Bên cạnh sự phát triển nhanh mạnh đó, trẻ có những biểu hiện tâm lý đặc trưng như lầm lì, bướng bỉnh, ngang ngạnh, đỏng đảnh, khó chịu, thậm chí chống đối và làm ngược lại ý của người lớ
Trang 1Ở TRẺ EM MẦM NON LỨA TUỔI LÊN 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học
HÀ NỘI, 2016
Trang 2cứu đề tài này Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Hoàng
Thị Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên mẫu giáo trường mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội đã tận tình cộng tác và tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành đề tài Tôi xin gửi lời cảm
ơn tới sự giúp đỡ của đoàn thực tập trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tại trường mầm non Văn Khê
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức song đây là lần đầu tiên tôi thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học nên chắc chắn không thiếu khỏi những thiếu sót, rất mong các quý thầy cô cùng toàn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến
để đề tài này được hoàn thiện hơn
Kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Hà
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình Các số liệu thu thập trong khóa luận là trung thực, rõ ràng, chưa từng được công bố trong một chương trình nghiên cứu nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Hà
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Phạm vi nghiên cứu 3
8 Ý nghĩa thực tiễn 3
9 Cấu trúc khóa luận 3
Phần 2: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KHỦNG TÂM LÝ TRẺ EM MẦM NON LỨA TUỔI LÊN BA 5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận 5
1.2 Một số khái niệm công cụ 6
1.2.1 Khái niệm khủng hoảng 6
1.2.2 Khủng hoảng lứa tuổi lên ba 7
1.2.3 Trẻ em mầm non 8
1.2.4 Biểu hiện của khủng hoảng tâm lý lứa tuổi lên 3 9
1.2.4.1 Biểu hiện thông qua giao tiếp 9
1.2.4.2 Biểu hiện thông qua hoạt động 9
1.3 Đặc điểm tâm lý trẻ em lứa tuổi lên 3 10
1.3.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi lên 3 11
1.3.2 Đặc điểm trí tuệ của trẻ em lứa tuổi lên 3 14
1.3.3 Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách 15
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TRẺ EM MẦM
NON LỨA TUỔI LÊN BA 24
2.1 Thực trạng khủng hoảng tâm lý trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 24
2.1.1 Thực trạng biểu hiện khủng hoảng thông qua giao tiếp của trẻ em với người lớn 25
2.1.1.1 Bướng bỉnh 25
2.1.1.2 Ngang ngạnh 28
2.1.1.3 Chống đối 31
2.1.1.4 Vô lễ với người lớn 33
2.1.1.5 Chuyên quyền 35
2.1.1.6 Tự tiện 37
2.1.2 Thực trạng biểu hiện khủng hoảng tâm lý thông qua hoạt động 38
2.1.2.1 Hoạt động chơi với bạn 39
2.1.2.2 Hoạt động cùng với cha mẹ 42
2.1.2.3 Hoạt động ở lớp cùng với cô giáo 46
2.2 Nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 51
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG TÂM LÝLỨA TUỔI LÊN BA 55
3.1 Đối với gia đình 55
3.2 Đối với nhà trường 60
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤCPHIẾU ĐIỀU TRA
Trang 6PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục luôn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi trọng, là nơi nuôi dưỡng biết bao nhân tài cho đất nước Để có một đất nước phát triển tốt về mọi mặt thì chúng ta phải giáo dục con người ngay
từ rất sớm Chính vì vậy, mỗi nhà giáo, mỗi phụ huynh phải hiểu được chính con em mình đã, đang và sẽ đào tạo, giáo dục lên Đó chính là người lớn phải hiểu được tâm lý của người học
Trong đời mỗi con người đều trải qua các thời kì khủng hoảng khác nhau Mỗi giai đoạn khủng hoảng lại mang một đặc trưng, một màu sắc riêng Đặc biệt, việc chuyển từ hoạt động chủ yếu với đồ vật, cùng với nhận thức cảm tính của trẻ hài nhi sang hoạt động vui chơi, và nhận thức lý tính của trẻ
ấu nhi là bước đầu hình thành nhân cách của trẻ mầm non Đây là thời kì quan trọng ảnh hưởng tới cả quá trình phát triển sau này của trẻ
Ở giai đoạn trẻ lên 1, 2 tuổi, trẻ chủ yếu hoạt động với đồ vật, phạm vi hoạt động còn hạn chế Tuy nhiên, bước sang tuổi lên 3 trẻ cũng đã lớn và trưởng thành hơn rất nhiều, phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng hơn
từ đó trẻ cũng thu thập được ít nhiều những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình Bên cạnh sự phát triển nhanh mạnh đó, trẻ có những biểu hiện tâm lý đặc trưng như lầm lì, bướng bỉnh, ngang ngạnh, đỏng đảnh, khó chịu, thậm chí chống đối và làm ngược lại ý của người lớn… Thực tế cho thấy, rất nhiều phụ huynh không hiểu được con mình tại sao lại có những hành động và suy nghĩ như vậy Đây chính là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 với sự tự ý thức cao của trẻ
Rất nhiều giáo viên mầm non đã quên mất giai đoạn này của các em Khi trẻ luôn tìm mọi cách để khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình thì
Trang 7chính người giáo viên lại không mấy khi tổ chức cho các em hoạt động nhóm, tạo ra các sân chơi thi đua để giúp các em vượt qua giai đoạn khủng hoảng
Trẻ em giai đoạn mầm non lứa tuổi lên 3 sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi không được người lớn hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc về giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi lên 3 Điều đó không chỉ ảnh hưởng tâm lý của trẻ tại thời điểm đó mà còn cả tâm lý sau này của trẻ nếu không được giải quyết kịp thời
Với những lý do trên, cùng với sự đam mê môn học tôi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi
lên 3” Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục đúng đắn giúp trẻ nhanh
chóng vượt qua cơn khủng hoảng, phát triển tốt về mặt tâm lý
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng hiện tượng khủng hoảng tâm lý lứa tuổi lên ba Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục đúng đắn giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng, phát triển tốt về mặt tâm lý
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non tuổi lên 3
- Khách thể nghiên cứu: 34 trẻ mẫu giáo bé Trường mầm non Văn Khê
4 Giả thuyết khoa học
Phần lớn trẻ em ở độ tuổi này đều có những biểu hiện rõ nét cho thấy ý muốn độc lập trong tâm lý của các em Những biểu hiện đó báo hiệu sự khủng hoảng tuổi lên 3 Nếu phát hiện và thay đổi cách giao tiếp với các em sẽ tạo điều kiện tốt cho các em phát triển tâm lý Ngược lại, nếu quá xem thường cuộc khủng hoảng này, bỏ qua những biểu hiện của sự khủng hoảng nghĩa là chúng ta đã làm mất đi một cơ hội lớn trong chặng đường vàng phát triển tâm
lý của trẻ em lứa tuổi mầm non
Trang 85 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận của khủng hoảng lứa tuổi lên ba
- Thực trạng khủng hoảng lứa tuổi lên ba ở trẻ em mầm non
- Đề xuất các biện pháp giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích đặc điểm tâm lý của trẻ
6.2 Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trên lớp trong các giờ ra chơi, trong các tiết học để quan sát các biểu hiện của trẻ (gồm 34 trẻ)
6.3 Phương pháp điều tra
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để làm rõ các biểu hiện và thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục trẻ ở giai đoạn khủng hoảng này Điều tra giáo viên trong trường (42 người) và phụ huynh của 1 lớp (34 người)
và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học thông thường
