1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (LA tiến sĩ)

163 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn LaNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn La

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

NGUYỄN VĂN BỔN

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

NGUYỄN VĂN BỔN

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN VĂN BỔN

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Sử Đình Thành, người

mà tôi yêu mến vì luôn luôn tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong những lúc khó khăn Tôi cũng tin Thầy là người đặt nền tảng kiến thức cho tôi từ lúc tôi mới bắt đầu một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới Đối với tôi, Thầy cũng là một tấm gương về đạo đức và tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu mà tôi luôn luôn học hỏi ngay trong hiện tại lẫn tương lai sau này Tôi cũng xin cầu chúc Thầy và gia đình luôn có cuộc sống an vui và hạnh phúc

Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính công nói riêng như Cô Bùi Thị Mai Hoài, Thầy Nguyễn Hồng Thắng,… và các Quý Thầy

Cô tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM nói chung đã từng giảng dạy kiến thức và các kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Sau cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn cho những người thân yêu của tôi như

Mẹ, Vợ và các con tôi Họ luôn động viên tôi và là niềm vui cho tôi nỗ lực hoàn thành tốt luận án này

TPHCM, ngày 21/5/2016

Trang 7

1.2.2 Nợ công và lạm phát trong các mô hình tăng trưởng nội sinh 27

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu về tác động của nợ công và

Trang 8

2.2 Nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế 38

2.2.3 Tác động đồng thời của nợ công, lạm phát và tương tác của

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 55

3.2.2 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên

3.2.3 Phương pháp ước lượng sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond 61

Chương 4: Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang

4.3.2 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở 60 quốc gia đang

4.3.3 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang phát

Chương 5: Tác động của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng

lên tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển 92

Trang 9

5.1 Giới thiệu 93

(b) Những chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế do tác động

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến cho mẫu tổng thể (60 quốc gia đang phát triển

Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến cho mẫu Châu Á (22 quốc gia đang phát triển

Bảng 3.3 Thống kê mô tả các biến cho mẫu Châu Phi (27 quốc gia đang phát

Bảng 4.1 Ma trận các hệ số tương quan giữa các biến 75 Bảng 4.2 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu tổng thể 76 Bảng 4.3 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu tổng thể 76 Bảng 4.4 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu tổng thể 77 Bảng 4.5 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Á 77 Bảng 4.6 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Á 78 Bảng 4.7 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Á 78 Bảng 4.8 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Phi 78 Bảng 4.9 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Phi 79 Bảng 4.10 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Phi 79 Bảng 4.11 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu tổng thể (60 quốc gia

Bảng 4.12 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu tổng thể (60 quốc gia

Bảng 4.13 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 1 (22 quốc gia đang

Bảng 4.14 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 1 (22 quốc gia đang

Bảng 4.15 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 2 (27 quốc gia đang

Trang 12

Bảng 4.16 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 2 (27 quốc gia đang

Bảng 4.17 Tổng kết tác động của nợ công lên lạm phát ở 3 mẫu nghiên cứu 89 Bảng 4.18 Tổng kết tác động của lạm phát lên nợ công ở 3 mẫu nghiên cứu 89

Bảng 5.2 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng

trưởng kinh tế cho mẫu tổng (60 quốc gia đang phát triển) 96 Bảng 5.3 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng

trưởng kinh tế cho mẫu phụ (22 quốc gia đang phát triển ở Châu Á) 100 Bảng 5.4 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng

trưởng kinh tế cho mẫu phụ (27 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi) 102 Bảng 5.5 Tổng kết tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên

Trang 13

DANH MỤC CÁC HĨNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.2 Sơ đồ chỉ các cơ chế truyền dẫn chính qua đó nợ công cao hơn

Trang 17

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Luận án được thực hiện dựa trên việc xác định khoảng trống nghiên cứu (research gap) từ bối cảnh nghiên cứu (học thuật) là chủ yếu Ngoài ra, bối cảnh thực tiễn và một số vấn đề nội tại ở các nước đang phát triển cũng góp phần đưa đến sự hình thành của luận án này

Liên quan đến bối cảnh nghiên cứu, tổng hợp các kết quả đến từ việc lược khảo các nghiên cứu trước đây cho cả lý thuyết lẫn thực nghiệm (xem thêm chương 2 Tổng quan các nghiên cứu) cho thấy một số điểm chính như sau: Về chủ đề tác động của

nợ công lên tăng trưởng kinh tế thì chỉ một vài nghiên cứu cho thấy nợ công có tác động dương (Al-Zeaud, 2014; Fincke & Greiner, 2015b; Spilioti & Vamvoukas, 2015;…) trong khi có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra nợ công có tác động âm (Calderón & Fuentes, 2013; Fincke & Greiner, 2015a; Szabó, 2013; Časni et al., 2014; Bal & Rath, 2014; Lof & Malinen, 2014; Puente-Ajovin & Sanso-Navarro, 2014; Zouhaier & Fatma, 2014; Akram, 2015; Eberhardt &Presbitero, 201; Lee &

Ng, 2015; Mitze & Matz, 2015;…) Đặc biệt khoảng một nửa các nghiên cứu tìm thấy tác động phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng (Eberhardt, 2013; Égert, 2013; Kourtellos et al., 2013; Mencinger et al., 2014; Wright & Grenade, 2014; Topal, 2014; Lopes da Veiga et al., 2014; Real et al., 2014; Afonso & Alves, 2014;…) Tương tự là chủ đề tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế (xem thêm chương 2 Tổng quan các nghiên cứu), chỉ một số ít bài viết cho thấy lạm phát có tác động dương (Mallik & Chowdhury, 2001; Xiao, 2009; Raza et al., 2013;…) và một

số nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác động âm (Chudik et al., 2013; Kaouther & Besma, 2014; Bittencourt et al., 2015; Samimi & Kenari, 2015;…) trong khi đại đa

số các nghiên cứu khẳng định lạm phát có tác động phi tuyến lên tăng trưởng kinh

tế (Jayaraman et al., 2013; Kremer et al., 2013; Seleteng et al., 2013;

Trang 18

Vinayagathasan, 2013; Eggoh & Khan, 2014; Baglan &Yoldas, 2014; Thanh, 2015;…)

