VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Dữ liệu nghiên cứu và lựa chọn các biến
3.3.2 Lựa chọn các biến trong mô hình thực nghiệm
Để đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cũng như tác động của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế ở 60 quốc gia đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1990 – 2014, việc lựa chọn và sử dụng các biến trong mô hình nghiên cứu được thực hiện thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây và các bài báo này chủ yếu viết về đề tài nợ công và tăng trưởng kinh tế hoặc lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia (dữ liệu chuỗi thời gian) hoặc nhóm các quốc gia (dữ liệu bảng) trên thế giới.
Việc sử dụng các biến trong các bài viết về nợ công
Hầu hết các nghiên cứu trước đây gần như đều đưa các biến như thu nhập khởi đầu (initial income), lực lượng lao động (labor force), vốn đầu tư (gross fixed capital formation), độ mở thương mại (trade openness) vào trong mô hình ước lượng để đánh giá tác động của ngưỡng nợ công lên tăng trưởng kinh tế.
- Thực vậy, thu nhập khởi đầu được xem như biến đại diện cho trình độ phát triển kinh tế ban đầu của mỗi quốc gia (Baum et al., 2012; Checherita-Westphal &
Rother, 2012, Craigwell et al., 2012).
- Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế, lực lượng lao động và vốn đầu tư được xem là các động lực chính tạo nên tăng trưởng kinh tế, mang lại sự phồn thịnh.
Pattillo et al. (2011), Maghyereh et al. (2003), Cecchetti et al. (2011), Baum et al.
(2012), Checherita-Westphal & Rother (2012), Craigwell et al. (2012), Wright &
Grenade (2014), Topal (2014), Lopes da Veiga et al. (2014) xác định lực lượng lao động và vốn nhân lực (human capital) của mỗi quốc gia có đóng góp khá lớn trong việc thúc đẩy gia tăng thu nhập bình quân đầu người thực. Bên cạnh đó, vốn đầu tư là nguồn lực đầu vào không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, và đặc biệt nó đóng vai trò hết sức quan trọng ở các nước đang phát triển để bắt kịp các nước phát triển về khoảng cách, trình độ và thu nhập và biến này gần như có mặt trong hầu hết các nghiên cứu gần đây (Pattillo et al., 2011; Maghyereh et al., 2003;
Chang & Chiang, 2011; Baum et al., 2012; Checherita-Westphal & Rother, 2012;
Craigwell et al., 2012).
- Theo lý thuyết về giao thương quốc tế, các quốc gia có lợi thế so sánh tương đối hay tuyệt đối nhiều lẫn các quốc gia có các lợi thế so sánh ít đều được hưởng lợi ích do sự giao thương tự do giữa các quốc gia mang lại, sự giao thoa kinh tế sẽ thúc đẩy gia tăng nguồn vốn đầu tư, công nghệ và sản phẩm chất lượng hơn. Độ mở thương mại được xem là biến đại diện cho sự tự do hóa thương mại này và cũng là chỉ số đo lường cho chính sách cởi mở của quốc gia đó. Biến này được xác định trong các nghiên cứu au: Pattillo et al. (2011), Cecchetti et al. (2011), Checherita-Westphal &
Rother (2012), Craigwell et al. (2012), Wright & Grenade (2014), Topal (2014).
- Ngoài các biến kể trên thì các biến sau cũng được xem xét và đưa vào trong các mô hình nghiên cứu như cơ sở hạ tầng (Asiedu, 2002; Ancharaz, 2003; Kevin, 2005; Du et al., 2008; Bissoon, 2012; Kuzmina et al., 2014).; nguồn thu ngân sách chính phủ (Topal, 2014);
Việc sử dụng các biến trong các bài viết về lạm phát
Tương tự các nghiên cứu về nợ công và tăng trưởng kinh tế, việc lựa chọn và sử dụng các biến trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây về tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế cũng được xác định rõ như sau:
- Thu nhập khởi đầu: Khan & Senhadji (2001), Rousseau & Wachtel (2002), Burdekin et al. (2004), Pollin & Zhu (2006), Li (2006), Vaona & Schiavo (2007), Bick (2010), Espinoza et al. (2010), López-Villavicencio & Mignon (2011), Trupkin & Ibarra (2011), Kremer et al. (2013), Seleteng et al. (2013), Vinayagathasan (2013), Baglan &Yoldas (2014), Thanh (2015).
