1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang

116 297 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 5,79 MB

Nội dung

Trong đó, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho

Trang 1

LỜI CAM KẾT

Em tên là: Trần Minh Thảo

Sinh viên lớp: Đ7-KT2 – Khoa Kế Toán – Trường Đại học Lao Động – xã hội

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2015

Người cam kết

Trần Minh Thảo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại phòng Kế toán của công ty Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình chỉ bảo của anh chị trong phòng kế toán, giúp em hiểu

rõ hơn về các phần hành kế toán thực tế và cung cấp những số liệu chứng

từ cần thiết giúp em hoàn thiện bài khóa luận này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn saau sắc tới Ban giám hiệu nhà trường,

Ban chủ nhiệm khoa Kế toán và đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Thụ người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận

này

Do trình độ và thời gian có hạn nên bài làm của em còn những khiếm khuyết, sai sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2015

Sinh viên

Trần Minh Thảo

Trang 3

Bộ tài chínhNguyên vật liệuChi phí sản xuấtCông cụ dụng cụbảo hiểm xã hộiBảo hiểm y tếKinh phí công đoànBảo hiểm thất nghiệpTài khoản

Hóa đơn giá trị gia tangKhấu hao tài sản cố địnhChi phí nguyên vật liệu trực tiếpSợi dài

Tờ khaiChi phí nhân công trực tiếpNhật kí chung

Kết chuyển chi phíKhấu hao

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy của CTy CP XNK BG…7

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần XNK BG……… 11

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 14

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 18

Sơ đồ 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ của phiếu nhập kho NVL 22

Sơ đồ 2.2: quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu …………23

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung 24

Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán lương tại công ty…… 42

Sơ đồ 2.5 : Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung 43

Sơ đồ 2.6 : Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền……… 62

Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung 63

Sơ đồ 2.8: Quy trình hạch toán tập hợp chi phí 81

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho……… 26

Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho ……… 27

Biểu số 2.3:Trích sổ cái TK 621- Chi phí NVLTT ………31

Biểu số 2.4:Trích sổ cái TK 621- Chi phí NVL phụ ……… 32

Biểu số 2.5:Bảng cân đối nhập xuất tồn NVL cho sản xuất trong kỳ……….35

Biểu số 2.6:Trích sổ nhật kí chung ……….37

Biểu số 2.7:Trích sổ cái TK 621-Chi phí NVLTT……… 38

Biểu số 2.8:Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2014……… 45

Biểu số 2.9:Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2014……… 46

Biểu số 2.10:Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2014……… 47

Biểu số 2.11:Bảng chấm công 48

Biểu số 2.12:Bình xét xếp loại 49

Biểu số 2.13:Bảng chấm công 50

Biểu số 2.14:Bình xét xếp loại 51

Biểu số 2.15:Phiếu làm ngoài giờ 52

Biểu số 2.16:Bảng tổng hợp tiền lương tháng 12 của NVSX và NVQLPX 53

Biểu số 2.17:Bảng phân bổ tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ 55

Biểu số 2.18:Sổ chi tiết tài khoản CPNCTT-TK622 57

Biểu số 2.19:Trích sổ nhật ký chung 58

Biểu số 2.20:Trích sổ cái TK 622 59

Biểu số 2.21:Sổ chi tiết tài khoản 627-Chi phí quản lý phân xưởng 65

Biểu số 2.22:Bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng 67

Biểu số 2.23:Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí CCDC SX 68

Biểu số 2.24:Bảng kê tiền điện sản xuất tháng 12 năm 2014 70

Biểu số 2.25:Bảng kê dịch vụ mua ngoài 71

Biểu số 2.26:Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí dịch vụ mua ngoài 72

Biểu số 2.27:Bảng tính khấu hao tài sản cố định tháng 12 năm 2014 74

Biểu số 2.28:Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí khấu hao TSCĐ 76

Biểu số 2.29:Sổ nhật ký chung 77

Biểu số 2.30:Sổ cái TK 627 – Chi phí SXC 79

Biểu số 2.31:Sổ nhật ký chung các nghiệp vụ về kế toán kết chuyển CP SXKDD 82

Biểu số 2.32:Sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang 83

Biểu số 2.33:Thẻ tính giá thành sản phẩm 85

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi nhưng cũng vấp phải rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường Để vượt qua sự chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường, tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho doanh nghiệp biết được các nguyên nhân, nhân tố làm biến động đến chi tiêu, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Nói cách khác, nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những biện pháp phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó giúp cho nhà quản lý nắm được các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định quản

lý tối ưu Đây cũng chính là một trong những điều kiện để cho sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, cạnh tranh được với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước

Như vậy, thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, công tác kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp Trong công tác kế toán ở doanh nghiệp có nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống có hiệu quả cao Trong đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, cần thiết trong mỗi doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang nói riêng Nó phản ánh tình hình thực hiện được các định mức chi phí, dự toán chi phí và

kế hoạch giá thành giúp cho các nhà quản lý phát hiện kịp thời những khả năng tiềm tàng để đề xuất những biện pháp thích hợp cho doanh nghiệp mình

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang với mong muốn được nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về công tác kế toán, góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm trong Công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài

“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công

ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang” khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 7

Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên em đã lựa chọn đề tài hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm giấy cuộn Tissue tại công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang để thực hiện bài khóa luận này.

