Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
4.3.3 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang phát triển ở Châu
Các kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở hai lục địa được trình bày trong Bảng 4.13, Bảng 4.14, Bảng 4.15, và Bảng 4.16. Bảng 4.17 và Bảng 4.18 lần lượt là kết quả tổng hợp về tác động của nợ công lên lạm phát và về tác động của lạm phát lên nợ công. Theo đó,
(1) Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở cả hai châu lục nhất quán với mẫu tổng thể. Điều này có nghĩa là giống như mẫu tổng thể, nợ công có tác động dương ý nghĩa lên lạm phát trong khi lạm phát có tác động âm ý nghĩa lên nợ công.
(2) Tương tự như mẫu tổng thể, tăng trưởng kinh tế có tác động âm ý nghĩa lên nợ công ở cả hai châu lục. Điều này hàm ý tăng trưởng là một công cụ hữu hiệu để giảm đi lượng nợ công ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, giống như mẫu tổng thể, ở các nước đang phát triển của Châu Phi, đầu tư tư nhân cũng gây ra lạm phát.
(3) Ngược với mẫu tổng thể, đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển của Châu Á có tác động âm ý nghĩa lên nợ công. Mitra (2006) và Gjini & Kukeli (2012) cho thấy đầu tư công có thể chèn lấn đầu tư tư nhân. Vì vậy, ở lục địa này, đầu tư tư
nhân tăng lên sẽ đưa đến việc giảm đầu tư công, điều mà có thể đưa đến sụt giảm thâm hụt ngân sách và từ đó nợ công.
Kết quả riêng cho mẫu phụ của 22 quốc gia đang phát triển ở Châu Á
Bảng 4.13 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 1 (22 quốc gia đang phát triển ở Châu Á)
Biến phụ thuộc: Δ Lạm phát
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Lạm phát (-1) -1.318*** 0.044 -1.318*** 0.044 -1.319*** 0.044
Nợ công 0.712* 0.376 0.721* 0.376 0.654* 0.383
GDP bình quân thực -0.205 0.232 -0.130 0.259 -0.043 0.280
Đầu tư tư nhân 2.842 2.352 2.838 2.348 2.711 2.335
Lực lượng lao động -3.275 5.048 -4.072 5.110
Nguồn thu chính phủ 3.980 2.452 3.683 2.491 2.998 2.620
Cơ sở hạ tầng -1.705 2.165
Độ mở thương mại -1.252** 0.537 -1.286** 0.538 -1.286** 0.534
Obs 391 391 391
AR(2) test 0.289 0.277 0.243
Sargan test 0.236 0.204 0.169
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Tương tự mẫu tổng thể, độ mở thương mại có tác động âm ý nghĩa lên lạm phát và nguồn thu chính phủ có tác động âm ý nghĩa lên nợ công. Trái với mẫu tổng thể, độ mở thương mại có tác động âm ý nghĩa lên nợ công. Như đã nói, Combes & Saadi- Sedik (2006) cho thấy độ mở do chính sách cải thiện cán cân ngân sách. Vì vậy, trong tình huống của các nước đang phát triển của Châu Á, độ mở có thể làm giảm thâm hụt ngân sách, và đưa đến giảm bớt nợ công.
Ngoài ra, lực lượng lao động có tác động dương ý nghĩa lên nợ công. Khi lực lượng lao động tăng lên, thất nghiệp có thể tăng theo trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Chính phủ phải tăng chi tiêu để trợ cấp cho những người thất nghiệp, điều này khiến thâm hụt ngân sách tăng theo và nợ công cũng gia tăng.