Đặc biệt, các nghiên cứu phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nợ công, lạm phát

và tăng trưởng kinh tế hiện nay trong lĩnh vực học thuật còn khá ít và có phần nghiêng về nghiên cứu tác động của nợ công lên lạm phát và tăng trưởng (Taghavi, 2000; Kočner, 2015) Đáng chú ý là nghiên cứu của Chudik et al (2013) và Lopes

da Veiga et al (2015) đánh giá các tác động đồng thời của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng nhưng cả hai nghiên cứu này đều không tính đến ảnh hưởng của biến tương tác giữa hai biến này Thực vậy, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát (chương 2 Tổng quan các nghiên cứu)

và do vậy một cú shock của nợ công hoặc lạm phát hoặc cả hai có thể đưa đến sự thay đổi tương ứng của lạm phát, nợ công, hoặc cả hai Mặc dù không đề cập đến biến tương tác như một biến độc lập nhưng nghiên cứu của Akitoby et al (2014) cũng chỉ ra ảnh hưởng của biến tương tác giữa nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế là một điều có thể nhận thấy được Akitoby et al (2014) cho rằng trong điều kiện lượng nợ công không đổi thì một cú shock lạm phát cao có thể bào mòn giá trị thực của nợ công đồng thời làm tăng lãi suất vay nợ và hậu quả là tăng trưởng kinh

tế bị giảm đi Như vậy, ngoài các tác động trực tiếp của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế, có thể có một tác động nữa (tác động của biến tương tác) lên tăng trưởng kinh tế đến từ các cú shock của nợ công, lạm phát, hoặc cả hai biến Đây chính là khoảng trống nghiên cứu (research gap) trong học thuật mà luận án muốn hướng tới Vì vậy, việc phối hợp nghiên cứu cả nợ công lẫn lạm phát lên tăng trưởng kinh tế với sự hiện diện của biến tương tác giữa hai biến này có thể mang lại các khuyến nghị mang tính kết hợp hơn cho các chính phủ ở các nước đang phát triển hiện nay

Liên quan đến bối cảnh thực tiễn thì sự gia tăng lượng nợ khổng lồ ở một số quốc gia trên thế giới, kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu ở một

số giai đoạn nhất định, đã dẫn đến các mối quan ngại nghiêm trọng về ổn định tài khóa và những tác động của chúng lên nền kinh tế và thị trường tài chính (Woo &

Trang 19

Kumar, 2015) Vấn đề chính nằm ở chỗ sự gia tăng quá mức của nợ công có một tác động xấu lên tích lũy vốn cũng như năng suất lao động và làm giảm tăng trưởng kinh tế (Mencinger et al., 2014) Việc này có thể diễn ra thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm lãi suất dài hạn cao hơn, sự bóp méo của mức thuế cao trong tương lai, lạm phát gia tăng và khả năng xảy ra khủng hoảng lớn hơn Nếu tăng trưởng kinh tế bị tác động âm, vấn đề bền vững tài khóa càng trở nên trầm trọng thêm, điều này làm gia tăng chi phí lên các nỗ lực điều chỉnh tài khóa để làm giảm lượng nợ ở các mức bền vững hơn

Cùng lúc đó, sản lượng tăng bền vững ở các mức lạm phát thấp là mục tiêu chính của đại đa số các chính sách kinh tế vĩ mô Ổn định mức giá là yếu tố chính trong việc quyết định mức tăng trưởng kinh tế; vì thế, các cơ quan quản lý tiền tệ của các quốc gia thực thi các chính sách tiền tệ để duy trì lạm phát ở một mức mong muốn Lạm phát quá cao tác động mạnh lên nền kinh tế, nhưng cũng có bằng chứng cho rằng lạm phát vừa phải cũng hạ thấp tăng trưởng (Temple, 2000)

Trong bối cảnh như thế, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính được khơi mào bởi sự tháo chạy của thị trường cho vay thứ cấp ở Hoa Kỳ đưa đến suy thoái kinh tế trầm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới Phản ứng lại với sự suy thoái này, các chính phủ và ngân hàng trung ương thực thi ngay lập tức chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng chưa từng có về quy mô và cách thức phối hợp giữa các quốc gia, đặc biệt ở các thị trường phát triển và mới nổi Việc giải cứu khu vực ngân hàng giúp ngăn ngừa sự sụp đổ hệ thống tài chính Trong khi các hành động này rõ ràng giúp ổn định chu kỳ kinh tế thì việc nới lỏng chính sách tài khóa và giải cứu khu vực ngân hàng góp phần gia tăng lượng nợ công khổng lồ ở nhiều nước Điều này hoàn toàn đi ngược lại với các kết quả nghiên cứu của Reinhart & Rogoff (2010) Theo đó, Reinhart & Rogoff chỉ rõ sự tác động âm của lượng nợ công cao lên tăng trưởng kinh tế Chỉ bằng các thống kê mô tả, họ đã chỉ ra tăng trưởng kinh

tế chậm đi nếu tỷ lệ nợ công theo GDP vượt quá 90%

Trang 20

Như vậy, bối cảnh thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu học thuật phần nào cho thấy nợ công và lạm phát có tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia

Có khá nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm về tác động của nợ công cũng như tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước, đặc biệt cho các nước đang phát triển (xem thêm chương 2 Tổng quan các nghiên cứu) Các nước đang phát triển phần lớn tập trung khá đều ở 3 châu lục: Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi Báo cáo thực trạng và triển vọng kinh tế thế giới 2015 của Liên Hiệp Quốc (UN, 2015) cho thấy thâm hụt ngân sách và nợ công ở các nước đang phát triển nói chung thấp hơn ở các nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, hầu hết các nước này đều thiếu vốn và các kỹ năng quản trị cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và giảm bớt đói nghèo Mặc dù nợ công tăng cao có thể gây nên khủng hoảng kinh tế nhưng bản thân các nước này không thể từ bỏ việc vay nợ (trong nước và nước ngoài) Vì vậy, lượng nợ công ở những nước này ngày càng tăng cao

và khó kiểm soát (UN, 2015) Bối cảnh nghiên cứu vừa nêu trên cho thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động đồng thời của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển Như vậy, vấn đề đặt ra cho những nước đang phát triển này là nợ công và lạm phát có mối quan hệ như thế nào? Tác động của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh

tế ra sao? Những tác động này có sự khác biệt gì giữa các châu lục (Châu Á và Châu Phi)?

Nhằm trả lời rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu này, luận án “Tác động của nợ công

và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” đã được lựa chọn

để phân tích và nghiên cứu thực nghiệm

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc xác định khoảng trống nghiên cứu trên, để đánh giá tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-2014, đề tài sẽ hướng đến hai mục tiêu sau:

(1) Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển

Trang 21

(2) Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước này

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của luận án, đề tài sẽ phải tiến hành phân tích và thực hiện được ba nội dung sau:

 Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển trong mô hình nghiên cứu

 Đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế ở các nước này

 So sánh các tác động này cho ba mẫu nghiên cứu: tổng thể (60 quốc gia đang phát triển), Châu Á (22 quốc gia) và Châu Phi (27 quốc gia)

Phương pháp ước lượng được sử dụng là GMM sai phân dữ liệu bảng Bond với ưu điểm là xử lí được hiện tượng tự tương quan chuỗi (thông qua kiểm định Arellano-Bond test) và hiện tượng nội sinh (thông qua kiểm định Sargan test)

Arellano-Mô tả cụ thể và chi tiết cho phương pháp nghiên cứu được trình bày ở Chương 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát; tác động của nợ

công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi trong giai đoạn 1990 – 2014 với các biến kiểm soát như đầu tư tư nhân, lực lượng lao động, nguồn thu chính phủ, cơ sở

hạ tầng, và độ mở thương mại

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được giới hạn cho mẫu nghiên cứu gồm 60 quốc

gia đang phát triển ở ba châu lục (22 ở Châu Á, 11 ở Mỹ Latin, và 27 ở Châu Phi) trong giai đoạn 1990 – 2014

Trang 22

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đánh giá hoặc tác động của nợ công lên tăng trưởng hoặc của lạm phát lên tăng trưởng Các nghiên cứu đánh giá các tác động đồng thời của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế là khá ít, đặc biệt là việc xem xét ảnh hưởng của biến tương tác giữa hai biến vĩ mô này lên tăng trưởng kinh

tế vẫn chưa ai thực hiện Do vậy, hướng nghiên cứu này đóng góp có ý nghĩa khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về chủ đề này Ngoài ra, các kết quả đến từ việc phân tích và đánh giá thực nghiệm của luận án còn đóng góp vào việc nghiên cứu mang tính học thuật cho một quốc gia cụ thể như Việt Nam và các nước đang phát triển khác, và có thể sử dụng cho việc nghiên cứu có liên quan sau này

Ý nghĩa thực tiễn

Việc kết hợp cả hai vấn đề này (nợ công và lạm phát), đặc biệt có tính đến tác động của tương tác giữa hai biến nợ công và lạm phát trong cùng một nghiên cứu sẽ giúp cho việc đề xuất các khuyến nghị liên quan đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các chính phủ ở các nước đang phát triển trở nên thực tiễn hơn và có ý nghĩa tổng thể bởi lẻ việc điều hành chính sách vĩ mô của chính phủ còn bao gồm cả sự kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa nợ công và lạm phát

Thông qua kỹ thuật định lượng phù hợp, có độ tin cậy dựa trên các đặc điểm của bộ

dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích và đánh giá thực nghiệm của đề tài sẽ được sử dụng để đưa ra các đề xuất hợp lý hơn, giúp cho các nhà làm chính sách của chính phủ có thêm cơ sở để việc điều hành các chính sách vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao mức sống của người dân và tạo nhiều việc làm Ngoài ra, nghiên cứu này có thể đưa ra những phát hiện mới mang tính khoa học về tác động đồng thời của nợ công và lạm phát, đặc biệt là biến tương tác giữa hai biến này lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Điều này hình thành nên các cơ sở lý luận cơ bản để giúp các nhà quản lý và đặc biệt những người hoạch định chính sách công có cái nhìn khoa học hơn trong việc đưa ra các quyết sách

Trang 23

mang tính chiến lược nhằm phát triển kinh tế mang tính bền vững, tránh được khủng hoảng nợ công, và đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân

Ngoài ra, việc thực hiện thành công chủ đề nghiên cứu này cũng góp phần hình thành nền tảng nghiên cứu cho các nghiên cứu tương tự sau này cho riêng Việt Nam, giúp định hình các gợi ý chính sách cho chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề nợ công và lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu thì cấu trúc của luận án được xác định như sau:

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về nợ công, lạm phát, ảnh hưởng của lạm phát lên nợ công và khung phân tích lý thuyết nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế Chương 2 là tổng quan về mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát; tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế Phần này được trình bày dưới dạng phân tích và tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan trước đây

Chương 3 mô tả mô hình thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu trong đó xác định khung phân tích thực nghiệm của mô hình, mô hình thực nghiệm, phương pháp ước lượng và dữ liệu nghiên cứu

Chương 4 là kết quả thực nghiệm tác động của nợ công lên lạm phát cho các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, và Mỹ Latin trong giai đoạn 1990-2014

Chương 5 nêu bật kết quả thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, và Mỹ Latin trong giai đoạn 1990-2014

Phần kết luận và hàm ý chính sách Phần này xác định lại những phát hiện của đề tài nghiên cứu và các khuyến nghị được đưa ra cho các chính sách có liên quan Ngoài

ra, hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được đề cập

Trang 24

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Tóm tắt

Chương này bao gồm hai phần Phần một xác định nền tảng lý thuyết của nợ công

và lạm phát trong đó nêu rõ các khái niệm và tác động của chúng lên nền kinh tế; và chỉ rõ lý thuyết về mối quan hệ giữa hai đại lượng này Phần hai là khung phân tích

nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong đó mô tả sự cần thiết của nợ công trong việc ổn định các cân đối vĩ mô; và vấn đề nợ công và lạm phát trong các mô hình tăng trưởng nội sinh

Chính phủ trung ương

Chính quyền địa phương

Khu vực Chính phủ

Khu vực các tổ chức công

Các tổ chức công phi tài chính

Các tổ chức công tài chính

Ngân hàng Trung ương (NHTW)

Các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi (trừ NHTW)

Các tổ chức tài chinh công khác

Hình 1.1: Các thành phần của khu vực công theo

định nghĩa của IMF

Nguồn: IMF (2010)

Trang 25

Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công (Hình 1.1)

Còn theo WB (2002), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh

Theo quy định của Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương

Như vậy, có thể nhận thấy là định nghĩa nợ công của Việt Nam gần giống với những gì mà World Bank đã xác định và khá hẹp so với những định nghĩa rộng hơn của IMF (2010) Trong nghiên cứu này, nợ công được xác định theo cách định nghĩa của IMF (2010) Theo đó, nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài

Bản chất kinh tế của nợ công

Theo nguyên tắc, khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ công phát sinh Điều này cho thấy nợ công là hệ quả của bội chi ngân sách của chính phủ và chính phủ có phải có trách nhiệm hoàn trả Vậy thì các nhà kinh tế học quan niệm như thế nào về việc vay nợ của chính phủ

Trong lĩnh vực tài chính công, các nhà kinh tế học cổ điển luôn nêu bật một nguyên tắc quan trọng và nhất quán về quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng Theo đó, ngân sách cân bằng là ngân sách mà thu và chi bằng nhau Điều này giúp chính phủ chi tiêu hợp lý, tránh sự hoang phí và hạn chế tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành các chính sách thuế và tăng thuế Nguyên tắc này được khởi xướng và ủng hộ triệt để bởi các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, và John Stuart Mill (Tsoulfidis, 2007) Vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế học

cổ điển không đồng tình với việc vay nợ của chính phủ để chi tiêu

Trang 26

Trái lại, nhà kinh tế học John Maynar Keynes và những người thuộc trường phái Keynes lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu (Theocarakis, 2014) Họ lập luận trong những tình huống suy thoái kinh

tế, việc đầu tư của khu vực tư nhân sụt giảm mạnh thì việc gia tăng đầu tư của chính phủ vào dự án công như cơ sở hạ tầng, giáo dục, và y tế thông qua vay nợ sẽ giúp phục hồi nền kinh tế Hầu hết các chính phủ đều sử dụng lý thuyết của trường phái Keynes để vượt qua khủng hoảng kinh tế và tình trạng suy thoái của nền kinh tế Tuy nhiên, Paul Samuelson, một nhà kinh tế học ủng hộ trường phái Keynes, cho rằng việc phối hợp cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết để thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế vượt qua suy thoái Điều này cho thấy nợ công cũng là một công cụ gián tiếp quan trọng trong điều hành kinh tế của các chính phủ nhưng việc sử dụng nó phải có sự thận trọng và đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Tác động kinh tế của nợ công

