Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS TRẦN MẠNH DŨNG
2 TS TÔ VĂN NHẬT
Hà Nội - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận án
Hà Hồng Hạnh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm học tập và nghiên cứu nghiêm túc, luận án là kết quả của chuỗi thời gian học hỏi và nỗ lực của bản thân tác giả cùng với sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Lời đầu tiên tác giả xin được chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Trần Mạnh Dũng và TS Tô Văn Nhật, đã luôn luôn nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Tác giả cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo và các đồng nghiệp tại Viện Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đóng góp nhiều lời khuyên quý báu và chân thành để tác giả hoàn thành luận án
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đang công tác trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và quý doanh nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát
Sau cùng, tác giả muốn dành lời cảm ơn tới cha mẹ và gia đình nhỏ đã luôn đồng hành, động viên và là nguồn động lực lớn nhất để tác giả hoàn thành luận án này
Hà Nội, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận án
Hà Hồng Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan nghiên cứu 4
1.2.1 Nghiên cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV 4
1.2.2 Nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 14
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 15
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 15
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 16
1.6 Phương pháp nghiên cứu 16
1.7 Đóng góp mới của đề tài 17
1.8 Kết cấu của đề tài 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC DNNVV 20
2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
2.1.1 Khái niệm và tiêu chí phân loại DNNVV 20
2.1.2 Đặc điểm DNNVV tại Việt Nam ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 25
2.2 Lý luận cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính và dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính 30
Trang 52.2.1 Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính 30
2.2.2 Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính 33
2.2.3 Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính 34
2.2.4 Cơ sở lý thuyết liên quan về kiểm toán báo cáo tài chính 36
2.3 Cơ sở lý thuyết giải thích yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV 42
2.3.1 Lý thuyết đại diện 42
2.3.2 Lý thuyết hành vi hợp lý 46
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58
3.1 Quy trình nghiên cứu 58
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 59
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 59
3.2.2 Phỏng vấn sâu 64
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 65
3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 65
3.3.2 Diễn đạt và mã hóa lại thang đo 67
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức 69
3.4.1 Mẫu lựa chọn 69
3.4.2 Thu thập dữ liệu 69
3.4.3 Thông tin về mẫu 70
3.4.4 Xử lý dữ liệu 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 78
4.1 Khái quát về các DNNVV tại Việt Nam 78
4.1.1 Hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam 78
4.1.2 Cơ cấu DNNVV tại Việt Nam 84
4.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng và năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Việt Nam 85
4.2.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam 86
4.2.2 Năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các DNNVV tại Việt Nam 89
Trang 64.3 Kết quả nghiên cứu 91
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 92
4.3.2 Xây dựng ma trận tương quan 94
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá 96
Kiểm định KMO và kiểm định Barlett 96
4.3.4 Kiểm định giả thiết thiết lập mô hình nghiên cứu 98
4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV 100
4.4.1 Tác động của nhận thức về lợi ích kiểm toán 101
4.4.2 Tác động của các bên liên quan 101
4.4.3 Tác động của chuẩn mực chủ quan 102
4.4.4 Tác động của sự giới thiệu 102
4.4.5 Tác động của giá phí kiểm toán 102
4.4.6 Tác động của quy mô 102
4.4.7 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 103
4.5 Phân tích sự khác biệt sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV 105 4.6 Dự báo của mô hình hồi quy logistic 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 108
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 109
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 109
5.2 Khuyến nghị đối với các DNNVV tăng cường sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 110
5.2.1 Tác động tới yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán của chủ/ người điều hành doanh nghiệp 110
5.2.2 Tác động tới yếu tố quy mô doanh nghiệp 112
5.2.3 Tác động tới yếu tố giá phí kiểm toán 113
5.2.4 Tác động tới yếu tố bên liên quan 114
5.3 Một số khuyến nghị đối với các công ty kiểm toán độc lập 115
5.3.1 Tác động tới yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán của chủ/ người điều hành doanh nghiệp 115
5.3.2 Tác động tới yếu tố giá phí kiểm toán 116
5.3.3 Hoàn thiện tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV 118
Trang 75.3.4 Đa dạng hóa dịch vụ kiểm toán BCTC và các dịch vụ chuyên môn khác cho
DNNVV 120
5.4 Một số khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 121
5.4.1 Hoàn thiện khung pháp lý phát triển dịch vụ kiểm toán BCTC 121
5.4.2 Cải thiện phương thức hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán BCTC 123
5.4.3 Tiếp tục thực hiện triệt để việc cải thiện môi trường kinh doanh 124
5.4.4 Các kiến nghị đối với cơ quan, trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV 125
