1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005

88 676 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 464 KB

Nội dung

Với các điều kiện tự nhiên vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai, kinh tế-xã hội thuận lợi cho kinh tế trang trại gia đình phát triển, lại đợc sự quan tâm của Nhà nớc và chính quyền

Trang 1

Mục lục Mục lục 1

Lời mở đầu 4

Ch ơng I Các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại gia đình và sự cần thiết phát triển loại hình kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Yên Bái I Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại 6

1 Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại 6

2 Những đặc trng cơ bản của kinh tế trang trại gia đình 7

3 Những tiêu chuẩn để xác định thế nào là một trang trại gia đình 10

4 Phân loại trang trại gia đình 11

5 Những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình

12 5.1 Môi trờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa đợc tạo lập và không ngừng đợc củng cố, hoàn thiện và phát triển

12 5.2 Điều kiện của bản thân các hộ gia đình nông dân 13

II Sự tất yếu của phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

15 1 Các yếu tố ảnh hởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái

15 1.1 Điều kiện tự nhiên 15

1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 18

1.3 Đánh giá tổng quan 21

2 Sự tất yếu của phát triển kinh tế trang trị gia đình ở Yên Bái trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

24 2.1 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

24 2.2 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn

24 2.3 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là đẩy lùi, xoá bỏ dần tình trạng lạc hậu, hớng tới nền nông nghiêp hiện đại

25 2.4 Phát triển kinh tế trang trại gia đình là từng bớc đa nền nông nghiệp tỉnh Yên Bái tham gia hội nhập vào thị trờng trong nớc và quốc tế 26

Trang 2

2.5 Phát triển kinh tế trang trại gia đình là khuyến khích nông dân v ơn lên

làm giàu, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc,

27

2.6 Phát triển kinh tế trang trại gia đình là phát triển nông nghiệp bền vững,

28

III Kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc Châu á và Việt Nam Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Yên Bái 29

1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở một số n ớc

29

1.1 Kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc công nghiệp phát triển 29 1.2 Kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc đang phát triển 31

2 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam 32

2.1 Kinh tế trang trại gia đình của cả nớc 32

2.2 Kinh tế trang trại gia đình của vùng Trung du miền núi phía Bắc 32

3 Một số bài học về phát triển kinh tế trang trại gia đình đối với tỉnh Yên Bái 34 3.1 Kinh tế trang trại gia đình - sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hóa 34 3.2 Địa bàn và nội dung sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại gia đình 35 3.3 Quy mô của kinh tế trang trại gia đình 36

3.4 Kinh tế trang trại gia đình và mối quan hệ với tổ chức HTX, doanh

36

3.5 Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế trang trại gia đình 37

Ch ơng IIThực trạng phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái

thời kỳ 1995-2000.

I Đánh giá tình hình hoạt động và phát triển của kinh tế trang trại gia

39

39

43

43

Trang 3

2.1 Lao động gia đình và lao động làm thuê 45

46

4 Tổ chức hoạt động sản xuất của các trang trại 49

4.1 Các loại hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 49

4.2 Đầu t chi phí sản xuất 53

54

5 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các trang trại 54

5.1 Tổng thu của các trang trại 54

5.2 Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại 55

5.3 Tổng thu nhập của các trang trại 56

5.4 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngời lao động 58

II Đánh giá tác động của các chính sách đến phát triển kinh tế trang trại

59

59

61

3 Chính sách đầu t, tài chính, tín dụng 63

63

64

66

Trang 4

68

5 Chính sách khoa học, công nghệ, môi trờng 70

72

72

74

Ch ơng III Phơng hớng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại

gia đình ở Yên Bái đến năm 2005.

I Quan điểm, định hớng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại gia đình

76

1 Các quan điểm và định hớng phát triển 76

77

77

77

II Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại gia đình

78

79

1.1 Đối với chính quyền tỉnh Yên Bái 79

81

81

81

Trang 5

83

84

3 Về khoa học, công nghệ, môi trờng 85

88

88

88

89

90

6.1 Đối với các cơ quan chức năng 90

6.2 Đối với các trang trại gia đình 92

7 Đối mới và tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nớc và

93

95

96

Phụ lục: Những chủ trơng, chính sách lớn của đảng và Nhà

n-ớc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển

101

104

Lời mở đầu

Trang 6

Sự phát triển mạnh mẽ về số lợng và chất lợng của các trang trại gia đình từ đầuthập kỷ 90 trở lại đây thực sự đã đem lại cuộc sống giàu có cho nhiều gia đình, gópphần xoá đói giảm nghèo cho rất nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xãhội ở nhiều địa phơng, nhất là các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,

đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng ven biển

Thành công của trang trại gia đình không chỉ về mặt kinh tế-xã hội-môi trờng.

Điều có ý nghĩa quan trọng là nó khẳng định một hớng đi đúng đắn, một triển vọngsáng sủa cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và làm thay

đổi, chuyển biến nhận thức, quan điểm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều ngời trongviệc hoạch định chủ trơng, chính sách theo hớng tiến bộ, tích cực, phù hợp với xu thếphát triển tất yếu của đời sống kinh tế, của thời đại và của lịch sử

Yên Bái là một tỉnh nội địa của miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ miền Tây Bắc,

là đầu mối và trung gian của các tuyến giao thông quan trọng, đờng bộ, đờng sắt và

đờng sông, từ các tỉnh vùng đồng bằng đi các tỉnh vùng miền núi phía Tây, tới cửakhẩu quốc tế Lào Cai mà trong tơng lai sẽ trở thành trục phát triển kinh tế quantrọng của cả nớc

Là một tỉnh Trung du miền núi có nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trongnền kinh tế, đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thì việc tìm ramột hớng đi thích hợp cho nông nghiệp trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp báchkhông chỉ đối với Nhà nớc và chính quyền tỉnh Yên Bái mà còn đối với mọi ngờidân trong tỉnh Với các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai),

kinh tế-xã hội thuận lợi cho kinh tế trang trại gia đình phát triển, lại đợc sự quan

tâm của Nhà nớc và chính quyền, kinh tế trang trại gia đình đã, đang và sẽ là một

xu thế tất yếu của nền nông nghiệp, của các hộ gia đình tỉnh Yên Bái trong thời kỳYên Bái tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Do đó,thời gian qua, kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái đợc hình thành và phát triển đã

có đóng góp rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuy nhiên,trong quá trình phát triển, kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái cũng bộc lộ nhiềuvấn đề cần phải giải quyết Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Viện Quyhoạch và Thiết kế Nông nghiệp, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giảipháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái đến năm 2005” đểhoàn thành luận văn tốt nghiệp

Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó phát hiệnnhững thành tựu cũng nh những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại

gia đình tỉnh Yên Bái thời kỳ 1995-2000 và kết hợp với quan điểm, phơng hớng,

mục tiêu phát triển kinh tế trang trại gia đình đề xuất những giải pháp nhằm thúc

đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái tới năm 2005

Để đạt đợc mục tiêu nh trên, trong luận văn Những giải pháp chủ yếu cho

phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005” đã sử dụng một số

ph-ơng pháp nghiên cứu nh sau:

- Phơng pháp thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin

Trang 7

Chơng I: Các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại gia đình và

sự cần thiết phát triển loại hình trang trại này ở tỉnh Yên Bái Chơng II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái

thời kỳ 1996 - 2001.

Chơng III: Phơng hớng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại gia đình

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002 - 2005.

Chơng I

Các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại

gia đình và sự cần thiết phát triển kinh tế

trang trại gia đình ở tỉnh Yên Bái

I Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại gia đình :

1 Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại

Trang trại và kinh tế trang trại là hai cụm từ ghép, để phản ánh hai nội dungkhác nhau Khi ta nói đến “trang trại” tức là nói đến là những cơ sở sản xuất kinhdoanh nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định (theo nghĩa rộngbao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâmnghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) Bản thân từ “trang trại” không phản ánh bản chất kinh

tế-xã hội của sản xuất Còn khi nói “kinh tế trang trại” là tổng thể các mối quan hệ kinh tế-xã hội, môi trờng nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các

trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các tổ chức kinh

tế khác, với Nhà nớc, với thị trờng, với môi trờng sinh thái tự nhiên Tuy nhiên,hiện nay ngời ta vẫn sử dụng hai thuật ngữ trên thay thế cho nhau và coi đó là haithuật ngữ đồng nghĩa Vì vậy luận văn này cũng sử dụng chúng nh hai thuật ngữ

đồng nghĩa

Trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất trong kinh tế trang trại.

Đó là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do ngời chủ hộ hay ngời thay mặtgia đình đứng ra quản lý Thông thờng mỗi trang trại là của một gia đình, nhng cónhững nơi quan hệ huyết thống còn in đậm nét thì có khi mấy gia đình cùng thamgia quản lý kinh doanh một cơ sở

Trang trại gia đình có thể hiểu là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có t cách pháp

nhân đợc Nhà nớc giao quyền sử dụng một diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý để tổchức lại quá trình sản xuất theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực áp dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sảnphẩm hàng hóa cao hơn cho nhu cầu thị trờng trong nớc và xuất khẩu, nâng cao hiệu

Trang 8

- Có t cách pháp nhân (đợc Nhà nớc cho phép).

- Có nội dung đăng ký kinh doanh cụ thể với Nhà nớc (nuôi trồng cây con gì?

Dịch vụ nông nghiệp nào? )

- Có hàng hóa đa ra thị trờng.

- Có quy mô phù hợp, có bộ máy quản lý tơng ứng.

- Có hạch toán kinh tế rõ ràng.

- Có nghĩa vụ dứt khoát với Nhà nớc (thuế và các khoản lệ phí).

- Có lợi ích ngày càng tăng thêm trên cơ sở lợi nhuận ngày càng nhiều.

- Tất cả đợc thực hiện theo luật định trên cơ sở hành lang pháp lý minh bạch.