Nautet & Van Meensel (2011) cho rằng tác động của chính sách tài khóa – và từ đó của nợ công – lên tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề của các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học

Các tác động ngắn hạn và dài hạn của sụt giảm nợ công

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến tác động của nợ công lên hoạt động kinh tế có phạm vi khá rộng nhưng không đưa ra một câu trả lời rõ ràng về mối liên hệ giữa nợ công và hoạt động kinh tế (Nautet & Van Meensel, 2011) Thực vậy, tác động này phụ thuộc rất nhiều vào các tình huống, có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các nước Điều quan trọng ở đây là phân biệt giữa tác động kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn của nợ công

Tác động trong ngắn hạn

Trang 27

Trong ngắn hạn, các công cụ tài khóa dùng để củng cố kỷ luật ngân sách sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế Thực vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các số nhân ngân sách là dương trong ngắn hạn

Tuy nhiên, tác động âm trong ngắn hạn của việc củng cố kỷ luật tài khóa lên hoạt động kinh tế thay đổi tùy vào các công cụ tài khóa được vận dụng Các công cụ có liên quan đến chi tiêu và đầu tư công có tác động mạnh lên hoạt động kinh tế, trong khi các công cụ có liên quan đến chi chuyển nhượng – chẳng hạn thuế hoặc các phúc lợi xã hội – có tác động yếu hơn Nguyên nhân là chi chuyển nhượng chỉ có tác động gián tiếp lên sự thay đổi tiêu dùng hoặc đầu tư thông qua việc điều chỉnh thu nhập của các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp

Ngoài ra, tác động âm của các công cụ này lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn yếu hơn – hoặc thậm chí không hiện diện trong thực tế – nếu tình trạng tài trợ công xấu đi và gây quan ngại Thực vậy, các công cụ tài khóa dùng để củng cố kỷ luật ngân sách có thể làm tăng lãi suất, gây bất lợi cho đầu tư tư nhân Thêm vào đó, chúng có thể đưa đến sự sụt giảm tỷ lệ tiết kiệm Theo đó, lý thuyết tương đương Ricardo cho rằng sự gia tăng nợ công sẽ được bù đắp bằng sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân bởi vì các cá nhân tính đến viễn cảnh gia tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công trong tương lai Tuy nhiên, lý thuyết tương đương Ricardo dựa trên nhiều giả định phi thực tế, chẳng hạn như các hộ gia đình không đối mặt với các ràng buộc ngân sách Kết quả là, mặc dù sự gia tăng nợ công có thể đưa đến tỷ lệ tiết kiệm tư nhân cao hơn, nhưng sẽ không đủ để bù đắp hoàn toàn cho sự sụt giảm trong tiết kiệm quốc gia ròng Trong trường hợp đó, tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn có thể là rất nhỏ Vì thế việc củng cố tài khóa (hạn chế thâm hụt ngân sách và giảm nợ công) không nhất thiết sẽ có tác động âm lên hoạt động kinh tế

Quy mô tác động của việc củng cố tài khóa cũng tùy vào môi trường kinh tế và tiền

tệ được thực thi Khi củng cố tài khóa được thực hiện trong một nền kinh tế nhỏ,

mở thì tác động ngắn hạn của nó nhỏ hơn nhiều trong trường hợp củng cố tài khóa

Trang 28

được thực hiện đồng thời ở nhiều quốc gia Kế tiếp, nếu các ngân hàng trung ương

có khả năng áp dụng một chính sách dễ dãi thì củng cố tài khóa ít tổn hại đến tăng trưởng Cuối cùng, sự hiện diện của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định có xu hướng làm tăng tác động âm của củng cố tài khóa lên tăng trưởng, so với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đóng vai trò vùng đệm có ý nghĩa

Tác động trong dài hạn

Ngược lại với các tác động trong ngắn hạn, tác động dài hạn của việc củng cố tài khóa để đảm bảo tính bền vững của tài trợ công là tích cực Các tác động bao gồm sụt giảm lãi suất dài hạn do sự thu hẹp trong nguồn cung trái phiếu chính phủ trên thị trường và sụt giảm phần bù rủi ro Ngoài ra, sự sụt giảm lãi suất phải trả từ củng

cố tài khóa sẽ giúp các nguồn lực cho chi tiêu công hiệu quả hơn hoặc giảm bớt gánh nặng thuế

Theo các nghiên cứu, củng cố tài khóa dựa trên cắt giảm chi tiêu có tính hiệu quả hơn và có tác động tốt hơn lên tăng trưởng trong dài hạn so với dựa vào sự gia tăng nguồn thu Đặc biệt nếu ràng buộc ngân sách áp dụng cho chi thường xuyên thay vì

áp dụng cho chi đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và cải tiến Phạm vi tác động của củng cố tài khóa lên hoạt động kinh tế tùy vào việc sử dụng lượng tiền tiết kiệm có được từ cắt giảm các khoản chi không hợp lý

Các cơ chế truyền dẫn

Nautet & Van Meensel (2011) nhận định có nhiều cách trong đó nợ công tăng (giảm) có thể tác động âm (dương) lên hoạt động kinh tế trong dài hạn Có ba cơ chế truyền dẫn chính

Trước tiên, nợ công tăng nói chung tương ứng với tiết kiệm của chính phủ giảm, dẫn đến tiết kiệm quốc gia ròng giảm Điều này có xu hướng làm lãi suất tăng Lãi suất tăng làm giảm đầu tư và làm giảm nguồn vốn Tích lũy vốn giảm làm chậm sự đổi mới và làm giảm năng suất Kết quả là năng suất lao động thấp hơn Đáng chú ý tác động lên lãi suất phụ thuộc vào quy mô của khu vực bị tác động bởi nợ công tăng Nếu sự gia tăng đó được giới hạn trong một nền kinh tế mở nhỏ, tác động lên

Trang 29

lãi suất thị trường chỉ vừa phải Ngược lại, nếu nợ tăng lên cùng lúc ở các quốc gia hình thành nên khu vực kinh tế chung, áp lực lên lãi suất thị trường sẽ rất lớn

