo, tận dụng những lợi thế khác nhau để hình thành chuỗi giá trị có lợi nhất, hoạt động kinh doanh quốc tế và nâng cao hiệu quả sáng tạo trở thành hai gọng kiềm chủ yếu điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành (American Education, 2014) Với tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá, các công ty trong ngành công nghiệp phần cứng hiện phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội đến từ quá trình kinh doanh quốc tế hoá với những sự khác biệt đáng kể so với các công ty sản xuất truyền thống khác Dựa trên ý tưởng
đó, tác giả hy vọng sẽ góp phần lấp đầy khe hổng nghiên cứu này bằng việc lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng” để tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động
Trang 12kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động sáng tạo của các công ty công nghiệp phần cứng cũng như kiểm định vai trò điều tiết của các nhân tố khác
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trước đây tập trung vào tìm hiểu hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, những nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế và đưa ra các kết quả nghiên cứu trái ngược nhau Một vài nghiên cứu gần đây cũng đã đồng ý với nhận định này khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh (Delios & Beamish, 1999; Hitt et al., 1997; Kotabe et al., 2002, Contractor, 2007) Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây dường như không tính đến khả năng xảy ra mối quan hệ tương tác giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động sáng tạo cũng như phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu dạng chéo (cross-sectional data) Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là để tránh được những hạn chế vừa nêu, đồng thời đưa ra một cái nhìn chính xác hơn về mối quan hệ giữa các hoạt động kể trên
Cụ thể hơn, thực hiện bài Luận văn này, tác giả hy vọng thực hiện được ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây Mục tiêu thứ nhất là kiểm định lại mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp phần cứng Mục tiêu thứ hai là kiểm tra vai trò chiến lược của hoạt động sáng tạo đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần cứng Và mục tiêu cuối cùng là kiểm tra mối quan hệ tương tác giữa hai hoạt động hoạt động kinh doanh quốc tế và sáng tạo của các doanh nghiệp này
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung thu thập mẫu là các tập đoàn công nghiệp phần cứng tại Mỹ hiện đang hoặc sắp có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam vì bốn đặc trưng cụ thể của các công ty này (sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương 3) Bài nghiên cứu thu thập
Trang 13được 176 mẫu, sau khi lọc dữ liệu và xử lý dữ liệu sạch, số công ty còn lại trong mẫu là 136 công ty (ở một số mô hình cụ thể, dữ liệu mẫu phân tích sẽ được ghi kèm theo rõ ràng) Bên cạnh đó, luận văn cũng tập trung nghiên cứu một số lý thuyết tổng quan về kinh doanh quốc tế và hoạt động sáng tạo Việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cũng là một trong các đối tượng nghiên cứu
giúp chỉ ra vai trò và mức độ tác động của hai hoạt động chiến lược kể trên Và cuối cùng, việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty
phần cứng tại Việt Nam trong việc thu hút đầu tư FDI cũng như tiến tới phát triển chuỗi hoạt động kinh doanh độc lập cũng là một trong các đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thu thập dữ liệu từ năm 2006 đến năm 2014 Mốc thời gian 9 năm này nhằm giúp tăng độ chính xác cho kết quả nghiên cứu cũng như phản ánh chính xác hơn những tác động của hoạt động R&D và hoạt động kinh doanh quốc tế đối với mức tăng trưởng và sự phát triển bền vững của ngành
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp về các chỉ
số tài chính và các số liệu khác liên quan đến hoạt động sáng tạo và hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp để đo lường ảnh hưởng qua lại giữa các biến Việc
sử dụng phương pháp nghiên cứu này đã được sử dụng và cho ra nhiều giá trị có ý nghĩa của các nghiên cứu thực nghiệm tương tự trước đây Các nguồn dữ liệu để thu thập từ các nguồn: Standard & Poor’s COMPUSTAT, DataStream, Bloomberg và các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, Espacenet và Lexis-Nexis cũng được sử dụng để cung cấp dữ liệu về hiệu quả của hoạt động sáng tạo Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính được lựa chọn áp dụng trong luận văn để xác định các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động kinh doanh, mức
độ ảnh hưởng của nhân tố cũng được chỉ rõ thông qua hệ số của các nhân tố trong
mô hình hồi quy tuyến tính (Hoàng & Chu, 2008)
Trang 141.5 Đóng góp của đề tài
Trước tiên, luận văn hệ thống lại các lý thuyết về hoạt động kinh doanh quốc tế và những ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động sáng tạo với việc xem xét như là một chiến lược phát triển sản phẩm cạnh tranh cũng được đưa vào nghiên cứu để đánh giá vai trò của nó đến kết quả hoạt động toàn doanh nghiệp Góp phần hoàn thiện khe hổng nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh, luận văn bổ sung những kết quả nghiên cứu về các hoạt động này cũng như hoàn thiện hệ thống lý thuyết về các hoạt động kinh doanh quốc tế và hoạt động sáng tạo của các tập đoàn đa quốc gia Kinh doanh quốc tế hiện đang được đánh giá là một chiến lược chủ chốt để phát triển của tất cả các ngành, kết quả nghiên cứu của bài luận văn này hy vọng đóng góp vào sự hiểu biết về ảnh hưởng của chiến lược này đối với sự phát triển của công
ty Bên cạnh đó, việc phát triển và hoàn thiện hệ thống các lý thuyết mới về vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế như lý thuyết về ba giai đoạn phát triển của hoạt động kinh doanh quốc tế cũng được thực hiện trong nghiên cứu này Với Việt Nam được xem là điểm đến đầu tư cho các doanh nghiệp trong thời gian sắp đến, luận văn giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của các hoạt động kinh doanh quốc tế đối với hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh, từ đó làm nền tảng xây dựng các chiến lược hợp tác dài hạn sau này với các tập đoàn đa quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển ngành ICT dài hạn tại nước ta giai đoạn 2015 – 2020
Để hiểu rõ hơn về các đóng góp thực tiễn của đề tài này cũng như giúp phần phân tích kết quả nghiên cứu được dễ dàng và nhanh chóng hơn, phần tiếp theo của chương sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng cũng như các đặc thù, đặc trưng của nó mà từ đó hình thành nên những khác biệt trong kết quả nghiên cứu so với các bài nghiên cứu trước đây Vì thế, thay vì giống với các bài nghiên cứu trước đây về việc giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng sẽ được bố trí giới thiệu trong chương 2, trong bài luận văn này, phần giới
