Giáo dục là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Sự quan tâm này thể hiện trước hết qua các chính sách ưu tiên cho giáo dục. Đặc biệt trong những năm gần đây, giáo dục ở vùng miền núi, vùng các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách giáo dục của Việt Nam.
Trang 1TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG CAO MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM
Giáo dục là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta Sự quan tâm này thể hiện trước hết qua các chính sách ưu tiên cho giáo dục Đặc biệt trong những năm gần đây, giáo dục ở vùng miền núi, vùng các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách giáo dục của Việt Nam Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển đồng
bộ của nền giáo dục cả nước nói chung và cải thiện giáo dục vùng miền núi nói riêng
Về cơ bản, chính sách giáo dục vùng miền núi của nước ta tập trung vào các phương diện chủ yếu sau:
- Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục
- Chất lượng giáo dục
- Đội ngũ giáo viên
- Ngôn ngữ
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm vừa qua, bộ mặt kinh tế - văn hóa vùng cao miền núi phía Bắc đã phần nào được cải thiện, từng bước đưa người dân thóat khỏi tình trạng đói nghèo Giáo dục theo đó cũng có một số dấu hiệu chuyển biến theo hướng tích cực Tuy nhiên, nhìn chung bức tranh giáo dục ở các dân tộc vùng cao miền núi phía Bắc vẫn chưa có những gam màu tươi sáng thực sự, còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi sự quan tâm đầu tư thường xuyên của địa phương nói riêng và Nhà nước nói chung Việc đánh giá lại những tác động của chính sách giáo dục cũng như các chính sách khác (kinh tế - văn hóa – xã hội – y tế,…) đối với vùng núi cao phía bắc cũng là việc làm cần thiết
Trang 2nhằm lựa chọn những giải pháp hợp lí nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng trên mọi lĩnh vực
Vùng cao miền núi phía bắc nước ta là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…) Khu vực này
có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên rất khó khăn, phức tạp, trình độ nhận thức của người dân còn thấp; bên cạnh đó chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao; thiếu đất, thiếu rừng; dẫn tới hạn chế sự phát triển các mặt kinh
tế - xã hội Từ khi bước vào thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn có các chính sách ưu tiên phát triển vùng miền núi phía Bắc, song về cơ bản đây vẫn là một trong những vùng chậm phát triển nhất so với cả nước Đó cũng là những lí do để lí giải cho tình trạng giáo dục kém phát triển ở vùng núi cao phía bắc
Từ những năm cuối thế kỉ XX đến nay, việc tìm hiểu, khảo sát các tác động của chính sách giáo dục đối với dân cư các dân tộc thiểu số vùng núi cao đã được chú ý và đem lại hiệu quả khá tích cực Họat động này đã góp phần cung cấp những thông tin cơ bản và thiết thực về tình hình thực hiện chính sách giáo dục tại những khu vực này, qua đó phần nào phản ánh được mức phát triển chất lượng cuộc sống của người dân
Theo thống kê sơ bộ, thập niên 80 - 90 của thế kỉ trước đã có một
số công trình nghiên cứu về tác động của chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số tại vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam Song số lượng các công trình này còn rất khiêm tốn, thậm chí thiếu khuyết hẳn những chuyên khảo mang tính hệ thống, chuyên biệt về các dân tộc thiểu số ở vùng cao miền núi phía Bắc
Năm 1987, tác giả La Công Ý qua khảo sát một số tỉnh miền núi phía Bắc đã cho biết trên nền giáo dục vốn còn nhiều vấn đề ở vùng cao miền núi phía Bắc đã có khoảng cách chênh lệch giữa các đối tượng hưởng dụng chính sách của nhà nước: tộc người, các nhóm xã hội, giới,
độ tuổi…
Trang 3Cũng theo tác giả, số lượng các cơ sở đào tạo tăng lên không ngừng, nhưng ở vùng cao, biên giới mật độ trường khá thấp (Lộc Bình-Lạng Sơn năm học 1978-1979 có 3/29 xã chưa hoàn chỉnh trường cấp I, 7/29 xã chưa có trường cấp II, 6/29 xã chưa có trường cấp II Ở Lai Châu tình hình còn nghiêm trọng hơn, cả tỉnh năm học 1975-1976 chỉ có 4 trường cấp III) Chất lượng giáo viên là một vấn đề đáng lo ngại vì nhiều người được tuyển thẳng hoặc chỉ được đào tạo cấp tốc trong một thời gian ngắn (đào tạo theo hệ 4+2, 4+3)