đà cho sự phát triển tâm lý ổn định ở giai đoạn tiếp theo
9 Cấu trúc khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm ba phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận và kiến nghị
Trang 9Chương 1 Cơ sở lý luận Chương 2 Thực trạng khủng hoảng tâm lý trẻ em mầm non lứa tuổi lên ba
Chương 3 Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
Trang 10Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KHỦNG TÂM LÝ
TRẺ EM MẦM NON LỨA TUỔI LÊN BA
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận
Lịch sử nghiên cứu hiện tượng khủng hoảng tuổi lên ba, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi xin điểm qua nghiên cứu của một số tiểu luận, luận
văn, sáng kiến khoa học của một số tác giả như:
Trên thế giới:
Theo V.Keler trong tác phẩm “Về nhân cách trẻ 3 tuổi” đã nghiên cứu
và ghi lại những hiện tượng cơ bản của khủng hoảng tuổi lên 3
Ở Việt Nam:
1 Dương Thị Giang (2014), Tìm hiểu hiện tượng khủng hoảng tuổi lên
3 ở trẻ em lứa tuổi mầm non đã chỉ ra 6 biểu hiện khủng hoảng tâm lý của trẻ
và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ
2 Nguyễn Ánh Tuyết - chủ biên Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Bà chỉ ra rằng: “Đối với những trẻ đang ở vào tình trạng khủng hoảng, người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh và ngang ngạnh của nó” [6]
Các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được điểm qua ở trên giúp chúng tôi có kinh nghiệm quý báu Đã có công trình nghiên cứu về Khủng hoảng lứa tuổi lên 3, nhưng chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của tôi bước đầu đi sâu vào những nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng khủng hoảng tuổi lên 3 để từ đó thấy được sự ảnh hưởng của giai đoạn khủng hoảng này đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 một cách dễ dàng hơn
Trang 111.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm khủng hoảng
Bước sang tuổi ấu nhi, trẻ em không còn là một thực thể bất lực nữa Nhờ hoạt động và khả năng đi lại theo hướng thẳng đứng trong không gian
mà đời sống tâm lý của trẻ có một bước phát triển to lớn, là một bước quan trọng biến đứa trẻ trở thành người Những biến đổi về chất của đứa trẻ trong 3 năm đầu đời quan trọng đến mức mà nhiều người cho đó là giai đoạn quyết định cả cuộc đời con người
Thật vậy, đứa trẻ lên 3 tuổi biết dùng nhiều đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày, biết tự phục vụ, biết giao tiếp bằng ngôn ngữ với mọi người xung quanh
và biết thực hiện những quy tắc hành vi sơ đẳng trong xã hội Nên có sự biến đổi tâm lý nổi bật của trẻ ở giai đoạn này
Sự phát triển tâm lý của trẻ là sự biến đổi từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, đó là quá trình tích lũy dần về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, là quá trình nảy sinh cái mới trên nền cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân mỗi trẻ Chính điều này gây ra sự khủng hoảng của trẻ Vậy khủng hoảng là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt: “khủng hoảng là tình trạng rối loạn, mất cân bằng, bình ổn do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết”[3]
Theo các nhà tâm lý học: “khủng hoảng lứa tuổi là biểu hiện của trạng thái xung đột xuất hiện trong thời kỳ chuyển biến từ giai đoạn phát triển lứa tuổi này sang giai đoạn phát triển lứa tuổi kia… Nguồn gốc xuất hiện của khủng hoảng lứa tuổi là các mâu thuẫn giữa những khả năng trưởng thành về thể lực và tâm lý với những hình thức của các quan hệ qua lại với những người xung quanh với các dạng hoạt động được hình thành trước đó Cá tính của trẻ cũng bị ảnh hưởng lớn đến tính chất gay gắt cả khủng hoảng lứa tuổi”
Theo Vygotsky: Khủng hoảng tâm lý là những giai đoạn ngắn của sự phát triển Trong đó thường diễn ra với tốc độ và nhịp độ rất nhanh, mạnh, tạo
Trang 12ra bước ngoặt trong nhân cách trẻ em, làm thay đổi hoàn toàn những nét cơ bản trong nhân cách
Vậy khủng hoảng là: Khủng hoảng là tình trạng rối loạn, mất cân bằng, bình ổn do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết
1.2.2 Khủng hoảng lứa tuổi lên ba
Khi trẻ tách mình ra khỏi vòng tay của người khác và tự ý thức được về những khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một số thái độ mới đối với người lớn Trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn giống như người lớn và làm những việc như người lớn, muốn được độc lập và tự chủ Mặc dù trẻ thường nói khi lớn lên con sẽ làm việc này, việc kia nhưng không có nghĩa là trẻ chờ đến khi lớn lên Thực tế cho thấy, trẻ muốn làm người lớn ngay tức khắc Điều này chứng tỏ trẻ có nguyện vọng được độc lập
về mọi thứ Dần dần, tính độc lập sẽ xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn hành động độc lập là rất lớn, để khẳng định chính mình Nhu cầu tự khẳng định mình là một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy trẻ bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn Nó mạnh đến mức lấn át các nhu cầu khác cũng đang phát triển Trẻ muốn khẳng định mình, nên ở lứa tuổi lên 3 này xuất hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả Đồng thời trẻ cũng muốn có quyền được sở hữu mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình Do đó, tính ích
kỷ càng ngày càng mạnh mẽ, các nhà tâm lý gọi đó là thời kỳ khủng hoảng của trẻ lên 3
Tóm lại, khủng hoảng tuổi lên 3 là khủng hoảng tâm lý ở giai đoạn trẻ lên 3 tuổi do sự phát triển nhanh và mạnh về tâm lý lẫn sinh lý, dẫn đến tình trạng mất cân bằng ở trẻ do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết Cụ thể đó
là mâu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với kỹ năng thực tế của trẻ, mâu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với sự không cho phép của người lớn
Trang 131.2.3 Trẻ em mầm non
Trẻ em là gì?
Khái niệm trẻ em theo luật pháp nước ngoài:
Theo “Hiệp ước về Quyền Trẻ em” của Liên hợp quốc: Trẻ em là mọi con người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn
Ở Trung Quốc: điều 2, luật bảo vệ người chưa thanh niên quy định, trẻ
em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi
Ở Nhật Bản: điều 4, luật phúc lợi trẻ em năm 1947 cũng quy định trẻ
em là người dưới 18 tuổi
Khái niệm trẻ em ở Việt Nam Trẻ em là những công dân tí hon, là mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước Chính vì vậy, nhà nước quan tâm, giáo dục, chăm sóc, bảo vệ tạo mọi điều kiện để trẻ em có thể phát triển toàn diện[3]
Theo luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em quy định thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi có các quyền cơ bản như được khai sinh, quyền được chăm sóc nuôi dưỡng, quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng tính mạng, nhân phẩm, quyền học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục thể thao
Trẻ em mầm non
Từ các quan niệm, khái niệm nêu trên, ta có thể khái quát khái niệm trẻ mầm non như sau: Trẻ em mầm non là những trẻ em từ 0 - 72 tháng tuổi đang bắt đầu hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, nhưng đó mới là bắt đầu hình thành nên có sự giáo dục đúng đắn của gia đình và nhà trường để
có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt
Trang 141.2.4 Biểu hiện của khủng hoảng tâm lý lứa tuổi lên 3
