Nghiên cứu hôn nhân sẽ thấy được đặc trưng văn hóa tộc người. Nghiên cứu hôn nhân góp phần làm rõ những đặc điểm, cũng như quá trình tộc người của một cộng đồng cư dân. Nghiên cứu để thấy được những gía trị văn hóa, thấy được cái hay, cái đẹp để phát huy, đồng thời thấy được những mặt hạn chế để tìm cách khắc phục.
Trang 11.Ý nghĩa của nghiên cứu hôn nhân
- Nghiên cứu hôn nhân sẽ thấy được đặc trưng văn hóa tộc người
- Nghiên cứu hôn nhân góp phần làm rõ những đặc điểm, cũng như quá trình tộc người của một cộng đồng cư dân
-Nghiên cứu để thấy được những gía trị
văn hóa, thấy được cái hay, cái đẹp để
phát huy, đồng thời thấy được những mặt hạn chế để tìm cách khắc phục
Trang 2- Nghiên cứu hôn nhân góp phần giải quyết
những vấn đề thực tiễn hiện nay, nhất là việc thực hiện luật hôn nhân
- Nghiên cứu Hôn nhân để thấy được phương
thức xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ
hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc thái của văn hóa tộc người Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác
Trang 32.Lịch sử nghiên cứu
Theo Ăng- ghen, lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình bẳt đầu từ năm 1861 với sự ra đời của tác phẩm Mẫu quyền của Bacôphen.Tác giả cho rằng,lúc đầu loài người sống tạp hôn, những đứa con không biết bố, chỉ biết mẹ Người mẹ là người cùng với chị em gái, nuôi dưỡng con cái Vì vậy thiết chế xã hội đầu tiên chỉ có thể là mẫu quyền Về sau mẫu quyền mới nhường chỗ cho phụ quyền.
Trang 4
Năm 1866, Mác -Lennan xuất bản công trình “Nghiên cứu lịch sử cổ đại - Hôn nhân nguyên thuỷ” Hai ông đã khám phá ra thiết chế ngoại hôn, tức hôn nhân ngoại tộc, có nghĩa là những nam nữ trong cùng một nhóm người cùng chung huyết thống không được lấy nhau, và chỉ cho phép những người không cùng huyết thống ở các nhóm người khác nhau được kết hôn mà thôi
Trang 5- Với tác phẩm Xã hội cổ đại, 1871 của
L.Morgan, lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình bước sang một giai đoạn mới Theo
Ăngghen, sự phát hiện đó, có ý nghĩa như
thuyết tiến hoá của Đác- uyn đối với sinh vật học, và như lý luận macxít về giá trị thặng dư đối với chính trị- kinh tế học
Trang 6- Lịch sử hôn nhân và gia đình của loài người qua 5
hình thái: gia đình huyết tộc, gia đình punalua, gia đình đối ngẫu, gia đình phụ hệ gia trưởng, gia đình một vợ một chồng, với các hình thái hôn nhân:
hôn nhân tập thể, theo nhóm, hay quần hôn và
hôn nhân cá thể Giữa 2 hình thái hôn nhân đó, có
1 hình thái quá độ hôn nhân đối ngẫu.
- Tổng kết thành tựu của nền khoa học thế giới
đương thời, Ăngghen đã viết tác phẩm kinh điển Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước(1884) Riêng phần hôn nhân và gia đình,
Ăngghen đã tiếp thu những phát hiện của Morgan.
Trang 7 Thành tựu khoa học trong nghiên cứu lịch
sử hôn nhân và gia đình loài người từ
trước đến nay
- Hôn nhân và gia đình lúc đầu là ở xã hội chưa
có giai cấp, về sau là ở xã hội có giai cấp và ở một giai đoạn cao hơn, lại là ở xã hội cộng sản văn minh, không có giai cấp, không có người
Trang 8- Thành tựu mới của khoa học đã bác bỏ sơ đồ
của Morgan về 5 hình thái Loài người không trải qua hình thái gia đình huyết tộc trong đó anh chị
em là vợ chồng của nhau Loài người cũng không trải qua hình thái gia đình punalua , theo đó một nhóm anh em trai lấy một nhóm phụ nữ bất kỳ
và trái lại một nhóm chị em gái lấy một nhóm
đàn ông bất kỳ Nếu có thì chỉ là một dạng của quần hôn mà thôi Còn gia đình đối ngẫu và gia đình phụ hệ gia trưởng là các hình thái quá độ, không phải cơ bản.