Nghiên cứu cho biết số lượng học sinh ở các vùng xa xôi hẻo lánh
và tỷ lệ học sinh ở các lớp trên thấp hơn so với các dân tộc thiểu số có quy
mô dân số lớn Giữa trẻ em gái và trẻ em trai có một sự khác biệt lớn trong việc tiếp cận và hưởng dụng ưu đãi của chính sách giáo dục Tác giả
đề xuất phương châm “thầy tìm trò, trường gần dân, quy mô nhỏ” song song với việc đào tạo cán bộ, cán bộ nguồn người dân tộc thiểu số để từng bước giải quyết các khó khăn về giáo dục ở địa bàn miền núi phía Bắc [La Công Ý, 1987 ]
Công trình nghiên cứu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của Bế Viết Đẳng và các cộng sự năm
1989 có một phần nội dung phân tích về tình hình thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số Các tác giả chỉ rõ:
Thực trạng giáo dục tại các vùng dân tộc thiểu số đã sa sút nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng Biểu hiện ở sự gia tăng đột biến của tỷ
lệ người mù chữ, bỏ học, các trường không giảng dạy song ngữ tiếng dân tộc, xuất hiện nhiều “điểm trắng” về giáo dục
Qua điều tra và thống kê, các tác giả đã cung cấp những số liệu về
tỷ lệ mù chữ của một số tộc người ở miền núi phía Bắc thời điểm tháng 3 năm 1980 như sau: H’mông: 87.7% , Dao: 64.40, Nùng: 28.40, Mường 17.60 [Bế Viết Đẳng, 1989 ]
Trang 4Trong báo cáo này, nhóm tác giả đã chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên, bao gồm:
- Khó khăn về kinh tế
- Khó khăn về địa hình, giao thông đi lại
- Khó khăn về khí hậu
- Khó khăn về tiếng nói (ngôn ngữ)
- Khó khăn về nhận thức
Qua đó, các tác giả cho rằng cần quán triệt phương châm giáo dục “lấy chất lượng làm chính” cùng với gợi ý hoàn thiện mô hình các trường-lớp nội trú [Bế Viết Đẳng, 1989] Tuy nhiên, tác động của chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số có dân số ít ở vùng cao miền núi phía Bắc chưa được các tác giả quan tâm đến
Năm 1996, Viện Dân tộc học công bố cuốn sách: Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc do Khổng Diễn chủ
biên Trong công trình này các tác giả tập trung tổng kết, đánh giá tình hình giáo dục ở vùng miền núi phía bắc từ sau Cách mạng tháng 8 – 1945 Mặc dù giáo dục ở khu vực này đã có nhiều tiến bộ, nhưng vài chục năm trở lại đây, thực trạng giáo dục xuống cấp nghiêm trọng Số người bỏ học
và số người mù chữ ngày càng nhiều, năm 1992 các vùng thấp như Mường So, Phong Thổ, Lai Châu không có một học sinh nào đi học PTTH Số lượng học sinh cuối cấp bỏ học ngày càng tăng (năm 1990 có 134/825 học sinh bỏ học) Số học sinh trong độ tuổi đến trường nhưng không đi học được thống kê là chiếm một tỷ lệ đáng kể Chẳng hạn ở Bản Vẳng Pheo là bản gần trường học mà chỉ có 7/13 em trong độ tuổi học lớp
1 đến trường Tình trạng trẻ mù chữ, tái mù chữ, chậm tuổi đến trường ở các dân tộc thiểu số có dân số ít như Dao, H’mông, Mảng… ở vùng cao ngày càng có chiều hướng gia tăng Có những huyện vùng cao như Sìn
Hồ, Mường Tè hầu như vắng bóng học sinh người H’mông Yếu tố giới trong tiếp cận hưởng dụng giáo dục cũng đã được báo cáo đề cập đến
Trang 5Chẳng hạn các em gái người Thái theo điều tra hầu hết chỉ học hết lớp 2-3 rồi bỏ học Những yếu kém về măt tổ chức trường cấp I và II, chương trình học tập, ngôn ngữ cũng được các tác giả phân tích trong mối liên hệ với tình trạng xuống cấp chung của giáo dục vùng cao [Khổng Diễn, 1996 ] Đối với vùng miền núi, mức sống gia đình có liên quan trực tiếp đến việc học tập của trẻ em Nhiều hộ gia đình thiếu ăn từ 4 - 5 tháng/năm, làm không đủ ăn nên nhiều bậc phụ huynh cho con nghỉ học, ở nhà làm ruộng phụ giúp gia đình [ Lê Thị Thuỷ, 1997]
Công tác đào tạo giáo viên dân tộc ít người, vận dụng chương trình tiểu học vào vùng dân tộc đã được đề cập đến trong Hội thảo Chính sách phát triển giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào năm 1998 tại Hà Nội Trong quá trình diễn ra Hội thảo, đã có nhiều ý kiến được đưa ra tranh luận, tuy nhiên vấn đề giáo dục ở các dân tộc có dân số
ít dưới 5000 người vẫn còn bỏ ngỏ