Bảng 4.14 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 1 (22 quốc gia đang phát triển của Châu Á)
Biến phụ thuộc: Δ Nợ công
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Nợ công (-1) -0.513*** 0.039 -0.510*** 0.040 -0.513*** 0.040 Lạm phát -0.212** 0.093 -0.197** 0.095 -0.189* 0.098 GDP bình quân thực -0.193*** 0.039 -0.206*** 0.043 -0.201*** 0.046
Đầu tư tư nhân -0.103*** 0.328
Lực lượng lao động 5.897*** 1.199 6.265*** 1.296 6.125*** 1.366 Nguồn thu chính phủ -0.513*** 0.153 -0.492*** 0.157 -0.479*** 0.162
Cơ sở hạ tầng 0.202 0.252 0.188 0.255
Độ mở thương mại -0.120* 0.071 -0.121* 0.072 -0.122* 0.072
Obs 347 347 347
AR(2) test 0.675 0.695 0.686
Sargan test 0.205 0.208 0.162
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Kết quả riêng cho mẫu phụ của 27 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi
Tương tự như mẫu tổng thể, độ mở thương mại có tác động dương ý nghĩa lên nợ công. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ở Châu Phi cũng có tác động âm ý nghĩa lên nợ công, nghĩa là cũng giúp giảm bớt lượng nợ công. Thực vậy, cơ sở hạ tầng có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (Calderón & Servén,
2004; Canning & Pedroni, 2004; Palei, 2015). Đến lượt mình, tăng trưởng kinh tế làm giảm đi lượng nợ công (Panizza & Presbitero, 2014; Greiner & Fincke, 2015;
and Pereima et al., 2015). Do vậy, có thể xem tác động làm giảm nợ công của cơ sở hạ tầng có được thông qua tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế do cơ sở hạ tầng thúc đẩy.
Bảng 4.15 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 2 (27 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi)
Biến phụ thuộc: Δ Lạm phát
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Lạm phát (-1) -0.739*** 0.034 -0.739*** 0.034 -0.739*** 0.034 Nợ công 0.091*** 0.031 0.090*** 0.031 0.090*** 0.033 GDP bình quân thực 0.100 0.117 0.102 0.118 0.103 0.118 Đầu tư tư nhân 0.464** 0.222 0.455** 0.224 0.455** 0.226 Lực lượng lao động 1.077 1.074 1.053 1.079 1.051 1.088
Nguồn thu chính phủ -0.003 0.171
Cơ sở hạ tầng -0.700 2.798 -0.702 2.802
Độ mở thương mại -0.134 0.129 -0.127 0.132 -0.126 0.138
Obs 437 437 437
AR(2) test 0.556 0.561 0.561
Sargan test 0.932 0.910 0.881
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Bảng 4.16 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 2 (27 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi)
Biến phụ thuộc: Δ Nợ công
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Nợ công (-1) -0.571*** 0.053 -0.576*** 0.055 -0.563*** 0.053 Lạm phát -1.135** 0.475 -1.118** 0.490 -1.009** 0.468 GDP bình quân thực -1.278*** 0.231 -1.265*** 0.238 -1.104*** 0.251 Đầu tư tư nhân -0.155 0.433 -0.1620 0.446 -0.229 0.423
Lực lượng lao động -1.516 1.972 -2.509 1.987
Nguồn thu chính phủ -0.951 0.670
Cơ sở hạ tầng -49.942*** 11.668 -54.15*** 13.204 -49.37*** 12.895 Độ mở thương mại 0.800*** 0.220 0.828*** 0.230 0.882*** 0.220
Obs 356 356 356
AR(2) test 0.852 0.884 0.859
Sargan test 0.491 0.537 0.449
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Bảng 4.17 Tổng kết tác động của nợ công lên lạm phát ở 3 mẫu nghiên cứu Biến phụ thuộc: Δ Lạm phát
Tổng thể Châu Á Châu Phi
Lạm phát (-1) -1.280*** -1.319*** -0.739***
Nợ công 0.405** 0.654* 0.090***
GDP bình quân thực 1.301*** -0.043 0.103
Đầu tư tư nhân 5.869*** 2.711 0.455**
Lực lượng lao động -21.482** -4.072 1.051
Nguồn thu chính phủ 0.365 2.998 -0.003
Cơ sở hạ tầng -3.091** -1.705 -0.702
Độ mở thương mại -1.828*** -1.286** -0.126
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Bảng 4.18 Tổng kết tác động của lạm phát lên nợ công ở 3 mẫu nghiên cứu Biến phụ thuộc: Δ Nợ công
Tổng thể Châu Á Châu Phi
Nợ công (-1) -0.549*** -0.513*** -0.563***
Lạm phát -0.554** -0.189* -1.009**
GDP bình quân thực -0.433*** -0.201*** -1.104***
Đầu tư tư nhân 2.246*** -0.103*** -0.229
Lực lượng lao động 3.428 6.125*** -2.509
Nguồn thu chính phủ -2.435*** -0.479*** -0.951
Cơ sở hạ tầng -0.447 0.188 -49.37***
Độ mở thương mại 0.623*** -0.122* 0.882***
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata