1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

126 988 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn bán hàng+ chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết quả ho

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả

kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)” là kết quả

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trungthực, được trích dẫn từ các nguồn dữ liệu, báo cáo đáng tin cậy

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Phượng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Đỗ Thị Mai Thơm, Viện Đào tạo SauĐại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần Vận tải biển ViệtNam, gia đình và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu, thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4

1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Ý nghĩa 4

1.2 Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 5

1.2.1 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 5

1.2.2 Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản xác định kết quả kinh doanh 7

1.2.3 Sổ kế toán sử dụng để xác định kết quả kinh doanh 19

1.2.4 Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 20

1.3 Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm 23

1.3.1 Kế toán quản trị chi phí 23

1.3.2 Kế toán quản trị giá thành sản phẩm 25

1.4 Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh 27

1.4.1 Định giá bán sản phẩm 27

1.4.2 Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng 28

1.5 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 28

Trang 4

1.5.2 Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh

doanh trong doanh nghiệp 30

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO 31

2.1 Tổng quan về công ty Vosco 31

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Vosco 31

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty Vosco 33

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Vosco 36

2.1.4 Điều kiện cơ sở vật chất và lao động 36

2.1.5 Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 38

2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 42

2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty 42

2.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 45

2.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty Vosco 50

2.3.1 Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco 50

2.3.2 Chứng từ, sổ sách công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco 53

2.4 Đánh giá về tổ chức kế toán tại Công ty Vosco 56

2.4.1 Nhận xét chung về công tác kế toán và hình thức kế toán tại Công ty Vosco 56

2.4.2 Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh ở công ty Vosco .57

2.4.3 Những tồn tại cần khắc phục 58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO 60

3.1 Kế hoạch phát triển của công ty Vosco trong giai đoạn 2015-2020 60

Trang 5

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanhtại công ty Vosco 623.2.1 Hoàn thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán 623.2.2 Hoàn thiện về hệ thống chứng từ kế toán 62

3.2.3 Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí, xác định giá vốn Error! Bookmark

not defined.

3.2.4 Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu về doanh thu 653.2.5 Hoàn thiện về sổ sách kế toán 663.3 Những lưu ý trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh theo Thông

tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế choQuyết định15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ban hành ngày22/12/2014 68KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 1/PL

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

VOSCO Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty Vosco 462.3 Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán theo Nhật ký chung 49

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại, Việt Nam đang đặt ra yêu cầu rất cao về xác định kết quả kinhdoanh Nâng cao kết quả kinh doanh là điều kiện cơ bản để phát triển doanhnghiệp, kinh tế, xã hội, là động lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống người dân, rút ngắn dần khoảngcách kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong thời gian 2010-2014, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu

và do những khó khăn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam nhất là trong ba năm

2011, 2012, 2013 các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trongviệc duy trì sản xuất, trong đó công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)cũng không tránh khỏi những khó khăn đó

Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Vosco khi tiến hành hoạt động kinhdoanh không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động củaquy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắptoàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi

là lợi nhuận Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuậnđạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý.Trong những năm qua, hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán kếtquả kinh doanh nói riêng đã được xây dựng và điều chỉnh sao cho ngày càng phùhợp với nền kinh tế thị trường Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định tạo ramột số khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng và thực hiện Do đó việcthực hiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quantrọng trong việc xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việcxác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Từ nhận thức đó, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán xác định kếtquả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)” làm đề tài

Trang 10

2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công

ty Vosco từ năm 2010 đến 2014 từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoànthiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong tương lai

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề xác định kết quả kinhdoanh

- Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công

ty Vosco: đánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân, những yếu kém, tồntại và nguyên nhân

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toánxác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công tyVosco

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ năm 2010-2014

- Giới hạn không gian nghiên cứu: công tác kế toán xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty Vosco

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống

kê, phân tích-tổng hợp, lo-gich-lịch sử… trong nghiên cứu và phân tích đề tài

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp phân tích thông tin

+ Phương pháp thống kê kinh tế

+ Phương pháp so sánh

Trang 11

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài luận văn đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản vềbản chất của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp trêngóc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị

- Đề tài đưa ra tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược, đề xuất và tham mưu một

số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tạiCông ty Vosco trong tương lai

6 Nội dung nghiên cứu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanhChương 2: Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanhtại Công ty Vosco

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quảkinh doanh tại Công ty Vosco

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH

KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – (giá vốn bán hàng+ chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tàichính và chi phí hoạt động tài chính

Kết quả hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính - chi phí hoạt động tài chính

- Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự

tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như:thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh

tế, thu được khoản nợ khó đòi đã xóa sổ…Kết quả hoạt động khác là số chênh lệchgiữa thu nhập thuần khác và chi phí khác

Kết quả hoạt động khác = thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác

1.1.2 Ý nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề các doanh nghiệp luôn quan tâmlàm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả (tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểuhóa rủi ro) và lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thunhập khác và chi phí Hay nói cách khác, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợinhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Do đó

Trang 13

doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào,

mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất.Như vậy, hệ thống kế toán xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọngtrong việc cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp vàgiám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh,phương án đầu tư có hiệu quả nhất

Việc tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh một cách khoa học,hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọngtrong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốcđiều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế… để lựa chọn phương ánkinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tàichính, chính sách thuế…

1.2 Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 1.2.1 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Căn cứ vào thông tư 200/2014/TT-BTC thì kết quả kinh doanh từ hoạt độngtiêu thụ sản phẩm được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về hoạt động tiêu thụhàng hóa dịch vụ được xác định theo công thức sau:

Doanh thu bán

hàng và cung

cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí tài chính

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 14

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhsau một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức tiền lãi hoặc lỗ Hay nóicách khác kết quả kinh doanh là số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và kết quảkinh doanh được cấu thành bởi hai bộ phận gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh (kết quả hoạt động tiêu thụ, dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính) và kếtquả hoạt động khác của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mang lợi nhuận chủ yếu chodoanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sảnxuất trước hết phải xác định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình Lựachọn việc sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm nhất định thuộc phạm vi ngànhnghề sản xuất nhất định của xã hội

Thu nhập khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí khác phát sinhtrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Cuối kỳ tổng hợp kết quả của hai hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh

và hoạt động khác để xác định được chỉ tiêu thu nhập trước thuế của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một kỳ nhấtđịnh Nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một số dương thì chứng tỏdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại, nếu chỉ tiêu cho kết quả là một

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động khác

Tổng lợi nhuận trước thuế Thu nhập khác Chi phí khác

Lợi nhuận khác

Trang 15

số âm sẽ cho thấy doanh nghiệp không bảo toàn được nguồn vốn đầu tư ban đầu,hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, quy mô vốn bị giảm.

1.2.2 Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản xác định kết quả kinh doanh

1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

a) Khái niệm

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc

sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thuthêm ngoài giá bán (nếu có)

b) Điều kiện ghi nhận doanh thu

 Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn cácđiều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định ngườimua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể,doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó khôngcòn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trườnghợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa,dịch vụ khác);

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏamãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người

Trang 16

chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại vàngười mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch

vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó

c) Nguyên tắc xác định doanh thu

- Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đãthu hay chưa thu được tiền

- Phù hợp: khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp

- Thận trọng: doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứngchắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế

d) Phương pháp ghi nhận doanh thu

- Phương pháp ghi nhận từng phần: Phương pháp này được sử dụng hiệu quảkhi doanh thu và chi phí cho sản phẩm được ước lượng một cách dễ dàng và tươngđối chính xác Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là các dự án xây dựng vớithời gian thi công kéo dài và chi phí cũng như doanh thu của dự án có thể ướclượng được Theo phương pháp trên doanh thu sẽ được ghi nhận theo chi phí trongsuốt quá trình thực hiện giự án

- Phương pháp ghi nhận hoàn thành: Phương pháp này được sử dụng hiệu quảkhi doanh thu và chi phí cho sản phẩm không thể ước lượng một cách dễ dàng vàchính xác Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là các dự án xây dựng vớithời gian thi công kéo dài nhưng chi phí cũng như doanh thu của dự án không thểlường trước Khi đó doanh thu sẽ được ghi nhận vào thời điểm sau khi sản phẩmđược bàn giao cho khách hàng và quá trình thanh toán được bắt đầu thực hiện

e) Chứng từ sử dụng

Sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, bản

kê hàng gửi đi bán đã tiêu thụ, phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng

Trang 17

f) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 TK cấp 2:

TK 5111 (Doanh thu bán hàng hoá); TK 5112 (Doanh thu bán các thành phẩm);

TK 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ); TK 5114 (Doanh thu trợ cấp, trợ giá); TK

5117 (Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư); TK 5118 (Doanh thu khác)Nội dung và kết cấu TK 511

- Các khoản thuế gián thu phải nộp

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911

"Xác định kết quả kinh doanh".

Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

1.2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

a) Khái niệm

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạtđộng tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của doanh nghiệp như: thu lãi,thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập về hoạt động đầu tư, mua bánchứng khoán, thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia…

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả

Trang 18

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu

tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi gópvốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;

- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đóđược giảm, được hoàn

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhântặng cho doanh nghiệp;

- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương

pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở

doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Trang 19

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập

khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác

định kết quả kinh doanh”.

1.2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán

a) Khái niệm

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanhnghiệp xây lắp) bán trong kỳ Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh cácchi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấuhao; chi phí sửa chữa; chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…

b) Chứng từ sử dụng

Kế toán sử dụng chứng từ: Phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng

c) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 632: Giá vốn hàng bán Nội dung và kết cấu TK 632

* TH doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã

bán trong kỳ.

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công

vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung

cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng

bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt của hàng tồn kho sau khi trừ

phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức

bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ

hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho

phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;

- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;

- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi

Trang 20

- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản

ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt

động trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư

không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động

BĐS đầu tư trong kỳ;

+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong

- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.

* TH doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại

- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong

kỳ.

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay

lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ

- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay

lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);

- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm

Trang 21

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

1.2.2.5 Kế toán chi phí tài chính

a) Khái niệm

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm cáckhoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chiphí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượngchứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giáchứng khoán kinh doanh, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái

- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm,

lãi thuê tài sản thuê tài chính;

- Lỗ bán ngoại tệ;

- Chiết khấu thanh toán cho người mua;

- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các

khoản đầu tư;

- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ

giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính

các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán

kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn

vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập

kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);

- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Trang 22

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trìnhbán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giớithiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sảnphẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,

Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2

TK 6411 (Chi phí nhân viên); TK 6412 (Chi phí vật liệu, bao bì); TK 6413 (Chiphí dụng cụ, đồ dùng); TK 6414 (Chi phí khấu hao TSCĐ); TK 6415 (Chi phí bảohành); TK 6417 (Chi phí dịch vụ mua ngoài); TK 6418 (Chi phí bằng tiền khác)Nội dung và kết cấu TK 641

Các chi phí phát sinh liên quan đến quá

trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp

dịch vụ phát sinh trong kỳ.

- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911

"Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.2.2.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

a) Khái niệm

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệpgồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiềncông, các khoản phụ cấp, ); BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lýdoanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùngcho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phảithu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax ); chi phí bằng tiềnkhác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )

b) Chứng từ sử dụng

Trang 23

Kế toán sử dụng các chứng từ: Bảng lương và các khoản trích theo lương,phiếu xuất kho, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, bảng kê thanh toántạm ứng, các chứng từ khác liên quan

c) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:

TK 6421 (Chi phí nhân viên quản lý); TK 6422 (Chi phí vật liệu quản lý); TK

6423 (Chi phí đồ dùng văn phòng); TK 6424 (Chi phí khấu hao TSCĐ); TK 6425(Thuế, phí và lệ phí); TK 6426 (Chi phí dự phòng); TK 6427 (Chi phí dịch vụ muangoài);

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng

phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải

lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ

trước chưa sử dụng hết);

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý DN

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".

1.2.2.8 Kế toán chi phí khác

a) Khái niệm

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay cácnghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp Chi phíkhác của doanh nghiệp có thể gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt độngthanh lý) Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐđược ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu

tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

Trang 24

- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vàocông ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;

Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí

khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh”.

1.2.2.9 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Khái niệm

- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp củadoanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kếtquả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiệnhành

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanhnghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các nămtrước

Trang 25

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước

d) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 821: chi phí thuế TNDN

Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:

TK 8211 (Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành); TK 8212 - Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại)

Nội dung và kết cấu TK 821

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

hành phát sinh trong năm;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

của các năm trước phải nộp bổ sung do

phát hiện sai sót không trọng yếu của các

năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện

tại;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn

lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận

thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh

lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả

phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập

- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm;

- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại;

- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);

Trang 26

- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản

thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập

trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập

hoãn lại phát sinh trong năm);

- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh

bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát

sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh

trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - “Xác

định kết quả kinh doanh”.

chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);

- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;

- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có

TK 8212 - “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

1.2.2.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

a) Khái niệm

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vàcác hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinhdoanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác

- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thuthuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư vàdịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt độngkinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp,chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tàichính và chi phí hoạt động tài chính

- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác vàcác khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

b) Chứng từ sử dụng

Sử dụng chứng từ: Phiếu kết chuyển, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 27

Sử dụng TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Nội dung và kết cấu TK 911

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động

sản đầu tư và dịch vụ đã bán;

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp và chi phí khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

- Kết chuyển lỗ.

