Mối quan hệ nhân quả Granger giữa nợ công và lạm phát

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (LA tiến sĩ) (Trang 91 - 95)

Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

4.3.1 Mối quan hệ nhân quả Granger giữa nợ công và lạm phát

Bảng 4.2 trình bày kết quả kiểm định đồng liên kết trong khi Bảng 4.3Bảng 4.4 thống kê các kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa lạm phát và nợ công cho mẫu tổng thể gồm 60 quốc gia đang phát triển. Cả 4 thống kê có được thông qua kiểm định Westerlund (2007) đều có ý nghĩa ở mức 1%, bác bỏ giả thuyết H0 (không có đồng liên kết trong các đơn vị bảng và toàn bộ đơn vị bảng).

Điều này có nghĩa là có đồng liên kết giữa lạm phát và nợ công ở mẫu tổng thể.

Ngoài ra, ở độ trễ = 2 cả 4 thống kê này đều có ý nghĩa ở mức 1% (tốt nhất) nên độ trễ = 2 sẽ được sử dụng trong kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa lạm phát và nợ công.

Trong khi đó, thông qua kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger được đề xuất bởi Hurlin & Venet (2001), với độ trễ = 2, ở cả chiều từ lạm phát đến nợ công lẫn chiều từ nợ công đến lạm phát thống kê F có ý nghĩa ở mức 1%, bác bỏ giả thuyết H0 (không có tác động nhân quả Granger từ biến độc lập đến biến phụ thuộc). Vì thế, đề tài có thể khẳng định giữa lạm phát và nợ công tồn tại một mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều cho mẫu tổng thể gồm 60 quốc gia đang phát triển.

Bảng 4.2 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu tổng thể Biến phụ thuộc: Lạm phát (Độ trễ = 2)

Biến độc lập Gt Gα Pt Pα

Nợ công -4.602*** -24.772 *** -67.926*** -47.660***

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.3 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu tổng thể Biến phụ thuộc: Lạm phát

Thống kê F = 312.19***

Biến độc lập Coef Std. Err p-value

Lạm phát (-2) 0.000 0.005 0.973

Lạm phát (-1) 0.193*** 0.005 0.000

Nợ công (-2) 0.062*** 0.014 0.000

Nợ công (-1) -0.062*** 0.020 0.003

Nợ công 0.026* 0.015 0.082

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.4 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu tổng thể Biến phụ thuộc: Nợ công

Thống kê F = 1101.92***

Biến độc lập Coef Std. Err p-value

Nợ công (-2) -0.106*** 0.029 0.000

Nợ công (-1) 1.016*** 0.030 0.000

Lạm phát (-2) -0.003 0.011 0.786

Lạm phát (-1) -0.028 0.018 0.110

Lạm phát 0.120* 0.069 0.082

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Tương tự như mẫu tổng thể, các kiểm định đồng liên kết Westerlund và kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa lạm phát và nợ công cho mẫu nghiên cứu Châu Á và Châu Phi được trình bày trong các Bảng 4.5, Bảng 4.6, Bảng 4.7, Bảng 4.8, Bảng 4.9, và Bảng 4.10. Kết quả cho thấy hoàn toàn nhất quán với các kết quả của mẫu tổng thể. Điều này có nghĩa là lạm phát và nợ công có tính đồng liên kết trong hai mẫu nghiên cứu Châu Á và Châu Phi đồng thời mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa hai biến này cũng được xác định trong hai mẫu nghiên cứu của Châu Á và Châu Phi.

Bảng 4.5 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Á Biến phụ thuộc: Lạm phát (Độ trễ = 2)

Biến độc lập Gt Gα Pt Pα

Nợ công -5.407*** -27.889*** -79.123*** -102.512***

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.6 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Á Biến phụ thuộc: Lạm phát - Thống kê F = 454.98***

Biến độc lập Coef Std. Err p-value

Lạm phát (-2) -0.005 0.004 0.192

Lạm phát (-1) 0.189*** 0.004 0.000

Nợ công (-2) -0.043 0.047 0.358

Nợ công (-1) 0.021 0.078 0.783

Nợ công 0.038 0.053 0.478

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.7 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Á Biến phụ thuộc: Nợ công - Thống kê F = 529.68***

Biến độc lập Coef Std. Err p-value

Nợ công (-2) -0.351*** 0.042 0.000

Nợ công (-1) 1.197*** 0.043 0.000

Lạm phát (-2) 0.000 0.004 0.906

Lạm phát (-1) -0.006 0.010 0.513

Lạm phát 0.036 0.050 0.478

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.8 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Phi Biến phụ thuộc: Lạm phát (Độ trễ = 2)

Biến độc lập Gt Gα Pt Pα

Nợ công -4.484*** -25.402*** -17.131*** -16.007***

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.9 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Phi Biến phụ thuộc: Lạm phát - Thống kê F = 32.07***

Biến độc lập Coef Std. Err p-value

Lạm phát (-2) 0.005 0.024 0.836

Lạm phát (-1) 0.260*** 0.039 0.000

Nợ công (-2) 0.076*** 0.019 0.000

Nợ công (-1) -0.084*** 0.027 0.003

Nợ công 0.032 0.020 0.113

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Bảng 4.10 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Phi Biến phụ thuộc: Nợ công - Thống kê F = 485.10***

Biến độc lập Coef Std. Err p-value

Nợ công (-2) -0.090** 0.047 0.058

Nợ công (-1) 1.012*** 0.046 0.000

Lạm phát (-2) 0.042 0.060 0.480

Lạm phát (-1) -0.225** 0.100 0.026

Lạm phát 0.192 0.121 0.113

Ghi chú: ***, *** lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (LA tiến sĩ) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)