1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lịch sử, tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam

740 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 740
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Đây là cuốn kỷ yếu tập hợp tất cả các bài viết nghiên cứu về vấn đề kinh tế văn hóa xã hội của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Có rất nhiều bài viết trở thành giáo trình giảng dạy trong các chuyên đề dành cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Trang 1

VIỆT NAM HỌC

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP:

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 14-16.7.2004

TẬP II

Trang 2

Bộ sách được xuất bản nhờ sự hỗ trợ một phần của Quỹ Ford.

Trang 3

VIỆT NAM HỌC

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP:

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Trang 4

© Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bản tiếng Việt

Xuất bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Thế Giới, 2006

VN - TG - 8199 - 0

Trang 5

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ III - NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ

z Thử tìm hiểu mối quan hệ của người Phùng Nguyên với những cư dân

cùng thời ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc

— Hán Văn Khẩn 11

z Phong tục chôn cất bằng chum gốm trong văn hóa Sa Huỳnh

ở Việt Nam — Trịnh Sinh 21

z Nghiên cứu trống đồng Đông Sơn bằng phương pháp xác định

đồng vị chì thường — Diệp Đình Hoa 29

z Giao thoa, hội nhập văn hóa và sức sống của văn hóa Việt Nam

thời Bắc thuộc — Lê Đình Sỹ 40

z Về tên gọi Lâm Ấp - Hoàn Vương Chiêm Thành và Cham-pa

— Lê Xuân Diệm 46

z Một trăm mẫu ruộng của bà Thiềm - hoàng gia Chăm

và dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết — Shine Toshihiko .57

z Việt Nam thế kỷ X - thời cơ, thách thức và phát triển vượt bậc

— Nguyễn Danh Phiệt 62

z Tác động của chế độ quân chủ quý tộc và quân chủ quan liêu đối với

xã hội thời Trần thế kỷ XIII - XIV — Nguyễn Thị Phương Chi 69

z Công tác hòa giải ở nông thôn Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ

nghiên cứu văn hóa cộng đồng làng xã: trường hợp của

xã Thạch Châu, tỉnh Hà Tĩnh — Kato Atsufumi 77

z Lệ bầu hậu của người Việt qua tư liệu văn bia

— Phạm Thị Thùy Vinh 83

z Mấy nét khái quát về các hình thức truyền tin cổ truyền

trong lịch sử Việt Nam — Vũ Trường Giang 91

z Khảo cứu lại về sự thành lập nhà Lê Trung hưng — Hasuda Takashi 103

z Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài, 1637-1700: tư liệu và

những vấn đề nghiên cứu đặt ra — Hoàng Anh Tuấn 107

z Lưu dân người Việt trên đất Đồng Nai - Gia Định và việc thành lập

các đơn vị hành chính ở Nam Bộä thời các chúa Nguyễn

— Nguyễn Đình Tư 119

z Bàn về chế độ quan lại Đạo giáo của thời Hậu Lê Việt Nam

(thế kỷ XVIII) — Onishi Kazuhiko 133

z Tổ chức chính quyền thời các chúa Nguyễn trong quá trình

mở rộng đất đai về phương Nam — Trần Thị Vinh 143

z Tìm hiểu nguồn gốc đô thị Huế từ việc khảo sát hệ thống thủ phủ

thời Chúa Nguyễn — Phan Thanh Hải 157

Trang 6

z Quá trình phát triển hệ thống sông đào ở Việt Nam

(từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX) — Hà Mạnh Khoa 173

z Nghĩ lại về thời đại Tây Sơn — George Dutton 185

z “Vấn đề nghi lễ” và chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn

— Nguyễn Quang Hưng 195

z Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định: nhìn nhận

và đánh giá lại trên cơ sở tư liệu địa bạ — Phan Phương Thảo 206

z Triều Nguyễn với việc điều chỉnh giá lương thực

nửa đầu thế kỷ XIX — Trương Thị Yến 216

z Chính sách giáo dục của nhà Nguyễn đối với các dân tộc ít người

ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XIX — Phạm Thị Ái Phương 225

z Các nhà khoa bảng trong bộ máy nhà nước triều Nguyễn

— Nguyễn Ngọc Quỳnh 237

z Một vài suy nghĩ rút ra từ việc nghiên cứu tài liệu về quy hoạch

thành phố Hà Nội thời kỳ thuộc địa (1888 - 1945) — Đào Thị Diến 244

z Giới thiệu về điền bạ như những tư liệu lịch sử

về làng xã ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ cai trị

của hải quân Pháp thế kỷ XIX — Ono Mikiko 250

z Đất Quảng với phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX

— Bùi Văn Tiểng 256

z Đông kinh nghĩa thục và phong trào nghĩa thục ở Việt Nam

— Chương Thâu 265

z Tầm quan trọng về kinh tế và văn hóa của các hội tương tế

ở miền Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc (1920-1945) — Nguyễn-Marshall 277

z Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc — Văn Tạo 287

z Từ góc độ lịch sử góp vào việc quản lý và khai thác đất đai

— Tạ Thị Thúy 292

z Hành trình đi tới Mátxcơva: về chuyến đi thăm Liên Xô của

Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 2 năm 1950 — Kurihara Hirohide 303

z Tìm hiểu thêm về quá trình từ Tất Thành đến Nguyễn Ái Quốc

(qua khai thác các tài liệu mới về nhóm yêu nước người Việt tại Pháp

đầu thế kỷ XX) — Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh) 309

z Đường lối vận động phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945

— Đặng Thị Vân Chi 318

z Phương pháp giảng dạy lịch sử Việt Nam bằng công nghệ vi tính tại

khoa phương Đông trường Đại học Tổng hợp Quốc gia St Petersburg

— Vladimir N Kolotov 330

z Chính sách kinh tế của Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến

chống Pháp và sự tác động của chính sách đó đến

đời sống nhân dân vùng kháng chiến — Đinh Quang Hải 335

z Nghiên cứu về một hợp lưu di cư ở Đồng bằng sông Cửu Long

trong thời kỳ thuộc địa (1929-1945): những bước đầu tiên

hướng tới lịch sử làng Sóc Sơn và Thổ Sơn

(huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) — Pascal Bourdeaux 342

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 7

z Bước vào thế kỷ XXI, nước Việt Nam vững vàng trên con đường

phát triển và hội nhập — Trần Đức Cường 358

z Con đường phát triển của Iran và Việt Nam:

một nghiên cứu so sánh — M Tavakol 364

z Chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng ở vùng Tây Bắc trong thời kỳ

kháng chiến chống thực dân Pháp — Nguyễn Văn Nhật 374

z Hiệp định Giơnevơ 1954 - một nấc thang trên tiến trình

giải phóng dân tộc — Vũ Dương Ninh 381

z Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam và Hiệp định Pari năm 1973:

Ngoại giao và thắng lợi của cách mạng Việt Nam — Pierre Asselin 386

z Bài học về vấn đề dựa vào dân, nhà nước và nhân dân cùng làm trong

xây dựng và phát triển giáo dục ở Việt Nam thời kỳ kháng chiến

chống Pháp (9-1945 đến 7-1954) — Đỗ Thị Nguyệt Quang 397

z Tiến hành song song đồng thời hai chiến lược cách mạng - một sáng tạo

mới trên con đường phát triển của Việt Nam — Nguyễn Thị Đảm 411

z Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 với cuộc đảo chính

lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (01-11-1963) — Lê Cung 421

z Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam: động cơ và bối cảnh

— Song Jeong Nam 427

z Vấn đề chuyển dịch sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực

đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh và những tác động của nó

tới đời sống cư dân đô thị mới — Trần Thị Thu Lương 441

z Tiểu - thủ công nghiệp gia đình ở Việt Nam: truyền thống và hiện tại

— Lưu Thị Tuyết Vân 453

z Quá trình đổi mới đường lối đối ngoại của Việt Nam (1986-2000)

— Võ Kim Cương 461

z Khu di tích Cát Tiên: tư liệu và nhận thức mới — Bùi Chí Hoàng 477

CHỦ ĐỀ IV - MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

z Đối diện trước thời đại, các tộc người thiểu số miền núi cần gì?

— Đặng Nghiêm Vạn 487

z Suy nghĩ về một nguyên tắc mới - nguyên tắc phát triển trong đường lối

dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa — Nguyễn Xuân Hồng 497

z Sự tiếp nhận các giá trị mới và sự thay đổi các phong tục tập quán

của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay — Vũ Dũng 502

z Quá trình hình thành nhóm cộng đồng người Mạ

ở huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng — Honda Mamoru 511

z Người Chăm và tôn giáo — Phan An 519

z Truyền giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở giáo phận Kon Tum

nhìn từ góc độ tín ngưỡng - văn hóa - xã hội — Nguyễn Hồng Dương 523

z Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên

trong thời kỳ công nghiệp hóa - vấn đề đặt ra và giải pháp

— Trương Minh Dục 531

Trang 8

z Di dân từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam:

câu chuyện của hai miền — Lương Văn Hy 548

z Sự thay đổi tôn giáo và bản sắc của người H’mông ở Việt Nam

— Nguyễn Văn Thắng 567

z Thay đổi trong đời sống gia đình “người Tây Nguyên” hiện nay

— Nguyễn Thị Hòa 575

z Di cư vào Hà Nội và sự dịch chuyển trong nội thành

— Hans Schenk 585

z Người Hoa Hẹ (Hakka) ở Việt Nam — Nguyễn Duy Bính 593

z Biến chuyển xã hội ở Tây Nguyên trong những năm cuối thế kỷ XX

- đầu thế kỷ XXI — Nguyễn Tuấn Triết 605

z Văn hóa Thái và xu hướng phát triển văn hóa các dân tộc ở Tây bắc

— Trần Bình 612

z Kinh nghiệm nhập cư: trường hợp người Việt Nam sống ở Nhật Bản

— Kawagoe Michiko 626

z Vấn đề bảo tồn văn hóa của người Bih — Lương Thanh Sơn 633

z Dân số và nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa — Nguyễn Thế Huệ 638

z Đi tìm những giải pháp cho sự phát triển bền vững

của người Khmer Nam Bộ — Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc 646

z Cơ cấu di cư nông thôn - nông thôn của người Tày - Nùng:

mạng lưới các dân tộc thiểu số trong lãnh thổ Việt Nam — Ito Masako 661

z Chính sách phát triển các dân tộc miền Tây Nam bộ

— Huỳnh Thị Gấm 669

z Vài cảm nghĩ về việc phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa

các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam đảo — Bá Trung Phụ (AriYa) 677

z Sắc thái Chăm trong văn hóa Việt Nam — Trần Thiều 681

z Lúa, nữ thần lúa và cái liềm: sự chuyển dịch của “các công nghệ lễ nghi” —bàn về một vài vấn đề tôn giáo gắn với sự phát triển nông nghiệp

của người Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị — Gábor Vargyas 689

z Bước đầu tìm hiểu những tác động của văn hóa và tôn giáo

trong phát triển giáo dục ở cộng đồng Chăm Islam

tại thành phố Hồ Chí Minh (qua trường hợp quận Phú Nhuận)