- Về nội dung : phạm vi nghiên cứu là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang

5 Phương pháp nghiên cứu.

Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

Trang 8

6 Nguồn tài liệu nghiên cứu

Các tài liệu trong đề tài do phòng Tài chính – Kế Toán của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang cung cấp từ:

- Website:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp năm 2012, 2013, 2014

- Sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 của giấy cuộn Tissue

- Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627

- Sổ nhật ký chung

- Các chứng từ liên quan khác

7 Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lí sản xuất kinh

doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang

CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang

CHƯƠNG 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang

Trang 9

- Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang.

- Tên tiếng anh: BAC GIANG IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Văn Cừ- 02 Nguyễn Thị Lưu – Thành phố Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

- Địa chỉ: Lô G- KCN Sông Khê – Nội Hoàng – Yên Dũng – Bắc Giang

- Loại hình doanh nghiệp: cổ phần

- Tổng giám đốc: Ngô Văn Khanh

- Số lượng công nhân viên: 260 người

- Vốn Điều lệ: 11.999.000.000 đồng Việt Nam

Trang 10

trong thời kỳ chiến tranh, sau khi thống nhất đất nước, hoà nhập vào sự phát triển kinh tế trong cả nước, ngày 01/4/1976 Ty thương nghiệp Hà Bắc đổi tên thành Sở thương mại Hà Bắc và phòng Công thương được phát triển thành Công ty Ngoại thương Hà Bắc Đến ngày 14/05/1993 Công ty Ngoại thương

Hà Bắc đổi thành Công ty Xuất nhập khẩu Hà Bắc

Cắt phân khổ đóng gói

Cuộn lại Nhập kho thành phẩm Nghiền tinh chỉnh Hòm điều tiết Lọc cát cấp 1 Lọc cát cấp 2 Lọc cát cấp 3 Sàng tinh Hòm phun bột Nước trắng Lưới xeo

Hệ thống QCS

ép quang

ép quang Sấy 2 Sấy 1

ép gia keo

Lò hơi Bột tẩy trắng Nghiền thủy lực

Bể chứa TG 1 Nghiền đĩa

Bể chứa TG 3 Nước nguồn Nước đã xử lý Phụ gia hóa chất

Bể phối trộn Bột lể trắng Nghiền thủy lực

Bể chứa TG 2 Nghiền đĩa

Bể bột xeo Sàng thô bể TG 4 Nghiền thủy lực

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX ngày 06/11/1996; Ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành hai tỉnh Bắc

Trang 11

Giang và Bắc Ninh; Đồng thời Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang được tái thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1997.

Năm 2004, trước sự đổi mới và phát triển của thị trường, căn cứ vào tình hình kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước, thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá theo quyết định số 202/QĐ-CT ngày 22/02/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Và ngày 01/04/2005 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động

Trải qua nhiều lần tái thành lập, thực hiện cổ phần hoá Công ty gặp không ít khó khăn như tổ chức bị xáo trộn, bạn hàng bị thu hẹp cùng với sự bàn giao thị trường Song, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước để hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và quốc tế Đây vừa là thuận lợi nhưng lại là một thử thách đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang nói riêng Nhưng với sự năng động, sáng tạo nhanh nhạy của lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty; Được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, cơ chế chính sách mở cửa của Nhà nước Đến nay Công ty đã tạo dựng được một mạng lưới thị trường và bạn hàng nước ngoài hiện có khá rộng

1.2 Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ.

1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ các chính sách Pháp luật của Việt Nam Các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế

Phạm vi kinh doanh của công ty là: Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đại lý và làm các dịch vụ xuất khẩu, đại lý hàng nội địa với các thành phần kinh tế, phạm vi trong và ngoài nước, sản xuất giấy in giấy viết, giấy tráng phấn, liên doanh sản xuất keo AKD, tấm lợp

Hiện nay thì mặt hàng sản xuất chính của Công ty là Giấy in, giấy viết, giấy các loại Với nhãn hiệu giấy in giấy viết Xương Giang đang được thị trường dần biết đến Mục tiêu trong thời gian tới của Công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và tiến đến xuất khẩu Việc sản xuất giấy đang là mối quan tâm hàng đầu của công ty Ngoài ra Công ty còn Sản xuất và chế biến hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, Chất phụ gia cho sản xuất giấy Các hàng hoá khác

Trang 12

Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thực phẩm, hàng công nghiệp Trực tiếp nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và các mặt hàng khác trong danh mục Nhà nước cho phép Tổ chức sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hoá, chế biến, gia công, liên doanh liên kết, đại lý, và hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhà nước cho phép.