Trang 15thiệu tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng sẽ được trình bày ngay trong phần cuối chương một này
1.6 Tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng
Là một trong những ngành quan trọng và lớn nhất trên thế giới, ngành công nghiệp phần cứng đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Đóng góp vào sự bùng
nổ kinh tế, tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia công nghiệp trên thế giới, các hoạt động kinh tế thuộc ngành này đã trở thành một bộ phận tích hợp trong hầu hết các ngành kinh tế Từ xây dựng đến IT và dệt may, từ sản xuất đồ nội thất đến ngân hàng và sinh học, ngành công nghiệp phần cứng có mặt ở khắp mọi nơi (Hardware Marketplace, 2014) Ngành công nghiệp phần cứng có thể được hiểu rộng là ngành kinh doanh cung cấp phương tiện cho sự tăng trưởng, phát triển và hoạt động trơn tru của các khía cạnh khác nhau trong đời sống và xã hội Một cách hiểu đơn giản dựa trên các sản phẩm và dịch vụ công nghệ khác nhau mà ngành này cung cấp, ngành công nghiệp phần cứng có thể được chia thành 6 ngành, bao gồm: ngành công nghiệp phần cứng xây dựng, ngành cung ứng phần cứng, ngành công nghiệp phần cứng máy tính, ngành công nghiệp công cụ phần cứng, ngành công nghiệp phần cứng điện tử và ngành công nghiệp phần cứng máy móc (American
Education, 2014) Ngành công nghiệp phần cứng có một lịch sử phát triển lâu đời
Mặc dù vậy, mức tăng trưởng dài hạn trung bình của ngành này ở vào mức 17% trong giai đoạn 1975 đến 2000 (Hardware Marketplace, 2014)
Trong các ngành con được xếp là công nghiệp phần cứng, ngành công nghiệp bán dẫn được xem là ngành phát triển phổ biến nhất Ngành này bao gồm các công ty cung cấp các trang thiết bị cần thiết để xây dựng các bộ vi xử lý và mạch tích hợp hay các khối xây dựng cơ bản của thiết bị điện tử Đây được xem là một ngành khá hấp dẫn để đầu tư lâu dài do công nghệ không ngừng được sáng tạo và phát triển Dẫn chứng cho các điều này như sự phát triển của ngành vi mạch bán dẫn khi kích thướt con chip ngày càng nhỏ với mật độ bán dẫn cao hơn với Intel là một trong các tập đoàn đầu ngành Sự thay đổi liên tục này giúp tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp liên quan ví dụ như các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho tất cả các
Trang 16nhà sản xuất chip lớn Các công ty này cũng ngày càng đạt được sự tin tưởng của khách hàng và không ngừng mở rộng thị trường sản xuất và tiêu dùng ra các phần khác trên thế giới (Hardware Marketplace, 2014)
Ngành con thứ hai đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần cứng là ngành công nghiệp không dây và thiết bị máy tính Một số công ty phát triển trong ngành này như Seagate, Dell, Novatel hay GPS Garmin Ngành thiết bị điện tử là một ngành đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn Trong ngành có hàng chục các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau gây ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm cuối cùng trong khi đó chi phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển liên tục khiến ngành này khó đảm bảo mức tỷ suất sinh lợi cao Bên cạnh đó, với việc tính năng và thiết kế sản phẩm được thay đổi liên tục, vì vậy các sản phẩm mới không ngừng được thay thế với nhau với thiết kế tốt hơn, kích thước nhỏ hơn, hoặc tính năng thiết lập nhiều hơn Từ đó, một chiến lược cạnh tranh phổ biến trong ngành này là trở thành một nhà lãnh đạo giá thấp Tập đoàn Dell trong những năm 1990s và đầu những năm 2000 là một ví dụ điển hình cho ví
dụ này Tuy nhiên, mô hình chiến lược cạnh tranh này nhanh chóng bị sao chép từ các đối thủ cạnh tranh từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty Trong khi
đó, Apple với việc không ngừng tung ra các sản phẩm đặc sắc về thiết kế và tính năng đã nhanh chóng đánh bại đối thủ và trở thành một trong những tập đoàn dẫn đầu của ngành Tuy nhiên, khó có công ty nào có thể theo đuổi chiến lược này lâu dài (Hardware Marketplace, 2014)
Nhóm ngành con thứ ba là nhóm các công ty mạng dữ liệu xây dựng thiết bị cung cấp trang thiết bị để xây dựng mạng lưới và kiểm soát dữ liệu Một số sản phẩm phổ biến của nhóm ngành này là switch và router Một số công ty lớn trong ngành như Netgear (NTGR), Foundry Networks (FDRY) trong đó Cisco Systems (CSCO) hiện được xem là một trong những nhà sản xuất lớn nhất Thực ra, phân khúc này thực
sự không khác biệt gì nhiều so với nhóm ngành thiết bị không dây và máy tính Các sản phẩm thuộc nhóm ngành này đang ngày càng được chuẩn hoá và phát triển rộng rãi vì vậy việc xây dựng khả năng độc quyền trong ngành là hoàn toàn không thể
Trang 17xãy ra Điều này có nghĩa rằng sự cạnh tranh chủ yếu trong ngành hầu như xoay quanh vấn đề về giá cả sản xuất và các tính năng thứ cấp Do đó, chỉ có các nhà cung ứng có chi phí sản xuất thấp mới đủ khả năng nắm giữ lợi thế cạnh tranh trong ngành (Hardware Marketplace, 2014)
Từ sự đánh giá tổng quát ban đầu đó, có thể nhìn thấy rằng đối với tất cả các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp phần cứng, việc phát triển các công nghệ mới và tối thiểu hoá chi phí sản xuất được xem là các chiến lược sống còn của các công ty trong ngành Nắm rõ được điều này, các công ty công nghiệp phần cứng đang ngày càng phổ biến hơn trong việc theo đuổi song song hai hoạt động kinh doanh quốc tế
và phát triển hoạt động sáng tạo trong nỗ lực tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao tỷ suất sinh lời của công ty Dựa trên những quan điểm này, bài luận văn hy vọng đưa
ra một cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò của các chiến lược này đối với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Hình 1 1: Doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp phần cứng
Nguồn: (The Statistics Portal, 2015)
Hình 1.1 mô tả doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp phần cứng giai đoạn
2005 – 2016 Trong suốt giai đoạn này, các nhà kinh tế thống kê thấy sự tăng trưởng liên tục qua các năm mặc dù có một sự sụt giảm nhẹ trong năm 2009 được
Trang 18xem như là kết quả từ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong giai đoạn này Đồng thời, các nhà kinh tế cũng dự đoán trong năm tới, ngành sẽ đạt mức 408 tỷ euro do tận dụng những lợi thế từ các chính sách hợp tác hoá giữa các nước hay gia tăng mức độ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty trong ngành
Hình 1 2: Top 10 công ty phần cứng theo doanh thu năm 2013
Nguồn: Yahoo Finance, 2013
Trong danh sách này, có đến 5/10 công ty thuộc top là các công ty của Mỹ Điều này có thể khẳng định một điều Mỹ vẫn luôn là một thị trường tiềm năng của cho sự