— Nguyễn Thị Thu Thủy 702

z Vấn đề giới trong các dân tộc ít người ở hai tỉnh

Sơn La - Lai Châu hiện nay — Lê Thị Quý 707

z Xu hướng đồng nhất hóa và bản địa hóa của thói quen, phong tục,

tập quán trong quá trình giao lưu văn hóa: nghiên cứu trường hợp

các dân tộc Tây Nguyên — Phan Thị Mai Hương 718

z Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Thái qua nghiên cứu

nghề dệt truyền thống của người Thái ở Tây bắc Việt Nam

— Nguyễn Thị Thanh Nga 729

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 9

CHỦ ĐỀ III

NHỮNG VẤN ĐỀ

LỊCH SỬ

Trang 10

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 11

CỦA NGƯỜI PHÙNG NGUYÊN VỚI NHỮNG CƯ DÂN CÙNG THỜI

Ở ĐÔNG NAM Á VÀ NAM TRUNG QUỐC

Hán Văn Khẩn*

Văn hóa Phùng Nguyên đã có 45 năm phát hiện và nghiên cứu Qua thámsát, khai quật, nghiên cứu gần 70 di tích, các nhà khảo cổ đã xác định Văn hóaPhùng Nguyên thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau, cách ngày nay khoảng 4000 năm.Nó là nền tảng cho sự phát triển liên tục của 4 giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên

- Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn ở lưu vực Sông Hồng

Đồ đá và đồ gốm của Văn hóa Phùng Nguyên vô cùng phong phú và đadạng, trong đó có năm loại di vật rất độc đáo: Khuyên tai 4 mấu, qua đá, nhachương, bàn đập vải vỏ cây và chạc gốm Trong bài viết này, chúng tôi khôngcó tham vọng nói về tất cả các loại di tích di vật của Văn hóa Phùng Nguyênmà chỉ muốn thử tìm hiểu mối quan hệ của người Phùng Nguyên với những cưdân cùng thời ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc thông qua khuyên tai 4 mấu,qua đá, nha chương, bàn đập vỏ cây và chạc gốm Phùng Nguyên

I VỀ KHUYÊN TAI 4 MẤU

Khuyên tai 4 mấu được làm từ đá ngọc nephrite màu xanh hay trắng ngà Nócó mặt ở một số di tích như Nghĩa Lập, Lũng Hòa (Vĩnh Phúc), Bãi Tự (Bắc Ninh),Tràng Kênh (Hải Phòng) Đặc biệt, tại các di chỉ - xưởng Bãi Tự và Tràng Kênh,các nhà khảo cổ đã phát hiện được khuyên tai 4 mấu ở tất cả các dạng như phếvật, phác vật và vật thành phẩm Điều này chứng tỏ khuyên tai 4 mấu được sảnxuất tại chỗ, do người Phùng Nguyên chế tạo ra(1)

Khuyên tai 4 mấu Phùng Nguyên có cấu tạo đơn giản, quy mô kích thướcnhỏ Ví dụ, khuyên tai 4 mấu phát hiện được ở ngôi mộ số 9 thuộc di tíchLũng Hòa được làm bằng đá nephrite màu trắng ngà, hình vuông, mài nhẵnhoàn toàn, dày 0,15cm, mỗi cạnh dài 1,3cm, ở mỗi cạnh, gần hai góc có cưalõm xuống hai rãnh sâu chừng 0,1cm, ở giữa có khoan một lỗ tròn rộng 0,5cmvà cưa một rãnh rộng 0,2cm từ lỗ tròn ra một cạnh vuông, làm cho hoa tai cóhình một bông hoa khá xinh xắn.(2)

11

* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam.

Trang 12

Khuyên tai 4 mấu Phùng Nguyên có dạng vuông, cạnh mài thẳng, 4 mấunhọn ở 4 góc của hình vuông Loại khuyên tai này ở giai đoạn sau - giai đoạnĐồng Đậu, thì cạnh và mấu được mài tròn Sang giai đoạn Gò Mun, khuyêntai có chuyển biến mới ở chỗ 4 mấu được cắt ra thành 3 hay 4 răng nhỏ kiểurăng cưa.(3)

Theo Hà Văn Tấn, vòng đồng 4 mấu của Văn hóa Đông Sơn và khuyên tai

3 mấu của Văn hóa Sa Huỳnh cũng có nguồn gốc từ khuyên tai 4 mấu của Vănhóa Phùng Nguyên(4) Hơn nữa, những vòng 4 mấu và khuyên tai 3 mấu pháthiện thấy ở một số nơi thuộc Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Đài Loan cũngcó khả năng có nguồn gốc từ khuyên tai 4 mấu Phùng Nguyên.(5)

Vậy là, người Phùng Nguyên đã góp cho khu vực một kiểu khuyên tai quýgiá và tạo lập nên mối quan hệ giao lưu trang sức ở Đông Nam Á, Nam TrungQuốc và Đài Loan

II VỀ QUA ĐÁ

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng, qua đá phát hiện được ở một số

di chỉ Văn hóa Phùng Nguyên là kết quả của sự giao lưu hoặc trực tiếp hoặc giántiếp với Nam Trung Quốc

Qua xuất hiện ở Trung Nguyên Trung Quốc khá sớm, ở thời đại đồ dồng, từđầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên Trong lúc Trung Nguyên ở thời đại đồđồng thì Nam Trung Quốc vẫn ở hậu kỳ đá mới Do đó, qua Trung Nguyên đượclàm bằng đồng còn qua Nam Trung Quốc được làm bằng đá Từ đó, có ngườicho qua đá ở Nam Trung Quốc được làm phỏng theo dạng qua đồng TrungNguyên Một số người khác thì cho rằng, qua xuất hiện từ thời đại đá mới vàđược làm bằng đá, như qua đá thấy ở Quảng Đông và Hoa Nam Trung Quốc(6)

Ở Việt Nam, qua đá phát hiện được ở nhiều di chỉ thuộc Văn hóa PhùngNguyên, như Lũng Hòa, Đồng Đậu (lớp dưới), Tràng Kênh(7), Khu Đường.(8)Qua Phùng Nguyên được làm từ đá spilite hoặc nephrite, có hình dáng vàquy mô kích thước tương tự như nhau Có thể lấy qua đá Lũng Hòa và KhuĐường làm ví dụ Qua đá Lũng Hòa tìm thấy trong mộ số 9, bằng đá mềmgiống như đá hoạt thạch, màu xám trắng Nó có cấu tạo hai phần rõ rệt: phầnlưỡi và phần cán, có sống nổi chạy dài ở giữa phần lưỡi ở cả hai bên, haibên hơi lõm lòng máng, gần ngoài mép mài vát cả hai bên tạo lưỡi sắc, mũiqua mài nhọn, cán gần thẳng, cán ở giữa dày, mỏng dần về hai bên tạo chocán có mặt cắt ngang hình bầu dục dẹt, có mấu nhỏ để phân định lưỡi vàcán qua, có một lỗ tròn cuối phần lưỡi(9)

Qua đá Khu Đường bị gãy mất một phần lưỡi, cán còn nguyên vẹn: phầnlưỡi còn lại dài 5,5cm, rộng 7,5cm Phần cán dài 11cm, rộng 6cm Tiết diện cắtngang thân và cán hình ovan dẹt Hai rìa lưỡi gần sắc, nơi dày nhất của lưỡilà 0,7cm Chính giữa phần giáp lưỡi và cán có một lỗ khoan tròn với đườngkính 0,6cm; ở một góc của cán có một lỗ tròn với đường kính 0,2cm Qua được

12

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 13

làm bằng đá nephrite, được mài chuốt bóng rất đẹp(10) Như vậy, qua KhuĐường khác qua Lũng Hòa, Đồng Đậu (lớp dưới) và Bãi Tự ở chất liệu đá vàsố lỗ khoan.

Qua là một loại vũ khí của Trung Quốc Qua ở Việt Nam cũng được cho làmột loại vũ khí Việc xác định nguồn gốc qua Phùng Nguyên có thể phải xemxét thêm Tôi nghĩ, qua Phùng Nguyên có mối liên hệ nào đó với qua TrungQuốc nhưng cũng có thể được chế tạo tại chỗ Bởi vì, người Phùng Nguyên cókỹ thuật chế tác đá điêu luyện và rất giỏi tạo dáng công cụ, vũ khí và các loạiđồ trang sức

III VỀ NHA CHƯƠNG

So với qua đá, nha chương mới chỉ phát hiện được năm tiêu bản: 2 tiêu bản

ở di tích Xóm Rền(11), 3 tiêu bản ở di chỉ Phùng Nguyên(12)

Hai nha chương Xóm Rền được làm bằng đá spilite, được mài nhẵn bóng,thân dài, có lỗ khoan thủng ở gần đốc, hai bên lỗ có mấu, lưỡi ở một đầu,mài vát một mặt, rìa lưỡi cong lõm vào Sau đây xin nêu kích thước chiếcnha chương lớn nhất làm ví dụ Chiếc nha chương này bị vỡ ra 5 mảnh nhưngvẫn còn phục nguyên được Độ dài của nha chương là: từ đốc đến điểm giữacủa lưỡi là 43,2 cm, từ đốc đến mũi nhọn dài nhất là 46cm Phần đốc dài8cm, rộng 4cm Phần có mấu dài gần 6cm, rộng 4cm Ở phần này có 4 mấulớn và nhiều mấu nhỏ Các mấu lớn có đường rìa lồi lõm phức tạp Tất cảhai mặt, ở phần có mấu, có nhiều đường rãnh nông chạy song song Lỗ cáchrìa đốc là 7,1 cm, đường kính lỗ 0,7 cm Chỗ hẹp nhất của thân rộng 4,5 cm.Lưỡi xòe rộng gần 7 cm Bề dày không đều, ở phần đốc là 0,7 cm, ở phầnlưỡi là 0,3 cm(13)

Bên cạnh hai nha chương Xóm Rền còn thấy có nhiều hạt chuỗi, khuyên tai,mảnh vòng đá có mặt cắt chữ T được làm bằng đá ngọc nephrite màu trắng ngàhoặc nâu hồng, rìu đá và nhiều mảnh gốm đặc trưng cho gốm Xóm Rền

Chiếc nha chương phát hiện được ở di chỉ Phùng Nguyên vào năm 1993 Nóđược làm bằng đá ngọc nephrite màu nâu hồng, mài nhẵn bóng, thân dài, có hailỗ cách đều nhau ở phần đốc, hai bên chỗ đốc và thân có mấu lõm và có hìnhchữ V, lưỡi ở một đầu, mài vát một mặt, rìa lưỡi lõm Kích thước của nha chươnglà: dài 35 cm, đốc dài 6 cm, đốc rộng 8,9 cm, mấu dài 0,7 cm, thân dài 28 cm,lưỡi rộng 12cm, dày 0,4 cm Phần đốc có một lỗ khoan cách đầu đốc 2 cm vớiđường kính 0,8 cm Hai lỗ khoan cách nhau 3,3 cm (14)

Nha chương là một hiện vật dùng trong nghi lễ ở Trung Quốc, thuộc Văn hóaThương, cách ngày nay khoảng 3700 - 3400 năm

Niên đại của nha chương Phùng Nguyên, theo kết quả định niên đại bằng

C14, khoảng 4000 năm cách ngày nay, tức là, ngang với thời Thương ở TrungQuốc Sự giống nhau đến từng chi tiết của nha chương Phùng Nguyên so với nhachương Trung Quốc chứng tỏ ảnh hưởng mạnh của Văn hóa Thương đến Văn

13

Trang 14

hóa Phùng Nguyên Theo Hà Văn Tấn, “ảnh hưởng của Văn hóa Thương đến Vănhóa Phùng Nguyên, có thể đã theo con đường phía Tây, qua Tứ Xuyên, Vân Nam.Tuy nhiên, cũng chưa đủ chứng cứ để loại trừ con đường phía Đông, qua QuảngĐông, Quảng Tây, mặc dầu, chiếc nha chương ở Hồng Kông, theo Đặng Thônglà có niên đại muộn Theo truyền thuyết Việt Nam có nói đến giặc Ân thời cácvua Hùng Sự tiếp xúc giữa Văn hóa Phùng Nguyên và Văn hóa Ân Thương phảichăng đã nói lên cái lõi sự thật của truyền thuyết trên?”(15).