Trang 9- Về hình thái hôn nhân, loài người lúc đầu sống trong tình trạng tạp hôn Khi con người thực sự
ra đời, lúc Homo Sapiens (con người khôn
ngoan) xuất hiện, (cách đây 5-4 vạn năm) thì
loài người sống theo chế độ quần hôn, tức hôn nhân theo nhóm
- Loài người đã trải qua từ chế độ quần hôn sang
chế độ hôn nhân cá thể Quần hôn tức một
nhóm đàn ông là chồng tập thể của một nhóm đàn bà, và một nhóm đàn bà là vợ tập thể của
một nhóm đán ông Hình thái hôn nhân anh em chồng ( tức chồng chết thì người vợ goá được lấy anh hoặc em chồng làm chồng) hoặc hôn
nhân chị em vợ ( tức vợ chết người chồng goá
được lấy chị hoặc em gái vợ làm vợ) Còn hôn
nhân cá thể là sự kết hợp của một người đàn
ông và một người đàn bà để xây dựng gia đình.
Trang 10- Đóng góp nhiều nhất về nghiên cứu hôn nhân và gia đình là các nhà Dân tộc học Liên Xô (cũ) như: M.O.Koxven, J.U
Sêmênốp, Ôlderoge, O.A Sukhanêva, L.Ph Mônôganôva, K.V.Chistốp, Iu.Brômlây,
Kriucop Họ đã đi sâu nghiên cứu nhiều
khía cạnh của lĩnh vực hôn nhân như thể chế hôn nhân, sự tiến hóa của gia đình và hôn nhân trong lịch sử
Trang 11Ở Việt Nam, nghiên cứu gia đình và hôn nhân cũng được các nhà nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau quan tâm Đặc biệt trong ngành Dân tộc học đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình như: GS PTS Phan Hữu Dật,
GS Đặng Nghiêm Vạn, PGS.TS Phạm Quang Hoan, TS Vũ Đình Lợi, TS Đỗ Thúy Bình, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS.Nguyễn Duy Bính, TS Nguyễn Xuân Hồng, TS Bá Trung Phụng, TS.Phạm Kim Oanh
Trang 12Tài liệu tham khảo
Ăng ghen.Ph, Nguồn gốc của gia đình của sở hữu t ư
nhân và của Nhà nước, trong tuyển tập Mác - Ăng
ghen, tập VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1984
Đỗ Thúy Bình, Thực trạng hôn nhân các dân tộc ở
miền Bắc, Tạp chí DTH 2/ 1991, 19 -27
Đỗ Thúy Bình, Hôn nhân và gia đình các dân tộc
Tày Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội,
1994.
Grant Evan, Bức khảm văn hóa Châu Á, Từ vựng
Nhân học để thảo luận về gia đình, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 2001.
Nguyễn Duy Bính, Hôn nhân và gia đình của người
Hoa ở Nam Bộ, Nxb Đại học quốc gia TPHCM, 2005
Trang 13 Vũ Minh Chi, Nhân học văn hóa (con người với thiên
nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về Dân tộc học Việt
Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 1998.
Emily A.Schultz - Robert H.lavenda, Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị
quốc gia,H.2001
Phạm Quang Hoan và Nguyễn Ngọc Thanh, Gia đình
và hôn nhân Trong sách: Các dân tộc Tày, Nùng ở
Việt Nam, Viện DTH, Hà Nội, 1992.
Trang 14 Phạm Quang Hoan, Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở n ước
ta hiện nay, Tạp chí DTH số2 - 1993,
44- 45.
Phạm Quang Hoan, Một số thách thức đối với việc thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hóa gia đình đối với vùng
dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí DTH / 1997,
19-22.