1.2.4.1 Biểu hiện thông qua giao tiếp
Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 trẻ có những biểu hiện rõ rệt của sự khủng hoảng đó là trong các hoạt động giao tiếp, đó là:
Bướng bỉnh: Trẻ thích làm theo ý mình, muốn tự quyết định mọi việc Nhiều khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn
bố mẹ phải chịu thua
Chống đối: Bé muốn làm ngược lại những lời chỉ bảo của người lớn hoặc vi phạm những điều ngăn cấm
Vô lễ với người lớn: Trẻ nói trống không hoặc nói hỗn khi bị người lớn nhắc nhở Khi không hài lòng điều gì, bé thường giơ tay đánh, nhéo người khác
Chuyên quyền: Bé tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh, cái gì cũng muốn giành về mình, do đó tính ích kỉ càng ngày càng phất triển
Tự tiện: Trẻ tự quyết định mọi việc, tự lấy đồ của người khác kể cả khi người lớn chưa cho phép
Ngôn ngữ giao tiếp ở giai đoạn này của trẻ phát triển nhanh chóng, vốn
từ được mở rộng chính vì vậy trẻ nói như thể mình là người lớn
Phản ứng tiêu cực: bé nói “không” với mọi thứ
1.2.4.2 Biểu hiện thông qua hoạt động
Hoạt động chơi với bạn
Trẻ lên 3 bắt đầu biết tham gia chơi cùng các nhóm bạn Tuy nhiên, mỗi trẻ đều muốn làm theo ý mình và muốn có thẩm quyền với mọi vật xung quanh Khi đó,trẻ chỉ muốn giữ đồ chơi cho riêng mình và không muốn chia
sẻ đồ chơi với bạn khác, từ đó tạo nên tính ích kỉ Có trẻ lại nghĩ tất cả đồ
Trang 15bằng được ngay cả khi bạn khác không đồng ý Hiện tượng này tạo nên tính chuyên quyền và muốn có thẩm quyền với mọi vật xung quanh mình
Lên 3 tuổi trẻ muốn khẳng định trong thế giới xung quanh, trẻ bắt đầu
tự so sánh mình với người lớn, muốn giống người lớn, muốn tự chủ trong công việc, không cần sự can thiệp của bố mẹ Nhưng ngay cả những việc được cho là khó đối với trẻ nhưng trẻ cũng không muốn ai giúp đỡ hay bảo ban Nếu trẻ bị ngăn cấm bởi bố mẹ thì trẻ lại quyết làm cho bằng được ngay
cả khi trẻ biết mình làm sai
Trong khi chơi cùng với bố mẹ, trẻ luôn muốn họ làm theo ý mình, muốn làm chủ trong cuộc chơi Trẻ cũng muốn mình có quyền quyết định mọi chuyện như người lớn Nhu cầu này của trẻ nếu không được đáp ứng, trẻ có những biểu hiện cáu giận, hờn dỗi hay chống đối
Hoạt động trong lớp với cô giáo
Trong các hoạt động trên lớp, có những trẻ rất nghe lời cô giáo, bên cạnh đó còn rất nhiều trẻ tỏ ra bướng bỉnh không chịu nghe lời Trẻ đáp lại lời nhắc nhở của cô là sự im lặng hoặc là cố tình tiếp diễn hành động đó Khi bị
cô nhắc nhở nhiều lần trẻ không làm tiếp diễn nữa, nhưng nếu không có mặt
cô, trẻ lại làm hành động đó như một thú vui cho các bạn trong lớp
1.3 Đặc điểm tâm lý trẻ em lứa tuổi lên 3
Ở giai đoạn trước, cuộc sống của trẻ hài nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn: Đói người lớn cho ăn, rét người lớn cho mặc, người lớn tạo ra những ấn tượng… Do đó giao tiếp là một nhu cầu bức thiết của trẻ Cùng với
Trang 16đó, trẻ bước đầu tiếp xúc với đồ vật, làm quen với đồ vật nhưng ở dạng sơ khai Trẻ chỉ dừng lại ở việc bắt chước chứ chưa nắm được công dụng của đồ vật
Bước sang tuổi ấu nhi, trẻ em không phải là một thực thể bất lực nữa Nhờ hoạt động tích cực với thế giới đồ vật, những người xung quanh và khả năng đi lại trong không gian một cách nhanh nhẹn hơn mà đời sống tâm lý của trẻ có một bước phát triển to lớn Những biến đổi về chất trong hai năm tiếp theo này quan trọng tới mức mà nhiều người cho đó là giai đoạn quyết định cả cuộc đời con người
Thật vậy, đứa trẻ lên 3 đã biết dùng nhiều đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày, biết tự phục vụ, biết giao tiếp bằng ngôn ngữ với mọi người và biết thực hiện những quy tắc hành vi sơ đẳng trong xã hội, nó đánh dấu bước nhảy vọt trong sự phát triển của 3 năm đầu đời Sau đây là những thành tựu phát triển tâm lý nổi bật của trẻ lên 3 tuổi
1.3.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi lên 3
Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo
ra sự thay đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp của trẻ ấu nhi Điều này
có tác động lớn, có vai trò quyết định sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này Việc thao tác thành thạo hoạt động với đồ vật làm cho sự chỉ đạo của người lớn đối với trẻ ngày càng mờ nhạt Thay vào đó là nhu cầu chiếm lĩnh phương thức sử dụng đồ vật của trẻ Khả năng hứng thú với đồ vật ngày càng tăng thì càng kích thích trẻ hướng tới người lớn, mở rộng giao tiếp với họ để mong được họ giúp đỡ trong việc nắm vững cách thức sử dụng đồ vật xung quanh
Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ
Ngoài ra, sự xuất hiện ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng Ngôn ngữ vừa là vật thay thế cho đồ vật, vừa là phương tiện giao tiếp Nó giúp việc diễn
Trang 17tả suy nghĩ một cách nhanh hơn, khái quát hơn và không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian
Đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích lũy các hiện tượng do hoạt động với đồ vật mang lại ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Các hiện tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và để liên kết chúng với hình ảnh của sự vật và hiện tượng trong thế giới xung quanh
Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi này phần lớn là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói chậm Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói thì mới đáp ứng nguyện vọng đó
Khi lên 3 tuổi, trẻ đã tách dần việc hiểu lời nói với tình huống cụ thể và khi đó việc chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau Trong thời kì này sự thông hiểu lời nói của người lớn được biến đổi về chất Đứa trẻ không chỉ hiểu những từ riêng biệt mà còn
có thể thực hiện những hành động với đồ vật theo sự chỉ dẫn của người lớn Lúc này trẻ rất thích nghe kể chuyện và đọc thơ…
Việc nghe và hiểu lời nói đánh dấu một thành tựu rất quan trọng của trẻ
ấu nhi Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới
Bước đầu học nói cùng với việc khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ lên 3 tuổi đã có vốn từ vựng trên dưới một ngàn từ Một số chuyên gia ngôn ngữ cũng cho rằng vốn từ của trẻ có thể đạt từ 500 từ đến 900 từ và biết
sử dụng các cụm từ và câu đơn dài khoảng 7-8 từ
Với lượng vốn từ lớn hơn rất nhiều so với 2 năm trước đây, khả năng lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của trẻ ấu nhi là rất lớn Bên cạnh đó, kinh
Trang 18nghiệm mà trẻ tích lũy được lại quá hạn hẹp Chính vì vậy, trẻ lên 3 tuổi có nhu cầu tìm tòi khám phá thế giới xung quanh trẻ
"Trẻ lên 2, 3 cả nhà học nói” Đúng vậy, lên 3 ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và hỏi luôn mồm Nhờ đó việc sử dụng các hình thức ngữ pháp của tiếng mẹ để đạt tới một bước tiến bộ đáng
kể Trẻ nói thạo các câu đơn giản như “con ngồi vào lòng mẹ”, “các bạn đi tung tăng ra đường”, “sắp mất điện rồi” Đến cuối tuổi thứ 3, trẻ nói được những câu khá phức tạp như: “tại anh đáng con nên con khóc”, “ai mà bẩn thì không được đi ra ngoài phố”, “con đã rửa chân rồi nhưng vẫn còn đất”… Lời nói của trẻ thường gắn liền với quá trình tri giác và như là tạo ra cho mình một cú pháp riêng khác với người lớn
