1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SOLAS 74

29 1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Trang 1

SOLAS-74

Trang 2

Lịch sử phát triển

• SOLAS – International Convention for Save Of Life At Sea

• Phiên bản đầu tiên của SOLAS được đưa ra

năm 1914, như là phản ứng trước thảm họa

Trang 3

Nội dung chính của SOLAS

• SOLAS-74 gồm 13 điều, quy định các vấn đề cơ bản của công ước như: phạm vi áp dụng, nghĩa vụ chấp hành, thời gian hiệu lực, quy định về sửa đổi

• SOLAS-74 được sửa đổi bổ xung bởi các nghị định thư 1978, 1988

• Nội dung cơ bản của SOLAS-74 được quy định trong 12 chương và một số phụ lục

Trang 4

Chương 1: Quy định chung

• Các tàu phải được cấp các giấy chứng nhận

(GCN) về an toàn, trong đó có GCN an toàn kết cấu, thiết bị, radio, tàu khách, …

• Các GCN an toàn tàu khách có thời hạn 12

tháng, các GCN khác có hiệu lực 5 năm

• Các GCN được gia hạn dựa trên các kết quả kiểm tra, khi chưa có điều kiện kiểm tra thì có thể gia hạn thêm không quá 3 tháng

Trang 5

Chương 2-1: Kết cấu, phân khoang, ổn

định, lắp đặt hệ thống điện, máy

• Quy định kết cấu tàu, các lối đi, lỗ cửa thăm, phân khoang, hệ số ngập nước

• Tính ổn định của tàu khách

• Các yêu cầu đặc biệt đối với tàu RORO

• Quy định về hệ thống hút khô

Trang 6

Quy định về lắp đặt phần máy

• Quy định về thử áp lực các bình áp lực, thiết bị chống quá tốc máy, van an toàn cácte

• Công suất lùi và thử công suất lùi động cơ

• Quy định hệ thống lái, máy lái chính, máy lái

phụ, điều khiển máy lái sự cố, tốc độ lái

• Lái 30 độ đến 35 độ mạn kia 28s cho máy lái

Trang 7

• Quy định về van an toàn nồi hơi, chỉ báo, cấp

nước, bảo vệ mức nước, quá trình cháy

• Quy định về phương tiện liên lạc với buồng lái

• Quy định về hệ thống thông gió buồng máy,

cách âm, cách nhiệt, tín hiệu báo động máy

Trang 8

Quy định về lắp đặt phần điện

• Quy định về công suất điện

• Nguồn điện sự cố, máy phát sự cố

• Các biện pháp an toàn cách điện, chống giật

• Các buồng máy không trực ca phải được trang bj các hệ thống báo hơi dầu cácte, báo động ngập nước

Trang 9

Chương 2-2: Hệ thống chống cháy,

• Hệ thống khí trơ, thông gió hầm hàng tàu dầu

• Quy định về thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy

• Cửa thoát hiểm cho thuyền viên và hành khách

• Yêu cầu về huấn luyện, thực tập sử dụng các

thiết bị an toàn

Trang 10

Chương 3: Hệ thống cứu sinh

• Quy định về trang bị VHF, pháo hiệu cấp cứu, hệ thống truyền thanh công cộng

• Trang thiết bị cứu sinh cá nhân (phao tròn có đèn, pháo khói, áo cứu sinh)

• Quần áo chống lạnh

• Chỉ dẫn hạ xuồng cứu sinh

• Cất giữ, bảo quản các trang thiết bị cứu sinh

• Hướng dẫn huấn luyện và thực tấp sự cố

• Kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, ghi nhật ký

Trang 11

Chương 4: Liên lạc vô tuyến

• Quy định thiết bị VHF, tín hiệu cấp cứu kênh 70

• Vô tuyến điện thoại, kênh 6, 13, 16

• Các thiết bị thu vệ tinh

• Quy định trực canh kênh 70 và các dải tần số khác

• Duy trì trực canh kênh 16

• Nguồn điện cung cấp cho thiết bị liên lạc

• Quy định nhân viên liên lạc, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

