Đầu tư nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Xí nghiệp chế biến lâm sản an nhơn (Trang 49 - 51)

Con người là nhân tâm của mọi quá trình sản xuất, khi trình độ, kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng lên dẫn đến lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại.

Xuất phát từ quan điểm đó, Xí nghiệp CBLS An Nhơn từ khi thành lập cho đến nay luôn quan tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt trong vài năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong xí nghiệp đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề xí nghiệp còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản xuất. Đến nay, xí nghiệp đã có một lực lượng lao động hùng hậu, trình độ tăng lên gấp nhiều lần điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình lao động của Xí nghiệp CBLS An Nhơn giai đoạn 2009 – 2011.

ĐVT: người.

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính.

Bảng trên cho ta thấy tình hình lao động thời gian qua có những biến đổi tích cực. Số lao động có trình độ tăng lên qua các năm. Mặt khác, cũng cho ta thấy số người có trình độ đại học và trên đại học là rất ít.

Để thấy rõ tình hình đầu tư của xí nghiệp vào nguồn nhân lực, chúng ta hãy xem xét qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp CBLS An Nhơn giai đoạn 2009-2011.

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư cho phát

triển nguồn nhân lực 60 73 92

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Trên đại học 1 1 1

Đại học 3 4 4

Cao đẳng 11 12 15

Trung cấp 16 11 6

Công nhân kỹ thuật 54 52 50

Lao động phổ thông 300 320 379

Đào tạo mới 20 15 18

Đào tạo chuyên sâu 15 23 20

Thi nâng bậc - - 10

Đào tạo cán bộ quản lý 25 35 44

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính.

Từ bảng trên cho thấy, trong thời gian qua Xí nghiệp CBLS An Nhơn đã chú trọng quan tâm đến công tác đầu tư nâng cao tay nghề, làm chủ các thiết bị công nghệ mới. Giai đoạn 2009 - 2011 xí nghiệp đã đầu tư 225 triệu đồng cho việc nâng cao năng lực sử dụng máy móc thiết bị mới và đào tạo cán bộ. Xí nghiệp thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật với chi phí từ năm 2009 đến năm 2011 là 53 triệu đồng. Ngoài ra, trong thời gian qua để phục vụ cho việc tái sản xuất mở rộng xí nghiệp còn thu hút thêm lao động, số lao động được tuyển dụng làm được kiểm tra chọn lọc một cách kỹ lưỡng.

Không chỉ dừng lại ở đó, xí nghiệp cũng rất khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty mình tham gia học tập nâng cao trình độ. Những cán bộ có năng lực được xí nghiệp cho đi học tập trong nước và có hình thức khuyến khích bằng việc nếu kết quả học tập khá giỏi xí nghiệp sẽ trả tiền học phí và ưu tiên nhiều lợi ích khác. Vì có quan điểm như vậy, nên trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của xí nghiệp ngày càng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ người lao động. Tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên của xí nghiệp mình yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Xí nghiệp chế biến lâm sản an nhơn (Trang 49 - 51)