Nói đúng ngữ phát tiếng mẹ đẻ là thể hiện trẻ đã đạt tới một trình độ cao trong sự phát triển ngôn ngữ Về thực chất ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện để giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, để tư duy, tìm hiểu thế giới xung quanh và là phương tiện để phát triển các chức năng tâm lý khác Những quá trình tâm lý của trẻ như tri giác, tư duy, trí nhớ… được cải tiến tốt dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ Đồng thời sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chịu ảnh hưởng của các quá trình tâm lý đó Nhờ trí tuệ phát triển, việc lĩnh hội ý nghĩa của các từ cũng biến đổi trong suốt giai đoạn 3 tuổi này Trẻ dần nắm được cấu tạo, chức năng của đồ vật Việc nắm nội dung về đối tượng càng trở lên rõ ràng và sâu sắc hơn khi trẻ ở cuối tuổi ấu nhi
Theo nhiều công trình nghiên cứu và quan sát hàng ngày, người ta nhận xét rằng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mang đặc điểm giới tính rõ nét: Bé gái học nói nhanh hơn bé trai, ngược lại bé trai học nói chậm hơn nhưng lại tỏ ra hiểu lời nói của người khác khá tốt
Trang 191.3.2 Đặc điểm trí tuệ của trẻ em lứa tuổi lên 3
Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trưng của con người Theo người Do Thái thì tri thức là thành quả của quá trình học tập Theo tiếng Latinh, trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ Theo từ điển Tiếng Việt, trí tuệ
là phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, thu nhận tri thức… có thể tiến tới phát minh khoa học Tóm lại, trí tuệ là khả năng nhận thức, suy đoán của con người bằng não bộ
Suốt tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh, nắm được những mối liên hệ đơn giản nhất giữa những đồ vật đó và đã bắt đầu sử dụng các mối liên hệ này trong các hành động chơi nghịch của mình Vào tuổi ấu nhi, việc nắm vững hoạt hoạt động với đồ vật và mở rộng giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ ấu nhi phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ Đặc biệt, sự tăng lên của dạng hoạt động tri giác và dạng hoạt động tư duy là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ của trẻ ấu nhi
Đầu tuổi ấu nhi, khả năng tri giác của trẻ hết sức sơ sài, mới chỉ nhận được các dấu hiệu nào đó của đồ vật đang đập vào mắt rồi căn cứ những dấu hiệu đó để nhận biết các đối tượng, đó chỉ là dấu hiệu bên ngoài mang tính chất ngẫu nhiên và còn mơ hồ Tri giác của trẻ tinh vi, đầy đủ dần chính là nhờ trẻ được hoạt động với đồ vật, nhất là hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tương quan
Quá trình thực hiện những hành động công cụ và hành động xác lập các mối tương quan chính là cơ sở để hình thành những hành động tư duy ở trẻ Khi trẻ học được cách thực hiện các hành động này trẻ bắt đầu hướng vào các mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ như thế trong điều kiện mới, khi giải bài toán mới Đây là một bước rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ em
Trang 20Tư duy ở giai đoạn này của trẻ được ngang tầm với trí khôn của khỉ trưởng thành Trẻ lên 3 sử dụng tư duy trực quan – hành động để “nghiên cứu” những mối liên hệ muôn màu muôn vẻ trong thế giới đồ vật xung quanh, loại tư duy này chỉ được hình thành trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, chủ yếu qua các hành động cụ thể xác lập mối tương quan, nhờ sự hướng dẫn của người lớn Những mối tương quan được hình thành không chỉ là phương tiện giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nào đó đặt ra trước đứa trẻ, mà còn là phương tiện để trẻ nắm vững bản thân hoạt động tư duy, nhờ đó mà sự phát triển trí tuệ của trẻ diễn ra mạnh mẽ
Cuối tuổi ấu nhi, tư duy trực quan hành động của trẻ đang phát triển mạnh, bắt đầu có sự xuất hiện một số hành động tư duy được thực hiện trong
óc, không cần những phép thử bên ngoài Đó chính là kiểu tư duy trực quan hình tượng, là kiểu tư duy mà trong đó việc giải quyết các bài toán được thực hiện nhờ hành động bên trong với các biểu tượng mà trẻ tích lũy được Tuy nhiên, kiểu tư duy này chỉ sử dụng trong trường hợp giải bài toán đơn giản nhất, còn chủ yếu là sử dụng kiểu tư duy trực quan – hành động So với kiểu
tư duy trực quan – hành động thì nó phát triển ở một trình độ cao hơn, và sẽ được phát triển đầy đủ ở lứa tuổi mẫu giáo
1.3.3 Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách
Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện
tự ý thức Nhân cách của trẻ lên 3 đang dần được hình thành với những đặc điểm như:
+ Trẻ biết họ tên, giới tính của mình
+ Hành vi ứng xử theo chuẩn mực của con người phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội: trẻ biết xúc cơm, mặc quần áo, biết chải tóc, biết đi dép, rửa tay trước khi ăn và khi tay bẩn, trẻ biết cầm đũa
Trang 21+ Khi nhận đồ của người khác phải biết nhận bằng 2 tay và nói lời cảm ơn
+ Khi mắc lỗi thì biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi
+ Trẻ biết được rằng muốn xin ai, muốn mượn ai cái gì phải hỏi, được
sự đồng ý của họ mới được phép lấy
+ Dáng đi thẳng của người, hiên ngang, ngẩng đầu đi với tư thế dứt khoát
+ Ngôn ngữ của con người (tiếng nói mẹ đẻ, trẻ nói được hàng trăm từ,
có thể nói bằng câu 5 từ, diễn đạt được ý nghĩa mong muốn của mình, hiểu đa
số các câu và tuân theo câu mệnh lệnh gồm nhiều từ)
+ Trẻ biết và thể hiện những sắc thái, cảm xúc của con người một cách khá chính xác như vui buồn, cười, khóc, giận hờn…
+ Ý thức của trẻ tuy chưa hoàn thiện nhưng đang trong giai đoạn hình thành Trẻ nhận thức được tên gọi, tuổi, giới tính… của mình Trẻ dần ý thức được phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng như không vứt rác bừa bãi mà phải
bỏ vào đúng nơi quy định; trẻ biết tôn trọng người khác: không nói to nơi đông người; khi người khác đang ngủ; ý thức khiêm tốn, chỉ nói điều mình biết, trung thực, thật thà, lễ độ…
+ Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, tư duy của trẻ bắt đầu phát triển mạnh: trẻ biết xếp đồ chơi phân loại theo hình dạng, màu sắc, hoàn thành ghép hình với 3 hoặc 4 mảnh ghép, biết đếm vài số và nhận biết 1 số màu cơ bản
+ Trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động vui chơi, mặc dù cùng chơi một trò chơi nhưng thực chất vẫn là kiểu chơi song song, cạnh bạn
ít tương tác với bạn chơi trong quá trình chơi
+ Trẻ học được các hành vi ứng xử của con người khi tham gia vào hoạt động giao tiếp: biết chào hỏi người lớn tuổi, biết buồn khi bị bố mẹ mắng…
Trang 22+ Trẻ học được cách cách ứng xử, các thao tác, các kỹ năng, kỹ xảo với
đồ dùng, vật dụng xung quanh trẻ (biết đánh răng theo chỉ dẫn của người lớn, dần đần trở nên thành thạo cac thao tác)
Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng tự ý thức thường xuất hiện từ lúc trẻ lên 3 tuổi Đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là con người riêng biệt, khác với những người xung quanh, có những ý muốn riêng biệt có thể hợp hay không hợp với ý muốn của người lớn
Khi bước vào tuổi ấu nhi, trẻ chưa tách rời những tình cảm và những ý muốn của mình ra khỏi những hoàn cảnh bên ngoài Trẻ còn trong tình trạng chưa xác định được bản thân mình Hành động và vận động của trẻ thường xuyên biến đổi, vì thế giới nội tâm của trẻ còn chưa xác định Dần dần, gần đến tuổi ấu nhi trẻ mới nhận ra cái tôi của mình và do đó khi xưng hô trẻ mới nhận biết được mình