Trang 15- Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Pháp lý, Hà
Nội, 1991
- Vũ Đình Lợi, Gia đình và hôn nhân truyền
thống các dân tộc Malayô- Pôlynêxia, Nxb
KHXH, H 1994
- Bá Trung Phụng, Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H 2001
- Nguyễn Ngọc Thanh, Gia đình và hôn nhân của dân tộc Mường ở Phú Thọ, Nxb KHXH, H 2005
Trang 163 Một số khái niệm
- Hôn nhân: Trong tiếng Việt, Hôn nhân được
ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn và nhân,
Hôn ( 婚 ) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “ ” 昏”
là buổi chiều, không có bộ nữ “ 女” ), nhân ”
(( 姻 ) là bố mẹ chú rể Hôn nhân là việc cha
mẹ đôi bên lấy vợ gả chồng cho con
- Giá - thú:“Giá” là lấy chồng, “thú” là lấy vợ
- Hôn - thú: chỉ có nghĩa là lấy vợ
Trang 17- Đa thê: Là hình thức hôn nhân cho phép một người
đàn ông có thể cưới nhiều vợ và chế độ này thay đổi tùy theo từng xã hội, nhưng với điều kiện là người
đàn ông này phải có khả năng cấp dưỡng cho các bà
vợ cũng như con cái của các bà một cách đồng đều (đa thê có thể thấy ở cộng đồng người Hồi giáo ở
Việt Nam và trên thế giới)
- Đa phu: Là hình thức hôn nhân cho phép một người
phụ nữ sống chung với nhiều ông chồng Chế độ đa phu ít phổ biến và thường chỉ diễn ra trong điều kiện hết sức đặc thù (thấy trong cộng đồng ở Tây Tạng,
Nê Pan, Ấn Độ và Sri LanKa.
Trang 18- Đa phu huynh đệ: Một nhóm anh em cưới
chung một phụ nữ Trong đó, người anh lớn tuổi nhất đóng vai trò chú rể, tất cả anh em đều bình đẳng trong quan hệ giới tính, và tất
cả đều là cha của những đứa con (người Tây Tạng du canh và chăn nuôi du mục điển hình cho hình thức này)
- Đa thê tỷ muội: Một người đàn ông được
phép cưới các chị em cũng có khi một nhóm anh em cưới một nhóm chị em
Trang 19- Hôn nhân phụ: Hình thức cuối cùng của đa
phu, chỉ thấy ở bắc Nigêria và bắc Camơrun Trong Hình thức này một người phụ nữ cưới
một hay nhiều người chồng phụ trong khi vẫn
là vợ của người chồng được cưới trước đây
- Của hồi môn: Của cải, đồ vật của bố mẹ cho
con gái đem về nhà chồng
- Sính lễ: Lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái
để xin cưới
Trang 20em ruột (hoặc bàng hệ) lấy một số phụ nữ tương ứng không phải chị em ruột làm vợ chung Morgan
đã sai lầm khi cho rằng GĐP là hình thái gia đình phổ biến ở thời nguyên thuỷ, tiếp sau gia đình huyết tộc Enghen đã nhận xét rằng Mogan đã sai lầm khi cho rằng đây là hình thái gia đình phổ biến, và rằng nếu nó có tồn tại trước đây đi nữa, thì cũng chỉ là một dạng của chế độ quần hôn mà thôi.