2 Những đặc trng cơ bản của kinh tế trang trại gia đình :

Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình chủ yếu

nhằm tạo ra ngày càng nhiều những nông sản hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị ờng, có quan hệ chặt chẽ và nhanh nhạy với thay đổi của thị trờng

tr-Khác với hộ tiểu nông đơn thuần chỉ là hộ sản xuất nông nghiệp, không kinhdoanh nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và mở rộng phát triển sản xuất Trang trại gia

đình vừa sản xuất vừa kinh doanh Sản phẩm “đầu vào”, “đầu ra” phục vụ cho sảnxuất kinh doanh phần lớn phải dựa vào thị trờng Nông sản phẩm sản xuất ra chỉ đểlại một phần nhỏ để tiêu dùng trong gia đình, còn phần lớn trở thành hàng hóa trênthị trờng

Là ngời nông dân, chủ trang trại gia đình và chủ hộ tiểu nông đều có cùng mộtmối quan tâm lo lắng về diễn biến thời tiết, khí hậu, yếu tố khách quan quyết định

sự thành bại của mùa màng Nhng là ngời kinh doanh, chủ trang trại còn phải quantâm nhiều hơn đến nhu cầu thị trờng, sự diễn biến lên xuống của giá cả Điều kiện

tự nhiên chi phối và quyết định phơng hớng sản xuất, phơng thức canh tác của hộtiểu nông Sản xuất kinh doanh của trang trại cũng chịu sự chi phối, quyết định của

điều kiện tự nhiên, ngoài ra còn chịu sự chi phối, quyết định lớn hơn, nhanh nhạy,táo bạo hơn của thị trờng

Thứ hai, kinh tế trang trại gia đình là đơn vị sản xuất kinh doanh một chủ

trong nông nghiệp, không hình thành cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Chủ yếu sửdụng lao động của gia đình Việc thuê mớn lao động thờng xuyên hoặc thời vụ chỉphát sinh khi thật sự cần thiết với quy mô hạn chế, phù hợp với quy mô sản xuấtkinh doanh, đảm bảo yêu cầu thời vụ của sản xuất nông nghiệp

Đối với trang trại gia đình, chủ hộ vừa là chủ trang trại, vừa trực tiếp điều hànhsản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là ngời lao động trực tiếp cùng các thành viêntrong gia đình Chi phí sức lao động của các chủ trang trại và các thành viên của gia

Trang 9

đình trong quá trình sản xuất kinh doanh thờng không đợc xem xét là hàng hóa sứclao động, không phân tích tính toán dới hình thái giá trị, không đợc hạch toán vàokhoản mục các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Việc hạch toán không triệt

để trên đã tạo cho trang trại gia đình một lợi thế lớn trên thị trờng, bởi họ có thể bánsản phẩm với giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các loại hình doanhnghiệp khác

Việc sử dụng lao động làm thuê trong trang trại gia đình đã trở thành nhu cầu tấtyếu do sản xuất phát triển theo hớng tập trung hóa, chuyên môn hóa với quy mô tơng

đối lớn, vợt khỏi khả năng đảm nhiệm của gia đình, đặc biệt trong những tháng thời

vụ khẩn trơng Tuỳ theo hoàn cảnh của từng trang trại, có thể phải thuê lao động ờng xuyên hoặc không thờng xuyên nhng quy mô, số lợng lao động thuê mớn thờngkhông lớn, và đợc tính toán sát với nhu cầu công việc Lao động làm thuê là nhữngngời lao động tự do, đợc trả tiền công lao động theo thoả thuận với các chủ trang trại.Tiền công lao động làm thuê đợc các chủ trang trại ghi chép, tính toán tỷ mỉ khi phântích hiệu quả lỗ lãi trong sản xuất kinh doanh

th-Thứ ba, sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình đã đạt tới quy mô tơng

đối lớn, nhờ trình độ chuyên môn hoá, tập trung khá cao

Nếu so sánh về trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa trong sản xuất kinhdoanh thì trang trại gia đình ở vào khoảng giữa Tức là lớn hơn, cao hơn kinh tế hộtiểu nông nhng nhỏ hơn, thấp hơn so với các công ty, xí nghiệp, nông trờng, lâm tr-ờng Đối với các loại kinh tế trang trại gia đình, phát triển sản xuất là để kinhdoanh, bởi vậy quy mô sản xuất đợc tích tụ, tập trung về đất đai, vốn lao động đếnmức ít nhất cũng phải tạo ra khối lợng nông sản vợt quá nhu cầu sinh tồn, phải cósản phẩm d ra để bán và phải vì mục tiêu kinh doanh làm trọng nên phần khối lợngsản phẩm d ra bán phải lớn hơn, nhiều hơn khối lợng sản phẩm tiêu dùng nội bộ.Hơn thế nữa, để có thể tìm kiếm nhiều lợi nhuận, sản xuất kinh doanh phải đi vàochuyên môn hoá, tập trung hóa Ngành sản xuất đợc đầu t, tập trung chuyên mônhóa cao là ngành có thị trờng tiêu thụ tơng đối ổn định, có triển vọng mở rộng, phùhợp với điều kiện sản xuất của địa phơng, của trang trại Tuy nhiên, do trang trại gia

đình là đơn vị kinh tế một chủ nên hoạt động sản xuất kinh doanh hầu nh dựa trênnguồn lực tự có của gia đình, sự thuê mớn lao động, vay vốn sản xuất kinh doanhchỉ ở mức tối cần thiết Quy mô sản xuất, trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa ởmức nhỏ hơn, thấp hơn nhiều so với các công ty, xí nghiệp, nông trờng

Trên thực tế, quy mô, trình độ tập trung chuyên môn hóa của các trang trại gia

đình rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, trình độ pháttriển và lịch sử phát triển trang trại của mỗi nớc, mỗi vùng, mỗi địa phơng

Thứ t, kỹ thuật sản xuất trong các trang trại gia đình luôn đợc chú trọng đổi

mới một cách phù hợp Tập đoàn cây trồng, vật nuôi, mùa vụ sản xuất, kỹ thuậtcanh tác đợc thay đổi hợp lý tuỳ theo mục đích của chủ trang trại Sản xuất mang

Trang 10

áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trở thành một đòi hỏi bức thiết, nhất là các lĩnh vực

có ảnh hởng lớn, liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng, vật nuôi, chất lợng sảnphẩm nh giống mới, máy móc công cụ, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, chếbiến sản phẩm

Cùng với việc thờng xuyên áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyểngiao công nghệ trong sản xuất, chủ trang trại còn phải không ngừng học hỏi, nângcao trình độ quản lý, năng lực hạch toán sản xuất kinh doanh, phân tích thông tin,tìm hiểu, dự đoán biến động thị trờng, gây đợc chữ tín trong quan hệ làm ăn Đâythực sự là phẩm chất phản ánh năng lực của chủ trang trại mà các chủ hộ tiểu nôngkhông có hoặc ít ra đối với chủ hộ tiểu nông cha phải là đòi hỏi cấp thiết, sống còn.Nhờ nâng cao năng lực quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật mà sản xuất kinhdoanh của các trang trại thờng đạt hiệu quả kinh tế cao Ngay khi so sánh với cácnông trờng, lâm trờng, nhờ sự năng động của chủ trang trại và sự tận dụng triệt đểsức lao động, cùng nhiều nguồn lực tự có khác của gia đình nên các trang trại gia

đình thờng phát huy đợc lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả cao hơn

3 Một số tiêu chuẩn để xác định một trang trại gia đình

Những đặc trng cơ bản trên đã phản ánh rõ nét bản chất của kinh tế trang trạigia đình, đó là kinh tế hàng hóa của gia đình nông dân, có thể coi đây là những tiêuchuẩn đợc xác định về mặt định tính, để nhận diện trang trại, để phân biệt trang trạivới hộ kinh tế tiểu nông, với các công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nông nghiệp

Những tiêu chuẩn định tính trên rất dễ cảm nhận đợc ở một trang trại nhng việclợng hóa chúng bằng những con số cụ thể để xác định tiêu chuẩn định lợng chungcho các trang trại là rất phức tạp, bởi tính phong phú, đa dạng của sản xuất nôngnghiệp và những điều kiện sản xuất rất khác nhau giữa các địa phơng, các vùng lãnhthổ của đất nớc

Trong năm 1998, Tổng cục thống kê khi tiến hành điều tra, khảo sát tình hìnhkinh tế của 5.466 trang trại ở 4 tỉnh trọng điểm: Yên Bái, Thanh Hóa, Bình Dơng vàBình Phớc đã đề ra 4 tiêu chuẩn nh sau:

Thứ nhất, có quy mô sản xuất tơng đối lớn so với mức trung bình của kinh tế

hộ tại địa phơng, tơng ứng với từng ngành sản xuất cụ thể trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

- Đối với trang trại trồng các loại cây hàng năm là chủ yếu thì ở miền Bắc vàmiền Trung phải có diện tích từ 1 ha trở lên, còn các tỉnh Nam bộ phải códiện tích từ 3 ha trở lên

Trang 11

- Đối với trang trại trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ởcác tỉnh miền Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên còn ở cáctỉnh Nam Bộ phải có diện tích từ 5 ha trở lên

- Đối với các trang trại chăn nuôi nh trâu bò phải có từ 50 con trở lên, lợn

100 con trở lên (không kể lợn sữa dới 2 tháng tuổi), gia cầm có từ 2000 contrở lên (không kể số con dới 7 tháng tuổi)

- Đối với trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha đất rừng trở lên

- Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nớc trở lên

Thứ hai, có sử dụng lao động thờng xuyên từ 2 lao động/năm, nếu lao động

thời vụ phải quy đổi thành lao động thờng xuyên.

Thứ ba, chủ trang trại phải là những ngời có kiến thức, kinh nghiệm về nông,

lâm, ng nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất tại trang trại.

Thứ t, lấy sản xuất hàng hóa làm hớng chính và có thu nhập vợt trội so với

mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phơng

Căn cứ vào 4 tiêu chuẩn trên, số lợng trang trại tại thời điểm điều tra của toàntỉnh Yên Bái: 366, Thanh Hóa: 1.867, Bình Dơng: 1.284, Bình Phớc: 1.949 Tuynhiên, theo quan niệm của các địa phơng (thờng không áp dụng đồng thời cả 4 tiêuchuẩn của Tổng cục Thống kê mà chỉ áp dụng riêng lẻ từng điều kiện), số lợngtrang trại có tại địa phơng trong thời điểm điều tra của Yên Bái : 7.266, Thanh Hóa:4.280, Bình Dơng: 1.284, Bình Phớc: 3.541 Nh vậy, sự chênh lệch về số lợng trangtrại giữa tỉnh và Tổng cục Thống kê rất lớn: ở Yên Bái gấp 19,7 lần, Thanh Hóa 2,2lần và Bình Phớc gấp 1,8 lần

Theo các nhà nghiên cứu, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp nớc ta hiệnnay, trang trại đợc xác định là những hộ nông dân có mục đích hoạt động chủ yếu

là hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, có quy mô diện tích canh tác từ 1 ha trởlên và đạt giá trị sản phẩm hàng hóa hàng năm từ 20 triệu đồng trở lên

Việc cha thống nhất về tiêu chuẩn để xác định một trang trại gia đình sẽ gâykhó khăn trong việc đánh giá hoạt động của các trang trại và so sánh giữa các trangtrại thuộc các vùng khác nhau Vấn đề đặt ra là cần có sự thống nhất về tiêu chuẩnxác định trang trại gia đình trên phạm vi cả nớc trong thời gian tới

4 Phân loại trang trại gia đình

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, ngời ta phân chia trang trại gia đình thànhcác loại sau :

Theo cơ cấu thu nhập: Gồm trang trại có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp hay

là “trang trại thuần nông” và trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp

Theo cơ cấu sản xuất: Gồm trang trại chuyên doanh và trang trại tổng hợp Theo hình thức tổ chức quản lý

- Trang trại gia đình do một gia đình quản lý, chủ hộ cũng chính là chủ trang

trại

Trang 12

- Trang trại liên doanh do 2-3 gia đình hợp thành một trang trại lớn với năng

lực sản xuất lớn hơn đủ sức cạnh tranh với các trang trại lớn, tuy nhiên mỗitrang trại thành viên vẫn có quyền tự điều hành sản xuất

- Trang trại hợp doanh tổ chức theo kiểu một công ty cổ phần hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản Loại trang trại thờng cóquy mô lớn, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động làm thuê

là chủ yếu

Theo quy mô đất đai : Các trang trại gia đình ở nớc ta đợc phân theo quy mô

đất đai theo 4 mức sau: dới 5 ha, từ 5-10 ha, từ 10-30 ha, trên 30 ha.