1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Với dây truyền sản xuất đồng bộ, nhanh chóng có sản phẩm đầu ra nên công ty có thể chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Cụ thể quy trình công nghệ thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Cắt phân khổ đóng gói

Cuộn lạiNhập kho thành phẩmNghiền tinh chỉnhHòm điều tiếtLọc cát cấp 1Lọc cát cấp 2Lọc cát cấp 3Sàng tinhHòm phun bộtNước trắngLưới xeo

Hệ thống QCS

ép quang

ép quang Sấy 2Sấy 1

ép gia keo

Lò hơi

ép quangSấy 2Bột tẩy trắngNghiền thủy lực

Bể chứa TG 1Nghiền đĩa

Bể chứa TG 3Nước nguồnNước đã xử lý

Trang 13

Phụ gia hóa chất

Bể phối trộnBột lể trắngNghiền thủy lực

Bể chứa TG 2Nghiền đĩa

Bể bột xeoSàng thô bể TG 4Nghiền thủy lực

Trang 14

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy của Công ty CP

XNK Bắc Giang

Trang 15

* Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất

a Công đoạn chuẩn bị bột:

Bột giấy tẩy trắng được đưa vào thùng đánh tơi thuỷ lực theo hệ thống sợi dài, sợi ngắn khác nhau và được rửa sạch bằng thiết bị làm sạch Sau đó qua bể chứa trung gian và được chuyển đến hệ thống nghiền đĩa hình côn, bột được nghiền tơi theo nồng độ và độ dài tiêu chuẩn

Bột được nghiền qua bể chứa trung gian và được bơm vào bể phối trộn sợi ngắn với sợi dài và bột lề theo một tỷ lệ nhất định, tiếp đó trộn các phụ gia, hoá chất, sau đó được chuyển qua nghiền tinh chỉnh và bơm vào bể chứa bột trước xeo

Từ bể chứa bột trước seo, bột giấy được bơm qua hòm điều tiết và hệ thống lọc cát hình dùi 3 cấp để đảm bảo bột sạch tối đa không có sạn cát, tạp chất và được đưa vào bể chứa bột trước xeo

b Công đoạn xeo:

Hòm phun bột tiếp nhận bột giấy đã nghiền, phun điều bột lên hệ thống lưới xeo bằng nilông theo một nồng độ nhất định Mặt dưới của lưới có nhiều thanh gạt nước và hộp hút chân không để làm khô giấy đạt được từ 20% -25%

Từ bộ phận lưới giấy được chuyển sang bộ phận ép bằng phương pháp hút dịch chân không

Hệ thống ép liên hợp gồm có bốn cặp ép bằng cao su và lô đá: ép 1, ép

2, ép 3 và ép láng, ở giai đoạn này giấy đã khô được 40%-45%, sau đó được chuyển sang hệ thống sấy

Hệ thống sấy bao gồm 28 lô sấy bằng gang được chia làm hai nhóm Các lô sấy được làm nóng bằng hơi nước

Nhóm sấy 1 gồm 18 lô được đặt trước hệ thống gia keo bề mặt, khi giấy qua nhóm này được độ khô 90% và được chuyển sang hệ thống gia keo

bề mặt

Hệ thống gia keo bề mặt bao gồm một lô cao su và một lô mạ Crom Gia keo bề mặt có tác dụng làm cho giấy nhẵn mịn và có độ bóng cao Khi qua hệ thống gia keo bề mặt giấy sẽ bị ướt trở lại, độ khô chỉ còn 40%-45%

và giấy lại được chuyển sang nhóm sấy 2

Nhóm sấy 2 có 10 lô sấy trong đó có 2 lô được mạ bằng Crom, niken

để chống dính giấy và được đặt ngay sau hệ thống gia keo bề mặt Riêng hai

lô cuối của nhóm này không gia nhiệt mà làm lạnh bằng nước để làm cho

Trang 16

giấy nguội trở lại chỉ còn nhiệt độ từ 50-60độ C Giấy từ lô lạnh được chuyển sang hệ thống cán bóng.

Hệ thống cán bóng có 4 lô ép chồng lên nhau để tạo thành 3 khe ép Làm cho giấy nhẵn bóng và có độ nhẵn từ 20-40 độ nhẵn Từ đây giấy chuyển sang hệ thống QCS

Hệ thống QCS là hệ thống đo đạc tự động và kiểm tra được các chỉ tiêu sau: + Định lượng

+ Hàm lượng tro trong giấy

+ Độ ẩm

Qua hệ thống QCS giấy chuyển sang hệ thống cuộn lại

Hệ thống cuộn lại có một lô lạnh vừa làm nhiệm vụ cuộn lại vừa hạ nhiệt độ của giấy xuống nhiệt độ ngoài môi trường, mục đích làm cho giấy không bị giòn và bục

c.Công đoạn hoàn thành sản phẩm

Phân xưởng hoàn thành bao gồm: máy cắt phân khổ, máy cắt bao góiCăn cứ vào chất lượng giấy sản xuất ra, giấy được phân chia thành giấy loại 1, loại 2, loại 3, Còn giấy không đủ tiêu chuẩn lại được đưa trở lại bộ phận nghiền và đánh tơi thuỷ lực