5.5 Một số khuyến nghị đối với các trường đại học và cơ sở đào tạo 125
5.6 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo 126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 127
KẾT LUẬN 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Ý nghĩa
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Xếp loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực 22
Bảng 2.2: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo ngành nghề hoạt động 24
Bảng 2.3: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động và theo tiêu chí vốn năm 2016 26
Bảng 2.4: Phân bổ DN theo quy mô và hình thức sở hữu năm 2016 27
Bảng 3.1: Thang đo Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 60
Bảng 3.2: Thang đo nhận thức về lợi ích kiểm toán 60
Bảng 3.3: Thang đo các bên liên quan đến DNNVV 61
Bảng 3.4: Thang đo chuẩn mực chủ quan 62
Bảng 3.5: Thang đo sự giới thiệu 62
Bảng 3.6: Thang đo giá phí kiểm toán 63
Bảng 3.7: Thang đo quy mô của doanh nghiệp 63
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha 66
Bảng 3.9: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại 67
Bảng 4.1: Lý do DNNVV Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 88
Bảng 4.2 : Lý do các DNNVV Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC 89
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua khảo sát chính thức 92
Bảng 4.4: Tương quan giữa các biến – Correlation Matrix 95
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Barlett 96
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA 97
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy Logistic 98
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình Omnibus Tests of Model Coefficients 98
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình 99
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình 100
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình 101
Bảng 4.12: Tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê 103
Bảng 4.13: Kết quả phân tích sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động 106
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Vị trí địa lý của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 71Biểu đồ 3.2: Mô tả quy mô theo tổng tài sản và lao động trong mẫu nghiên cứu 72Biểu đồ 3.3: Mô tả giới tính, bằng cấp và chức vụ của đối tượng được hỏi trong mẫu
nghiên cứu 73Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ theo quy mô DN giai đoạn 2010 - 2016 79Biểu đồ 4.2: Những khó khăn lớn nhất đối với tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam 80Biểu đồ 4.3 Thu nhập bình quân của người lao động theo quy mô DN trong giai đoạn
2008 – 2016 81Biểu đồ 4.4 Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô trong giai đoạn 2008 – 2016 82Biểu đồ 4.5 Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN theo quy mô trong giai đoạn 20010 – 2016 82Biểu đồ 4.6 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROA của DN phân theo quy mô giai đoạn
2008 - 2016 83Biểu đồ 4.7 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROE của DN phân theo quy mô giai đoạn
2008 - 2016 84Biểu đồ 4.8: Cơ cấu các DNNVV tại Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động 85Biểu đồ 4.9: Biểu đồ sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV Việt Nam 87Biểu đồ 4.10: Biểu đồ mức độ sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV
Việt Nam 87Biểu đồ 4.11 Top 10 Công ty KTĐL có doanh thu lớn nhất 2016 90
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC 31
Sơ đồ 2.2: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC theo quan điểm của Porter và cộng sự 32
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý 35
Sơ đồ 2.4: Những lý thuyết cơ bản về kiểm toán 38
Sơ đồ 2.5: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) 47
Sơ đồ 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của chủ thể tổ chức của
Kotler (2007) 49
Sơ đồ 2.7: Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập, khách thể kiểm toán và người sử dụng
BCTC 51
Sơ đồ 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án về các yếu tố ảnh hưởng đến sử
dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV 56
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 58
Sơ đồ 5.1: Quy trình kiểm toán BCTC của các công ty KTĐL 119
Trang 12
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2017) thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa Nếu xét về quy mô lao động, trong tổng số 402.251 doanh nghiệp đang hoạt động năm 2016 thì có tới 393.928 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm tới 97,9% Trong nền kinh tế loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, là trụ cột của kinh tế địa phương và đóng góp không nhỏ cho GDP quốc gia Đây cũng là nhóm đối tượng thu hút sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các hiệp hội trong nước cũng như các cơ quan, các tổ chức viện trợ quốc tế Ví dụ như Ngân hàng thế giới đã phê duyệt hơn 10 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ có mục tiêu cho các DNNVV tại các nền kinh tế phát triển từ năm
2010 – 2015 và 1,3 tỷ USD trong năm 2014 (European Commission, 2013)
Mặc dù vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế là rất lớn nhưng hiện tại các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:
doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2016 là 60,7 nghìn doanh nghiệp, tăng