Trong sự hình thành nhân cách, tên gọi có một tầm quan trọng không thể coi nhẹ Mọi sự giao tiếp đều bắt đầu từ tên gọi Nhưng đến tuổi lên 3 trẻ mới nhận ra tên của mình gắn liền với bản thân mình và không thể chấp nhận được mình mà không có tên Có thể nói rằng tên người là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhân cách Bên cạnh đó trẻ đã để ý đến hình dáng bên ngoài của mình rồi sau đó đến ý nghĩ bên trong
Ý thức về bản thân là nguồn gốc nảy sinh những ý muốn và hành động Phân biệt mình với người khác, do những ảnh hưởng của hoạt động ngày càng mang tính độc lập nhiều hơn của trẻ Lúc này trẻ có khả năng thực hiện những hành động với đồ vật, không cần sự giúp đỡ của người khác, đã có khả năng
tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản Từ việc hòa mình vào với những người khác, trẻ chuyển sang tự khẳng định mình trong thế giới xung
Trang 23quanh Trong thời kì này, hoạt động của trẻ không chỉ hướng về thế giới bên ngoài mà còn hướng tới bản thân mình, trẻ bắt đầu tự nhận thức
Bước cao hơn của sự tự nhận thức là trẻ tự nhận xét, đánh giá được mình Mọi việc trẻ làm có thể chia thành “ngoan” và “hư” Trẻ phân biệt được điều này đều căn cứ vào thái độ của người lớn đối với những việc trẻ làm Ở
độ tuổi này, sự chê trách hoặc không đồng ý của người lớn cũng làm cho trẻ đau khổ và sự xa cách hay thờ ơ cũng làm cho trẻ buồn nản Đứa trẻ được giáo dục tốt luôn có nguyện vọng muốn trở thành “bé ngoan” để được người lớn khen Nhu cầu đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp
Sự tự ý thức của trẻ còn được biểu hiện ở chỗ trẻ còn muốn hiểu về bản thân trong quá khứ và mong muốn về mình trong tương lai Quan niệm về bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai gắn liền với quan niệm, phạm
vi và khả năng phát triển nhân cách, vì hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai là điều kiện sống và sự phát triển nhân cách
Sự định hướng trong thời gian cũng là tự nhận thức, tự ý thức Định hướng vào thời gian, đâu là quá khứ, đâu là hiện tại, đâu là tương lai là đặc điểm quan trọng của loài người Tuy nhiên sự định hướng thời gian của trẻ lên
ba còn rất mơ hồ và mung lung, đặc biệt là sự cảm nhận về khoảng cách thời gian vẫn còn chưa chính xác Nhưng điều này đối với trẻ chưa phải là quan trọng, mà điều có ý nghĩa đối với sự hình thành nhân cách là trẻ nhận ra được quá khứ, hiện tại và tương lai
1.4 Một số đặc điểm sinh lý của trẻ lên 3
+ Bé có khoảng 20 chiếc răng
+ Thị giác của bé có thể đạt 10/10
+ Bé ngủ khoảng 11-13 giờ đồng hồ mỗi ngày, kết hợp với một giấc ngủ trưa khoảng 2 tiếng tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ
Trang 24+ Bé có thể ngồi và đạp trên chiếc xe 3 bánh
+ Bé có thể dễ dàng đá bóng về phía trước
+ Bé có thể bật nhảy tại chỗ, kiễng gót chân
+ Bé có thể ném bóng cao tay theo yêu cầu
+ Bé có thể đánh răng có sự trợ giúp của bố mẹ
+ Bé có thể tự mặc quần áo với các thao tác kéo khóa, cài cúc, cởi cúc + Bé tự dùng thìa và tự xúc cơm
+ Bé dễ dàng rửa tay và lau khô tay theo yêu cầu của cha mẹ
+ Bé thành thạo trong kỹ năng ngồi bô
+ Bé có thể tập trung vào một công việc, một hoạt động vui chơi trong khoảng từ 8-10 phút
+ Bé dễ dàng xếp chồng 6 khối lên nhau
Kỹ năng ngôn ngữ + Bé có thể nói được 500-900 từ
+ Trong vốn từ của trẻ thì danh từ chiếm phần lớn
Trẻ ấu nhi ngôn ngữ đang phát triển mạnh mẽ, về cơ bản vố từ của trẻ
có đầy đủ các loại từ Nhưng với lứa tuổi này, việc hoạt động với đồ vật là chủ yếu nên loại từ chiếm số lượng nhiều nhất là danh từ rồi đến động từ và cuối cùng là tính từ Với vốn từ mà trẻ tích lũy được thì trẻ có thể hiểu người lớn nói gì và có thể hát những bài hát có từ 4 đến 8 câu ngắn và có thể đọc bài thơ, câu thơ ngắn
+ Ở độ tuổi này, trẻ còn nói lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững được ngữ pháp chính vì vậy trẻ lên 3 xuất hiện hiện tượng nói ngược
Bé Vi lớp 3 tuổi A1 trường mầm non Văn Khê nói : “ton tào tô”
Trẻ chuyển các âm đầu thành âm “t” khiến cô và các bạn trong lớp nghe khó hiểu hoặc không hiểu ý trẻ đang muốn nói điều gì
Trang 25Trong đó, trẻ 3 tuổi hầu hết mắc các lỗi nói ngược, trẻ chưa nắm được ngữ pháp nên điều này không thể tránh khỏi
+ Bé có thể nói được 2 đến 3 câu ngắn liên kết với nhau
+ Bé nhớ giai điệu và lời ca của những bài hát ngắn
Ở độ tuổi này, khi cô giáo dạy cho trẻ những bài hát ngắn chỉ 4-5 lần là trẻ có thể thuộc và hát những bài hát ngắn, tuy không phải là hầu hết các trẻ đều làm được như vậy Trong các tiết dạy trẻ hát hoặc nghe hát có trẻ rất mạnh dạn hỏi những câu hỏi liên quan tới bài học nhưng cũng có trẻ còn nhút nhát và không chú ý Ví dụ khi trẻ được nghe bài hát: “trời nắng trời mưa” có trẻ hỏi “sao thỏ lại đi tắm nắng ạ?”, “đi tắm nắng có ốm không ạ?”… Trẻ có thể nhớ được nhiều bài hát ngắn và lặp lại giai điệu của bài hát khi cô nhắc tới tên bài hát đó Có thể thấy, đây là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển tư duy và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo bé
+ Bé biết sử dụng từ “xin lỗi” và “cảm ơn” đúng lúc
Ở độ tuổi này, hoạt động chủ yếu của trẻ là hoạt động với đồ vật, cơ hội tiếp xúc và tương tác với đồ vật là rất cần thiết Trẻ luôn tò mò, muốn khám phá mọi vật xung quanh mình Nhưng trẻ lại chưa có kinh nghiệm nên việc làm sai là khó tránh khỏi Trẻ liên tiếp mắc những lỗi sai và phải biết nhận lỗi
về mình bằng việc nói lời xin lỗi với bạn, với người lớn Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhiều trẻ rất bướng bỉnh không chịu thừa nhận việc mình làm là sai, thậm chí còn đổ lỗi cho người khác và cả đồ vật đồ chơi
Ví dụ 1: cháu An 3 tuổi, cháu chạy không để ý đằng trước nên đâm đầu vào tường và khóc thật to, khi bố mẹ hỏi thì cháu đổ lỗi cho cái tường làm cháu đau
Ví dụ 2: cháu Hoàng Anh 3 tuổi A4, trong giờ học đánh và giật tóc bạn khác, khi bạn ý thưa cô thì Hoàng Anh nhất định không chịu nhận lỗi của mình
Trang 26Nếu trẻ làm sai mà không được nhắc nhở hoặc sửa sai cho trẻ thì trẻ
sẽ luôn luôn mắc phải sai lầm và không bao giờ biết nhận lỗi Đặc biệt đây
là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành nhân cách cho một con người Chính vì vậy, giáo viên hay phụ huynh cũng nên chú ý dạy trẻ biết nhận lỗi khi trẻ làm sai
Ở tuổi này, trẻ cũng thường hay sử dụng từ “cảm ơn” đúng lúc trong các trường hợp như: khi cô tặng quà, khi người lớn gúp đỡ, khi bé được phiếu
+ Bé có thể đọc đầy đủ họ và tên của mình
+ Bé dùng đại từ nhân xưng chính xác (con, bố, mẹ, ông, bà, cô giáo…) + Bé liên tục hỏi “tại sao”
+ Bé hiểu được một đoạn hội thoại dài
+ Bé nhận biết được sự khác nhau của các kích thước như dài - ngắn, to
- nhỏ, cao - thấp…
+ Bé nhận diện được thời quá khứ: ngày hôm qua + Bé phân biệt được vị trí của đồ vật: đằng sau - đằng trước, ở trên - ở dưới…
+ Bé có thể vẽ được một bức tranh đơn giản theo lời mô tả của bạn
Trang 27+ Bé xuất hiện nỗi sợ hãi với một số thứ xung quanh như bóng tối, sấm chớp, ma quỷ dưới gầm giường…
Về sinh lý của trẻ 3 tuổi + Não bộ của trẻ có trọng lượng đạt 1200 gram, gần đạt với trọng lượng của người lớn là 1300 - 1400 gram, quá trình myêlin hóa phát triển mạnh thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ nhanh, mạnh