Nghiên cứu của Vương Xuân Tình và Bùi Thế Cường thực hiện năm 2000 đã đề cập đến nhu cầu sức khoẻ và giáo dục của dân tộc ít người ở Tiểu vùng sông Mê Kông Ở phần giáo dục các tác giả cho thấy bức tranh chung về các chính sách giáo dục và tình hình giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số Những năm qua, giáo dục tại vùng dân tộc và miền núi của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, thể hiện ở các mặt: quy mô giáo dục được nâng lên, tất cả các xã đều có trường tiểu học, số bản trắng về giáo dục giảm đáng kể, tỉ lệ học sinh học hết tiểu học và trung học cơ sở tăng lên, đã có nhiều tỉnh miền núi đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học Sự chuyển biến này đã phần nào phản ánh được nhu cầu về giáo dục của người dân vùng dân tộc và miền núi Theo các tác giả, có nhiều nhu cầu đang đặt ra trong lĩnh vực giáo dục của các dân tộc thiểu số Cư dân vùng cao là một trong những nhóm người nghèo nhất ở Việt Nam và trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay đã đặt ra vấn đề nhu cầu lao động của tất cả các thành viên hộ gia đình, bao gồm cả trẻ em Những cản trở về ngôn
Trang 6ngữ cũng như trình độ văn hoá hạn chế của phụ huynh học sinh là nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục thấp [Vương Xuân Tình và Bùi Thế Cường, 2000 ] Nghiên cứu này còn chỉ rõ: hiện nay, ngành giáo dục vẫn thiếu hệ thống quản lý Nhà nước chuyên phụ trách vấn đề giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi Các tác giả đã có một số kiến nghị thiết thực đối với thực trạng giáo dục vùng dân tộc miền núi, đồng thời đánh giá: các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân tộc thiểu số sẽ có hiệu quả nếu được tập trung vào việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành cho giáo dục của các dân tộc thiểu số
Năm 2002, khảo sát việc thực hiện chính sách giáo dục, y tế đối với trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 do Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự thực hiện tại các địa phương: Lai Châu, Hà Giang, Kon Tum, Nghệ An, Sóc Trăng đã phân tích hệ thống giáo dục vùng dân tộc thiểu số thuộc 5 tỉnh trên, đồng thời nêu rõ thực trạng hệ thống giáo dục của các tỉnh này: các lớp mầm non chưa được quan tâm đúng mức, nhiều lớp là nhà tạm, nhà mượn của dân
Ở bậc tiểu học tới PTTH vẫn tồn tại mô hình lớp ghép, lớp nhô, thiếu trường thiếu lớp ở các vùng sâu vùng xa Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục chưa đồng bộ, có nơi mang tính chất tạm bợ hoặc đã xuống cấp nghiêm trọng Phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập còn thiếu thốn, thậm chí nhiều nơi thiếu thốn nghiêm trọng Đời sống
và điều kiện sinh hoạt của giáo viên còn rất khó khăn Chất lượng giáo viên nhiều nơi chưa đạt chuẩn Số lượng và chất lượng giáo dục cũng được nhóm khảo sát quan tâm tìm hiểu Số lượng học sinh bỏ học, không tới trường chiếm tỷ lệ cao, tình trạng nghỉ học theo ngày, tuần là khá phổ biến [Nguyễn Ngọc Thanh, 2002] Đề cập đến kết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh miền núi, dân tộc thiểu số, trên Tạp chí Giáo dục số 68, quí III/2003, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh cho rằng các chính sách giáo dục đối với học sinh đã được các tỉnh triển khai kịp thời
Trang 7và có hiệu quả, dưới tác động của các chính sách này nền giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện đang có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, quá trình triển khai các chính sách vẫn còn những vấn đề phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế địa phương như: Chính sách cử tuyển, chính sách cấp phát vở cho không, chính sách đối với trường PTDTNT, bán trú dân nuôi [Nguyễn Ngọc Thanh, 2003]
Qua tổng kết sơ bộ các công trình khảo sát nghiên cứu kể trên, có thể thấy:
Kể từ sau Đổi mới, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, dưới tác động của các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển giáo dục của Đảng và Chính phủ, thực trạng giáo dục ở vùng núi cao miền núi phía bắc đã có một số chuyển biến đáng ghi nhận, góp phần từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giáo dục vùng dân tộc và miền núi với vùng đồng bằng, thành thị
