Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, được bảo tồn qua các lễ hội, qua niềm tin và đờisống tâm linh để tồn tại lâ
Trang 1MỤC LỤC
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 7
7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 7
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHỦ TÂY HỒ - PHƯỜNG QUẢNG AN - QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8
1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI PHỦ TÂY HỒ 8
1.1.1.Vị trí địa lí 9
1.1.2 Kiến trúc phủ Tây Hồ 10
1.1.3.Tình hình dân cư 11
1.2 KHÁI QUÁT DIỆN MẠO ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN PHỦ TÂY HỒ 11
1.2.1 Diện mạo đời sống kinh tế 11
1.2.2 Diện mạo đời sống văn hóa 12
Chương 2: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ - PHƯỜNG QUẢNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 14
2.1 KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM 14
2.1.1 Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu 14
2.1.2 Nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ 17
2.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ 23
2.2.1 Đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ 23
2.2.2 Vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ hiện nay 26
Trang 22.3 THỰC TRẠNG VIỆC THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ HIỆN NAY 30
2.3.1 Thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ hiện nay 30
2.3.2 Những yếu tố tạo nên giá trị văn hóa 30
2.3.3 Những vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ hiện nay 33
Chương 3: PHÁT HUY NHỮNG NÉT VĂN HÓA TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 35
3.1 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ HIỆN NAY 35
3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG VIỆC PHÁT HUY NHỮNG NÉT ĐẸP TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ 36
3.2.1 Một số giải pháp chủ yếu 36
3.2.2 Một số kiến nghị, đề xuất 40
KẾT LUẬN 42
PHỤ LỤC 44
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại, những phong tục lễ nghi truyền thống vẫn luôn được cácthế hệ người Việt Nam trân trọng giữ gìn, kế thừa và phát huy Nó là sợi dây vô hìnhgắn kết người Việt bởi nó phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp của đạo lí cổnhân và chiều sâu của tâm hồn Việt Có thể nhận thấy rằng tín ngưỡng thờ Mẫu đóngvai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng Khi mà con người còn
mơ hồ về một thế giới chưa có sự lí giải thì thờ Mẫu là một yếu tố giúp cộng đồng có sự
an ủi tin vào số mệnh của mình là do thần linh nắm giữ
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và
có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, được bảo tồn qua các lễ hội, qua niềm tin và đờisống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt ThờMẫu là một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minhnông nghiệp lúa nước, một hình thức tôn vinh người phụ nữ làm Thánh Mẫu, QuốcMẫu… Ở nhiều địa phương trên khắp cả nước thì những cơ sở thờ Mẫu đã trở thànhtrung tâm thờ Mẫu lớn
Thờ Mẫu nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là một khái niệmtương đối phức tạp, về phương diện điện thần thì thờ Mẫu bước đầu đã hình thành một
hệ thống và có những nghi lễ điển hình như hầu bong ( hầu đồng)… mà các tín ngưỡngdân gian khác không có.Vì thế tính phức tạp lại càng tăng khi ngày càng có nhiều quanđiểm khác nhau về thờ Mẫu Có quan điểm cho rằng thờ Mẫu đã trở thành một tôn giáo
sơ khai nhưng lại có những quan điểm không đồng tình chỉ khẳng định thờ Mẫu là mộttín ngưỡng dân gian….điều này càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học, đặc biệt là những người quan tâm đến lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng
Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn với thân phận ngườiphụ nữ Việt Nam… người ta đến với Mẫu để tìm chỗ dựa tinh thần, tìm được sự che
Trang 4chở của người mẹ dẫu biết rằng khi đến với tín ngưỡng này người ta cầu xin từ nhưngcái vô hình để hy vọng nhận được cái hữu hình.
Tôn giáo - tín ngưỡng - mê tín dị đoan là ba khái niệm rất phức tạp, là vấn đềđang được quan tâm của nhiều người, nhiều nhà khoa học khác nhau Hiện nay Đảng
và Nhà nước ta đã cho phép phục hồi một số lễ hội truyền thống trong đó có cả tínngưỡng thờ Mẫu Ngoài ra nhu cầu trở về cội nguồn như một xu thế vừa tự phát lại vừa
tự giác đã kéo theo hiện tượng mà trước đây được liệt dạng vào mê tín dị đoan nhưngnay lại đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều di tích đó là nghi thức hầu bóng(hầu đồng) trong tín ngưỡng thờ Mẫu Vấn đề đặt ra là phải loại bỏ mê tín dị đoannhưng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân được pháp luật bảo vệ.Song đối mặt với xu thế cuộc sống là điều hết sức nhạy cảm và phức tạp Hiện naychưa có căn cứ rõ ràng để phân biệt cái gì là văn hóa, cái gì là phản văn hóa, cái gì là
mê tín hay cái gì là dị đoan trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong xã hội hiện nay đang tồn tại một số cá nhân lợi dụng niềm tin của một sốngười vào thần thánh, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta
đã tìm mọi cách “kinh doanh” trên lĩnh vực tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờMẫu nói riêng nhằm trục lợi của các cá nhân gây mất ổn định xã hội … đây là điều màcác cơ quan quản lí các ngành, các cấp cần phối hợp làm rõ để mọi người cùng hiểu vàtránh xa những hiện tượng tiêu cực này
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã tồntại trong lịch sử cả thời đại ngày nay “Mẫu” là hình tượng, một biểu trưng và là sự kếttinh sống động của đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam “Mẫu” có sứchấp dẫn đặc biệt nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề cho nhà khoa học, nhiều ngườinghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau trong toàn xã hội Đến với thờ “Mẫu” khôngchỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu còn
là hiện tượng sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn có sức lôi cuốn con người
Trang 5Người ta đến với “Mẫu” còn có sự đồng cảm về giá trị văn hóa và góp phần củng cố ýthức cộng đồng của dân tộc Việt Nam
Ở đất nước ta có rất nhiều nơi thờ Mẫu nhưng hơn cả có lẽ phải kể đến phủ Tây
Hồ tại thành phố Hà Nội Đây là một trong những địa điểm khá nổi tiếng với tínngưỡng thờ Mẫu, được nhiều người biết đến Nhưng tại đây vẫn còn rất nhiều điểm cần
phải làm rõ hơn nữa Với những lí do trên nhóm chúng tôi đã chọn vấn đề “Phủ Tây
Hồ và tín ngưỡng thờ Mẫu” làm đề tài nghiên cứu môn học.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo GS Vũ Ngọc Khánh tính từ thế kỷ XVII đến nay (không kể đến những ýkiến viện dẫn hoặc phân tích trên các sách báo và các thần tích tại các địa phương vàcác phủ điện thờ) sơ bộ đã có 25 công trình với ba ngôn ngữ ( Hán nôm, Việt, Pháp)viết về chúa Mẫu Liễu Hạnh gồm: sách Hán Nôm, sách Quốc ngữ và chữ Pháp…
Sau khi miền Nam được giái phóng, cả nước thống nhất chúng ta có nhiều điềukiện để tập trung nghiên cứu về vẫn đề này hơn Vì thế đã có nhiều công trình nghiêncứu, nhiều cuộc hội thảo và các bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Tiêu biểuphải kể đến là:
- “ Đạo Mẫu ở Việt Nam” năm 1996 hay cuốn “ Đạo Mẫu và các hình thứcShaaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á” năm 2004 của tác giả Ngô ĐứcThịnh chủ biên Tác giả đã đưa ra những luận chứng khẳng định tín ngưỡng thờ Mẫu ởViệt Nam đã trở thành Đạo Mẫu
- “ Văn hóa tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Đăng Duy (1997) tác giả có viết mộtchương về tín ngưỡng thờ Mẫu, những là thờ Mẫu ở Nam Bộ
- Cuốn “ Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nma” tácgiả Lê Quang Trứ có bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng còn sơ sài, tác giả giớithiệu dàn đều bốn loại hình tín ngưỡng chủ yếu tại Việt Nam
- Cuốn “ Lịch sử tín ngưỡng Đông Nam Á” xuất bản năm 2000, tái bản năm
2003 của TS Trương Sĩ Hùng ( chủ biên) trong đó có bài viết: Thờ Mẫu Việt Nam- một
Trang 6tín ngưỡng điển hình ở Đông Nam Á Tác giả giới thiệu về lễ hội thờ Mẫu và bước đầuđưa ra kết luận tín ngưỡng chủ yếu tại Việt Nam mang sắc thái điển hình ở Đông NamÁ.
- Năm 2005 cuốn sách “ Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” do
TS Nguyễn Đức Lễ (chủ biên) cũng viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, nhưng chỉ
đề cập đến khái niệm thờ Mẫu và một số đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu, chưa đi sâuvào nguồn gốc, vai trò… của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
Trên đây chỉ là một số tác phẩm cơ bản của các nhà nghiên cứu trong nước,trong những thời gian gần đây về tín ngưỡng thờ Mẫu
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, đặc điểm và vai trò của tín ngưỡng thờMẫu nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị phát huy những giá trị tích cực và khácphục những hạn chế trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, bài nghiên cứu cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu ởphủ Tây Hồ
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và rút ra một số nhận xét trong tín ngưỡng thờMẫu ở phủ Tây Hồ
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực cũng nhưhạn chế của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ nóiriêng
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 7- Không gian: phủ Tây Hồ, đường Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội
- Thời gian: tháng 8/2014 đến tháng 11/2014.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp: điều tra khảo sát, thống kê và tổnghợp, lịch sử, điền dã…để đạt được mục đích và thực hiện nhiệm vụ mà bài nghiên cứu
đã đặt ra
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Bài nghiên cứu góp phần nhận diện tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ với đặcđiểm của nó
- Bài nghiên cứu giúp cho người đọc hiểu thêm về tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủTây Hồ và nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của đậm đà bản sắc dân tộc củangười Việt Nam
- Thông qua bài nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu thêm một phần nào đó nhằmphát huy những giá trị văn hóa, đạo đức trong thờ Mẫu Đồng thời hạn chế những mặttiêu cực của loại hình tín ngưỡng này
Chương 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ
Chương 3: Phát huy những nét văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ TâyHồ- thành phố Hà Nội
Trang 8Chương 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHỦ TÂY HỒ - PHƯỜNG QUẢNG AN - QUẬN
TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI PHỦ TÂY HỒ
Phủ Tây Hồ là một danh lam thắng cảnh Hà Nội nổi tiếng, nơi đây không chỉ làmột di tích lịch sử và văn hóa với những nét đặc biệt của riêng mình, mà còn là mộttrong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội
Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm
Hà Nội đều đến thắp hương cầu phúc ở phủ Tây Hồ. Phủ Tây Hồ nằm ở trên một bánđảo nhô ra giữa Hồ Tây mộng mơ, nơi đây gắn với sự tích về bà chúa Liễu Hạnh – mộttrong bốn vị thần “Tứ bất tử” của người Việt, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơphú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hóa tôn làm Thánh Mẫu và cuộc “taongộ” thi vị giữa nàng công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Người
ta lý giải sự ra đời của phủ Tây Hồ cũng chính là từ “huyền tích” đầy ly kỳ này
Tương truyền công chúa thứ hai của Ngọc Hoàng – nàng Quỳnh Hoa, hay cònđược biết đến là bà chúa Liễu Hạnh, vì vô tình làm vỡ cái ly quý mà bị đày xuống hạgiới Khi bị đày xuống hạ giới, nàng không cam chịu mà vẫn chu du, khám phá khắpmọi miền đất nước Việt Nam Bà đã diệt trừ yêu quái, tham gia giúp dân an cư lạcnghiệp Một lần qua đảo Tây Hồ, tiên chúa bỗng dừng lại, mỉm cười khi phát hiện rađây là địa linh sơn thủy hữu tình Nàng quyết định lưu lại nơi đây một thời gian và mởquán nước để làm cớ vui thú văn chương, với cảnh thiên nhiên huyền diệu
Trong dân gian cũng tồn tại nhiều truyền thuyết khác nhau về công chúa QuỳnhHoa, tức bà chúa Liễu Hạnh, công đức rạng ngời tỏa khắp thiên hạ Cũng theo truyềnthuyết, phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng BùngPhùng Khắc Khoan Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan tronglần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa Tâm đầu ýhợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi Tiên
Trang 9chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thìkhông còn Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm Cái xuất xứ ly kỳcủa phủ Tây Hồ là thế.
Phủ Tây Hồ được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa do Bộ văn hóa thông tincấp chứng nhận vào năm 1995 Phủ gồm có 2 phần: phủ chính và động Sơn Trang quay
vê hưỡng Tây Nam
1.1.1.Vị trí địa lí
Phủ Tây Hồ xưa thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ,thành phố Hà Nội Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây Phủnằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, trước là đất của một làng
cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía Đông của hồ Tây nay thuộc phường Quảng
An, quận Tây Hồ - Hà Nội
Từ phố Xuân Diệu, đi khoảng nửa cây số, rẽ vào phố Đặng Thai Mai, thẳng tiếngần cuối đường, du khách sẽ đến Phủ Tây Hồ Phủ Tây Hồ có kiến trúc đơn giản tạocho khách tham quan cảm giác gần gũi Các cung bậc thờ tự được sắp xếp mang đầy ẩn
ý tâm linh Cũng như nhiều đền chùa khác, phủ Tây Hồ có cổng làm kiểu Tam Quancùng những công trình chính như Phương Đình, Tiền Tế, Hậu Cung… Phủ Tây
Hồ cũng lưu giữ nhiều di vật có giá trị văn hóa, lịch sử như: hoành phi, câu đối, bức đại
tự “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện), bức hoành “Mẫu nghi thiên hạ” (Tấmgương người mẹ cho cả thiên hạ)…
Nhìn hướng ra hồ Tây mênh mông, khuôn viên phủ tao nhã và thâm nghiêm vớihàng cau vút cao và hai cây cổ thụ tỏa bóng Nếu đến thăm phủ Tây Hồ vào mùa hè, dukhách sẽ được thưởng ngoạn những đầm sen nở hoa thanh khiết dọc theo các conđường gần nơi đây
Từ cổng tam quan đi vào theo hướng phải là ngôi đền Kim Ngưu gắn liền vớitruyền thuyết về thần Trâu vàng hồ Tây Đền Kim Ngưu, chùa Trấn Quốc… cùng Phủ
Trang 10Tây Hồ tạo thành quần thể di tích lịch sử – văn hóa cũng như du lịch nổi tiếng bên hồTây mà bất cứ du khách nào khi đến thăm Hà Nội đều muốn ghé qua.
1.1.2 Kiến trúc phủ Tây Hồ
Tam quan vào cổng phủ Tây Hồ đắp đao lửa, mái làm giả ngói ống, dưới diềmkhắc 4 chữ “ Phong đài nguyên các” ( nghĩa là đài gió gác trăng) nhằm nói về sự tíchPhùng Khắc Khoan gặp Liễu Hạnh
Phủ chính có quy mô kiến trúc lớn, mặt trước Phủ có cửa tam quan 2 tầng, máigiữa có ghi “Tây Hồ hiển tích” (Dấu để Tây Hồ), được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốncánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ Quatam quan vào là phương đình 2 tầng, 8 mái Nhà tiền tế xây sát sau phương đình
Phần thờ tự theo thứ tự từ ngoài vào: lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứphủ vạn linh và Hội đồng các quan, có tượng ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười, 3 đôi câuđối ca ngợi chúa Liễu Hạnh
Lớp thứ hai, thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu, có câu đối ca ngợi thắngcảnh Tây Hồ Lớp thứ ba thờ Tam Tòa Thánh Mẫu có cửa võng đề “Tây Hồ phongnguyệt” và đôi câu đối ca ngợi bà Liễu Hạnh Trên nóc mái giáp cửa hậu treo đại tự
“Mẫu nghi thiên hạ”, hai bên có câu đối bằng gỗ
Lớp trên cùng hậu cung là nơi đặt tượng của bà Liễu Hạnh và tượng ChầuQuỳnh, Chầu Quế Trên cao là bức đại tự “Thiên tiên trắc giáng” và “Mẫu nghi thiênhạ”.
Sát Phủ chính là lầu Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trênthờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian Phía ngoài Phủ chính xây 2
am thờ nhỏ thờ Cô và Cậu Phía trước lầu có tháp nhỏ, dưới gốc si là tấm bia Từ chỉ của
xã Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị 5 (1845)
Di vật trong Phủ còn khá phong phú với nhiều câu đối, cửa võng, long ngai, bài
vị, sập thờ Cửa cuốn, cửa võng được chạm khắc đẹp, mang nét nghệ thuật thế kỷ XIX Ngoài ra còn có các loại tàn, tán, lọng, 3 quả chuông đồng, 1 bát hương đồng ghi
Trang 11“Đông Cung Điêu”, bát hương đá, 10 đạo sắc phong (3 đạo phong chúa cho Liễu Hạnh,
7 đạo phong cho thần Kim Ngưu), 50 pho tượng tròn lớn nhỏ.Đền Kim Ngưu đã bị đổ trong chiến tranh chống Pháp, nhưng vẫn còn dấu tích là cây
đa cổ thụ trên đó có bàn thờ mà dân làng Tây Hồ dựng lên để thờ vị thần Kim Ngưu(Trâu Vàng)
Theo truyền thuyết, tiếng chuông làm bằng đồng đen của nhà sư Nguyễn MinhKhông đời Lý đã làm cho con trâu vàng bị giam giữ ở Trung Quốc tưởng là tiếng trâu
mẹ gọi, lồng về phía Việt Nam Đường trâu vàng chạy lún thành sông Kim Ngưu Đếnphía tây Kinh thành thì tiếng chuông tắt, trâu đã lồng và xéo nát một vùng thành hồKim Ngưu, tức Hồ Tây ngày nay Đền Kim Ngưu có Tam quan, phủ chính, điện thờMẫu, sân trong và nhà khách
Trong những năm gần đây, quận Tây Hồ đã có các cuộc hội thảo khoa học vềđền Kim Ngưu, để từ đó có cơ sở phục hồi một điểm di tích gắn với vùng Hồ Tây
1.1.3.Tình hình dân cư
Phường Quảng An là một trong 8 phường của quận Tây Hồ Nơi đây cũng cónhiều khách sạn, căn hộ cao cấp, nhà nghỉ phục vụ du lịch và cho thuê Trong đó có 2khách sạn 5 sao, khách sạn Sheraton Hà Nội đã từng đón tiếp phu nhân và tổng thống
Mỹ George Bush Chợ hoa Quảng An của phường là một trong những chợ hoa lớn vànổi tiếng của Hà Nội
1.2 KHÁI QUÁT DIỆN MẠO ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN PHỦ TÂY HỒ
1.2.1 Diện mạo đời sống kinh tế
Khái quát chung tình hình kinh tế của cả quận:
Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tếtheo hướng "Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp” với giá trị sản xuất
Trang 12Công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ-du lịch,thương mại tăng bình quân 14,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảmbình quân 3,8 một năm.
Quận Tây Hồ còn là “dinh lũy” của hoa và cây cảnh với các làng hoa, cây cảnhNghi Tàm; làng hoa Phú Thượng, Xuân La, Tứ Liên
Với bề dày truyền thống của vùng đất lịch sử văn hoá cách mạng gắn liền vớinăm tháng hào hùng vẻ vang của thủ đô, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nghề truyềnthống làng hoa cây cảnh nên Quảng An luôn có sự phát triển kinh tế khá vững chắc.Nguồn thu từ sản xuất chè sen, hoa, cây thế đã góp phần thiết thực nâng cao thu nhập,
ổn định đời sống vật chất của nhân đân
Nếu cạnh phố Huế có một Tràng An tịch mịch, đầu đường Thanh niên có quánThánh trầm tư, thì phủ Tây hồ bao giờ cũng rộn rã hơn nhiều
Cũng không hiểu từ đâu và từ bao giờ, trên đường vào phủ và ngay trước cổngmọc lên hàng trăm quán ăn uống và các thứ hàng mua bán khác, trong đó có món ăn HàNội: bún ốc Nói đến Phủ, người ta nghĩ ngay đến bún ốc khá quen và bánh tôm
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h-19h hàng ngày vào những ngày lễ, có hàng vạn kháchtới tham quan Khung giờ đông lễ nhất là từ 10h-16h
1.2.2 Diện mạo đời sống văn hóa
Nhiều năm qua, Đảng ủy, chính quyền cùng các ban ngành đoàn thể và nhân dânPhủ Tây hồ luôn nhận thức sâu sắc việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làm nềntảng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đờisống tinh thần của nhân dân
Hàng năm vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương nô nức hành hươngđến phủ Tây Hồ dâng hương rất đông Từ ngày giao thừa cho tới rằm tháng Giêng, PhủTây Hồ lúc nào cũng đông nghịt người tới lễ Người ta tới Phủ Tây Hồ vừa đi lễ Mẫuban cho điều lành và mọi sự may mắn, cầu an, cầu tài lộc… vừa đi vãn cảnh ngắm
Trang 13chùa, thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây để tìm chút không khí khoáng đạt, chút thongdong hòa mình vào thiên nhiên.