Theo phơng thức điều hành sản xuất : gồm chủ trang trại trực tiếp điều hành tổ

chức sản suất và chủ trang trại thuê ngời điều hành quản lý sản xuất

Theo chủng loại sản phẩm chủ yếu: Gồm 4 loại là: trang trại lúa, rau màu;

trang trại cây ăn quả; trang trại trồng rừng; trang trại ng nghiệp

Theo mức lợi nhuận ròng: Đợc chia làm 4 loại

- Loại kém: lỗ hoặc dới mức bình quân 50 triệu đồng/ha/năm

- Loại trung bình: khoản 50 triệu đồng

- Loại khá: từ 50-100 triệu đồng

- Loại giỏi: trên 100 triệu đồng

5 Những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình:

5.1 Môi trờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa đợc tạo lập và không ngừng đợc củng cố, hoàn thiện và phát triển

Môi trờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa có thể đợc nghiên cứutrên bình diện rộng, với nhiều nội dung phong phú Song môi trờng đợc xem nh

những điều kiện kinh tế-xã hội thiết yếu nhất đối với sự hình thành và phát triển của

các trang trại gia đình ở tầm vĩ mô bao gồm:

Thứ nhất, nền kinh tế quốc dân phải đợc cơ cấu và phát triển theo hớng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa: Sự ra đời và phát triển của công nghiệp đã làm nảy sinhnhu cầu sản xuất cung ứng hàng hóa, tức là đã đặt hàng cho sản xuất nông nghiệp,

là thị trờng tiêu thụ ổn định, rộng lớn của sản xuất nông nghiệp Không những vậy,

đại công nghiệp còn có sức mạnh cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấpthành nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, đặt nông nghiệp vào tuyến “đờng ray”,vào quỹ đạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nh vậy là công nghiệphóa mở đờng cho kinh tế trang trại gia đình phát triển Trình độ công nghiệp hóacàng cao thì kinh tế trang trại gia đình phát triển càng mạnh

Thứ hai, sản xuất kinh doanh hàng hóa gắn liền với cơ chế thị trờng Thiếu thị

trờng tự do, kinh tế hàng hóa sẽ phát triển phiến diện, thui chột Trong sản xuất

Trang 13

Thứ ba, những bất trắc của thị trờng có thể đem lại tổn thất cho các hộ gia

đình làm kinh tế trang trại Nhà nớc phải phát huy vai trò quản lý nền kinh tế bằngcác chủ trơng, đờng lối, chính sách để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại

có thể gây ra do sự bất ổn tự phát của thị trờng tự do

Thứ t, tiến hành công cuộc đổi mới, đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng

và Nhà nớc đã có sự thay đổi, điều chỉnh về cơ bản Trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn, hàng loạt chính sách đợc ban hành đã tạo điều kiện cho sự hình thành vàphát triển mạnh mẽ của trang trại nh thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập

tự chủ, giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân, sảnphẩm làm ra đợc tự do lu thông trên thị trờng, chính sách khuyến khích phát triểntrang trại Nh vậy, ngoài con đờng tất yếu, tự vận động phát triển, các hộ nông

dân nớc ta đã có thêm những điều kiện về môi trờng kinh tế-xã hội nhanh để đẩy

nhanh quá trình hình thành và phát triển trang trại gia đình

Thứ năm, sự phát triển cơ sở hạ tầng, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng là một

trong những điều kiện thiết yếu đối với sự hình thành và phát triển của kinh tế trangtrại gia đình Có thể coi cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc lànhững điều kiện có tính tiên quyết của nền nông nghiệp hàng hóa, của kinh tế trangtrại gia đình

5.2 Điều kiện của bản thân các hộ gia đình nông dân.

Cùng trong một môi trờng kinh tế-xã hội nhng không phải tất cả các hộ nông

dân đều đồng loạt trở thành trang trại Những hộ tích luỹ đủ điều kiện sẽ vợt lên

tr-ớc Một số hộ phải có thời gian chuẩn bị để tích luỹ và thậm chí có một bộ phậnnông dân không có khả năng đáp ứng các yêu cầu dể trở thành một trang trại.Những điều kiện chủ yếu là:

Thứ nhất, có sự tích tụ, tập trung đến mức nhất định về đất đai, tài sản, tiền

vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh.

Đất đai là t liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đợc trong nông nghiệp.Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, phải có tích tụ tậptrung quy mô ruộng đất đến một mực nào đó thì mới có sản xuất nông nghiệp hànghóa, mới tạo điều kiện hình thành trang trại gia đình Phải đạt tới một quy mô tốithiểu nào đó mới có thể bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao hơn trongsản xuất kinh doanh Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu bình thờng, năng lực sảnxuất của đất đai phụ thuộc vào trình độ thâm canh, vào tiến bộ khoa học kỹ thuật đ-

Trang 14

theo mô hình công thức T-H-T’ đòi hỏi phải có lợng vốn ban đầu nhất định để đầu

t các khoản chi phí “đầu vào”

Thứ hai, chủ trang trại phải có năng lực, phẩm chất, trình độ của ngời quản

lý sản xuất kinh doanh Đây là điều kiện hoàn toàn mang tính chủ quan, là nhân tố

quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, bởi ngoài chứcnăng là chủ gia đình, chủ trang trại còn là chủ một đơn vị sản xuất kinh doanh, trựctiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất Những yếu tố chủ yếu mà chủ trangtrại phải có là : Khát vọng làm giàu, năng lực quản lý và trình độ hiểu biết về kỹthuật nông nghiệp, kinh nghiệm của nhà nông

Thứ ba, vấn đề an toàn lơng thực của các hộ gia đình phải đợc giải quyết đầy

đủ, vững chắc

Đối với các hộ ở vùng trọng điểm lúa thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồngbằng sông Hồng thì đó là lẽ tự nhiên bởi lợng thóc gạo hàng hóa đợc xác định saukhi trừ đi lợng lơng thực đủ dùng cho gia đình Tức là vấn đề an toàn lơng thực đã

đợc đảm bảo, đã đợc xác đinh trớc nhất trong quá trình cân đối Nhng đối với các

hộ không chuyên môn hóa về sản xuất lơng thực, đặc biệt là các hộ ở trung du miềnnúi nh tỉnh Yên Bái, vấn đề lơng thực đợc đặt ra theo một hớng tiếp cận khác: Antoàn lơng thực trên cơ sở kinh tế thị trờng, trên cơ sở trao đổi hàng hóa

II tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế trang

trại gia đình ở Yên bái trong thời kỳ cnh - hđh nông nghiệp,

Yên Bái là một tỉnh miền núi, thuộc vùng núi phía Tây-Bắc nớc ta, nằm trong

khoảng từ 21024’ đến 22017’ vĩ độ Bắc, từ 103056’ đến 105003’ kinh độ Đông PhíaBắc giáp tỉnh Lào Cai Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ Phía Đông giáp tỉnh TuyênQuang Phía Tây giáp tỉnh Sơn La Bốn tỉnh này đều là những tỉnh có kinh tế trangtrại gia đình phát triển mạnh

Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên là 6.882,9 km2 , có 9 đơn vị hành chính,gồm 7 huyện là: Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên,Yên Bình, Lục Yên, Trạm Tấu, MùCang Chải, thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái

Trang 15

1.1.2 Địa hình :

Do mang đặc trng địa hình miền núi nên đất đai của tỉnh Yên Bái có địa hìnhrất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, sông suối và thung lũng hẹp, cóthể phân thành các đặc trng địa hình sau:

- Trên 70% diện tích lãnh thổ là địa hình núi cao và cao nguyên, có tiềm năng

phát triển lâm nghiệp

- Phần Đông Nam của tỉnh là đồi núi thấp, đỉnh khum tròn, sờn thoải có nhiều

đồi bát úp, độ cao dới 400 m, có tiềm năng phát triển nông nghiệp

- Vùng địa hình bồn địa: Có đặc trng kiểu hồ cạn, địa hình lòng chảo có các

dãy núi bao quanh tạo thành những cánh đồng tơng đối độc lập, nằm rải rác trongtoàn tỉnh Đây là những vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh Yên Bái

- Vùng hồ Thác Bà đợc tạo nên từ sau năm 1971, với diện tích mặt hồ rộng

23.000 ha; bao gồm 19.300 ha mặt nớc và 1.313 hòn đảo lớn nhỏ, có tiềm năng pháttriển thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch và có tác dụng tốt trong việccải thiện điều kiện khí hậu môi trờng của khu vực

1.1.3 Khí hậu thời tiết :

* Đặc điểm khí hậu:

Yên Bái nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt

là mùa ma (nóng ẩm) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô (lạnh) từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau Nhiệt độ, ánh sáng, lợng ma giữa hai mùa có sự chênh lệch khálớn gây ra cả thuận lợi và khó khăn cho sản xuất

Một đặc điểm khác biệt về khí hậu ở tỉnh Yên Bái so với các tỉnh khác là Yên

Bái có thể chia thành 5 tiểu vùng khí hậu là : Vùng Nam Trấn Yên-thành phố Yên

Bái ; Vùng đồi cao, núi thấp thuộc thung lũng sông Thao, sông Chảy ; Vùng trong và

vùng thợng huyện Văn Chấn ; Vùng núi cao Tây Nam Văn Chấn ; Vùng Lục

Yên-Yên Bình Điều này tạo điều kiện cho tỉnh Yên-Yên Bái phát triển một nền nông nghiệpvới cơ cấu cây con đa dạng Tuy nhiên việc phân chia thành nhiều tiểu vùng khí hậucũng gây không ít khó khăn cho tỉnh trong vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, trong việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn

* Đặc điểm ma:

Nhìn chung lợng ma ở Yên Bái tơng đối lớn, lợng ma bình quân nhiều năm

biến đổi từ 1.500-2.200 mm, tuỳ theo từng vùng khác nhau, tạo thuận lợi cho cây

trồng phát triển Tuy nhiên, lợng ma phân bố không đều theo mùa, dẫn đến tỉnhtrang mùa ma thừa nớc gây ra hiện tợng lũ lụt, mùa khô thiếu nớc gây ra hiện tợngkhô hạn gây khó khăn không ít cho sản xuất và đời sống của nhân dân

* Độ ẩm, bốc hơi:

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm bình quân toàn

tỉnh tơng đối cao (86-88%), lợng bốc hơi hàng năm tơng đối nhỏ (600-700 mm) rất

thích hợp để phát triển các loại cây lơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây

ăn quả

Trang 16

* Chế độ gió bão:

Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình của tỉnh có ảnh hởng nhiều đến chế độ giótrong tỉnh Yên Bái Về mùa Đông gió mùa Đông Bắc thổi theo hớng Đông Bắc

xuống Tây Nam Về mùa hè, gió Đông Nam nóng ẩm thổi theo hớng Đông Nam-Tây

Bắc dọc theo các thung lũng sông Thao và sông Chảy lên phia Bắc tỉnh gặp nhữngdãy núi cao chắn lại gây ma lớn ở những vùng trớc núi Đối với các vùng phía Tâydãy Hoàng Liên Sơn có gió Lào khô và nóng thổi tới làm cho khí hậu vùng này có sựkhác biệt với phía Đông Những thung lũng thờng hay xuất hiện gió xoáy là VănChấn và Lục Yên Các cơn bão từ biển Đông rất ít ảnh hởng tới Yên Bái

* Sơng muối và sơng mù:

Ngoài những đặc trng khí hậu chính đã nêu, tỉnh Yên Bái còn một số hiện tợngkhí hậu nh: sơng muối, sơng mù và ma phùn gây ảnh hởng làm chậm quá trình pháttriển của lúa và một số hoa màu trên địa bàn, làm cho vụ lúa Đông Xuân ở Yên Báibắt đầu chậm hơn so với vụ lúa Đông Xuân ở các tỉnh khác

Nhìn chung có thể nói, khí hậu của tỉnh Yên Bái là đa dạng, có nhiều tiểu

vùng khí hậu khác nhau thích hợp với việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, vậtnuôi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới Các trang trại cần phải chú ý đến

những đặc thù của từng vùng để bố trí sản xuất nông-lâm nghiệp với cơ cấu cây

con, thời vụ thích hợp

1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn:

Yên Bái có nền địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và lợng ma tơng đối lớn, bình

quân từ 1800-1900 mm/năm, đã tạo ra một hệ thống sông ngòi, hồ đầm khá dày

đặc, lợng dòng chảy phong phú

* Hệ thống sông ngòi :

Tỉnh Yên Bái có hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố tơng đối đều, trong đó

có 2 hệ thống sông chính là sông Thao và sông Chảy

- Sông Thao là dòng chính của sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái với

chiều dài 100 km và diện tích lu vực là 2.700 km2, có 48 ngòi là các phụ lu trong đó

có 4 phụ lu lớn là : ngòi Thia, ngòi Hút, ngòi Lâu, Ngoài Lao

- Sông Chảy chảy qua Yên Bái với chiều dài 95 km, diện tích lu vực là : 2.200

km2 Phụ lu của sông Chảy có 32 con suối, vùng hạ lu là lòng hồ thuỷ điện Thác Bà

* Nguồn nớc từ mạng lới sông suối:

Trên lãnh thổ Yên Bái hàng năm đón nhận 13 tỷ mét khối nớc ma từ các đỉnhnúi đến các khe lạch nhỏ tập trung lại tạo thành 83 ngòi cấp I đợc phân bố khắplãnh thổ, chia thành rất nhiều chi lu tạo ra nguồn nớc chủ yếu để phục vụ sản xuấtnông nghiệp, cấp nớc sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc vùng cao đồng thời lànguồn thủy năng để phát triển thuỷ điện nhỏ

Mạng lới sông suối trong tỉnh Yên Bái khá dày đặc, phân bố khắp lãnh thổ YênBái thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cung cấp nớc phục vụ chosản xuất nông nghiệp, góp phần điều hoà khí hậu, tạo mạng lới giao thông vận

Trang 17

chuyển hàng hóa, phát triển chăn nuôi thuỷ sản ; các sông suối có độ dốc lớn nên cótiềm năng phát triển thuỷ điện để cung cấp điện, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa

Song bên cạnh những mặt tốt thì về mùa lũ từ tháng 6-10 thờng gây ra lũ lụt

khu vực ven sông và các phụ lu lớn ( các suối lớn) gây thiệt hại đáng kể cho sảnxuất nông nghiệp, tài sản của nhân dân và các công trình thuỷ lợi Mùa kiệt (tháng

10-tháng 4) mực nớc thấp phải dùng các biện pháp động lực để khai thác nguồn nớc

phục vụ cho sản xuất và đời sống

1.1.5 Tài nguyên đất :

Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam, tài nguyên đất tỉnh Yên Bái đợc chia rathành 5 loại chính (Phụ lục 1)

Trong đó, hiện trạng sử dụng đất ở Yên Bái nh sau:

- Đất nông nghiệp = 67,3 nghìn ha, chiếm 9,7%.

- Đất lâm nghiệp có rừng = 264,1 nghìn ha, chiếm 37,6%.

- Đất chuyên dùng = 28,7 nghìn ha, chiếm 4,2%.

- Đất ở = 3,7 nghìn ha, chiếm 0,5%.

- Đất cha sử dụng = 330,7 nghìn ha, chiếm 48%.

Đánh giá chung tài nguyên đất ở tỉnh Yên Bái còn tơng đối khá, đa số có tầngdày trên 70 cm, rất thích hợp cho nhóm cây trồng dài ngày nh chè, cà phê, cây ănquả và các loại cây lâm nghiệp Hạn chế chủ yếu cho việc khai thác tài nguyên đất

ở Yên Bái là địa hình chia cắt, có tới trên 65% đất dốc trên 250

1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội :

1.2.1 Tổng quát về nền kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái:

- Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở vùng trung tâm của các tỉnh miền núi phía

Bắc, có diện tích là : 6.882,9 km2, mật độ dân c bình quân là 105 ngời/km2 Dân sốnăm 2000 là 691,517 ngời, bao gồm 31 dân tộc khác nhau cùng sinh sống Yên Bái

là tỉnh có kinh tế đa dạng : nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ trong đónông nghiệp vẫn là chủ yếu Từ năm 1991 đến 2001 kinh tế liên tục phát triển, tốc

độ tăng trởng bình quân từ 6,5-7%, cao hơn so với các tỉnh vùng Trung tâm và

thấp hơn so với mức bình quân chung cả nớc

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Yên Bái, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quantrọng nhất, có tỷ trọng giá trị GDP là 50,8% (2000) Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế đangchuyển dịch theo hớng tăng giá trị công nghiệp, dịch vụ và từng bớc hình thành cácloại sản phẩm hàng hóa chiến lợc với quy mô ngày càng lớn Sự chuyển dịch trên là

đúng hớng, mang nhiều yếu tố tích cực, nó tác động thuận lợi cho nhiều loại hìnhkinh tế phát triển, trong đó có kinh tế trang trại

- Mức độ huy động GDP vào ngân sách còn có tỷ lệ thấp, chỉ trên dới 10%, do

đó tỷ lệ thu trên địa bàn so với tổng chi ngân sách mới đạt 27,74%, đó là tỷ lệ thấp,biểu hiện thực trạng kinh tế còn ở mức độ nhỏ và còn cha tơng xứng với yêu cầucủa nền kinh tế xã hội

- Mặc dù có thành tựu nổi bật trong các năm vừa qua, đã từng giải quyết đợc

nhu cầu lơng thực trên địa bàn, đạt trên 80%, song nhìn chung mức độ thu nhập của

Trang 18

hộ nông dân còn thấp Theo ngành thống kê, giá trị sản xuất theo giá thực tế bìnhquân đầu ngời Yên Bái năm 1999 là 3,54 triệu đồng và năm 2000 là 3,69 triệu

đồng, và nh vậy, mức thu nhập thực tế của ngời lao động chỉ đạt từ 2,1-2,5 triệu

đồng/ngời/năm và chỉ bằng khoảng 70% so với trung bình cả nớc

- Yên Bái là một trong các tỉnh tham gia nhiều chơng trình quốc gia và quốc tế,

và thực tế đã thu đợc kết quả rất tốt Trong các năm tới những thành tựu và kinhnghiệm đã đạt đợc trong các chơng trình quốc gia và quốc tế sẽ còn phát huy tácdụng, cung cấp vốn, kỹ thuật, thiết bị và đào tạo, tạo ra nguồn lực quan trọng để giúpcho các ngành kinh tế của tỉnh mà trớc tiên là lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

- Mặc dù so với yêu cầu, cơ sở hạ tầng ở Yên Bái, đặc biệt các vùng nông thôn

còn cha đáp ứng đợc nhu cầu phát triển, song tất cả những gì các ngành cùng đồngbào dân tộc miền núi đã làm đợc, những gì đang có về cơ sở hạ tầng là những tàisản quý, đã góp phần trực tiếp vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển Những năm tớikhi mà Nhà nớc quyết tâm huy động nhiều nguồn vốn đầu t cho phát triển hệ thốngcơ sở hạ tầng mà trớc tiên là cho các hạng mục : giao thông, điện thuỷ lợi, thì chắcchắn hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ đợc tăng cờng hơn và có tác dụng tốt cho sự nghiệpphát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung và phát triển kinh tế trang trạigia đình nói riêng

1.2.2 Nguồn nhân lực.

Theo nguồn số liệu thống kê năm 2000, dân số của tỉnh là 691,5 nghìn ngời ;gồm 345 nghìn nam, 346,5 nghìn nữ trong đó đa phần là lao động nông thôn (555,7nghìn ngời, chiếm 80,3% dân số toàn tỉnh) ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quânchung là 1,54% trong đó ở nông thôn tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,75% Nguồn nhân lựcdồi dào là nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là trong ngành nôngnghiệp đa số còn lao động thủ công (Phụ lục 2)

Một điều đáng chú ý trong quá trình phát triển nguồn nhân lực là tỷ lệ số lao

động đợc đào tạo Theo kết quả điều tra, thống kê, nhìn chung tỷ lệ lao động đợc

đào tạo ở Yên Bái còn thấp, bình quân dới 10% Chính sự thiếu hụt trong quá trình

đào tạo lao động làm cho chất lợng lao động còn thấp, và sẽ gặp rất nhiều khó khănkhi tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến Đây là vấn đề mà YênBái cần phải quan tâm giải quyết khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongnông nghiệp và nông thôn

Tóm lại, nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái dồi dào nhng chất lợng cha cao nên

sẽ tơng đối phù hợp với việc phát triển các mô hình kinh tế trong nông nghiệp màmô hình kinh tế trang trai gia đình là một ví dụ

1.2.3 Sự phát triển của khoa học-công nghệ

Nhìn chung, việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiêntiến trong nông nghiệp của Yên Bái còn yếu Những vấn đề nh cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, giống, kỹ thuật canh tác chủ yếu chỉ dựa theo kinh nghiệm truyền thốnghoặc học hỏi lẫn nhau Do vậy hàm lợng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm nông