- Lực lượng lao động: Khan & Senhadji (2001), Burdekin et al. (2004), David et al.
(2005), Vaona & Schiavo (2007), Bick (2010), Espinoza et al. (2010), Marbuah (2010), López-Villavicencio & Mignon (2011), Trupkin & Ibarra (2011),
Ghazouani (2012), Kremer et al. (2013), Vinayagathasan (2013), Baglan &Yoldas (2014).
- Vốn đầu tư: Khan & Senhadji (2001), David et al. (2005), Pollin & Zhu (2006), Li (2006), Vaona & Schiavo (2007), Bick (2010), Espinoza et al. (2010), Marbuah (2010), Omay & ệznur Kan (2010), Fakhri (2011), Lúpez-Villavicencio & Mignon (2011), Trupkin & Ibarra (2011), Ghazouani (2012), Kremer et al. (2013), Seleteng et al. (2013), Vinayagathasan (2013), Baglan &Yoldas (2014), Thanh (2015)
- Độ mở thương mại: Khan & Senhadji (2001), Burdekin et al. (2004), David et al.
(2005), Pollin & Zhu (2006), Li (2006), Vaona & Schiavo (2007), Bick (2010), Espinoza et al. (2010), Marbuah (2010), Omay & ệznur Kan (2010), Lúpez- Villavicencio & Mignon (2011), Trupkin & Ibarra (2011), Ghazouani (2012), Kremer et al. (2013), Seleteng et al. (2013), Vinayagathasan (2013), Baglan
&Yoldas (2014), Thanh (2015).
Tóm lại, đề tài xác định và tính toán các biến trong mô hình nghiên cứu như sau:
Tăng trưởng kinh tế (lGDP): GDP bình quân đầu người thực với năm cơ sở 2005, đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Biến này được sử dụng dưới dạng logarithm.
Nợ công (PDEB): tổng nợ của quốc gia (bao gồm nợ trong nước lẫn nước ngoài), được lấy theo % của GDP.
Lạm phát (INFL): có dạng %.
Đầu tư tư nhân (PINV): vốn đầu tư của khu vực tư nhân, được lấy theo % GDP.
Lực lượng lao động (LABO): tỷ lệ giữa người lao trong độ tuổi lao động (15- 64) và tổng dân số của quốc gia (%).
Nguồn thu chính phủ (REV): nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế, được lấy theo % của GDP.
Cơ sở hạ tầng (TELE): trong nghiên cứu này là số thuê bao điện thoại cố định trên 100 dân. Việc sử dụng số liệu này dựa trên một số nghiên cứu trước đó (Bissoon, 2012; Nguyen, 2015) và bộ dữ liệu này có sẵn từ World Bank.
Độ mở thương mại (OPEN): tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu và GDP, được lấy theo % của GDP.
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến cho mẫu tổng thể (60 quốc gia đang phát triển trên thế giới)
Các biến Obs Mean Std. Dev. Min Max
GDP bình quân (USD/năm) 1126 2321.7 4526.5 113.87 47081.2
Nợ công (% GDP) 1126 68.175 66.502 2.69 786.438
Lạm phát (%) 1126 13.012 56.170 -18.108 1568.33
Đầu tư tư nhân (% GDP) 1126 15.412 7.431 0.175 53.189
Lực lượng lao động (%) 1126 69.141 10.443 40.5 88.3
Nguồn thu chính phủ (% GDP) 1126 23.552 9.814 0.637 68.283 Cơ sở hạ tầng (số thuê bao điện
thoại cố định/100 dân) 1126 5.956 7.183 0.078 33.922
Độ mở thương mại (% GDP) 1126 78.510 40.668 10.748 220.407 Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Theo nghiên cứu của Roodman (2006) về việc sử dụng ước lượng GMM Arellano- Bond trong quá trình ước lượng thì việc sử dụng quá nhiều biến công cụ có thể khiến cho kiểm định Sargan bị yếu. Để tránh việc này, Roodman này cho rằng quy tắc ngón tay cái nên được maax dụng, tức là số biến công cụ nhỏ hơn hoặc bằng số lượng đơn vị bảng (ở đây là số quốc gia). Vì số lượng các quốc gia ở khu vực Mỹ Latin khá nhỏ trong mẫu nghiên cứu (11 quốc gia) nên đề tài chỉ tiến hành việc ước lượng cho hai mẫu phụ là Châu Á (22 quốc gia) và Châu Phi (27 quốc gia) và loại bỏ mẫu Châu Mỹ Latin (11 quốc gia). Thống kê mô tả các biến trong mô hình thực
nghiệm cho ba mẫu nghiên cứu (mẫu tổng thể, mẫu Châu Á, và mẫu Châu Phi) lần lượt được trình bày trong Bảng 3.1, Bảng 3.2, và Bảng 3.3.