Sản phẩm hoàn thành sẽ được bao gói, đánh số cuộn và được đưa vào kho chờ bán

* Đặc điểm công nghệ sản xuất giấy:

Sản xuất bằng công nghệ máy móc có hệ thống tự động hoá QCS và DCS ở bộ phận chính

+Bộ phận cung cập điện

+Bộ phận điều chỉnh định lượng

+Bộ phận lò hơi

Với trang thiết bị sản xuất

Dây chuyền sản xuất

giấy in và giấy viết

Với diện tích đất xây dựng nhà máy khá rộng là: 45.700m2 Công ty xây dựng hệ thống Nhà xưởng khá kiên cố, phần lớn được làm bằng bê tông cốt thép, Phân xưởng sản xuất chính được xây dựng làm hai tầng Tầng trên đặt dây chuyền sản xuất chính, tầng dưới là các bể chứa và các máy móc phụ trợ

Trang 17

Bộ phận lò hơi được đặt ở phía cuối phân xưởng thuận tiện cho việc cung cấp hơi và tránh được bụi bẩn cho sản phẩm và người lao động.

Bộ phận kho thành phẩm được xây dựng gần phân xưởng sản xuất chính phía cuối của dây chuyền sản xuất gần bộ phận hoàn thành nên thuận tiện cho việc vận chuyển thành phẩm vào kho

Bộ phận kho nguyên vật liệu được thiết kế xây dựng gần phân xưởng phía trên của dây chuyền sản xuất gần bộ phận nghiền nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển bột giấy vào bể nghiền, tuy nhiên diện tích kho chứa nguyên vật liệu hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu vì số lượng mỗi lần nhập tương đối lớn nên nhiều khi nguyên vật liệu còn phải bảo quản ngoài sân bãi trong khi diện tích đất nhà máy chưa tận dụng hết, vẫn còn diện tích bỏ trống

Về tiêu chuẩn an toàn lao động: Dây chuyền sản xuất đảm bảo an toàn lao động, đại đa số máy móc vận hành bằng điều khiển tự động và có hệ thống báo điện tử, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, nhà xưởng có hệ thống thông gió và ánh sáng tốt đảm bảo cho sức khoẻ người lao động

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bắc Giang

Việc tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh .Bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán nhưng vẫn theo mô hình tập trung là chính, quan hệ chỉ đạo từ trên xuống dưới Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc chỉ đạo các phòng ban, Chi nhánh, Nhà máy, Xí nghiệp có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh của Công ty được mô tả qua

sơ đồ dưới đây

Trang 18

Hội đồng quản trịBan kiểm soátTổng giám đốcPhó tổng giám đốc

Trang 19

* Hội đồng Quản trị: Là ban quản lý Công ty, toàn quyền Công ty quyết định

mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm,…

* Tổng Giám đốc công ty: Do UBND tỉnh đề cử và Hội đồng quản trị bầu, có

nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và tự chịu trách nhiệm về các quyết định trước Nhà nước và pháp luật

* Phó tổng Giám đốc Công ty: Là người giúp viêc cho Tổng giám đốc, được

giám đốc ủy quyền điều hành và quản lý Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng

và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và công việc điều hành của mình

* Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp

của lãnh đạo Công ty, thực hiện tham mưu giúp Tổng giám đốc về các lĩnh vực:

+ Quản lý công tác tổ chức cán bộ và lao động của Công ty, giải quyết các chế

độ chính sách liên quan đến cán bộ công nhân viên Công ty

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiên kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Phục vụ sinh hoạt hành chính đối ngoại, dịch vụ nội bộ của Công ty

* Phòng Kế toán tài vụ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo của Công ty,

thực hiện tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty về lĩnh vực tài chinh, kế toán:

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo công tác hạch toán , tài vụ, thống kê cho toàn Công ty

+ Tổng hợp phân tích các hoạt động kinh tế

+ Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc quản lý vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả

+ Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định hiện hành

+ Lập kế hoạch phân bổ lao động và định mức giao vốn để các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty

* Ban kiểm soát: Kiểm soát chung toàn bộ hoạt động, kiểm soát tài chính

trong Công ty

* Phòng Kinh doanh XNK : Thực hiện chức năng xuất nhập khẩu của Công

ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công ty và có nhiệm vụ sau:

+ Được phép ký kết hợp đồng kinh tế dưới sự ủy quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc ký kết hợp đồng trước pháp luật và Công ty

Trang 20

+ Trực tiếp tổ chức kinh doanh theo các hợp đồng do mình ký hoặc các hợp đồng do Công ty ký và giao dịch thực hiện.