Trang 19

nghiệp còn thấp, dẫn đến chất lợng thấp, không đồng đều nên giá thành của các sảnphẩm không cao Nguyên nhân của vẫn đề này thì có nhiều nhng chủ yếu là do ngờidân cha có khả năng (kiến thức, phơng tiện, vốn) để tiếp thu khoa học kỹ thuật mộtcách có hiệu quả Hơn nữa, do điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh còn kém : giaothông, thông tin liên lạc cha phát triển nên khả năng cập nhật các thành tựu khoahọc công nghệ mới trong nớc và thế giới đối với ngời dân trong tỉnh hầu nh khôngcó

- Dự án 5 triệu ha rừng; Dự án phát triển chè các tỉnh miền núi phía Bắc; Dự ánphát triển rau quả; Dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy vùng trung tâm Bắc bộ

1.3 Đánh giá tổng quan :

Các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái tạo ra cả thuận lợi và khókhăn cho quá trình phát triển kinh tế trang trại gia đình trong tỉnh Tuy nhiên cácyếu tố thuận lợi là chủ yếu

1.3.1 Các lợi thế.

Thứ nhất, vị trí địa lý của Yên Bái là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế

trang trại gia đình Với nền kinh tế phát triển đa dạng, giao thông thuận lợi, là điểmtrung gian chu chuyển hàng hóa sẽ tạo cho kinh tế trang trại gia đình một thị trờngtiêu thụ hàng hóa rất lớn

Thứ hai, có thể khẳng định Yên Bái có sự đa dạng phong phú về nguồn tài

nguyên tự nhiên, để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phù hợp với các yếu

tố sinh thái

- Tài nguyên khí hậu đa dạng phù hợp với các loại cây trồng của vùng nhiệt

đới, á nhiệt đới và ôn đới

- Tài nguyên đất ở Yên Bái khá phong phú, đa số có tầng dày lớp đất trên 70

cm, trong đó tỷ lệ lớp đất có tầng dày trên 100 cm chiếm trên 50% Đặc điểm đấtnêu trên cùng với nền nhiệt lợng cao và lợng ma lớn, đã tạo ra cho các trang trại tập

đoàn cây trồng phong phú, với năng suất, sản lợng khá cao

- Theo các số liệu thống kê, và kết quả điều tra đánh giá về phân loại đất cho

thấy, diện tích đồi núi cha sử dụng là 305.620,1 ha, trong đó có khả năng đa vào sử

Trang 20

dụng trong sản xuất nông nghiệp từ 70.000-75.000 ha và cho lâm nghiệp từ : 180.000-215.000 ha Nh vậy quỹ đất cho mở rộng quy mô và số lợng các trang trại

còn rất lớn

- Cũng nh nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Yên Bái có 78% dân số là nông dân,

và ngời lao động chiếm từ 40-44% dân số nông nghiệp, đó là nguồn nhân lực dồi

dào đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế trang trại gia đình

- ở Yên Bái, do sớm có các loại cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hóa, kinh

tế trang trại đã có thời gian đáp ứng nhu cầu của cơ chế thị trờng, đó là môi trờngtốt đào tạo lao động nông nghiệp có nhận thức, có kỹ năng tay nghề ngày càng cao

và đó cũng là lợi thế hơn hẳn của Yên Bái so với các tỉnh miền núi khác

Thứ ba, một lợi thế của sản xuất nông-lâm nghiệp trong các trang trại Yên Bái

là đa số các vùng sản xuất nông nghiệp, với các loại sản phẩm hàng hóa có giá trị,

đợc phân bố ở các địa bàn khá tập trung, thuận lợi về hệ thống giao thông, có nhiềucông trình thuỷ lợi tới nớc nh vùng lúa Mờng Lò, các vùng sản xuất chè, vùngnguyên liệu giấy Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cho phép đầu t thâmcanh cao, để đạt năng suất và chất lợng sản phẩm tốt

Thứ t, một yếu tố thuận lợi nữa cho sản xuất của các trang trại là phần lớn các

sản phẩm chủ yếu nh : lúa, ngô, chè, cà phê, cây nguyên liệu giấy, quế, cá nớc ngọt,

đều nằm trong các chơng trình và dự án lớn của quốc gia, Ngân hàng, do đó đợc ởng các yếu tố thuận lợi về : vốn vay đầu t cho sản xuất, thị trờng tiêu thụ sảnphẩm, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới và các chơng trình về đào tạo, khuyếnnông cho sản xuất các yếu tố có bản nêu trên, đã tác động tích cực giúp cho sảnxuất phát triển và ổn định

h-Thứ năm, Yên Bái là tỉnh có nhiều tiềm năng, có điều kiện để phát triển nền

kinh tế đa dạng, và thực tế những năm đổi mới đã đạt đợc tốc độ tăng trởng kinh tếvào loại khá cao Bớc đầu đã xây dựng đợc hệ thống cơ sở hạ tầng tơng đối tốt, đểphục vụ cho nền sản xuất hàng hóa đang phát triển, đặc biệt ở các khu vực có nguồntài nguyên nông nghiệp tập trung, đó là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tếtrang trại gia đình

Thứ sáu, Yên Bái là tỉnh đợc hởng nhiều cơ chế chính sách u đãi của Nhà nớc

trong phát triển kinh tế trang trại

1.3.2 Các yếu tố hạn chế:

Thứ nhất, trên 70% đất đai của Yên Bái là địa hình cao, dốc, độ chia cắt phức

tạp và đa dạng là yếu tố hạn chế rất lớn cho việc giao lu, vận chuyển hàng hóa và tổchức sản xuất, đặc biệt là sản xuất của các trang trại lại gắn bó chặt chẽ với đất đai,con ngời trên từng địa bàn, đó là những khó khăn, trở ngại lớn cho quá trình pháttriển kinh tế trang trại gia đình, hoà nhập vào thị trờng, cần có sự tác động qua lạigiữa các vùng để hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình pháttriển

Do tính chất đa dạng, phức tạp của địa hình đã tạo ra ở Yên Bái có nhiều dạngkhí hậu khác nhau, gây khó khăn cho sản xuất vụ Đông và vụ Xuân

Trang 21

Thứ hai, trong cơ cấu dân c, tỷ lệ dân số nông nghiệp ở Yên Bái chiếm 78%, với

nhiều thành phần dân tộc sinh sống Tỷ lệ tăng dân số còn cao, khoảng 2,25% trungbình toàn tỉnh, trong khi ở vùng cao tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 4,5%, dân sốtăng nhanh gây khó khăn cho nền kinh tế Theo thống kê, cuối năm 1999, tỷ lệ hộ đóinghèo là 13,5% Do điều kiện về kinh tế, với mức thu nhập của các trang trại ở YênBái thấp hơn mức bình quân chung của cả nớc, nên lợng vốn tích luỹ cho sản xuấtthấp, ít có điều kiện để tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới tiên tiến, để áp dụng vào sảnxuất, do vậy năng suất và sản lợng cây trồng, vật nuôi còn thấp, hiệu quả sản xuất củacác trang trại cha cao Hơn nữa, với xuất phát điểm thấp thì quá trình tiến lên trangtrại gia đình mà hạt nhân là kinh tế hộ gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn

Thứ ba, do các hạn chế sâu sắc về địa hình, cùng với khó khăn về vốn đầu t,

hệ thống cơ sở hạ tầng ở Yên Bái nhìn chung còn nghèo nàn, cha đáp ứng đợc yêucầu cho sản xuất hàng hóa phát triển Do địa hình bị chia cắt, hiện tại đờng ô tô đãtới tất cả các huyện, nhng phải đi vòng rất mất thời gian Sự liên hệ giữa hai vùnglớn (Đông-Tây) chỉ có một tuyến giao thông đờng bộ ở phía Nam tỉnh Từ huyện lỵVăn Chấn cách huyện lỵ Văn Yên có 30 km, nhng phải đi đờng vòng mất 120 km,huyện lỵ Văn Yên cách huyện lỵ Lục Yên 30 km nhng phải đi đờng vòng trên 100

km Xây dựng đợc hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý đảm bảo phân bố tơng đối đồng

đều, và sự thuận lợi cho cả hai chiều (dọc và ngang) trên địa bàn tỉnh Yên Bái là hếtsức tốn kém cả trong đầu t xây dựng và quản lý

Trong nhiều năm qua, ở Yên Bái đã đợc đầu t nhiều công trình thuỷ lợi, chủyếu phục vụ để tới cho sản xuất và rau màu, các cây công nghiệp dài ngày, cây ănquả cha đợc tổ chức tới Do sự chia cắt mạnh của địa hình, tính chất phân tán củanhiều diện tích đất canh tác, cho nên nhiều diện tích đất sản xuất còn cha đợc chủ

động tới, nh loại đất lúa một vụ chờ nớc trời còn 5.050 ha, đất nơng rẫy có 15.480ha

Thứ t, nền kinh tế của Yên Bái, cũng nh cả nớc đang trong quá trình đổi mới.

Quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cung, tự cấp, lạc hậu sang nền sản xuất hànghóa, đáp ứng theo cơ chế thị trờng còn diễn ra chậm và cha vững chắc, nhiều vấn đềtồn tại cần đợc giải quyết ở tầm vĩ mô và vi mô, về hàng loạt các nội dung liênquan, để tạo cơ sở cho nền kinh tế phát triển Quá trình chuyển dịch đó đòi hỏi cókhoảng thời gian cần thiết mà không thể nóng vội, hy vọng đợc thực hiện quánhanh Những thiếu sót, hạn chế ở thời gian qua trong sản xuất nông nghiệp đã thểhiện những nhận thức cha đầy đủ và không phù hợp với quy luật của quá trình phát

triển kinh tế-xã hội Chính điều này cũng ảnh hởng không nhỏ đến sự phát triển của

kinh tế trang trại

Thứ năm, để kinh tế trang trại gia đình phát triển thì phải có nền sản xuất

hàng hóa phát triển Muốn vậy cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh Trongnhững năm tới, Yên Bái còn phải huy động nhiều nguồn vốn, để đầu t phát triểnmạnh hơn nữa các cơ sở hạ tầng, trớc tiên cho các lĩnh vực : giao thông, thuỷ lợi,

điện ở các khu vực thuộc tỉnh phía Đông và phía Tây của tỉnh

Trang 22

Tóm lại, từ các điều kiện tự nhiên (khách quan) và điều kiện kinh tế-xã hội

(chủ quan) của tỉnh Yên Bái, ta thấy phát triển kinh tế trang trại là một xu thế tấtyếu khi Yên Bái tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Phát triển kinh tế trang trại sẽ giúp Yên Bái giải quyết đợc một số vấn đề kinh tế xãhội chủ yếu của tỉnh mà bức xúc nhất là hai vấn đề xoá đói giảm nghèo, cải thiện

đời sống nhân dân và giải quyết việc làm cho ngời lao động

2 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Yên Bái là xu thế tất yếu trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

2.1 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Yên Bái hiện nay đang ở trong giai đoạn đầucủa quá trình hình thành và phát triển, mới chỉ đóng vai trò nh một lực lợng xungkích trên mặt trận sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phát triển kinh tế nông thôn.Trong tơng lai kinh tế trang trại gia đình sẽ là lực lợng sản xuất hàng hóa chủ yếucủa toàn ngành nông nghiệp tỉnh Đó là xu hớng phát triển tất yếu, là tiến trình đilên dù nhanh hay chậm nhng không thể đảo ngợc

Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái hiện nay là sự tiếp tục đổi mới,tạo ra động lực mới cho sự phát triển lực lợng sản xuất trong nông nghiệp, nôngthôn kể từ sau khi Đảng đề ra đờng lối đổi mới thông qua Nghị quyết số 10/NQ-TWcủa Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” Đây là sự phát huynhững thành quả thu đợc kể từ sau Nghị quyết 10, tiếp tục cải cách, duy trì nhịp độtăng trởng, đa nông nghiệp nông thôn lên một nấc thang cao hơn trong tiến trìnhphát triển chuyển từ kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trờngtheo định hớng XHCN Kinh tế trang trại gia đình đang đặt ra yêu cầu, mở ra khảnăng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Trên cơ sở đó, lực lợng sản xuất đã đợc “cởi trói” ở sau thời kỳ “khoán 10” sẽ đợctiếp thêm nguồn sức mạnh để tiếp tục “tăng tốc”, phát triển

2.2 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là tiếp tục hoàn thiện và

đổi mới quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn.