Ngoài ra, nợ công tăng đưa đến chi phí trả lãi cao hơn Các chi phí này sau đó được

bù đắp bằng cách cắt giảm các chi tiêu cho năng suất – chẳng hạn như đầu tư công vào hạ tầng – hoặc được bù đắp bởi thuế cao hơn và tạo nên sự bóp méo của thuế Tùy vào các công cụ tài khóa được dùng, có thể là tác động âm lên tiêu dùng (trong trường hợp gia tăng thuế VAT và trách nhiệm trả thuế), lên đầu tư tư nhân (trong trường hợp thuế vốn), và lên nguồn cung lao động (trong trường hợp thuế thu nhập)

Cuối cùng, nợ công tăng đưa đến rủi ro vỡ nợ, và làm tăng chi phí rủi ro Chi phí rủi

ro cao hơn làm tăng chi phí tài trợ và có thể đe dọa khả năng thanh toán của khu vực công Ngoài ra, điều này có thể dẫn đến lãi suất dành cho các cá nhân và doanh nghiệp tăng lên

Lượng nợ cao kết hợp với các điều kiện ngân sách bất lợi sẽ làm tăng tác động xấu của lượng nợ cao lên lãi suất (Nautet & Van Meensel, 2011) Điều này có nghĩa là

Trang 30

chính phủ sẽ phải cạnh tranh với khu vực tư trong việc vay nợ, tạo nên hiệu ứng chèn lấn khu vực tư trong việc thu hút nguồn vốn và khiến cho lãi suất tăng cao Trong tình huống này, cần quan tâm đến vai trò của các thể chế và cấu trúc thiết lập ngân sách ban đầu, và các tác động xấu bắt nguồn từ thị trường tài chính Vì thế, các yếu tố như thể chế yếu kém và không đầy đủ, tiết kiệm tư nhân thấp, dòng vốn nước ngoài yếu, tính cạnh tranh của nền kinh tế yếu, thất nghiệp cao, khu vực ngân hàng yếu hoặc nhạy cảm với các tác động xấu sẽ quyết định quy mô tác động của nợ lên lãi suất Ảnh hưởng của yếu tố dân số ngày càng già lên tính bền vững của khu vực công cũng có thể là một yếu tố quan trọng

Tác động âm của nợ công lên hoạt động kinh tế cũng có thể được cảm nhận thông qua các cơ chế truyền dẫn khác, chẳng hạn như lạm phát kỳ vọng cao hơn, tính bất định và tính thay đổi của môi trường vĩ mô tăng lên

Đáng chú ý là trong khi nợ có tác động âm lên tăng trưởng, mối quan hệ nhân quả ngược lại cũng hoàn toàn đúng Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế giảm có xu hướng làm tăng tỷ lệ nợ

1.1.2 Lý thuyết lạm phát

Bản chất và tác động của lạm phát

Định nghĩa: Theo Samuelson & Nordhaus (1989), lạm phát biểu thị một sự tăng lên

trong mức giá chung

Tỷ lệ lạm phát (năm t) = mức giá (năm t) − mức giá (năm t − 1)

Trang 31

Có thể thấy là khái niệm của World Bank về lạm phát khá gần với khái niệm của IMF Trong thực tế, các số liệu thống kê về lạm phát cho một quốc gia của World Bank và IMF là như nhau Trong nghiên cứu này, lạm phát và các số liệu nghiên cứu được dựa theo World Bank hoặc IMF

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số

giá tiêu dùng, còn gọi là CPI CPI đo lường chi phí mua một rỗ hàng hóa chuẩn tại những thời điểm khác nhau

Hệ số giảm phát GDP: là tỷ số của GDP danh nghĩa trên GDP thực tế, có thể hiểu

như giá của tất cả các thành phần của GDP (tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ và xuất khẩu ròng)

Ba khuynh hướng của lạm phát

Lạm phát vừa phải: lạm phát vừa phải được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được (tỷ lệ lạm phát hàng năm một chữ số)

Lạm phát phi mã: lạm phát trong phạm vi hai chữ số hoặc ba chữ số

Siêu lạm phát: giá cả tăng hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ phần trăm một năm

Tác động kinh tế của lạm phát

Tác động đến phân phối thu nhập và của cải: xuất phát từ sự khác nhau giữa các

loại tài sản có và tài sản nợ mà mọi người nắm giữ Khi mọi người nợ tiền, sự tăng giá mạnh là món hời cho họ Các chính phủ thấy rằng gánh nặng những món nợ của mình thu hẹp lại trong thời kỳ lạm phát Tác động chính về phân phối lại của lạm phát xảy ra thông qua ảnh hưởng của nó đối với giá trị thực tế trên của cải của mọi người Nhìn chung, lạm phát không dự đoán được thường phân phối lại của cải từ những người chủ nợ sang con nợ, giúp người đi vay và làm thiệt hại người cho vay Một sự giảm xuống không lường trước được trong lạm phát có tác động ngược lại

Tác động đến hiệu quả kinh tế: ảnh hưởng đến tổng sản lượng và ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh tế

Trang 32

Lạm phát có hại cho hiệu quả kinh tế do nó làm sai lệch những tín hiệu giá Trong nền kinh tế lạm phát thấp, nếu giá thị trường của một hàng hóa tăng lên thì cả người mua lẫn người bán sẽ biết là đã có sự thay đổi thực sự trong tình hình cung/cầu đối với hàng hóa đó và họ có thể phản ứng một cách thích hợp Ngược lại, trong một nền kinh tế lạm phát cao, rất khó phân biệt giữa những thay đổi của giá tương đối và những thay đổi của mức giá chung Lạm phát cũng làm sai lệch việc sử dụng tiền vì tiền chính là tiền tệ có lãi suất danh nghĩa bằng không

Các nghiên cứu cho thấy khi lạm phát tăng lên, mọi người dành những nguồn lực thực tế cho việc giảm bớt nhu cầu giữ tiền mặt của mình Họ sẽ đến ngân hàng thường xuyên hơn – sẽ đi “mòn giày” và tiêu tốn thời gian quí giá Các công ty sẽ xây dựng những kế hoạch quản lý tiền mặt cẩn thận hơn Các nguồn lực thực tế do

đó được tiêu dùng cho việc đối phó với thước đo tiền tệ đang thay đổi hơn là để tiêu dùng hay đầu tư có giá trị

Tác động của lạm phát đến thuế có thể còn lớn hơn Trong một hệ thống thuế mà mọi người phải đóng thuế cao hơn khi thu nhập danh nghĩa cao hơn thì lạm phát tự

động làm tăng thuế suất trung bình của mọi người Một số nhà kinh tế chỉ ra chi phí thực đơn của lạm phát Tinh thần là, khi giá thay đổi, các hãng sẽ phải tốn những

nguồn lực thức tế để điều chỉnh giá của họ Chẳng hạn, các nhà hàng phải in lại thực đơn, các hãng phải đặt hàng qua bưu điện làm lại catalogue, các công ty taxi đặt lại đồng hồ tính tiền trên xe, các thành phố điều chỉnh đồng hồ tính tiền nơi đỗ xe, và các cửa hiệu thay đổi bảng giá hàng hóa Ngoài ra, các chính phủ thường để cho giá trị thực tế của các chương trình của mình bị xói mòn khi giá tăng lên, các khoản phúc lợi của chính phủ dành cho người nghèo đã giảm xuống về giá trị thực tế khi chính phủ quyết định không tăng ngân sách của mình để theo kịp với giá sinh hoạt đang tăng lên