Phòng kinh doanh thực hiện tất cả các bước của một thương vụ từ việc tìm khách, chào hàng, ký hợp đồng và thanh toán

* Các đơn vị trực thuộc Công ty:

Hiện nay hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang bao gồm:

- Nhà máy giấy Xương Giang,

- Xí nghiệp tấm lợp thép hình Xương Giang

- Hợp doanh AKD

- Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lạng Sơn:

- Chi nhánh Xuất nhập khẩu tại Móng Cái- Quảng Ninh

- Đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang tại Thành phố VLADIVOSTOK - Liên bang Nga:

- Đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang tại Thành phố Viêng Chăn- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:

- Ngoài ra Công ty còn có Cửa hàng XNK số 1 tại Bắc Giang để thuận tiện cho việc giao dịch kinh doanh cũng như trưng bày sản phẩm hàng hoá cho Công ty

1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây

* Một số thành tựu đạt được trong những năm gần đây:

Trong những năm gần đây tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng Hội đồng quản trị công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty luôn phấn đấu

và đã đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cụ thể là trong những năm gần đây lượng hàng hoá xản xuất ra và lượng hàng hoá chế biến xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên do vậy công ty mở rộng được quy

mô sản xuất, mở rộng thị trường đời sống của cán bộ công nhân viên công ty tương đối ổn định thể hiện cụ thể ở một số chỉ tiêu sau

Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

(Đvt: Đồng)

Doanh thu 805 078.892.632 683 257.963.213 735 632.507.456

Trang 21

Lãi gộp 43 284.260.320 46 380.430.210 65 534.333.495

* Nhận xét: Từ kết quả trên cho ta thấy, nhìn chung kế quả kinh doanh của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang từ năm 2012 đến năm 2014 đã có nhiều biến động Doanh thu năm 2012 so với năm 2013 giảm 1.218.209.294 đồng tương ứng với 15,13% nhưng lãi gộp tăng 3.096.169.890 đồng tương ứng với 7,15% Cho thấy chiến lược kinh doanh hay sự quản lý của Hội đồng quản trị chưa được tốt Nhưng đến năm 2014 đã có bước tiến triển rõ rệt Doanh thu năm 2014 tăng 5.237.454.424 đồng so với năm 2013 tương ứng với 7,7% Lãi gộp tăng 1.915.390.329 đồng tương ứng với 41.30% Lãi ròng tăng 6.045.888.461 đồng tương ứng vs 116,8 %

1.5 Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán

trưởng

Trang 22

Phó phòng kế toán- Phòng tổng hợp

Kế toán thu chi tiền mặt, lao động tiền lương

Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa

Kế toán ngân hàng, thanh toán quốc tế

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

Kế toán TSCĐ, công cụ lao động

Kế toán theo dõi công nợ

Kế toán vật tưThủ quỹ

* Bộ máy kế toán của công ty:

Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang nhìn chung tương đối hợp lý đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán như: Đảm bảo công tác chỉ đạo toàn diện thống nhất và tập chung về các nghiệp vụ có liên quan đến chuyên môn kế toán, thông tin, giám đốc tài chính, bố trí số người đủ để thực hiện hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ được giao phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty

* Nhiệm vụ bộ máy kế toán của công ty:

- Tiến hành hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp các phần hành, phần việc kế toán

- Lập báo cáo kế toán được phân công và kiểm tra các báo cáo do phòng ban khác lập

- Giúp HĐQT công ty hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc, thực hiện ghi chép ban đầu, mở sổ sách, thực hiện hạch toán nghiệp vụ

kỹ thuật đúng phương pháp theo chế độ, chính sách qui định

- Giúp HĐQT công ty tổ chức thông tin kinh tế, hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh, quyết toán việc thực hiện kế hoạch

- Lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu, quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán, cung cấp số liệu cho các bộ phận có liên quan trong công ty và cho cơ quan quản lý cấp trên theo qui định

Để đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất, kế toán được phân công

cụ thể theo chức năng nhiệm vụ như sau:

Trang 23

hàng, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng và đôn đốc thanh toán các khoản

nợ và hạch toán lỗ lãi của công ty

- Phó phòng kế toán – kế toán tổng hợp

Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Ghi chép sổ cái, lập bảng tổng kết tài sản và lập báo cáo các phần việc thuộc mình phụ trách; Tổng hợp các báo cáo của các bộ phận khác có liên quan; Kiểm tra tính chính xác, trung thực báo cáo kế toán của các bộ phận có liên quan, các cửa hàng, đơn vị trực thuộc công ty trước khi giám đốc duyệt

Giúp kế toán trưởng trong việc tổ chức công tác thông tin nội bộ công ty, hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế của các đơn vị trực thuộc, giúp kế toán trưởng kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc chấp hành các chế độ hạch toán kế toán, quản lý kinh tế tài chính trong quá trình kinh doanh của các đơn

vị thuộc công ty Kiến nghị các biện pháp để tăng cường công tác quản lý, xử

lý các trường hợp vi phạm chế độ, chính sách liên quan đến tài chính, kế toán, thống kê

- Kế toán thu- chi tiền mặt, lao động tiền lương:

Thực hiện cập nhật các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ghi chép phản ánh tổng

số liệu về các loại vốn và các quỹ trong công ty, cấc khoản cấp phát của Nhà nước Có nhiệm vụ ghi chép phẩn ánh tổng hợp số liệu về lao động, thời gian

và kết quả lao động, phân bổ tiền lương, tính lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp, BHXH cho cán bộ nhân viên công ty Mở sổ sách và hạch toán các nghiệp vụ liên quan, lập báo cáo về lao động tiền lương thuộc phần việc do mình đảm nhận

