Việc tăng cường công tác kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lậpthực hiện tại các DNNVV có thể coi là một biện pháp khả thi giúp các doanh nghiệpthấy rõ được thực trạng tình hình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HÀ HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 62340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS TRẦN MẠNH DŨNG
2 TS TÔ VĂN NHẬT
Hà Nội - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận án
Hà Hồng Hạnh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm học tập và nghiên cứu nghiêm túc, luận án là kết quả củachuỗi thời gian học hỏi và nỗ lực của bản thân tác giả cùng với sự hỗ trợ, động viên vàgiúp đỡ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Lời đầu tiên tác giả xin được chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạosau đại học, Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn luôntạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy giáo hướng dẫn:PGS.TS Trần Mạnh Dũng và TS Tô Văn Nhật, đã luôn luôn nhiệt tình chỉ bảo, độngviên và hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Tác giả cũng xinđược cảm ơn các thầy cô giáo và các đồng nghiệp tại Viện Kế toán – Kiểm toánTrường Đại học Kinh tế quốc dân đã đóng góp nhiều lời khuyên quý báu và chânthành để tác giả hoàn thành luận án
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đang công tác trong lĩnh vực kếtoán, kiểm toán, tài chính và quý doanh nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trìnhxây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát
Sau cùng, tác giả muốn dành lời cảm ơn tới cha mẹ và gia đình nhỏ đã luônđồng hành, động viên và là nguồn động lực lớn nhất để tác giả hoàn thành luận án này
Hà Nội, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận án
Hà Hồng Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan nghiên cứu 4
1.2.1 Nghiên cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV 4
1.2.2 Nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 14
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 15
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 15
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 16
1.6 Phương pháp nghiên cứu 16
1.7 Đóng góp mới của đề tài 17
1.8 Kết cấu của đề tài 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC DNNVV 20
2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
2.1.1 Khái niệm và tiêu chí phân loại DNNVV 20
2.1.2 Đặc điểm DNNVV tại Việt Nam ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 25
2.2 Lý luận cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính và dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính 30
Trang 52.2.1 Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính 30
2.2.2 Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính 33
2.2.3 Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính 34
2.2.4 Cơ sở lý thuyết liên quan về kiểm toán báo cáo tài chính 36
2.3 Cơ sở lý thuyết giải thích yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV
42 2.3.1 Lý thuyết đại diện 42
2.3.2 Lý thuyết hành vi hợp lý 46
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV
49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58
3.1 Quy trình nghiên cứu 58
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 59
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 59
3.2.2 Phỏng vấn sâu 64
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 65
3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 65
3.3.2 Diễn đạt và mã hóa lại thang đo 67
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức 69
3.4.1 Mẫu lựa chọn 69
3.4.2 Thu thập dữ liệu 69
3.4.3 Thông tin về mẫu 70
3.4.4 Xử lý dữ liệu 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 78
4.1 Khái quát về các DNNVV tại Việt Nam 78
4.1.1 Hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam 78
4.1.2 Cơ cấu DNNVV tại Việt Nam 84
4.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng và năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Việt Nam 85
4.2.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam 86
4.2.2 Năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các DNNVV tại Việt Nam
89
Trang 64.3 Kết quả nghiên cứu 91
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 92
4.3.2 Xây dựng ma trận tương quan 94
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá 96
Kiểm định KMO và kiểm định Barlett 96
4.3.4 Kiểm định giả thiết thiết lập mô hình nghiên cứu 98
4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV 100
4.4.1 Tác động của nhận thức về lợi ích kiểm toán 101
4.4.2 Tác động của các bên liên quan 101
4.4.3 Tác động của chuẩn mực chủ quan 102
4.4.4 Tác động của sự giới thiệu 102
4.4.5 Tác động của giá phí kiểm toán 102
4.4.6 Tác động của quy mô 102
4.4.7 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 103
4.5 Phân tích sự khác biệt sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV 105 4.6 Dự báo của mô hình hồi quy logistic 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 108
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 109
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 109
5.2 Khuyến nghị đối với các DNNVV tăng cường sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 110
5.2.1 Tác động tới yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán của chủ/ người điều hành doanh nghiệp 110
5.2.2 Tác động tới yếu tố quy mô doanh nghiệp 112
5.2.3 Tác động tới yếu tố giá phí kiểm toán 113
5.2.4 Tác động tới yếu tố bên liên quan 114
5.3 Một số khuyến nghị đối với các công ty kiểm toán độc lập 115
5.3.1 Tác động tới yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán của chủ/ người điều hành doanh nghiệp 115
5.3.2 Tác động tới yếu tố giá phí kiểm toán 116
5.3.3 Hoàn thiện tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV 118
Trang 75.3.4 Đa dạng hóa dịch vụ kiểm toán BCTC và các dịch vụ chuyên môn khác cho
DNNVV 120
5.4 Một số khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 121
5.4.1 Hoàn thiện khung pháp lý phát triển dịch vụ kiểm toán BCTC 121
5.4.2 Cải thiện phương thức hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán BCTC 123
5.4.3 Tiếp tục thực hiện triệt để việc cải thiện môi trường kinh doanh 124
5.4.4 Các kiến nghị đối với cơ quan, trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV 125
5.5 Một số khuyến nghị đối với các trường đại học và cơ sở đào tạo 125
5.6 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo 126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 127
KẾT LUẬN 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái - Bình Dương
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Xếp loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực 22
Bảng 2.2: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo ngành nghề hoạt động 24
Bảng 2.3: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động và theo tiêu chí vốn năm 2016 26
Bảng 2.4: Phân bổ DN theo quy mô và hình thức sở hữu năm 2016 27
Bảng 3.1: Thang đo Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 60
Bảng 3.2: Thang đo nhận thức về lợi ích kiểm toán 60
Bảng 3.3: Thang đo các bên liên quan đến DNNVV 61
Bảng 3.4: Thang đo chuẩn mực chủ quan 62
Bảng 3.5: Thang đo sự giới thiệu 62
Bảng 3.6: Thang đo giá phí kiểm toán 63
Bảng 3.7: Thang đo quy mô của doanh nghiệp 63
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha 66
Bảng 3.9: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại 67
Bảng 4.1: Lý do DNNVV Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 88
Bảng 4.2 : Lý do các DNNVV Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 89
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua khảo sát chính thức 92
Bảng 4.4: Tương quan giữa các biến – Correlation Matrix 95
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Barlett 96
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA 97
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy Logistic 98
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình Omnibus Tests of Model Coefficients 98
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình 99
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình 100
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình 101
Bảng 4.12: Tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê 103
Bảng 4.13: Kết quả phân tích sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động 106
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Vị trí địa lý của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
71Biểu đồ 3.2: Mô tả quy mô theo tổng tài sản và lao động trong mẫu nghiên cứu 72Biểu đồ 3.3: Mô tả giới tính, bằng cấp và chức vụ của đối tượng được hỏi trong mẫu
nghiên cứu 73Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ theo quy mô DN giai đoạn 2010 - 2016
79Biểu đồ 4.2: Những khó khăn lớn nhất đối với tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam
80Biểu đồ 4.3 Thu nhập bình quân của người lao động theo quy mô DN trong giai đoạn
2008 – 2016 81Biểu đồ 4.4 Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô trong giai đoạn 2008 –
2016 82Biểu đồ 4.5 Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN theo quy mô trong giai đoạn 20010 –
2016.82Biểu đồ 4.6 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROA của DN phân theo quy mô giai đoạn
2008 - 2016 83Biểu đồ 4.7 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROE của DN phân theo quy mô giai đoạn
2008 - 2016 84Biểu đồ 4.8: Cơ cấu các DNNVV tại Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động 85Biểu đồ 4.9: Biểu đồ sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV Việt Nam 87Biểu đồ 4.10: Biểu đồ mức độ sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV
Việt Nam 87Biểu đồ 4.11 Top 10 Công ty KTĐL có doanh thu lớn nhất 2016 90
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 1
Sơ đồ 2.1: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC 31
Sơ đồ 2.2: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC theo quan điểm của Porter và cộng sự 32
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý 35