Cũng như Phủ Giầy, Đền Sòng phủ Tây Hồ vào hội có hầu bóng, một loại hìnhnghệ thuật dân gian vừa có âm nhạc, vừa có ca hát và vũ điệu với trang phục sặc sỡ, màđiển hình là điệu hát chầu văn đã khá phổ biến hiện nay
Trang 14Chương 2:
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ - PHƯỜNG QUẢNG AN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM
2.1.1 Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu
Để tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu trước tiên phải tìm hiểu sơ qua kháiniệm tín ngưỡng tôn giáo Bởi vì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có một quanđiểm thống nhất xem thờ Mẫu là tín ngưỡng hay tôn giáo
Chủ nghĩa Mác-Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hộiphản ánh một cách hoang đường hư ảo hiện thực khách quan Điều này đã đượcPh.Ăngghen khẳng định “ Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vàođầu óc con người”
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: tín ngưỡng tôn giáo là một sức mạnhthần bí ,thuộc lĩnh vực tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí, sứcmạnh cho con người với một số đại diện cho trường phái này là Platon, Hêghen…
Tín ngưỡng tôn giáo có sự khác nhau song lại có quan hệ mật thiết mà ranh giới
để phân biệt chúng chỉ là tương đối
Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo Trong giáo trình chủ nghĩa xãhội khoa học có viết: “ Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vàomột hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó và thông thường để chỉ một niềm tin tôngiáo Còn tôn giáo được hiểu là một trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ýthức, hành vi và các tổ chức tôn giáo”
Trong Hán -Việt từ điển, Đào Duy Anh đã giải nghĩa “ Tín ngưỡng là lòngngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa”
Trang 15Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng: “tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm linh (niềmtin thiêng liêng) cũng có phần tâm linh không phải là tôn giáo, tâm linh chỉ là khả năngdẫn đến tôn giáo”
Hay tín ngưỡng là một hình thái ý thức xã hội, là một nhu cầu của xã hội và mộtkhi những nhu cầu ấy chưa được những hình thái của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa mãnthì đối với một số tầng lớp xã hội, tôn giáo - tín ngưỡng vẫn là nguồn gốc của giá trịniềm an ủi sự nâng đỡ về tâm lí…
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng và tôn giáo, giữa tôn giáo
và tín ngưỡng tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có những sự khác biệt đó là:
Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lí luận chặt chẽ và có tính hệ thốngcao Nghi lễ trong tôn giáo được thực hiện mang tính bắt buộc đối với tín đồ, được duytrì thường xuyên cùng những quy định khác Còn tín ngưỡng được hình thành và tồn tạidựa trên cơ sở lí luận chưa chặt chẽ thiếu tính hệ thống Cho nên tín ngưỡng phần lớnmang tính dân gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ được thực hiện đơn giản,không bát buộc đối với người theo
Ở tôn giáo niềm tin được đặc biệt đề cao có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách
lí giải mang tính logic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinhquan, ý thức, tình cảm… còn tín ngưỡng niềm tin không trở thành đức tin mà niềm tin
ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ rang mà còn dựa vào sự cảm nhận của chủthể tín ngưỡng Nói cách khác xét về mặt nào đó thì tín ngưỡng có nội hàm hẹp hơn tôngiáo, bởi vì tôn giáo nào cũng có tín ngưỡng, niềm tin, đức tin tôn giáo, nhưng khôngphải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo
Có thể quan niệm tín ngưỡng như sau: tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xãhội, là một lĩnh vực thuộc yếu tố tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hìnhthành bởi quá trình lịch sử-văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lí xã hội vàocái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng ngườitrong xã hội
Trang 16Thuật ngữ tín ngưỡng bao gồm: tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những nguyên tắcthực hành tôn giáo nhất định.
