Dòng họ là một thiết chế xã hội đặc biệt, các thành viên gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống và được con cháu nhận biết rõ ràng do khởi sinh từ một thủy tổ. Đồng thời nó cũng chi phối khá mạnh mẽ tới mối quan hệ hôn nhân và gia đình
Trang 1THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
Trang 2 Các thành viên trong cùng một dòng họ có trách nhiệm quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau về mọi phương diện, đồng thời chịu sự ràng buộc theo một quy tắc nhất định
Thiết chế dòng họ tác động chi phối mọi mặt trong đời sống của từng gia đình, từng thành viên và cũng là nền tảng xây dựng nên hệ thống tổ chức xã hội ở bản, vùng
Trang 3THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
2.Lịch sử nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài như Maine, McLennan và Morgan, Lévi-Strauss và Radcliffe-Brown, Grant Evans Đặc biệt Lévi-Strauss đã xây dựng nên lý thuyết về cấu trúc thân tộc, trong đó hạt nhân là vấn đề
“lớp hôn nhân” Đóng góp lớn nhất của ông chính là phát hiện và phân tích sâu sắc về quy tắc “cấm đoán loạn luân”
và cũng là người đưa ra nhiều luận giải về chế độ mẫu hệ, phụ hệ Theo ông, hệ thống thân tộc hôn nhân là một hệ thống trao đổi, trong đó người chủ mưu là đàn ông, đàn bà
là những vật được trao đổi cho nên luôn luôn thụ động
Trang 4THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Pierre Gourou.Trong số các công trình nêu
trên phải kế tới Người nông dãn châu thổ Bắc
Kỳ Lần đầu tiên, tác giả đã tiến hành điều tra,
thống kê tên các dòng họ ở vùng châu thổ
Sông Hồng (202 họ) và bước đầu có những nhận xét sơ bộ về tên họ và sự phân bố tại
các làng xã, vùng miền
Trang 5THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Radcliffe-Brown, từ những trải nghiệm, khảo cứu của mình đã cho rằng, bản chất của một hiện tượng thân tộc hiểu rộng là sự thành lập những đơn vị có cấu trúc chặt chẽ và trường tồn trong thời gian, nghĩa là có trước những cá nhân thành viên của những đơn vị ấy
và tồn tại sau khi những cá nhân ấy đã chết
Grant Evans lại nêu đặc điểm cụ thể hơn về chức
năng của dòng họ ở châu Á trong tác phẩm Bức khảm văn hóa châu Á là những thực thể chính trị có thể hoặc
không có thể phát triển tùy theo tình thế chính trị và kinh tế của các thành viên có khả năng trong dòng họ
Trang 6THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
2.2 Nghiên cứu dòng họ của tác giả trong nước
Ở Việt Nam, dòng họ cũng được đề cập từ khá sớm Vào thời phong kiến, những ghi chép về dòng
họ chủ yếu được tìm thấy trong các thư tịch cổ Trung Quốc, các bộ sử chính thống của các triều đại như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục Nhưng chủ yếu mới chỉ có tính chất hệ thống lại, mô tả về phả hệ của các dòng họ chứ chưa đi sâu tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, ảnh hưởng của dòng họ.
Trang 7THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Trước năm 1945, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo như của Phan
Kế Bính, Đào Duy Anh.
Từ sau năm 1945 và cho đến những thập kỷ gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dòng
họ được xuất bản, trong số đó phải kể đến nghiên cứu của nhà dân tộc học Trần Từ Ông cho rằng, dòng họ đóng một vai trò nhất định
trong lịch sử Hơn thế nữa, dòng họ còn đóng vai
trò “tinh thần, và đôi khi cả về chính trị”
Trang 8THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Bửu Lịch trong một khảo cứu liên quan đến dòng họ
đã tóm tắt lại các thành tựu nghiên cứu về thân tộc của nhân loại gồm ba phần chính: Danh từ thân tộc, tử hệ, thân tộc và hôn nhân
Từ góc nhìn xã hội học, Trịnh Thị Quang lại cố gắng tìm hiếu vai trò của dòng họ và quan hệ dòng họ mà tác giả gọi là “tổ chức thân tộc” Tác giả cho rằng, quan hệ thân tộc vốn thường đảm nhận ba chức năng:
là một cộng đồng pháp lý, một cộng đồng kinh tế, cộng đồng sinh sống, đạo đức và tôn giáo; và chú ý xem xét những chức năng đó đã và đang biến đổi như thế nào
Trang 9THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Dựa trên sự tiếp cận đồng đại và lịch đại, Ngô Thị Chính đã phân tích hệ thống thân tộc người Việt truyền thống qua các chiều cạnh của ngôn ngữ cũng như qua các tài liệu điền dã dân tộc học để đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về hệ thống thân tộc phụ hệ truyền thống của người Việt.
Từ góc nhìn văn hóa học, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã có nhận định tổng quan về thân tộc, dòng họ của người Việt rằng, một người Việt Nam bình thường có ba họ: họ bố, họ mẹ, họ vợ chồng
Trang 10THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Giáo sư Phan Văn Các cho rằng, dòng họ là một hiện tượng lịch sử - xã hội đặc biệt mang tính phổ quát của nhân loại Đồng quan điểm với Phan Văn Các
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn “họ” có thể được hiểu theo ba nghĩa: 1/ Là những người cùng mang một tên họ, nhưng không thể chứng minh có chung một nguồn gốc ; 2/ Là những thành viên mang cùng tên họ, có cùng một nguồn gốc ; 3/ Là những người cùng thuộc về một ông tổ 5 đời (chi họ)
Trang 11THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Từ góc nhìn cấu trúc luận, Giáo sư Phan Đại Doãn, cho rằng dòng họ của người Việt, có một thể chế phức tạp và chặt chẽ mà nhiều nhà nghiên cứu gọi
là thể chế tông pháp Đó là những quy định về cách
ứng xử giữa con người với con người cùng một tổ tiên, trước hết là các công việc quan, tang, hôn, tế, tức là các quan hệ trên cơ sở huyết thống về các mặt Quan hệ dòng họ với người Việt thực sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày và có ý
nghĩa là điêm tựa thường xuyên của cuộc sống con
người
Trang 12THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Những năm gần đây, trong xu thế phục hưng, chấn hưng dòng họ, một số cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học nhằm thảo luận, trao đổi về vai trò, ảnh hưởng của dòng họ, văn hóa dòng họ trong đời sống xã hội hoặc lịch sử của một số dòng họ, gia đình
Trang 13THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Hội thảo khoa học “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An trong sự nghiệp thực hiện chiến lược con người ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI”.Hội thảo khoa học “Văn hóa dòng họ ở Thái Bình”
Xuất hiện một số luận văn như Dòng họ và đời song làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ), Văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Dòng họ và quan hệ dòng họ của người Việt ở làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Trang 14THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3 Phân loại dòng họ
3.1 .Dòng họ đơn tuyến (Unilineal Descents)
Dòng họ đơn tuyến (Unilineal Descent) là dòng họ được thiết chế theo đơn hệ (Unilineal rules) trong
đó mỗi một thành viên chỉ được thiết lập mối quan
hệ với tộc họ thông qua một phía giới tính mà thôi, hoặc theo phía giới tính nữ hoặc theo phía giới tính nam
-Dòng họ đơn tuyến gồm dòng họ phụ hệ và dòng
họ mẫu hệ
Trang 15- Thiết chế xã hội dòng họ phụ hệ có thể tìm thấy ở nhiều dân tộc sinh sông tại Việt Nam, trong đó có dân tộc Việt, Thái, Tày, Nùng,
Trang 16Sơ đồ dòng họ phụ hệ
Trang 17- Thiết chế xã hội dòng họ mẫu hệ có thể tìm thấy ở các dân tộc Chăm, Raglai , Chu ru, Gia - rai, Cơ - ho,
Trang 18Sơ đồ dòng họ mẫu hệ
Trang 19THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3.2.Dòng họ đa tuyến (Nonunilineal Descents)
Dòng họ thuộc nhóm đa tuyến gồm có hai loại dòng họ: đơn hệ và song hệ.
3.2.1 Dòng họ đơn hệ đa tuyến (Ambilineal
Trang 20THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
- Thế hệ đầu thuộc phía cha, thế hệ thứ hai thuộc phía mẹ, thế hệ thứ ba lại thuộc phía cha, thế hệ thứ tư trở lại thuộc về phía mẹ v.v
- Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy dòng họ của dân tộc Mạ thuộc dòng họ đơn hệ đa tuyến.
Trang 21Sơ đồ dòng họ đơn hệ đa tuyến
Trang 22THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3.2.2.Dòng họ song hệ đa tuyến (Belsteral Descent )
- Mỗi cá nhân đồng thời vừa thuộc nhóm tử hệ theo dòng bố, vừa thuộc nhóm tử hệ theo dòng mẹ Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, người Yakô (Yako) ở Nigiêria và người Asanti (Ashanti) ở Gana là những ví
dụ tiêu biểu về chế độ song hệ Nguyên tắc thừa kế ở người Yakô là: mỗi người hưởng thừa kế từ 2 phía Từ người bố, người ta thừa hưởng nhà cửa, ruộng đất và bất động sản Từ người cậu (anh em trai của mẹ) người ta thừa hưởng tiền bạc, gia súc và các động sản
Ở các dân tộc Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy những biểu hiện điển hình của chế độ song hệ
Trang 23xưa, các tộc này chỉ có một chữ đệm để phân biệt
nam hay nữ, như ngưòi Xơ-đăng, người Bru - Vân Kiều có từ A để chỉ nam, Y để chỉ nữ Hay ngược lại, ngưòi E-đê lại có từ Y đê chỉ nam và H’ để chỉ
nữ (chú ý ngưòi Ê-đê có từ để chỉ họ)
Trang 24THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
- Người Ê-đê có cách gọi phân biệt nam, nữ
Chẳng hạn Y Ngông Niê Kdăm là nam (Y: chỉ nam; Ngông: tên; Niê Kđăm: họ)
H’ Bia Mlô Đuôn Đu là nữ (H' chỉ nữ; Bia chỉ
tên; Mlô Đuôn Đu: họ)
- Người Ba-na lại đơn giản chỉ có Núp của làng
Si Tơ, hay chỉ có Xí, Xeng, Phun, Biar ở làng Kon Kbang.
Trang 25THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Thậm chí, người Ba-na lại cũng không có từ để phân biệt cả nam lẫn nữ Trong một buôn, tên các thành viên không được trùng lặp nhau, với mục đích duy nhất để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác Nên người khác buôn có người trùng tên với người trong buôn, người Ba-
na cho là tại yàng sai khiến Hai người đó gặp
nhau vui vẻ kết nghĩa anh em, cùng coi cha mẹ người trùng tên như cha mẹ mỉnh, được hưởng thừa kế và tất nhiên, không lấy được nhau.
Trang 26THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Ngưòi Mường dòng họ theo giai tầng xã hội - quý tộc hay dân thưòng Các dòng họ quý tộc mang một trong các họ Đinh, Quách, Bạch, Hà Dân chúng đều là họ Bùi
Trường hợp người Việt, qua một ngàn năm Bắc thuộc, do ảnh hưởng văn hoá Hán, từ dùng để chỉ các dòng họ ở ngưòi Việt mới ra đời Lúc đầu phải chăng họ cũng không có dòng họ, chỉ có từ chỉ giới tính như văn chỉ nam giới và thị chỉ nữ giới
(ĐNV Bàn về dòng họ người Việt, Tc DTH, số 3, 1998)
Trang 27THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
5 CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG HỌ
5.1 Tên dòng họ gắn liền với tô tem giáo
Đặc điểm chung của dòng họ Khơ - mú là đều mang tên các loại chim, thú, cây cỏ và kể cả đồ vật vô tri vô giác
Họ mang tên thú gồm có:
1 “Rvai” có nghĩa là hổ, “Rvai” chia thành các phân chi nhỏ là
“Rvai vêng ung” (hổ vằn), “Rvai tlăp” (báo), “Rvai đerr” (hổ xám lớn), “Rvai krlự”…
2 Tmoong (có nghĩa là chồn, cầy) được chia ra các ngành:
“Tmoong hol” (là cầy hương thích ăn quả vả, có mầu lông
xám mốc) là chi anh và “Tmoong rung” (là loại cáo có đuôi dài khoang trắng, chuyên ăn gà, vịt, chim) là chi em.
Trang 28 Họ mang tên chim có:
1-“Chưn đre” là loại chim có mình mầu nâu, đuôi dài có vệt mầu trắng, hay bay lẻ một mình dọc theo các suối
2- “Tgooc” là loại chim có đuôi dài, cuối đuôi mầu trắng,
xung quanh mắt viền mầu đỏ, toàn thân mầu đen
3- “Ric” là chim cú, cũng có người cho rằng chim Ric là một loại én
4- “Rit” loại chim sẻ hay chim chích
5- “Thrang” là chim đại bàng
6- “Ôm” loại chim giống con chim rẻ quạt
7- “E lot” loại chim khi bay thường kêu e lot, e lot
Trang 29- Họ mang tên thực vật chỉ có duy nhất một họ
“Tvạ” (là loại dương sỉ) được chia thành các chi nhỏ là “Tvạ tơ rông brai” (cây guột), “Tvạ ngăm” (cây rau dớn), “Tvạ vơơn” (dương sỉ).
- Họ mang tên đồ vật vô tri vô giác cũng chỉ có một là họ “Soong” (cái rọ).
Trang 30THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Các họ Khơ-mú còn đặt theo họ Thái là Lộc;
R.veng ung, họ Quàng; R.tlắp, họ Lưòng và họ
Lự, R.xênh khương hay R krlư.
- Người Gié-triêng, còn hiện tượng tô tem nam và
tô tem nữ, con trai theo tô tem cha, con gái theo
tô tem mẹ
Trang 31THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
+ Dòng họ nam (choong con khló) gồm có họ Brôly (dúi), Đoắt (khướu), Đê hay Tệ (nai), Hiêng (ong) ; nhóm tên cây như họ Próc (nấm môi), Dé (cây lá lông nhỏ mịn, thân gỗ to có nhựa màu đỏ), Lăng hay
Chlăng cây gỗ, lá chua ăn ngon, Plong' (cây cao, quả
chua ngọt) Ngoài ra còn có họ Tavác, Na xó (vùng
đất đỏ), Trơ rim (cầu treo), Ún (lửa)
+ Dòng họ nữ (choong con hđrây) gồm có họ Che
hlâu: (máng nước), Te rang (một loại hoa); Tơ ré hay Chu ré (con sóc); Ach (rắn); Lếp p’hê (con dế); Kếp
p’ir (cào cào); Tripưs (rắn)
Trang 32THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
- Những dòng họ liên quan đến tô tem thường gắn liền với một huyền thoại đơn giản, ngắn gọn giải thích vì sao nhận sinh vật đó là vật tổ hay các sự việc đó liên quan đến
dòng họ nên phải kiêng, cữ và lấy tên đó đặt tên cho dòng
họ Ví dụ:
+ Ví dụ: Một gia đình nọ, người cha hoá hổ, thường đi
kiếm ăn Một hôm, hổ vồ bắt một cô gái hái củi Cởi bỏ lốt
hổ vể nhà, ngưòi chồng thấy vợ khóc bên xác con gái bị
hổ ăn thừa để lại, Biết mình nhầm, hốì hận, ngưòi cha
bảo vợ con sau cắm ta-leo ở những nơi thường đi qua để
khỏi lầm lẫn Từ đó bốn họ Lộc, Lự, Quằng, Lưòng kiêng không ăn, giết hổ (Thái)
Trang 33THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
+ Có người làm chắn bịt nước bắt cá Vì chim
chìa vôi hay lấy chân đạp đá làm nước chảy nên không bịt được Tức giận, ngưòi đó nấp ở chỗ
đá kê nhằm tóm chân chim Nào ngờ, chim biết,
xô đá đè chết người đó Con đi tìm bố gặp chim, chim báo tin bố chết Con vẫn không rõ tại sao
bố chết, sau thấy cứt chim ở chỗ nước mới biết
lý do Từ đó, con cháu lấy tên chim làm họ (Om
lít praga - Khơ-mú).
Trang 34
THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
+ Có người sinh thực khí dài hay chơi gái, bị phạt vạ nhiều không trả được Một hôm ngưòi
đó ngồi câu cá (có nơi nói bẫy chuột) đợi lâu không thấy cá, lim dim ngủ Bất đồ, chim bồng chanh trao mình xuống Giật mình, người đó chặt phải sinh thực khí nên chết Con cháu ơn chim làm bố chết thoát nợ, coi chim là người
thân thích (dòng họ Om Cô tlê, Khơ-mú).
Trang 35THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Theo lời kể của người Khơ - mú thì ngày xưa có một đôi trai gái tha thiết yêu nhau nhưng không được cha mẹ hai bên chấp nhận Vì quá đau khổ tình yêu không thành, mà cô gái đã bỏ nhà vào rừng và trèo lên cây tự tử Khi chết đi cô ta biến thành con cầy hương (tmoong) Chàng trai mất người yêu nên đã đi tìm khắp nơi Chàng đi trên khắp bản mường và vào tận trong rừng sâu núi thẳm Trên đường tìm kiếm người yêu chàng gặp một con chồn hương “ăn mặc” rất giống người yêu của mình nên rất mừng bế chồn hương về nhà Con chồn nhẩy trên vai
và cắn vào cổ chàng Rốt cuộc cả chàng và con chồn đều chết
Từ đó những người dòng họ của chàng trai và cô gái đã lấy tên Tmoong làm tên họ và kiêng cữ không bao giờ ăn thịt cầy hương.
Trang 36THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Họ Soong giải thích tên của dòng họ mình như sau: một người đàn ông đang đan một cái rọ, khi đan xong thì có người đi qua hỏi ông ta đan rọ làm gì Ông trả lời là đan rọ để nhốt lợn to Ông ta mời người khách chui vào thử trong cái rọ
đã đan xong xem có đáp ứng được ý muốn của mình không Người khách qua đường quá thật thà chui vào thử trong rọ
và bị người đan rọ bịt chặt miệng không ra được, rồi đem đốt chết người khách qua đường Vì thế mà những người thuộc dòng họ Soong không bao giờ ăn thịt các con vật bị nhốt trong rọ, thậm chí kiêng không sờ mó vào rọ nữa Nhiều người thuộc dòng họ Soong cho rằng mang tên họ này không hay, không đẹp nên đã đổi từ họ Soong sang họ Hoa.