Sơ đồ 2.4: Những lý thuyết cơ bản về kiểm toán 38
Sơ đồ 2.5: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) 47
Sơ đồ 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của chủ thể tổ chức của
Kotler (2007) 49
Sơ đồ 2.7: Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập, khách thể kiểm toán và người sử dụng
BCTC 51
Sơ đồ 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án về các yếu tố ảnh hưởng đến sử
dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 56
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 58
Sơ đồ 5.1: Quy trình kiểm toán BCTC của các công ty KTĐL 119
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 2
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016 của Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2017) thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp ViệtNam có quy mô nhỏ và vừa Nếu xét về quy mô lao động, trong tổng số 402.251doanh nghiệp đang hoạt động năm 2016 thì có tới 393.928 doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV), chiếm tới 97,9% Trong nền kinh tế loại hình doanh nghiệp này đóng vaitrò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo nên ngànhcông nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, giúp huy động các nguồn lực xã hội chođầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, là trụ cột của kinh tế địa phương và đóng gópkhông nhỏ cho GDP quốc gia Đây cũng là nhóm đối tượng thu hút sự quan tâm đặcbiệt của Chính phủ, các hiệp hội trong nước cũng như các cơ quan, các tổ chức việntrợ quốc tế Ví dụ như Ngân hàng thế giới đã phê duyệt hơn 10 tỷ USD cho cácchương trình hỗ trợ có mục tiêu cho các DNNVV tại các nền kinh tế phát triển từ năm
2010 – 2015 và 1,3 tỷ USD trong năm 2014 (European Commission, 2013)
Mặc dù vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế là rất lớnnhưng hiện tại các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:
Thứ nhất, DNNVV không đảm bảo được niềm tin cho các nhà đầu tư nên khó
có thể thu hút vốn, mở rộng quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường Số lượngdoanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2016 là 60,7 nghìn doanh nghiệp,tăng
11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011 DNNVV cũng khó tiếp cận nguồn vốnvay ngân hàng nên dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có;chỉ có hơn 1/3 DNNVV (chưa đến 36%) trong số doanh nghiệp đang hoạt động có tiếpcận vốn vay ngân hàng Hạn chế trong việc huy động vốn xuất phát từ chính bản thânDNNVV vì phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lựctài chính hạn chế; trình độ quản trị kinh doanh còn bất cập và thiếu chiến lược CácDNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán
kế toán theo quy định, thường nộp chậm BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền, trong
đó có ngân hàng, số liệu thiếu chính xác và chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởngđến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn Chính vì khó khăn trong tiếp cậnnguồn vốn nên các DNNVV đầu tư mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) và các khoản đầu
tư dài hạn tương đối hạn chế (VCCI, 2017)
Trang 13Thứ hai, doanh thu, lợi nhuận của DNNVV có xu hướng giảm, tỷ lệ doanh
nghiệp thua lỗ có xu hướng gia tăng (chiếm đến 65,8% tính đến hết tháng 9/2016).Tình trạng này tiếp tục sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho kết quả kinh doanh của doanhnghiệp nói chung trong cả hiện tại và tương lai
Thứ ba, hiệu quả hoạt động của DNNVV thấp hơn nhiều so với mức chung của
toàn bộ khối doanh nghiệp; năng lực quản lý, điều hành, trang thiết bị công nghệ, khảnăng tiếp cận thị trường của DNNVV hạn chế Theo Bộ Eế hoạch và Đầu tư (2016) thìnăm 2015 với 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra DNNVV chỉ thu về 0,18 đồng lợi nhuận sovới mức chung của các doanh nghiệp Kết quả này phản ánh quy mô vốn, năng lựcquản lý, điều hành, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường của DNNVV hạnchế hơn nhiều so với doanh nghiệp quy mô lớn Đây cũng chính là đối tượng dễ bị ảnhhưởng và tổn thương nhất từ suy giảm kinh tế
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế,cũng như những khó khăn mà nhóm đối tượng này đang phải đối mặt, Quốc hội vàChính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm hỗ trợ tạo ra khung pháp lý đồng bộ để thúcđẩy sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này trong xu thế phát triển chung của đấtnước Ngày 12/06/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệpnhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 Đây là lần đầu tiên vấn đề này được quyđịnh tại một luật riêng
Trên góc độ là các DNNVV, nhóm đối tượng này cũng cần thực hiện các công
cụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động Một trong những công
cụ quản lý hữu hiệu mà các DNNVV hiện nay còn chưa biết cách áp dụng hiệu quả đểmang lại lợi ích cho đơn vị mình đó là sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính(BCTC) do kiểm toán độc lập cung cấp Trong hoạt động kiểm toán thì kiểm toánBCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC của một đơn vị và qua đókiểm toán viên (KTV) đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC giúp chonhững đối tượng quan tâm có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn TheoNguyễn Quang Quynh (2008), hoạt động kiểm toán BCTC có tác dụng quan trọngnhư (i) kiểm toán tạo niềm tin cho những “người quan tâm” như: các cơ quan nhànước, các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý, người laođộng, khách hàng, nhà cung cấp Riêng đối với các DNNVV thì đối tượng quan tâmchính tới BCTC là: cơ quan thuế, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư
và chủ doanh nghiệp (Collis và Jarvis, 2000) (ii) kiểm toán góp phần hướng dẫnnghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán; và (iii) kiểm toán góp phầnnâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Trang 14Mặc dù hoạt động kiểm toán BCTC mang lại rất nhiều lợi ích cho các khách thểkiểm toán nhưng tại Việt Nam hiện nay ngoài nghĩa vụ hoàn thiện báo cáo quyết toánthuế thì phần lớn các DNNVV được tự nguyện lựa chọn có thực hiện kiểm toán BCTCcủa đơn vị mình hoặc tự nguyện lựa chọn các dịch vụ đảm bảo độc lập, khách quan đốivới thông tin tài chính, các giao dịch và các quy trình Vì vậy hầu như những thông tintài chính có liên quan đến hoạt động của nhóm đối tượng này rất ít khi được công bố
và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận một cách công khai vàminh bạch, ngoại trừ các doanh nghiệp bị bắt buộc thực hiện kiểm toán theo luật địnhnhư trong quy định của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ
Việc tăng cường công tác kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lậpthực hiện tại các DNNVV có thể coi là một biện pháp khả thi giúp các doanh nghiệpthấy rõ được thực trạng tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền để qua đógiúp họ có thể điều hành doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn.Hơn nữa nếu BCTC của các DNNVV được kiểm toán thì những người quan tâm và sửdụng kết quả kiểm toán có thể dựa vào để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn.Một vấn đề đặt ra là vậy thì để các DNNVV lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toánBCTC (thuê kiểm toán độc lập kiểm toán BCTC) thì những yếu tố nào sẽ ảnh hưởngđến quyết định này và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ra sao Hơn nữa trong xu thếhội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế mở, thông tin tài chính kế toán cần được côngkhai, minh bạch và được xác nhận bởi kiểm toán độc lập thì việc nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC từ phía các DNNVV là vấn đề quản
lý cấp thiết và cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài“Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng
đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”.
Nội dung nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà soạnthảo chính sách giúp điều chỉnh các quy chế về hoạt động của các DNNVV mà còn có
ý nghĩa trực tiếp đối với các DNNVV, giúp họ nhận thức được những giá trị mà kiểmtoán BCTC mà kiểm toán độc lập mang lại giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệunăng quản lý, kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính Ở một khía cạnh khác, khía cạnh
sử dụng thông tin, luận án có ý nghĩa đối với những đối tượng quan tâm tới thông tintài chính của doanh nghiệp như nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng Nghiêncứu này cũng đưa ra các khuyến nghị giúp các công ty kiểm toán độc lập xem xét lạinhững nội dung liên quan đến chất lượng kiểm toán, giá phí kiểm toán, tính độc lậpcủa kiểm toán viên khi cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho đối tượng DNNVV – mộtđối tượng khách hàng tiềm năng, chiếm số lượng lớn nhưng không dễ dàng tiếp cận
Trang 151.2 Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Nghiên cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV
Trên thế giới một số các quốc gia như Anh, Mỹ, Úc sau một thời gian thựchiện kiểm toán bắt buộc đối với mọi thành phần kinh tế đã dần dần nới lỏng quyđịnh về kiểm toán bắt buộc và các DNNVV có thể tự nguyện lựa chọn có thựchiện kiểm toán BCTC hay không thì tùy thuộc từng doanh nghiệp Việc cho phépmột nhóm khách thể kiểm toán được quyền lựa chọn có hay không thực hiện kiểmtoán BCTC, đặc biệt nhóm khách thể này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế, đã dẫn đến nhiều tranh luận trong giới học thuật cũng như các nhà ban hànhchính sách Hiện tại các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào những nội dungchính của hoạt động kiểm toán tự nguyện đó là:
• Lý giải và khái quát những yếu tố có tác động đến việc thực hiện (hoặc khôngthực hiện) kiểm toán BCTC của nhóm khách thể tự nguyện
• Yếu tố/ nhóm yếu tố nào có vai trò ảnh hưởng đến các nhà quản lý sử dụng dịch
Để luận giải những nội dung trên, các nghiên cứu chủ yếu đi theo hai quan
điểm chính.
