1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI tập THÁNG THỨ 2

24 4,2K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 219,5 KB

Nội dung

Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; 4.. Về nguyên tắc, khi súc vật gây thiệt hại về

Trang 1

MỤC LỤC

I Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1

Câu 1: Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”? 1

Câu 2: BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không? 1

Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào? 2

Câu 4: Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra? 2

Câu 5: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? 2

Câu 6: Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại 3

Câu 7: Việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại có thuyết phục không? Vì sao? 3

Câu 8: Trong trường hợp trên, bà Nga có lỗi không? 4

Câu 9: Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực có phải bồi thường toàn bộ thiệt hại không? Vì sao? 4

II Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông 5

Câu 1: Thay đổi về Các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015? 5

Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao? 6

Câu 3: Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi của con người gây ra? Tại sao? 7

Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? 7

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 8

Câu 6: Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại? 9

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại 9

Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại không? Vì sao? 10

Câu 9: Theo BLDS và Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 11

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh 11

Câu 11: Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại? 12

Câu 12: Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao? 12

Câu 13: Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao? 12

Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình 13 Câu 15: Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 13

Câu 17: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm 14

Trang 2

Câu 18: BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao

độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền

mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không? 15

Câu 19: Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ

được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền

mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời? 15

Câu 20: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu

nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại 15

III Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng 16

Câu 1: Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng 16

Câu 2: Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và bên bị

yêu cầu bồi thường thiệt hại không?Vì sao? 18

Câu 3: Trong hai vụ việc trên, Toà án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi thường

thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Vì sao? 19

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án trong hai vụ việc trên về vấn

đề xác định bản chất pháp lí (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường giữa các bên 20

IV Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu 20

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2013 đến nay Khi liệt lê, yêu cầu viết theo trật tự tên tác giả và phải liệt kê thoả mãn những thông tin theo trật tự đã nêu trong buổi thảo luận thứ 3 20

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên 22

Trang 3

BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI.



I Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

Câu 1: Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?

Theo BLDS 2005, thuật ngữ “súc vật” được sử dụng trong quy định tại Điều 623:

“1 Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu

người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2 Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3 Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

4 Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật

đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Câu 2: BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 625 BLDS thì thiệt hại phải

do súc vật gây ra Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết “súc vật” được định nghĩa như thếnào

Theo Giáo trình Luật dân sự của Học viện Tư pháp: “Súc vật được hiểu theo cách hiểuthông thường nhất là bao gồm những động vật có vú được nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn,chó, mèo…” Còn theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông: “súc vật” là “thú vật nuôi trong nhà” Còn đối với một số nhà bình luận BLDS, “súc vật nói tại điều này bao gồm cả súc vật đãthuần hóa và chưa được thuần hóa, những súc vật nuôi như trâu, bò, hưu, nai…” Các khái niệm nêu trên quá hẹp, không bao quát hết các loại súc vật có thể gây thiệt hại.Chúng ta nên “thông thoáng” trong việc vận dụng khái niệm “súc vật” để tạo điều kiện chongười bị thiệt hại được bồi thường và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu

Trang 4

Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?

Nhìn nhận từ thực tiễn pháp luật, chúng ta thấy khái niệm "súc vật" được hiểu khá “mờ”1

- Trong một số vụ việc liên quan đến tai nạn có sự hiện diện của bò, Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã xác định thiệt hại do súc vật gây ra Điều đó có Toà án đã chấp nhận bò là mộtloại súc vật2

- Trong một vụ án được xét xử bởi Toà án tỉnh Kiên Giang thì: “Vào chiều ngày 5/2/2007nhằm ngày 18/12/2006 âm lịch, ông Thum dẫn trâu trên đường về, thì xảy ra việc trâu củaông Thum chém trâu của ông Năm bị thương” và Toà án đã vận dụng Điều 625 BLDS 2005

để giải quyết Như vậy, Toà án cũng thừa nhận trâu cũng được xem là một loại súc vật3

Về vấn đề khái niệm “súc vật”, trong thực tiễn xét xử cũng được linh hoạt, áp dụng mộtcách khá logic Từ đó, ngỗng, ngan, vịt, chim bồ câu, gà cũng được xem là “súc vật”4

Câu 4: Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra?