ra đời và phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần cứng Bên cạnh đó, việc các công ty này không ngừng sáng tạo và thực hiện các cải tiến cho sản phẩm cũng như luôn tìm kiếm và phát triển các thị trường tài năng đã trở thành một trong các chiến lược cơ bản giúp các công ty này trụ vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt toàn cầu hiện nay Để có thể thấy rõ được tính cạnh tranh khốc liệt của ngành này hiện nay ta có thể so sánh danh sách 10 công ty này với danh sách được thiết lập trong khoảng 3 năm trước đó, vào giai đoạn 2010 có thể thấy rõ sự thay đổi về cấp bậc xếp hạng của các công ty trong ngành này
Trang 19Hình 1 3: Top 20 công ty trong ngành công nghiệp phần cứng năm 2010
Nguồn: Yahoo Finance, 2010
Dựa vào hình 1.3 có thể nhận ra rõ ràng rằng HP đã vươn lên vị trí dẫn đầu vào năm
2013 sau khi bị SamSung chiếm giữ vào năm 2010 Trong khi đó, Apple với sự chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng của các sản phẩm công nghệ mới như Iphone, Ipad hay MacBook thế hệ mới đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách này vào năm 2013 Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa hai danh sách kể trên còn là về lĩnh vực
Trang 20hoạt động thuần tuý của các tập đoàn Có thể thấy rõ ràng rằng, các công ty phần cứng hiện nay đang dần thực hiện việc tích hợp quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh khác, bên ngoài lĩnh vực phần cứng vốn là điểm mạnh của công ty trong thời gian trước đó
Tại ngành này, việc phát triển sản phẩm mới với tốc độ tên lửa luôn là một yêu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đứng đầu thị trường Và nếu một công ty thất bại, chúng sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu săn đuổi của các công ty lớn hơn nhằm tạo
ra một hãng kinh doanh mới Hầu hết các tập đoàn lớn trong ngành này đều thực hiện hoạt động thương mại hoá Doanh thu quốc tế thông thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp và các thị trường như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và các vùng châu Á khác đang là điểm nóng cho hoạt động sản xuất và thiết kế thiết bị phần cứng máy tính (The Editors, 2012)
1.6.1 Xu hướng toàn cầu hoá của các doanh nghiệp phần cứng
Hiện nay, toàn cầu hoá trở thành một xu hướng chung cho các doanh nghiệp trong tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành ứng dụng công nghệ cao Việc tìm kiếm và
mở rộng thị trường trở thành một chiến lược chủ chốt cho các doanh nghiệp vì mức
độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các tập đoàn không chỉ bị giới hạn trong một vùng lãnh thổ mà mở rộng ra sang các nước lân cận, thậm chí là toàn thế giới Đối với ngành công nghiệp phần cứng, tập trung đầu tư phát triển sản phẩm và thị trường trở thành hai gọng kiềm quan trọng cho việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của
tổ chức hiện nay Bên cạnh việc đầu tư vốn và các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tạo, các doanh nghiệp cũng đang có chiến lược mở rộng thị trường, thâm nhập vào các thị trường mới nổi, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.Nhằm cải thiện sức mạnh một cách nhanh chóng hơn, các công ty phần cứng đang xây dựng chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, và liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các phương tiện khác nhau để thúc đẩy sự hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh (Junwei Hardware, 2013) Các tập đoàn đa quốc gia trong ngành tại các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường truyền thống khác đang tìm kiếm đầu tư mạnh mẽ tại các
Trang 21nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Nga, Châu Âu, Châu Phi vì những lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân lực kỹ thuật cao giá rẻ và các ưu đãi về chính sách Các công ty phần cứng sẽ được tăng cường hoạt động đầu tư, gia công tại các thị trường mới nổi nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh
Thực hiện hoạt động gia công, thuê sản xuất ngoài sẽ giúp các công ty phần cứng tập trung chuyên sâu phát triển lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của họ (Cohen, 2015) Bên cạnh đó, các công ty phần cứng cũng đang có kế hoạch đầu tư, phát triển thị trường rõ ràng ở các nước này Hãy xem các trang web điện tử của Microsoft, Adobe, Apple, HP, Cisco, và các công ty khác sẽ thấy rằng những công ty này đã nhắm đến các khách hàng quốc tế thông qua việc phiên dịch các thông tin về sản phẩm, công ty sang các ngôn ngữ địa phương để người dùng dễ tiếp cận Các sản phẩm của họ cũng có những điều chỉnh phù hợp với quốc gia sử dụng bao gồm các thông tin về kỹ thuật của sản phẩm, nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm và các thông tin khuyến mại (Cohen, 2015) Có thể nói, toàn cầu hoá đã chuyển từ bước
“có thể xem xét làm” sang bước “bắt buộc phải làm” của các công ty trong ngành Quá trình toàn cầu hoá của ngành công nghiệp phần cứng cụ thể tại các quốc gia cũng đang diễn ra rõ rệt Đóng vai trò là một trong các đầu mối thu hút đầu tư từ các nước, các công ty công nghiệp phần cứng tại Trung Quốc hiểu rõ xu hướng toàn cầu hoá đang trở nên cấp bách tại các tập đoàn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, các công ty nội địa nước này đang tìm kiếm các đối tác mới để mở rộng các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác chiến lược bên cạnh các hợp đồng gia công thuần tuý (Tcomtchad Computer Share, 2015) Tương tự như vậy, Ấn Độ cũng đang xây dựng các chiến lược thu hút và mở rộng các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia trong ngành công nghiệp phần cứng, nhằm trang bị các kiến thức chuyên môn, tìm kiếm nhà cung ứng, phân phối và khách hàng tiềm năng cho ngành công nghiệp tăng trưởng cao tại quốc gia này (Gregory et al., 2009) Pakistan, với vị trí là láng giềng của Ấn Độ, cũng đang nhận thấy vai trò quan trọng của ngành công nghiệp phần cứng đối với sự phát triển kinh
tế Tuy nhiên, vì những ràng buộc về vốn đầu tư, về chính sách ưu đãi, và đặc biệt
Trang 22là về vấn đề thiếu hụt nguồn lực nhân công kỹ thuật cao giá rẻ, quốc gia này đang hoạch định các chiến lược thu hút các tập đoàn đầu ngành đến đầu tư tại các mảng công nghệ và các nguồn lực mà quốc gia này có lợi thế cạnh tranh (American Education, 2014)
1.6.2 Ngành công nghiệp phần cứng tại Mỹ
Mặc dù lượng sản xuất và tiêu thụ của mặt hàng phần cứng tiếp tục gia tăng những năm gần đây trên khắp các quốc gia trên thế giới thì các công ty Mỹ vẫn đang tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong ngành này, với xu hướng thay đổi của thế giới hiện nay về việc chuyển dịch thị trường sản xuất và tiêu thụ sang các thị trường mới nổi như các quốc gia tại châu Á hay châu Mỹ La-tin cũng như việc chuyển hướng dần