- Kế toán tiêu thụ hàng hóa:

Theo dõi tình hình nhập – xuất hàng hóa, số lượng, chất lượng giá trị từng mặt hàng hóa tồn kho, đề xuất hướng xử lý kịp thời những hàng hóa thừa, thiếu, kém mất phẩm chất Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết quả

lỗ lãi về bán hàng trong kỳ, thực hiện báo cáo theo quy định

- Kế toán ngân hàng, thanh toán quốc tế:

Theo dõi tiền gửi ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng với khách hàng trong và ngoài nước về tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo chế độ quy định hiện hành

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:

Căn cứ vào tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về số lượng và giá trị, tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất, phân bổ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Trang 24

- Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ:

Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hiện có, biến động tăng giảm tài sản cố định , công cụ dụng cụ lao động trong công ty tại các bộ phận, đơn vị trực thuộc; Tình hình sử dụng TSCĐ, công cụ, dụng cụ; Đồng thời tính chính xác giá và phân bổ khấu hao tài sản, công cụ theo quy định ;Lập báo cáo kế toán về tình hình trang bị, đầu tư, sử dụng TSCĐ, công cụ của các đơn

vị trong công ty quy định

- Kế toán theo dõi công nợ:

Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa Công

ty với khách hàng Phụ trách TK 131, 136, 138, 141, 331, 336, 338 Ghi sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi và đòi nợ kịp thời

- Kế toán vật tư:

Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết vật tư, nguyên vật liệu Cuối tháng, tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành Khi có yêu cầu bộ phận kế toán NVL và các bộ phận chức năng tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán

- Thủ quỹ:

Quản lý và theo dõi sự tăng giảm các loại quỹ tiền mặt tại Công ty, ghi chép sổ quỹ, phản ánh tình hình luân chuyển tiền mặt qua quỹ, cấp phát thu chi tiền mặt Ngoài phòng kế toán còn trách nhiệm phối hợp với các phong ban đơn vị trong công ty tổng hợp tình hình, tham mưu cho giám đốc về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả, cung cấp số liệu liên quan để phục vụ công tác lập kế hoạch tổng hợp chung của công ty, giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị liên quan đến chế

độ quản lý kinh tế, kế toán trong Công ty

Trang 25

+ Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác về đồng Việt Nam theo tỷ giá thanh toán ngân hàng tại thời điểm phát sinh.

- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo trị giá thực tế, phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng theo thông tư 43/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013

- Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

1.5.3 Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.

Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang hiện tại đang áp dụng sổ kế toán theo hình thức Sổ Nhật ký chung

* Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc vào sổ nhật ký chung, đồng thời vào sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho

- Căn cứ số liệu ghi trên sổ nhật ký chung vào sổ cái

- Cuối kỳ căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết

- Căn cứ số liệu ghi trên sổ cái lên bảng cân đối số phát sinh

- Cuối kỳ kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết

- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính

Hình thức sổ Nhật ký chung đơn giản trong việc ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận lợi cho việc phân công công tác và thực hiện kế toán bằng máy, nên nó rất phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Trang 26

Hiện tại, Phòng kế toán hiện đang sử dụng 10 máy tính Không sử dụng

phần mềm kế toán Trong quá trình thực hiện kế toán chủ yếu sử dụng là Excel

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

BẮC GIANG 2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bắc Giang.

2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng kế toán chi phí sản xuất 2.1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất.

Cũng như bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào, để tiến hành hoạt động SXKD, Công ty CP XNK Bắc Giang phải chi ra các khoản chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền công, chi phí về tư liệu sản xuất và các chi phí khác gọi là CPSX Và do chu kỳ sản xuất ở Công ty tương đối ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh, do vậy CPSX để sản xuất sản phẩm tương đối ổn định

Xét theo mục đích công dụng của chi phí, trong quá trình hoạt động sản xuất, chi phí của Công ty hiện nay bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ giá trị NVL chính, NVL phụ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất giấy cuộn Tissue bột sợi ngắn Indonesia, bột sợi dài Thụy Điển, bột sợi dài Mỹ, giấy lề, hóa chất, than cám, mùn đốt

- Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, BHXH của những người trực tiếp tham gia sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: tiền lương, BHXH của những người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, phân bổ CCDC, phân bổ khấu hao, chi phí mua ngoài

Về mặt quản lý, phân loại theo các khoản mục chi phí giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý chi phí theo định mức, phân tích tình hình kế hoạch giá thành và xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 27

2.1.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở

Công ty CP XNK Bắc Giang

Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ở Công ty Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu đầu tiên, không thể thiếu trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Để tập hợp CPSX và tính giá thành được chính xác thì yếu tố cơ bản là kế toán phải xác định được đối tượng tập hợp CPSX phù hợp Với đặc điểm CPSX tương đối ổn định nên Công ty xác định đối tượng tập hợp CPSX

là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong kỳ

2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.1.2.1 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- CPNVLTT là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm

- Ở Công ty CP XNK Bắc Giang chi phí về nguyên vật liệu chính sử dụng vào sản xuất là những chi phí chi ra để mua các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như: bột giấy sợi ngắn, bột giấy sợi dài, giấy lề, bột giấy khác

- Vật liệu phụ, nhiên liệu: Mùn củi đốt, mùn rời, than cám, mùn củi đốt, ống lỗi, và các phụ gia khác

- Việc xuất nguyên vật liệu của Công ty được quản lý chặt chẽ, tuân theo nguyên tắc tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể trên cơ sở kế hoạch định mức

- Nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất được viết phiếu xuất kho khi có nhu cầu, do kế toán vật tư lập và có chữ ký xác nhận và lãnh đạo duyệt

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp và phản ánh chi tiết trên TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu

- Công ty xuất kho nguyên vật liệu theo giá nhập trước xuất trước, căn cứ vào hóa đơn đầu vào, tờ khai nhập khẩu của từng lần nhập, kế toán vật tư sẽ căn

cứ vào chủng loại, giá trên tờ khai, hoá đơn mua hàng, hoá đơn vận chuyển làm căn cứ để tính và ghi đơn giá vào phiếu xuất kho

2.1.2.2 Chứng từ hạch toán.

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm nghiệm

- Hóa đơn GTGT

 Hệ thống sổ:

- Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 621

Trang 28

- Sổ chi tiết 6211, 6212

- Bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn nguyên vật liệu

2.1.1.3 Tài khoản hạch toán:

Kế toán ở Công ty sử dụng các tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm như sau:

* TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp toàn bộ chi phí

về nguyên vật liệu bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết cấu chủ yếu của TK này như sau:

Tài khoản 621 không có số dư

2.1.2.4 Trình tự hạch toán.

2.1.2.4.1 Hạch toán chi tiết.

 Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ của phiếu nhập kho

Trang 29

Phòng vật tư Giám đốc Phòng KCS Kế toán

Đồng ý

Sơ đồ 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ của phiếu nhập kho NVL

Kiểm nghiệm

Biên bản kiểm nghiệm

Phiếu nhập kho

Lập phiếu nhập kho

Kế toán ghi sổ

Trang 30

Căn cứ vào nhu cầu NVL ,phòng vật tư sẽ gửi giấy giải trình mua vật tư cho giám đốc để xét duyệt Nếu giám đốc đồng ý thì phòng vật tư sẽ xin tạm ứng mua hàng và sau khi mua sẽ chuyển NVL cho phòng KCS kiểm nghiệm Phòng KCS sẽ lập biên bản kiểm nghiệm và khi đó phòng kế toán sẽ lập phiếu nhập kho Phiếu NK lại được chuyển cho giám đốc ký duyệt sau đó phòng vật tư sẽ nhập kho Khi đó kế toán tiến hành ghi sổ.

Phiếu xuất kho

 Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ của phiếu xuất kho nguyên vật liệu

`

Sơ đồ 2.2: quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu

Diễn giải: Nguyên tắc xuất dùng: căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu thực tế, các bộ phận sản xuất cần sử dụng nguyên vật liệu phải làm phiếu xin lĩnh nguyên vật liệu gửi lên phòng kế hoạch tổng hợp để kiểm tra sau đó đưa sang phòng kế toán Kế toán vật tư viết phiếu xuất kho Khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho xuất nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải ghi rõ trên phiếu xuất kho số lượng,

GĐ kýduyệt

Người nhận nhận hàng

Ghi thẻ kho và

sổ chi tiết NVL

Trang 31

chủng loại nguyên vật liệu xuất dùng và địa điểm phát sinh chi phí, hằng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu, kế toán vật tư phân loại phiếu nhập, xuất theo từng loại và ghi vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu.

2.1.2.4.2 Hạch toán tổng hợp

2.1.2.4.2.1 Trình tự ghi sổ kế toán

Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT

Nhật ký chung

Sổ cái TK 621

Sổ chi tiết TK 621

Sổ tổng hợp chi tiết TK 154Bảng tính giá thành sản phẩm

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung

* Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Trang 32

Đối chiếu

* Giải thích sơ đồ

Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…

kế toán vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian Căn cứ vào số liệu đã được ghi trên nhật kí chung đối chiếu với chứng từ liên quan kế toán ghi vào

sổ cái các TK 621 Đồng thời kế toán ghi các số liệu trên chứng từ vào sổ chi tiết TK 621 Cuối tháng kế toán khóa sổ cái và các sổ chi tiết Từ các sổ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết Tk 154 đồng thời đối chiếu với các sổ cái Tk 621, 154 Từ sổ chi tiết 154 cuối tháng kế toán lên bảng tính giá thành sản phẩm

2.1.2.4.2.2 Ví dụ minh họa

Tại Công ty CP XNK Bắc Giang ngày 1/12/2014 có nhập khẩu 3.015.920 kg Bột sợi ngắn Indonexia ACACIA từ Indonesia về để sản xuất giấy Tissue Với Đơn giá nguyên tệ: 0.5868 USD Trị giá nguyên tệ: 1.769.724,622 USD Tỉ giá: 21.000đ/USD