Theo GS,TS Phạm Ngọc Quang: tín ngưỡng dân gian cũng có thể và cần đượcxem là một yếu tố, một bộ phận văn hóa dân gian Từ quan niệm đó, nếu văn hóa dângian được hiểu là loại hình văn hóa ra đời nhờ sự sáng tạo của chính nhân dân, thì tínngưỡng dân gian cũng có thể xem là loại hình tín ngưỡng tôn giáo do chính nhân dântrước hết là những người lao động sáng tạo ra trên cơ sở những tri thức phản ánh sai lạcdưới dạng kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình
Tín ngưỡng dân gian còn phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người và
cả cộng đồng, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tụctập quán truyền thống
Tín ngưỡng thờ Mẫu:
Ở Việt Nam đa phần các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu
là một loại hình tín ngưỡng dân gian, đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiêncứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Nội hàm của tín ngưỡng thờ Mẫu được dùng
để biểu thị sự tôn vinh một nhân vật nào đó hay có thể đồng nhất với việc thờ các vị nữthần hiển linh được tôn phong là Mẫu như: Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu…
Tín ngưỡng thờ Mẫu cón được hiểu theo một nghĩa hẹp đó chỉ là dạng hình thứctín ngưỡng với tên gọi là Mẫu Tam phủ-Tứ phủ, hình thức thờ cúng những vị Mẫu caiquản trong vũ trụ
Có thể hiểu: tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bát nguồn từ tínngưỡng thờ nữ thần (nhưng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu), là một bộ phận của
ý thức xã hội được hình thành từ chế độ thị tộc mẫu hệ, để tôn vinh những người phụ
nữ có công với nước với cộng đồng tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử vănhóa đọa đức xã hội làm Thánh mẫu, Vương mẫu… và qua đó người ta gửi gắm niềmtin vào sự che chở giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần
Trang 172.1.2 Nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ
2.1.2.1 Nguồn gốc
Tôn giáo tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng cũng ra đời từnguồn gốc kinh tế xã hội, nhận thức và tâm lý tình cảm Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tínngưỡng có nguồn gốc bản địa “có thể là tín ngưỡng sớm nhất của con người Việt trướckhi du nhập tam giáo Phật, Nho và Đạo”
Cho đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta chưa biết chưa biết chính xác có từkhi nào, nhưng có ý kiến cho rằng “người ta tin mẹ thần linh này đã xuất hiện từ buổihồng hoang hay ít nhất từ lúc người Việt khai thác đồng bằng Bắc bộ
Có thể nhận thấy tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt xuất hiện vào khoảng thế
kỷ thứ III hoặc thứ II trước công nguyên Bởi vì Phật giáo là tôn giáo nước ngoài đưavào Việt Nam sớm nhất, có tác giả đã viết “có tài liệu nói đạo Phật vào ta khoảng thế kỷthứ III trước công nguyên, dưới thời vua A-Dục”
Ngoài ra theo TS.Trần Đăng Sinh thì: “đến thế kỷ thứ III, II trước công nguyênđỉnh tam giác châu thổ sông Hồng đã là địa bàn chung sống của người Âu Việt và LạcViệt”
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở Việt Nam còn xuất phát từ nền văn minh nôngnghiệp lúa nước điển hình, thờ Mẫu này nở trên một miền đất nhiều đời trồng cây lúanước Đối với dân cư nông nghiệp thì hình ảnh người mẹ từ việc hái lượm đã tìm ra hạtlúa để từ đó trở thành hồn lúa như một tác giả đã nhận xét: “trong các loại cây trồng, lúa
là cây duy nhất trong thời kì làm đòng được các tộc người ở Đông Dương gọi là cóchửa như người mẹ; là cây duy nhất được coi có hồn
Ngươì Việt xưa kia sống nhờ vào thiên nhiên rất nhiều, nhưng cũng phải chốngchọi nhiều với thiên nhiên Do đó con người cầu mong sự phù hộ, giúp đỡ của các
“Mẹ” thiên nhiên và các Mẫu có nguồn gốc thiên thần cũng làn lượt ra đời
Trang 18Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường được đồng nhất với Mẫu địa- địa Tiên ThánhMẫu vì cốt lõi ban đầu, nhũng yếu tố cơ bản của địa Tiên Thánh Mẫu là người trần lấy
vợ tiên
Trong tâm thức của người Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh là:
“Mẫu Thượng Thiên”- Mẹ ở trên trời giáng xuống,
“Mẫu nghi thiên hạ”- Mẹ của muôn dân,
“Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian (Mẫu Liễu Hạnh, Phù Đổng ThiênVương, Chử Đồng Tử và Thánh Tản Viên)
Khi Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện, không rõ từ khi nào đã trở thành một vị thần chủđạo của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ “Phủ” trong tín ngưỡng thờ Mẫu mang ý nghĩarộng và bao quát, nó ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ Tuy là đời sau nhưngMẫu Liễu Hạnh lại thường được đạt vào vị trí trang trọng nhất trên bàn thờ Mẫu TứPhủ
Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện đã có nhiều truyền thuyết khác nhau, bà có thểvừa là Thiên thần vừa là Nhân thần đối với đời sống trần gian, với cha mẹ, chồng con,chu du khắp nơi, trừ ác, ban lộc….Mẫu Liễu Hạnh có thể biến thành Mẫu Thiên, có lúclại đồng nhất với Mẫu Địa và Mẫu Thoải
Phủ Tây Hồ gắn liền với huyền thoại thành Mẫu Liễu Hạnh gặp gỡ và họa thơvới các văn sĩ Phùng Khắc Khoan và hai ông Ngô, Lý
Tục truyền rằng: bà chúa Liễu Hạnh tên thật là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai củaNgọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý Xuống hạ giới, nàngchu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địalinh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiênnhiên huyền diệu Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan tronglần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa Tâm đầu ýhợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi Tiênchúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì
Trang 19nàng không còn Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm Cái xuất xứ
ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế
Tác giả Nguyễn Duy Hinh với tư cách là nhà nghiên cứu về Mẫu Liễu Hạnh,ông cho rằng Mẫu Liễu Hạnh: “không phải giáng tiên, không phải trích tiên, khôngphải thi tiên mà là Mẫu chăn dắt đàn con”
Theo dấu ấn của Đạo giáo thì du tiên và giáng tiên không phải là đầu thai mangxác người nên không nằm trong Đạo giáo mà chỉ có trích tiên nhằm trong dấu ấn củaĐạo giáo
Hiện nay, ở đồng bằng Bắc bộ Mẫu Liễu Hạnh là nhân vật linh thiêng, phổ biếncủa tín ngưỡng thờ Mẫu Nhiều khi được xếp đứng đầu và là biến thể cao nhất trong tínngưỡng Tam phủ - Tứ phủ
Mẫu Liễu Hạnh ra đời là sản phẩm của xã hội lịch sử Việt Nam cụ thể đó là giaiđoạn phong kiến Việt Nam thời Lê Thực tế lịch sử của đất nước khi Mẫu Liễu Hạnhđược sinh ra là: ở đất Vụ Bản giữa không gian các thế lực phong kiến thời Lê(ThanhHóa), Trần(Nam Định) mà Mẫu đầu thai sinh vào nhà họ Lê lấy chồng họ Trần, phảichăng đó là tập hợp sức mạnh oai hùng Trần Thắng Nguyên, Lê Thắng Minh, mà cũng
là phật giáo thời nhà Trần còn Nho giáo thời nhà Lê Tại sao Mẫu Liễu Hạnh lại xuấthiện trong bối cảnh có lúc xã hội thanh bình có khi loạn lạc, các thế lực phong kiến Lê-Mạc, Trịnh -Nguyễn phân tranh…
Có thể nói Mẫu Liễu Hạnh ra đời đã làm hoàn chỉnh hệ thống thờ Tam phủ - Tứphủ và thể hiện đầy đủ triết lí thờ Mẫu triết lí theo vũ trụ quan phương Đông
Từ thờ nữ thần, thờ Mẫu trong quá trình phát triển đến Mẫu Tam phủ - Tứ phủ
có sự ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: trong tínngưỡng thờ Mẫu thì nơi thờ phụng chính của Thành Mẫu Liễu Hạnh chỉ gọi là phủ nhưPhủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) có thể xuất phát từ khi trong xã hội xuấthiện những phủ Chúa, cung Vua thời Trịnh-Nguyễn Còn trước đó không gian thiêng
Trang 20liêng thờ Mẫu chỉ là những nơi đền miếu Hiện nay chưa ai có thể trả lời chắc chắnTam phủ-Tứ phủ của Đạo Mẫu có từ bao giờ.
2.1.2.2 Các loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến ở nước ta
Hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta rất đa dạng, bao gồm:
Thứ nhất, Mẫu huyền thoại và Mẫu lịch sử:
- Mẫu huyền thoại như: Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương tước hiệu là ĐồngXung Thiên Thần Vương Mẫu, bà chúa Liễu Hạnh tước hiệu là Thánh Mẫu LiễuHạnh…
- Mẫu lịch sử: là những nhân vật lịch sử có thực nhưng sau khi chết vì nhiều lý
do đã được suy tôn là thánh thần như Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu – nguyên phi của vua LýThánh Tông, bà Phạm Thị Ngọc Trần – mẹ của Lê Thái Tông
Thứ hai, Mẫu trong nước và Mẫu Ngoài nước:
- Mẫu trong nước: như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Man Nương…
- Mẫu nước ngoài như: Thái hậu họ Dương và ba công chúa của vua Tống Bình( Trung Quốc), được tôn phong là Quốc Mẫu Vương bà Tứ vị thánh nương; Thiên HậuThánh Mẫu người Phúc Kiến (Trung Quốc) được thờ ở thành phố Hồ Chí Minh…
Thứ ba, Mẫu nhiên thần và Mẫu nhân thần:
- Mẫu nhiên thần: gồm có Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn…
- Mẫu nhân thần: Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu, Phạm Thị Ngọc Trần…
Thứ tư, Mẫu có nguồn gốc quyền quý và Mẫu có nguồn gốc bình dân:
- Mẫu có nguồn gốc quyền quý: các Thái Hậu, Hoàng Hậu, công chúa…
- Mẫu có nguồn gốc bình dân: như nàng Vũ Thị Khiết – người con gái nghèo ởtỉnh Nam Định, là vợ chàng Trương Sinh “ nhưng rồi phải lấy cái chết để chứng minhcho tấm lòng cao cả ấy của mình Đời sau thương nàng lập đền thờ tôn làm thánhMẫu”
Thứ năm, Mẫu được thờ theo tước hiệu Bao gồm 3 loại:
Trang 21- Loại 1: tước hiệu Vương Mẫu có: Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương mang tướchiệu là Đông Xung Thiên Thần Vương Mẫu.