Đoạn của bản án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra:

“Theo nguyên đơn Bà Trần Thị Thanh Nga khai thì vào khoảng 16 giờ ngày 25/11/2008,đang trên đường đi từ nhà bố mẹ đẻ của bà Nga về nhà, khi đi qua trước nhà ông Võ TrungTrực và bà Trần Thị Gái thì bị chó của nhà ông Trực và bà gái thì cắn vào bắp đùi phải chảymáu khiến cho bà Nga phải đi tiêm phòng ngừa tại trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê”

Câu 5: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt

hại do súc vật gây ra?

Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

“Việc bà Nga khởi kiện ông Trực và bà Gái yeu cầu ông bà phải bồi thường thiệt hại do súckhỏe bị xâm hại là có căn cứ, đúng quy định tại các Điều 609; 625 của Bộ luật dân sự”

1 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb CTQG 2010, tr.513

2 Bản án số 191/DSPT ngày 19/8/2005 của TAND tỉnh Vĩnh Long.

3 Bản án số 222/DSPT ngày 2/8/2007 của TAND tỉnh Kiên Giang.

4 Nguyễn Thị Nghĩa, Thực tiễn áp dụng Điều 625 BLDS 2005 vướng mắc và một số kiến nghị, Tạp chí Sinh viên và Khoa học

pháp lý, số 02/2012, tr 61.

Trang 5

Câu 6: Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại

Đoạn cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại:

“… ông Trực bà Gái thừa nhận rằng chó nhà ông bà nuôi vẫn có thể đi qua hàng rào để rangoài và có thể xâm hại đến sức khỏe của người khác; đồng thời do bà Nga thường xuyên đingang qua nhà ông bà, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi nên ông

bà đã gắn biển “chó dữ” nhằm mục đích hù dọa không cho bà Nga đi qua nữa Như vậy có

đủ cơ sở để khẳng định việc bà Nga bị chó nhà ông Trực, bà Gái cắn phải đi tiêm ngừa tạitrung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê là hoàn toàn có thật”

Câu 7: Việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại cho bà Nga là chưa thực sự thuyết phục hoàn toàn

Mặc dù, trong bản án có nêu rõ: “ông Trực bà Gái thừa nhận rằng chó nhà ông bà nuôi vẫn

có thể đi qua hàng rào để ra ngoài và có thể xâm hại đến sức khỏe của người khác; đồng thời

do bà Nga thường xuyên đi ngang qua nhà ông bà, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bàNga vẫn cố tình đi nên ông bà đã gắn biển “chó dữ” nhằm mục đích hù dọa không cho bàNga đi nữa Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định việc bà Nga bị chó nhà ông Trực bà Gáicắn phải đi tiêm ngừa tại Trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê là hoàn toàn có thật” Tuy nhiên, có thể thấy kết luận của Toà án là không đủ cơ sở vì không có ai trực tiếp thấychó nhà ông Trực cắn bà Nga mà chỉ có bà Nga cho rằng mình bị chó nhà ông Trực cắn.Hơn nữa, sau khi bị cắn bà Nga lại không đi báo ngay với vợ chồng ông Trực mà để mộtthời gian sau mới đi trình báo lên chính quyền thôn yêu cầu giải quyết nên khó có thể xácđịnh có phải chó do vợ chồng ông Trực nuôi cắn bà Nga hay không “Ngày nay với sự phát triển của khoa học, thiết nghĩ việc xác định nguyên nhân này có thểđược cải thiện bằng cách xét nghiệm vết thương và xét nghiệm súc vật nghi ngờ là nguyênnhân của thiệt hại Tuy nhiên, việc xét nghiệm cần được tiến hành sớm bởi súc vật rất dễ bịtiêu hủy nên không còn cơ sở để xét nghiệm”5

5 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận án, CTQG 2010, Bản án số

47 – 49, tr 520.

Trang 6

Câu 8: Trong trường hợp trên, bà Nga có lỗi không?

Trong trường hợp trên, việc bà Nga có lỗi hay không thì không thể xác định vì thực tếkhông ai tận mặt nhìn thấy vụ việc này không loại trừ được khả năng cũng có lỗi của bàtrong việc bị chó nhà ông Trực cắn

Tuy nhiên, xuất phát từ việc gây thiệt hại của gia súc do tác động bởi các yếu tố khác nhau

và đa dạng mà việc xác định lỗi là rất khó và có thể không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại như trên Do vậy, việc suy đoán lỗi đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật khi súc vật gây thiệt hại là cần thiết, qua đó nâng cao trác nhiệm quản lý của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật

Về nguyên tắc, khi súc vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các chủ thểdân sự thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật bị suy đoán có toàn bộ lỗi trongquản lý và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể trong trường hợp này là ông Trực, bà Gái vì không chứng minh được người bị thiệt hại có lỗi trong trường hợp này Còn đối với việc ông Trực cho rằng trước nhà ông là đường cụt, trước cổng nhà ông ông đã

có gắn bảng khuyến cáo “chó dữ” và đồng thời ông đã cố tình nhắc nhở nhiều lần nhưng bàNga vẫn cố tình đi qua dẫn đến bị thiệt hại là do lỗi của bà ta là không hợp lý, vì: đường đi làđường công cộng, đường chung, một cá nhân không thể cấm người khác đi được, hơn nữaviệc ông không thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cho người xung quanh(như tiêm ngừa, xích, nhốt chó) là hoàn toàn do ý thức chủ quan của của ông Trực bà Gáigây ra

Câu 9: Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực có phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

không? Vì sao?

Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực không phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Vì nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để súc vật gây thiệt hại cho mình thì phátsinh trách nhiệm do hỗn hợp lỗi giữa chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật vớingười bị thiệt hại Các bên phải chịu thiệt hại theo phần lỗi của mình Trong trường hợpkhông xác định được phạm vi lỗi của các bên thì chia đều trách nhiệm về thiệt hại Nếu lỗi

Trang 7

hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại thì trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu mới được loạitrừ.

Cũng liên quan đến trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật để súcvật gây thiệt hại cho người khác và người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc súc vật gây thiệthại cho mình, thì xác định trách nhiệm dân sự căn cứ vào khoản 3 Điều 625 thì trách nhiệm

của Nga không bị loại trừ, nhưng căn cứ vào Điều 617 “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi

trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”, thì đây cũng là trường hợp hỗn hợp lỗi, bà

Nga và ông Trực phải cùng chia sẻ trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với bà Nga

II Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông.

Câu 1: Thay đổi về Các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?

Tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 623, BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểmcao độ gây ra:

“3 Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4 Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

Và tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 601, BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra:

Trang 8

“3 Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt

hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4 Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

Ở Khoản 3 và Khoản 4, Điều 623, BLDS 2005 chỉ liệt kê hai chủ thể có thể liên đới chịutrách nhiệm bồi thường với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật là nguồn nguy hiểmcao độ Tuy nhiên, trong thực tế, việc giới hạn ở hai chủ thể là “chủ sở hữu” và “người đượcchủ sở hữu giao” nguồn nguy hiểm cao độ đã thể hiện sự bất cập và trong thực tiễn xét xử,Toà án đã giải quyết theo hướng mở rộng danh sách chủ thể có thể phải liên đới chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại6

Vì thế, tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 601, BLDS 2015 đã thay đoạn “người chủ sở hữu giaochiếm hữu, sử dụng” thành “người chiếm hữu, sử dụng” Bởi lẽ, ai được giai giao chiếmhữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không quan trọng và người nào có lỗi để cho nguồnnguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải bồi thường cho người bị thiệthại Đồng thời, để thống nhất với Khoản 4, BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “chủ sở hữu” tạiKhoản 3, Điều 623, BLDS 2005 Hướng sửa đổi trên là thuyết phục, bao quát được hếtnhững trường hợp bồi thường, mở rộng chủ thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, bảo vệtốt quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại7

Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao?

6 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2016

(xuất bản lần thứ hai), tr 487.

7 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2016

(xuất bản lần thứ hai), tr 488

Trang 9

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 623, BLDS 2005 quy định:

“1 Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải

điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng

xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.

Và Khoản 18, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

“18 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy

kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô

tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.

Vậy xe máy, ô tô được coi là nguồn nguy hiểm cao độ

Câu 3: Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi

của con người gây ra? Tại sao?

- Quyết định số 23/DS-GĐT: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra; vì anh Khoakhi điều khiển ô tô đã phát hiện được xe đạp của anh Bình và xe của ông Dũng ở phía trước,nhưng do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên đã để ô tô chèn qua xe đạp của anh Bình

và đè gãy đùi trái của anh Bình Trong trường hợp này, xe ô tô chỉ là phương tiện mà ngườiđiều khiển sử dụng gây thiệt hại

- Quyết định số 30/2006/HS-GĐT: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra, đó là hành viđiều khiển xe môtô của Nguyễn Văn Giang Xe môtô trong tình huống này là phương tiện

mà người điều khiển sử dụng gây thiệt hại

Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy

định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?

