Mô tả một số yếu tố lâm sàng liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi – TTYT huyện Bình Xuyên 18... Các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắcbệnh tiêu chả
Trang 1MỤC LỤC
2 Tình hình tiêu chảy cấp ở Việt Nam và trên thế giới 5CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
6.1 Các số liệu được sử dụng trong luận văn 9
2 Mô tả một số yếu tố lâm sàng liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ
dưới 6 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi – TTYT huyện Bình Xuyên 18
Trang 2TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng hàng đầu gây bệnh tật và
tử vong cho trẻ em Ở Việt Nam, trẻ dưới 6 tuổi chiếm từ 78-95% tổng số trẻdưới 6 tuổi tiêu chảy cấp Để trả lời những câu hỏi: Hiện nay tỷ lệ tiêu chảy cấp
ở trẻ em dưới 6 tuổi bị tiêu chảy cấp khám và điều trị tại Trung tâm Y tếhuyện Bình Xuyên là bao nhiêu? Các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắcbệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên làgì?, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ emdưới 6 tuổi đến khám và điều trị Nhi khoa tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
từ tháng 10 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2017”
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (định lượng và định tính, sử dụng số liệu thứ cấp)được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017 Nghiên cứu sử dụng kết quảkhám, điều trị tại Phòng khám Nhi và khoa Nhi, thu thập dữ liệu từ 300 bệnh ánngẫu nhiên trong thời gian từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017 Nghiên cứu
sử dụng các phân tích thống kê mô tả và phân tích kiểm định khi bình phương
và T-test
Tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám tại Phòng khám Nhi tháng10/2016 đến hết tháng 9/2017 là 6,27%, cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vàotháng 9, phân bố ca bệnh ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, phổ biến trong ở trẻ dưới 2tuổi Tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám tại Phòng khám Nhi caonhất là xã Phú Xuân với 19,2%, thấp nhất ở xã Quất Lưu với 6,2% Tỉ lệ mắctiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi cao ở các nhóm mẹ tuổi trên 35, trình độ văn hóacủa mẹ thấp hơn, nuôi dưỡng tại nhà trẻ, đẻ thiếu tháng, gia đình nhiều con Từkết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị cần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ lớn tuổi, ít hiểu biết và cập nhật kiếnthức, các gia đình nhiều con; nâng cao chất lượng dinh dưỡng và công tác vệsinh an toàn thực phẩm tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Theo ước tínhcủa Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 90% là trẻ dưới 6 tuổi Trung bình, trẻ dưới 3tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8 - 9 đợt bệnh, mỗinăm
Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điệngiải, tiếp theo là suy dinh dưỡng (SDD) SDD và tiêu chảy tạo thành một vòngxoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến SDD và khi trẻ bị SDD lại có nguy cơ bị tiêuchảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh
tế đối với các quốc gia nghèo, đang hoặc kém pháttriển, trong đó có Việt Nam.Một trong những bước tiến quan trọng trong xử trí mất nước do tiêu chảy cấp là sử dụng dung dịch bù nước điện giải bằng đường uống Liệu pháp này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong 90% trường hợp tiêu chảy ở mọi lứa tuổi và mọi căn nguyên
Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay tỷ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi bị tiêu chảycấp khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên là bao nhiêu? Cácyếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổiđiều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên là gì? Để trả lời những câu hỏi đó,chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6tuổi đến khám và điều trị Nhi khoa tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từtháng 10 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2017” Kết quả nghiên cứu cung cấpnhững thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phòng vàđiểu trị bệnh tiêu chảy cấp em trong giai đoạn hiện nay
Trang 4II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6tuổi đến khám và điều trị Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từ tháng 10/2016đến tháng 9/2017
2 Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đến khám và điều trị Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài
từ 3 lần trở lên, phân lỏng và nhiều nước hơn bình thường Tiêu chảy là một bệnh thường gặp và là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em Tác nhân gây tiêu chảy khá đa dạng, nhiều nghiên cứu mô tả 26 các loại tác nhân khác nhau như vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
2 Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Theo ước tínhcủa Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ từ 0-2 tuổi Trung bình, trẻ dưới
3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt mỗi năm
Theo đánh giá gánh nặng bệnh tật năm 2004, tiêu chảy chiếm 17% cácnguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 6 tuổi và là nguyên nhân phổ biến thứ haigây tử vong ở lứa tuổi này đặc biệt là các nước đang phát triển Trên thế giới
Trang 6Trong những thập kỷ qua rất nhiều tác giả đã tiến hành những nghiên cứu
và công bố kết quả về tử vong do tiêu chảy Kosek và cộng sự đã phân tích 60nghiên cứu về tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy được công bố trong những năm1990-2000 đã đưa ra kết luận rằng tử vong do tiêu chảy chiếm 21% các trườnghợp tử vong ở trẻ dưới 6 tuổi và gây ra 2,5 triệu trẻ tử vong mỗi năm Tuy nhiênmột nghiên cứu khác do Murray và cộng sự tiến hành năm 2000 đã đưa ra con
số 1,4 triệu tử vong do tiêu chảy mỗi năm, chiếm 13% tất cả các trường hợp tửvong Tất cả các con số này đều cho thấy rằng tiêu chảy vẫn là một trong cácnguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em mặc dù tỷ lệ này đã giảm đáng kể từnhững năm năm mươi cho đến nay
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy bao gồm vi khuẩn, vi rút và ký sinhtrùng Với các kỹ thuật mới hiện nay, khoảng trên 75% các trường hợp đếnkhám tại cơ sở y tế và 50% các trường hợp nhẹ tại cộng đồng có thể xác địnhđược căn nguyên gây bệnh Bên cạnh một số các nguyên nhân gây tiêu chảy cấpnhưng ít gặp và khó chẩn đoán như Norovirus, Adenovirus, Aeromonashydrophila, Plesiomonas shigelloides, Vibrio parahaemolyticus, Yersiniaenterocolitica, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Isospora belli và một sốcác tác nhân gây bệnh quan trọng khác có tính chất địa phương và gây dịch nhưphẩy khuẩn tả (V.cholera), thương hàn (Samonella), các nguyên nhân gây tiêuchảy cấp phổ biến ở trẻ em tất cả các nước phát triển như virút Rota,Escherichia coli, Shigella, Campylobacter và Cyptosporidium Trong cácnguyên nhân nói trên virút Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêuchảy nặng ở trẻ nhỏ trên khắp thế giới, ở cả các nước phát triển và đang pháttriển
Tiêu chảy hiện nay cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn là hai nguyênnhân gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em tại Việt Nam cũng như nhiềunước đang phát triển khác Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, bệnh tiêu chảy
có nguồn gốc nhiễm khuẩn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình
Trang 7trạng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam Ở nước ta, tiêu chảy được đưa vào trong
số 26 bệnh báo cáo thường xuyên Số ca bệnh tiêu chảy trong năm 2012 ở 28tỉnh miền Bắc là 433.000, chỉ đứng thứ 2 sau số ca có triệu chứng cúm(870.000) Số ca tử vong ước tính (năm 2005) là 9600-124000 ca tử vong ở trẻdưới 5 tuổi do tiêu chảy Trong năm 2005, ước tính chi phí điều trị trực tiếp chonhững trường hợp tiêu chảy lên đến 3,1 triệu đô la Mỹ, 685.000 đô la cho chiphí trực tiếp khác và 1,5 triệu đô la dành cho chi phí gián tiếp Trong số trẻ dưới
6 tuổi, 15% sẽ phải nhập viện do tiêu chảy và 50% cần tới phòng khám
Trang 8CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Các ca bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ <6 tuổi đến điều trị nội trú và ngoại trú tại khoaNhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, với chẩn đoán Tiêu chảy cấp đượcđịnh nghĩa như sau:
+ Đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ, và
+ Khởi phát trong vòng 14 ngày trước khi nhập viện
2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ ngày 01/10/2016 đến hết ngày 30/09/2017
- Địa điểm: Phòng khám Nhi và khoa Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
3 Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang
n: cỡ mẫu tối thiểu
Z: hệ số tin cậy = 1.96 (độ tin cậy 95%)
p = 0,5 (ước tính tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do không có số liệu chính xác về tỷ lệmắc của trẻ dưới 6 tuổi)
d= 0,07 (mức độ chính xác kỳ vọng)
Trang 9Thay số vào công thức, ta tính được n = 196.
Trong nghiên cứu này có 255 ca được chọn vào nghiên cứu (đạt 100%)
6 Phương pháp thu thập số liệu:
6.1 Các số liệu được sử dụng trong luận văn:
- Số liệu hồi cứu bệnh án
6.2 Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Hồi cứu bệnh án tại bệnh viện
6.3 Công cụ thu thập số liệu:
- Phiếu hồi cứu bệnh án: một số thông tin lâm sàng được trích lục từ bệnh án củatất cả các bệnh nhân tiêu chảy trong đối tượng nghiên cứu
6.4 Quy trình thu thập số liệu:
- Nghiên cứu viên sử dụng bảng thông tin lập sẵn để trích lục thông tin lâm sàng
từ bệnh án của các ca bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
7 Biến số nghiên cứu:
Các nhóm biến số chính:
- Thông tin về trẻ: gồm 06 biến số về tuổi, giới tính, tình trạng lúc sinh, tìnhtrạng dinh dưỡng khi nhập viện, triệu chứng của trẻ khi nhập viện và trong quátrình điều trị
- Thông tin về bà mẹ: tuổi và trình độ học vấn (2 biến)
- Thông tin lâm sàng: gồm 12 biến về dấu hiệu khởi phát, các thông tin về cáctriệu chứng lâm sàng, tình trạng mắc bệnh, thông tin về điều trị
8 Khái niệm, tiêu chuẩn:
8.1 Khái niệm:
Trang 10- Định nghĩa về tiêu chảy: Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3lần trong 24 giờ.
- Định nghĩa về tiêu chảy cấp: tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéodài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) phân thường lỏng tóe nước
8.2 Tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn phân loại sốt: theo “Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em”của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm2009
- Tiêu chuẩn phân loại mất nước: theo “Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻem” của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10năm 2009
9 Phương pháp phân tích số liệu:
- Phiếu điều tra ca bệnh, phiếu hồi cứu bệnh án và mẫu bệnh phẩm của từng đốitượng nghiên cứu được sử dụng chung 1 mã số duy nhất
- Phiếu điều tra được nhập bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phầnmềm SPSS 16.0
10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Các số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kết quảnghiên cứu được thông báo đến bệnh viện và khuyến nghị một số đề xuất phòngchống tiêu chảy cấp nhằm làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em
11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
11.1 Hạn chế của nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian ngắn nên không mô tả được đầy đủđặc điểm dịch tễ học khí hậu của các năm
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đối tượng nghiên cứu của đề tài nên bịhạn chế trong phạm vi thu thập số liệu
Trang 11- Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô tả cắt ngang nên không xác định được các yếu tốnguy cơ làm tăng tỷ lệ tiêu chảy cấp.
- Tất cả những phương tiện nghiên cứu được bảo quản và sử dụng trong suốtthời gian nghiên cứu
Trang 12CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
1 Mô tả 1 số đặc điểm dịch tễ của các ca tiêu chảy cấp
Trong 1 năm từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017, tại phòng khám Nhi
có tổng cộng 4966 lượt khám Trong đó, có 344 ca tiêu chảy cấp (chiếm 6,93%)
4622 31133
Số trẻ mắc bệnh khác Số trẻ mắc tiêu chảy cấp
Số trẻ <6 tuổi mắc tiêu chảy cấp Số trẻ ≥6 tuổi mắc tiêu chảy cấp
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở tại Phòng khám Nhi
Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017 là 90,41% so với tổng số trẻ em mắc tiêu chảy cấp
1.1 Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp tại phòng khám Nhi theo giới, tuổi
Bảng 3.1: Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi so với tổng số trẻ dưới 6 tuổi
đến khám tại phòng khám Nhi theo giới tính
Trang 13Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu chảy cấp trong số các trẻ đến khám của trẻ nam (08,45%)thấp hơn tỷ lệ mắc của nữ (08,75%).