từ phát triển các sản phẩm phần cứng sang các sản phẩm phần mềm và dịch vụ, liệu các công ty Mỹ sẽ làm gì để phản ứng lại với những xu hướng chuyển dịch đó? Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp Mỹ đang tiếp tục cung cấp một lượng lớn sản phẩm phần cứng cho thị trường nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp này đã tiến hành việc đặt mua nhập khẩu nhiều sản phẩm hay bán thành phẩm từ các doanh nghiệp đặt tại quốc gia khác Thay vào đó, các công ty này lại chuyển dần sang sản xuất và phát triển các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp dịch vụ và phần mềm Bằng cách đó, các doanh nghiệp này có thể tiếp tục gia tăng doanh thu và mức tăng trưởng hàng năm Do đó, hoạt động toàn cầu hoá, thuê gia công ngoài trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phần cứng ở Mỹ với bãi đáp là các nước có chi phí nhân công rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam (Mann, 2006)
Trong một ngành có tốc độ cạnh tranh lớn như thế này, việc tiết kiệm chi phí sản xuất và sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất trở thành chìa khoá giúp duy trì và tăng thị phần cho doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp phần cứng tại Mỹ, số liệu gần đây chỉ ra rằng tổng chi phí nhân công của họ đã giảm đáng kể thông qua chiến lược đặt các nhà máy sản xuất ở nước ngoài
Hình 1 4: Vùng nhân công thuê ngoài của các tập đoàn phần cứng đa quốc gia
của Mỹ qua các năm
Trang 23Nguồn: (Mann, 2006) Giống như các ngành kinh doanh khác, đối với ngành công nghiệp phần cứng, việc thuê sản xuất ngoài (outsourcing) đang trở thành một xu hướng chung và gia tăng một số lượng lớn các nhà sản xuất thực hiện việc thuê sản xuất và phát triển sản phẩm hoặc một bộ phận thành phẩm bên ngoài Một số công ty thậm chí chỉ thực hiện hoạt động thiết kế ở cấp cao nhất là tại Mỹ, còn tất cả các hoạt động khác như sản xuất hay thiết kế cơ bản thì được thực hiện tại các quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ như Philippines, Trung Quốc, Việt Nam hay các nước khác Thực tế các công
ty trong ngành này đang chú trọng phát triển hoạt động tiếp thị và phân phối tại Mỹ, trong khi để các hoạt động khác trong chuỗi giá trị được thuê bên thứ ba thực hiện (The Editors, 2012)
Trong những năm gần đây, các tập đoàn công nghệ của Mỹ đang có kế hoạch dịch chuyển nhà máy sản xuất gia công sản phẩm của họ từ hai thị trường Trung Quốc
và Ấn Độ sang các nước có mức chi phí nhân công rẻ hơn cũng như tận dụng các
ưu đãi về chính sách mà các thị trường mới cung cấp Theo đó, việc Microsoft xem xét khả năng di chuyển nhà máy sản xuất các sản phẩm Nokia của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam đang là một trong những dấu hiệu tích cực thể hiện xu hướng này Bên cạnh đó, với truyền thống và khả năng sáng tạo của các nguồn nhân lực
Trang 24Việt Nam trẻ, dồi dào và nhiệt huyết, Việt Nam hiện đang là điểm đến tích cực của các công ty này trong những năm tới Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu những nhân
tố ảnh hưởng đến doanh thu nước ngoài của các công ty này cũng được xem là một trong những giải pháp phù hợp để khuyến khích các công ty Mỹ sang tìm kiếm một vùng đất đầu tư và xây dựng mới tốt hơn tại Việt Nam
1.6.3 Tình hình hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam
Ngành công nghiệp phần cứng của Việt Nam được xây dựng và phát triển từ đầu những năm 1990 Hiện nay, toàn ngành đang có khoảng 300 doanh nghiệp trong đó hơn 1/3 doanh nghiệp FDI hoạt động chủ yếu tại hai thị trường là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển từ 1994 đến 2000, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu thực hiện việc lắp ráp các sản phẩm công nghệ tiêu thụ nội địa Từ sau giai đoạn 2000 đến nay, các doanh nghiệp chuyển định hướng sang tập trung xuất khẩu sản phẩm, linh kiện và máy tính Tuy nhiên các doanh nghiệp chủ đạo trong việc định hướng này lại là các doanh nghiệp vốn FDI trong khi hầu hết các doanh nghiệp vốn nội tham gia vào ngành với quy mô vừa và nhỏ chỉ tham gia thực hiện khâu lắp ráp theo dạng hợp đồng với các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Điểm đặc biệt là chủ yếu các doanh nghiệp nội đảm nhận phân khúc ngành thương mại dịch vụ (Lao động, 2010)
Ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam đã tăng trưởng bền vững từ năm 2008 đến năm 2013 căn cứ theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin Việt nam 2014 (2014 White Book on Information and Communication Technology (ICT) in Vietnam), chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành IT của quốc gia Trong tất cả các ngành, ngành công nghiệp phần cứng đang có mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2008-
2013 Với sự gia tăng mạnh về lượng cầu toàn cầu, các nhà sản xuất lớn như Samsung và Nokia đang có ý định tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam Ví dụ như, Microsoft đang xem xét ý định di dời toàn bộ nhà máy sản xuất các sản phẩm Nokia của nó tại Trung Quốc sang Việt Nam trong khi Samsung vừa thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh trị giá 3 tỷ $ tại Việt Nam (bên cạnh nhà máy trị giá 2 tỷ $ khác đã có tại đây)
Trang 25Hình 1 5: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012
Nguồn: Sách Trắng về Công nghệ thông tin Việt nam 2013
Mặc dù có mức doanh thu cao, số lượng doanh nghiệp thuộc ngành này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng các doanh nghiệp công nghệ tại nước ta Lý do là vì ngành này yêu cầu các doanh nghiệp phải đủ lớn để có thể đạt được mức lợi thế kinh tế về quy mô trong sản xuất Hình 1.5 chỉ ra rằng mức doanh thu của các doanh nghiệp phần cứng tại Việt Nam không ngừng gia tăng giai đoạn 2008 – 2012 từ 4.1 tỷ đô lên đến 23 tỷ
Hình 1 6: Tổng số lượng các doanh nghiệp thuộc ngành IT tại Việt Nam
Nguồn: Sách Trắng về Công nghệ thông tin Việt nam 2014
Trang 26Vì tính sinh lợi cao cũng như nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn khác, nhóm ngành công nghệ thông tin mà cụ thể là ngành công nghiệp phần cứng luôn là một sân chơi kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư Cụ thể, trong năm 2009, riêng ngành công nghiệp phần cứng đã có thêm 992 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh và cho đến năm 2013 thì con số này đã đạt được mức là 2,485 công ty đăng ký mới
Hình 1 7: Tổng lượng nhân công các doanh nghiệp thuộc ngành IT tại Việt
Nam
Nguồn: Sách Trắng về Công nghệ thông tin Việt nam 2014
Dù chỉ có một vài doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, họ đã thuê phần lớn lượng nhân lực công nghệ bao gồm nhân lực có tay nghề và không có tay nghề Trong năm 2013, tổng nhân công trong ngành sản xuất phần cứng là hơn 208,680 người, chiếm 59% tổng ngành IT Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, lượng nhân công Việt Nam làm việc trong ngành này dự đoán đạt 440,000 người, chiếm 65% tổng số nhân công làm việc trong ngành IT