Quan điểm thứ nhất khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới việc tự nguyện sử
dụng dịch vụ kiểm toán BCTC thường bắt đầu từ bản thân những yêu cầu nội tại của
doanh nghiệp Lý thuyết đại diện (agency theory) được coi là lý thuyết cơ bản nền
tảng của quan điểm này và được vận dụng để giải quyết các mối quan hệ giữa các yếu
tố tác động đến nhu cầu thực hiện kiểm toán của một doanh nghiệp Jensen và
Meckling (1976) đưa ra lý thuyết về vấn đề đại diện trong đó mô tả sự phân tách giữa
chủ sở hữu và nhà quản lý có thể dẫn tới việc các nhà quản lý hành động vì lợi ích củabản thân mà không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của các cổ đông, do đó một cơ chếkiểm soát cần được thiết kế để bảo vệ lợi ích của các cổ đông Khi đó dịch vụ kiểm
toán BCTC do kiểm toán độc lập cung cấp được xem như một giải pháp làm giảm chi
Trang 16phí đại diện (agency costs) phát sinh do việc phân tách giữa quyền sở hữu và kiểm
soát trong các tổ chức Chi phí đại diện trong trường hợp này bao gồm các chi phí vềquản lý nguồn vốn, chi phí để giảm thiểu rủi ro cho các cổ đông Các tác giả đưa ra giảthuyết rằng chi phí đại diện sẽ tăng lên cùng với quy mô công ty, do đó các công ty cóquy mô lớn có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC hơn ngay cả khikhông bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật để giảm thiểu chi phí đại diện phát sinh.Một luận điểm nữa cũng được học thuyết này đề cập đến đó là chi phí đại diện tỷ lệthuận với tỷ lệ nguồn vốn vay trong cấu trúc tài chính Jensen và Meckling (1976)khẳng định lý thuyết này được áp dụng cho cả tập đoàn và công ty tư nhân, nơi màngười quản lý không sở hữu 100% các tài sản
Watts và Zimmerman (1983) sử dụng những lập luận trên về mối quan hệ giữachi phí đại diện và kiểm toán BCTC để giải thích lý do tại sao nhiều doanh nghiệp tạiAnh tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC vào thế kỷ 14, 500 năm trước khiChính phủ đưa ra những đạo luật liên quan Các nhà nghiên cứu về sau đã cố gắng dựđoán và kiểm định những đặc điểm của từng doanh nghiệp có liên quan như thế nàođến việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
Rất nhiều học giả đi theo quan điểm nghiên cứu này, trong đó một số tác giảtiên phong như Chow (1982) dựa trên lý thuyết đại diện xây dựng mô hình ba yếu tố
chính tác động tới kiểm toán tự nguyện bao gồm: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc nợ và
tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi nhà quản lý Chow nghiên cứu 165 công ty bao gồm các công
ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và các công ty OTC từnăm 1926, trước khi Luật chứng khoán ra đời năm 1934 yêu cầu kiểm toán bắt buộcvới các công ty niêm yết Kết quả cho thấy 48% công ty OTC và 79% công ty cáccông ty niêm yết đều đã thực hiện kiểm toán BCTC, trong đó cấu trúc nợ của doanhnghiệp có tác động lớn đến quyết định kiểm toán Cấu trúc nợ càng lớn đồng nghĩa vớiviệc can thiệp của các đối tượng bên ngoài vào hoạt động của doanh nghiệp càngmạnh dẫn đến thúc đẩy nhu cầu thực hiện kiểm toán BCTC để cung cấp thông tin theoyêu cầu của nhóm đối tượng bên ngoài
Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Mỹ của tác giả Abdel-khalik(1989) tiếp cận vấn đề thông qua cấu trúc tổ chức trong đó xem xét ảnh hưởng của
nhân tố quy mô và cấu trúc nợ Nghiên cứu này dựa trên việc khảo sát 134 doanh nghiệp
tư nhân trong lĩnh vực sản xuất lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của kiểmtoán độc lập Kết quả cho thấy một số nhỏ các đơn vị thực hiện kiểm toán BCTC là doyêu cầu của chủ nợ, phần lớn còn lại là do nhu cầu tự nguyện của chủ sở hữu nhằm đốiphó với sự mất kiểm soát trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nghiên cứu củaAbdel-khalik cũng chỉ
Trang 17Cũng thuộc trường phái nghiên cứu này Carey và cộng sự (2000) sử dụng nềntảng cơ bản là lý thuyết đại diện để phân tích việc tự nguyện thực hiện kiểm toán (baogồm cả nội kiểm và ngoại kiểm) của các doanh nghiệp tư nhân tại Úc Các tác giả đãtập trung vào những nội dung nghiên cứu:
• Nhu cầu kiểm toán phát sinh nếu như có sự phân tách giữa người sở hữu vàngười quản lý
• Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì nhu cầu mời kiểm toán độc lập thựchiện kiểm toán BCTC càng cao
• Doanh nghiệp có hệ số nợ càng lớn thì nhu cầu kiểm toán càng nhiều
• Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội kiểm và ngoại kiểm
Kết quả nghiên cứu của Carey và cộng sự dựa trên mẫu là 186 doanh nghiệpmang tính chất hộ gia đình cho thấy nhu cầu thiết lập kiểm toán nội bộ nhiều hơn kiểmtoán độc lập Trong nghiên cứu này, lý thuyết đại diện giải thích được nhu cầu kiểmtoán của doanh nghiệp khi có sự cách biệt giữa sở hữu và quản lý nhưng chưa đủ cơ sở
để giải thích các yếu tố liên quan đến qui mô doanh nghiệp, cấu trúc nợ hay mối quan
hệ giữa nhu cầu nội kiểm và ngoại kiểm của một doanh nghiệp
Tiếp tục tập trung vào các nhóm các yếu tố: quy mô (đại diện bằng doanh thu hoặc tổng tài sản (hoặc nguồn vốn)), sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý (đại diện bằng tỷ lệ sở hữu của người quản lý; hoặc tỷ lệ lương của người quản lý) và cấu trúc
nợ (đại diện bằng tỷ suất đòn bẩy tài chính); các nghiên cứu của Hay và Davis
(2002), Tauringana và Clarke (2000) khẳng có mối quan hệ rõ ràng giữa các yếu tốtrên tới thực hiện kiểm toán BCTC của các DNNVV tại New Zealand
Tuy nhiên theo nhận định và phân tích của tác giả nếu chỉ sử dụng lý thuyếtđại diện dựa trên các yếu tố nội tại của bản thân doanh nghiệp (cấu trúc tài chính,quy mô doanh nghiệp, sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý) để giải thích nguyên nhândẫn đến nhu cầu và hành vi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là chưa đầy đủ Lý do
cơ bản là đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì xu hướng chủ sở hữu cũng
là người điều hành quản lý (Collis ,2004) Như vậy trong trường hợp này lý thuyếtđại diện giải thích sự cần thiết của kiểm toán nhằm giải quyết phân tách trách nhiệm
Trang 18giữa quyền sở hữu và điều hành trong một tổ chức trở nên hạn chế và chưa thực sựphù hợp
Kế thừa những cơ sở lý thuyết mà quan điểm thứ nhất đã xây dựng, quan điểm
thứ hai dựa trên quan điểm của chủ doanh nghiệp – người trực tiếp đưa ra quyết định –
theo đó lập luận rằng mỗi doanh nghiệp trước khi thực hiện hành vi phải tự cân nhắcgiữa lợi ích và chi phí mà kiểm toán mang lại Những nghiên cứu này thường tậptrung vào vấn đề đánh giá nhận thức của đối tượng khảo sát (ở đây là chủ doanhnghiệp – những người đưa ra quyết định) về những yếu tố có ảnh hưởng tới sử dụngdịch vụ kiểm toán BCTC Những nghiên cứu này đã bước đầu xây dựng và mở rộng
cơ sở lý thuyết khi dựa trên nhận định về nhu cầu – động cơ – hành vi trước khi raquyết định
Một trong những tác giả tiên phong và điển hình cho quan điểm nghiên cứu này
là Collis – giám đốc trung tâm nghiên cứu kế toán kiểm toán, Đại học Brunei, Vươngquốc Anh Tại Anh, Chính phủ đã nới lỏng những quy định về kiểm toán bắt buộc đốivới các doanh nghiệp tư nhân từ năm 1994 Trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn
đề này, Collis (2003) giải thích xu hướng tất yếu hình thành nhu cầu sử dụng kiểmtoán BCTC của các DNNVV tại Vương quốc Anh Collis chỉ ra rằng trước khi sử dụngdịch vụ kiểm toán BCTC, chủ doanh nghiệp cần nhận thức được những lợi ích màkiểm toán mang lại và cân nhắc giữa những lợi ích này với chi phí để thực hiện kiểmtoán Như vậy chỉ cần chủ doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của thựctiễn kiểm toán thì họ sẽ tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC Các nghiên cứunày đã mô hình hóa 3 nhóm yếu tố có tác động đến thực hiện kiểm toán BCTC dướiquan điểm chủ doanh nghiệp bao gồm:
• Nhóm yếu tố tác động vào nhận thức của chủ doanh nghiệp (vai trò của kiểmtoán) bao gồm (i) kiểm toán giúp kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán; (ii) kiểmtoán giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tài chính; và (iii) kiểm toántác động tích cực nâng cao hình ảnh/ danh tiếng của doanh nghiệp
• Nhóm yếu tố từ các bên liên quan (giải thích bởi lý thuyết người đại diện)trong đó kiểm toán giúp giải quyết mâu thuẫn giữa các đối tượng quan tâmđến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như (i) doanh nghiệp có nhà đầu
tư hoặc cổ đông không đủ khả năng tiếp cận thông tin tài chính; (ii) doanhnghiệp có nhiều chủ sở hữu; (iii) doanh nghiệp muốn tiếp cận các nguồnvốn vay
• Nhóm yếu tố về quy mô doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp càng lớn thì chiphí tương đối cho kiểm toán sẽ có xu hướng giảm Theo định nghĩa về
Trang 19tố đến từ sự nhận thức của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nguyện
sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Anh
Trong nghiên cứu Collis (2004) và Collis (2007) đã tiếp tục kiểm định và mở
rộng mô hình nghiên cứu để khẳng định chắc chắn hơn quy mô là một yếu tố quan
trọng khi mà những doanh nghiệp có quy mô càng tiệm cận tới ngưỡng trên thì càng
có xu hướng tự nguyện thực hiện kiểm toán Nếu như ngưỡng để xác định mộtDNNVV càng được mở rộng thì vô hình chung kiểm toán bắt buộc là không cần thiếtvới các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn Collis cũng đưa ra một kết quả tương
đối bất ngờ đó là nếu như đưa hai biến là doanh thu và chi phí kiểm toán vào mô hình
kiểm định một cách độc lập thì hai biến này đều có ý nghĩa với mô hình Nhưng nếuđưa hai biến trên vào kiểm định đồng thời thì không biến nào có ý nghĩa tới mô hình.Kết quả trên cho thấy đại diện cho yếu tố chi phí chỉ có thể thể hiện bằng doanh thuhoặc phí kiểm toán Những kết luận trên đóng một vai trò rất quan trọng giúp xâydựng và hoàn thiện những cơ sở lý luận liên quan đến DNNVV
Gần đây nhất, Collis (2012) tiếp tục kiểm định những kết quả đã đạt được bằngnghiên cứu đối với các doanh nghiệp được miễn nghĩa vụ kiểm toán trong năm 2006.Với mẫu 425 doanh nghiệp trong đó có 282 doanh nghiệp siêu nhỏ, kết quả kiểm địnhủng hộ những giả thuyết trước đây của tác giả
Canada là một quốc gia có thể chế pháp lý và luật định tương đối đồng nhất vớiAnh cũng đưa ra Luật Doanh nghiệp năm 1975 yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân quy
mô lớn (Doanh thu lớn hơn 10 triệu đô la Canada hoặc tài sản lớn hơn 5 triệu đô laCanada) phải công bố công khai BCTC đã được kiểm toán Quy định này sau đó hếthiệu lực từ tháng 6/1994, tuy nhiên một số học giả đã tiến hành những nghiên cứu vềviệc thực hiện kiểm toán BCTC bằng phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏihơn là tiến hành phân tích thông tin trên BCTC Rennie và cộng sự (2003) đã sử dụngbảng hỏi để thu thập dữ liệu từ 204 giám đốc tài chính của các DNNVV Trong nămđầu tiên được miễn kiểm toán bắt buộc có 73% doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiệnkiểm toán BCTC Theo các doanh nghiệp thì lý do quan trọng nhất để tiếp tục duy trìkiểm toán BCTC là do yêu cầu của chủ nợ và lý do để không tiếp tục duy trì kiểm toánBCTC là để tiết kiệm chi phí
Trang 20Quan điểm, mô hình và phương pháp nghiên cứu trên đã được rất nhiều họcgiả khác kế thừa và áp dụng cho nhiều quốc gia khác trên thế giới như Marosi(2004) mở rộng hướng nghiên cứu tìm hiểu và lý giải hiện tượng các công ty quyếtđịnh rút khỏi sàn giao dịch Mỹ trong khi cổ phiếu đang có khả năng thanh khoảntốt và nhận được nhiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư Dựa trên khuôn khổ lý thuyết vàthực hiện gửi phiếu điều tra, Marosi đã đưa ra hai nguyên nhân chính dẫn đến tìnhtrạng trên là do nhiều cổ đông lớn chi phối hoạt động của công ty mong muốn điềunày và chi phí để tuân thủ theo những quy định của điều luật Sarnbanes – Oxley mà
cụ thể là phí kiểm toán quá cao
Các tác giả Norashikin và Malcom (2012), Rohana và Zubaidah (2013) lànhững các tác giả tiêu biểu cũng đi theo quan điểm này và áp dụng cho trường hợp cụthể điển hình tại các nước có nền kinh tế đang phát triển trong đó có Malaysia Trongkhi hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Anh, Singapore, Úc, NewZealand và phần lớn Châu Âu áp dụng kiểm toán tự nguyện đối với các DNNVV thìtại Malaysia luật định vẫn áp dụng kiểm toán bắt buộc cho tất cả các loại hình doanhnghiệp Việc áp dụng kiểm toán bắt buộc đã tạo nên gánh nặng kiểm toán cho các công
ty quy mô nhỏ cả về thời gian cũng như chi phí Hơn nữa, phần lớn các DNNVV tạiMalaysia được điều hành bởi chính chủ doanh nghiệp do đó giá trị của kiểm toánnhằm giải quyết mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và người điều hành (ngườiđại diện) Trong trường hợp này chi phí kiểm toán xét về mặt tương đối là quá lớn sovới lợi ích mà kiểm toán mang lại, dẫn đến một thực tế đặt ra đó là nên chăng luật địnhcho phép kiểm toán tự nguyện cho nhóm khách thể DNNVV tại Malaysia Các tác giảtrên đã dựa trên mô hình và cơ sở lý thuyết mà Collis đã xây dựng, đồng thời đứngtrên góc độ của chủ doanh nghiệp để đánh giá vấn đề đưa thêm vào mô hình một sốcác nhân tố cho phù hợp với điều kiện của Malaysia bao gồm: giá trị của kiểm toán,quy mô doanh nghiệp, chiến lược tài chính, kế hoạch trong tương lai, bằng cấp của chủdoanh nghiệp, các đối tượng sử dụng thông tin độc lập với doanh nghiệp và phí kiểmtoán Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 yếu tố trên đều ảnh hưởng tới việc sử dụngkiểm toán BCTC và 69,6% số doanh nghiệp tự nguyện thực hiện kiểm toán nếu luậtđịnh cho phép họ lựa chọn có kiểm toán hay không
Haapamaki và cộng sự (2012), thực hiện nghiên cứu trong cả doanh nghiệp Nhànước và tư nhân tại Thụy Điển cho thấy xuất hiện nhóm khách thể tự nguyện lựa chọnhai công ty kiểm toán độc lập cùng thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC Nghiên cứuchỉ ra rằng, nhóm khách thể này nhận thức rất rõ ràng những lợi ích mà kiểm toánmang lại cho bản thân doanh nghiệp họ như: nâng cao xếp hạng tín dụng, giảm nguy
cơ bị vỡ nợ, thu hút được nhiều nhà đầu tư và đặc biệt, danh tiếng mà các công ty kiểm
Trang 21toán cũng góp phần đảm bảo cho những thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhữngkết quả này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Dedman và Kausar (2012) vềmối quan hệ giữa xếp hạng tín dụng và kiểm toán tự nguyện của các doanh nghiệp tưnhân tại Anh Các tác giả nhận thấy mặc dù các doanh nghiệp tự nguyện kiểm toán báocáo lợi nhuận thấp hơn mức trung bình nhưng xếp hạng tín dụng vẫn cao
Như vậy, qua tổng hợp các công trình nghiên cứu quốc tế cho thấy theo quanđiểm thứ hai đã có nhiều hướng mở rộng phát triển hơn so với quan điểm thứ nhất
như một là, cơ sở lý thuyết không chỉ tập trung vào học thuyết đại diện, cấu trúc tài
chính, các đặc điểm nội tại của doanh nghiệp mà còn bổ sung những yếu tố liên
quan đến nhận thức – hành vi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC; hai là, phương
pháp nghiên cứu không chỉ dựa trên phân tích thông tin trên BCTC mà còn dựa trênkhảo sát bảng hỏi Do đó có thể giải quyết phần nào vấn đề liên quan đến các yếu tốảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV Cụ thể là đãkhái quát hóa được những nhóm yếu tố chính và kiểm chứng được mức độ ảnhhưởng của những nhóm yếu tố này đến việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC Tuynhiên những nội dung liên quan đến việc hình thành nhu cầu – động cơ – thực hiệnhành vi chưa được giải quyết toàn diện bằng các học thuyết về hành vi, học thuyết