Tác động lên kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng hơn cho thấy mối quan hệ

thuận chiều giữa sản lượng và lạm phát chỉ là mối quan hệ tạm thời Trong dài hạn, dường như không có mối quan hệ bền vững giữa tỷ lệ lạm phát của một nước và tốc

Trang 33

độ tăng trưởng của sản lượng và việc làm Quyết định của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát là nguyên nhân chủ yếu của sự suy thoái trầm trọng

và kéo dài ở các nước Bắc Mỹ theo sau sự kiện tăng giá dầu mỏ năm 1979, cũng như sự suy giảm nghiêm trọng kéo dài ở Tây Âu trong nửa đầu thập kỷ 90

Lý thuyết lạm phát hiện đại

Lạm phát quán tính: trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại, lạm phát có tính ỳ

cao Tức là nó sẽ giữ nguyên tỷ lệ cho tới khi nào các sự kiện kinh tế (các cú shock kinh tế) làm cho nó thay đổi Đôi khi người ta cũng có thể gọi nó bằng những tên khác như tỷ lệ lạm phát cốt lõi, cơ bản hay dự kiến

Lạm phát cầu kéo: diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một

nước, kéo giá tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu Một lý thuyết về cầu kéo có ảnh hưởng lớn là lý thuyết trọng tiền đã cho rằng cung tiền là nhân tố quyết định chính của lạm phát Lập luận của cách tiếp cận này là cung tiền tăng làm tăng tổng cầu, đến lượt mình tổng cầu lại làm tăng mức giá Trong trường hợp này, chiều của mối quan hệ nhân quả đi từ cung tiền, qua tổng cầu, tới lạm phát

Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp

cao và mức huy động nguồn lực yếu ớt được gọi là lạm phát chi phí đẩy

Kỳ vọng và lạm phát quán tính: hầu hết giá và lương đều được đặt trong bối cảnh

hướng tới tình hình kinh tế tương lai Khi giá và lương tăng nhanh và được dự kiến tiếp tục tăng như vậy thì các doanh nghiệp và công nhân có xu hướng đưa tỷ lệ lạm phát nhanh đó vào trong những quyết định giá và lương của mình Kỳ vọng về lạm phát cao hay thấp là những lời tiên tri tự thích nghi

Đường cong Phillips: Nhà kinh tế A.W Phillips, người đã lượng hóa được các yếu

tố quyết định đối với lạm phát tiền lương, đã xây dựng cách trình bày quá trình lạm phát rất hữu hiệu Sau khi nghiên cứu kỹ những số liệu quí giá về thất nghiệp và lương tính bằng tiền ở nước Anh hơn một thế kỷ trước, Phillips đã phát hiện được một mối quan hệ nghịch đảo giữa thất nghiệp và những thay đổi trong lương trả bằng tiền Ông thấy tiền lương có chiều hướng tăng khi thất nghiệp thấp và ngược

Trang 34

lại Đường cong Phillips rất có ích cho việc phân tích những diễn biến ngắn hạn của thất nghiệp và lạm phát và minh họa cho lý thuyết đánh đổi của lạm phát Theo quan điểm này, một quốc gia có thể mua được một mức thất nghiệp thấp hơn nếu nó sẵn sàng trả một giá là tỷ lệ lạm phát cao hơn Tỷ lệ đánh đổi là độ dốc của đường Phillips Lý giải cho điều này là coi đường cong Phiilips thể hiện mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp khi tổng cầu dịch chuyển nhưng tổng cung tiếp tục thay đổi ở tỷ lệ quán tính của nó

Đường cong Phillips mới: Đường cong Phillips Keynes mới (The New Keynesian

Phillips Curve) Ở giai đoạn lạm phát đình đốn trong những năm 1970, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp theo quan điểm truyền thống của đường cong Phillips không còn đúng nữa và Edmund Phelps đã cải biên nó thành đường cong Phillips mới, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của lạm phát kỳ vọng (Phelps, 1968) Phelps cho rằng khi lạm phát kỳ vọng tăng lên thì đường cong Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang phải Như vậy với lạm phát kỳ vọng quá cao thì lạm phát đình đốn có thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao)

Hình 1.3 Đường cong Phillips (Nguồn: Samuelson & Nordhaus, 1989)

Trang 35

1.1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và nợ công

Nợ công là một trong các công cụ cơ bản của chính phủ nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách công (Silva et al., 2010) Chính phủ chủ động vay nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư công, mà thực chất là để cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho người dân và nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng (Melina et al., 2016) Điều này cho thấy nợ công chính là công cụ mang tính chủ quan của chính phủ trong điều hành kinh tế Ngược lại, lạm phát là kết quả của các cú shock trong nền kinh tế, không do chính phủ quyết định, và cũng là công cụ điều hành của chính phủ Öner (2012) cho rằng lạm phát có thể đến từ chính sách tiền tệ lỏng lẻo; các áp lực về phía cung và cầu tiền và tâm lý kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp Do vậy, có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của nợ công lên lạm phát và một số ít bài viết đánh giá thực nghiệm tác động của lạm phát lên nợ công

Trong một bài viết xã luận đăng trên tạp chí The Economist vào ngày 14/6/2011, Buttonwood có đặt thẳng vấn đề “Liệu chúng ta có thể thoát khỏi khủng hoảng nợ công thông qua lạm phát cao hay không?” Đó cũng là lời đề nghị của một số nhà kinh tế học nổi tiếng như Ken Rogoff, Olivier Blanchard và Paul Krugman Lập

Hình 1.4 Đường cong Phillips mới (Nguồn: Phelps, 1968)

Trang 36

luận của họ cho rằng vì hầu hết nợ được xác định theo giá trị danh nghĩa nên một khi lạm phát cao sẽ bào mòn giá trị thực của nó Phần lý thuyết dưới đây minh chứng một phần cho lập luận của họ

Theo Ferrarini et al (2012), thông qua các hội thảo và thảo luận, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiến hành phân tích tính bền vững của nợ khu vực công và của nợ nước ngoài

và điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Adams et al (2010) Theo đó, nợ công được xác định như sau:

𝐵𝑡+1 = [(1 + 𝜖)(1 + 𝑟𝑓)𝐵𝐹𝑡] + (1 + 𝑟𝑑)𝐵𝐷𝑡− 𝑃𝑆𝑡+1 (1.1)

với B t+1 là nợ công ở thời điểm t+1, 𝜖 =𝑒𝑡+1−𝑒𝑡

𝑒𝑡 tỷ lệ thay đổi của tỷ giá hối đoái với

e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số lượng nội tệ trên mỗi dollar ), r f là lãi suất vay nợ

bằng ngoại tệ, BF t lượng nợ vay bằng ngoại tệ, r d lãi suất vay nợ bằng đồng nội tệ,

BD t lượng nợ vay bằng nôi tệ; và PS thặng dư ngân sách cơ sở - được tính bằng

nguồn thu trừ cho chi tiêu ngân sách, không tính lãi phải trả cho nợ vay Vì vậy, nợ công tăng khi nợ vay bằng ngoại tệ tăng, lãi suất vay nợ bằng ngoại tệ tăng, và đồng tiền trong nước sụt giá Nợ công cũng tăng khi nợ vay bằng đồng nội tệ và lãi suất vay nợ bằng đồng nội tệ tăng Nợ giảm khi thặng dư ngân sách cơ sở tăng

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực:

𝑔 =𝐺𝐷𝑃𝑡+1−(1+𝜋)𝐺𝐷𝑃𝑡

(1+𝜋)𝐺𝐷𝑃𝑡 → 𝐺𝐷𝑃𝑡 = 𝐺𝐷𝑃𝑡+1

(1+𝑔)(1+𝜋) (1.2) với π là tốc độ gia tăng của lạm phát (còn gọi là hệ số khử lạm phát theo GDP)

Bởi vì nợ công được xác định dưới dạng của % GDP nên chia 2 vế của biểu thức

(1.1) cho GDP ở thời điểm t, (1.1) trở thành:

𝐵𝑡+1

𝐺𝐷𝑃𝑡 = [(1 + 𝜖)(1 + 𝑟

𝑓) 𝐵𝐹𝑡𝐺𝐷𝑃𝑡] + (1 + 𝑟𝑑) 𝐵𝐷𝑡

𝐺𝐷𝑃𝑡 −

𝑃𝑆𝑡+1𝐺𝐷𝑃𝑡

→ 𝐵𝑡+1

𝐺𝐷𝑃𝑡 = [(1 + 𝜖)(1 + 𝑟

𝑓)𝑏𝑓𝑡] + (1 + 𝑟𝑑)𝑏𝑑𝑡−𝑃𝑆𝑡+1

𝐺𝐷𝑃𝑡 (1.3) Thay (1.2) vào (1.3), ta được biểu thức sau:

Trang 37

𝑏𝑡+1 =(1 + 𝜖)(1 + 𝑟𝑓)

(1 + 𝑔)(1 + 𝜋) 𝑏𝑓𝑡+

(1 + 𝑟𝑑)(1 + 𝑔)(1 + 𝜋)𝑏𝑑𝑡 − 𝑝𝑠𝑡+1 (1.4)

Trong đó b t+1 là tỷ lệ nợ công theo GDP ở thời điểm t+1; bf t là tỷ lệ nợ vay bằng ngoại tệ theo GDP ở thời điểm t; bd t là tỷ lệ nợ vay bằng nội tệ theo GDP ở thời điểm t và ps t+1 là tỷ lệ thặng dư ngân sách cơ sở theo GDP ở thời điểm t+1

Sắp xếp lại biểu thức (1.4) như sau:

Gọi ϕ là tỷ lệ nợ công vay bằng ngoại tệ (bf t = ϕb t ; 0≤ ϕ ≤1) Lãi suất vay bình quân

gia quyền: 𝑟̂ = 𝜙𝑟𝑓+ (1 − 𝜙)𝑟𝑑 Sắp xếp lại (1.6), ta được:

(1 + 𝑔)(1 + 𝜋)[𝑟̂ − 𝜋(1 + 𝑔) − 𝑔 + 𝜖𝜙(1 + 𝑟̂)]𝑏𝑡− 𝑝𝑠𝑡+1 (1.7) Biểu thức (1.7) cho thấy sự thay đổi của nợ công phụ thuộc vào lãi suất vay bình quân gia quyền, giá trị của đồng nội tệ, tỷ lệ nợ công vay bằng ngoại tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và thặng dư ngân sách cơ sở

Đặc biệt, biểu thức (1.7) còn chỉ ra tác động của lạm phát lên nợ công Theo đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng/sụt giảm của lạm phát sẽ dẫn đến sự sụt giảm/gia tăng tương ứng của nợ công

Trang 38

1.2 Khung phân tích nợ công, lạm phát và tăng trưởng

1.2.1 Nợ công và các cân đối vĩ mô

Việc vay nợ ở các quốc gia đang phát triển trên thế giới đã được nêu lên như một điều không thể tránh khỏi trong các lý thuyết và mô hình lý thuyết trước đây Các nhà kinh tế học cho rằng do các điều kiện nội tại khan hiếm nguồn lực và có nhiều khó khăn nên các nước đang phát triển cần phải sử dụng các nguồn lực đến từ bên ngoài như các dòng vốn FDI và vốn viện trợ phát triển ODA (vốn vay với lãi suất

ưu đãi dành cho các nước đang phát triển) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập để bắt kịp với sự phát triển của các nước giàu có Khởi đầu là lý thuyết

“Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài” của Samuelson & Nordhaus (1976), tiếp theo là mô hình lý thuyết hai khoảng cách của Chenery & Strout (1966)

và mô hình lý thuyết ba khoảng cách được phát triển bởi Bacha (1990), Solimano (1990), và Taylor (1994)

Lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài”

Phần lớn các nước đang phát triển đều thiếu các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm bớt nghèo Năm 1948, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã cho ra đời tác phẩm kinh điển “Kinh tế học” trong đó nhấn mạnh đến hoàn cảnh của các nước đang phát triển qua lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài” Theo Samuelson, có 4 yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, qua đó xóa đi khoảng cách giàu nghèo với các nước phát triển là nhân lực, tài nguyên, vốn và công nghệ

Nhân lực (lực lượng lao động): ở các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình nói chung thấp, tỷ lệ người biết chữ thấp do phải tập trung vào việc mưu sinh, vì vậy chỉ số phát triển con người (HDI) cũng tương đối thấp Phần lớn nguồn nhân lực tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn nên tỷ lệ thất nghiệp do thời gian nông nhàn cao Điều này đòi hỏi các nước đang phát triển phải quan tâm nhiều đến việc đầu tư và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, nâng cao trình độ học vấn cho người dân và đầu tư vào các chương trình y tế cộng đồng để nâng cao

Trang 39

tuổi thọ và sức khỏe làm việc của người dân Ngoài ra, việc đa dạng hóa ngành nghề, cây trồng vật nuôi cũng rất quan trọng để tạo thêm nhiều việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở nông thôn do thời gian nông nhàn