Trang 21- GIA ĐÌNH ĐỐI NGẪU:
Hình thái gia đình dựa trên cơ sở hôn nhân đối ngẫu, thay thế chế độ quần hôn và là bước quá độ từ quần hôn sang hôn nhân các thể Trong giai đoạn này, người đàn ông có thể có nhiều vợ, nhưng trong thời gian nhất định sống với một người vợ chính; còn người phụ
nữ trong một thời gian nhất định, cùng sống với một người chồng chính Hình thái gia đình này không có cơ
sở kinh tế chung, không có tài sản chung như gia đình một vợ một chồng sau này, nên không bền vững, dễ tan vỡ Mối liên hệ hôn nhân dễ dàng bị bên này hay bên kia cắt đứt Con cái, cũng như thời gian trước đó vẫn chỉ thuộc về người mẹ
Trang 22-TRỰC HỆ:
Trong hệ thống thân tộc, người ta phân biệt trực hệ với bàng
hệ Việc xác định trực hệ đối với xã hội phụ hệ và mẫu hệ không giống nhau
Đối với xã hội phụ hệ (Ego là nam giới): nếu chỉ kể nam giới thì những người thân thuộc trực hệ trên tôi gồm có: cha tôi, ông tôi,
cố tôi, cao tôi, vv Ở những thế hệ trên tôi, không bao giờ có hai hay nhiều thân thuộc trực hệ cùng một thế hệ với nhau Nếu chỉ
kể nam giới, những thân thuộc trực hệ dưới tôi gồm có: con tôi, cháu tôi, chắt tôi, chút tôi
Đối với xã hội mẫu hệ (Ego là nữ giới), những người thân thuộc trực hệ trực hệ trên tôi gồm có: mẹ tôi, mẹ của mẹ tôi, mẹ của mẹ của mẹ tôi Còn dưới tôi là: con gái tôi, con gái của con gái tôi
Nói chung, những người thân thuộc trực hệ gần gũi với tôi nhiều hơn là những người thân thuộc bàng hệ Vd cha tôi gần gũi với tôi hơn bác tôi, chú tôi Mẹ tôi gần gũi với tôi hơn dì tôi Ông nội tôi gần gũi với tôi hơn ông chú, ông bác tôi, con ruột tôi gần gũi với tôi hơn con của anh chị em tôi
Trang 23BÀNG HỆ:
Thuật ngữ chỉ một trong hai dòng nói về mối
quan hệ trong hệ thống thân tộc Khác với trực
hệ là quan hệ trực tiếp, người này sinh người kia,
BH là quan hệ theo dòng bên, trong đó người
này không trực tiếp sinh người kia Quan hệ tính theo BH không gần gũi bằng tính theo trực hệ
Trong xã hội phụ quyền nếu tôi là Ego thì quan hệ trực hệ của tôi là bố tôi và con tôi (nếu chỉ lấy ba
đời), còn theo BH là quan hệ của tôi với con
cái của anh em trai, chị em gái bố tôi
Trang 24
Hôn nhân là gì?
- Sự kết hợp giữa hai cá thể thuộc hai
giới tuân theo tập tục, tập quán và nghi
lễ nhất định được xã hội công nhận Hôn nhân cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phải thông qua các nghi lễ xã hội và mang tính chất tôn giáo, giàng buộc, cố kết hai người lại để thành lập một gia đình bền vững
Trang 25- Hôn nhân là phương thức để xây dựng,
duy trì, củng cố và phát triển gia đình,
nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc thái của văn hóa tộc người Vì vậy, hôn nhân
không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang
nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác
Trang 26Theo từ điển văn hóa
yêu và đạo đức giữa nam nữ, được xã hội duyệt y, hướng tới việc sản sinh ra những thế hệ tiếp theo và việc hình
thành văn hóa
Trang 274 Những đặc điểm chủ yếu của hôn nhân và gia đình ở các dân tộc nước ta
4.1.Các dân tộc đều có tiêu chí lựa chọn
người bạn đời cho con cái
Ví dụ: Ở người Việt, kén dâu, lấy vợ thì phải chọn người con gái Lưng chữ cụ (( 具 ) vú chữ tâm ( 心 ), phải là:
“Đàn bà đáy thắt lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con” Người vợ còn phải đảm đang tháo vát,
đem lại nguồn lợi vất chất cho nhà chồng
Trang 28Còn người chồng phải là người tài ba để
đem lại vinh quang (nguồn lợi tinh thần) cho gia đình vợ , nên:
“Trai khôn kén vợ chợ đông
Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”
Trang 29- Trai làng lại lấy gái làng
Tội gì vác cuốc dọn đàng ai đi
- Trai khôn vì vợ, gái ngoan vì chồng
- Trai thì cày ruộng khiển trâu, gái thì phải
biết bổ cau têm trầu
- Trai thì trung hiếu làm đầu, gái thì tiết hạnh làm câu trau mình
- Trai con một thì lấy, gái con một thì đừng
Trang 30-Trai tơ lấy gái góa chồng
Như mua nồi đồng đem nấu cám heo
- Gái thì lo (giữ) việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là báo hiếu sau là vinh thân
Trang 31- Mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng
- Người Việt xưa yêu cầu đạo đức cần phải có của người con gái: tam tòng, tứ đức.