Hàng miễn thuế nhập khẩu

Phí vệ sinh, chi phí vận chuyển, phí lưu kho, lưu bãi, tổng giá chưa có thuế GTGT là: 139.727.250 đ

ty Kế toán viết phiếu xuất kho theo mẫu ( Biểu số 2.1) Xuất nguyên vật liệu chính cho sản xuất Và mẫu (Biểu số 2.2) Xuất kho nguyên vật liệu phụ cho sản xuất Vì đặc điểm của Công ty là sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng và theo hợp đồng kinh tế, nên trong mỗi giai đọan công ty sản xuất một loại giấy khác nhau (ví dụ như: giấy văn hóa, giấy cuộn tissue, giấy convert, ), cụ thể trong tháng 12 năm 2014 công ty sản xuất loại giấy tissue

Trang 33

Đơn vị: Công ty CP XNK Bắc Giang Mẫu số: 01-VT

Địa chỉ: Số 1- Nguyễn Văn Cừ – TP BG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Số: 07/NVL PHIẾU XUẤT KHO

Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Khắc Đông Địa chỉ (bộ phận): PX Tissue

Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm giấy cuộn Tissue

Xuất tại kho: NVL

1 Bột sợi ngắn Indonesia

Acacia TK 49220720

Kg 131.208 12.369 1.622.911.752 2

75.625 42.155

15.084,66 14.659,77

1.140.777.413 617.982.604,4

Trang 34

Cộng: 3.420.301.544

Cộng thành tiền (bằng chữ): (ba tỷ, bốn trăm hai mươi triệu, ba trăm lẻ một nghìn, năm trăm bốn mươi bốn đồng)

Ngày 5 tháng 12 năm 2014

Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận Phụ trách cung Người giao Thủ kho

(Ký, Họ tên) sử dụng tiêu hàng (Ký,Họ tên)

(Ký,Họ tên) (Ký,Họ tên) (Ký,Họ tên)

Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho

Đơn vị: Công ty CP XNK Bắc Giang Mẫu số: 01-VT

Địa chỉ: Số 1- Nguyễn Văn Cừ – TP BG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Số: 15/NVL PHIẾU XUẤT KHO

Họ, tên người nhận hàng: Vũ Văn Dương Địa chỉ (bộ phận): Phụ gia

Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm giấy cuộn Tissue

Xuất tại kho: NVL

Đơn

vị tính

8 Mùn rời - Phạm Thị

Quyên

Trang 35

Cộng: 234.511.188,6

Cộng thành tiền (bằng chữ): (hai trăm ba mươi tư triệu,năm trăm mười một nghìn, một trăm tám tám đồng chẵn).

Số chứng từ gốc kèm theo:

Xuất, ngày 5 tháng 12 năm 2014.

Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận Phụ trách cung Người giao Thủ kho

(Ký, Họ tên) sử dụng tiêu hàng (Ký,Họ tên)

(Ký,Họ tên) (Ký,Họ tên) (Ký,Họ tên)

Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho.

Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ vào sổ chi tiết tài khoản 621

Trong sổ chi tiết TK 621 thì tài khoản 6211 và 6212 được theo dõi riêng Cụ thể trên sổ chi tiết tài khoản 621 sẽ mở hai trang để theo dõi riêng cho hai loại nguyên vật liệu, chi tiết tài khoản 6211 được theo dõi cho nguyên vật liệu chính trực tiếp (Biểu số 2.3) và chi tiết 6212 theo dõi cho nguyên vật liệu phụ ( Biểu số 2.4) Cuối tháng trị giá vật liệu xuất cho sản xuất theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 6211 sẽ bằng trị giá nguyên vật chính (bột sợi ngắn, bột sợi dài, giấy lề ) kê trên bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất cho sản xuất trong kỳ (Biểu số 2.5) Trị giá còn lại (nguyên vật liệu phụ) trên bảng kê (Biểu số 2.5), trị giá này bằng trị giá nguyên vật liệu theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết 6212- NVL phụ

Trang 37

Đơn vị: Công ty Cổ Phần XNK Bắc Giang Mẫu số S38-DN

Địa chỉ: Số 1–Nguyễn Văn Cừ-TP BG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp

Số hiệu: 6211Đối tượng: Nguyên vật liệu chính

617.982.604,48.459.77530.170.000

Trang 38

PXK12 17/12 Xuất kho NVL chính cho sx

Trang 39

Biểu số 2.3: Trích sổ cái TK 621- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 40

Đơn vị: Công ty Cổ Phần XNK Bắc Giang Mẫu số S38-DN

Địa chỉ: Số 1–Nguyễn Văn Cừ-TP BG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: Chi phí NVL phụ

Số hiệu: 6212Đối tượng: Nguyên vật liệu phụTháng 12 năm 2014

PXK15 05/12 Xuất kho NVL phụ cho sx giấy Tissue 1522 234.511.188,6

PXK20 18/12 Xuất kho NVL phụ cho sx giấy Tissue 1522 375.295.692

Ngày đăng: 01/03/2017, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w