Trang 12

Chương 5: An toàn hàng hải

• Quy định về cảnh báo hàng hải, dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn, tín hiệu cứu

Trang 13

Chương 6: Chở hàng

• Thông tin về loại hàng, đặc tính hóa học

• Thiết bị phân tích khí, dò tìm khí độc

• Quy định về chằng giữ hàng hóa

• Quy định về bốc xếp, chuyên chở hàng rời

Trang 14

Chương 7: Chở hàng nguy hiểm

• Các quy định về giao nhận, bảo quản

hàng nguy hiểm dạng đóng gói, dạng

hàng rời rắn, dạng hàng lỏng

• Qui định kết cấu tàu chở khí hóa lỏng

• Các yêu cầu đặc biệt khi chuyên chở vật liệu phóng xạ

Trang 15

Chương 8: Tàu hạt nhân

• Quy định về an toàn phóng xạ, giấy chứng nhận an toàn tàu hạt nhân

• Quy định về báo cáo và kiểm soát tai nạn tàu hạt nhân

Trang 16

Chương 9: Quản lý an toàn khai

thác tàu

• International Safety Management (ISM

code) – là bộ luật quản lý an toàn quốc tế, được áp dụng từ 01/07/1998

• Bộ luật được xây dựng dựa trên các phân tích về yếu tố con người trong các tai nạn hàng hải (người khai thác, hệ thống quản lý, phối hợp giữa tàu và bờ)

Trang 17

Chương 9: (tiếp)

• Theo bộ luật ISM, các công ty vận tải biển (company) phải xây dựng một hệ thống

quản lý an toàn (Safety Management

System – SMS) Hệ thống quản lý an toàn này là tập hợp các văn bản, các hướng

dẫn, giúp cho mọi người tham gia vào

hoạt động khai thác tàu thực hiện, với

mục đích đảm bảo an toàn khai thác tàu và chống ô nhiễm môi trường

Trang 18

Chương 9: Một số định nghĩa

• ISM code: là bộ luật quản lý an toàn quốc tế do IMO ban hành

• SMS: là hệ thống quản lý an toàn được xây dựng bởi

các công ty vận tải biển, dựa trên các hướng dẫn, yêu cầu của bộ luật ISM SMS được áp dụng cho toàn bộ hệ thống quản lý của công ty, cả trên bờ và trên tàu

• Giấy chứng nhận phù hợp (Document of Compliance): là GCN cấp cho Công ty khi đã xây dựng thành công hệ

thống SMS

• Giấy chứng nhận quản lý an toàn: là GCN cấp cho tàu sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đặt ra khi thực hiện hệ thống SMS do công ty đề ra

Trang 19

Chương 9: Một số định nghĩa (tiếp)

• Người phụ trách (Designated Person – DP): là người được công ty cử ra để phụ trách an toàn

và chống ô nhiễm môi trường Người này phải

có đủ quyền lực để đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết cho tàu và có quyền liên lạc trực tiếp đến mức quản lý cao nhất của công ty

• Sự không phù hợp (nonconformity): là một tình huống, sự kiện quan sát được không phù hợp với hệ thống SMS

• Sự không phù hợp nghiêm trọng: là sự không phù hợp có thể đe dọa an toàn của người hoặc tàu

Trang 20

Chương 9: (tiếp)

• Một hệ thống SMS phải có các nội dung

– Xây dựng chính an toàn và bảo vệ môi trường (safety and environmental protection policy)

– Các hướng dẫn và quy trình để đảm bảo khai thác

– Các quy trình đối phó với các tình huống khẩn cấp

– Các quy trình đánh giá nội bộ và xem xét công tác

quản lý

Trang 21

Quy trình thực hiện ISM code

• Công ty phải xây dựng Hệ thống quản lý an toàn SMS Hệ thống này là tập hợp các tài liệu hướng dẫn, bảng biểu phân công để thực hiện các công việc liên quan

đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường

• Sau khi đã xây dựng SMS, tiến hành triển khai trên các tàu, có tính đến đặc điểm riêng của các tàu