Tài nguyên: không như các nước phát triển, nguồn tài nguyên ở các nước đang phát triển khá ít khi lấy bình quân theo đầu người do dân số đông Việc khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên dẫn đến sự phát triển kém bền vững, và dẫn đến các thiên tai như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và càng làm cho nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt nhanh hơn Vì vậy, các nước này cần phải có môi trường thể chế phù hợp để quản lý và khai thác nguồn tài nguyên hợp lý, đặc biệt với lĩnh vực nông nghiệp cần áp dụng các tiến bộ khoa học như sử dụng chế độ canh tác đất đai hiệu quả, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất lao động, hiệu suất sử dụng ruộng đất tăng lên

Nguồn vốn: các nước đang phát triển muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bắt kịp thu nhập với các nước phát triển thì đòi hỏi phải có sự đầu tư phát triển Điều này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn Tuy nhiên, hầu hết các nước này có mức sống thấp, lượng tiết kiệm không cao nên nguồn vốn dành cho đầu tư khá thấp

Công nghệ: hầu hết các nước đang phát triển đều là nước nông nghiệp và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi Nền sản xuất ở các nước này thiếu sự hoạch định hợp lý nên đa phần lạc hậu về công nghệ sản xuất và quản lý Mặc dù còn lạc hậu về công nghệ nhưng các nước này có thể học hỏi và bắt chước ở các nước phát triển thông qua chuyển giao công nghệ Ngoài ra, thông qua hợp tác và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ từ các nước phát triển, các nước này có khả năng rút ngắn được khoảng cách tụt hậu

Tóm lại, Samuelson lập luận 4 yếu tố này ở các nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp 4 yếu tố này cho việc thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao thu nhập của người dân có nhiều trở ngại lớn Đặc biệt, tình trạng khó khăn này tăng lên gấp bội

ở những quốc gia nghèo và Samuelson nhìn thấy điều này như “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ Hình 1.4 biểu thị “vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ”

Trang 40

Qua sự phân tích và lập luận của mình, Samuelson cho rằng các nước đang phát triển trong “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ khó mà tự thoát ra được Để có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này ông cho rằng cần phải có “cú huých từ bên ngoài”, nghĩa là các nước đang phát triển cần phải có các nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài về vốn, công nghệ, các chuyên gia, trình độ quản lý,… Vì vậy, chính phủ ở các nước đang phát triển có thể nhận sự trợ giúp dưới hai hình thức là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) Đi kèm theo các nguồn vốn này là các tiến bộ về công nghệ sản xuất, quản lý và đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ được chuyển giao cho nước tiếp nhận Đặc biệt, nguồn vốn viện trợ phát triển ODA thực chất là vốn vay với lãi suất ưu đãi mà các nước đang phát triển phải trả trong tương lai

Mô hình hai khoảng cách (The two-gap model)

Trong tác phẩm “Foreign Assistance and Economic Development” (Viện trợ nước ngoài và phát triển kinh tế), Chenery & Strout (1966) trình bày “mô hình hai khoảng cách” với việc phân tích các mối quan hệ giữa nguồn vốn từ nước ngoài và phát triển kinh tế Ý tưởng chủ yếu của mô hình này là chính phủ ở các nước đang phát triển cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại trong nước và dùng nguồn vốn

Tiết kiệm, đầu tư thấp

Năng suất lao động thấp

Hình 1.5 Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ (Nguồn: Samuelson & Nordhaus, 1976)

Ngày đăng: 10/03/2017, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Samuelson, P.A., & Nordhaus, W.D., 1989. Kinh tế học. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê, Tái bản lần 2 (Tập 2).Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
1. Abbas, S. A., Akitoby, B., Andritzky, J., Berger, H., Komatsuzaki, T., & Tyson, J., 2014. Reducing public debt when growth is slow. In Jobs and Growth: Supporting the European Recovery. Washington, D.C.: International Monetary Fund, pp. 67-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jobs and Growth: Supporting the European Recovery
2. Adams, C., Ferrarini, B. and Park, D., 2010. Fiscal Sustainability in Developing Asia. ADB Economics Working Paper Series, No.205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ADB Economics Working Paper Series
3. Afonso, A., & Alves, J.R., 2014. The Role of Government Debt in Economic Growth. ISEG-UTL Economics Department Working Paper, No.16/2014/DE/UECE Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISEG-UTL Economics Department Working Paper
4. Ahmad, M.J., Sheikh, M.R., & Tariq, K., 2012. Domestic Debt and Inflationary Effects: An Evidence from Pakistan. International Journal of Humanities and Social Science 2(18), 256-263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Humanities and Social Science
5. Aizenman, J., & Marion, N., 2011. Using inflation to erode the US public debt. Journal of Macroeconomics 33(4), 524-541 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Macroeconomics
6. Akitoby, M.B., Komatsuzaki, M.T. & Binder, M.A.J., 2014. Inflation and Public Debt Reversals in the G7 Countries. IMF Working Paper, No.14/96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IMF Working Paper
7. Akram, N., 2015. Is public debt hindering economic growth of the Philippines? International Journal of Social Economics 42(3), 202-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Social Economics
8. Al-Zeaud, H.A., 2014. Public Debt And Economic Growth: An Empirical Assessment. European Scientific Journal 10(4), 148-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Scientific Journal
9. Ancharaz, V.D., 2003. Determinants of Trade Policy Reform in Sub-Saharan Africa. Journal of African Economics 12(3), 417-443 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of African Economics
10. Arellano, Manuel, and Olympia Bover. 1995. “Another look at the instrumental variable estimation of error-components models.” Journal of econometrics 68, no. 1:29-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Another look at the instrumental variable estimation of error-components models.” "Journal of econometrics
11. Arellano, M. & Bond, S., 1991. Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The Review of Economic Studies 58(2), 277-297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Review of Economic Studies
12. Asiedu, E., 2002. On the Determinants of Foreign Direct Investment to Developing Countries: Is Africa Different? World Development 30(1), 107-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development
13. Ayyoub, M., Chaudhry, I.S. & Farooq, F., 2011. Does inflation affect economic growth? The case of Pakistan. Pakistan Journal of Social Sciences 31(1), 51-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pakistan Journal of Social Sciences
14. Bacha, E. L., 1990. A three-gap model of foreign transfers and the GDP growth rate in developing countries. Journal of Development economics 32(2), 279-296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Development economics
15. Baglan, D., & Yoldas, E., 2014. Non-linearity in the inflation–growth relationship in developing economies: Evidence from a semiparametric panel model. Economics Letters 125(1), 93-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics Letters
16. Bal, D.P., & Rath, B.N., 2014. Public debt and economic growth in India: A reassessment. Economic Analysis and Policy 44(3), 292-300 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Analysis and Policy
17. Balassone, F., Francese, M., & Pace, A., 2011. Public debt and economic growth in Italy. Bank of Italy Economic History Working Paper, No.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank of Italy Economic History Working Paper
18. Barro, R.J., 1990. Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth. The Journal of Political Economy 98(5), 103-S125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Political Economy
19. Barro, R., & Sala-i-Martin, X., 1991. Convergence across States and Regions. Brookings Papers on Economic Activity 22(1), 107-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brookings Papers on Economic Activity

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w