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất phần cứng bắt đầu từ năm 2010 khi Intel xây dựng nhà máy sản xuất chip điện tử trị giá 1 tỷ $ tại thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu dưới đây cung cấp một số thông tin về các doanh nghiệp lớn nhất thuộc ngành sản xuất phần cứng tại Việt Nam (số tiền dollar chỉ ra mức đóng góp của mỗi công ty với nhà máy tại Việt Nam của nó):
Hình 1 8: Doanh thu của các chi nhánh tại Việt Nam
Trang 27Nguồn: Sách Trắng về Công nghệ thông tin Việt nam 2014
Trong đó hai doanh nghiệp mới tham gia trong danh sách là Samsung và Nokia Nokia tiếp tục là nhà đầu tư chính tại thị trường sản xuất thiết bị di động ở Việt Nam trong khi Samsung đóng góp 10% tổng doanh thu xuất khẩu sản phẩm phần cứng của Việt Nam Bên cạnh Nokia, các doanh nghiệp còn lại phần lớn đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản Nhân công giá rẻ đóng vai trò là nguyên nhân chính thu hút các công ty thực hiện kế hoạch đầu tư tại đây So với Trung Quốc, mức chi phí nhân công là 2,472$/năm, 119$/giờ, trong khi tại Việt Nam là 614$/năm và 0.3$/giờ Doanh thu nội địa của ngành sản xuất phần cứng tại Việt Nam tiếp tục gia tăng, với nhu cầu tăng tại khu vực bán lẻ từ năm 2013, chủ yếu từ bộ phận doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Doanh thu ngành sản xuất phần cứng máy tính đạt mức 37 triệu
tỷ VND trong năm 2014 và 41,1 triệu tỷ VND trong năm 2015, dự đoán đạt mức 57,7 triệu tỷ VND trong năm 2019 với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là +9.3% với đồng nội tệ (BMI, 2015)
Chính phủ đóng vai trò lớn trong việc gia tăng nhu cầu mua sắm các thiết bị phần cứng chủ yếu là cho các hoạt động hỗ trợ giáo dục và y tế Một số chương trình chính như gia tăng mua sắm máy tính để bàn tại khu vực vùng sâu vùng xa, với ước lượng vẫn còn ở mức dưới 10%, so với mức 50% tại khu vực đô thị có thu nhập cao hơn Hiện nay hai khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm khoảng 85% doanh thu
Trang 28của tổng lượng cầu máy tính Bên cạnh yếu tố ngắn hạn này, gia tăng cơ sở hạ tầng kết nối được xem là xu hướng lâu dài giúp thúc đẩy doanh thu của ngành, bao gồm băng thông kết nối và cố định Trong đó Viettel đang nổi lên là kênh phân phối đáng kể cho các sản phẩm dạng này
Trong quá trình phát triển hơn 20 năm, ngành công nghiệp phần cứng nhìn chung
đã thoả mãn được nhu cầu tại thị trường nội địa về mặt hàng điện tử tiêu dùng và điện lạnh thông dụng Xuất phát điểm từ gia công lắp ráp đơn giản, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã phát triển mạnh sang việc thiết kế chế tạo một số sản phẩm điện tử và phụ tùng linh kiện cho việc xuất khẩu Tuy nhiên, kể từ năm 2010 với việc tham gia WTO và trong tiến trình đàm phán ký kết hiệp định TPP sắp tới đây, các doanh nghiệp nội địa cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới do loại
bỏ các trợ cấp, ưu đãi cho ngành hàng như là một phần của điều khoản tham gia các sân chơi quốc tế mới Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng đang có xu hướng cắt giảm sản xuất, chuyển sang nhập khẩu phân phối Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam Một điểm yếu khác của ngành này là thiếu các viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ, công nghiệp, các trung tâm thiết kế công nghệ mạnh Trong khi đó cơ chế thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này lại chưa rõ ràng Mặt khác, phải quy hoạch lại các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử thành các doanh nghiệp lắp ráp chuyên nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao để tham gia vào chuỗi sản xuất hàng điện tử toàn cầu cũng đang là một thách thức lớn Trong khi, hiện nay do có sự biến động trên thị trường thế giới và khu vực nên đang có sự dịch chuyển vốn của các nhà đầu
tư nước ngoài mà Việt Nam là một trong các đích đến
1.7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn này có cấu trúc năm chương như sau Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu cũng như khái quát tình hình hoạt động thực tiễn hiện nay của ngành công nghiệp phần cứng trên thế giới và tại Việt Nam Chương 2 sẽ tổng kết các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với hiệu quả của hoạt động kinh
Trang 29doanh Nội dung chương 3 sẽ bao gồm phần thiết kế nghiên cứu với bảng miêu tả nguồn dữ liệu thu thập cũng như giải thích việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu Chương này cũng bao gồm việc phát triển các mô hình nghiên cứu thực nghiệm để ứng dụng vào bài luận văn này nhằm kiểm định lại các giả thuyết được xây dựng Chương 4 tập trung phân tích kết quả nghiên cứu, lý giải nguyên nhân nhằm hiểu rõ hơn kết quả nghiên cứu đối với ngành Và cuối cùng nội dung chương 5 sẽ đưa ra các đề xuất và kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành đạt kết quả hoạt động kinh doanh và sáng tạo tốt hơn cũng như định hướng cho các chính sách hỗ trợ phát triển của chính phủ trong tương lai Một số ý tưởng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập đến trong nội dung chương này
Trang 30TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Phần đầu chương này cung cấp các thông tin tổng quát về đề tài nghiên cứu như ý nghĩa, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục đề tài Đặc biệt, trong chương này cũng đã cung cấp các thông tin cơ bản về ngành công nghệ sản xuất phần cứng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng để đảm bảo tính logic chặt chẽ cho bài nghiên cứu Việc cung cấp những thông tin sơ bộ này sẽ giúp người đọc nhanh chóng có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc thực hiện đề tài nghiên cứu này Các kết quả nghiên cứu nhờ đó cũng sẽ trở nên dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn Cụ thể, phần này gồm ba phần nhỏ: phần đầu giới thiệu tổng quan về sự phát triển ngành công nghiệp phần cứng toàn cầu cũng như xu hướng chuyển dịch từ các thị trường lâu đời như Mỹ sang các thị trường mới nổi ở các nước thuộc châu Á hoặc châu Mỹ La-tinh Phần hai giới thiệu sơ bộ về sự phát triển của các tập đoàn công nghiệp phần cứng của Mỹ cũng như định hướng tìm kiếm, xây dựng và phát triển các chi nhánh tại Việt Nam của các tập đoàn này Phần cuối giới thiệu tổng quan về hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam những năm gần đây cũng như những thách thức và cơ hội mà ngành này đang gặp phải, làm động lực thúc đẩy thực hiện nghiên cứu giúp hỗ trợ phát triển ngành trong tương lai
Trang 31CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các nhà nghiên cứu trước đây đã rất hứng thú trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược thương mại hoá với kết quả hoạt động kinh doanh sau khi bài báo Chiến lược và Cấu trúc của Chandler ra đời (Chandler’s Strategy and Structure article (1962)) Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh này vẫn không nhận được nhiều ý kiến thuyết phục (Bausch & Krist, 2007; Hennart, 2007; Verbeke et al., 2009) Mặc