về việc ra quyết định Đó chính là “khoảng trống nghiên cứu” mà tác giả sẽ xây
dựng thêm về mặt lý thuyết khi đưa vào cơ sở lý luận và khung nghiên cứu nhữngnội dung liên quan đến học thuyết về việc ra quyết định mua dịch vụ mang tính tưvấn từ các chuyên gia kế toán và kiểm toán
Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây được áp dụng tại các nước có nềnkinh tế phát triển, các thể chế pháp lý và cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trongnền kinh tế có thể không phù hợp với một quốc gia đang phát triển có nền kinh tếchuyển đổi như Việt Nam
1.2.2 Nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tếnhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng này như luận án tiến sĩ của các Bạch ĐứcHiển (1996) với đề tài “Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và địnhhướng sự phát triển của các DNNVV Việt Nam”, Chu Thị Thủy (2003) với côngtrình “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ViệtNam”, Nguyễn Trường Sơn (2004) với đề tài “Một số giải pháp tài chính nhằmthúc đẩy sự phát triển của các DNNVV ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Phạm ThịVân Anh (2012) với công trình “Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của
Trang 22DNNVV ở Việt Nam” Nội dung của các công trình nghiên cứu trên đều hướng vàoviệc sử dụng các công cụ tài chính như một giải pháp nhằm khuyến khích và địnhhướng sự phát triển của DNNVV trên các mặt: nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh, năng lực tài chính hay hiệu quả sử dụng vốn Kết quả của các nghiên cứugóp phần xây dựng về mặt lý luận như:
i Khái niệm và phân loại DNNVV Nhận thức về DNNVV rất khác nhau ởtừng quốc gia và từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên có hai tiêu chí
cơ bản là vốn và lao động được sử dụng để xây dựng khái niệm trên
ii Vai trò của DNNVV Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế là rất lớn: tạocông ăn việc làm và thu nhập đảm bảo đời sống của người lao động, gópphần tạo nguồn thu cho NSNN, tận dụng các nguồn lực xã hội bao gồm thuhút vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu các nguồn lực địa phương.iii Hiệu quả hoạt động của các DNNVV Hiệu quả hoạt động của DNNVV cònhạn chế khi khả năng tài chính yếu, không thu hút được nhiều nhà đầu tư,nhà quản lý và nhân công giỏi, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu.Đồng thời một số nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp bao gồm hai nhóm nhân tố chính: (i) Nhân tốbên trong DNNVV: Vốn, lao động và cơ cấu tổ chức tài chính (các hình thức
tổ chức huy động vốn sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận); (ii) Nhân
tố bên ngoài DNNVV gồm môi trường kinh tế xã hội, môi trường kinh tếquốc tế, môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kinh doanh (bao gồm: sự
ổn định, giá cả, thị trường, lãi suất và tiền thuế)
iv Giải pháp để định hướng sự phát triển các DNNVV Dựa trên việc tìm hiểuthực trạng của các DNNVV và các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảhoạt động, các tác giả đưa ra giải pháp tác động tới nhóm nhân tố bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp qua giải pháp vĩ mô và vi mô, cụ thể:
Giải pháp vi mô:
• Xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với DNNVV để gia tăng các nguồnlực tài chính
• Thực hiện minh bạch hóa thông tin tài chính doanh nghiệp
• Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sảnxuất kinh doanh
• Thực hiện tốt quản trị dòng tiền, duy trì khả năng thanh toán đảm bảo an toàntài chính
Trang 23Giải pháp vĩ mô:
• Thực hiện giải pháp khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của DNNVV
• Hoàn thiện chính sách thuế
• Thúc đẩy và hỗ trợ DNNVV trong việc quản trị rủi ro tài chính và đảm bảo
Cũng với nội dung tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính mà cụ thể là quảntrị tài chính, Nguyễn Thành Long (2008) với đề tài “Hoàn thiện kiểm tra, phân tíchBCTC với việc tăng cường quản trị tài chính trong các DNNVV ở Việt Nam” lại sửdụng việc kiểm tra và phân tích BCTC như một công cụ hữu hiệu Trong nghiên cứunày, tác giả đã khái quát quản trị tài chính doanh nghiệp dưới hai góc độ: góc độ raquyết định và góc độ đối tượng quản trị Đối với góc độ ra quyết định, việc kiểm traphân tích BCTC tập trung vào các quyết định đầu tư, quyết định về nguồn tài trợ, cácquyết định khác (phân phối tiền lương, phân phối lợi nhuận .) Đối với góc độ đốitượng quản trị, việc kiểm tra phân tích BCTC tập trung vào quản lý tình hình sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp So với các nghiên cứu trước đây tập trung vào các công cụ tài chính, tácgiả đã sử dụng kiểm tra và phân tích BCTC như một công cụ để quản trị tài chínhDNNVV Một điểm mới nữa của nghiên cứu đó là, nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởngcủa yếu tố quy mô vừa và nhỏ tới tài chính và quản trị tài chính Đây chính là nét đặcthù khiến cho các DNNVV có những đặc tính khác biệt so với các doanh nghiệp cóquy mô lớn Cụ thể, DNNVV có sự khác biệt trong các mối quan hệ tài chính (các mốiquan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp), cơ cấu vốn – tài sản, quan điểm giữacác chủ sở hữu và các nhà quản trị tài chính, trình độ của các nhà quản trị, vấn đề quản
lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận, khả năng sinh lời
Bên cạnh chức năng tự kiểm tra của hoạt động kế toán tài chính, thì kiểm toánBCTC được coi như một công cụ kiểm tra, kiểm soát từ bên ngoài đối với hoạt độngtài chính của đơn vị Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về kiểm toán BCTC được thực
Trang 24hiện nhưng chủ yếu là theo loại hình bộ máy kiểm toán hoặc tổ chức công tác kiểmtoán BCTC Một số nghiên cứu tiêu biểu như Ngô Đức Long (2002) về “Giải phápnâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu cấp Bộ củaĐoàn Xuân Tiên (2008) về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toánđộc lập ở Việt Nam hiện nay” hay Phạm Tiến Hưng (2009) “Hoàn thiện kiểm toánBCTC các công ty xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập” Đây là những nghiêncứu xây dựng các khái niệm về kiểm toán BCTC bao gồm: qui trình kiểm toán chung,
bộ máy kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán nói chung và áp dụng cho từng lĩnh vực/ngành nghề nói riêng
Tổng hợp lại những công trình nghiên cứu, có thể thấy rằng trên thế giới có rấtnhiều nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ kế toán kiểm toán như một công cụ hữu hiệu
có tác động tích cực tới hoạt động quản trị tài chính của các DNNVV Tuy nhiên, chođến nay, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTCcủa các DNNVV tại Việt Nam chưa được thực hiện và các nghiên cứu về các dịch vụmang tính chuyên môn tương tự cũng ít được thực hiện
Gần đây nhất, bài viết của Trần Thị Cẩm Thanh và cộng sự (2015) về “Các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các DNNVV tại Việt Nam”
đăng trên tạp chí Kế toán và Kiểm toán, mang tính khám phá đã đề xuất ra một số nhómnhân tố và mô hình nghiên cứu Dựa trên mô hình mua dịch vụ và hai lý thuyết về hành
vi là Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) và Mô hình bathành phần thái độ, nghiên cứu đã đề xuất năm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựachọn dịch vụ kế toán của các DNNVV tại Việt Nam bao gồm: Lợi ích chuyên môn, Lợiích tâm lý, Giá phí dịch vụ, Khả năng đáp ứng và Sự giới thiệu Các tác giả đã thực hiệnnghiên cứu định lượng để kiểm định lại các thang đo và giả thuyết nghiên cứu với
dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát Với dữ liệu bao gồm 107mẫu từ các đối tượng là giám đốc, kế toán trưởng của các DNNVV tại thành phố HồChí Minh và Bình Định, kết quả cho thấy tất cả năm nhóm nhân tố đề xuất đều có ảnhhưởng tới sự lựa chọn dịch vụ kế toán của DNNVV tại Việt Nam Trong đó lợi ích tâm
lý là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định, tiếp theo là nhân tố giá phí dịch
vụ, sự giới thiệu và cuối cùng là hai nhân tố khả năng đáp ứng và lợi ích chuyên môn
Ưu điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã sử dụng một số học thuyết liên quanđến hành vi như: Mô hình mua dịch vụ của Philip Kotler (1997), Thuyết hành độnghợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1967), Mô hình bathành phần thái độ của Shiffman và Kanub (2000), để lý giải cơ sở của việc hình thànhnên hành vi của người tiêu dùng Tuy nhiên việc thiếu đi học thuyết về đại diện trongxây dựng cơ sở lý thuyết đã làm cho nghiên cứu không thể giải quyết thỏa đáng tất cả
Trang 25mối quan hệ nội tại tồn tại bên trong một doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hiệnnay cơ cấu của DNNVV đã trở nên phức tạp và đa dạng hơn không chỉ hoạt độngtrong mô hình khép kín cá thể mà còn đa dạng hóa ở nhiều hình thức sở hữu Hơn thếnữa việc điều tra khảo sát chủ yếu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Địnhlàm cho mẫu nghiên cứu mất tính đại diện vì các DNNVV còn tập trung ở các tỉnhphía Bắc
Như vậy những nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của kiểm toán BCTC đối vớihoạt động quản trị tài chính của các DNNVV Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả làchưa nhiều Chính vì luật định cho phép kiểm toán BCTC là tự nguyện nên các nghiêncứu chưa tập trung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc tự nguyện sử dụng dịch vụkiểm toán BCTC của nhóm khách thể này Trong khi đó các công ty kiểm toán, cácchủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến BCTC rất mong muốn tìm hiểu lý docác doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC Các nhà hoạch định chính sáchcũng thông qua các kết quả nghiên cứu để sử dụng kiểm toán như một công cụ quản lýgiúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV
Có thể liệt kê một số điểm còn hạn chế của các nghiên cứu về chủ đề này trongngữ cảnh tại Việt Nam:
- Không nhiều các công trình nghiên cứu có đề cập tới tổng quan nghiên cứu và
cơ sở lý thuyết, nếu có mới chỉ dừng lại tổng quan các công trình trong nước
- Khái quát và vận dụng cơ sở lý thuyết chưa mang tính toàn diện, đầy đủ dẫnđến việc xây dựng mô hình nghiên cứu, các nhân tố, các biến quan sát còn mang ýtưởng chủ quan
- Các giả thuyết nghiên cứu chưa được kiểm chứng bằng phương pháp địnhlượng do đó các kết quả sẽ thiếu tính thuyết phục
Việc xây dựng tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
đã chỉ rõ những “khoảng trống” hình thành nên những mục tiêu dưới đây mà tác giả sẽ
nghiên cứu sâu trong luận án
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giời và tại
Việt Nam, tác giả rút ra được những “khoảng trống” lý thuyết chưa được giải quyết và
từ đó hình thành nên mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xác định mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC từ phía các DNNVV do các doanhnghiệp kiểm toán độc lập cung cấp; qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy cácDNNVV tăng cường thực hiện các hoạt động kiểm toán BCTC
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể gồm:
Trang 261.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thỏa mãn những mục tiêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trảlời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTCcủa DNNVV?
Thứ hai, Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toánBCTC của DNNVV tại Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm tăng cường việc sử dụng dịch vụkiểm toán BCTC từ phía các DNNVV tại Việt Nam?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn các yếu tố ảnhhưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV
Các DNNVV trong nghiên cứu này là các DNNVV không niêm yết trên thịtrường chứng khoán và không bị bắt buộc kiểm toán theo luật định
Tiêu chí xác định một DNNVV được quy định cụ thể trong Luật hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ và vừa (2017) trong đó:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm khôngquá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng
- Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác địnhtheo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thươngmại và dịch vụ
Trang 271.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện đối với các DNNVV đang
hoạt động tại Việt Nam (trong đó các DNNVV thỏa mãn theo quy định của luật pháp
về DNNVV) và không niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như không bị bắtbuộc thực hiện kiểm toán BCTC theo luật định
Theo tổng hợp các nghiên cứu trước đây, các doanh nghiệp có quy mô (xét theonguồn vốn) càng lớn, càng tiệm cận tới ngưỡng trở thành doanh nghiệp có quy mô lớnhoặc tiệm cận tới ngưỡng đủ điều kiện về vốn để niêm yết trên thị trường chứng khoánthì càng có xu hướng mời kiểm toán độc lập kiểm toán BCTC Do đó yếu tố quy môdoanh nghiệp gần đạt tới điều kiện được tham gia niêm yết trên thị trường chứngkhoán cũng là một yếu tố thúc đẩy mời thực hiện kiểm toán BCTC Theo Nghị định số59/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/7/2011 thì một trong những điềukiện để đơn vị được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sởgiao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) là vốn điều lệ thực góp tương ứng tạithời điểm đăng ký lớn hơn 30 tỷ đồng và 120 tỷ đồng Với quy định như vậy thì chỉ cókhu vực miền Bắc trong đó có Hà Nội mới có khả năng được niêm yết ở HNX và cũngchỉ trong phạm vi nghiên cứu này thì yếu tố về quy mô doanh nghiệp mới tác động tớicác DNNVV có ý định thực hiện kiểm toán BCTC Do vậy mẫu được lựa chọn nghiêncứu sẽ tập trung nhiều ở miền Bắc
Ngoài ra các DN có quy mô siêu nhỏ cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu vàkhảo sát của luận án
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào thu thập dữ liệu của các
DNNVV trong năm tài chính từ năm 2014 đến 2016 Theo đó, tác giả tiến hành khảosát và phỏng vấn về lý do sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC để qua đó xác định đượcmức độ ảnh hưởng cũng như các khuyến nghị nhằm tăng cường thúc đẩy các DNNVV
sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong luận án bao gồm phương pháp nghiên cứu địnhtính và nghiên cứu định lượng Cụ thể:
(1) Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và
bổ sung các biến độc lập có tác động tới biến phụ thuộc là sử dụng dịch vụ kiểm toánBCTC Nghiên cứu định tính còn được áp dụng trong quá trình hoàn thiện bảng hỏi với
kỹ thuật phỏng vấn sâu các kiểm toán viên độc lập, kế toán trưởng và giám đốc cácDNNVV
Trang 28(2) Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để tiến hành xem xétmối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là biến nhị phân Cụ thể trongnghiên cứu, biến phụ thuộc là sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC chỉ có hai trạng thái 1(là Có sử dụng dịch vụ) và 0 (là Không sử dụng dịch vụ) Khi xem xét mối quan hệ giữabiến phụ thuộc và các biến độc lập thì cần phải xem xét xác suất của hai trạng thái này