Bảng 3.2: Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em so với tổng số trẻ đến khám tại phòng
khám Nhi theo độ tuổi
423
355 346
317 252 364
Trang 14Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi ở tất cả các tháng từ 5,4% đến 7,6%.
Từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2017, tỉ lệ tiêu chảy cấp có xu hướng giảm dần,
và tăng trở lại bắt đầu từ tháng 3/2017, đỉnh điểm là tháng 6/2017 với 7,6% Haitháng có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp là tháng 6/2017 và tháng 7/2017 đều thuộc mùa
hè với tỉ lệ là 7,6% và 7,0% Các tháng mùa đông, xuân tỉ lệ thấp hơn, thấp nhấtvào tháng 9/2017 (5,4%)
1.2 Phân bố ca tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đến khám tại Phòng khám Nhi
Bảng 3.3: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại Phòng
khám Nhi theo giới tính
Giới tính Tổng số Số trẻ tiêu
chảy cấp Tỉ lệ
Ý nghĩathống kêTrẻ nam < 6 tuổi 1977 167 8,4% χ2=0,1
p > 0,2
167 144
Trẻ nam < 6 tuổi mắc tiêu chảy cấpTrẻ nữ < 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại
Phòng khám Nhi theo giới tính
Trang 15Trong tổng số 311 trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp, tỷ lệ phân bố ca bệnhgặp ở trẻ nam là 167 ca (chiếm 53,7%) cao hơn trẻ nữ với 144 ca (chiếm46,3%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,2.
55
95
57 47
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại
Phòng khám Nhi theo lứa tuổi
Từ Biểu đồ 3.4, trong số 311 ca tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đếnkhám tại Phòng khám Nhi từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2016, số ca mắc ở
độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất là 28,9%, độtuổi mắc tiêu chảy cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất là từ 60 đến dưới 72 tháng (chiếm10,3%); các nhóm tuổi khác có tỷ lệ dao động từ 12,5% đến 17,3%
Bảng 3.4: Số trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp và tỉ lệ phân bố theo khu vực xã,
Số trẻ < 6 tuổi trênđịa bàn xã, thị trấn
Tỉ lệ trẻ < 6 tuổimắc tiêu chảycấp/số trẻ < 6
Trang 16xã Đạo Đức là thấp nhất (chiếm 0,2%)
Trang 1738 28 18
34 7.6%
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại
phòng khám Nhi theo các khu vực xã, thị trấn
Từ Biểu đồ 3.5, có 311 ca mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đếnkhám tại Phòng khám Nhi từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017, trong đó xãPhú Xuân có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp/số trẻ đến khám cao nhất (chiếm 19,2%),đứng thứ 2 , thứ 3 là thị trấn Thanh Lãng (chiếm 12,8%) và xã Bá Hiến (chiếm12,7%); xã Quất Lưu có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp/số trẻ đến khám thấp nhất(chiếm 6,2%) Thị trấn Hương Canh có số lượng trẻ mắc tiêu chảy cấp cao nhất(95 ca mắc), tuy nhiên do số lượng đến khám đông nên tỉ lệ mắc tiêu chảycấp/số trẻ đến khám chỉ chiếm 7,6%
2 Mô tả một số yếu tố lâm sàng liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
Trong đề tài này, tác giả khảo sát các đặc điểm lâm sàng của những catiêu chảy cấp điều trị nội trú tại khoa Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
Trong tổng số 1136 trẻ dưới 6 tuổi điều trị tại Khoa Nhi Trung tâm Y tếhuyện Bình Xuyên, chọn mẫu 300 bệnh án theo phương pháp ngẫu nhiên đơn,