• Các form mẫu, bảng biểu được treo, dán đúng nơi quy định, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách an toàn và chống ô nhiễm môi trường, tên, địa chỉ liên lạc của nười phụ trách (DP), các quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp

Trang 22

Quy trình thực hiện ISM code (tiếp)

• Tiến hành huấn luyện thực hiện SMS cho toàn bộ

thuyền viên và nhân viên liên quan của công ty

• Tiến hành tổng kiểm tra nội bộ về tính phù hợp của các hoạt động trên tàu với hệ thống SMS đã xây dựng

• Các khiếm khuyết xác định được và biện pháp khắc

phục phải được đưa ra và ghi vào biên bản kiểm tra

• Xin cấp giấy chứng nhận phù hợp cho công ty và giấy chứng nhận quản lý an toàn cho tàu

• Khi nhận được đơn đề nghị đánh giá, cơ quan có thẩm quyền sẽ cử đội đánh giá và Giấy chứng nhận sẽ được cấp sau khi tiến hành đợt đánh giá toàn diện các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và chống ô nhiễm môi trường

Trang 23

Một số nội dung cơ bản khi đánh giá cấp giấy chứng nhận an toàn

• Xem xét hệ thống SMS dựa trên các tài liệu dẫn chứng được cung cấp

• Phỏng vẫn những người liên quan về quyền

hạn, nhiệm vụ trong các tình huống khẩn cấp

• Xem xét bằng cấp, trình độ của người quản lý, thuyền viên

• Quan sát các hoạt động và tình trạng thực tế các trang thiết bị trên tàu

• Nội dung của hệ thống SMS phải được thực

hiện bằng tiếng Anh, hoặc song ngữ

• Giấy chứng nhận có thời hạn 5 năm

Trang 24

Chương 10: Biện pháp an toàn với

tàu cao tốc

• Các quy định đối với tàu cao tốc, phù hợp với bộ luật tàu cao tốc (High-speed craft

1994, 2000)

• Quy định về giấy chứng nhận cho tàu cao tốc

Trang 25

Chương 11-1: Các biện pháp đặc

biệt tăng cường an toàn

• Quy định về số phân biệt tàu

(Identification number), số này phải được gắn cố định ở đuôi tàu, và một vài nơi

Trang 26

Chương 11-2: Các biện pháp tăng

cường an ninh hàng hải

• Trách nhiệm của các quốc gia về an ninh

• Hệ thống báo động an ninh trên tàu chỉ

báo cho cơ quan có thẩm quyền trên bờ

và công ty, không báo cho các tàu khác và không tạo ra tín hiệu báo động trên tàu

• Quy định mức độ đe dọa an ninh

• Quy định quyền hạn của thuyền trưởng

đối với an ninh trên tàu

Trang 27

Chương 12: Các biện pháp nâng

cao an toàn tàu chở hàng rời

• Tàu phải đảm bảo ổn định khi ngập một khoang hàng bất kỳ

• Kết cấu tàu chở hàng rời phải đủ sức bền khi ngập một khoang hàng bất kỳ

• Quy định khai bảo tỷ trọng hàng rời

• Khi chở hàng phải có tài liệu tra cứu lực cắt thân tàu và mô men uốn thân tàu

• Phải có thiết bị phát hiện nước trong hầm hàng

Trang 28

Các giấy tờ cần lưu trữ trên tàu

• Giấy chứng nhận dung tích quốc tế

• Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế

• Sổ tay ổn định ban đầu

• Sổ tay kiểm soát tai nạn

• Giấy chứng nhận định biên tối thiểu

• Các giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo STCW

• Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm

do dầu

Trang 29

Các giấy tờ cần lưu trữ trên tàu

(tiếp)

• Sổ nhật ký dầu

• Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm, tràn dầu

• Kế hoạch quản lý rác

• Nhật ký rác thải

• Sổ tay chằng buộc hàng hóa

• Giấy chứng nhận phù hợp của công ty (SMS)

• Giấy chứng nhận quản lý an toàn cho tàu

• Ngoài ra các tàu chuyên dụng còn có các giấy chứng nhận khác

Ngày đăng: 10/03/2017, 23:06

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w