Nếu P là xác suất Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC thì 1 – P là xác suấtKhông sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC Khi đó phương trình hồi quy có dạng hồiquy logistic và được phát biểu dưới dạng như sau:
Từ phương trình này ta có thể tính xác suất khả năng sử dụng dịch vụ kiểm toánBCTC theo trị số của các biến độc lập X
1.7 Đóng góp mới của đề tài
Xuất phát của ý tưởng nghiên cứu từ nhóm khách thể tự nguyện của kiểm toánđộc lập trong kiểm toán BCTC, tác giả đã tiến hành thực hiện quá trình khảo sát, nghiêncứu, nhận định, phân tích mở rộng nội dung theo hướng nhóm khách thể này sử dụngdịch vụ kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập cung cấp Những đóng góp mới của đềtài:
Các nghiên cứu về nhóm khách thể tự nguyện có quy mô vừa và nhỏ của kiểmtoán độc lập trong dịch vụ kiểm toán BCTC đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới.Tuy nhiên việc xây dựng mô hình nghiên cứu và các biến có sự khác nhau do kháiniệm về DNNVV có sự khác biệt nhau giữa quy định pháp lý của từng quốc gia, khuvực; đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi như ViệtNam Đề tài kế thừa những nghiên cứu trước đây trong khuôn khổ quy định pháp lýhiện hành của Việt Nam để xác định các yếu tố, các biến đại diện và thang đo các biếnphù hợp với DNNVV Việt Nam
Luận án xác định sự ảnh hưởng của 6 yếu tố tới việc sử dụng dịch vụ kiểm toánBCTC của các DNNVV gồm: nhận thức lợi ích của kiểm toán mang lại, các bên liênquan đến doanh nghiệp, chuẩn mực chủ quan, sự giới thiệu về dịch vụ kiểm toánBCTC, giá phí kiểm toán và quy mô doanh nghiệp Trong quá trình kiểm định môhình, luận án chỉ ra trong các yếu tố trên, yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất tới sử dụngdịch vụ kiểm toán BCTC
Thông qua quá trình khảo sát, luận án cung cấp thông tin về thực trạng tình hình
sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV, giúp các nhà hoạch định chính sáchhoàn thiện các quy định pháp lý về DNNVV và đưa ra các giải pháp trợ giúp cho các
Trang 29DNNVV vượt qua giai đoạn nền kinh tế có sự chuyển đổi, hội nhập quốc tế mang tínhcạnh tranh cao
Trang 30Đối với bản thân các DNNVV nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán trongquá trình quản trị doanh nghiệp mà cụ thể là kiểm tra thông tin tài chính, kiểm soát cáchoạt động, hoạch định chính sách sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Đối với cáccông ty kiểm toán độc lập, luận án giúp mở ra một cái nhìn toàn cảnh về thị trường kiểmtoán tiềm năng đối với cả Big4 cũng như các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong quá trình xây dựng
cơ sở lý thuyết, phân tích các mối liên hệ và yếu tố, đưa ra mô hình nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm kiểm định mối liên hệ giữacác nhóm yếu tố tới tự nguyện kiểm toán BCTC của các DNNVV Thông qua sử dụng
mô hình kinh tế lượng, luận án đã lượng hóa được ảnh hưởng các nhóm yếu tố tới việc
tự nguyện thực hiện kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Việt Nam
1.8 Kết cấu của đề tài
Để trình bày nội dung nghiên cứu của mình, luận án được thiết kế thành 5chương như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỬ
DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA DNNVV
Chương 3: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 31KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã lý giải tính cấp thiết về mặt thực tiễn và học thuậtcủa đề tài nghiên cứu Thông qua việc xây dựng tổng quan nghiên cứu trong nước vàquốc tế, tác giả đã xác định được “khoảng trống” nghiên cứu đó là rất ít các nghiêncứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTCcủa DNNVV tại các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam Đây chính là nội dung cơbản của chương 1, cụ thể là nêu bật lên những công trình tiêu biểu đã thực hiện trongnước và quốc tế có liên quan đến đề tài và chỉ ra những kết quả kế thừa cũng nhưnhững hạn chế trong các nghiên cứu đó
Sau khi xác định được “khoảng trống” nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu baogồm các mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu được hình thành Luận án sử dụng cácphương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm kiểm định mô hình và trả lờicác câu hỏi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTCcủa các DNNVV tại Việt Nam
Trang 32CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH
VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC DNNVV 2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1 Khái niệm và tiêu chí phân loại DNNVV
Cho tới thời điểm hiện tại, xét trên phương diện lý luận, khái niệm chung đầy
đủ về DNNVV vẫn chưa được thống nhất Trên thế giới, rất nhiều khái niệm và tiêuthức về DNNVV đã được đưa ra bởi các tổ chức, các hiệp hội hay các nhà lập pháp ởcác quốc gia, khu vực Sở dĩ có sự khác biệt giữa các tiêu chí như vậy là do sự khácbiệt của môi trường kinh doanh sẽ chi phối tới việc ban hành các quy định
Có thể khái quát tiêu chí phân loại DNNVV gồm hai nhóm: tiêu chí định tính
và tiêu chí định lượng
Nhóm tiêu chí định tính Theo Trần Ngọc Hùng (2016) thì khái niệm DNNVV
trên thế giới có thể được xác định bởi một số tiêu chí cơ bản như trình độ chuyên mônhóa, số đầu mối quản lý, lĩnh vực hoạt động, chứng khoán hoặc các công cụ tài chínhphát hành, vị trí địa lý, đổi mới công nghệ …
Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lượng lao động,
giá trị tài sản hoặc vốn, doanh thu, lợi nhuận Trong đó:
+ Số lao động: là số lao động trung bình trong danh sách hoặc lao động thườngxuyên, thực tế
+ Tài sản hoặc Nguồn vốn: là tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn
+ Doanh thu: là tổng doanh thu hoặc tổng giá trị gia tăng trong một năm
Khi sử dụng các tiêu chí này, có quan điểm gắn việc phân loại quy mô doanhnghiệp với đặc điểm kinh tế kĩ thuật của từng ngành và dựa trên hai tiêu thức vốn vàlao động Các nước đi theo quan điểm này như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan … Bêncạnh đó cũng có quan điểm cho rằng đánh giá quy mô doanh nghiệp không phải chỉtheo từng ngành kinh tế kỹ thuật hay chỉ dựa vào tiêu thức vốn và lao động mà cònphải xem xét đến chỉ tiêu doanh thu Quan điểm này tồn tại ở một số nước như HồngKông, Hàn Quốc, Đài Loan …
Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô được lượng hóa như trên chỉ mang tínhtương đối vì việc lượng hóa các tiêu thức để phân loại còn tùy thuộc các yếu tố như:
Trang 33Cộng đồng chung Châu Âu (European Union – EU)
Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (2003) thì một doanh nghiệp được coi làDNNVV nếu như tổng số lao động ít hơn 250 và doanh thu hàng năm không vượt quá
50 triệu euro, và/hoặc tổng tài sản (hoặc nguồn vốn) không vượt quá 43 triệu euro.Theo tiêu chí trên DNNVV được phân chia thành ba cấp:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số lao động dưới 10 người
- Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số lao động dưới 50 người
- Doanh nghiệp vừa: Tổng số lao động dưới 250 người
Tuy nhiên tiêu thức trên cũng có sự khác biệt giữa các nước thành viên, ví
dụ ở Đức tổng số lao động giới hạn không quá 255 người, ở Bỉ không quá 100người Khái niệm trên cũng yêu cầu các DNNVV phải là doanh nghiệp độc lậpnghĩa là không bị các doanh nghiệp hoặc các nhóm doanh nghiệp khác sở hữu hơn25% tổng số tài sản
- Là một doanh nghiệp nhỏ nếu như việc đầu tư vào nhà máy và máy móc thiết
bị lớn hơn 25 vạn Rupee nhưng không vượt quá 5 triệu Rupee
- Là một doanh nghiệp vừa nếu như việc đầu tư vào nhà máy và máy móc thiết
bị lớn hơn 5 triệu Rupee nhưng không vượt quá 10 triệu Rupee