dù các nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố như quy mô doanh nghiệp và lợi thế về chuyên môn, những nghiên cứu này lại không kiểm tra những đặc tính chuyên biệt khác của doanh nghiệp có thể mang lại thành công trong việc ứng dụng những thành quả của hoạt động sáng tạo Do đó luận văn sẽ tập trung tìm hiểu những đặc tính chuyên biệt này và cố gắng lý giải những lợi ích từ quá trình kinh doanh toàn cầu đến hiệu quả của hoạt động sáng tạo Phần tiếp theo sẽ tổng kết các lý thuyết trước đây về mối quan hệ này
2.1 Lý thuyết kinh doanh quốc tế
Thuật ngữ “kinh doanh quốc tế” được sử dụng lần đầu kể từ thập niên những năm
70 khi các nhà kinh tế theo dõi quá trình phát triển dần của các doanh nghiệp vào các thị trường quốc tế (Buckley & Casson, 1976) Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Uppsala đề xuất lý thuyết về kinh doanh quốc tế để giải thích những động
cơ thúc đẩy doanh nghiệp theo đuổi chiến lược mở rộng quốc tế cũng như những lợi ích thu được từ các chi nhánh con ở nước ngoài Lý thuyết này lập luận những lý do dẫn đến việc lựa chọn thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường (Johanson & Vahlne, 1977) Lý thuyết kinh doanh quốc tế giải thích rằng việc lựa chọn thị trường ở nước ngoài chủ yếu dựa trên khoảng cách giữa hai nước, bao gồm khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, chế độ chính trị và hệ thống niềm tin (Buckley, 1988) Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng các doanh nghiệp sẽ thường phát triển sang các nước có nền văn hoá hoặc hệ ngôn ngữ tương đồng Chỉ sau khi có nhiều
Trang 32kinh nghiệm và kiến thức về thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp này mới đủ tự tin trong việc mở rộng thị trường sang các nước khác hoặc các môi trường không ổn định khác Lý thuyết này cũng lập luận rằng việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm đến Ở giai đoạn đầu của quá trình mở rộng, các doanh nghiệp thường sẽ chọn các phương thức ít ràng buộc nhất Sau đó, họ sẽ có thể chuyển sang các phương thức đòi hỏi nhiều ràng buộc hơn ở các vùng thị trường có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn Các doanh nghiệp có thể sử dụng năng lực cốt lõi tại thị trường nội địa để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu (Bartlett & Ghoshal, 1989)
Vì vậy, các nhà kinh tế kết luận rằng các doanh nghiệp có mức cam kết với thị trường càng cao thì khả năng nhận được những lợi ích từ việc khai thác các tài sản hữu hình và vô hình càng lớn Và cuối cùng, những lợi ích này sẽ giúp gia tng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Hymer, 1976)
2.2 Lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction Cost Theory)
Bắt nguồn từ lý thuyết về thương mại hoá (Buckley & Casson, 1976), Williamson (1985) đã phát triển một lý thuyết về chi phí giao dịch mới và giải thích sự hình thành các tập đoàn đa quốc gia thông qua quá trình cạnh tranh của hai doanh nghiệp, từ đó dẫn đến việc hình thành các liên minh hợp tác hoặc sáp nhập của hai doanh nghiệp đó Một tập đoàn đa quốc gia sẽ thực hiện hoạt động thương mại hoá các mảng hoạt động kinh doanh của mình, khi tin tưởng rằng việc thành lập các trụ
sở chi nhánh tại các quốc gia khác có thể sẽ hiệu quả hơn so với việc tổ chức hoạt động kinh doanh đó tại thị trường trong nước Lý thuyết này cũng đưa ra những động cơ và các phương thức thâm nhập thị trường khuyến khích một doanh nghiệp địa phương thực hiện hoạt động thương mại hoá là dựa trên mức chi phí để thực hiện các giao dịch đó William (1985) đã kết luận rằng tổ chức hoạt động kinh doanh tại các quốc gia khác nhau có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc tự tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh tại thị trường địa phương, bởi vì những lợi ích
mà các doanh nghiệp này có thể đạt được thông qua lợi thế về kiến thức
Trang 33(know-how), nguồn nguyên liệu đầu vào các thành phần sản xuất khác, dịch vụ marketing
và phân phối và các nguồn lực tài chính
2.3 Lý thuyết về các nguồn lực
Không giống với lý thuyết về kinh doanh quốc tế, lý thuyết về các nguồn lực giải thích mối quan hệ giữa khả năng thu được lợi nhuận với các nguồn lực sử dụng, cũng như việc quản lý các nguồn lực đó trong dài hạn (Wernerfelt, 1984) Lý thuyết này gợi ý rằng dựa trên khía cạnh về nguồn lực sẽ giúp đưa ra một cái nhìn tổng quan về những vấn đến cốt yếu liên quan đến việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động kinh doanh quốc tế (Wernerfelt, 1984) Ứng dụng lý thuyết này trong việc hình thành các tập đoàn đa quốc gia, Wernerfelt (1984) giải thích rằng nếu sản phẩm được tạo ra từ việc sử dụng các nguồn lực duy nhất trong một thị trường, thì có khả năng những tình huống xấu có thể xảy ra Vì vậy, ông đưa ra gợi ý: phát triển mở rộng ra thị trường mới có thể gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời giảm chi phí hoạt động Bên cạnh đó, ông cũng khuyến cáo doanh nghiệp có khả năng khai thác các nguồn lực tối ưu ở các nước nếu chúng theo đuổi các hoạt động kinh doanh quốc tế
2.4 Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh quốc tế có thể được xem là “quá trình hay hoạt động mở rộng kinh doanh ra bên ngoài lãnh thổ, đến các vùng thị trường mới của doanh nghiệp” (Hitt & Ireland, 1994) Khái niệm này cần được sử dụng cẩn thận vì tuỳ thuộc vào những yếu tố như quy mô công ty và ngành, công ty có thể áp dụng những hình thức thâm nhập thị trường khác nhau Trong khi một vài doanh nghiệp thích quốc tế hoá sản phẩm của họ, nhiều doanh nghiệp lại thực hiện chiến lược quốc tế hoá hoạt động kinh doanh - một hiện tượng quốc tế hoá gần đây được áp dụng đối với mạng lưới R&D Mặc dù những phương thức đo lường mức độ quốc
tế hoá của doanh nghiệp thường tương quan nhau, những nghiên cứu thực nghiệm trước đó chỉ ra rằng mức độ quốc tế hoá hoạt động R&D vẫn thấp hơn rất nhiều so với hoạt động kinh doanh (von Zedtwitz & Gassmann, 2002)