- Trong Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2-2-2005, đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng các

chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“Mặt khác, như đã phân tích trên trong vụ án này anh Khoa cũng có một phần lỗi Tòa áncấp phúc thẩm buộc chủ phương tiện là ông Vũ Hồng Khánh bồi thường cho anh Bình làđúng, nhưng lại áp dụng khoản 3 Điều 627 là không chính xác mà phải áp dụng khoản 2Điều 627 Bộ luật Dân sự mới đúng.”

Trang 10

- Trong Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26-9-2006, đoạn cho thấy Tòa án đã vậndụng các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 627 Bộ luật Dân sự năm1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm bkhoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao thì: “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độgiao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định củapháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại””

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi thường

thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tòa án vận dụng các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làthuyết phục

- Đối với Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2-2-2005,anh Dũng (điều khiển xe máy), anhKhoa (điểu khiển ô tô) cùng có lỗi đồng thời gây ra thiệt hại cho anh Bình, Tòa án đã ápdụng Khoản 2, Điều 627, BLDS 1995 để giải quyết về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra:

“2- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Căn cứ vào quy định của BLDS 1995 đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra thiệt hại choanh Bình cũng như căn cứ vào Khoản 1, Điều 623, BLDS 2005 và Nghị Quyết số 03 thì ô tô

xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ Theo đó,chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do nhữngphương tiện này gây ra Do đó,Tòa án vận dụng chế định của nguồn nguy hiểm cao độ làhợp lí

- Đối với Quyết định số 30/2006/HS-GĐT, bà Trinh đã giao xe máy thuộc sở hữu củachồng mình cho Giang (đại diện hợp pháp là ông Trường bà Lài - cha mẹ của Giang) điềukhiển chở bà Phê và bà Huê gây ra tai nạn làm bà Giỏi chết

Trang 11

Trường hợp này Tòa án sử dụng Điều 623, BLDS 2005 và Nghị Quyết số 03 của HĐTPTòa án nhân dân tối cao để giải quyết buộc bà Trinh và đại diện của Giang liên đới bồithường thiệt hại.

Xe máy do Giang điều khiển được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tạiKhoản 1 Điều 623 BLDS 2005:

“1 Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải

điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng

xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.

Do vậy, Tòa án áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làhợp lí Giang chưa đủ tuổi điều khiển xe máy Việc giao xe cho Giang của bà Trinh là khôngđúng quy định, Giang cùng có lỗi khi điều khiển nên cùng liên đới bồi thường cho bà Giỏinhư quy định tại Điều 623, BLDS 2005 là phù hợp (Hiên)

Câu 6: Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt

hại?

Đoạn của Quyết định số 30 cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là:

“Nguyễn Thị Tuyết Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe môtô) cho Nguyễn Văn Giang

sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra”

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại.

Việc Tòa án buộc chỉ mình bà Trinh bồi thường thiệt hại là chưa hợp lí

Căn cứ vào khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại của cá nhân:

“2 Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ

phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Trang 12

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.

Ta thấy là Giang đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) trái với qui định của phápluật nên khi xảy ra tai nạn thì ông Giang phải bồi thường thiệt hại Theo quy định trên thìGiang (16 tuổi) phải bồi thường cho người bị hại bằng tài sản của mình, nếu không đủ để bồithường thì ông Trường và bà Lài (là cha mẹ của Nguyễn Văn Giang) phải bồi thường phầncòn thiếu đó bằng tài sản của mình

Theo như qui định tại Điều 623 BLDS năm 2005 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểmcao độ gây ra:

“4 Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì

người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

Bên cạnh đó, dù biết Giang không đủ điều kiện điều khiển xe mô tô nhưng bà Trinh vẫngiao cho ông Giang sử dụng xe mô tô và chiếc xe đó là tài sản của vợ chồng bà Trinh và ôngMướt Tuy nhiên, không có căn cứ kết luận ông Mướt có lõi trong việc để Giang sử dụng xetrái pháp luật nên ông Mướt không phải bồi thường Như vậy, ta thấy chỉ có bà Trinh có lỗi(vô ý) trong việc giao cho Giang sử dụng chiếc xe máy nên bà Trinh cũng phải bồi thườngcho người bị thiệt hại

Vì vậy, trong vụ việc trên thì bà Trinh và ông Giang phải liên đới để bồi thường thiệt hạichứ không phải chỉ có bà Trinh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại không?

Vì sao?

Ngày đăng: 08/03/2017, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w