Trong trường hợp của các doanh nghiệp trên, đầu tư vào nhà máy và máy mócthiết bị được xác định bằng chi phí ban đầu không bao gồm đất đai và nhà cửa và cáccông trình khác theo quy định S.O.1722 (E) ban hành ngày 5/10/2006 của Bộ Côngnghiệp Ấn Độ
Trang 34Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tiêu thức phân loại như sau:
- Là một doanh nghiệp siêu nhỏ nếu như đầu tư vào trang thiết bị không vượtquá 10 vạn Rupee
- Là một doanh nghiệp nhỏ nếu như đầu tư vào trang thiết bị lớn hơn 10 vạnRupee nhưng không quá 2 triệu Rupee
- Là một doanh nghiệp vừa nếu như đầu tư vào trang thiết bị lớn hơn 2 triệuRupee nhưng không vượt quá 5 triệu Rupee
Mỹ (USA)
Tại Mỹ, Ban quản lý các DNNVV (2011) đưa ra các tiêu thức bao gồm: ngànhnghề hoạt động, cơ cấu tổ chức và tổng số lao động Một DNNVV có số lao độngkhông vượt quá 500 và tổng giá tài sản (nguồn vốn) nhỏ hơn 20 triệu USD
Bảng 2.1: Xếp loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực
Quốc gia/
Khu vực Phân loại DNNVV
Số lao động bình quân
Tổng Nguồn vốn hoặc Tài sản
< 10
< 50
< 250
< €43 triệu < €50 triệu
3 Nhật Bản - Đối với sản xuất
- Đối với thương mại vàdịch vụ
Trang 35Quốc gia/
Khu vực Phân loại DNNVV
Số lao động bình quân
Tổng Nguồn vốn hoặc Tài sản
Doanh thu
triệu
7 Đài Loan Nhỏ và vừa < 200 <NT$80 triệu <NT$100 triệu
B Nhóm các nước đang phát triển
quy định
< Baht 200 triệu Không quy định
2 Malaysia Đối với ngành sản xuất 0 - 150 Không quy định RM 0 – 25 triệu
Trang 36Việt Nam
Nguồn: APEC (1998) và OECD (2000)
Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của DNNVV và có nhiều hoạt động
để hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này Luật hỗ trợ DNNVV đã được thông qua vàchính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, trong đó quy định DNNVV gồm DN siêunhỏ, DN quy mô nhỏ và DN quy mô vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội(BHXH) không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí là: Tổng nguồn vốnkhông quá 100 tỷ đồng và Tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng(Quốc hội, 2017)
Ngoài ra DNNVV còn được xác định theo lĩnh vực hoạt động bao gồm nôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ chitiết trong Nghị định số 56/2009/NĐ - CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ Theo Nghịđịnh này thì tiêu thức chính để phân loại DNNVV tại Việt Nam sẽ là số lao động và sốvốn, tuy
Trang 37nhiên chưa phân biệt rõ như Luật hỗ trợ DNNVV và số vốn cũng chưa được xác định
là vốn kinh doanh đăng ký trên giấy phép hay vốn hoạt động bình quân của DN
Bảng 2.2: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo ngành nghề hoạt động Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Nguồn vốn Số lao động Nguồn vốn Số lao động Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
Dưới 10người
Dưới 20 tỷđồng
từ 10 đến
200 người
từ trên 20 tỷđến 100 tỷ đồng
từ trên 200 đến 300 người
Công
nghiệp và
xây dựng
Dưới 10người
Dưới 20 tỷđồng
từ 10 đến
200 người
từ trên 20 tỷđến 100 tỷ đồng
từ trên 200 đến 300 người
Thương
mại và dịch
vụ
Dưới 10người
Dưới 10 tỷđồng
từ trên 10đến 50 người
từ trên 10 tỷđến 50 tỷ đồng
từ trên 50 đến 100 người
Nguồn: Chính phủ (2009)
Theo cách phân loại này ở Việt Nam có khoảng 93% trong tổng số DNNVVtrong khu vực kinh tế tư nhân DNNVV chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét vềlao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước
Như vậy yếu tố quan trọng nhất khi nói đến DNNVV là quy mô doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố thể hiện quy mô doanh nghiệp, ví dụ Vốn hoặc Số lao động thể hiệnquy mô đầu vào, doanh thu, lợi nhuận hay giá trị gia tăng phản ánh quy mô đầu ra củadoanh nghiệp Việc xem xét, đánh giá một DNNVV cần được lựa chọn theo tiêu chínào, tiêu chí định lượng hay định tính Trong quá trình lựa chọn tiêu chí xác địnhDNNVV, tác giả xét thấy các nghiên cứu có sử dụng phương pháp định lượng đều lựachọn tiêu chí định lượng mà cụ thể là một trong hai tiêu chí tổng nguồn vốn (hoặc tổngtài sản) và tổng doanh thu Theo Chu Thị Thủy (2003), khi xem xét, nghiên cứuDNNVV chỉ nên dùng một tiêu chí là lao động hoặc số vốn, bởi vì hai tiêu chí đó luônkhông tương thích với nhau và trong nhiều hoàn cảnh cụ thể doanh thu và số vốn lớnkhông đồng nghĩa với số lao động lớn, ví dụ trong điều kiện hiện nay có những doanh
Trang 38nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, số vốn hoặc doanh thu khá lớn nhưng
số lao động lại rất ít
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn tiêu thức tổng Nguồnvốn (hoặc Tài sản trên bảng cân đối kế toán) là tiêu thức để phân loại DNNVV Kháiniệm DNNVV được sử dụng trong luận án cũng chỉ bao gồm các doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ không bao gồm DN có quy mô siêu nhỏ như trong Nghị định số 56(2009)
2.1.2 Đặc điểm DNNVV tại Việt Nam ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, những đặc điểm củaDNNVV tại Việt Nam có ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
có thể khái quát thành: (i)quy mô vốn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, (ii)tổchức bộ máy quản lý và hình thức sở hữu , (iii)quản lý tài chính và, (iv)tổ chức hoạtđộng kế toán
Thứ nhất, đặc điểm về quy mô vốn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
Theo Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 (VCCI, 2017) thìcác DNNVV tại Việt Nam có sự tương đồng về quy mô vốn và quy mô lao động Cáctiêu chí này có ưu điểm là phản ánh đúng cốt lõi khái niệm và bản chất của cácDNNVV nhưng lại khó xác định trên thực tế Tuy nhiên trên hệ thống các tiêu chí này
đa số được các học giả nghiên cứu khi xem xét phương thức xây dựng các đạo luật vàchính sách tác động tới DNNVV Và để dễ xác định, từng nhân tố định tính sẽ đượclượng hóa cụ thể
Khi lựa chọn giữa hai tiêu chí về quy mô vốn hoặc tài sản và quy mô laođộng theo nghị định số 56/2009/NĐ – CP, tác giả sử dụng tiêu chí quy mô vốn hoặctài sản để xác định DNNVV Đặc điểm của DNNVV Việt Nam cũng cho thấy sựtương đồng về vốn và quy mô lao động Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ vànhỏ về lao động luôn chiếm tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vềvốn Tương tự các doanh nghiệp có quy mô lớn về lao động cũng thường là cácdoanh nghiệp có quy mô lớn về vốn Tuy nhiên có sự khác biệt về các doanh nghiệp
có quy mô vừa về vốn và quy mô vừa về lao động Các doanh nghiệp có quy mô vừa
về vốn lại chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ về lao động(93,37%) Tương tự có đến 43,66% các doanh nghiệp có quy mô vừa về lao động lại
là các doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn
Trang 39Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DNNVV thường tập trung với các ngànhnghề sản xuất Do vậy các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm gặp, sốlượng các nghiệp vụ các giao dịch cũng ít hơn, đơn giản hơn, công tác kế toán cũngnhư quản lý dễ kiểm tra kiểm soát hơn.
Bảng 2.3: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động và
theo tiêu chí vốn năm 2016
Trang 40Thứ hai, đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hình thức sở hữu
Xem xét chi tiết hình thức sở hữu phân theo quy mô DN, có thể thấy DN ngoàinhà nước chiếm đến 93,6% trong số các DN có quy mô nhỏ Các DN nhà nước chủyếu có quy mô lớn (42,29%) và quy mô nhỏ (40,2%), trong khi các DN FDI cũng chủyếu có quy mô nhỏ (46,13%) tiếp đến là DN có quy mô siêu nhỏ (25,53%) và quy môlớn (20,18%) Như vậy DN có quy mô vừa đều chiếm tỷ lệ nhỏ ở cả 3 hình thức sởhữu DN
Bảng 2.4: Phân bổ DN theo quy mô và hình thức sở hữu năm 2016
Tổng cộng
DN nhà nước
DN ngoài nhà nước DN FDI