Trang 34Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng hoạt động kinh doanh quốc tế có những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh (Jane & Paul, 2004; Doukas & Lang, 2003; Kotabe et al., 2002; Geringer et al., 2000; Contractor et al., 2003) Tuy nhiên, những kết quả này vẫn không nhận được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu để kết luận xem liệu mối quan hệ này là tuyến tính hay phi tuyến tính, là tích cực hay tiêu cực Một số nhà nghiên cứu đồng ý rằng các doanh nghiệp có mức độ kinh doanh quốc tế cao sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn (Delios & Beamish, 1999) Những nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho mối quan hệ tích cực này dựa trên lý thuyết kinh doanh quốc tế và lý thuyết chi phí giao dịch Thứ nhất, một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế là những cơ hội khai thác thị trường dựa trên những nguồn tài sản vô hình đạt được từ thị trường nước ngoài (Caves, 1971; Buckley, 1988) Những nhà nghiên cứu trước đây đồng ý rằng hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Jane & Paul, 2004) Quy mô kinh doanh lớn hơn sẽ giúp tổ chức gia tăng hiệu quả chi phí và khai thác lợi thế về quy mô (Pangarkar, 2008; Caves, 1996; Hout et al., 1982) Các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể tham gia vào nhiều hoạt động gia tăng giá trị hơn tại các vùng lãnh thổ đặc biệt, ví dụ như tại các nước có chi phí nhân công rẻ như Trung Quốc, Banglades hay Việt Nam hoặc có nước có trình độ công nghệ phát triển cao như India hay Isarael để cắt giảm chi phí (Luo & Tung, 2007; Ghoshal, 1987) Những hoạt động chuyển giá phù hợp giữa các công ty con cũng có thể giúp tập đoàn cắt giảm chi phí thuế hoặc tiếp cận các giao dịch đầu
cơ nhằm tăng tính linh hoạt cho tổ chức (Allen & Pantzalis, 1996) Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có thể mang lại cho tổ chức nhiều cơ hội học tập hơn trong quá trình đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng quốc tế và cạnh tranh với đối thủ (Kostova & Roth, 2002; Zahra et al., 2000)
Một mặt khác, các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng mối quan hệ này là tiêu cực hoặc không tồn tại (Denis et al., 2002; Geringer et al., 2000; Tallman & Li, 1996) Phần lớn nguyên nhân dẫn đến kết luận này là do chi phí tổ chức (Jane & Paul, 2004) Theo đó, việc thực hiện hoạt động kinh doanh ở bên ngoài sẽ mang lại cho doanh
Trang 35nghiệp nhiều thách thức mới như thiết lập quy trình hoạt động mới, thuê nhân công mới, xây dựng hệ thống quản trị và các mối liên hệ kinh doanh mới Những thách thức mới này còn giảm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Jane & Paul, 2004; Barkema et al., 1996) Dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch, các nhà nghiên cứu cho rằng các chi phí phát sinh là do việc thực hiện hoạt động kinh doanh ở bên ngoài ví
dụ như thông tin bất cân xứng, rào cản hợp tác và sự liên kết tập trung giữa các cấp quản trị phòng ban (Denis et al., 2002; Jane & Paul, 2004; Harris et al., 1982) Ngoài ra, quy mô sản xuất càng lớn ở càng nhiều thị trường có thể gia tăng chi phí
tổ chức bởi vì những yêu cầu của việc chuyển dịch thông tin về nguồn cầu tại các thị trường không ổn định (Bergh & Lawless, 1998; Jones & Hill, 1988; Hitt et al., 1997) Những kết quả nghiên cứu trái nghịch này cũng là dấu hiệu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với hoạt động kinh doanh quốc tế phức tạp hơn những kết luận nghiên cứu ban đầu Theo đó, đã có nhiều nhà nghiên cứu cố gắng giải thích về sự không đồng nhất này bằng việc áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu phức tạp hơn (Capar & Kotabe, 2003) Do đó, các nhà nghiên cứu đã mở rộng phạm vi khảo sát bằng cách sử dụng nhiều thang đo hơn và từ đó đã mang đến nhiều kết quả thú vị hơn Doukas & Lang (2003) cung cấp các bằng chứng về việc thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua các hoạt động FDI giúp tăng lợi nhuận cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh dài hạn cho tổ chức Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã bắt đầu kiểm định vai trò điều tiết của các yếu tố khác như tốc
độ thực hiện hoạt động quốc tế hoá, mức độ phức tạp của thị trường hay những mức
độ quốc tế hoá khác nhau của doanh nghiệp (Vermeulen & Barkema, 2002; Guisinger, 2001)
Bên cạnh các giả thuyết về mối quan hệ tuyến tính như được kết luận trước đây, mối quan hệ này còn được giả định phát triển theo mô hình chữ U (ảnh hưởng tiêu cực ở giai đoạn đầu của quá trình quốc tế hoá rồi dịch chuyển dần sang những ảnh hưởng mang tính tích cực hơn) (Ruigrok & Wagner, 2003) hoặc chữ U ngược (Chen & Hsu, 2010) và gần đây nhất là hình chữ S (ảnh hưởng tiêu cực ở giai đoạn đầu của quá trình quốc tế hoá rồi dịch chuyển dần sang những ảnh hưởng tích cực ở
Trang 36giai đoạn sau, tuy nhiên, những ảnh hưởng tích cực này không kéo dài mãi mà sẽ quay ngược lại giai đoạn tiêu cực nếu như quá trình quốc tế hoá phát triển quá mức) (Contractor, 2007; Contractor et al., 2003; Lu & Beamish, 2004) Những nghiên cứu mới này, tuy nhiên lại chỉ được chứng minh phù hợp đối với một số ngành đặc biệt như ngành công nghệ cao, ngành ICT hay ngành công nghệ sinh học vì những đặc điểm chuyên biệt của ngành Tổng hợp các nghiên cứu có ý nghĩa trước đây về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đưa ra một bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu như sau:
Hình 2.1: Tổng kết nghiên cứu về hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn: tổng hợp của tác giả
Phát triển lý thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh, Contractor et al (2003) đã xây dựng những luận điểm chắc chắn hơn để bảo vệ quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa hoạt động này sẽ phát triển theo hình chữ S và ông gọi đó là lý thuyết ba giai đoạn về hoạt động kinh doanh quốc tế
2.4.1 Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế
Các nhà nghiên cứu hiện nay đang cho rằng mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia là khác nhau tuỳ vào từng giai đoạn của quá trình phát triển chiến lược toàn cầu hoá (Contractor et al.,
Trang 372003) Contractor et al (2003) đã phát triển lý thuyết về ba giai đoạn của chiến lược toàn cầu hoá để giải thích các tác động khác nhau của chiến lược này đến kết quả hoạt động kinh doanh của các MNCs ở từng thời kỳ phát triển khác nhau
Giai đoạn 1 - Giai đoạn tiêu cực: chi phí và rào cản của giai đoạn thâm nhập thị trường quốc tế
Trong giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp mở rộng
ra các thị trường mới, khác biệt để đạt được các lợi ích của hoạt động kinh doanh quốc tế Trong giai đoạn này các doanh nghiệp sẽ đối mặt với các thách thức lớn của những sự không chắc chắn do thiếu kinh nghiệm cũng như chưa thông thuộc với các điều kiện của thị trường (Anderson & Gatignon, 1986) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều hơn cho các loại hoạt động, ví dụ như chi cho nhà đại diện tại nước ngoài, chi phí học tập, chi phí chuyển đổi địa phương, chi phí giao tiếp và các loại chi phí khác dùng để xây dựng và thiết lập vị trí của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài (Hennart, 2001; Roth & O’Donnell, 1996) Ngoài ra, Doz et