Kết quả thống kê ở mẫu tổng thể ở Bảng 3.1 cho thấy thu nhập bình quân đầu người trung bình ở 60 quốc gia đang phát triển trong trong giai đoạn 1990-2014 là 2321.7 USD/năm. Đáng chú ý độ lệch chuẩn khá cao (4526.5) là do có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa quốc gia có thu nhập thấp nhất (Ethiopia 113.87 USD/năm ở năm 1992) và cao nhất (UAE 47081.2 USD/năm ở năm 2004). Điều này cũng cho thấy có sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập cao ở các nước đang phát triển.
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến cho mẫu Châu Á (22 quốc gia)
Các biến Obs Mean Std. Dev. Min Max
GDP bình quân (USD/năm) 435 2910.136 6653.205 214.6716 47081.1
Nợ công (% GDP) 435 59.770 34.98252 2.69 219.734
Lạm phát (%) 435 15.070 82.051 -18.108 1568.33
Đầu tư tư nhân (% GDP) 435 17.974 7.330683 0.738 53.134 Lực lượng lao động (%) 435 66.050 12.04938 40.5 88.1 Nguồn thu chính phủ (% GDP) 435 23.377 8.582946 8.048 46.344 Cơ sở hạ tầng (số thuê bao điện
thoại cố định/100 dân) 435 7.897 7.561925 0.139 33.922 Độ mở thương mại (% GDP) 435 90.253 43.0999 15.239 220.406 Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Nợ công trung bình ở nhóm các nước này ở mức vừa phải (68.175% GDP). Tương tự như thu nhập bình quân đầu người, chênh lệch về lượng nợ giữa các nước này cũng khá cao với mức thấp nhất là 2.69% (UAE năm 2001) và cao nhất (Liberia năm 2001). Điều này cũng cho thấy các nước Châu Phi là những quốc gia mắc nợ cao và cũng khó trả được nợ.
Về lạm phát, giá trị trung bình là 13.012%, một mức tương đối cao so với các quốc gia phát triển. Đặc biệt, có những quốc gia trải qua những giai đoạn lạm phát cao với giá trị 1568.33% (Uzbekistan năm 1994; 534% năm 1993 và 304% năm 1995) và những quốc gia rơi vào giảm phát -18.108% (Bhutan năm 2004).
Ngoài ra, kết quả thống kê ở Bảng 3.2 và Bảng 3.3 trong giai đoạn 1990-2014 cho thấy (1) thu nhập bình quân đầu người trung bình chung ở các nước Châu Á cao hơn hẳn các nước Châu Phi (2910.136 USD/năm ở Châu Á so với 1289.404 USD/năm ở Châu Phi); (2) Các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi có lượng nợ công cao hơn so với các nước Châu Á (83.054% so với 59.77%); (3) Không có sự chênh lệch nhiều về lạm phát giữa hai châu lục này.
Bảng 3.3 Thống kê mô tả các biến cho mẫu Châu Phi (27 quốc gia)
Các biến Obs Mean Std. Dev. Min Max
GDP bình quân (USD/năm) 491 1289.404 1941.934 113.876 8327.33
Nợ công (% GDP) 491 83.054 91.140 5.983 786.438
Lạm phát (%) 491 12.576 34.966 -11.686 513.906
Đầu tư tư nhân (% GDP) 491 13.543 7.918 0.175 53.189
Lực lượng lao động (%) 491 72.082 9.730 50.5 88.3
Nguồn thu chính phủ (% GDP) 491 23.499 11.565 0.637 68.283 Cơ sở hạ tầng (số thuê bao điện
thoại cố định/100 dân) 491 1.533 2.101 0.078 11.063
Độ mở thương mại (% GDP) 491 74.779 40.681 10.748 209.891 Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
CHƯƠNG 4