IV VỀ BÀN ĐẬP VẢI VỎ CÂY

Đây là loại di vật khá phổ biến trong Văn hóa Phùng Nguyên Một số kếtquả nghiên cứu về di vật này đã được công bố Tuy nhiên, ý kiến của các nhànghiên cứu về tên gọi và chức năng của bàn đập vẫn chưa có sự thống nhất.Một số người cho rằng hiện vật này khó có thể là bàn đập vải vỏ cây Bởi vì,nó được làm bằng loại đá mềm, quy mô nhỏ bé và quá nhẹ để làm bàn đập Sốngười khác lại coi hiện vật này là một loại bàn mài nhưng lại không rõ dùng đểmài cái gì Số thứ ba (đông hơn), dựa vào nhiều tài liệu dân tộc học, cho hiệnvật này là bàn đập vải vỏ cây Chúng ta có phần ngả theo ý kiến này

Ở Việt Nam, bàn đập vải vỏ cây có diện phân bố khá rộng, bao gồm cáctỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, BắcGiang, Ninh Bình và Tây Nguyên Hình dạng của bàn đập cũng có sự khác nhaugiữa các khu vực

Trước hết, xin nói về bàn đập vải vỏ cây của Văn hóa Phùng Nguyên Bànđập Phùng Nguyên có số lượng lớn hơn và có mặt ở nhiều di tích hơn so vớikhuyên tai 4 mấu, qua đá và nha chương

Bàn đập vải vỏ cây Phùng Nguyên được làm bằng đá phiến (schiste) hayđá cát (grès), có dạng chữ nhật, ở hai mặt rộng đối nhau có những rãnh nhỏchạy song song, hai mặt bên được mài lõm đều, đôi khi được mài thành rãnhlớn sâu Đa số bàn đập bị gãy vỡ thành nhiều mảnh nhỏ nên rất khó xácđịnh quy mô kích thước cũng như số lượng rãnh của bàn đập Tuy nhiên,căn cứ vào một số bàn đập còn nguyên hoặc gần nguyên vẹn, chúng ta thấymặt cắt ngang của bàn đập có hình vuông hay chữ nhật, số lượng rãnh trênhai mặt của một bàn đập bao giờ cũng bằng nhau, mặt cắt rãnh chữ V, sâuvà rộng độ 2-3 ly Chúng ta mới chỉ biết số lượng rãnh nhiều nhất trên mộtmặt của một bàn đập là 8 rãnh

Bàn đập vỏ cây Phùng Nguyên thuộc loại bàn đập không có cán Muốnsử dụng loại bàn đập này, theo nhiều tài liệu dân tộc, người ta phải dùng gỗvà mây để làm cán Chúng ta có thể tìm hiểu cách tra cán và sử dụng bànđập vải vỏ cây của người Phùng Nguyên qua cách tra cán và sử dụng bànđập vải vỏ cây của người Tô-rát-gia (Toradja) ở Xu-la-ve-di Bàn đập của ngườiTô-rát-gia cũng bằng đá và giống hệt bàn đập Phùng Nguyên Khi tạo cán,người Tô-rát-gia dùng dây mây vấn quanh rãnh bàn đập nối với một đoạn gỗtròn, sợi mây sẽ buộc chặt cán gỗ vào bàn đập Người Tô-rát-gia có nhiều

14

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 15

cách buộc cán khác nhau Đặc biệt, tại Xu-la-ve-di người ta đã phát hiện đượcbàn đập vải vỏ cây tương tự ở di tích tiền sử Ngoài Xu-la-ve-di, chúng ta cóthể thu thập thêm nhiều tài liệu tương tự ở nhiều bộ lạc người Anh-điêng trênđất Trung và Nam Mỹ(16).

Ngoài địa bàn gốc của Văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, HàTây, Hà Nội và Bắc Ninh), bàn đập không cán còn thấy có mặt ở một số nơikhác như Mán Bạc (Ninh Bình), Hang Chổ (Hòa Bình) và Tây Nguyên

Ở Việt Nam, ngoài loại bàn đập không cán Phùng Nguyên, các nhà khảocổ còn phát hiện được bàn đập có cán ở Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang, PhúThọ, Tây Nguyên Đáng chú ý là, ở bàn đập có cán, rãnh được xẻ ngang, rãnhxẻ ở một hoặc hai mặt, rãnh xẻ dọc và ngang cắt nhau tạo thành ô ca-rô Quabảng thống kê dưới đây của 11 bàn đập Lò Gạch (Hà Giang)(17), chúng ta sẽthấy rõ sự khác biệt giữa bàn đập không cán Phùng Nguyên với bàn đập cócán ở Việt Nam

Bảng thống kê kích thước bàn đập khắc rãnh Lò Gạch (cm)

Như vậy, bàn đập vải vỏ cây Phùng Nguyên chỉ có một loại, bàn đập khôngcó cán, hình chữ nhật, rãnh được xẻ theo chiều dọc Còn bàn đập có cán, rãnhđược xẻ ở một hoặc hai mặt, rãnh xẻ ngang, rãnh xẻ dọc, rãnh xẻ cắt nhau tạothành ô caro

Bàn đập vải vỏ cây có cán và không có cán tìm thấy ở nhiều nơi thuộc ĐôngNam Á, Nam Trung Quốc và Đài Loan(18)

Bàn đập vải vỏ cây ở Đài Loan được Tăng Chung chia ra làm hai loại(19)

- Loại 1: Bàn đập không có chuôi (hay bàn đập hỗn hợp), phải lắp thêm cán gỗ

Trang 16

- Loại 2: Bàn đập có chuôi Loại bàn đập này lại được chia ra làm nhiều kiểu sau:

1 Bàn đập có mặt xẻ rãnh theo chiều dọc, mặt xẻ rãnh và mặt tiếp giáp vớicán có mấu

2 Bàn đập có rãnh xẻ theo chiều dọc và không có mấu

3 Bàn đập có mặt xẻ rãnh ô vuông và không có mấu

4 Bàn đập có rãnh hình ô trám và có nấc

5 Bàn đập có rãnh chéo ô trám và không có nấc

6 Bàn đập hình dao thái rau với 2 kiểu: có rãnh và không có rãnh

Tăng Chung cũng nêu ra một số khung niên đại cho bàn đập vải vỏ cây ởmột số nơi như sau: Bàn đập vải vỏ cây không cán Đài Loan ở khu vực HoànChâu (Giang Khẩu) có tuổi 6000 năm cách ngày nay; Bàn đập Phùng Nguyênxuất hiện cách ngày nay khoảng 3500-4000 năm; Bàn đập xuất hiện ở Thái Lanvà Mã Lai sau 3500 năm cách ngày nay; Niên đại bàn đập ở Philipin và Đài Loankhông vượt quá 3500 năm cách ngày nay; Niên đại bàn đập ở Trung Mỹ khôngvượt quá 2700 năm cách ngày nay

Như vậy, kỹ thuật làm vải vỏ cây xuất hiện khá sớm và phổ biến trên mộtkhông gian rộng lớn Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta chỉ biết cách làm vải vỏcây bằng bàn đập qua tài liệu dân tộc học Quy trình làm vải vỏ cây của dântộc Lê ở Hải Nam (Trung Quốc) cho chúng ta những tri thức quý giá để tìm hiểucách làm vải vỏ cây bằng bàn đập của người xưa Trên đại thể, quy trình làmvải vỏ cây của người Lê gồm các bước sau:

1 Bóc vỏ cây

2 Ép phẳng và phơi khô

3 Dùng chày đập, trước tiên đập ngang, sau đập xen kẽ

4 Ngâm vào nước rồi dùng chân giẫm cho hết nhựa

5 Để róc nước rồi phơi khô thành vải vỏ cây

Rõ ràng, việc làm vải vỏ cây có vai trò đáng kể trong Văn hóa Phùng Nguyên.Chưa có nơi đâu tìm thấy nhiều bàn đập vải vỏ cây như ở Phùng Nguyên Cáchđây khoảng 4000 năm, bàn đập có cán tồn tại song song với bàn đập không cán.Bên cạnh kỹ thuật làm vải bằng bàn đập, người Phùng Nguyên còn biết xe sợi dệtvải Nhiều loại dọi xe sợi phát hiện được trong Văn hóa Phùng Nguyên đã nói lênđiều đó Có thể nói, Phùng Nguyên là quê hương của bàn đập vải vỏ cây NgườiPhùng Nguyên đã đóng góp cho khu vực một công cụ làm vải vỏ cây quan trọng

V VỀ CHẠC GỐM

So với 4 loại di vật vừa nêu trên thì chạc gốm có số lượng lớn hơn và loạihình đa dạng hơn Chạc gốm xuất hiện đầu tiên trong Văn hóa Phùng Nguyênvà phổ biến trong tất cả các Văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn

16

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 17

Chạc gốm được làm bằng đất sét pha cát thô, nặn hoàn toàn bằng tay, màunâu đỏ hay nâu xám Chạc gốm thường có cấu tạo hai phần: Phần thân lớn vàrỗng, phần chân nhỏ và đặc Hoa văn trang trí trên chạc gốm chủ yếu là vắnthừng Tính đa dạng của chạc gốm được thể hiện rõ ở phần chân của chạc gốm.Các loại hình chân của chạc gốm thường thấy nhất là: chân hình trụ tròn, châncó mặt cắt ngang hình chữ D, chân tròn có thêm nhánh nhỏ giống chân lợn, chânhình bàn chân, chân là một vòng quai, chân xẻ thành 2 phần to và nhỏ, v.v Chân chạc có nhiều dáng thế khác nhau: dáng thẳng để đứng được, dángnghiêng không để đứng được, dáng nằm thân vươn lên phía trên.

Quy mô kích thước của chạc gốm rất khác nhau: có chạc gốm chỉ to bằngngón tay ngón chân (dài khoảng 3 - 4 cm), có chạc gốm khá lớn: cao có khi trên

20 cm, đường kính miệng thân có khi gần 30 cm Đặc biệt, có không ít chạcgốm được khoan lỗ ở gần đáy hay ở đáy Số lỗ khoan trên chạc gốm cũng rấtkhác nhau: 1 lỗ, 2 lỗ, có khi tới 4 lỗ Các lỗ khoan được sắp xếp thành hình tamgiác hay thành đường thẳng

Hiện vật này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tùy theo cách hiểu của mỗingười Nhìn chung, tên gọi của hiện vật này thường có liên hệ với hình dánghoặc chức năng sử dụng, như đèn, hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hìnhsừng bò, vật giữ lửa và vật có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy.Có thể nói, cho đến nay, tất cả những lý giải về chức năng của chạc gốm chưacó cơ sở thuyết phục

Chạc gốm bắt đầu xuất hiện trong Văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại trongsuốt 2000 năm, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, chủ yếu trên địa bàn của hệthống Văn hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn Rõ ràng, sự xuất hiện, sự biến mấtcũng như chức năng của chạc gốm là rất huyền bí Đây là những vấn đề rất cầnđược các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ

Ngoài Việt Nam, ở Trung Quốc, chạc gốm cũng có mặt ở một số khu vựcthuộc trung du và hạ du của sông Hoàng Hà và Trường Giang Chạc gốm pháthiện được ở Hoa Bắc, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Đài Loan, nhưng nhiều nhất là ởtỉnh Hồ Bắc Chạc gốm xuất hiện từ thời đại đá mới đến sơ kỳ đồ sắt, sớm nhấtlà 6000 - 5000 năm cách ngày nay, trong các Văn hóa Từ Sơn, Bắc Tân, Hà MậuĐộ (loại hình Thành Bội Khi) và Đại Khê, trong đó nhiều nhất là Đại Khê.Chạc gốm ở Trung Quốc chỉ có hai loại: loại hình trụ tròn thẳng đứng, dưới

to trên nhỏ và loại hình trụ nghiêng Cả hai loại chạc gốm đều có thân rỗng vàchân đặc, có một lỗ tròn xuyên qua thân, nhánh phụ không phát triển, thườngchỉ tạo thành gờ nổi, cũng có loại chạc gốm tạo quai như Lũng Hòa Kích thướcchạc gốm loại bé là 3,4cm, loại lớn là 21cm

Cho đến nay, các nhà khảo cổ Trung Quốc chưa có ý kiến thống nhất về têngọi cũng như chức năng của chạc gốm Trên đại thể, theo hình dáng, chạc gốmcó các tên gọi sau đây: Vật hình sừng, vật hình đầu lợn, vật hình mõm lợn, vậthình giày; Theo công dụng, chạc gốm mang các tên sau: chày gốm, đồ gốm hình

17

Trang 18

khuôn, giá kê nồi, chân kiềng và v.v Đa số cho chạc gốm là giá để kê nồi nấuvà gọi là “cái giá kê”.

Gần đây lại có ý kiến cho rằng, những chạc gốm có kích thước tương đốilớn, ít trang trí hoa văn hoặc hoa văn đơn giản, có vết khói hoặc nung cháy, làgiá kê; Còn những chạc gốm nhỏ, trang trí hoa văn đẹp, có dạng hình động vậtthì được cho là hiện vật có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy(20).Như vậy, giữa chạc gốm Việt Nam và Trung Quốc vừa có nét tương đồng vừacó sự dị biệt Sự tương đồng giữa chạc gốm Việt Nam và Trung Quốc được thểhiện qua một số chạc gốm hình trụ, chân chạc gốm chia hai phần không đềunhau, chạc gốm có quai, chạc gốm có xuyên một lỗ ở thân Song, sự khác biệtgiữa chạc gốm Việt Nam và Trung Quốc là khá lớn: chạc gốm Việt Nam phongphú và đa dạng về kiểu dáng, không có chạc gốm hình động vật, chạc gốm cónhiều lỗ khoan Do đó, chúng tôi cho rằng, chạc gốm Việt Nam và Trung Quốcxuất hiện và phát triển độc lập với nhau, nhưng có thể có mối quan hệ qua lạivới nhau Việc minh định chức năng và mối quan hệ của chạc gốm Việt Nam vàTrung Quốc là hết sức khó khăn và phức tạp

Cuối cùng, để kết thúc bài viết, chúng tôi muốn tóm lược 3 mục đích chínhcủa tham luận này như sau:

1- Bước đầu giới thiệu 5 loại di vật độc đáo của Văn hóa Phùng Nguyên:Khuyên tai 4 mấu, qua đá, nha chương, bàn đập vải vỏ cây và chạc gốm

2- Thử tìm hiểu mối quan hệ qua lại nhiều chiều và những đóng góp đángghi nhận của người Phùng Nguyên với những cư dân cùng thời ở Đông Nam Á,Nam Trung Quốc và Đài Loan

3- Những điều chưa biết về 5 loại di vật này là không ít Rất mong được sựquan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước

CHÚ THÍCH

1 Nguyễn Thị Kim Dung, Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996, tr 169.

2 Hoàng Xuân Chinh, Báo cáo khai quật đợt I Di chỉ Lũng Hòa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1986,

tr 105.

3 Nguyễn Khắc Sử, Trình Nang Chung, Nguyễn Trùng Thương, Nguyễn Thị Toán, Âu Văn Hợp, Hà Giang

thời tiền sử, Sở Văn hóa thông tin Hà Giang xuất bản, Hà Giang 2000, tr 19-32.

4 Hà Văn Tấn, Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai, Khảo cổ học số 15, 1974 tr 24.

5 Như trên, tr 19-32.

6 Hoàng Xuân Chinh, Báo cáo khai quật đợt I Di chỉ Lũng Hòa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1986.

7 Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích, Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội 1978, tr.66-68.

8 Nguyễn Xuân Mạnh, Hán Văn Khẩn, Hoàng Anh Tuấn, Kết quả khai quật lần thứ hai di chỉ khảo ở

Khu Đường, trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ

học (1995-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2002, tr 28, 56.

9 Hoàng Xuân Chinh, Báo cáo khai quật đợt I Di chỉ Lũng Hòa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1986, tr 91.

18

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 19

10 Nguyễn Xuân Mạnh, Hán Văn Khẩn, Hoàng Anh Tuấn, Kết quả khai quật lần thứ hai di chỉ khảo ở

Khu Đường, trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ

học (1995-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2002, tr 55.

11 Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn, Hai hiện vật lạ trong một di chỉ Văn hóa Phùng Nguyên, trong: Những

phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981, tr.62-65.

12 Nguyễn Lộc, Những hiện vật lạ mới phát hiện được ở di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, trong: Những

phát hiện mới về khảo cổ học năm 1985, tr.73-74.

13 Hà Văn Tấn, Những chiếc “nha chương” trong Văn hóa Phùng Nguyên, Khảo cổ học số 2, 1993, tr.16-27.

14 Trần Kim Thau, Nguyễn Anh Tuấn, Thêm một “nha chương” phát hiện trong khu di chỉ Phùng Nguyên,

trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, tr.199-201.

15 Hà Văn Tấn, Những chiếc “nha chương” trong Văn hóa Phùng Nguyên, Khảo cổ học số 2, 1993, tr 19.

16 Hà Văn Tấn, Về những cái gọi là “bàn đập” trong các di chỉ Văn hóa Phùng Nguyên, trong: Những

phát hiện mới về khảo cổ học năm 1979, tr.82.

17 Nguyễn Khắc Sử, Trình Nang Chung, Nguyễn Trùng Thương, Nguyễn Thị Toán, Âu Văn Hợp (2000),

Hà Giang thời tiền sử, Sở Văn hóa thông tin Hà Giang xuất bản, Hà Giang 2000, tr 172-173.

18 Tăng Chung (Đăng Thong), Bước đầu tìm hiểu về những bàn đập vải vỏ cây ở khu vực Đài Loan Tăng Chung On prehistorie stone bark cloth beaters in East Asia.

19 Tăng Chung (Đăng Thong), Bước đầu tìm hiểu về những bàn đập vải vỏ cây ở khu vực Đài Loan,

tr 8-9.

20 Hoàng Xuân Chinh Chạc gốm ở Trung Quốc, trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học, năm 1993,

tr.132.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 - Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội (1998), Báo cáo khai quật Đồng Vông lần thứ

tư, tháng 12/1997.

2 - Trần Thị Bằng (1979), Báo cáo khai quật di chỉ Gò Hện, Luận án tốt nghiệp ĐHTHHN, Tư

liệu khoa Lịch sử.

3 - Vũ Ngọc Bình (Chủ biên), Tiền sử Gia Lai Sở Văn hóa thông tin Gia Lai xuất bản, Pleiku

1995, tr.200, bản vẽ XXIX.

4 - Nguyễn Duy Chiến, Báo cáo khai quật di chỉ Núi Xây, Tư liệu VKCH.

5 - Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích, Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb Khoa học

8 - Tăng Chung (Đăng Thong), Bước đầu tìm hiểu về những bàn đập vải vỏ cây ở khu vực Đài Loan.

9 - Tăng Chung, On prehistorie stone bark cloth beaters in East Asia.

10 - Nguyễn Cường, Nguyễn Thị Đông, Chu Quế Ngân (2002), Phát hiện chiếc bàn đập thứ hai

ở Lạng Sơn, trong: NPHMVKXH năm 2001, tr.310-311.

11 - Nguyễn Cường Văn hóa Mai Pha, Sở VHTT Lạng Sơn xuất bản, Lạng Sơn 2002, tr.115, 296:

h.16.

12 - Nguyễn Thị Kim Dung, Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1996, Hà Nội.

13 - Nguyễn Thị Kim Dung (2002), Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Xóm Rền, tỉnh Phú Thọ.

14 - Nguyễn Văn Hán (1977), Đồ đá Đồng Vông Luận án tốt nghiệp ĐHTHHN, Tư liệu VKCH.

15 - Th.Hây - ec.đan (Th.Heyerdahl) (1952), Người Anh-điêng châu Mỹ ở Thái Bình Dương (tiếng

Anh), Luân Đôn, tr.133, bản ảnh 1 (nguồn: 24)

19

Trang 20

16 - Ngô Sỹ Hồng, Góp bàn về chức năng của “chạc gốm”, Khảo cổ học số 1, 1985, tr.21-27.

17 - Ngô Thị Lan, Vài nhận xét về các chân “chạc gốm” trong các địa điểm Khảo cổ học, trong:

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, tr.310.

18 - Lý Lộ Lộ (1997), Vải vỏ cây của dân tộc Lê ở Hải Nam, Văn vật thiên địa, số 1, tr.42-43

(Nguồn 8, tr.2).

19 - Nguyễn Lộc, Những hiện vật lạ mới phát hiện được ở di chỉ Khảo cổ học Phùng Nguyên,

trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1985, tr.73-74.

20 - Nguyễn Xuân Mạnh, Hán Văn Khẩn, Hoàng Anh Tuấn, Kết quả khai quật lần thứ hai di chỉ khảo ở Khu Đường, trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 5 năm nghiên cứu và đào tạo của

Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, (tr.55, ảnh III, h.1).

21 - Hà Văn Phùng, Thử xếp loại “chạc gốm” - di vật độc đáo của người Việt cổ, Khảo cổ học

số 3, 1977, tr.40-50.

22 - Hà Văn Phùng (1989), Góp bàn về một khía cạnh của “chạc gốm”, trong: Những phát hiện

mới về khảo cổ học năm 1989, tr.89-90.

23 - Hà Văn Phùng (1996), Văn hóa Gò Mun, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.276-277, Bản vẽ

XVII, bản vẽ XVIII.

24 - Bùi Thu Phương (2001), Những bàn đập tìm thấy ở di chỉ Gót Rẽ (Phú Thọ), trong: Những

phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr.168-169.

25 - Nguyễn Khắc Sử, Trình Nang Chung, Nguyễn Trùng Thương, Nguyễn Thị Toán, Âu Văn

Hợp (2000), Hà Giang thời tiền sử, Sở Văn hóa-Thông tin Hà Giang xuất bản, Hà Giang 2000,

tr.172-173.

26 - Hà Văn Tấn (1974), Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai, Khảo cổ học số 15, tr.19.32.

27 - Hà Văn Tấn (1974), Đồng Chỗ (Hà Tây), Khảo cổ học số 16, tr.77.

28 - Hà Văn Tấn (1979), Về những cái gọi là “bàn đập” trong các di chỉ Văn hóa Phùng Nguyên,

trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1979, tr.80-83.

29 - Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn (1981), Hai hiện vật lạ trong một di chỉ Văn hóa Phùng Nguyên, trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981, tr.62-65.

30 - Hà Văn Tấn (1985), Ghi thêm về khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á, trong: Những phát hiện

mới về khảo cổ học năm 1985, tr.130-132.

31 - Hà Văn Tấn (1993), Những chiếc “nha chương” trong Văn hóa Phùng Nguyên, Khảo cổ học

số 2, tr.16-27.

32 - Hà Văn Tấn (Chủ biên) (1999), Khảo cổ học Việt Nam, Tập II, Thời đại kim khí Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.35,526; Bản ảnh 19-20.

33 - Trần Kim Thau, Nguyễn Anh Tuấn (1999), Thêm một “nha chương” phát hiện trong khu di chỉ Phùng Nguyên, trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, tr.199-201.

34 - Lãng Thuần Thanh (1962), Chày đập vải vỏ cây bằng đá ở Nam Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Mỹ (chữ Anh), Tập san Viện Dân tộc học, số 13, Đài Bắc, tr.240.

35 - Trương Việt Thắng, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chinh (1992), Về sưu tập Lò Gạch và một số phát hiện mới Khảo cổ học ở Hà Giang (Hà Tuyên), trong: Những phát hiện mới về khảo

cổ học năm 1991, tr.10-12.

36 - Trần Quý Thịnh, Trần Văn Bảo (1998), Những chiếc bàn đập tìm thấy ở Tây Nguyên, trong:

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997, tr.189-190.

37 - Nguyễn Đình Thực (1974), Suy nghĩ về “chạc gốm”, Khảo cổ học số 15, tr.33.

38 - Nguyễn Anh Tuấn, Võ Quý (1999), Phát hiện thêm hai bàn đập bằng đá ở Phú Thọ, trong:

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, tr.197-199.

39 - Nguyễn Hữu Tự (2000), Phát hiện bàn đập hoa văn gốm ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang,

trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr.169.

20

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 21

TRONG VĂN HÓA SA HUỲNH Ở VIỆT NAM

Trịnh Sinh*

Văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng ở Miền Trung Việt Nam, được biết đến từ năm

1909 với dấu hiệu đầu tiên là “một kho chum gốm khoảng 200 chiếc nằm cáchmặt đất không sâu, trong một cồn cát ven biển vùng Sa Huỳnh”(1)

Từ bấy đến nay, hơn một thế kỷ trôi qua, với công sức của nhiều nhà khảocổ học Việt Nam và nước ngoài, chúng ta đã tìm được nhiều khu di chỉ cư trúvà mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh và cả những văn hóa trước đó nữa - nhữngvăn hóa tiền Sa Huỳnh Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về phong tụcchôn cất của người Sa Huỳnh: chôn nguyên xác, cải táng, hỏa táng ?

Bằng tư liệu rút ra từ cuộc khai quật mới đây, tháng 6-2003 ở khu mộ tángĐộng Cườm, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (nơi chỉ cáchkhu mộ Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 10 km) của Viện Khảo cổ học,Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định, tác giảđã cung cấp một số tư liệu về những mộ táng chôn cất bằng chum gốm nơi đâyvà những nhận xét được rút ra

I NHỮNG NGÔI MỘ Ở ĐỘNG CƯỜM

Cuộc khai quật Động Cườm đã cung cấp 50 mộ táng, trong đó đa số là mộchum (46 mộ, chiếm 92%) Ngoài ra, còn tìm được 4 mộ nồi vò úp nhau, chiếm8% số mộ ở đây Sưu tập mộ táng ở đây đã giúp chúng ta tìm hiểu táng tục chôncất ở đây và qua đó thấy được phong tục chôn cất của cư dân Sa Huỳnh nói chung

1 Những ngôi mộ chum

Những ngôi mộ (cả mộ chum và mộ nồi vò) được phân bố theo quy luật: chôn

ở phần phía đông và phía bắc của quả đồi cát nằm ngay ở bờ biển Các ngôi mộkhông phân bố rộng mà chỉ trên một giải hẹp, lưng chừng đồi, không lên đếnđỉnh mà cũng không xuống quá thấp dưới chân đồi

Chúng tôi đã đào nhiều hố thám sát và quan sát nhiều vách giao thông hào

ở ngoài khu vực phân bố vừa kể, nhưng không tìm thấy mộ và bất kỳ hiện vật

* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện Khảo cổ học Việt Nam.

Trang 22

nào Điều đó chứng tỏ người Động Cườm chôn liền khoảnh, đã có ý thức về mộtkhu nghĩa trang tập trung chứ không chôn tràn lan Với một diện tích khai quật

300 m2, phát hiện được 50 mộ táng là một minh chứng về mật độ dày đặc mộtáng trong địa điểm khảo cổ học này

Sưu tập 46 chum gốm có hình dạng khá giống nhau: thân hình trụ, đáy tròn,hoa văn thừng thô được đập điền đầy khắp thân chum, một số có thân thon hơn,vai chum hơi nhô ra, đáy cong hơn và hoa văn thừng cũng được đập theo từngnhóm Một số chum còn tìm được nắp đậy, có hình chóp cụt, miệng loe trang tríhoa văn khắc vạch tô màu thổ hoàng Nhiều chum gốm đã bị mất phần trên doảnh hưởng của lớp đất mặt đã bị ủi hoặc do việc trồng cây đã phá huỷ Chumcó độ nung tương đối cao, vì thế kích thước của chum khá lớn mà chum không

bị vỡ cho đến trước lúc chôn, mặc dù ở một số chum có thân mỏng

Chum được chôn đứng ở độ sâu cách mặt đất hiện tại trung bình khoảng

1 -1,5 m Đa số chum được chôn còn nguyên dáng Một số chum có phần khác

ở cách chôn: một chum được lót dưới đáy bên ngoài là một nồi gốm được đập

ra lấy mảnh để rải, một số được đập thủng phần đáy hoặc được đục một số lỗtrên thân chum Có thể việc người xưa đập thủng hoặc đục lỗ vào thân chumphản ánh một quan niệm giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát nhanhhơn chăng?

Trong quá trình khai quật, chúng tôi không tìm được biên mộ Có thể do mộtáng được chôn trong cát, vì thế các huyệt mộ đã bị xoá nhoà, cát trong huyệtlẫn với cát sinh thổ Tuy vậy, có thể đoán định được các mộ táng được chôntrong lớp sinh thổ cát vàng Người xưa đào mộ huyệt có kích thước không lớnlắm, chôn đứng chum xuống rồi vùi cát lại Một điều đáng chú ý là không thấybằng chứng chắc chắn của các ngôi mộ chum có sự chôn chồng lên nhau haychia cắt nhau Vì thế, có thể người xưa có hình thức nào đó đánh dấu mộ: bằngnhững viên đá nhỏ rải trên mộ, đắp nấm mộ ? hay chỉ đơn thuần là dựa vào trínhớ ? Do tính chất của lớp cát chôn mộ dễ bị xáo trộn nên cũng chưa có thểtrả lời được câu hỏi này

Chôn theo mộ là những đồ tùy táng Có những mộ nhiều đồ tùy táng, cónhững mộ không có một đồ tùy táng nào Dường như không có mối liên quangiữa hình thức, kích thước mộ chum và số lượng đồ tùy táng Có những mộ kíchthước lớn nhưng không có bất kỳ một hiện vật nào Điều đó chứng tỏ: nhữngchiếc chum gốm được sản xuất nhiều và dễ dàng Mọi thành viên trong làng khichết đi đều có chum để chôn cất mặc dù có thể những thành viên này thuộc loạinghèo không có của cải mang theo Điều đó còn cho thấy nghề làm gốm đã pháttriển và phổ biến, trong từng cộng đồng cư dân nhỏ cũng nắm được kỹ thuật làmgốm để có thể tự cung cấp phục vụ sinh hoạt hàng ngày và dịp tang ma

Chôn cùng với chum là đồ tùy táng: một số đồ gốm như nồi, bát thường đượcđặt ở phần chân hay trên nắp đậy bên ngoài chum Khuyên tai, dọi chỉ, đồ trangsức mã não, hạt cườm, đồ sắt được chôn thường ở trong lòng chum Chúng tôimô tả một số mộ chum điển hình

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 23

Ngôi mộ số 03ĐgCHVIM6 thuộc loại mộ chum có thân hình trụ, có đáy hìnhcầu Chum bị vỡ ở phần trên, chỉ còn khoảng 1/2 ở phần dưới Kích thước đođược: chiều cao còn lại: khoảng 46 cm, đường kính thân còn lại: khoảng 60 cm,chiều dày thân chum: khoảng 0,6 cm Chất liệu chum là gốm thô pha nhiều cát,mầu đỏ nâu, hoa văn trang trí trên thân chum là hoa văn thừng, điền đầy khắpthân Chum được tạo hình bằng phương pháp “dải cuộn” tức người xưa nặn gốmthành dải rồi cuộn thành hình chum, miết láng thành chum trước khi nung Ngoàiphần thân, chum có phần nắp vốn được úp lên chum, nay bị vỡ và rơi trong lòngchum Nắp có hình chóp cụt, phần trên phẳng, được trang trí hoa văn in vỏ sò.Chum được chôn đứng trong lòng đất và cách mặt đất khoảng 1 m Chum cóchức năng như một chiếc quan tài bằng gốm Bên trong và ngoài chum gốm cómột số đồ tùy táng như sau:

- Đồ gốm có 2 chiếc nồi Chiếc thứ nhất mang số ký hiệu 03ĐgCHVIM6 - 1,có đường kính 22,3 cm chiều cao 22 cm độ dày 0,6 cm Nồi có hoa văn thừngthô, có dấu vết đun mầu đen, chứng tỏ nồi đã từng được sử dụng trước khi chôn.Nồi được chôn phía ngoài và hướng miệng vào phần dưới của chum Trang tríhoa văn trên thân là hoa văn thừng thô, trang trí trên cổ là hoa văn khắc vạch.Chiếc nồi gốm thứ hai mang số ký hiệu 03ĐgCHVIM6 - 4, có hình dáng giốngvới chiếc nồi thứ nhất nhưng kích thước nhỏ hơn, có mầu đen tô ánh chì, bênngoài có hoa văn in dấu vỏ sò Nồi được đặt trong chum gốm Nồi còn dấu vếtđun chứng tỏ là nồi thực dụng trong cuộc sống hàng ngày

- Đồ sắt có những hiện vật sau: 1 chiếc kiếm sắt còn cả chuôi có số ký hiệu03ĐgCHVIM6 - 2, bị gỉ nhiều , được đặt trong lòng chum Một chiếc dao sắt sốký hiệu 03ĐgCHVIM6 - 3, bị gỉ nhiều Một chiếc rìu sắt có số ký hiệu03ĐgCHVIM6 - 6 có dáng hình thang, bị gỉ nhiều

Ngôi mộ này là một ngôi mộ chôn 3 đồ sắt, chứng tỏ là một ngôi mộ củanhà giàu vì khi đó, những hiện vật làm bằng sắt còn rất hiếm Những công cụvà vũ khí bằng sắt chỉ có thể do một người có vị trí cao trong cộng đồng mớisử dụng

Ngôi mộ số 03ĐgCHI M21 thuộc loại mộ chum có thân hình trụ, có đáy hơitròn, miệng loe xiên, mép miệng vê tròn Mộ này còn có phần nắp chum hìnhnón cụt, đã vỡ và rơi vào trong lòng chum Chum được làm từ chất liệu gốm thôpha nhiều cát Đồ tùy táng bên trong chum là: 1 rìu sắt có họng tra cán, 1 mũinhọn bằng sắt, 1 chiếc khuyên tai ba mấu nhọn bằng đá nê phơ rít, 1 lục lạcnhỏ bằng đồng, 29 hạt chuỗi màu đỏ bằng đá mã não và 158 hạt cườm bằngthủy tinh nhiều mầu sắc Bên ngoài chum còn một đồ tùy táng nữa là 1 chiếcnồi gốm có dáng miệng loe cổ ngắn và có thể một vài đồ gốm khác bị vỡ khôngnhận dạng được Những đồ gốm này được đặt bên ngoài chum và ở vị trí trênnắp trước khi chôn

Qua 46 ngôi mộ chum gốm trong đó có 2 mộ điển hình vừa miêu tả trênđây, chúng tôi có thể thấy được cách bố trí đồ tùy táng khá thống nhất: đồ

Trang 24

gốm chôn theo thường là nồi gốm nhỏ, bát bồng có hình dáng và chất liệumang đặc trưng của Văn hóa Sa Huỳnh, trang trí hoa văn thừng, khắc vạch, inấn vỏ sò… Nhiều đồ gốm được đặt trên nắp chum, một số được chôn tronglòng chum Bên cạnh đồ đựng, đồ đun nấu, còn một số đồ gốm đặc biệt nữa.Đó là một chiếc khuyên tai bằng đất nung thuộc loại hình khuyên tai có 3 mấugiống với ba chiếc khuyên tai có ba mấu bằng đá cũng tìm được trong cuộckhai quật này Còn tìm được dọi xe chỉ với nhiều hình dáng dựa trên mặt cắtngang: hình chóp cụt, hình bán nguyệt, hình bầu dục… Đồ sắt cũng được tùytáng nhưng không nhiều, tập trung ở một vài hiện vật vì khi đó đồ sắt rất quý.Những đồ sắt này gồm kiếm, dao, rìu, đục, mũi nhọn Chúng được đặt tronglòng chum Đồ trang sức chôn trong mộ chum cũng hết sức phong phú và rấtđẹp Đó là chiếc lục lạc bằng đồng hình cầu có hoa văn xoắn ốc Những đồtrang sức bằng đá quý như ba chiếc khuyên tai ba mấu đặc trưng của văn hóa

Sa Huỳnh, nhiều hạt chuỗi bằng đá mã não mầu hồng thắm, có chiếc hìnhthoi, có chiếc hình bầu dục, một số hạt chuỗi màu xanh lá cây hình trụ dài.Đặc biệt, trong chum gốm có nhiều hạt cườm làm bằng chất liệu thuỷ tinh cókích thước nhỏ vài mi li mét, có mầu đỏ, xanh, tím, đen… với hình trụ, hìnhthùng rượu có lỗ xuyên tâm để xỏ dây đeo cổ Một hiện vật cũng tìm được ởđây là 2 mảnh rìu đá, chứng tỏ đến giai đoạn đồ sắt phát triển như ở ĐộngCườm thì đồ đá vẫn tồn tại, có thể chỉ là tàn dư của một thời kỳ đã qua khimà công cụ chủ yếu được làm từ đồ đá

Đồ tùy táng chôn trong mộ chum ở Động Cườm cũng cho thấy một phongtục chôn cất: người xưa chia của cho người chết Họ quan niệm người chết cũngcần phải có đồ dùng và công cụ sản xuất, vũ khí như khi họ còn đang sống cuộcsống trần thế Vì thế, họ chôn theo từ những đồ quý giá như chiếc kiếm sắt, mộtloạt đồ trang sức bằng đá mã não cho đến những vật dụng bình thường hàngngày vẫn sử dụng như nồi đun nấu Họ cho rằng tài sản mang sang bên kia thếgiới cũng phải được làm đẹp, trau chuốt như các đồ gốm được trang trí hoa vănbằng cách in vỏ sò, bôi thổ hoàng, các mô típ hoa văn đẹp đẽ trang trí trên nắpchum, các khuyên tai đá quý được đánh bóng

Từ đồ tùy táng, chúng ta có thể thấy một phần bức tranh kinh tế xã hội đươngthời của người Động Cườm

Người Động Cườm đã ở vào giai đoạn sử dụng thành thạo công cụ và vũkhí bằng sắt Với đồ sắt, có thể họ đã có một ngành nông nghiệp phát triểndựa trên quảng canh, phát cây bằng rìu… Họ cũng là người đánh bắt cá biển

vì ở gần biển, nhiều hoa văn in dấu vỏ sò biển Nhưng nghề biển cũng khôngchiếm toàn bộ thời gian và cuộc sống của họ Mà họ vẫn lập làng, sản xuấtnhững chum gốm to, có nghĩa trang riêng biệt, chứng tỏ sự định cư lâu dài ởmột vùng ven biển Sự phân hóa giầu nghèo thể hiện qua đồ tùy táng Mộgiàu là có nhiều đồ tùy táng, nhất là đồ sắt, mộ nghèo thì không có hiện vậthoặc là ít hiện vật Số mộ nghèo chiếm đa số Phân hóa giàu nghèo có thểchứng tỏ có phân hóa xã hội, bước đầu có yếu tố hình thành một dạng nhànước sơ khai

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 25

Trong các chum gốm không tìm được xương cốt Để giải đáp câu hỏi ngườichết được chôn cất trong chum ra sao là một vấn đề khó khăn

Chúng tôi đã thành lập bảng thống kê kích thước của 20 chiếc chum gốm lànhững chiếc còn đo được trong quá trình chỉnh lý sơ bộ tại hiện trường ngay khikhai quật (xem bảng Thống kê) Chúng tôi cũng làm thực nghiệm để xem xétvới kích thước người bình thường liệu có bỏ lọt vào chum gốm để chôn không? Chúng tôi chọn một nam giới trong số dân công đào cho chúng tôi có kíchthước cơ thể trên kích thước trung bình của người Việt một chút: chiều cao khoảng1,7 m và cân nặng khoảng 70 kg để làm thực nghiệm các số đo khi cố gắng thunhỏ cơ thể hết cỡ để xem có khả năng bỏ lọt vào trong chum gốm không?

Chiều cao trong lòng chum (còn lại)

Đường kính vành miệng chum

Đường kính trong lòng chum (rộng nhất)

Trang 26

Kết quả cho thấy: nếu ở trong tư thế ngồi bó gối, tay để trước ngực, thu mìnhcho nhỏ hết cỡ như tư thế một số mộ táng chôn bó gối trong thời đại đồ đá thìcó số đo tối thiểu như sau: chiều cao 68 cm, chu vi thân người (đoạn rộng nhất

- đo qua đầu gối) là 136 cm, tương ứng với số đo đường kính là khoảng 43 cm.Điều đó cũng có nghĩa là nếu chum gốm cho khả năng bỏ lọt người với kíchthước trên thì phải có chiều cao ít ra lớn hơn 68 cm và đường kính thân ít ra lớnhơn 43 cm

So sánh với bản thống kê, chúng tôi thấy: về chỉ số chiều cao, có 8 chumcòn tương đối nguyên có chiều cao hơn 68 cm Những chiếc còn lại bị vỡ chỉcòn phần đáy chum vì thế không rõ chiều cao toàn bộ

Chỉ số đường kính trong lòng các chum quan trọng hơn, cho thấy phần lớncó đường kính hơn 43 cm, thậm chí đường kính trung bình còn cao hơn, vàokhoảng 49,0 cm, tức chu vi trung bình vào khoảng 153,8 cm Con số chum vượtchỉ số đường kính tối thiểu là 16/ 20 chum, thừa khả năng cho lọt một người cókích thước thực nghiệm

Theo chúng tôi, khả năng 16 chiếc chum này có thể chôn vừa một người đànông Việt Nam có kích thước trung bình Bốn chiếc chum còn lại (trong các ngôimộ HI M14, HI M12, HI M6, HI M13 mà trong bảng Thống kê có đánh ký hiệu*)có kích thước đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 43 cm, không thể bỏ lọt một namgiới trưởng thành có kích thước trung bình Có khả năng với kích thước nhỏ vềmặt đường kính như vậy, chỉ phù hợp với kích thước của những cá thể nhỏ hơnnhư một số phụ nữ hoặc trẻ em mới lớn

Có thể qua tài liệu của khu mộ táng Động Cườm, chúng ta thấy những chiếcchum gốm của Văn hóa Sa Huỳnh là một dạng quan tài đặc biệt phục vụ chotáng tục chôn nguyên xác trong tư thế người chết được co chân bó gối

2 Những ngôi mộ nồi vò úp nhau

Tìm được 4 ngôi mộ nồi vò úp nhau, chiếm tỷ lệ nhỏ ở Động Cườm (8%).Khác với mộ chum, mộ loại này có cấu tạo là thường có 2 đồ gốm được úpmiệng vào nhau, bên trong có chôn theo đồ tùy táng Có thể, đồ gốm là nồihay là vò Chúng được chôn theo tư thế thẳng đứng Những ngôi mộ nồi vòúp nhau này tìm được nhiều trong Văn hóa Đông Sơn Trong Văn hóa SaHuỳnh ít thấy Chúng tôi miêu tả hai mộ điển hình

Ngôi mộ có ký hiệu 03ĐgCHIM1 có cấu trúc là 2 nồi gốm to được úp miệngvào nhau và được chôn thẳng đứng Phần miệng nồi trên được đặt khít vàomiệng của phần miệng nồi dưới Bên trong những chiếc nồi này có một đồ tùytáng là con dao bằng sắt

Ngôi mộ thứ hai có ký hiệu 03ĐgCHIM20 có cấu trúc là một số đồ gốm úpmiệng vào nhau Những đồ gốm này bị vỡ nát, vì thế không xác định được chínhxác loại hình và số lượng đồ gốm này Bên trong các đồ gốm là các đồ tùy táng:

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 27

1 chiếc chậu gốm còn nguyên vẹn, 2 khuyên tai ba mấu nhọn bằng đá, khoảng

700 hạt cườm bằng thủy tinh các mầu

Qua so sánh, chúng tôi thấy chất liệu đồ gốm của các mộ nồi vò úp nhautương tự như loại mộ chum, cũng là đất sét pha nhiều cát thô, có màu hồng hayxám đỏ Hiện vật tùy táng cũng giống với hiện vật trong mộ chum như khuyêntai ba mấu, hạt cườm thủy tinh… Vì thế, có thể những ngôi mộ nồi vò úp nhaunày có cùng chủ nhân và niên đại với những ngôi mộ chum Bước đầu xác địnhchủ nhân là những người sáng tạo ra Văn hóa Sa Huỳnh cách đây vào khoảnghơn hai ngàn năm

Với kích thước nhỏ, không thể bỏ lọt một người trưởng thành vào trong đểchôn như đối với trường hợp mộ chum Điều này có thể giả thiết rằng mộ nồivò úp nhau là để chôn trẻ em Tài liệu khảo cổ học thời đại Kim khí cũng chothấy một số mộ loại này còn xương trẻ em như ở khu mộ táng Làng Vạc, huyệnNghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Như vậy, ở khu mộ táng Động Cườm có những chứng tích của hai loại mộtáng đều lấy đồ gốm làm quan tài để chôn nguyên xác Những đồ gốm nàyđều là những đồ gốm được sản xuất tại chỗ trong khu vực phân bố của Vănhóa Sa Huỳnh Cùng với đồ tùy táng, những chiếc chum gốm là một dạngquan tài đã làm nên một nét đặc trưng của Văn hóa Sa Huỳnh

II MỘ CHUM VÀ VĂN HÓA SA HUỲNH

Cho đến nay, hơn 30 di tích Văn hóa Sa Huỳnh thời đại sắt tìm thấy đượctrên đất nước ta(2) Ngay từ phát hiện đầu tiên tại một cồn cát ven biển SaHuỳnh, tỉnh Quảng Ngãi đã là sự xuất lộ của khoảng 200 chiếc chum gốm, đãcho thấy sự liên quan mật thiết của nền Văn hóa Sa Huỳnh với những chiếcchum gốm này Sau đó, dường như một loạt những tín hiệu các cụm mộ chumđã cho thấy sự phân bố của nền Văn hóa này không chỉ ở Quảng Ngãi màcòn ở nhiều khu vực nữa trên đất nước ta như Cương Hà và Cổ Giang, tỉnhQuảng Bình, khu mộ Cồn Ràng ở Thừa Thiên Huế, Đại Lãnh và Hậu Xá ởQuảng Nam, một số mộ ở khu vực Nam Trung Bộ

Ở khu vực Đông Nam Bộ, có một số mộ chum ở Phú Hòa, tỉnh Đồng Naivà đặc biệt là một loạt di tích có mộ chum ở khu vực Cần Giờ, thành phố HồChí Minh mà tiêu biểu là khu mộ chum Giồng Cá Vồ Nhiều người còn chorằng địa bàn phân bố của Văn hóa Sa Huỳnh vào đến tận vùng ven biển ĐôngNam Bộ Điều này chúng tôi chưa bàn tới trong bài viết này

Có thể, trong Văn hóa Sa Huỳnh có một số cách chôn cất nữa ngoài cáchchôn trong chum gốm Ví dụ như táng tục chôn trong nồi vò úp nhau, mộ đấtnhư đã thấy ở nhiều khu di tích thuộc Văn hóa Sa Huỳnh Nhưng cách chôn bằngnhững chiếc chum gốm vẫn là cách chôn phổ biến nhất Điều đó nói lên phongtục chôn cất khá độc đáo của cư dân này Đó cũng là một trong những tiêu chíban đầu để xác định Văn hóa Sa Huỳnh

Trang 28

Từ khi các khu mộ chum được phát hiện đã có nhiều cách lý giải về cáchchôn cất trong chum của người Sa Huỳnh

Có ý kiến cho rằng trong các mộ táng Sa Huỳnh không tìm thấy mộ nào cónguyên xương cốt người lớn hoặc xương cốt bị đốt cháy, vì thế khó có khả năngđây là những vò đựng tro xương người chết như một số dân tộc ở Đông Nam Ánhư người Thái, người Lào vẫn làm như vậy Có ý kiến cho rằng khó có khảnăng chôn nguyên thi thể người lớn(3)

Có ý kiến cho rằng cư dân Sa Huỳnh có tập tục trả tử thi về với biển, căn cứvào tài liệu dân tộc học của một số cư dân ven biển như một số dân tộc ở Philippinmà ngày nay vẫn còn thấy Đưa thi thể người chết về với biển có nghĩa là quanniệm con người từ biển sinh ra lại quay trở về với biển trong kiếp luân hồi Một số người lại so sánh với cư dân văn hóa Ngưỡng Thiều với quan niệmmộ vò là mộ chôn người chết không bình thường như chết trôi, chết cháy, chếtngã, chết chém… Họ được chôn trong vò kín vì linh hồn của họ cũng ác và chônchặt trong vò để ngăn không cho linh hồn quay trở về làm hại người thân Với những phát hiện khảo cổ ở ta về Văn hóa Sa Huỳnh, chúng ta hãy xemxét các khả năng vừa nêu

Trong các khu mộ chum không có dấu vết của tục hỏa táng Xương cốt bịcháy không tồn tại, các đồ tùy táng chỉ có dấu vết đun nấu như nồi gốm màkhông có dấu vết thiêu cháy Vì thế, khả năng chum gốm gắn với tục hỏa tánglà không thể có Về khả năng đây là những ngôi mộ tượng trưng, còn thi thể đãđược trả về biển cũng khó giải thích được bởi một điều là nhiều khu mộ thuộcVăn hóa Sa Huỳnh nằm cách xa biển, thậm chí ở vùng núi như khu mộ Đại Lãnh,huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thì người xưa trả thi thể người chết về biển bằngcách nào? Về ý kiến cho rằng có thể mộ chum liên quan đến người chết khôngbình thường cũng khó có khả năng, vì nếu có khu mộ dành cho người chếtkhông bình thường thì khu mộ dành cho người chết bình thường của Văn hóa

Sa Huỳnh ở đâu và có điểm gì khác với khu mộ chum gốm?

Với những tư liệu vừa được phát hiện qua cuộc khai quật khu mộ ĐộngCườm, đã cung cấp cho chúng ta khả năng người chủ của nền Văn hóa Sa Huỳnhchôn nguyên xác Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với tư liệu của cuộc khaiquật khu mộ chum Giồng Cá Vồ, khi mà một số bộ xương còn nguyên được chôntrong chum gốm trong tư thế có thể ngồi bó gối(4)

CHÚ THÍCH

1 M Vinet 1909 Chronique BEFEO, tome IX, Hanoi, p 423.

2, 3 Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Khảo cổ học 1999 Khảo cổ học Việt Nam, tập II: Thời đại Kim khí Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr 311, 347.

4 Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh 1998 Khảo cổ

học Tiền sử và Sơ sử thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, tr 298.

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 29

BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Năm 1924, với cuộc khai quật di tích Đông Sơn, Thanh Hóa, các nhà khảocổ đã phát hiện được trống H1 qua khai quật khảo cổ Theo quy ước chung củaKhảo cổ học, trống H1 cũng được gọi là trống Đông Sơn Cách phân loại củaTrung Quốc có khác chúng ta(1)

Để nghiên cứu tính bản địa của trống Đông Sơn, chúng tôi đã xúc tiến theobốn chuyên đề như sau:

- Mối liên quan giữa hiện vật và di tích khảo cổ Các trống đồng Đông

Sơn phát hiện được qua khai quật khảo cổ thường là những vật tuỳ táng, hoặcđược sử dụng như những quan tài để chôn cất người chết

- Phương pháp loại hình học khảo cổ kết hợp với những phương pháp của dân tộc khảo cổ học.

- Kỹ thuật luyện kim cổ đại và nguồn gốc các khoáng quặng đã sử

dụng để đúc chúng Để tiến hành nghiên cứu từ những năm bẩy mươi củathế kỷ 20, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp phân tích ướt, nhữngphương pháp phân tích quang phổ, phương pháp phân tích Rơn ghen, phươngpháp khối phổ và thể tích Điều quan trọng là qua các phương pháp phântích quang phổ, chúng tôi lưu ý đến những yếu tố vi lượng Trên cơ số này,qua việc so sánh đối chứng với kết quả nghiên cứu của địa chất học, để tìm

ra nguồn gốc của các khoáng quặng đã sử dụng để đúc trống Đông Sơn (DiệpĐình Hoa 2003)

* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Việt Nam.

Trang 30

- Từ những năm chín mươi của thế kỷ XX, chúng tôi đã phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung Quốc tiến hành nghiên cứu tổng hợp Phía Việt Nam

tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp kích hoạt nơ trơn ở lò phản ứng hạtnhân Đà Lạt (Diệp Đình Hoa.2002) Phía Trung Quốc do giáo sư Vạn Phụ Bânchủ trì, tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp thám châm hiển vi điện tử ởViện nghiên cứu luyện kim Quảng Tây và phương pháp xác định đồng vị củachì được tiến hành ở học viện khoa học kỹ thuật Bắc Kinh

II VÀI NÉT VỀ NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC CHỌN MẪU NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG VỊ CHÌ

Trong đồ đồng thau thời cổ đại ít nhiều đều hàm chứa một lượng chì nhấtđịnh Chì trong thiên nhiên có bốn chất đồng vị: 204Pb, 206 Pb, 207Pb và 208Pb

204Pb là chất đồng vị không mang tính phóng xạ 206Pb, 207Pb do uran (U) phóng xạ suy biến mà thành 208Pb do thôri (th) suy biến mà thành Hàm lượng

chì chứa trong các cổ vật đồng thau thường tương ứng với một loại khoáng chìnhất định Khoáng chì trong những điều kiện nhất định nào đó, sau khi hìnhthành, thì tỷ lệ các chất đồng vị của chì cũng không thay đổi Đặc trưng hìnhthành các chất đồng vị của chì cũng không thay đổi Đặc trưng hình thành cáckhoáng sàng được lưu giữ cho đến hiện nay Do đó tỷ lệ các chất đồng vị củachì trong những khoáng sàng khác nhau cũng không hề giống nhau Kết quảnghiên cứu so sánh các chất đồng vị của chì chứa trong các cổ vật bằng đồngthau có thể cho phép truy tìm được nguồn gốc quặng mà người xưa đã sử dụngđể đúc chúng

Để bắt đầu nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phân tích các thành phần hoáhọc của các mẫu nghiên cứu bằng phương pháp thám châm qua kính hiển viđiện tử Khi phân tích bằng phương pháp kích hoạt nơ trơn, chúng tôi khônglưu ý đến nguyên tố chì chứa trong cổ vật đồng thau

Công việc được tiến hành bằng phương pháp MAT 262 vào năm 2002 Ngườiphân tích là Phương Minh Huệ, Dư Cương, người hiệu đính là Lưu Quế Kiến

Nguyên tắc chọn mẫu

Việc chọn mẫu được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu của khảo cổ học

- Chọn các hiện vật trong các lớp của một di tích khảo cổ có tầng văn hoádày: Thành Dền, Vĩnh Phúc Địa điểm Thành Dền thuộc Văn hóa Đồng Đậu,trung kỳ thời đại đồng thau Việt Nam, có 14 niên đại tham khảo qua C14 Trongsố 10 mẫu đã chọn phân bố trong 6 lớp, có 2 mẫu xỉ và một mẫu quặng Trongsố 10 mẫu này chỉ có 9 mẫu được phân tích đồng vị chì và chỉ có một mẫu quặngcó số liệu thực nghiệm

- Chọn một ngôi mộ chứa nhiều hiện vật đồng thau Chúng tôi chọn ngôi mộlàng Trác, Thanh Hóa Hiện vật trong mộ, ngoài kiếm sắt, còn có những hiện vậtđồng thau như: 2 trống đồng, 2 thạp đồng to và nhỏ, 1 miếng che ngực Tất cả

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 31

5 hiện vật đồng thau này được chọn 7 mẫu (trống đồng lớn tùy táng được chọn

3 mẫu: thân, tang, chân)

- Những hiện vật Đông Sơn và những hiện vật Đông Sơn mang phong cáchngoại lai: 9 mẫu Những mẫu vật này ở Hà Tây để so sánh đối chứng

- Một chiếc gương đồng nhũ đinh phát hiện ở Hà Tĩnh Gương đồng thườngđược xem là hiện vật ngoại lai Chiếc gương đồng nhũ đinh này có thể xác địnhniên đại vào thời đầu Đông Hán

- 19 mẫu trống H2 ở Hòa Bình được chọn để nghiên cứu so sánh

- Đối tượng chủ yếu là những chiếc trống đồng Đông Sơn, được chọn 56 mẫu,thuộc những tỉnh: Lào Cai, Thanh Hóa, Hà Tây, Quảng Bình, Bình Định, PhúThọ Tổng số các mẫu được chọn để phân tích gồm 106 mẫu

III XUẤT XỨ VÀ LOẠI HÌNH CỦA CÁC MẪU NGHIÊN CỨU

Trong số 106 mẫu được chọn, chỉ có 94 mẫu thu được kết quả nghiên cứubằng phương pháp xác định đồng vị của chì thường Xem bảng 1

Bảng 1 Xuất xứ và loại hình các mẫu nghiên cứu

Số

TT

Số hiệu mẫu

phân tích

Loại hình xuất xứ mẫu nghiên cứu

1 9309 Quặng đồng khai quật ở di tích Thành Dền, Vĩnh Phúc

2 9310 Trống Phú Phương 2, H1, CII5 Hà Tây

3 9311 Trống Ba Thá, H 2 Hòa Bình

4 9312 Trống CA cho, H 2 Hòa Bình

5 9313 Trống CA cho, H 2 Hòa Bình

6 9314 Trống CA cho, H 2 Hòa Bình

7 9315 Trống Đông Viên (Minh Khí) Hà Tây

8 9316 Trống Miếu Môn 2, H1, AIII, 1 Hà Tây

9 9317 Trống Lai Thượng, H 1 , BIII,1 Hà Tây

10 9318 Trống Phú Phương1, H 1 CII/4 Hà T ây

11 9319 Trống Đồng Chúc H 2 Hòa Bình

12 9320 Trống nhân dân cho H 1 Hòa Bình

13 9321 Trống H1 nhân dân cho, Hà Tây

14 9322 Đồ đồng thau Phú Cường Hà Tây

15 9323 Thố đồng Xuân La Hà Tây

16 9324 Đĩa đồng Xuân La Hà Tây

17 9325 Thạp đồng Xuân La Hà Tây

Trang 32

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Số

TT

Số hiệu mẫu

phân tích

Loại hình xuất xứ mẫu nghiên cứu

18 9326 Thố đồng Phượng Vũ Hà Tây

19 9327 Trống chậu Đông Viên Hà Tây

20 9328 Trống chậu Phú Cường Hà Tây

21 9329 Thau đồng Phú Cường Hà Tây

22 9330 Chuông đuôi cá Phú Cường Hà Tây

23 9331 Trống Thành Công 1, H 1 Thanh Hóa

24 9332 Trống Thành Vân , H 1 Thanh Hóa

25 9333 Trống Xuân Lập 1, H 1 Thanh Hóa

26 9334 Trống Đông Sơn H 1 Thanh Hóa

27 9335 Trống Đa Bút H 1 Thanh Hóa

28 9336 Trống Đông Hoà H 1 Thanh Hóa

29 9337 Trống Đông Sơn 2, H 1 Thanh Hóa

30 9338 Trống Nông Cống H 1 Thanh Hóa

31 9339 Trống Hoàng Sơn, H 1 Thanh Hóa

32 9340 Trống Nam Tiến, H 1 Thanh Hóa

33 9341 Trống Thành Công 2, H 1Thanh Hóa

34 9342 Trống Lào Cai 93LC X, H 1 Lào Cai

35 9343 Trống Lào Cai 93LC VIII H 1 Lào Cai

36 9344 Trống Lào Cai 93LC IX, H 1 Lào Cai

37 9345 Trống Lào Cai 93LC VII, H 1 Lào Cai

38 9346 Trống Lào Cai 93LC XII, H 1 Lào Cai

39 9347 Trống Lào Cai 93LC XI, H 1 Lào Cai

40 9348 Trống Lào Cai 93LC IV, H 1 Lào Cai

41 9349 Trống Lào Cai 93LC V, H 1 Lào Cai

42 9350 Trống Lào Cai 93LC VI, H 1 Lào Cai

43 9351 Trống Lào Cai 93LC III, H 1 Lào Cai

44 9352 Trống Lào Cai 93L C II, H1 Lào Cai

45 9353 Trống Lào Cai 93LC I, H 1 Lào Cai

46 9804 Quặng kẽm Nông Cống, Thanh H óa

47 9806 Trống Vĩnh Quang H 1 Bình Định

48 9807 Trống Tây Thuận, H 1 Bình Định

49 9808 Trống Tây Thuận, H 1 Bình Định

50 9809 Trống Tây Thuận, H 1 Bình Định

Trang 33

Số

TT

Số hiệu mẫu

phân tích

Loại hình xuất xứ mẫu nghiên cứu

51 9810 Trống Tây Giang, H 1 Bình Định

57 9816 Trống Cát Tài, H 1 Bình Định

58 9817 Trống Cát Tài, H 1 Bình Định

59 9818 Trống Cát Tài, H 1 Bình Định

60 9819 Trống Cát Tài, H 1 Bình Định

69 9828 Trống Làng Trác1, H 1 Thanh Hóa

70 9829 Trống Làng Trác1, H 1 Thanh Hóa

71 9830 Trống Làng Trác1, H 1 Thanh Hóa

72 9831 Mảnh đồng che ngực Làng Trác , Thanh Hóa

73 9832 Trống Làng Trác 2 Thanh H óa

74 9833 Thạp đồng lớn, Làng Trác , Thanh Hóa

75 9834 Thạp đồng nhỏ, Làng Trác , Thanh Hóa

76 9835 Trống Phù Lưu H 1 CII9 Quảng Bình

77 9836 Trống Gò De (Minh Khí) Phú Thọ

78 9837 Gương tú nhũ tứ ly Hà Tĩnh

79 9838 Trống Mông Hoá, H 2 Hòa Bình

80 9839 Trống Trung Minh 2, H 2 Hòa Bình

81 9840 Trống Nhuận Trạch, H 2 Hòa Bình

82 9841 Trống F10 A11, H 2 Hòa Bình

83 9842 Trống Mu Công, H 2 Hòa Bình

Trang 34

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

IV SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM

Các số liệu thực nghiệm mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là các tỷ lệphóng xạ đồng vị chì 206Pb/204Pb, 207Pb/ 206Pb, 208Pb/206Pb xem bảng 2

Bảng 2 Các số liệu thực nghiệm về tỷ lệ đồng vị chì và thành phần hóa học của các nguyên tố đồng Cu, thiếc Sn và chì Pb trong các mẫu nghiên cứu

Loại hình xuất xứ mẫu nghiên cứu

84 9843 Trống Xóm Rậm, H 2 Hòa Bình

85 9844 Trống Lạc Long H 1, CII 13 Hà Tây

86 9845 Trống Xóm Yên H 2 Hòa Bình

87 9846 Trống Tân Vinh1, H 2 Hòa Bình

88 9847 Trống Yên Bồng 2 H 1 , CII 7 Hà Tây

89 9848 Trống CA 1 , H 2 Hòa Bình

90 9849 Trống A5-7-F12, H 2 Hòa Bình

91 9850 Trống Chí Đạo, H 2 Hòa Bình

92 9851 Trống Ân Nghĩa, H 2 Hòa Bình

93 9852 Trống Yên Bồng1, H 1 , CII 6 Hà Tây

94 9853 Trống Hạ Bì, H 2 Hòa Bình

Trang 36

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 37

V THẢO LUẬN VÀ LÝ GIẢI

Đưa các số liệu thực nghiệm về đồng vị phóng xạ của các mẫu vật đượcnghiên cứu lên một biểu đồ để minh họa về trường phân bổ của chúng, chúng

ta thấy chúng tập trung vào một khối

Trang 38

Để so sánh các nguồn quặng, chúng tôi đã chọn 5 mẫu quặng Các mẫuquặng của chúng tôi không phải là quặng pyrit, cho nên chỉ có 1 mẫu quặngkẽm có số liệu thực nghiệm: mẫu 9804 Một mẫu quặng đồng ở di tích khảo cổhọc có số liệu thực nghiệm: mẫu số 9309 Chúng tôi đã so sánh với các mẫuquặng do Viện địa chất nghiên cứu để tham khảo (Thông báo của Nguyễn Hoàngvà tập thể ở Viện địa chất 2003 Thông báo của Vũ Như Hùng và tập thể vùngĐơn Dương, Lâm Đồng 2003) Kết quả nghiên cứu của Kannac, Gia Lai (TrầnNgọc Nam và tập thể 2001) Chúng tôi cũng đã so sánh kết quả nghiên cứu trốngđồng bằng phương pháp xác định đồng vị của chì ở Trung Quốc như: Vân Nam(Lý Hiểu Cầm 2000), Quảng Tây (Vạn Phụ Bân 1992) Ngoài ra, chúng tôi còntham khảo những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (Nguyễn VănThành 2001).

Những điều đó cho phép nhận định rằng những trống đồng Đông Sơn đãđược đúc từ những nguồn quặng khai thác ở nước ta Việc nghiên cứu trống đồngbằng phương pháp xác định đồng vị của chì thường, một lần nữa lại khẳng địnhvề tính bản địa của những trống Đông Sơn đã được đề xuất bằng những phươngpháp khoa học khác

VI MỘT VÀI NHẬN XÉT THAY KẾT LUẬN

Trong việc nghiên cứu về trống đồng chúng tôi đã đề xuất ba khái niêm:

- Tộc người sử dụng trống đồng

- Tộc người đúc trống đồng

- Tộc người đúc và sử dụng trống đồng

Quanh vấn đề đúc trống Đông Sơn, chúng tôi cũng đã nêu ra 3 khái niệm:

- Trung tâm khai khoáng

- Trung tâm luyện kim

- Trung tâm khai khoáng luyện kim

Qua nghiên cứu bằng phương pháp so sánh đồng vị chì của các trống ĐôngSơn, chúng ta có thể kết luận rằng thời văn hóa Đông Sơn đã có những trungtâm khai thác khoáng luyện kim để đúc nên trống Đông Sơn và những hiện vậtĐông Sơn khác Bên cạnh đó, còn có những trung tâm luyện kim vệ tinh quanhnhững trung tâm khai khoáng luyện kim này Có thể nhận xét rằng cư dân củaVăn hóa Đông Sơn là những tộc người đúc và sử dụng trống đồng Đông Sơn.Qua nhiều năm nghiên cứu, nhiều người đã đi đến thống nhất với nhau rằngtrống đồng là một sáng tạo độc đáo của người Việt cổ Trong quá trình nghiêncứu về người Việt cổ, chúng tôi đã phân loại khái niệm này thành ba giai đoạnphát triển: siêu tộc Việt, nguyên tộc Việt và Việt

Siêu tộc Việt về mặt nhân loại học, trong sử sách xưa thường được gọi là

Bách Việt Chúng tôi đã chứng minh rằng từ Bách chỉ là một sự phiên âm bằngký tự Hán, âm cổ của người Việt, có nghĩa là người – Bách Việt, nguyên nghĩa

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI

Trang 39

chỉ là người Việt Siêu tộc Việt phân ra thành hai ngành, theo sự phân cách củaNgũ Lĩnh – Siêu tộc Việt phía bắc Ngũ lĩnh, Lĩnh Bắc và siêu tốc Việt phía namNgũ Lĩnh, Lĩnh Nam có sự khác biệt rõ ràng qua công cuộc sáng tạo trống đồng:người Việt cổ phía nam hay những người Việt cổ phương Nam, phía Lĩnh Nam,là siêu tộc đã sáng tạo ra trống đồng cổ.

Nguyên tộc Việt Siêu tộc Việt được phân ra thành nhiều nguyên tộc Việt như:

Mân Việt, Dương Việt v.v… Đối với các chủ nhân sáng tạo ra trống đồng, chúng

ta lưu ý đến các nguyên tộc Việt: Lạc Việt, Âu Việt Không phải ngẫu nhiên màMã Viện gọi trống Đông Sơn và trống Lạc Việt

Việt là những tộc người bị lưu tán và tập hợp nhau lại khi nước ta bị phânchia thành quận huyện chịu sự cai trị trực tiếp của các vương triều phong kiếnPhương Bắc

CHÚ THÍCH

1 Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phân loại trống đồng khác Heger Họ chia ra làm 8 loại hình – loại hình Thạch Trại Sơn gồm hai hệ: Hệ Đông Sơn và hệ Thạch Trại Sơn – loại hình lãnh Thủy Xung gồm ba kiểu (thức): kiểu sông Hồng, kiểu sông Ung và kiểu sông Tầm Kiểu sông Hồng bao gồm phần lớn trống Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam Hai kiểu sông Ung và sông Tâm ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Trang 40

GIAO THOA, HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ SỨC SỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI BẮC THUỘC

Ngày đăng: 09/03/2017, 19:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nhiều tác giả, Tây Nguyên ngày nay, Nxb. Văn hoá dân tộc, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên ngày nay
Nhà XB: Nxb. Văn hoá dân tộc
8. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2000
Nhà XB: Nxb Thống kê
9. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Nxb Thống kê, Hà Nội, 8-2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thống kê
10. Nguyễn Tuấn Triết, Tây Nguyên cuối thế kỉ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, Nxb Khoa học Xã hội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên cuối thế kỉ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực
Nhà XB: Nxb Khoahọc Xã hội
11. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Một số vấn đề về kinh tế-xã hội Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về kinh tế-xã hội Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoahọc Xã hội
12. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Tây Nguyên trên đường phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên trên đường phát triển
Nhà XB: Nxb. Khoa học xãhội
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tóm tắt phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010 Khác
2. Kết quả tổng điều tra dân số Việt Nam 1989, Kết quả điều tra toàn diện, tập I, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số trung ương, Hà Nội, 1991 Khác
4. Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Dak Lăk đến năm 2010 Khác
5. Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2010 Khác
6. Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2010 Khác
7. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w