Trang 32- Công, dung, ngôn, hạnh
Công: Nữ công giỏi, đảm việc trong nhà, nấu nướng khéo.
Dung: Trang điểm diện mạo, hình thức con người, dung nhan tươi tỉnh.
Ngôn: Lời ăn tiếng nói, cư xử.
Hạnh: tiết hạnh phụ nữ, đạo đức, chung
thuỷ với chồng con và gia đình.
Trang 33- Luật Hồng Đức quy định những phụ nữ
phạm một trong 7 điều lỗi (thất xuất):
không có con, dâm đãng, không chịu thờ
chịu cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật thì người chồng được bỏ vợ
Trang 34- 4 đức cho con trai và đàn ông là
+ Trung: trung thành với vua, với nước.
+ Hiều: có hiếu với cha mẹ gia đình (ngày nay thì hiếu cả với vợ nhá)
+Lễ: có lễ nghĩa, nghi thức ở nơi công cộng + Nghĩa: có tình cảm, hiếu nghĩa trong
cộng đồng, gia đình, bạn bè.
Trang 35- Người Mường:
Kén du rờ pô cạm (chọn dâu sờ bồ cám) hoặc xét đàn bà nhìn cạp váy
Kén lẩu ngọ nấm nà (kén rể ngó bờ ruộng)
Trang 36- Người Tày đánh giá chàng rể tương lai qua đường bừa ( chiêm báo chiếm rạp phưa), còn người Nùng lại kén chọn những chàng trai cổ dài, vai rộng, trán cao làm ăn giỏi ( hò rì ba tác sác sung khàng suối hết kin nòi )
- Chọn con dâu phải là mặt vuông chữ điền
trông như tiên ( nả hang khàng suổi phin
siêng )
Trang 374.2 Phần lớn các tộc người đều có tục lệ
đánh dấu sự trưởng thành của trai, gái
- Ở người Khơ - me con trai 12 tuổi được xuống tóc đi tu thời gian ít nhất ba tháng, với giải thích
là trả ơn cha mẹ Tuy nhiên, nhiều người tu 5 - 7 năm Lúc nào muốn lấy vợ thì hoàn tục Quan niệm của người Khơ – me đi tu là sự bắt buộc, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành của người con trai.
Trang 38HÔN NHÂN CÁC DÂN TỘC Ở
VIỆT NAM
- Đối với các cô gái từ 15 đến 20 tuổi có tục gọi là
“bóng mát” (chol mol lúp) Tục này đánh dấu sự trưởng thành của cô gái, theo đó cô gái phải ở trong phòng kín từ 3 tháng đến 1 năm Trong thời gian này, cô gái được học các công việc liên quan đến nôi trợ Với người Khơ - me sau thời gian vào “bóng mát” cô gái mới đủ điều kiện để lấy chồng
Trang 39- Hầu hết các dân tộc Malayô - Polynêxia trai gái được coi là trưởng thành phải qua nghi lễ cà răng, căng tai Sau khi thực hiện xong nghi lễ được tự do đi tìm kiếm người yêu
- Ở người Hoa, theo phong tục trai gái đến tuổi quy định phải cử hành những nghi lễ nhất định mới được thừa nhận là thành niên Với con trai phải làm lễ quán (gọi là lễ gia quan) tức là đội
mũ quan Đối với con gái, 15 tuổi được làm lễ cài trâm
Trang 40- Một vài so sánh: ở Trung Quốc,
những cô gái dân tộc Blang đến 15, 16 tuổi
sẽ được cha tặng một chiếc ghế trúc, một cái sọt trúc nhỏ, một bộ quần áo mới, còn giúp cô chuẩn bị một chiếc nồi sắt dùng để nhuộm răng Con trai khi lên 15, 16 tuổi thì
từ chùa trở về, cha mẹ cho một cái túi đựng
đồ, một chiếc mũ dạ (phớt), một hộp đồng hoặc hộp bạc, trong hộp có đựng táo đỏ,
than đá và tro cỏ