Phát triển kinh tế trang trại gia đình - lực lợng tiên phong của kinh tế hộ gia

đình nông dân-đội quân đông đảo nhất của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, lực

l-ợng sản xuất chủ yếu nhất trong nông nghiệp, nông thôn Yên Bái không phải là

“chệch hớng” XHCN, không phải là phát triển quan hệ sản xuất TBCN ở nông thôn

mà là chủ trơng, hớng đi đúng đắn để tiếp tục hoàn thiện và đổi mới quan hệ sảnxuất XHCN ở nông thôn

Sản xuất có hiệu quả cao, kinh tế gia đình ngày càng đớc cải thiện, sự đi lên củacác trang trại gia đình là tấm gơng lôi cuốn, dẫn dắt các hộ gia đình nông dân khácphát triển sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại, ảnh hởng và sự giúp đỡ của cáctrang trại làm tăng thêm tình cảm gắn bó đoàn kết, tơng trợ giữa các hộ gia đình nôngdân Đó là một nét đẹp đã trở thành truyền thống trong quan hệ tình làng nghĩa xóm

Trang 23

ở nông thôn Việt Nam Phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo, vơn lên làm giàu đãrất thành công ở Yên Bái nhờ phong trào giúp nhau làm kinh tế trang trại

Sự phát triển của kinh tế trang trại gia đình tất yếu làm nảy sinh các mối quan

hệ hợp tác trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụchuyển giao kỹ thuật, các HTX đợc hình thành và chuyển đổi nhằm mục đích phục

vụ, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các trang trại và các hộ gia đình nông dân,hoàn toàn khác với HTX sản xuất nông nghiệp trớc đây về hình thức tổ chức và ph-

ơng thức hoạt động Kinh tế hợp tác đợc đổi mới và phát triển trên cơ sở quan hệsản xuất mới ở nông thôn đợc hoàn thiện và đổi mới

Ngoài ra sản xuất hàng hóa của các trang trại gia đình ngày càng gia tăng sẽtạo nhu cầu về đầu t kinh doanh, có lợi đối với các xí nghiệp công nghiệp, đặc biệt

là các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn hoạt động trong các lĩnhvực sản xuất, sửa chữa máy móc nông cụ, vật t nông nghiệp, chế biến sản phẩm

Đây là tiền đề để thực hiện sự phân công lao động mới trong nông nghiệp, nôngthôn, là cơ sở tăng cờng mối quan hệ hợp tác giữa công nghiệp với nông nghiệp,tăng cờng đoàn kết công nông

2.3 Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là đẩy lùi, xoá bỏ dần tình trạng lạc hậu, hớng tới nền nông nghiệp hiện đại.

Sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa sẽ thôi thúc, bắt buộc các chủ trangtrại phải áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và quản lý để khôngngừng nâng cao năng suất, sản lợng, chất lợng sản phẩm, hiệu quả kinh tế Có nhvậy mới tạo đợc khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thơng trờng Đồngthời với quá trình hiện đại hóa là tình trạng sản xuất lạc hậu của nền kinh tế tiểunông bị đẩy lùi, xoá bỏ dần từng bớc

Quá trình hiện đại hóa một mặt diễn ra ngay trong từng trang trại, thể hiện ởviệc các trang trại đã từng bớc trang bị đợc những tài sản có giá trị lớn nh máy kéonhỏ, máy bơm nớc, máy xay xát, động cơ điện, cơ sở chế biến sản phẩm Nhờ vậy

mà năng suất lao động và hiệu quả kinh tế tăng lên nhanh chóng Mặt khác, quátrình hiện đại hóa còn diễn ra ngay trong bản thân ngời lao động, đặc biệt là đối vớichủ trang trại Đây là quá trình học hỏi để tiếp tục nắm bắt và vận dụng thành côngnhững công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo đất, trong nghiệp vụ quản lýsản xuất kinh doanh Đối với những ngời lao động khác đó là quá trình nâng cao kỹnăng lao động trong việc sử dụng thành thạo các máy móc nông cụ và áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật tiên tiến

ở quy mô và phạm vi lớn hơn, quá trình hiện đại hóa sẽ diễn ra trên địa bàndân c, trên toàn vùng nông thôn Sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển tất yếu

sẽ dẫn đến sự hình thành những vùng chuyên canh tập trung rộng lớn Đối với tỉnhYên Bái, ở các vùng có kinh tế trang trại gia đình phát triển đã và đang hình thànhnhững vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung hàng trăm, hàng nghìn ha vànhững khu vực chăn nuôi phát triển Tiếp đó, sự hình thành và phát triển các vùng

Trang 24

có nhiều trở lực hạn chế quá trình này:

Thứ nhất: Sự cô lập, cách biệt về vị trí địa lý do địa hình hiểm trở và giao thông

khó khăn gây ra

Thứ hai: Sản xuất lạc hậu, quy mô nhỏ phân tán của các hộ tiểu nông tự cung

tự cấp đã ngăn cản sự “vợt biên” của sản phẩm nông nghiệp ra khỏi vùng

Phát triển kinh tế trang trại gia đình là con đờng thích hợp để phát huy nhữnglợi thế, khắc phục, vợt qua những trở lực trên bởi trang trại gia đình đã xác lập bớcngoặt lịch sử đa kinh tế hộ gia đình từ tự cung, tự cấp lên một nấc thang mới củatiến trình phát triển: sản xuất trao đổi hàng hóa, gắn bó mật thiết, thờng xuyên vớithị trờng Hàng loạt các yếu tố sản xuất của kinh tế thị trờng phải đợc thiết lập màtrớc hết là cơ sở hạ tầng về giao thông, điện lới, thông tin liên lạc với phơng châm

“chính quyền và nhân dân cùng làm”, trong nhiều năm qua, hệ thống giao thông,thông tin, điện lới ở tỉnh Yên Bái đã không ngừng phát triển, vơn tới trung tâm cụmxã, bản làng vùng cao, đã bớc đầu phá vỡ thế cô lập cách biệt về vi trí địa lý ở nhiềuvùng Sự giao lu các sản phẩm hàng hóa đã tơng đối dễ dàng, thuận tiện và nhanhchóng hơn rất nhiều so với trớc đây Các địa phơng có kinh tế trang trại phát triển

đã tạo ra một khối lợng lớn sản phẩm hàng hóa tham gia vào thị trờng trong các tỉnhthành trong cả nớc Đồng thời bản thân nó lại là thị trờng ngày càng mở rộng đónnhận sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp và của các địa phơng khác

Các chủ trang trại, với t cách là một doanh nhân đã năng động móc nối với cácthị trờng trong cả nớc Nhiều doanh nghiệp chế biến, thơng mại đã làm tốt công tácthu mua sản phẩm của các trang trại, nông sản sang các nớc trong khu vực và trênthế giới

Thông qua hệ thống sản xuất kinh doanh của mình, các trang trại đã phát huytác động ảnh hởng, lôi cuốn các hộ nông dân khác phát triển kinh tế theo mô hìnhtrang trại, từng bớc tham gia, hội nhập vào thị trờng rộng lớn trong và ngoài nớc

2.5 Phát triển kinh tế trang trại gia đình là khuyến khích nông dân vơn lên làm giầu, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, giữ gìn

an ninh quốc phòng.

Kinh tế hàng hóa phát triển đã tạo cơ hội cho nhiều gia đình nông dân giàu lênkhá nhanh Đã có nhiều trang trại ở tỉnh Yên Bái hàng năm thu nhập vài chục, vàitrăm triệu đồng bằng sự nỗ lực bản thân, lao động cần cù, làm ăn chính đáng

Khuyến khích kinh tế trang trại gia đình phát triển tức là khuyến khích các hộnông dân có điều kiện, có khả năng bứt phá vợt lên làm giàu trên cơ sở phát triển

Trang 25

sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo mô hình trang trại là quan điểm nhận thức

đúng đắn, hợp quy luật, hợp với hoàn cảnh nông thôn Yên Bái hiện nay Trong báocáo Chính trị tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của BCH TW khoá VII đã đề ra chủ trơng

“khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, coi việc một bộ

phận dân c giàu trớc là cần thiết cho sự phát triển”.

Trên thực tế kinh tế trang trại gia đình phát triển đã làm cho tình trạng phânhóa giàu nghèo giữa các hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái đang diễn ra với tốc độ ngàycàng lớn hơn bởi quy mô và tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh, tích luỹ làm giàucủa các chủ trang trại lớn hơn, nhanh hơn nhiều so với các hộ kinh tế tiểu nông

Song dờng nh đó cũng là quy luật đã diễn ra với tất cả các nớc trong thời kỳ phát

triển Tuy rằng khoảng cách giàu nghèo đang mở rộng biên độ do sự phát triểnkhông đều nhng đó lại là động lực để thúc đầy cả xã hội cùng tiến bộ đi lên thì đócũng là điều hợp lý, hợp lẽ và công bằng ; đó cũng là mục tiêu trớc mắt mà Đảng bộ

và nhân dân toàn tỉnh Yên Bái mong muốn

Tỉnh Yên Bái với hơn 691 nghìn ngời (năm 2000-Niên giảm thống kê 2000) bao

gồm 31 dân tộc, bởi vậy việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, không ngừng cảithiện nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc lànhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái Phát triển kinh tế trang trại

là góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc Công tác định canh định c đối với đồngbào dân tộc vùng cao có nhiều thuận lợi bởi kinh tế trang trại không thể du canh du

c Thông qua các dự án, chơng trình phát triển sản xuất, đẩy mạnh trao đổi giao luhàng hóa, trình độ dân trí, văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi sẽ đợc nâng cao,

đời sống đợc cải thiện, các tập quán canh tác lạc hậu, những tệ nạn hủ tục cũng từngbớc đợc mọi ngời và cả cộng đồng tự giác bài trừ Theo báo cáo của địa phơng, gần

nh toàn bộ diện tích trồng cây thuốc phiện đã đợc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả,cây đặc sản, cây lơng thực Sự phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đờng giao thông, hệthống điện, thông tin liên lạc sự phát triển của các khu công nghiệp, khu dân c đôthị mới sẽ mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết của đồng bào dân tộc miền núi vùng cao,giúp họ xoá bỏ sự cách biệt, cô lập từ ngàn đời để tiến kịp, hoà nhập với cuộc sốngcủa cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Yên Bái

2.6 Phát triển kinh tế trang trại gia đình là phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ cảnh quan, môi trờng sinh thái.

Sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình trong những năm gần đây đãkhơi dậy tiềm năng đất đai của tỉnh Yên Bái Hàng chục ha vờn tạp đợc cải tạo đểtrồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn Hàng trăm ha đất trồng đồitrọc, đất hoang hóa đã đợc đa vào sản xuất, bốn mùa phủ xanh cây trái

Cùng với các hoạt động giữ gìn bảo vệ của lực lợng kiểm lâm, của các lâm ờng, nông trờng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đợc giao cho các trang trại bảo vệ,chăm sóc đã góp phần quan trọng ngăn chặn từ gốc nạn đốt phá rừng, khai thácrừng bừa bãi Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo vệ cảnh quan, tàinguyên thiên nhiên của tỉnh mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống

Trang 26

thiên tai, bởi không những trong địa bàn tỉnh có 2 con sông chảy qua (sông Thao,sông Chảy) mà nơi đây còn gần thợng nguồn những con sông lớn nhất miền Bắc:sông Hồng, sông Đà, sông Lô

Đất canh tác của tỉnh Yên Bái phần lớn là đất dốc, có nhiều nơi độ dốc trên

250, địa hình chia cắt hiểm trở nên dễ bị rửa trôi Lợng đất màu bị rửa trôi hàng nămkhá lớn làm cho đất đai vị thoái hóa, cạn kiệt, nghèo dinh dỡng Du canh du c, ph-

ơng thức canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi bắt đầu từ đây.Sau khoảng vài ba vụ trồng trọt, đất bị xói mòn, cạn kiệt, đồng bào dân tộc lại phảidời bản, dời nhà đốt phá rừng làm nơng rẫy mới Kinh tế trang trại gia đình giúpcho đồng bào định canh định c, áp dụng các biện pháp thâm canh, cải tạo và làmtăng độ phì nhiêu của đất, đem lại năng suất cây trồng cao hơn Tỉnh Yên Bái còngần 300 nghìn ha đất trồng đồi núi trọc, trong đó khoảng 50% có thể sử dụng chosản xuất nông nghiệp Phát triển kinh tế trang trại gia đình sẽ góp phần tích cực đểkhai thác có hiệu quả nguồn tiềm năng đất đai to lớn này, tiến tới định hình một nềnnông nghiệp bền vững, giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trờng sinh thái cho cả tỉnh, cảnớc

III Kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc Châu á và Việt Nam Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Yên Bái:

Kinh tế trang trại gia đình bắt đầu đợc phát triển ở Châu á từ những năm 50, ởmột số nớc công nghiệp hóa đầu tiên của châu lục này và đến nay cũng đang xuấthiện ở những nớc đang phát triển trên đờng đi lên công nghiệp hóa Nớc ta cũng bắt

đầu phát triển kinh tế trang trại gia đình từ hơn 10 năm gần đây Tìm hiểu kinhnghiệm tổ chức hoạt động kinh tế trang trại gia đình ở trong nớc và nớc ngoài làviệc làm cần thiết đối với tỉnh Yên Bái trong quá trình phát triển kinh tế trang trạicủa tỉnh, trớc hết là ở các vùng, các nớc Châu á có những đặc điểm tự nhiên, kinh

tế xã hội gần giống tỉnh Yên Bái

1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc Châu á :

Kinh tế trang trại gia đình hiện nay ở Châu á có sự khác biệt giữa hai nhóm ớc: các nớc công nghiệp phát triển và các nớc đang phát triển

1.1 Kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc công nghiệp phát triển:

Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những quốc gia và lãnh thổ đi vào côngnghiệp hóa đầu tiên ở Châu á Công nghiệp hóa đã đặt ra yêu cầu đối với nôngnghiệp là phải sản xuất ra nhiều hàng hóa nông sản Muốn thế tổ chức sản xuấtnông nghiệp ở các nớc này đã phải chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuấtnông sản hàng hóa, tức là thay thế kinh tế tiểu nông bằng kinh tế trang trại Từ sauchiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế trang trại ở Đông Bắc á có bớc phát triển mạnh

mẽ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã lần lợt tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏquan hệ sở hữu ruộng đất và phơng thức sản xuất phong kiến, tạo điều kiện cho kinh

tế hộ nông dân tiểu nông trở thành các đơn vị tự chủ sản xuất hàng hóa theo mô

Trang 27

hình trang trại Do đó, bài học kinh nghiệm thứ nhất để phát triển kinh tế trang trại

là cần giải quyết vấn đề đất đai chính sách đất đai – chính sách đất đai

Đông Bắc á là vùng đất ít, ngời đông, quy mô đất đai của nông hộ nhỏ bé, do

đó trang trại gia đình ở đây có quy mô nhỏ bé nhất trên thế giới Đây là một nét tiêubiểu của trang trại châu á Bình quân diện tích đất đai của trang trại ở Nhật Bản(Phụ lục 3), Đài Loan (Phụ lục 4), Hàn Quốc (Phụ lục 5) chỉ trên dới 1 ha, so với

bình quân trang trại của Tây âu là 20-30 ha và của Mỹ là 150-180 ha thì nhỏ hơn từ 20-30 đến 100-200 lần

Tuy quy mô nhỏ bé, nhng trong quá trình công nghiệp hóa, các trang trại gia

đình đã ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao các thành tựu khoa học công nghệhiện đại về giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật t kỹ thuật nông nghiệp, phân bóncho cây trồng, thức ăn công nghiệp cho gia súc, năng lợng cơ, điện, nớc, gió, cácmáy móc thiết bị nông nghiệp và ứng dụng đồng bộ vào các chu trình sản xuất vàchế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cao,trong đó đặc biệt là Nhật Bản là nớc đã tạo đợc những thành tựu trong nông nghiệp

mà bất kỳ nớc nào cũng phải mơ ớc Bài học kinh nghiệm thứ hai có thể rút ra là

không nhất thiết các trang trại phải có quy mô lớn Nếu biết áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hợp lý thì một trang trại quy mô nhỏ cũng có thể thu đợc hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, các trang trại gia đình ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc còn có đặc

điểm chung là lao động trong trang trại hoạt động nông nghiệp ít (bình quân 1 trangtrại với 1 ha đất nông nghiệp có 1-1,1 lao động nông nghiệp ), chủ yếu hoạt độngkinh tế trong và ngoài trang trại ; mức độ chuyên môn hóa của các trang trại cao, tỷ

lệ trang trại chăn nuôi, trang trại kiêm nghiệp lớn hơn ở các nớc đang phát triển.Trong tơng lai, các trang trại có xu hớng chuyển dịch từ trang trại thuần nông sangtrang trại kiêm nghiệp (hoạt động kinh tế trong và ngoài nông nghiệp, trong vàngoài trang trại), phát triển theo chiều hớng hoạt động và thu nhập ngoài nôngnghiệp và ngoài trang trại ngày càng tăng ; số lợng các trang trại sẽ giảm và quy mô

đất đai trung bình của 1 trang trại sẽ tăng lên Do đó, bài học kinh nghiệm thứ ba là

trong quá trình phát triển kinh tế trang trại cần tăng tỷ trọng các trang trại kiêm nghiệp trên tổng số các trang trại

1.2 Kinh tế trang trại gia đình ở một số nớc đang phát triển:

ở các nớc đang phát triển châu á, gần đây mới bắt đầu đi lên công nghiệp hóa

và bắt đầu phát triển kinh tế trang trại

Trớc khi bớc vào công nghiệp hóa, tổ chức sản xuất nông nghiệp ở các nớcvùng Đông Nam á và Nam á chủ yếu là kinh tế tiểu nông sản xuất tiểu nông cổtruyền Châu á Khi bớc vào công nghiệp hóa có nhu cầu về sản xuất nông sản hànghóa, một bộ phận các hộ tiểu nông có ruộng đất, có vốn, có năng lực kinh doanh đãthoát khỏi quỹ đạo sản xuất tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất nông sản hàng hóa từmức độ thấp đến mức độ cao, từ ít đến nhiều theo mô hình kinh tế trang trại Đó là

Trang 28

đối với các quốc gia đã hoàn thành cải cách ruộng đất một cách triệt để nh TrungQuốc, Việt Nam Còn đối với các quốc gia nh Malaysia, Inđônêxia, ấn Độ cácdoanh nghiệp nông nghiệp t bản t nhân trớc đây sử dụng lao động làm thuê để sảnxuất nông nghiệp hàng hóa, dần dần đã chuyển sang cơ chế sản xuất mới, giaokhoán đất đai, cung cấp vật t và hớng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia đình công nhânsản xuất theo hợp đồng, doanh nghiệp thu mua sản phẩm làm ra để chế biến xuất

khẩu, tạo ra một loạt công nhân-nông dân chủ trang trại sản xuất hàng hóa cà phê,

cao su, cọ dầu, ca cao, chè

Nh vậy, kinh tế trang trại gia đình ở các nớc đang phát triển Châu á đợc hìnhthành từ các hộ tiểu nông tiến lên sản xuất hàng hóa và các hộ công nhân lao động

ở đồn điền cũ chuyển sang hoạt động theo mô hình trang trại

Thái Lan trở thành nớc xuất khẩu nông sản hàng hóa là do trong quá trình đilên công nghiệp hóa đã hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình trên cơ sởkinh tế hộ tiểu nông tiến lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa Các trang trại gia

đình vùng đồng bằng trung tâm hàng năm đã sản xuất lợng gạo xuất khẩu 5-6 triệu

tấn Các trang trại gia đình vùng đồi núi hàng năm ra hàng chục triệu tấn sắn và dứaxuất khẩu cho Liên minh Châu Âu Các trang trại gia đình vùng ven biển đã sảnxuất hàng vạn tấn tôm xuất khẩu Các trang trại gia đình vùng chung quanh đô thị

