1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phát triển kinh tế tỉnh biên giới salavan, cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2005 2014

109 285 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Ông đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính về vốn đầu tư phát triển của Lào trong những

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu nào khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016

Tác giả luận văn

Mouan xay KHANTHACHACK

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên, Khoa sau Đại học là cơ sở đào tạo Thạc Sĩ Cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các Thầy, Cô giáo trong khoa của trường Đại Học

Sư Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin gửi lời cảm đến Sở kế hoạch và đầu tỉnh Salavan, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn, các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016

Học viên

Mouan xay KHANTHACHACK

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp chính của luận văn 8

6 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 9

1.1 Cơ sở lí luận 9

1.1.1 Một số khái niệm 9

1.1.2 Nguồ n lực phát triển kinh tế 16

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế (cấp quố c gia, cấp tỉnh) 22

1.2 Cơ sở thực tiễn 24

1.2.1 Thực tra ̣ng phát triển kinh tế ở CHDCND Lào giai đọan 2005 - 2014 24

1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế ở vùng phía nam Lào (CHDCND Lào) giai đọan 2005 - 2014 30

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BIÊN GIỚI SALAVAN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 36

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan 36

2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 36

Trang 6

2.1.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 37

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

2.1.4 Đánh giá chung 51

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, CHDCND Lào giai đọan 2005 - 2014 53

2.2.1 Khái quát chung 53

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 56

2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Salavan theo hình thức tổ chức lãnh thổ 76

2.2.4 Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế tỉnh Salavan 79

2.2.5 Đánh giá chung 80

Tiểu kết chương 2 83

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BIÊN GIỚI SALAVAN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020 84

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 84

3.1.1 Quan điểm 84

3.1.2 Mục tiêu phát triển 85

3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế 86

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Salavan (CHDCND Lào) 88

3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 88

3.2.2 Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn vốn 89

3.2.3 Giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 92

3.2.4 Giải pháp về đầu tư xây dựg cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 93

3.2.5 Giải pháp về KHCN 93

3.2.6 Giải pháp về thị trường 94

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc

gia Đông Nam Á) CCKT Cơ cấu kinh tế

CG Computer Graphic (đồ họa vi tính)

CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

CNH - HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CN-TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

CN-XD Công nghiệp- Xây dựng

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

ĐNDCM Lào Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào

FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDP Gross Domestic Product

GIS Hệ thống thông tin địa lí

GNI Gross National Income (Tổng thu nhập quốc dân)

GTSX Giá trị sản xuất

GTTT Giá trị tăng them

HĐND Hội đồng nhân dân

IC Integrated Circuit (Vi mạch tích hợp)

Trang 8

Từ viết tắt Viết đầy đủ

KH&CN Khoa học và Công nghệ

KT- XH Kinh tế - Xã hội

KTQD Kinh tế quốc dân

NGO Non-governmental Organization (Tổ chức Phi chính phủ) N-L-TS Nông - Lâm- Thủy sản

TNTN Tài nguyên Thiên nhiên

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

VA Vegetations Adenoides (tổ chức miễn dịch ban đầu ở trẻ )

VH - TT - DL Văn hóa- Thể thao- Du lịch

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy mô và cơ cấu GDP theo ngành của Lào giai đoạn 2005 -

2014 26

Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Làogiai đoạn 2005 - 2014 26

Bảng 1.3 Thu nhập bình quân đầu người của Làogiai đoạn 2005 - 2014 27

Bảng 1.4 Dân số tiểu vùng nam Lào chia theo tỉnhgiai đoạn 2005 - 2014 30

Bảng 2.1 Dân số trung bình chia theo huyện tỉnh Salavangiai đoạn 2005 - 2014 41

Bảng 2.2 Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Salavan năm 2014 42

Bảng 2.3 Hệ thống thủy lợi của tỉnh Salavangiai đọan 2005 - 2014 45

Bảng 2.4 Quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu GTSX, thu nhậpbình quân đầu người tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 54

Bảng 2.5 GTSX và cơ cấu GTSX tỉnh Salavangiai đoạn 2005 - 2014 55

Bảng 2.6 Quy mô và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 56

Bảng 2.7 Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 58

Bảng 2.8 Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây lương thực tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 59

Bảng 2.9 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa phân theo huyện ở tỉnh Salavan năm 2014 60

Bảng 2.10 Diện tích, sản lượng lúa theo mùa vụ tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 60

Bảng 2.11 Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê và sa nhân tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 63

Bảng 2.12 Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của Salavangiai đoạn 2005 - 2014 64

Trang 10

Bảng 2.13 Diện tích, năng suất và sản lượng Sa nhân của Salavan giai

đoạn 2005 - 2014 64 Bảng 2.14 Số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 65 Bảng 2.15 Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu của tỉnh Salavan giai đoạn

2005 - 2014 67 Bảng 2.16 Tình hình sản xuất ngành thủy sản của tỉnh Salavan giai đoạn

2005 - 2014 68 Bảng 2.17 GTSX công nghiêp, TTCN theo ngànhgiai đoạn 2005 - 2014 70 Bảng 2.18 Tình hình phát triển du lịch tỉnh Salavangiai đoạn 2005 - 2014 75

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Salavan (CHDCND Lào) 37 Hình 2.2 Quy mô dân số tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014 40 Hình 2.3 Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Salavan (CHDCND

Lào năm 2014) 54 Hình 2.4 Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Salavan giai đoạn 2005-2014 61

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

CHDCND Lào là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế Lào đã có sự thay đổi và đạt được những thành tựu đáng

kể, quy mô GDP tăng và chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nhiều ngành sản xuất không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu Hiện nay, Lào chú trọng tới phát triển ngoại thương theo các nguyên tắc

đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình - độc lập - ổn định, hợp tác phát triển

Là tỉnh nằm ở phía Nam của Lào, Salavan có diện tích tự nhiên là 7.483

km2 Trong đó, quỹ đất dành cho nông nghiệp là 70%, còn lại 30% dành cho phát triển công nghiệp và dịch vụ Tỉnh có vị trí giao thông đường bộ thuận lợi, lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 80% cơ cấu nguồn lao động Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 19.000.000 USD (năm 2010) Hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Salavan Thực hiện chiến lược phát triển chung của đất nước, tỉnh Salavan đã đề ra mục tiêu phát triển tổng quát

“Phát triển ổn định, có hiệu quả, xây dựng nền kinh tế mở, tăng năng lực đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu” Tuy nhiên,quá trình phát triển kinh tế của tỉnh còn gặp phải một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, nguồn vốn, …

Vì vậy, việc nghiên cứu thực tra ̣ng kinh tế của tỉnh Salavan (CHDCND Lào) từ năm 2005 đến năm 2014 góp phần đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm mang và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hô ̣i theo hướng hiện đại hóa

Trang 13

Xuất phát từ tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn, chúng tôi lựa chọn

hướng nghiên cứu “Phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2005 - 2014” làm luận văn thạc sĩ Địa lí học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trên thế giới