ngân hàng nên dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có; chỉ có hơn 1/3 DNNVV (chưa đến 36%) trong số doanh nghiệp đang hoạt động có tiếp cận vốn vay ngân hàng Hạn chế trong việc huy động vốn xuất phát từ chính bản thân DNNVV vì phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế; trình độ quản trị kinh doanh còn bất cập và thiếu chiến lược Các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp chậm BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có ngân hàng, số liệu thiếu chính xác và chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởng đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn Chính vì khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn nên các DNNVV đầu tư mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) và các khoản đầu tư dài hạn tương đối hạn chế (VCCI, 2017)
Trang 13nghiệp thua lỗ có xu hướng gia tăng (chiếm đến 65,8% tính đến hết tháng 9/2016) Tình trạng này tiếp tục sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trong cả hiện tại và tương lai
toàn bộ khối doanh nghiệp; năng lực quản lý, điều hành, trang thiết bị công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường của DNNVV hạn chế Theo Bộ Eế hoạch và Đầu tư (2016) thì năm 2015 với 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra DNNVV chỉ thu về 0,18 đồng lợi nhuận so với mức chung của các doanh nghiệp Kết quả này phản ánh quy mô vốn, năng lực quản lý, điều hành, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường của DNNVV hạn chế hơn nhiều so với doanh nghiệp quy mô lớn Đây cũng chính là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và tổn thương nhất từ suy giảm kinh tế
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế, cũng như những khó khăn mà nhóm đối tượng này đang phải đối mặt, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm hỗ trợ tạo ra khung pháp lý đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này trong xu thế phát triển chung của đất nước Ngày 12/06/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 Đây là lần đầu tiên vấn đề này được quy định tại một luật riêng
Trên góc độ là các DNNVV, nhóm đối tượng này cũng cần thực hiện các công
cụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động Một trong những công
cụ quản lý hữu hiệu mà các DNNVV hiện nay còn chưa biết cách áp dụng hiệu quả để mang lại lợi ích cho đơn vị mình đó là sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do kiểm toán độc lập cung cấp Trong hoạt động kiểm toán thì kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC của một đơn vị và qua đó kiểm toán viên (KTV) đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC giúp cho những đối tượng quan tâm có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Theo Nguyễn Quang Quynh (2008), hoạt động kiểm toán BCTC có tác dụng quan trọng như (i) kiểm toán tạo niềm tin cho những “người quan tâm” như: các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp Riêng đối với các DNNVV thì đối tượng quan tâm chính tới BCTC là: cơ quan thuế, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư
và chủ doanh nghiệp (Collis và Jarvis, 2000) (ii) kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán; và (iii) kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Trang 14Mặc dù hoạt động kiểm toán BCTC mang lại rất nhiều lợi ích cho các khách thể kiểm toán nhưng tại Việt Nam hiện nay ngoài nghĩa vụ hoàn thiện báo cáo quyết toán thuế thì phần lớn các DNNVV được tự nguyện lựa chọn có thực hiện kiểm toán BCTC của đơn vị mình hoặc tự nguyện lựa chọn các dịch vụ đảm bảo độc lập, khách quan đối với thông tin tài chính, các giao dịch và các quy trình Vì vậy hầu như những thông tin tài chính có liên quan đến hoạt động của nhóm đối tượng này rất ít khi được công bố
và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận một cách công khai và minh bạch, ngoại trừ các doanh nghiệp bị bắt buộc thực hiện kiểm toán theo luật định như trong quy định của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ
Việc tăng cường công tác kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại các DNNVV có thể coi là một biện pháp khả thi giúp các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền để qua đó giúp họ có thể điều hành doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn Hơn nữa nếu BCTC của các DNNVV được kiểm toán thì những người quan tâm và sử dụng kết quả kiểm toán có thể dựa vào để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn Một vấn đề đặt ra là vậy thì để các DNNVV lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC (thuê kiểm toán độc lập kiểm toán BCTC) thì những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định này và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ra sao Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế mở, thông tin tài chính kế toán cần được công khai, minh bạch và được xác nhận bởi kiểm toán độc lập thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC từ phía các DNNVV là vấn đề quản
lý cấp thiết và cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
Nội dung nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà soạn thảo chính sách giúp điều chỉnh các quy chế về hoạt động của các DNNVV mà còn có
ý nghĩa trực tiếp đối với các DNNVV, giúp họ nhận thức được những giá trị mà kiểm toán BCTC mà kiểm toán độc lập mang lại giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý, kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính Ở một khía cạnh khác, khía cạnh
sử dụng thông tin, luận án có ý nghĩa đối với những đối tượng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp như nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng Nghiên cứu này cũng đưa ra các khuyến nghị giúp các công ty kiểm toán độc lập xem xét lại những nội dung liên quan đến chất lượng kiểm toán, giá phí kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên khi cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho đối tượng DNNVV – một đối tượng khách hàng tiềm năng, chiếm số lượng lớn nhưng không dễ dàng tiếp cận
Trang 15Luận án đủ ở file: Luận án full