1.2.3 Sổ kế toán sử dụng để xác định kết quả kinh doanh

Hiện nay có 4 hình thức kế toán được áp dụng trong các doanh nghiệp:

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)

Trang 28

Trong quá trình áp dụng nếu thấy cần thiết, doanh nghiệp có thể bổ sung sửađổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Tuy vậy vẫn phải đảm báo đúng quy định phải được bộtài chính chấp thuận bằng văn bản Tất cả các doanh nghiệp độc lập có tư cáchpháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định và chế

độ kế toán hiện hành Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng đểcung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác góp phần đáp ứng yêu cầuquản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4 Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 30

(10) Nợ TK 154,155,156

Có TK 632

Ghi giảm giá vốn của số sản phẩm hàng hóa và hàng gửi đi bán đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và nhập vềkho

Trang 31

1.3 Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm

1.3.1 Kế toán quản trị chi phí

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chứctập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởnghoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quátrình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau:

1.3.1.1.Phân loại chi phí

Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quảntrị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mụcđích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựachọn tiêu thức phân loại phù hợp

a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loạitheo các tiêu thức sau:

- Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại:

+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất,gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung;

+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuấtnhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chiphí được chia ra:

+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thờigian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau Chi phí thời

kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí

đó phát sinh;

+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoànthành, đang tồn kho hoặc đã được bán

Trang 32

b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loạitheo các tiêu thức sau:

- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:+ Chi phí khả biến;

+ Chi phí bất biến;

+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ:Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, )

- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:

+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩmhoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;Chi phí nhân công trực tiếp, );

+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch

vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lýhành chính, chi phí lương nhân viên quản lý, ) Chi phí gián tiếp phải được phân

bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc;

+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh

và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;

+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoánđược sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấpquản lý đó

c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí củamột dự án được phân loại như sau:

Trang 33

a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liênquan đến một đối tượng chịu chi phí Theo phương pháp này thì chi phí của đốitượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.

b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quanđến nhiều đối tượng chịu chi phí Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phídoanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngàycông, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếphoặc phân bổ theo cấp bậc

1.3.1.3.Xác định trung tâm chi phí

Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy môcủa từng doanh nghiệp Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:

- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phânxưởng, bộ phận sản xuất);

- Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị, trung tâm kế toán, tàichính,…

1.3.2 Kế toán quản trị giá thành sản phẩm

1.3.2.1 Phương pháp tính giá thành

Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toánchi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn mộtphương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm

Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là:

a/ Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm

Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổchi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sảnxuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc mộtnhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tậphợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt;

Trang 34

+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tậphợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.

Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọnmột trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau:

+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế;

Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ướctính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàngbán” trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênhlệch cho số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bántrên cơ sở tỷ lệ với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổmức chênh lệch chi phí sản xuất chung

+ Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm, ngay từđầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh vàmức chi phí sản xuất chung đã ước tính

b/ Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổngcộng chi phí);

c/ Phương pháp tính giá thành theo định mức;

d/ Phương pháp hệ số;

đ/ Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ

1.3.2.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành

a/ Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm,nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực Doanhnghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giáthành phù hợp:

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;

+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;

+ Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

b/ Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm Doanhnghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc

Trang 35

điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành Đối với sản phẩm đơn chiếcthì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.

1.3.2.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau:

+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ);

+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;

+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;

+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;

+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm

1.4 Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh

Ví dụ: Định giá bán dựa trên giá thành sản xuất sản phẩm theo phương phápcộng thêm vào chi phí tỷ lệ tăng thêm theo công thức:

Giá bán = Giá thành sản xuất sản phẩm x (1 + % cộng thêm)

mong muốn

= Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

đầu tư

Trang 36

1.4.2 Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng

a/ Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bánhàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lýhàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2, ), theo từngnhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toánbán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý củamình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

b/ Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bánhàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phùhợp với các trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xácđịnh kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

1.5 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.5.1 Yêu cầu quản ký kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Qua nghiên cứu nội dung ta thấy rằng kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh

tế vô cùng quan trọng Đó là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong doanhnghiệp Chính điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý kếtquả hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất chodoanh nghiệp Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh đạt kết quả cao trước hết doanhnghiệp phải quản lý tốt doanh thu và chi phí

Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi hỏi

kế toán phải thường xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụkinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách theo dõi hạch toán trên sổsách một cách hợp lý khoa học Kế toán phản ánh đích thực các nghiệp vụ kinh tếphát sinh từ đó giúp cho nhà quản lý có thể nắm bắt được các bản chất kịp thời vàcập nhật của từng nghiệp vụ kinh tế Việc sử dụng đúng đắn các chứng từ cũng rấtcần thiết vì chứng từ là cơ sở pháp lý của mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tronghoạt động của doanh nghiệp Việc sử dụng đúng quy định các hệ thống chứng từgắn liền với lợi ích của doanh nghiệp Chẳng hạn khi xuất bán một lô hàng mà

Trang 37

không phản ánh kịp thời trên hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng) thì coi như hàng

đã bán mà không có doanh thu, hoặc nếu khi lập hóa đơn mà không ghi chi tiết hóađơn chưa có thuế, số thuế được khấu trừ số thuế đầu vào Vì vậy các nghiệp vụkinh tế phát sinh đều phản ánh trên các chứng từ kế toán, dù nghiệp vụ đó lớn haynhỏ Nếu hàng hóa có giá trị thấp dưới mức quy định thì người bán cũng phải ghivào bảng kê bán hàng theo hướng dẫn của cơ quan thuế Việc quản lý doanh thu cóhiệu quả, đầy đủ chính xác cũng là việc quản lý tốt kết quả kinh doanh

Quản lý tốt chi phí phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cầnthiết Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đế việc làm thế nào để hạ thấp chiphí mà vẫn đảm bảo tăng doanh thu nhằm tăng kết quả kinh doanh Xét chỉ tiêu tỷsuất chi phí là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh trình độ quản lý củadoanh nghiệp trong đó kế toán là một công cụ quan trọng Vai trò kế toán khôngchỉ dừng lại việc cung cấp thông tin mà kế toán còn phải giúp doanh nghiệp tronglĩnh vực quản lý, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán cần phát hiện vàngăn chặn những chi phí bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra tìnhtrạng lãng phí cho doanh nghiệp Các chi phí cần phải được phản ánh đúng, đầy

đủ, kịp thời vào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâm hụt chi tiêu không

có cơ sở Để quản lý tốt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta không thể khôngnói đến công tác quản lý chi phí và thu nhập của từng bộ phận đơn vị trong doanhnghiệp Trong từng bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cùngvới bộ phận quản lý phải lập phương án tốt, chi phí và thu nhập các bộ phận củamình, góp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp Hàng tháng, quý,

kế toán các đơn vị bộ phận phải lập kế hoạch chi tiêu, những khoản nào không cầnthiết thì không được phép chi Tùy từng đặc điểm sản xuất kinh doanh của từngdoanh nghiệp mà có biện pháp quản lý chi phí, thu nhập riêng, nhưng nhìn chung

ta phải nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ sổ chi tiết chi phí, thunhập theo bộ phận Nó có tác dụng quan trọng trong công tác xác định chính xácchi phí, thu nhập của từng bộ phận đơn vị, từ đó cho ta một kết quả kinh doanh

Trang 38

1.5.2 Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của doanhnghiệp

Từ chức năng đó ta có thể xác định nhiệm vụ của kế toán như sau:

- Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn các quá trình và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Thông qua ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sửdụng tài sản đó để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kếhoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loạitài sản vật tư tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành độngtham ô, lãng phí vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước

- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ tiến hành quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thôngtin kinh tế

- Xác định kịp thời các khoản thu nhập của doanh nghiệp theo quy định củaNhà nước

- Tổ chức hạch toán theo từng khoản thu nhập và chi phí bất thường khác, kếtoán phải theo dõi sát sao, hạn chế đến mức thấp nhất chi phí khác đã xảy ra

Trang 39

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO

2.1 Tổng quan về công ty Vosco

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Vosco

Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty cổ phần Vận tải biểnViệt Nam (VOSCO) được thành lập vào ngày 1/7/1970 theo quyết định của BộGiao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải phóng, Tự lực, Quyết thắng

và một xưởng vật tư Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết địnhtách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công tyvận tải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chứcvận tải trên các tuyến trong nước Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam(VOSCO) chỉ còn tập trung làm nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụxuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa

Sau 37 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, ngày01/01/2008, VOSCO đã chính thức chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần vớitên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM, tên tiếng Anh làVIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY (VOSCO) Công ty

có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm cổ phần chi phối 60%, cònlại là phần vốn của các cổ đông tổ chức, cá nhân khác Công ty cổ phần Vận tảibiển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạtđộng đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêumang lại lợi ích tối đa cho Nhà nước, Nhà đầu tư và người lao động

Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại: số 215 Lạch Tray, phường Đằng Giang,quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; Điện thoại: 84 – 31 – 3731090, 3731980; Fax: 84– 31 – 3731007; Email: pid@vosco.vn; drycargo@vosco.vn; Website:

www.vosco.vn

Từ khi được thành lập năm 1970 đến nay, Công ty Vận tải biển Việt Namtrước và nay là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã nỗ lực không ngừng

Trang 40

trong nước và quốc tế Có thể khẳng định trong thời điểm hiện tại, VOSCO là mộtdoanh nghiệp vận tải biển hàng đầu của Việt Nam với một đội ngũ sỹ quan, thuyềnviên có tay nghề cao và một đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, khai thác có năng lực

và kinh nghiệm Đội tàu vận tải của VOSCO đáp ứng các Công ước quốc tế về antoàn hàng hải, chống ô nhiễm biển và đã được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp “Giấychứng nhận phù hợp” (D.O.C) VOSCO cũng được đăng kiểm DNV cấp giấychứng nhận về quản lý an toàn và chất lượng (IMS Code và ISO 9001: 2000).Hoạt động kinh doanh của VOSCO chủ yếu là vận tải biển Quốc tế Doanhthu hoạt động vận tải biển luôn chiếm trên 95% tổng doanh thu của VOSCO.Ngoài ra, Công ty còn có các hoạt động khác kinh doanh khác, bao gồm: vận tảicontainer trên tuyến nội địa; kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản; dịch

vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container; đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngànhhàng hải; kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa; đại lý bán vé máy bay; dịch vụcung ứng và xuất khẩu lao động…Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ mang tính

hỗ trợ cho đội tàu của Công ty

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và tăng cường hiệu quảhội nhập quốc tế, Công ty luôn chú ý đến việc đào tạo, cập nhật, nâng cao trình độcho nguồn nhân lực Mô hình đào tạo nguồn nhân lực của Công ty đã từng bướcđược hoàn thiện Từ tổ chức “phòng định hướng” để bồi dưỡng một số vấn đề cầnthiết cho thuyền viên trước khi xuống tàu đến tổ chức liên tục các lớp học bồidưỡng, cập nhật có đủ các trang thiết bị cần thiết như hệ thống máy, các phần mềmquản lý với đội ngũ chuyên viên hướng dẫn có chất lượng cao Sau đó, Công ty đãthành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên để giúp người lao động mới đượctuyển dụng nhanh chóng làm quen với công việc trên tàu, đặc biệt là việc thườngxuyên cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho các kỹ sư hàng hải nhằm nângcao khả năng nghề nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong công việc Làdoanh nghiệp vận tải biển đầu tiên của cả nước có trung tâm huấn luyện, Công ty

đã mạnh dạn đầu tư hệ thống mô phỏng buồng lái và buồng máy để nâng cao chấtlượng huấn luyện cho người lao động Vì vậy, chất lượng sỹ quan thuyền viên

Ngày đăng: 25/02/2017, 19:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2010), Chế độ kế toán doanh nghiệp(Quyển 1) , NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp(Quyển 1)
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2010
2. Bộ tài chính (2010), Chế độ kế toán doanh nghiệp(Quyển 2) , NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp(Quyển 2)
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2010
5. Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ban hành ngày 22/12/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định15/2006/QĐ-BTC
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2014
6. PGS.TS. Vũ Duy Hào (2012), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Vũ Duy Hào
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2012
8. PGS Lê Gia Lục (1999), Kế toán đại cương và tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp, nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán đại cương và tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp
Tác giả: PGS Lê Gia Lục
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1999
9. TS. Vũ Trụ Phi (2011), Giáo trình Kinh tế hàng hải, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế hàng hải
Tác giả: TS. Vũ Trụ Phi
Năm: 2011
10. PGS Ngô Gia Thế (1998), Kế toán chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh dịch vụ, nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh dịch vụ
Tác giả: PGS Ngô Gia Thế
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1998
11. Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (2014), sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản
Tác giả: Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam
Năm: 2014
12. Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (2014), Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2010, 2011, 2012, 2012, 2014.http://www.vosco.vn/index.php/news/newschil/22/bao-cao-tai-chinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2010, 2011, 2012, 2012, 2014
Tác giả: Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam
Năm: 2014
3. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hướng dẫn kế toán quản trị doanh nghiệp theo thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính Khác
4. Bộ tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành ngày 12/06/2006 Khác
7. PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền (2013). Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w