Nghiên cứu sự phát triển kinh tế củ a đi ̣a phương bất kỳ trong mô ̣t giai đoạn cụ thể không còn là vấn đề mới mẻ nhưng đă ̣t trong bối cảnh hiê ̣n nay thì

vô cù ng cần thiết

J.Fonratier là người đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp, có hệ thống

và đưa ra lý thuyết "Ba khu vực hoạt động KT - XH" Theo lý thuyết này, tất cả

các hoạt động kinh tế được chia thành 3 khu vực hoạt động cơ bản (nông nghiệp, công nghiê ̣p - xây dựng, di ̣ch vu ̣)

Trong hệ thống lý luận phát triển kinh tế trên thế giới, lý luận về giai đoạn phát triển kinh tế là một bộ phận quan trọng, tiêu biểu cho lý luận này là

nhà lịch sử kinh tế người Mỹ, Walter W.Rostow Trong cuốn "Các giai đoạn phát triển kinh tế", ông đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những

bước khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở sáu lục địa Theo mô hình Rostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 05 giai đoạn và tương ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy [Dẫn theo 25]

Riêng với kinh tế học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng góp to lớn, sự ra đời của học thuyết Giá trị thặng dư mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhận thức, quan điểm về phát triển kinh tế; Học thuyết kinh tế của C.Mác

đã đưa ra 04 yếu tố nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis, Thuyết thể chế của Raul Prebisch (người Achentina), …

Trang 14

Tác giả Chứ phôm Visay (2004) với cuốn “Vai trò của tài chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào hiê ̣n nay”,

Luận án tiến sĩ, Chuyên ngành kinh tế chính tri ̣ xã hô ̣i chủ nghĩa, Học viện Chính trị quố c gia Hồ Chí Minh Ông đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính về vốn đầu tư phát triển của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về sử dụng tài chính trong phát triển kinh tế Từ đó, tác giả đề ra giải pháp tài chính chủ yếu nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế tại Lào đến 2010 như hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của chính phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện môi trường pháp, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô [6]

2.3 Ở tỉnh Salavan

Vấn đề thực tra ̣ng kinh tế của tỉnh Salavan ta ̣i Lào đã được đề cập ở một

số công trình nghiên cứu với những mức độ và khía cạnh khác nhau, tiêu biểu:

Cuốn sách “Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở

ti ̉nh Salavan, CHDCND Lào” [12] của tác giả Phothi Sansamay được xuất

bản năm 2014 [12] Đây là công trình rất có giá trị và luận văn sử dụng bản

Trang 15

dịch của NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;“Cái tốt tốt có tại tỉnh Salavan”

[1] của tác giả Bounthan Song Sanasita xuất bản năm 2009 và được viết bằ ng tiếng Lào; “Alat của CHDCND Lào: Sự phát triển KT-XH theo cấu tru ́ c của vùng quản lý” [2] của tác giả Bounthavy Sisouphan Thong và Christian Taillard xuất bản năm 1995, được viết bằng tiếng Lào; Cuốn sách

“Các giải pháp phát triển kinh tế ở tỉnh Salavan, Lào năm 2015” [16] của

Sở kế họach và đầu tư tỉnh Salavan năm 2014

Ngoài ra, những vấn đề về kinh tế của Salavan cũng được đề cập trong

“Báo cáo tổng kết phát triển KT-XH của tỉnh Salavan Lào các năm 2011,

2012, 2013, 2014, 2015 ” [23] của Ủy ban tỉnh Salavan

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước trong phát triển kinh tế, với cách nhìn biê ̣n chứng, luận văn phân tích, đánh giá khách quan, khoa ho ̣c những thành tựu phát triển kinh tế tỉnh Salavan, CHDCND Lào giai đoa ̣n 2005 - 2014 và đề xuất mô ̣t số giải pháp thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế của Lào, luận văn tập trung đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế giai đoa ̣n 2005 - 2014 ở tỉnh Salavan Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế

tỉnh Salavan, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đến năm 2020

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề trọng yếu sau:

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế dưới góc độ địa lí học;

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở tỉnh Salavan;

- Phân tích thực trạng kinh tế tỉnh Salavan giai đoạn 2005 - 2014;

Trang 16

- Đề xuất một số giải pháp nhằ m thú c đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Salavan đến năm 2020

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và đánh giá sự phát triển kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Slavan và đi sâu tới cấp huyện, thị xã Vấn đề này có mối quan hệ với kinh tế chung toàn tỉnh, các tỉnh lân cận

- Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong giai đoạn 2005- 2014 và đi ̣nh hướng đến năm 2020

- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Salavan giai đoạn 2005-2014 Trong giới hạn nội dung nghiên cứu, đề tài tìm hiểu dưới hai góc độ ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế, trọng tâm là

ngành kinh tế

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

- Các báo cáo kinh tế - xã hội củ a tỉnh Salavan từ 2005 đến 2014;

- Niên giám thống kê tỉnh Slavan các năm 2005, 2010, 2014;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Salavan qua các giai đoạn

2000 - 2010, 2010 - 2020

- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, cử nhân, các báo cáo trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành liên quan tới nội dung nghiên cứu Nguồn tài liệu này bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Lào đã được dịch hoặc nguyên bản, được lưu giữ tại các trung tâm nghiên cứu và các thư viện lớn của Việt Nam

- Báo cáo tổng kết tại hội nghị lần thứ VIII tỉnh Salavan (Lào) năm 2015;

- Tài liê ̣u quản lý vố n đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Salavan (CHDCND Lào)

Trang 17

- Tài liệu điền dã của tác giả đề tài

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp như:

*Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí KT - XH nói riêng Nguồn tài liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài tương đối đa dạng, phong phú bao gồm: Trình bày bằng văn bản (các loại sách, báo, tạp chí, kết quả của các chương trình hay đề tài nghiên cứu có liên quan); Số liệu thống kê, các bản

đồ, biểu đồ, tranh ảnh; Các dạng khác (thực địa, điều tra ) Các nguồn tài liệu được lưu trữ ở Cục thống kê tỉnh Salavan, Niên giám thống kê Lào các năm

* Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng Trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin và số liệu cần thiết được phát hiện từ rất nhiều nguồn khác nhau nên sẽ có độ “vênh” nhất định Thông qua các phương pháp này, nguồn tài liệu sẽ được tác giả xử lí sao cho phù hợp với thực tế và khách quan Tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để biến chúng thành cơ sở cho những nhận định, kết luận của luận văn

* Phương pháp thống kê toán học

Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, tính toán các chỉ số trong phát triển kinh tế, tính tỉ trọng các ngành so với cơ cấu GDP toàn nền kinh tế Từ đó, so sánh và đánh giá để thấy được sự chuyển biến của kinh tế tỉnh Salavan qua từng thời kỳ, từng giai đoạn

* Phương pháp dự báo

Từ thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Salavan, phương pháp này đưa

ra dự báo về phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai và đề xuất một số giải

pháp phát triển

Trang 18

* Phương pháp chuyên gia: Luận văn có sử dụng ý kiến đóng góp của

các chuyên gia về kinh tế ở các Sở, Vụ, Viện của Lào và Việt Nam, Về cơ bản, những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện thực của các giải pháp do tác giả luận

văn đề xuất

* Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm chứng các thông tin, dữ liệu được thu nhập Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp sản xuất ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp kinh doanh, tác giả phỏng vấn một số cán bộ địa phương, hộ nông dân, các hộ kinh doanh về những lĩnh vực liên quan đến đề tài Từ đó thu thập thêm thông tin, mở rộng hiểu biết về địa phương và là căn

cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp thiết thực hướng kinh tế Salavan phát

triển theo hướng bền vững

* Phương pháp bản đồ - GIS

Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu địa lí học nói chung và về địa lí KT - XH nói riêng Phương pháp bản đồ góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng PTKT theo ngành và theo lãnh thổ cũng như đề xuất các định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới

Xã hội ngày càng phát triển, việc áp dụng những thành tựu mới của nhân loại vào nghiên cứu địa lí KT - XH ngày càng được sử dụng nhiều, đặc biệt là

sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin Việc vận dụng hệ thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) góp phần dùng để lưu trữ, xử lí, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lí những dữ liệu không gian kinh tế, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin kinh tế dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng (cho phép xây dựng bản đồ kinh tế chung, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ)

Trang 19

5 Đóng góp chính của luận văn

- Kế thừa, bổ sung và làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn về phát triển kinh tế

nói chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng để vận dụng vào nghiên cứu phát triển kinh tế tỉnh Salavan;

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế tỉnh Salavan;

- Nhận diện bức tranh kinh tế chung của tỉnh trong giai đoạn 2005 - 2014;

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển

kinh tế tỉnh Salavan giai đoạn 2005-2014

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục bảng biểu, nội dung đề tài được chia làm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế

Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế tỉnh

biên giới Salavan, CHDCND Lào giai đoạn 2005 - 2014

Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh biên giới Salavan, CHDCND Lào đến năm 2020

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Mô ̣t số khái niệm

Kinh tế thế giới luôn có sự biến động và tăng trưởng không ngừng ở tất

cả các ngành và lãnh thổ kinh tế Vì vậy, khi nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế cần quan tâm đến tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, các nguồn lực phát triển kinh tế

1.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng thu nhập quốc gia (GNI) hay mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người (GNI/người, GDP/người) [4]

Tăng trưởng kinh tế là mức tăng của cải vật chất trong một thời kỳ nhất định Ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh

tế, quy mô và tốc độ tăng trưởng GTSX

Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, do

đó tăng trưởng kinh tế chưa phản ánh đầy đủ sự biến đổi của cơ cấu KT-XH, tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống không cao Cùng với đó, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị có thể tăng cao, bất bình đẳng

xã hội ngày càng lớn Tuy nhiên, các chỉ tiêu đo lường mức tăng trường kinh

tế vẫn được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển kinh tế một cách cụ thể

và trở thành mục tiêu phấn đấu, tiêu chí của một vùng, địa phương Đây là thước đo để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của Chính phủ, của người lãnh đạo

Trang 21

Phát triển kinh tế là sự gia tăng quy mô nền kinh tế, trong đó có sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và đảm bảo mọi người đều được bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển, được sẻ chia, hưởng thụ thành quả của phát triển

Phát triển kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi

về chất của nền kinh tế và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ) Đây là quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế (kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế) trong một thời gian nhất định

1.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển Thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt (ngành, thành phần, lãnh thổ) nhằm hướng sự phát triển của nền KT vào các chiến lược phát triển KT-XH đã được đề ra cho trong thời kỳ cụ thể

Dưới góc độ địa lí học, quá trình này được thể hiện ở 3 khía cạnh sau: ngành kinh tế, thành phần kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tê [8]

Cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế

quốc dân Đây là tổng hợp các ngành của nền KT được sắp xếp theo một tương quan tỉ lệ nhất định Cơ cấu ngành phản ánh thể hiện số lượng, tỷ trọng của các ngành tạo nên nền kinh tế

Trang 22

Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền KT nói chung và trình độ phát triển của sức sản xuất nói riêng Có nhiều ngành tạo nên nền kinh tế và được chia thành 3 khu vực: Khu vực 1 (nông - lâm - ngư nghiệp) Đối với nhiều nước khác là ngành trực tiếp khai thác TNTN; Khu vực

2 (công nghiệp - xây dựng) Đối với nhiều nước khác là các ngành chế biến; Khu vực 3 (dịch vụ) Như vậy, cơ cấu ngành là tương quan về tỉ trọng giữa 3 khu vực tạo nên nền kinh tế của một quốc gia và trong bản thân từng ngành cũng tồn tại cơ cấu riêng của nó

Dưới góc độ ngành, cơ cấu được xem xét theo ba mặt chủ yếu: Theo 3 khu vực I, II, III (Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ); Nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp; Nhóm ngành sản xuất sản phẩm

vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ

Trước tiên, cơ cấu ngành kinh tế được xem xét theo 03 khu vực hoạt động kinh tế (i) Khu vực I (Nông, lâm, ngư nghiệp): Khai thác trực tiếp tài

nguyên thiên nhiên (đất, rừng, biển…) và xuất hiê ̣n ở thời kì đầu của các cộng

đồng khi mới thành lập; (ii) Khu vực II (Công nghiệp - xây dựng): Chế biến

các sản phảm từ TNTN và tạo ra sản phẩm mới không có trong tự nhiên và xuất hiện ở thời kì cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa; (iii) Khu vực III (Dịch vụ): Nhu cầu về dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng, quản lý hành chính, … để đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng cho con người các dịch vụ thích ứng để cải thiện

môi trường sống và xuất hiện ở thời kì hậu công nghiê ̣p

Cơ cấu giữa các nhóm ngành lớn phản ánh các tương quan tỉ lệ, vai trò,

vị trí của các nhóm ngành và mối liên hệ giữa chúng trong nền kinh tế; phản ánh trình độ phân công lao động xã hội theo ngành ở cấp cao nhất và trình độ

phát triển của sức sản xuất

Trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp, thườ ng xem xét các bộ phận chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi với các sản phẩm chủ lực là cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau thực phẩm, các con vật nuôi như bò, lơ ̣n,

Trang 23

cừu, gia cầm, … Tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao càng nhiều càng tốt Trong nội bộ cơ cấu ngành lâm nghiệp, thường xem xét các bộ phận chủ yếu như khai thác rừng, trồng rừng (rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng nguyên liệu, rừng gỗ trụ mỏ, …) Tỉ lệ đóng góp của lâm nghiệp trong GTSX của khu vực I hoặc trong GDP quốc gia là chỉ tiêu quan trọng Còn trong nội bộ cơ cấu ngành ngư nghiê ̣p, với các bô ̣ phâ ̣n chủ yếu như khai thác, nuôi trồ ng và di ̣ch vu ̣ Tỉ lê ̣ đóng góp của bô ̣ phâ ̣n nuôi trồng trong toàn bô ̣ GTSX ngư nghiê ̣p và tỉ lê ̣ đóng góp của ngư nghiê ̣p trong GTSX toàn khu vực I hoă ̣c GDP quố c gia là những chỉ tiêu quan tro ̣ng Đương nhiên, sản phẩm thủ y sản sa ̣ch và công nghê ̣ cao càng nhiều càng tốt