- Loại 2: Tước hiệu Quốc Mẫu có Bà Âu Cơ - mẹ của tất cả con dân đất Việt
- Loại 3: Tước hiệu Thánh Mẫu có Thánh Mâu Man Nương, thánh Mẫu LiễuHạnh…
2.1.2.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ -Tứ Phủ ở nước ta
Ở nước ta còn có một loại hình Thờ Mẫu rất độc đáo và đang tồn tại khá phổbiến đới với người dân ở đây, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ-Tứ phủ Các vị Mẫutrong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ-Tứ phủ gồm có: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu ThượngThiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa
Trong tâm thức của người dân từ xa xưa đã có sự tôn thờ người Mẹ Mẹ đem lạicho ta chỗ dựa bằng tấm lòng vào cánh tay của mẹ…trong rừng sâu những con thú dữrất dữ tợn bạo tàn mà vẫn vâng lời mẹ núi Sóng gió có thể hung giữ nhưng phải nghetheo lời mẹ Biển Từ đó ra đời sự tôn thờ mẹ Rừng, mẹ Nước Đã có hai mẹ của Rừng
và Nước, vậy tại sao lại không có mẹ của Trời Bà mẹ của Trời với chức năng quản lícõi Thiên Các bà mẹ trên dần dần được ghép cho các huyền thoại, sự tích để rồi các mẹtrở thành Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Thiên, người ta dành cho
mỗi Bà một phủ một tòa riêng Tam tòa ở đây có thể có thể hiểu theo ba cõi Trời – Non
- Nước Vì thế xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ - Tam tòa Thánh Mẫu, có thể
coi đây là thế giới quan dân giã của người Việt từ thời hoang sơ
Khi có thêm một phủ mới là Địa phủ thì Tam phủ biến thành Tứ phủ, nhưng:
“không rõ từ lúc nào mà Tam phủ biến thành Tứ phủ”
Từ khi xuất hiện Mẫu cai quản từng miền vũ trụ hình thành thì bản thân nó đãchứa đựng những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ thêm vào đó là các niềm tin Từ đócác điện thờ được đựng lên và dần được sắp xếp thành hệ thống và gọi đó là tín ngưỡngthờ Mẫu Tam Phủ-Tứ phủ hay Tam tòa tứ phủ
Trang 22Mẫu có quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, những lại hóa thân thành Tam vị,
Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các các miền khác nhau của vũ trụ; Thiên Phủ, Địa Phủ,Thoải Phủ, Nhạc phủ đứng đầu mỗi Phủ là một vị Thánh Mẫu tương ứng với: MẫuThượng Thiên cai quản Thiên Phú, Mẫu Địa cai quản Địa phủ; Mẫu Thoải cai quảnThoải Phủ và Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ Các Mẫu cai quản các miền vũtrụ có nhiều truyền thuyết huyền thoại khác nhau
Trong quá trình biến đổi phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ rồi Tứ phủ,chúng ta chú ý tới giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỷ XVIII, xã hội luôn có những biếnđộng Cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn bên cạnh đó sự không ổn định là tìnhtrạng chung cho cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội Từ những lý do trên người ta mong
có một sức mạnh kỳ diệu để giải phóng con người ra khỏi chế độ phong kiến đang suyyếu, một xã hội rối loạn và các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên Vì thế họ cần cómột Mẫu nữa, Mẫu này phải ở cõi nhân sinh mà sự hiện diện của bà khắp mọi nơi,mang tính phổ quát và gần gũi với những con người và họ mong muốn có một nhân vậtThánh Mẫu có thân phận như một người phụ nữ bình thường Vào khoảng thế kỷ XVIvừa là nhu cầu phát triển nội tại của tín ngưỡng thờ Mẫu có từ trước vừa là khát vọngcủa quần chúng nhân dân, vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa VIệt Nam đã thờ thê mộtMẫu mang tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh- quan niệm dân gian thường coi là Bàhóa thân thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên và có lúc là Mẫu địa
Mẫu Liễu Hạnh ra đời ở thế kỷ XVI nhưng cho đến nay chưa có tài liệu chínhxác để khẳng định Tứ phủ ra đời từ bao giờ
Cũng có thể từ Tam phủ chuyển sang Tứ phủ là sự thể hiện tư duy trong dângian, từ Tam phủ lên Tứ phủ cho đầy đủ về vũ trụ
Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủnâng lên trình độ cao hơn và toàn diện hơn
Chúng ta đều biết nếu như từ tín ngưỡng thờ Mẫu đến tín ngưỡng thờ Mẫu TamPhủ đã có sự phát triển từ cụ thể lên phổ quát ấy được bổ sung bằng những quan niệm
Trang 23nhân sinh và vũ trụ, nó thể hiện tính hệ thống cao hơn đặc biệt là những nghi thức lễhội.
Trong điện thờ Mẫu Tứ Phủ Mẫu Thượng Thiên đã bị lu mờ bên cạnh Mẫu LiễuHạnh Phải chăng Mẫu Thượng Thiên vì quá xa trên tận trời cao nên không gắn với nhucầu thực tế cuộc sống hàng ngày của người dân nên bị lãng quên Mẫu Liễu Hạnh xuấthiện đã kéo theo những thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ gắn với đời thườngvới dân gian
Một điều đáng chú ý là đa số trong các điện thờ hiện nay chỉ có Tam Tòa ThánhMẫu Trong đó tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa và hai bên là Mẫu Thượng Ngàn
và Mẫu Thoải Không có tượng Mẫu Thượng Thiên là do theo quan niệm dân gianMẫu Liễu Hạnh vốn là con gái Ngọc Hoàng.Có thể với lí do đó Mẫu Liếu Hạnh đồngthời là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Địa
2.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ TÂY HỒ
2.2.1 Đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phủ Tây Hồ
Đất nước ta là một quốc gia trải dài có rất nhiều vùng miền vốn đặc điểm khácnhau về địa lí lịch sử Tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa - tư tưởng lối sống và conngười cũng khác nhau nên có ảnh hưởng đến phong cách lối sống tín ngưỡng cũngmang những sắc thái không giống nhau
Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Tây Hồ nhìn chung cũng mang đặc điểmcủa tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ Đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu vốnxuất phát từ hiện tượng thờ nữ thần có nguồn gốc lâu đời của người Việt
Đặc điểm thứ nhất: tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính tiểu nông, dân dã và quần chúng:
Bắt nguồn từ cư dân trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gó mùa, cho nên từ quanniệm đến lối nghĩ nếp sống của người Việt về cơ bản thể hiện những đặc trưng của