VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung phân tích thực nghiệm của mô hình
Giả định nền kinh tế có hai nguồn lực chính, bao gồm vốn đầu tư trong nước và lực lượng lao động. Khung phân tích bắt đầu với hàm sản xuất Cobb-Douglas truyền thống:
𝑌 = 𝐴𝐾𝛼𝐿1−𝛼, 0 < 𝛼 < 1 (3.1)
Với Y là GDP thực; K là vốn đầu tư trong nước thực (chủ yếu là đầu tư tư nhân); L là số lao động làm việc; A là tổng năng suất các yếu tố sản xuất (TFP); α hệ số co giản của sản lượng theo vốn.
Chia hai vế của (3.1) cho lực lượng lao động L, (3.1) được biểu diễn dưới dạng bình quân như sau:
𝑌
𝐿 = 𝐴 (𝐾 𝐿)
𝛼
(3.2)
Biến đổi (3.2) theo dạng log-linear:
𝑙𝑜𝑔𝑌
𝐿 = 𝑙𝑜𝑔𝐴 + 𝛼𝑙𝑜𝑔 (𝐾
𝐿) (3.3)
Phương trình (3.3) dưới dạng chuỗi thời gian:
(𝑌 𝐿)
𝑖,𝑡
= (𝐴)𝑖,𝑡+ 𝛼 (𝐾 𝐿)
𝑖,𝑡
(3.4)
Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988), tổng năng suất các yếu tố sản xuất, vốn và lực lượng lao động là các biến nội sinh. Vì thế, A, K, và L là các biến nội sinh. Trong nghiên cứu này, lượng vốn trong nước chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân được xác định dưới dạng % GDP, vì vậy phương trình (3.4) được viết lại như sau:
(𝑌 𝐿)
𝑖,𝑡
= (𝐴)𝑖,𝑡+ 𝛼1(𝑃𝐼𝑁𝑉 𝐺𝐷𝑃)
𝑖,𝑡
+ +𝛼2(𝐿𝐴𝐵𝑂)𝑖,𝑡 (3.5)
Có nhiều yếu tố có tác động lên tổng năng suất các yếu tố sản xuất (A). Trong nghiên cứu này, các yếu tố này được xác định như sau:
(𝐴)𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1(𝐷𝐸𝐵𝑇 𝐺𝐷𝑃 )
𝑖,𝑡
+ 𝛽2(𝐼𝑁𝐹𝐿)𝑖,𝑡+ 𝛽3(𝐵𝑅𝐸𝑉 𝐺𝐷𝑃 )
𝑖,𝑡
+ 𝛽4(𝑇𝐸𝐿𝐸)𝑖,𝑡
+ 𝛽5(𝑂𝑃𝐸𝑁)𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 (3.6)
Trong đó:
DEBT là nợ công của một quốc gia. Một số nghiên cứu cho thấy nợ có tác động âm lên tăng trưởng (Zouhaier & Fatma, 2014; Akram, 2015) trong khi một vài cho thấy có tác động dương (Fincke & Greiner, 2015b; Spilioti & Vamvoukas, 2015). Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế có dạng phi tuyến (Lopes da Veiga et al., 2014; Real et al., 2014; Afonso & Alves, 2014, etc.)
INFL là biến lạm phát hàng năm. Biến này có tác động quan trọng lên tăng trưởng và được xác định trong nghiên cứu của Friedman (1977). Tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế có thể âm hoặc dương tùy theo đặc điểm và hoàn cảnh của từng
quốc gia. Tác động dương đến từ các lợi ích tiềm năng của biến này trong việc thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư trong khi tác động âm có hại cho nền kinh tế bởi vì nó làm tăng chi phí giao dịch của các hoạt động kinh tế (Jin & Zou, 2005).
BREV là thu ngân sách từ thuế. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, chính sách thuế có tác động lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Thuế suất cao có thể gây bóp méo kinh tế và do đó làm kìm hãm tăng trưởng (Zhang & Zou, 1998; Barro, 1990; Jin &
Zou, 2005;).
TELE là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng có thể được đo theo một vài cách khác nhau như chiều dài của đường cao tốc trong một kilometer vuông (Du et al., 2008), chiều dài của đường ray xe lửa (Kuzmina et al., 2014), hoặc số thuê bao điện thoại cố định trên 100 dân (Bissoon, 2012). Nó đại diện cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng trong một quốc gia, và được xem có tác động lên tăng trưởng kinh tế (Asiedu, 2002;
Ancharaz, 2003; Kevin, 2005).
OPEN đại diện cho chính sách mở cửa trong một quốc gia, được xác định bằng tổng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo GDP. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988) minh chứng rằng gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế. Grossman & Helpman (1991) và Barro & Sala-i-Martin (2004) lập luận tự do hóa thương mại đưa đến việc hấp thụ tiến bộ công nghệ và hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Yanikkaya (2003), Makki & Somwaru (2004) tìm thấy tác động dương của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế.
Thay (3.6) vào (3.5):
(𝑌 𝐿)
𝑖,𝑡
= 𝛾0+ 𝛾1(𝐷𝐸𝐵𝑇)𝑖,𝑡+ 𝛾2(𝐼𝑁𝐹𝐿)𝑖,𝑡+ 𝛾3(𝑃𝐼𝑁𝑉 𝐺𝐷𝑃)
𝑖,𝑡
+ 𝛾4(𝐿𝐴𝐵𝑂)𝑖,𝑡
+ 𝛾5(𝐵𝑅𝐸𝑉 𝐺𝐷𝑃 )
𝑖,𝑡
+ 𝛾6(𝑇𝐸𝐿𝐸)𝑖,𝑡+ 𝛾7(𝑂𝑃𝐸𝑁)𝑖,𝑡+ 𝜂𝑖+ 𝜉𝑖,𝑡 (3.7)
Theo giả thuyết hôi tụ có điều kiện của Barro et al. (1991) và nghiên cứu thực nghiệm của Tondl (2001), do sự hội tụ về thu nhập bình quân đầu người trong dài
hạn giữa các quốc gia, thu nhập bình quân đầu người ban đầu (độ trễ bậc nhất của GDP bình quân đầu người) có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, để đánh giá tác động của tương tác giữa nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thêm biến này (DEBT*INFL) vào trong mô hình. Vì thế, mô hình thực nghiệm cuối cùng được xác định như sau:
(𝑌 𝐿)
𝑖,𝑡
− (𝑌 𝐿)
𝑖,𝑡−1
= 𝛾0+ 𝛾1(𝑌 𝐿)
𝑖,𝑡−1
+ 𝛾2(𝐷𝐸𝐵𝑇)𝑖,𝑡+ 𝛾3(𝐼𝑁𝐹𝐿)𝑖,𝑡
+ 𝛾4(𝐷𝐸𝐵𝑇 ∗ 𝐼𝑁𝐹𝐿)𝑖,𝑡 + 𝛾5(𝑃𝐼𝑁𝑉 𝐺𝐷𝑃)
𝑖,𝑡
+ 𝛾6(𝐿𝐴𝐵𝑂)𝑖,𝑡
+ 𝛾7(𝐵𝑅𝐸𝑉 𝐺𝐷𝑃 )
𝑖,𝑡
+ 𝛾8(𝑇𝐸𝐿𝐸)𝑖,𝑡+ 𝛾9(𝑂𝑃𝐸𝑁)𝑖,𝑡 + 𝜂𝑖+ 𝜉𝑖,𝑡 (3.8)