Khác với nông nghiê ̣p, nội bộ cơ cấu ngành công nghiê ̣p thường đươ ̣c xem xét các thành phần như nhóm sản xuất vâ ̣t liê ̣u; nhóm sản xuất sản phẩm

hóa chất phân bón; nhóm sản xuất sản phẩm cơ khí; nhóm sản xuất năng lươ ̣ng; nhó m sản xuất sản phẩm điê ̣n tử tin học Dù thế nào thì cũng cần xem xét ngành công nghiệp chế tạo; các ngành công nghiê ̣p bổ trợ; các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủ y sản để thấy rõ hơn khả năng tăng giá tri ̣ quốc gia trong các sản phẩm của đất nước

Cơ cấu nô ̣i bô ̣ ngành dịch vụ gồm những ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không mang tính vật chất Đối với mọi nền kinh tế, nhóm các ngành dịch vụ càng ngày càng có vị trí to lớn, đặc biệt khi xã hội khá giả, thu nhập và tiêu dùng của dân cư ở mức cao

Ba nhóm ngành trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một tương quan tỉ lệ, trong đó quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ

có ý nghĩa then chốt Các nhóm ngành chuyển dịch cho nhau theo nguyên tác

từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ đơn giản đến phức tạp, từ trình

độ thấp nên trình độ cao Ngày nay, trong cơ cấu ngành kinh tế chúng ta cần phải xem xét thêm tỉ trọng (hay mức đóng góp) của các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế cũng như của các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao

Trang 24

Thứ hai, căn cứ va ̀ o phương thức và công nghệ tạo ra sản phẩm cơ cấu nga ̀ nh kinh tế được xem xét theo 02 nhóm ngành nông nghiê ̣p và phi nông nghiê ̣p Để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay

chưa, người ta thường phân tích cơ cấu này Khi nhóm ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ) càng phát triển và chiếm tỉ trọng càng lớn thì

nền kinh tế phát triển ở trình độ cao Và ngược la ̣i, khi nhóm ngành nông nghiệp

vẫn chiếm tỉ trọng cao điều đó chứng tỏ công nghệ và trình độ của ngành kinh tế không cao Theo các chuyên gia kinh tế trên thế giới, một quốc gia có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 85% tổng lao động xã hội và tạo ra khoảng trên

80% GDP thì được coi là quốc gia phát triển Tuy nhiên, cần chú ý là cơ cấu

ngành sẽ minh chứng cho trình độ phát triển công nghiệp hóa và một phần nào

nói nên trình độ hiện đại hóa, chứ không nói lên hoàn toàn trình độ hiên đại hóa

Thư ́ ba, cơ cấu ngành kinh tế được xem xét theo hai nhóm ngành sản xuất, sản phẩm vật chât và sản phẩm dịch vụ Xét trên góc đô ̣ này để thấy mức

độ hài hòa giữa hai nhóm ngành, làm cho nền KT có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối các mặt, giữa đầu vào và đầu ra, dịch vụ phát triển làm “trơn tru”

các quá trình sản xuất kinh doanh Xu hướng chung là các ngành dịch vụ phải

tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất Theo các chuyên gia Viện chiến lược phát triển Viê ̣t Nam, khi các ngành sản xuất tăng 1% thì ngành dịch vụ

phải tăng từ 1,1 - trên 2% (hoặc tương ứng là 1 lần và từ 1,1 - trên 2 lần) Nếu không đảm bảo quan hệ trên sẽ không có tăng trưởng chung cho nền kinh tế

Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế ra đời chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo

không gian địa lí Mỗi quốc gia đều có sự phân hoá theo lãnh thổ về các ĐKTN, KT-XH và lịch sử đã dẫn tới sự khác biệt giữa các vùng Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và mang tính chất phổ

biến ở các nước

Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế là tương quan tỉ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định Trong một quốc

Trang 25

gia có nhiều vùng lãnh thổ, các vùng này phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỉ lệ như thế nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng nói riêng

và của cả nước nói chung Đây là kết quả của phân công lao động theo lãnh thổ và phân theo 03 cấp: Toàn cầu và khu vực (Nhóm nước phát triển và đang phát triển - Khu vực Bắc Mĩ, Châu Á - Thái Bình Dương); Quốc gia (Các vùng kinh tế - vùng kinh tế trọng điểm; Vùng (Tiểu vùng kinh tế - Tỉnh, huyện)

Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế quốc dân được xem xét ở 3 góc đô ̣ chủ yếu: Vùng kinh tế - xã hội (vùng lớn); Thành thị và nông thôn; Vùng phát triển và các vùng còn lại

- Cơ cấu theo vù ng kinh tế - xã hô ̣i: Lãnh thổ quốc gia -> vùng kinh tế -

xã hội (vùng lớn) -> tiểu vùng -> tỉnh -> huyện Việc phân chia vùng kinh tế -

xã hội góp phần hoạch định chiến lược, chính sách phát triển phù hợp với đặc thù vùng miền Thông thường, vùng này mang đă ̣c trưng nổi bâ ̣t như Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, dân số và nguồn lao động (cả đặc điểm dân tộc, trình độ dân cư), tiềm lực kinh tế (GDP, năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm chủ lực hay mũi nhọn … ); tiềm lực kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tiềm lực về văn hóa - giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe

- Cơ cấu theo thành thị và nông thôn: Một đất nước phát triển phải có đô thị phát triển Sự phát triển hài hòa giửa thành thị và nông thôn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế Các đô thị luôn được coi là hạt nhân tạo vùng, giữ vai trò như những đầu tầu lôi kéo sự phát triển của những khu vục xung quanh Thành thị là nơi tập trung lao động có kĩ thuật cao tiềm lực kinh tế lớn

Từ những đô thị hạt nhân, sự phát triển sẽ lan tỏa sang các vùng xung quanh, đồng thời hút về mình những luồng vật chất cần thiết cho sự phát triển đô thị và các vùng lân cận Nông thôn giữ vai trò hậu phương, thúc đẩy sự phát triển của các đô thị và còn là”sân dự trữ” để lan tỏa các đô thị Khu vực nông thôn là nơi cung cấp sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như nguồn lao động cho thành phố, đồng thời là địa bàn tiêu thụ sản phẩm vật chất, dịch vụ của thành phố

Trang 26

- Cơ cấu theo vù ng phát triển và vùng còn la ̣i: Chênh lệch lãnh thổ là tất yếu khách quan, song phải có giới hạn và thời gian nhất định, không thể để chênh lệch lãnh thổ quá lớn hoặc quá lâu Hai loại lãnh thổ phát triển và không phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau, tương tác với nhau tạo nên sự phát triển tổng hợp cho toàn bộ hệ thống, lãnh thổ phát triển ngày càng mở rộng, lãnh thổ kém phát triển sẽ ngày càng bị thu hẹp Đô thị và hành lang kinh tế là thành phần quan tro ̣ng của CCKT lãnh thổ

Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thực chất là 2 mặt của một thể thống nhất và là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội Chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Cơ cấu lãnh thổ được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành

và cùng thế hiện trong vùng kinh tế Cơ cấu lãnh thổ cũng có sự biểu hiện của

cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể và biến đổi theo thời gian Xu thế phát triển cơ cấu lãnh thổ thường là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vài ngành có ưu thế trội, liên quan đến phân bố dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng Sự phát triển và phân bố các ngành không thể nằm ngoài lãnh thổ Bởi vậy, việc xác định cơ cấu lãnh thổ cần thoả mãn một số yêu cầu chủ yếu sau đây: Được hình thành trên cơ sở kiểm kê, đánh giá đầy đủ các nguồn lực và khả năng của vùng đối với việc phát triển các ngành, có tính đến các mối quan hệ liên vùng và quốc tế; Là một bộ phận của cơ cấu nền kinh tế nên phải đảm bảo được mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển KT-XH của cả nước; Tiêu chuẩn đánh giá là hiệu quả về các mặt KT-XH, môi trường

Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần

kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh

tế Rõ ràng, việc phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào sức sản xuất Tuy nhiên, việc phát triển yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sức sản xuất với QHSX, trong đó có chế độ sở hữu

Đây là kết quả của tổ chức nền kinh tế theo các hình thức sở hữu, hay nói cách khác chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế Các

Trang 27

loại hình kinh tế kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu thành phần kinh tế Mỗi loại

hình kinh tế có vị trí, vai trò khác nhau Bao gồ m: Kinh tế trong nước (Kinh tế

nhà nước: Trung ương, Địa phương; Kinh tế ngoài nhà nước: Tập thể, Tư nhân,

Cá thể , Hỗn hợp); Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Vốn đầu tư của tư nhân:

Vốn đầu tư trực tiếp, Vốn đầu tư gián tiếp, Tín dụng thương mại; Vốn trợ giúp của Chính Phủ và các tổ chức quốc tế: Vốn hỗ trợ dự án, Phí dự án, Tín dụng thương mại)

Trong đó, kinh tế nhà nước đảm trách vai trò định hướng dẫn dắt quyết định những cân đối quan trọng, những ổn định cần thiết cho sự phát triển chung của nền kinh tế Đồng thời, giữ vai trỏ chủ đạo, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, chiếm giữ các ngành kinh tế then chốt gắn liền với việc quản lí tài nguyên của đất nước, với an ninh quốc phòng và các lĩnh vực quan trọng

khác Kinh tế ngoài nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, với nhiều thành phần kinh tế trên cơ sở tham gia tự nguyện,

bình đẳng, dân chủ, theo đúng pháp luật Thường trong nông nghiệp, thương mại, kinh tế ngoài nhà nước chiếm vị trí quan trọng Đặc biệt, kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài góp phần bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và qua đó có thể tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, mô

hình và phương thức quản lí tiên tiến

1.1.2 Nguồn lực phát triển kinh tế

Mỗi quốc gia đều có nhiều nguồn lực ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, khoa học và công nghệ, nguồn vốn, thị trường, đường lối chính sách, hệ thống tài sản quốc dân, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, ), có khả năng khai thác để phục vụ phát triển kinh tế và giữ vai trò khác nhau ở từng giai đoạn lịch

sử Tuy nhiên, các nguồn lực đó sẽ ảnh hưởng đồng thời đến sự phát triển kinh

tế của mỗi quốc gia

Trang 28

1.1.2.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ bao gồm vị trí kinh tế, giao thông, chính trị, tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong việc tiếp cận, trao đổi, cùng phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập đời sống KT-XH giữa các vùng, các quốc gia với nhau, góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế Đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển KT-XH của một quốc gia Sự thuận lợi hay khó khăn của nguồn lực này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng như tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó

Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH, chi phối tới sự hình thành các nhân tố tự nhiên khác như khí hậu, đất đai, địa hình, sinh vật,…

từ đó, sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển các ngành KT có khả năng khai thác tốt các lợi thế của địa phương

1.1.2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ĐKTN, TNTN là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động của con người và là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế TNTN là tài sản quốc gia, là nhân tố quan trọng, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia Sự giàu có và đa dạng về TNTN bao gồm địa hình, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, nguồn nước, đất đai, … tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển Nhân tố này ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tổ chức lãnh thổ các ngành KT

Đối với sự phát triển KT-XH, TNNT sẽ thực sự trở thành sức mạnh khi được con người khai thác và sử dụng hợp lí, có hiệu quả Trên thế giới

đã có nhiều minh chứng cho điều này, đó là các nước giàu tài nguyên khoáng sản như các nước ở Châu Mĩ La Tinh, châu Phi,… lại là những nước có nền kinh tế nghèo và chậm phát triển, nhưng có những nước nghèo tài nguyên khoáng sản lại là những nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Anh,…dựa trên cơ sở nhập nguyên liệu

Trang 29

Ngoài ra nguồn tài nguyên vừa là nguồn hàng xuất khẩu trực tiếp có giá trị kinh tế cao vừa là nguồn lực quan trọng trong việc tạo ra các mặt hàng xuất khẩu, tạo cơ sở để các nước thu hút đầu tư của nước ngoài về vốn, KHCN tiên tiến,… và cũng là một trong những tiêu chí để các nước lớn lựa chọn đầu tư

1.1.2.3 Điều kiê ̣n kinh tế - xã hội

Điều kiê ̣n kinh tế - xã hội bao gồm dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, thị trường, đường lối chính sách … có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành KT phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể

a Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của nước đó thông qua hai khía cạnh Đó vừa là nơi cung cấp nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất chính để tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cũng chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do chính con người tạo ra, là cơ

sở thúc đẩy cho sản xuất phát triển [8]

Quy mô dân số, kết cấu, trình độ và sự phân bố của dân cư là những điều được quan tâm hàng đầu khi xét đến nhân tố này, các đặc điểm này có những ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển KT-XH Sự phát triển và phân bố dân

cư với những đặc điểm như quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn; kết cấu dân số trẻ, có khả năng tiếp thu được nhanh các tiến bộ KHKT, … là cơ sở để lựa chọn phát triển các ngành đòi hỏi trình độ KHKT, công nghệ cao, các ngành phát huy tốt chất xám

và tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, thu hút được KHKT Nguồn lao động có trình độ, chất lượng cao thì sự phát triển kinh tế càng nhanh và bền vững Ngược lại, nếu nguồn lao động chủ yếu là phổ thông thì sẽ cho phép lựa chọn các ngành sử dụng sức lao động là chính

Trang 30

Dân cư cũng được coi là thị trường tiêu thụ quan trọng và có vai trò quyết định đối với các ngành kinh tế Với những đặc điểm của dân cư như quy

mô, cơ cấu, trình độ và sự phân bố sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hoá và quy mô tiêu thụ hàng hoá khác nhau Dân số đông sẽ có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá lớn, dân số trẻ sẽ có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến giới trẻ, trình độ của dân cư ảnh hưởng tới yêu cầu về chất lượng mẫu mã sản phẩm, sự phân bố dân cư (nơi đông đúc, nơi thưa thớt) ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ hàng hoá…

Tuy nhiên, dân cư và nguồn lao động cũng có những mặt hạn chế như dân số quá đông, sự phân bố dân cư không đồng đều, dân số già hoặc trẻ, trình

độ dân trí còn thấp,… Tất cả những điều đó đều làm chậm sự phát triển của nền

KT của mỗi nước Điều đó đặt ra yêu cầu với các nước trên thế giới phải tìm cách để khắc phục hạn chế và có những giải pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho KT phát triển

Sự phát triển của KHCN cho phép tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn và giá thành thấp, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, tạo đà cho kinh tế phát triển

Nhờ sự phát triển của KHCN, của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều, qui mô sản xuất ngày càng lớn đòi hỏi trình độ lao động ngày càng có chất xám, phân công lao động trở nên sâu sắc hơn, phân chia thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới Từ đó, làm thay đổi cơ cấu, vị trí

Trang 31

giữa các ngành, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao, làm cho nền kinh

tế dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu

Trên thế giới, hầu hết các nước, đặc biệt đối với các nước phát triển đều

có xu hướng áp dụng thành quả của KHCN vào khai thác và sử dụng các nguồn lực của mình Vì vậy, năng suất cao hơn song cũng tiết kiệm hơn, sử dụng hợp

lý hơn đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường Thành công đó đã làm thay đổi lớn nền kinh tế của những nước này và có xu hướng tăng dần những ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao Các nước nghèo, đang phát triển đã và đang có xu hướng tiếp thu, nhập và chuyển giao công nghệ để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nước

c Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng giữ vai trò rất lớn đối với phát triển KT - XH Đây là cơ sở đảm bảo các điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả, một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kì sản xuất và lưu thông, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm Dưới góc độ kinh tế, kết cấu hạ tầng

là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên

hệ giữa các bộ phận và giữa các vùng của nền kinh tế Ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế Như vậy, kết cấu hạ tầng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế quốc dân Sự phát triển của kết cấu

hạ tầng sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội

d Nguồn vốn

Nguồn vốn tồn tại dưới hai dạng là vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài Nguồn lực này có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển KT-XH của một quốc gia, nguồn vốn trong nước giữ vai trò quan trọng trong việc xây

Trang 32

dựng các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và đảm bảo cho sự vận hành của nền KT Nguồn vốn trong nước có thể tham gia vào quá trình đầu tư quốc tế ở các lĩnh vực khác nhau ở các nước khác nhau nhằm đem lại ngoại tệ cho đất nước từ phạm vi ngoài lãnh thổ bằng nguồn vốn trong nước

Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm FDI, ODA, … Trong đó, FDI là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thường đầu tư vào các ngành có hàm lượng KHCN cao, đòi hỏi lao động phải qua đào tạo, đồng thời đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn mà trong nước chưa có khả năng đầu tư Ở nhiều quốc gia nói chung và ở Lào nói riêng, quy mô và nhịp điệu của vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền KT

e Thị trường

Thị trường bao gồm thị trường cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu, vật

tư phục vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm Hai dạng thị trường này

có mối quan hệ mật thiết với nhau, một bên duy trì đầu vào, một bên duy trì đầu ra Thực tế cho thấy, nước nào có quan hệ KT rộng, hàng hoá phong phú

và được tiêu thụ ở nhiều quốc gia thì quy mô sản xuất có điều kiện được mở rộng, người lao động có việc làm, lợi nhuận tăng, đồng thời có sự giao lưu trao đổi để tăng sự hiểu biết về các giá trị văn hóa và tinh thần giữa các quốc gia Đây cũng là cơ sở để các nước mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư, KHCN của các nước trên thế giới

f Đường lối, chính sách phát triển kinh tế

Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công trong chiến lược và mục tiêu phát triển KT-XH của các nước Nếu các nước xác định được đường lối đúng đắn, phù hợp với sự phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, ngược lại sẽ gây ra các trở ngại cho sự phát triển kinh tế Bởi yếu tố này có khả năng cân đối ngân sách, kiềm chế lạm phát và có tích luỹ nội bộ kinh tế, từng bước tăng tỉ lệ đầu tư cho phát triển Trên thế giới ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm đều có đường lối chính phát triển KT-XH riêng, không giống nhau do hoàn cảnh lịch sử, KT-XH khác nhau

Trang 33

Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế chính trị xã hội ổn định Sự ổn định đó được thể hiện bằng đường lối phát triển KT-XH đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan, có khả năng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước Ngược lại, sự khủng hoảng về chính trị tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế (cấp quốc gia, cấp ti ̉nh )

- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output) là tổng giá trị sản phẩm vật

chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Gồm 2 cách tính: Tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; Tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA)

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là tổng sản

phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời điểm nhất định thường là một năm

GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách, tính tốc độ tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất và đánh giá trình độ phát triển, mức sống của con người

- Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) là tổng sản

phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của một quốc gia, ở một thời điểm nhất định, thường là một năm

GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài - nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài (thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu nhập do người lao động từ nước ngoài gửi về; thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước)

Trang 34

GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tùy thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động ) giữa một nước với nhiều nước khác Những quốc gia có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP và ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI

- Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người, GDP/người) được tính

bằng GNI hoặc GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định Đây là tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia, đánh giá chất lượng cuộc sống [4]

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị

trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng trưởng kinh

tế cũng như quyết định đến sự phát triển của xã hội Để phân tích cơ cấu nền kinh tế, người ta chia nền kinh tế thành các góc độ sau [8]:

hệ giữa các cấp phân vị lãnh thổ sẽ tạo nên mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh thổ và giữa các lãnh thổ thống nhất, cân đối hài hòa để phát triển một cách nhịp nhàng, có hiệu quả

+ Góc độ sở hữu: phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của một thành viên xã hội Một nền kinh tế thường có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, Ở đó có loại hình kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế và từ đó thể hiện rõ quan điểm, xu hướng phát triển kinh tế Trong điều kiện toàn cầu hóa, việc phân định các loại hình kinh tế là rất quan trọng,

có tác dụng thúc đẩy, mở rộng sự phát triển kinh tế chung

Trang 35

Các chỉ tiêu trên được tính bằng 3 cách khác nhau: giá so sánh, giá thực

tế, giá sức mua tương đương Trong số các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu hay sử dụng và phản ánh chính xác nhất là GDP và GDP/người Các nước đang phát triển có nhu cầu và khả năng đặt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước phát triển [4]

236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đường biên giới dài 1.835 km

Xét về đơn vị hành chính, Lào bao gồm một thủ đô (Viêng Chăn) và 17 tỉnh (Phổng Sa ly, Luẩng Nam tha, U đôm xay, Bỏ Kẹo, Luẩng Pra bang, Hỏa Phăn, Say ya bu ly, Xiêng Khỏang, Viêng Chăn, Bo li khăm say, Khăm Muồn, Sa văn

na khêt, Salavan, Sê kong, Chăm Pa săk, Ătta Pư và tỉnh Xay sôm bun) [13][14]

Địa hình Lào có nhiều đồi núi (với đỉnh cao nhất là Phou Bịa cao 2.820m) xen kẽ với bình - cao nguyên Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp biên giới Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam Đất khá phong phú (đất feralit, đất phù sa) Khí hậu ở đây mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11,

Trang 36

còn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Tài nguyên sinh vật của Lào cũng giàu có Đây là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi, bò tót khổng lồ Hiện nay, nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép và phá rừng

Về kinh tế, Chính phủ Lào bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển từ năm 1986 Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng trung bình đã đạt 6%/năm giai đoạn 1986 - 2008 Năm 2009, khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã và đang bị khủng hoảng thì GDP Lào

đã đạt mức tăng trưởng 7,5% Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá cao nhưng cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, hệ thống đường xá còn sơ khai, mạng lưới viễn thông, điện chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu, vùng xa Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 46% năm