Cân nặng và chiều cao trung bình của bé 3 tuổi + Bé cao khoảng 90 – 100cm
+ Nặng trung bình 14 – 16kg
Nhìn chung về mặt hình thái ở trẻ lên 3: trẻ đi đứng vững vàng Các cơ vận động càng trở nên linh hoạt hơn, các hệ cơ quan đang dần phát triển và hoàn thiện hơn Trẻ có thể đứng, chạy nhảy trong một không gian rộng lớn hơn trước Chính điều này tạo điều kiện cho trẻ khám phá mọi thứ xung quanh, khám phá thế giới giúp phát triển khả năng giao tiếp, phát huy tính độc lập, tự chủ bên trong từng cá nhân trẻ
Trẻ lên ba bắt đầu có khả năng tự phục vụ và tham gia vào các mối quan hệ qua lại với mọi người xung quanh Đây là điểm mới trong quá trình phát triển của trẻ vì trước đó trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn như trong việc đút cơm, mặc quần áo, mang giầy dép cho trẻ… và đến đây trẻ muốn tự làm mọi việc mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn Trẻ dần dần tách
ra thành thực thể độc lập, tách biệt với người lớn, “cái tôi” trong trẻ dần được hình thành Hiện tượng “tự con làm” chứng tỏ hình thành sự độc lập rõ nét bên ngoài và sự tách trẻ ra khỏi người lớn
Ví dụ: bé Ly 3 tuổi A1, khi mẹ đến đón cháu, cháu có đem bao lô nhưng không bao giờ để cầm ba lô mà luôn muốn giành lấy và nói “con cầm được”
Do ảnh hưởng của sự phân cách giữa trẻ và người lớn, người lớn lần đầu tiên xuất hiện trong thế giới của trẻ em với tư cách là đối tượng nhận thức
Trang 28của trẻ Thế giới cuộc sống của trẻ chuyển biến từ thế giới giới hạn bởi đồ vật sang thế giới người lớn Trẻ luôn muốn làm những điều như người lớn nhưng trong tiềm thức của bố mẹ luôn muốn bao bọc, che chở con mình, chính điều này dẫn tới những mâu thuẫn, xung đột giữa trẻ với người lớn Sự gắn bó giữa trẻ với cha mẹ mờ nhạt dần
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TRẺ EM
MẦM NON LỨA TUỔI LÊN BA
2.1 Thực trạng khủng hoảng tâm lý trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3
Dựa vào thông tin thu được, chúng tôi đã xử lý kết quả ở bảng (*) Từ
đó, chúng ta có thể thấy được:
Thông qua các câu hỏi 3, 6, 7, 8, 16, 17, 18, 19 cho ta thấy đáp án chiếm tỉ lệ cao chính là các biểu hiện điển hình của giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3: bướng bỉnh, chống đối, ngang ngạnh, tự tiên, chuyên quyền, vô lễ với người lớn Trẻ còn thể hiện thông qua các hành động tiêu biểu như: đòi mua quà bằng được, nếu không được bố mẹ đồng ý sẽ lăn đùng ăn vạ, giữ đồ chơi của riêng mình và tranh đồ chơi nếu trẻ muốn có nó
Ví dụ : Bạn Tú lớp 3 tuổi A1 có em được gần 1 tuổi, nhưng Tú không bao giờ nhường đồ chơi cho em, mà khi em cầm đồ chơi thì lại khóc thét đòi bằng được
Từ đó, chúng ta thấy được rằng hầu hết trẻ lên 3 đều trải qua giai đoạn khủng hoảng này Bé bướng bỉnh, ngang ngạnh khi đòi mua đồ mình muốn bằng được, tự tiện dùng đồ, chống đối người lớn khi dùng đồ của người khác mặc dù đã bị người lớn nhắc nhở nhiều lần, thậm chí còn nói láo mà chính trẻ còn không thực sự hiểu nghĩa của nó Với những biểu hiện trên là một hồi chuông báo thức cho người lớn rằng: “cần quan tâm và có những phương pháp mới giúp trẻ trải qua giai đoạn một cách dễ dàng hơn”
Nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, mặc dù người lớn nắm được các biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 chiếm tỷ lệ cao tới 52,6%, nhưng trong các câu hỏi về phần giáo dục (9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 20, 22) thì kể cả giáo viên
và phụ huynh cũng có một số ý kiến trái chiều về cách dạy trẻ Đặc biệt, thông qua câu 10: “khi trẻ ăn vạ thì anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào?” thì
Trang 30phần lớn giáo viên và phụ huynh lại chọn A: Đánh, mắng trẻ (chiếm 39,5%)
và B: Mặc cho trẻ gào thét khóc lóc (chiếm 36,8%) điều này cho thấy việc giáo dục trẻ chưa đúng hướng và vẫn còn chủ quan, nóng giận Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ, trẻ rất dễ trầm cảm, sợ sệt hoặc cáu gắt, khó chịu Mỗi trẻ cần phải hưởng một chế độ giáo dục công bằng và tốt đẹp nhất Chính vì vậy, không để con em mình thiệt thòi hơn so với các bạn khác
và trẻ có thể lớn lên một cách khỏe mạnh, không chịu hậu quả nặng nề của giai đoạn khủng hoảng này thì người lớn không nên mắng hoặc phạt trẻ bằng những hình phạt nặng mà hãy lắng nghe trẻ để hiểu và biết trẻ đang muốn làm gì
2.1.1 Thực trạng biểu hiện khủng hoảng thông qua giao tiếp của trẻ em với người lớn
Qua thời gian thực tập ở trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội, nhìn chung tôi quan sát thấy ở độ tuổi ấu nhi trẻ rất nghịch ngợm, phá phách, không chịu nghe lời cô giáo đặc biệt rất bướng bỉnh, vô lễ với người lớn Bên cạnh những biểu hiện thường thấy, trẻ lên 3 còn có những biểu hiện ngang ngạnh, chống đối với người lớn và tự tiện, chuyên quyền với mọi vật xung quanh trẻ
2.1.1.1 Bướng bỉnh
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết : “Tính bướng bỉnh đã xuất hiện từ lúc trẻ lên hai, nhưng giờ đây nó lại tăng lên gấp đôi gấp ba lần và mang nhiều hình thức mới Nếu trước đây chỉ thỉnh thoảng trẻ mới làm trái ý người lớn, thì ở tuổi lên ba, nó thường xuyên làm ngược lời người lớn bảo, không những thế nó còn làm trái ý của chính nó Nó cảm thấy khó khăn khi phải có một quyết định, nhưng khi có quyết định rồi nó lại thay đổi ý kiến Nó xử sự gần giống như một người tự cảm thấy bị bắt nạt mặc dù chẳng có ai bắt nạt nó cả Trẻ rất dễ nổi giận khi có ai xen vào công việc của trẻ Nó muốn tự mình
Trang 31quyết định hết thảy, chống lại mọi sức ép từ bên ngoài, và rất bực bội khi bố
mẹ tỏ ra độc đoán”[6]
Đúng vậy, trẻ không muốn ai can dự vào chuyện của mình, không muốn sự giúp đỡ từ những nguời xung quanh, cứ làm theo ý của mình không cần biết đúng hay là sai Đôi khi, trẻ ngoan cố tới mức dù biết mình sai nhưng vẫn cứ làm mặc cho bố mẹ có ngăn cản và luôn muốn chứng tỏ mình làm đúng Sự bướng bỉnh thể hiện ở chỗ, trẻ kiên quyết nghiêng về sự thỏa mãn đòi hỏi của bản thân, sự tự quyết định của chính mình
Ví dụ: Cháu Thu Nguyệt 3 tuổi A, luôn thích làm những việc trẻ thích
và không đếm xỉa đến người khác, người lớn không hài lòng dù là một chút hoặc không cho làm thì bé luôn ôm gối khóc, hét lên ăn vạ
Dần dần, trẻ trở nên bướng bỉnh khi người lớn nhắc nhở, phản đối hoặc chỉ là một góp ý nhỏ Trẻ cảm thấy đó không phải là sự giúp đỡ mà cho đó là thiếu tôn trọng trẻ Từ đó, trẻ có ác cảm với chính sự giúp đỡ từ tất cả mọi người Trẻ muốn thể hiện cho tất cả mọi người rằng trẻ có thể làm được tất cả mọi việc, và làm đúng Tuy nhiên, tính bướng bỉnh chủ yếu thể hiện qua tâm trạng, qua cảm xúc của trẻ, ít thể hiện qua hành động: trẻ đôi lúc thấy khó chịu, thấy bực bội trẻ sẽ nhau mày, vùng vằng nhưng vẫn để ý đến thái độ của người lớn, vậy nên việc của trẻ đang làm cũng có một phần tác động không nhỏ từ phía người lớn Nếu bố mẹ nghiêm khắc với việc làm sai của trẻ trẻ sẽ lưỡng lự và sẽ suy nghĩ lại, còn nếu bố mẹ nhắc nhở và không quan sát tới hành động của trẻ thì tính tò mò lại được khơi lên trong trẻ, thôi thúc trẻ làm theo ý mình
Tính bướng bỉnh của trẻ càng rõ rệt hơn khi bố mẹ hạn chế sự tự do, tính độc lập của trẻ Bố mẹ không nên luôn luôn “làm thay” trẻ, điều này không phải giúp trẻ mà là kìm hãm sự phát triển của trẻ Chính bố mẹ đang thu hẹp môi trường khám phá của trẻ, trẻ rất dễ phụ thuộc vào bố mẹ và
Trang 32không phát triển được tính độc lập, đó chính là nguyên nhân dẫn đến vốn kiến thức của trẻ bị hạn hẹp Đây cũng là tiền nguyên nhân dẫn đến khả năng miễn dịch của trẻ yếu dần, cơ hội tham gia, tiếp xúc với xã hội loài người kém hơn những đứa trẻ khác Không thể phủ nhận tính bướng bỉnh của trẻ lên 3 làm cho cha mẹ phải phiền lòng nhưng đây chính là một đặc điểm tâm lý cần thiết
để trẻ hình thành khả năng độc lập và trưởng thành hơn ở trẻ
Thực tế qua cuộc điều tra tại trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh -
Hà Nội về thực trạng khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 với tổng số phiếu là 76 phiếu điều tra, với câu hỏi số 7 và cho kết quả như sau:
Câu hỏi số 7 Đáp án Số lượng Tỉ lệ % Khi anh (chị)
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy đáp án C chiếm tỉ lệ cao nhất tới 94,5%, cho thấy hầu hết trẻ đều khóc lóc ăn vạ đòi mua bằng được những thứ mình muốn, trẻ phải tìm mọi cách thuyết phục người lớn để người lớn phải chiều theo ý muốn của trẻ Điều này chứng minh rằng, trẻ 3 tuổi hầu như đang lún sâu vào giai đoạn khủng hoảng này Bên cạnh đó, chúng ta thấy rõ việc giáo viên, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa thực sự trò chuyện với trẻ để giúp trẻ hiểu và có những hành vi đẹp mà người lớn đang chỉ giải quyết một cách sơ sài và tạm thời, chưa thực sự giải quyết triệt để Ví dụ như: cháu An trong giờ học nói chuyện riêng đến khi cô nhắc thì cháu lại khóc như
ai đánh cháu vậy Bên cạnh đó, đáp án A lại chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2,6% cho
Trang 33trẻ này cho thấy bố mẹ đã quan tâm và nhắc nhở trẻ, giúp trẻ hiểu vả không đòi mua đồ chơi nữa Điều này đã giúp trẻ rút ngắn được giai đoạn khủng hoảng và được quan tâm đúng mực từ phía gia đình
Chính vì vậy, nhà trường và các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện, môi trường học tập, vui chơi cho trẻ để phát triển khả năng độc lập, tự phán đoán mặt khác cần giúp trẻ nhận ra giới hạn của những ý muốn cá nhân để trẻ từ bỏ những ý muốn vô lý của mình
2.1.1.2 Ngang ngạnh
Tính ngang ngạnh của trẻ gần như là sự bướng bỉnh nhưng lại ở mức độ tiêu cực hơn Đặc điểm đặc trưng ở tính ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính
Trẻ lên 3 luôn muốn làm một mình, muốn tự khẳng định mình, khẳng định cái tôi trong khi đó sức của trẻ lại quá yếu và chưa có đủ kinh nghiệm để làm như người lớn Chính vì vậy trẻ hay mắc những sai lầm, hoặc gặp nguy hiểm mà trẻ không lường trước được và trẻ cố chấp muốn thể hiện điều mình suy nghĩ, muốn được bày tỏ ý khiến, nguyện vọng hơn hết trẻ cố gắng làm để thỏa mãn nhu cầu của chính mình Khi người lớn gợi ý thì trẻ lại cho rằng đó
là điều trẻ biết, trẻ làm được nên không cần sự giúp đỡ của bất kì ai, trẻ tỏ ra bực bội, tức giận khi người khác khuyên ngăn Trẻ muốn thoát ra khỏi những luật lệ, những rào cản mà người lớn tạo ra Đây có thể là động lực mạnh mẽ giúp trẻ làm theo ý muốn của mình để khẳng định với người lớn “con là người lớn”, “con biết làm mọi việc”, “con luôn đúng” Trẻ cố chấp đến mức muốn làm ngược ý với người lớn, cho dù biết mình không làm được nhưng vẫn làm, làm sai nhưng vẫn làm tiếp và làm cho đến cùng
Tại sao lại nói tính ngang ngạnh của trẻ lại gần như tính bướng bỉnh nhưng ở mức độ tiêu cực hơn? Đó chính là việc trẻ ấu nhi càng ngày càng thể hiện một các rõ rệt về sự ngang bướng của mình, càng ngày những biểu hiện
Trang 34càng đa dạng hơn và tần xuất lớn hơn Tính bướng bỉnh ở trẻ xuất hiện trước nhẹ nhàng hơn vì khi đó trẻ chỉ dám thể hiện qua nét mặt, điệu bộ chứ chưa thể hiện quá rõ ràng Nhưng chính sự tò mò muốn biết về thế giới xung quanh nhưng lại bị ngăn cản khiến cho trẻ muốn phá vỡ vỏ bọc được dựng lên mà người lớn cho đó là bảo vệ trẻ Nhu cầu khám phá đã thôi thúc trẻ cần phải làm gì đó để đòi lại quyền được biết, được làm mọi việc Trẻ không muốn mình bị gò ép trong cái vỏ bọc mà người lớn tạo lên Trẻ muốn nói lên tiếng nói của mình bằng cách thể hiện qua những hành động như ở trên Với vốn kinh nghiệm ít ỏi của trẻ thì cần có người hướng dẫn, chỉ bảo nhưng điều đó lại khiến trẻ cảm thấy mình bị ngăn cấm và không cần đến ai khác Trẻ càng lúc càng thể hiện nhu cầu của mình nhiều hơn mà không quan tâm đến kết quả đúng hay sai và hậu quả của việc mình làm Những hành động này cứ liên tục tiếp diễn tạo cho trẻ tính ngang ngạnh, khó bảo khiến cho bố mẹ không còn thấy đây từng là đứa con ngoan ngoãn bé bỏng của mình nữa Trẻ luôn lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đáp ứng nhu cầu của bản thân
Ví dụ: bé An lớp 3 tuổi B, đang ngồi chơi đồ chơi trong lớp, cô giáo nhắc cả lớp cất đồ chơi, nhưng An không cất, cô nhắc An 2, 3 lần nhưng An chỉ quay ra nhìn 1 cái rồi lại chơi tiếp như chưa có chuyện gì Cuối cùng, cô giáo lại phải đến cất đồ chơi cho An
Tính ngang ngạnh thể hiện một cách công khai hơn và thiếu cá tính hơn Các biểu hiện ngang nganh ngày một nhiều và đa dạng hơn Trẻ thể hiện
sự ngang bướng thông qua cả cảm xúc lẫn hành động Việc trẻ ham học hỏi là điều rất đáng khích lệ nhưng trẻ lại thể hiện một cách quá đà và không thèm đếm xỉa đến lời nhắc nhở của bố mẹ thì đó lại là một đứa trẻ “hư” chứ không phải là thể hiện cá tính của mình
Dựa vào kết quả điều tra ở Bảng (*), chúng tôi đã đưa ra bảng số liệu
Trang 35Câu hỏi số 21 Đáp án Số lượng Tỉ lệ % Khi người lớn nhắc nhở
Từ bảng số liệu trên cho thấy, đáp án C chiếm tỉ lệ cao nhất tới 82,9% cho chúng ta thấy được rằng mặc dù trẻ đã biết điều đó là không nên làm nhưng trẻ vẫn quyết định làm, trẻ muốn khẳng định mình, muốn độc lập tự chủ, không muốn bị gò ép và để trẻ nghe theo người lớn là rất khó khăn Việc lặp đi lặp lại thường xuyên mặc dù đã bị nhắc nhở nhiều lần cho thấy sự ý thức của trẻ về lỗi mà mình mắc phải chưa thực sự sâu sắc Điều này báo động cho người lớn rằng người lớn chưa quan tâm tới những suy nghĩ của trẻ
mà chỉ áp đặt một cách máy móc những suy nghĩ đó vào trẻ Bên cạnh đó, người lớn cũng chưa thực sự tạo được môi trường thoải mái cho trẻ, chưa tạo
ra các hoạt động để trẻ thoải mái tham gia thể hiện mình mà chỉ đang ghò ép trẻ vào những khuôn khổ và bắt trẻ phải thực hiện một cách máy móc Chính điều này tạo ra cho trẻ tâm lý uể oải, mệt mỏi, lo lắng, thậm chí là sợ khi phải đến lớp Đúng vậy, khi giáo viên bảo cất đồ chơi, nhưng Vy cứ ngồi chơi và giả vờ như không nghe thấy cô nói, rằng trẻ không muốn bước sang một môi trường trật hẹp, gò bó khác Bên cạnh đó, đáp án A chiếm 1,3% tỉ lệ thấp nhất cho thấy, chỉ có 1/76 trẻ đã biết được sự nguy hiểm, những điều đúng, sai mà trẻ nên và không nên làm, biết nghe lời người lớn Điều này đã chỉ ra rằng, đứa trẻ đó đã được bố mẹ chỉ bảo tận tình và quan tâm đến suy nghĩ của trẻ giúp trẻ vượt qua khủng hoảng một cách dễ dàng
Đến đây, gia đình và nhà trường nên chú ý tới các biểu hiện sai lệch của trẻ để hướng tới cho trẻ lối đi đúng nhất, không quá gò ép, tạo áp lực cho
Trang 36trẻ, tránh tạo cho trẻ một tính cách xấu, tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhân cách một cách hoàn thiện nhất
tỏ rõ sự chống đối, muốn bố mẹ phải chịu thua bằng tất cả mọi cách mà trẻ nghĩ ra
Hơn hết, trẻ còn muốn phá vỡ những điều luật bố mẹ đặt ra mà trẻ lại biết rõ những điều luật này được bao bọc bởi sự nghiêm khắc thậm chí là hình phạt đối với trẻ Chúng như thách thức với những phụ huynh của mình rằng
“con không sợ” Đến đây, sự chống đối của trẻ khiến người lớn phải đau đầu
và có nhiều người cho rằng đứa trẻ hư này không còn thuốc chữa (tính tình của trẻ không thể thay đổi được nữa)
Ví dụ: cháu Đức Anh ngồi nghịch nước bẩn ở sân, cô nhắc nhở thì cháu lại khỏa nước tung tóe lên làm bẩn cả quần áo Khi cô thay quần áo đã bị lấm bần cho cháu, cháu tỏ ra tức giận và đẩy mạnh cô giáo, sau đó, cháu chạy ra sân chơi tiếp
Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc tranh luận thường xuyên với
Trang 37trạng thái phòng bị, luôn ở trong tư thế chuẩn bị chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn Có trẻ còn thể hiện thông qua việc
bỏ ăn, lăn ra đất, cắn và đánh người khác để không phải làm theo mệnh lệnh Dựa trên kết quả của cuộc điều tra, chúng tôi thu được bảng số liệu sau: Câu hỏi số 12 Đáp án Số lượng Tỉ lệ % Khi bị người lớn
Từ bảng số liệu trên, ta thấy được đáp án C chiếm 72,4% cao nhất trong
cả 3 đáp án Điều này cho thấy những trẻ này bất chấp lời khuyên, lời dặn dò của bố mẹ, cô giáo để được làm theo ý mình, được khẳng định cái tôi của riêng mình Phần lớn trẻ này đều cảm thấy bị áp đặt, không thoải mái, trẻ không muốn sống một cuộc sống như thế Nhưng chính người lớn lại không hiểu tại sao trẻ lại như vậy và cũng không hề nghĩ chính mình đã làm sai khiến trẻ phải kháng cự Chính những tác động của người lớn đến trẻ lại không nhiều, chính sự tự ý thức của trẻ lại khiến cho trẻ thấy rằng chưa chắc những việc mình làm đã là sai và trẻ cố gắng làm cho bằng được để chứng tỏ chính mình.Ví dụ: cháu Việt lớp 3 tuổi A khi bảo chào cô thì trẻ nhất định không chào mà còn chạy đi Số ít còn lại chọn đáp án A (10,5%) cho thấy trẻ
đã hiểu điều người lớn ngăn cản và không làm nữa hoặc là trẻ sợ khi thấy thái
độ của người lớn thay đổi Đến đây trẻ đã biết nhìn thái độ của người lớn và không tự ý làm nữa Tất cả điều này cho thấy phần trăm trẻ chống đối lại với người lớn là lớn hơn rất nhiều so với trẻ nghe lời và khủng hoảng tâm lý ở giai đoạn này phát triển rất mạnh mẽ Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ sau này
Trang 38Dù như vậy, nhưng rất ít người thử đặt mình vào địa vị của con cái để thấy được con mình thiếu gì, cần gì và nghĩ như thế nào Khi họ cảm nhận được thì lại thấy đó là một đứa trẻ thiếu thốn đến đáng thương Chính vì vậy, các bậc phụ huynh và cô giáo cần lắng nghe và tạo môi trường lý tưởng cho trẻ phát triển
2.1.1.4 Vô lễ với người lớn
Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, trẻ lên 3 thường có những biểu hiện vô lễ với người lớn Trẻ vô lễ với người lớn bằng cách trẻ nói trống không hoặc nói hỗn khi bị người lớn nhắc nhở và khi không hài lòng điều gì thì bé giơ tay đánh, nhéo người khác
Thật vậy, rất nhiều trẻ khi thấy người khác không làm theo ý mình thì trẻ liền tỏ thái độ như lườm nguýt, vùng vằng,quát lớn thậm chí trẻ tức giận đập phá đồ đạc ngay trước mặt người lớn Trẻ cho mình có quyền nổi cáu, tức giận với tất cả mọi người mặc cho người đó có phải là bố mẹ mình đi chăng nữa Vai vế giữa trẻ và người lớn không còn khoảng cách Khi trẻ nói chuyện với người lớn như thể trẻ đang nói chuyện với bạn bè mình: trẻ nói trống không, thậm chí nói láo, chửi tục ngay trước mặt bố mẹ và rất không giữ được bình tĩnh Nếu cuộc nói chuyện không như ý thì trẻ rất dễ tức giận thôi thúc trẻ phản kháng bằng hành động như: trẻ giơ tay đánh người, đá mạnh, giằng quần áo, giật tóc, phá phách đồ đạc, thậm chí lém đồ vật về phía người lớn Tất cả những hành vi của trẻ đều thể hiện qua cả lời nói lẫn hành động Chính
sự vô lễ này của trẻ kiến bố mẹ chán nản, khó chịu và thấy bất lực với chính đứa con của mình
Ví dụ 1: cháu Bảo 3 tuổi, khi khách của bố mẹ đến nhà chơi, cháu nhìn thấy vị khách đó nhưng lại phớt lờ như không có sự hiện diện của người khách này Thấy vậy, bố đưa ra lời nhắc nhở đối với Bảo “con chào bác đi”
Trang 39còn quay ra lè lưỡi với vị khách này rồi mới bỏ đi khiến cho bố mình vô cùng xấu hổ
Ví dụ 2: Cháu Toàn lớp 3 tuổi A, khi cháu đang chơi đồ chơi, cô giáo nhắc cất đồ chơi đi, nhưng cháu không cất cô đến nhắc nhở thì cháu tức giận đập đồ chơi xuống đất làm vỡ đồ chơi
Từ việc điều tra, chúng tôi có được bảng kết quả sau:
Câu hỏi số 8 Đáp án Số lượng Tỉ lệ % Anh (chị) thấy trẻ có
biểu hiện vô lễ với
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta dễ nhận thấy số lượng trẻ có biểu hiện vô lễ với người lớn chiếm tỉ lệ lớn nhất là 78,9% Chính điều này cho thấy, trẻ đang dần mở rộng môi trường sống và tham gia vào các mối quan hệ khác như bạn bè, người thân… trẻ rất dễ tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài
và đặc biệt là ngôn ngữ Chính vì vậy, việc trẻ học được những câu tục là điều không tránh khỏi, thậm chí trẻ còn không biết đến nghĩa của từ đó như thế nào Điều này có thể thay đổi nếu cha mẹ, cô giáo quan tâm nhắc nhở trẻ Kết quả này cũng cho thấy việc phụ huynh và người lớn đã làm ngơ trước những lời nói được cho là ngộ nghĩnh của trẻ và điều đó không ảnh hưởng gì lớn Những hành động không đúng của người lớn cũng rất dễ để trẻ học và làm theo Số ít còn lại chỉ chiếm có 21,1% cho thấy trẻ không có những biểu hiện
vô lễ với người lớn Điều này cho thấy việc trẻ đã được người lớn quan tâm nhắc nhở và mỗi người lớn đã biết để ý đến cử chỉ hành động trước mặt trẻ để trẻ có thể học được những hành vi đúng
Trang 40Người lớn cần chú ý đến trẻ, tạo môi trường học tập trong lành và cần nhắc nhở giáo dục trẻ kịp thời giúp xây dựng một thế hệ tương lai văn minh hơn
2.1.1.5 Chuyên quyền
Bé tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh, cái gì cũng muốn giành về mình, do đó tính ích kỉ càng ngày càng phất triển.Hầu hết trẻ lên 3 có những dấu hiệu chuyên quyền ở các mức độ khác nhau
Đối với những trẻ nhút nhát thì luôn giữ khư khư đồ vật của mình và không muốn chia sẻ đồ chơi, đồ vật với người khác Ngay cả khi trẻ không chơi tới mà bố mẹ muốn nhường cho em chơi thì trẻ cũng không chịu, thà để yên một chỗ còn hơn là cho người khác mượn và chia sẻ với họ Trẻ tự cho mình cái quyền quyết định đồ vật của mình và trẻ có quyền đó với chính đồ vật của mình Trẻ cảm thấy không yên tâm khi đồ vật của mình trong tay người khác, hơn nữa trẻ sợ nó không quay lại với mình, cứ như thể nếu nó rời
xa mình thì nó sẽ biến mất
Đối với những trẻ mạnh dạn hơn thì những đồ vật kể cả không phải đồ vật của mình đi chăng nữa thì bé cũng gán ngay cái mác rằng đó là của mình Trẻ muốn tự quyết định tất cả các đồ chơi, đồ vật xung quanh trẻ Đôi khi những đồ vật đó đang được người khác sử dụng thì trẻ cũng đến giành bằng được, khăng khăng đây là đồ vật của mình mà không cần biết đối phương có đồng ý hay không Trẻ chỉ biết kết quả là mình có được đồ mình muốn mà thôi
Đặc biệt tính cách này còn thể hiện rõ nét đối với những đứa trẻ là con một trong gia đình Trẻ cho rằng mình có quyền không chỉ với đồ vật mà cả chính với người lớn Trẻ tạo áp lực đối với người lớn để họ phục tùng, làm theo mệnh lệnh của trẻ như: làm bộ mếu, làm mình làm mẩy, khóc ré lên,