al (2001) cũng đã nhấn mạnh rằng để làm tốt ở giai đoạn đầu của quá trình toàn cầu hoá, giám đốc các doanh nghiệp cần phải có năng lực học tập và tích hợp các kiến thức, văn hoá, cấu trúc xã hội tại địa phương vào cấu trúc vận hành của doanh nghiệp Các kỹ năng quản trị được xem là chìa khoá đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài Những chi phí và kỹ năng này cũng xuất hiện ở các giai đoạn khác của quá trình quốc tế hoá, nhưng dựa vào các thang đo lường tài chính, các chi phí ban đầu này thường được hoạch toán trong giai đoạn đầu của quá trình toàn cầu hoá (Contractor, 2007) Cuối cùng, trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp khó vận hành hiệu quả để thu được lợi nhuận cao từ doanh thu nước ngoài Vì vậy, giai đoạn này có thể lý giải tại sao các nhà nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ tương quan nghịch giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 38Giai đoạn 2 - Giai đoạn tích cực: lợi ích từ chiến lược toàn cầu hoá bắt đầu xuất hiện
Trong giai đoạn giữa này, các doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi ích từ chiến lược quốc tế hoá Các tổ chức có thể thu được lợi nhuận thông qua chiến lược phân biệt giá hoặc tận dụng các cơ hội giao dịch hoán đổi (Contractor et al., 2003) Lợi ích thu được từ lợi thế kinh tế về quy mô toàn cầu cũng như các cơ hội khai thác thị trường mới bắt đầu lớn hơn mức chi phí đầu tư bỏ ra (Caves, 1996) Trong giai đoạn này của hoạt động toàn cầu hoá, các công ty cũng có thể tìm được các nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ và bước vào giai đoạn có các kiến thức chuyên môn đặc biệt (Daniels & Bracker, 1989) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dường như có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm tra và đánh giá cơ hội thị trường nhanh và chính xác hơn dựa vào các kinh nghiệm quốc tế thu được Văn hoá và xã hội địa phương được học hỏi từ giai đoạn đầu của quá trình toàn cầu hoá cũng bắt đầu hỗ trợ doanh nghiệp từ lúc này Từ những nguyên nhân ở trên, hoạt động kinh doanh quốc tế được cho rằng có những ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp MNCs
Giai đoạn 3 - Tác động tiêu cực: quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế vượt qua ngưỡng tối ưu
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ theo hình chữ U ngược giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả kinh doanh, từ đó đề xuất ý tưởng về những tác động tiêu cực ở giai đoạn sau của quá trình mở rộng thị trường quốc tế Các nhà khoa học chỉ ra rằng chi phí đầu tư cho việc mở rộng thị trường quốc tế hơn nữa bây giờ sẽ nhiều hơn mức lợi nhuận thu được, do đó hoạt động kinh doanh quốc tế
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh Cụ thể, các tập đoàn đa quốc gia bây giờ sẽ xem xét đến việc mở rộng thị trường quốc tế với mức lợi nhuận tiềm năng ít hơn hoặc ở các môi trường không ổn định hơn Và bởi vì tính phức tạp của
cơ cấu vận hành toàn cầu của doanh nghiệp, các chi phí đầu tư cho việc mở rộng này có thể sẽ vượt qua lợi ích thu được từ việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc
tế lên một cấp độ mới (Contractor et al., 2003) Gomes & Ramaswamy (1999) đề
Trang 39xuất ý tưởng rằng sự khác biệt về văn hoá tại các quốc gia khác nhau có thể gia tăng chi phí giao dịch và các loại chi phí công khác Ngoài ra, mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia yêu cầu khả năng quản trị cao cấp hơn Quản lý không hiệu quả ở thị trường quốc tế như được đề cập đến ở giai đoạn đầu tiên có thể quay trở lại ở giai đoạn này của quá trình toàn cầu hoá.Vì vậy, ở giai đoạn 3 này, tác động tiêu cực được giả định cho mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh Hình 2.2 dưới đây tổng kết lý thuyết ba giai đoạn được thảo luận ở trên
doanh nghiệp phần cứng là phi tuyến tính, cụ thể hoạt động kinh doanh quốc tế tác động tiêu cực ở giai đoạn đầu, tác động tích cực ở giai đoạn giữa và quay trở lại những tác động tiêu cực ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển đối với kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 2 2: Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế
Quy mô kinh
doanh không hiệu
quả
Giai đoạn 2 Tác động tích cực
Khác thác các nguồn lực Quốc tế hoá các chi phí giao dịch
Lợi thế kinh tế về quy mô
và phạm vi
Mở rộng vòng đời sản phẩm
Tiếp cận nguồn chi phí thấp hơn
Giai đoạn 3 Tác động tiêu cực
Khác biệt về văn hoá Chi phí điều phối của các thị trường rất phân tán
Mở rộng ra các thị trường ngoại vi
Nguồn: (Contractor et al., 2003)
Highly Internationalized firms
Trang 402.5 Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế quốc tế cũng đồng quan điểm về hoạt động sáng tạo như là một nguồn lực chuyên môn và là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế (Saarenketo et al., 2008; Forsgren, 2002; Eriksson et al., 2000) Hoạt động sáng tạo được nhiều nhà nghiên cứu xem là một nhân tố quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh tốt hơn cả trong thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài (Ren et al., 2015)
Các nghiên cứu trước đây về hoạt động sáng tạo đưa ra kết luận rằng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ giúp công ty có thêm kinh nghiệm chuyên môn đạt được theo những cách khác nhau để phát triển năng lực sáng tạo và năng lực cạnh tranh cốt lõi, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh (Griliches, 1979; Mansfield, 1984) Ví dụ như bằng việc phát triển nhiều quy trình hiệu quả hơn sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và các loại chi phí phụ thu khác Bằng việc tung ra nhiều sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm sẽ giúp gia tăng thị phần và doanh thu (Mansfield, 1968) Một doanh nghiệp cũng có thể gia tăng lợi nhuận của nó thông qua việc cho thuê các bằng sáng chế mà công ty nắm giữ Mặt khác, hoạt động R&D cũng có những ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh Cohen & Levinthal (1990) kết luận rằng sáng tạo sẽ gia tăng năng lực của doanh nghiệp trong việc theo đuổi, sao chép và ứng dụng các nguồn kiến thức từ bên ngoài Bên cạnh đó, họ cũng kết luận rằng các doanh nghiệp sáng tạo (innovative firms) cũng sẽ có những khác biệt rõ ràng với các doanh nghiệp không sáng tạo (non-innovative firms) (Wakelin, 2001) và hoạt động R&D sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến kết quả của hoạt động kinh doanh (Kafouros, 2008) Các nhà nghiên cứu khác cũng bổ sung về tác động của các yếu tố như quy
mô và phạm vi kinh doanh, trình độ chuyên môn kỹ thuật và hiệu quả của quá trình quản trị sẽ giúp các doanh nghiệp lớn thu được lợi nhuận cao hơn từ hoạt động sáng tạo (Lichtenberg & Siegel, 1991; Cohen & Levinthal, 1990; Wang & Tsai, 2003) Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu trước đây khẳng định rằng hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp đối thủ có thể sẽ nhanh chóng cân