1992 xuống 20% năm 2014 Nhờ có đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể

Về lĩnh vực tài chính, Lào đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng Chính phủ thực hiện cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng vay vốn cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ, cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư Phấn đấu tới năm

2020, Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển Trong giai đoạn 2005-2014, nền kinh tế có nhiều tiến bộ, mục tiêu KT-XH trong các kỳ đại hội

và chương trình kế hoạch được triển khai, thực hiện có hiệu quả Sản lượng lương thực tăng từ 2,6 triệu tấn năm 2005 lên 4,6 triệu tấn năm 2014 (tăng gấp 1,8 lần), tổng mức lưu chuyển ngoại thương tăng từ 2,2 tỉ USD năm 2009 lên 9,4 tỉ USD năm 2014 (tăng gấp 2,1 lần), tổng dự trữ quốc tế tăng gấp 3 lần (từ

234 triệu USD lên 722 triệu USD giai đoạn 2005 - 2014)

Trang 37

Bảng 1.1 Quy mô và cơ cấu GDP theo ngành của Lào

giai đoạn 2005 - 2014 (tính theo giá thực tế)

Cơ cấu (%)

Quy mô (Tỉ kíp)

Cơ cấu (%)

Quy mô (Tỉ kíp)

Cơ cấu (%)

Quy mô (Tỉ kíp)

Cơ cấu (%)

Tổng số 30,323 100,0 52,415 100,0 68,598 100,0 90,970 100,0 Nông - lâm -

thủy sản 13,593 44,8 16,052 30,6 18,929 27,6 20,566 22,6 Công nghiệp

- xây dựng 8,932 29,5 15,618 29,8 22,677 33,1 31,202 34,3 Dịch vụ 7,798 25,7 20,745 39,6 26,992 39,3 39,202 43,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Lào các năm 2005, 2014)

Bảng 1.1 cho thấy, quy mô GDP của Lào tăng gấp 3 lần trong giai đoạn

2005 - 2014 (từ 30,323 tỉ kíp năm 2005 lên 90,970 tỉ kíp năm 2014) Trong đó, quy mô GDP ngành dịch vụ tăng nhanh nhất (5,0 lần), tiếp đến ngành công nghiệp - dịch vụ tăng gấp 3,5 lần và ngành nông - lâm - thủy sản tăng chậm hơn (khoảng 1,5 lần) Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các ngành, phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của khu vực và thế giới (nhưng còn chậm) Trong giai đoạn 2005 - 2014, tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm 22,2 điểm phần trăm, còn ngành công nghiệp - xây dựng tăng 4,8 điểm phần trăm và chuyển dịch mạnh nhất là ngành dịch vụ, tăng từ 25,7% năm 2005 lên 43,3% năm 2014 (tăng 17,4 điểm phần trăm)

Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào

giai đoạn 2005 - 2014 (Đơn vị: %)

Tốc độ tăng trưởng GDP

(Nguồn: Niên giám thống kê Lào các năm 2005, 2014)

Trang 38

Bảng 1.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2005 -

2014 đạt mức trung bình trên 8%/năm Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực chịu nhiều biến động của khủng hoảng kinh tế (từ năm 2008) nhưng kinh tế Lào vẫn liên tục duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định Trong đó, ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao nhất (trung bình đạt 14%/năm), ngành dịch

vụ đạt mức trung bình 8,3%/năm và có mức tăng trưởng thấp nhất là ngành nông - lâm - thủy sản (3%/năm)

Thu nhập bình quân đầu người ở Lào cũng tăng lên nhanh chóng GDP/người tăng dần (năm 2005 đạt 472 USD tăng lên 1.725 USD/người/năm, gấp 3,7 lần - tính theo giá thực tế)

Bảng 1.3 Thu nhập bình quân đầu người của Lào

giai đoạn 2005 - 2014

GDP/người (kíp) 5.438.949 6.735.670 11.860.000 13.800.000

(Nguồn: Niên giám thống kê Lào các năm 2005, 2014)

Hiện nay, Lào nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế

và xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội thông qua chính sách

mở cửa với bên ngoài, phát triển ngành kinh tế trọng điểm Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi nền kinh tế của đất nước vẫn đặt ra nhiều thách thức lớn Việc thay đổi chiến lược phát triển nhằm tận dụng cơ hội, giải quyết việc làm là vấn đề

ưu tiên để khắc phục khó khăn Đồng thời, đi đôi với tăng trưởng kinh tế cao Chính Phủ cũng quan tâm tới việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu là yêu cầu cần thiết để thúc đẩy kinh tế tài nguyên của quốc gia này phát triển

Trong ngành nông nghiệp, do phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết khí hậu nên diện tích canh tác và sản lượng cây trồng chưa thực sự ổn định Những năm qua, sản lượng lúa chững lại, năng suất lúa và nhiều lọai cây trồng khác giảm rõ

Trang 39

rệt Năm 2005, GDP nông nghiệp đạt 44,8% (giảm 2,2 điểm phần trăm so với năm 2004) và giảm xuống 22,6% năm 2014 Diện tích trồng lúa cả nước là 718,200 ha, với năng suất 3,122 tấn (năm 2014) Với chính sách phát triển nông nghiệp tòan diện, phát triển kinh tế hộ gia đình đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển; tốc độ phát triển đàn gia súc, gia cầm tăng ổn định hơn so với thời kỳ trước đổi mới Sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi góp phần tạo sự ổn định

cơ bản cho đời sống nhân dân, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động Trong trồng trọt, cà phê được coi là mặt hàng chính

Trong ngành công nghiệp, công nghiệp điện là một lĩnh vực kinh tế quan trọng; Nhiều năm qua, nhiều công trình thủy điện được xây dựng, sản lượng điện hàng năm càng ổn định Ngành dịch vụ (giao thông vận tải,thông tin liên lạc, thương nghiệp bán buôn và bán lẻ, ngân hàng, sở hữu nhà ở, quản lý công cộng và xã hội) phát triển mạnh trong những năm gần đây phát triển và cải thiện năng lực giao thông vận tải Vai trò, hiệu quả kinh tế của hoạt động ngọai thương, đầu tư nước ngòai và viện trợ của quốc tế không ngừng được mở rộng

Từ năm 2005 đến nay, ngành ngọai thương đã có bước phát triển tốt và góp phần quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế

Những thành tựu về KT-XH nói chung và phát triển kinh tế của Lào nói riêng đạt được trong thời gian qua chịu sự tác động và chi phối của nhiều nguyên nhân Lào là quốc gia nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế, không bị cấm vận về kinh tế và đồng thời quốc gia này còn nhận được sự giúp đỡ về chuyên gia, chuyên môn kỹ thuật và sự trợ tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế khác nhau Những thành tựu Lào đã đạt được tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của đường lối đổi mới của ĐNDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo

1.2.1.2 Những khó khăn, hạn chế

Bước sang thế kỉ XXI, Lào vẫn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất châu Á Mặc dù nền kinh tế định hướng thị trường có nhiều thành tựu khả