Tuy nhiên về cơ bản, giáo dục ở khu vực này vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, thể hiện ở các mặt:
o Tỉ lệ người mù chữ còn cao
o Chưa có sự đồng bộ giữa các cấp học
o Cơ sở hạ tầng dành cho giáo dục còn hạn chế, thiếu thốn
o Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, yếu về chất lượng
o Trình độ nhận thức và văn hóa của đồng bào dân tộc còn hạn chế
o Chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc tuy đã được chú trọng nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập
o Những khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phục vụ cho việc dạy và học
…
Trang 8Bên cạnh mục tiêu xây dựng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía bắc, nhiệm vụ phát triển giáo dục ở khu vực này cũng đang được đặt ra hết sức cấp thiết Phát triển giáo dục đồng nghĩa với việc đào tạo nguồn lực con người - là một trong những động lực hàng đầu quyết định sự
đi lên của kinh tế - xã hội nói chung Để khắc phục tình trạng giáo dục thấp kém hiện nay ở vùng núi cao phía bắc, cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên
-xã hội và cư dân ở đây để đưa ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất Dưới đây là một số kiến nghị được chúng ta đưa ra dựa trên cơ sở tập hợp và tổng kết các nghiên cứu về tác động của chính sách giáo dục đối với vùng núi cao phía bắc:
- Thiết lập hệ thống quản lý nhà nước chuyên phụ trách về vấn đề giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi
- Từng bước tác động vào ý thức của người dân, nâng cao hiểu biết và nhận thức của họ về đời sống, xã hội, từ đó sẽ có tác dụng tích cực trong công tác vận động con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trường
- Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, để giảm thiểu tình trạng các gia đình phải cho con nghỉ học để ở nhà phụ giúp bố mẹ
- Có chế độ ưu tiên và khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tập ở tất cả các cấp học
- Tiếp tục củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đặc biệt cần xóa bỏ tình trạng lớp học tạm bợ, dột nát Đồng thời tạo điều kiện đảm bảo cuộc sống cho giáo viên vùng dân tộc và miền núi để họ yên tâm công tác và bồi dưỡng thêm năng lực trình độ
- Nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú
- Xây dựng chương trình giảng dạy ngôn ngữ dân tộc
- Kêu gọi các hoạt động ủng hộ, đóng góp hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, các địa phương đối với giáo dục vùng dân tộc và miền núi Tích cực khuyến khích phong trào tình nguyện của các đoàn thể, nhất là đoàn
Trang 9thanh niên để góp phần xóa bỏ khoảng cách về mọi mặt (trong đó có giáo dục) giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị Vì các hoạt động này trong những năm qua đã phát huy hiệu quả thực sự
…
Sự phát triển của giáo dục là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển xã hội của một quốc gia Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đầu tư cho giáo dục là một chiến lược phát triển lâu dài Với những chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục ở vùng dân tộc miền núi phía bắc cũng như các vùng dân tộc khác cho thấy sự quan tâm đúng mức của Đảng và nhà nước đối với những khu vực còn nhiều khó khăn, đồng thời đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết dân tộc Những kết quả đạt được trong mấy năm qua là rất đáng khích lệ, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cửa sự phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, cần phải có sự đầu tư lâu dài, đúng hướng và có trọng điểm Bên cạnh đó, việc thường xuyên khảo sát, tìm hiểu, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chính sách giáo dục và tác động của chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số cũng hết sức cần thiết, để kịp thời cập nhật, cung cấp những thông tin cần thiết, góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
Một khi giáo dục ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, biên cương phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, thì chúng ta mới hi vọng hướng đến một nền giáo dục hoàn thiện và có chất lượng thực sự