Trang 40

quan, nhưng hệ thống kinh tế thị trường chưa được mở rộng và phát triển tương ứng; cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển; trình độ sản xuất thấp Mặt khác, tuy Lào có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nhưng điều đó chưa thực sự trở thành nguồn lực phát triển cho Lào (do nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuyên bị thiên tai xẩy ra lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất, 1/3 đất nước là vùng núi có độ cao từ 200 đến 2800m đã cản trở cho giao thông giữa các vùng lãnh thổ và giao lưu quốc tế) Hơn nữa, nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế; tiết kiệm của Lào (cả nhà nước và tư nhân ) so với nhu cầu phát triển thực tế của đất nước còn khiêm tốn, nền kinh tế chưa thật sự tạo được khả năng huy động nguồn vốn vật chất cho sự tăng trưởng Chính phủ Lào đang phải đối mặt với sự thâm hụt ngân sách, vốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

Hiện nay, Lào có hơn 85% lực lượng lao động làm nghề nông và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động giữa các địa phương phát triển không đồng đều Lực lượng lao động có chất lượng và tay nghề còn hạn chế Sự phân

bố nguồn lực đang có xu hướng về thành thị nhiều hơn nông thôn Vì vậy, Lào cần có đội ngũ viên chức (kinh tế, chính trị, xã hội ) có đủ trình độ và khả năng

có thể làm việc với các nước trong Asean và các bên đối tác

Với những thành tựu và hạn chế trên cho thấy, Lào là một trong những nền nền kinh tế chậm phát triển nhất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn lạc hậu, yếu kém, công cụ lao động thô sơ, sự phân công lao động xã hội chưa hợp lí Ngành kinh tế chủ đạo vẫn là nông nghiệp Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện, nhưng nói chung vẫn còn thấp GDP/người vẫn thuộc nhóm thấp của thế giới Điều này được lí giải bởi xuất phát điểm của Lào trong công cuộc xây dựng xã hội mới còn thấp; Công tác quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế bộc lộ nhiều hạn chế; Công tác kiểm tra giám sát chưa tốt

Ngày đăng: 23/02/2017, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Thành Độ, Lê Du Phong (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới
Tác giả: Nguyễn Thành Độ, Lê Du Phong
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1998
[2]. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Phúc
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2004
[3]. Dương Quỳnh Phương, Nguyễn Xuân Trường (2015), Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (Phần 2), Nxb Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình địa lí "kinh tế - xã hội Việt Nam (Phần 2)
Tác giả: Dương Quỳnh Phương, Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2015
[4]. Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân, Nguyễn Xuân Trường (2015), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân, Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2015
[5]. Bùi Tất Thắng (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam, Nxb KTVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam
Tác giả: Bùi Tất Thắng
Nhà XB: Nxb KTVN
Năm: 2010
[6]. Lê Thông (chủ biên - 2011), Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
[7]. Nguyễn Văn Thường (chủ biên - 2004), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
[8]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên - 2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
[9]. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên - 2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về phát triển kinh tế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[10]. Bounthan Song Sanasita (2009), C ái tốt tốt có tại tỉnh Salavan , Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: ái tốt tốt có tại tỉnh Salavan
Tác giả: Bounthan Song Sanasita
Năm: 2009
[11]. Bounthavy Sisouphan Thong va ̀ Christian Taillard (1995), Cuốn sách “ALAT của cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Sự phát triển kinh tế và xãhô ̣i theo cấu trúc vùng quản lý”, Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ALAT của cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Sự phát triển kinh tế và xã "hội theo cấu trúc vùng quản lý”
Tác giả: Bounthavy Sisouphan Thong va ̀ Christian Taillard
Năm: 1995
[12]. Bô ̣ kế ho ̣ach và đầu tư (2011), Kế ho ̣ach phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thư ́ VII (2011 - 2015 ), Nxb Thống kế, Viêng Chăn, Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế họach phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015 )
Tác giả: Bô ̣ kế ho ̣ach và đầu tư
Nhà XB: Nxb Thống kế
Năm: 2011
[13]. Bô ̣ kế ho ̣ach và đầu tư Lào (2012), Kế ho ̣ach phát triển kinh tế - xã hội (2005 - 2010, 2011-2015), Nxb Thố ng kế, Viêng Chăn, Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế họach phát triển kinh tế - xã hội (2005 - 2010, 2011-2015
Tác giả: Bô ̣ kế ho ̣ach và đầu tư Lào
Nhà XB: Nxb Thố ng kế
Năm: 2012
[14]. Bunlo ̣t Chănthacon (2009), Chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế nông nghiê ̣p theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân La ̀ o, Luâ ̣n án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa, Ho ̣c viên Chính tri ̣ quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiê ̣p theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Là o
Tác giả: Bunlo ̣t Chănthacon
Năm: 2009
[15]. Chư ́ phôm Visay (2004),“Vai trò của tài chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế ha ̀ ng hóa ở CHDCND Lào hiê ̣n nay”, Luâ ̣n án tiến sĩ, Chuyên nga ̀nh kinh tế chính trị xã hô ̣i chủ nghĩa, Ho ̣c viện Chính tri ̣ quốc gia Hồ Chi ́ Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vai trò của tài chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế hà ng hóa ở CHDCND Lào hiê ̣n nay”
Tác giả: Chư ́ phôm Visay
Năm: 2004
[16]. Cu ̣c khuyến nông Lào (2013), Ba ́ o cáo viê ̣c thực hiê ̣n kế họach trong giai đọan 2010 - 2013, Viêng Chăn, Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bá o cáo viê ̣c thực hiê ̣n kế họach trong giai đọan 2010 - 2013
Tác giả: Cu ̣c khuyến nông Lào
Năm: 2013
[18]. Đảng bộ tỉnh Salavan (2015), Báo cáo việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lần thứ VIII (2011 - 2015) và định hướng kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lần thứ VIII (2011 - 2015) và định hướng kế hoạch 5 năm (2016 - 2020)
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Salavan
Năm: 2015
[19]. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2010), Tổng kế t sư ̣ phát triển của đất nước Lào giai đọan thực hiện kế họach 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010) và phương hướng kế họach 5 năm lần thứ VII giai đọan (2011 - 2015), Nxb Quố c gia, Viêng Chăn, Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kế t sự phát triển của đất nước Lào giai đọan thực hiện kế họach 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010) và phương hướng kế họach 5 năm lần thứ VII giai đọan (2011 - 2015)
Tác giả: Đảng nhân dân cách mạng Lào
Nhà XB: Nxb Quố c gia
Năm: 2010
[23]. Ủy ban nhân dân tỉnh Salavan (CHDCND LÀO - 2004), Cuộc gặp các nhóm chuyên viên cao cấp tại Pranôm Pênh, phía Lào đề nghị bổ sung tỉnh Salavan vào Tam giác phát triển, Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc gặp các nhóm chuyên viên cao cấp tại Pranôm Pênh, phía Lào đề nghị bổ sung tỉnh Salavan vào Tam giác phát triển
[26]. Xổm Đy Đuông Đy (2013), Bài gia ̉ng lớp bồi dưỡng cán bộ cấp cao về kế ho ̣ach phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với quốc phòng an ninh, Bộ trưởng Bô ̣ kế ho ̣ach và đầu tư Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ cấp cao về kế "họach phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với quốc phòng an ninh
Tác giả: Xổm Đy Đuông Đy
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w