đã sản xuất ra khối lợng lớn thịt gà, thịt lợn xuất khẩu và sữa bò

Cuối thế kỷ XX số lợng các trang trại gia đình ở các nớc đang phát triển Châu

á cha nhiều và tỷ trọng trang trại trong tổng số hộ nông dân còn thấp, nhng đang có

xu thế phát triển với tốc độ nhanh hơn cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hóa,củng cố vai trò lực lợng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hóa và tiến dần lên

vị trí lực lợng chủ lực sản xuất nông sản hàng hóa nh các nớc công nghiệp phát triển

ở Đông á hiện nay

2 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam :

2.1 Kinh tế trang trại gia đình của cả nớc.

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, Viện kinh tế nông nghiệp, cho đến đầu năm 2000 cả nớc có hơn 12 triệu hộnông dân, trong đó có khoảng gần 113.000 trang trại gia đình, chiếm gần 1% tổng

số hộ gia đình nông dân, nhng đã sản xuất khoảng 40-60% những mặt hàng nông

sản hàng hóa chủ lực nh: gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, thịt sữa, rau quả hàng nămtạo ra một khối lợng hàng hóa khoảng 12.000 tỷ đồng Phần lớn các trang trại gia

đình trong cả nớc có quy mô đất đai dới 10 ha (khoảng 62%) Trong đó đất thổ cchiếm 0,97%, đất nông nghiệp chiếm hơn 68,81%, đất lâm nghiệp chiếm 28,73%,

đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,49% (Phụ lục 6)

Quy mô vốn đầu t ban đầu của một trang trại tơng đối lớn: 291,43 triệu đồng(tính đến 30/4/1999), trong đó vốn tự có chiếm khoảng 91,03% Bình quân số khẩucủa một trang trại là 5 ngời, số lao động thuê mớn khoảng 3 ngời (Phụ lục7, 8,9)

Trang 29

Trong thời gian qua kinh tế trang trại gia đình phát triển sâu rộng trên khắp cảnớc, ở mọi địa bàn Tuy có khác nhau về phơng thức sản xuất kinh doanh song kinh

tế trang trại gia đình ở các vùng vẫn có đặc điểm chung là tận dụng mọi thế mạnh

về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội để phát triển sản xuất ở cùng một trình độ ápdụng khoa học kỹ thuật, cùng một trình độ quản lý, các trang trại gia đình có quymô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các trang trại gia đình có quy mô nhỏ,các trang trại chuyên canh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các trang trại tổnghợp, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế caohơn các trang trại trồng trọt

2.2 Kinh tế trang trại gia đình của vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Trung du miền núi phía Bắc, ngoài Yên Bái còn có 13 tỉnh : Lai Châu, Sơn La,Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Lạng Sơn, CaoBằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh Với tổng diện tích 96.690,5 km2, dân

số 11.303 nghìn ngời Theo số liệu khảo sát của các địa phơng cơ sở thì các tỉnhtrung du miền núi phía Bắc có khoảng 3,85 vạn trang trại gia đình chiếm 34% sovới tổng trang trại gia đình cả nớc Trong đó, trang trại kinh doanh tổng hợp chỉchiếm 36,2% và trang trại dạng hình chuyên canh chiếm 63,8% Tập trung chủ yếutrong lĩnh vực cây lâu năm hơn 19.000 trang trại, lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm hơn4.000 trang trại (Phụ lục 10)

So với các vùng sinh thái khác trong cả nớc, phát triển kinh tế trang trại gia

đình ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều u thế về điều kiện tự nhiên, đất

đai, khí hậu, con ngời Sự đa dạng của điều kiện tự nhiên thiên nhiên đã tạo ra sự

đa dạng trong các hình thức tổ chức và loại hình sản xuất kinh doanh của kinh tếtrang trại gia đình Kinh tế trang trại gia đình đợc hình thành và phát triển từ nhữngvùng đặc biệt khó khăn nh huyện Phong Thổ (Lai Châu) có 217 trang trại, huyệnTuần Giáo (Lai Châu) có 104 trang trại , huyện Mờng Tè (Lai Châu) có 70 trangtrại, huyện Bát Xát (Lào Cai) có 111 trang trại, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) có 450 trangtrại Tại các địa phơng trên, trang trại phát triển chủ yếu ở vùng đất trống, đồi trọcvùng đất khai hoang, phục hóa có rất nhiều khó khăn Sự phát triển thành công củakinh tế trang trại gia đình ở những địa bàn khó khăn này có ý nghĩa quan trọng về

lý luận và thực tiễn Nó xác định rõ về nhận thức và định hớng phát triển kinh tế-xã

hội ở vùng miền núi vùng cao Có chủ trơng, chính sách đúng, đợc đầu t và giúp đỡ,

đồng bào dân tộc cũng có thể phát triển kinh tế trang trại rất hiệu quả Đây là môhình thích hợp nhất để chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệphàng hóa ở miền núi, vùng cao

Qua thực tế diễn ra ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có thể rút ra quy luật

phát triển kinh tế trang trại gia đình trong thời kỳ ban đầu thờng là phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài, tránh rủi ro thiên tai và thị trờng Việc

hình thành trang trại sản xuất chuyên canh tập trung phụ thuộc vào điều kiện hạtầng kinh tế xã hội, đặc biệt là thị trờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Các trang trại

Trang 30

có cơ cấu sản xuất chuyên canh thờng đợc hình thành và phát triển bền vững ổn

định, trong điều kiện gắn với công nghiệp chế biến Trong thời kỳ công nghiệp hóa,

xu hớng phát triển của các trang trại là chuyên canh tập trung gắn với thị trờng tiêuthụ là hớng đi có hiệu quả Qua số liệu ở phụ lục 10 cho ta thấy xu h ớng chuyển từkinh doanh tổng hợp sang kinh doanh chuyên canh tăng dần từ tiểu vùng Tây Bắc,tiểu vùng Trung tâm sang tiểu vùng Đông Bắc, nơi thị trờng và kết cấu hạ tầng kinh

tế xã hội tơng đối phát triển

Những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nguồn lực đất đai tiềm tàngphong phú, mức độ phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và sự gia tăng nhanh chóngcủa nhu cầu thị trờng trong những năm thực hiện đờng lối đổi mới là những nhân tốchi phối mạnh nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đìnhtrung du miền núi phía Bắc (Phụ lục 11)

Về quy mô diện tích canh tác của các trang trại gia đình thì phần lớn các trangtrại có quy mô diện tích dới 5 ha (chiếm 75,6%), ít trang trại có quy mô lớn (Phụlục 12) Với các trang trại gia đình chủ yếu có quy mô nhỏ, nếu xét về khía cạnhkinh tế thì các trang trại kiểu này không mang lại giá trị kinh tế cao, nhng nếu xéttheo khía cạnh xã hội, nhất là đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc thì nó có

ý nghĩa rất lớn Các trang trại quy mô nhỏ có tác dụng trong việc giải quyết việclàm trớc mặt, cải thiện đời sống nhân dân, giảm dần khoảng cách thu nhập, đoànkết dân tộc, giữ gìn an ninh quốc phòng Hơn nữa trang trại gia đình quy mô nhỏphù hợp với khả năng, tiềm lực của vùng, phù hợp với giai đoạn đầu của phát triểnkinh tế trang trại Trong tơng lai, số lợng trang trại gia đình sẽ tiếp tục tăng cả về sốlợng lẫn chất lợng

3 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại gia đình đối với tỉnh Yên Bái :

Qua nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia

đình ở một số nớc Châu á, các tỉnh ở Việt Nam nói chung và một số tỉnh thuộcvùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm

áp dụng cho phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái trong thời gian tới Cụthể nh sau:

3.1 Kinh tế trang trại gia đình - sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá:

Qua thực tế của các nớc Châu á ta thấy kinh tế trang trại gia đình là loại hình

tổ chức sản xuất nông nghiệp đợc hình thành và phát triển trong thời kỳ côngnghiệp hóa để sản xuất nông sản hàng hóa phục vụ công nghiệp hóa, thay thế chokinh tế tiểu nông sản xuất tự cấp tự túc Công nghiệp hóa càng cao thì kinh tế trangtrại gia đình càng phát triển Thời kỳ công nghiệp hóa mới bắt đầu và ở trình độthấp thì kinh tế trang trại gia đình là lực lợng xung kích trong sản xuất nông sảnhàng hóa Đến thời kỳ công nghiệp hóa cao thì kinh tế trang trại gia đình trở thànhlực lợng chủ lực trong sản xuất nông sản hàng hóa Kinh tế trang trại gia đình có

Trang 31

3.2 Địa bàn và nội dung sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại gia đình.

Kinh nghiệm của các nớc cho thấy kinh tế trang trại gia đình có nhu cầu và khảnăng phát triển ở tất cả các vùng kinh tế và các ngành sản xuất nông, lâm, ngnghiệp của mỗi quốc gia Khi công nghiệp hóa phát triển đến trình độ cao thì kinh

tế trang trại gia đình chiếm lĩnh toàn bộ trận địa sản xuất nông nghiệp ở tất cả cácvùng và trong tất cả các ngành sản xuất nh ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc Nhng trong thời kỳ bắt đầu đi lên công nghiệp hóa, kinh tế trang trại gia đìnhthờng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số vùng kinh tế và một

số ngành sản xuất có nhu cầu và khả năng phát triển nhiều kinh tế hàng hóa trớc, và

dần từng bớc mở rộng ra các ngành, các vùng khác

ở các nớc Châu á, địa bàn và nội dung hoạt động, cũng nh trọng tâm, trọng

điểm phát triển kinh tế trang trại gia đình thời kỳ công nghiệp hóa rất đa dạng, phụthuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trờng tiêu thụ Trongkhi Malayxia, Inđônêxia thời kỳ đầu công nghiệp hóa, trọng tâm và trọng điểm pháttriển trang trại gia đình là cây công nghiệp xuất khẩu ở vùng đồi núi, thì ở Thái Lanlại phát triển kinh tế trang trại gia đình ở cả 3 vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển

Và cả hớng đi này đều có những thành công đáng học tập

ở Malayxia, Inđônêxia, thời gian đầu các trang trại gia đình tập trung pháttriển ở các vùng đồi núi và trong ngành sản xuất các cây công nghiệp xuất khẩu Vìcây công nghiệp xuất khẩu nh cao su, cọ dầu, ca cao, hồ tiêu, cà phê tập trung ở cácvùng đồi nơi có tiềm năng về quỹ đất dồi dào và tập trung các doanh nghiệp (đồn

điền) sản xuất cây công nghiệp tập trung với khối lợng nông sản hàng hóa nhiều

tr-ớc đây ở vùng đồng bằng do quỹ đất hạn chế, nên trang trại trồng trọt chậm pháttriển hơn vùng đồi núi nhng riêng trang trại chăn nuôi thì phát triển Các trang trạitrồng cây công nghiệp ở vùng đồi núi phát triển trớc còn vì lý do đặc biệt quantrọng nữa là thị trờng quốc tế có nhu cầu lớn về sản phẩm của cây công nghiệp nhcao su, cọ dầu mà vùng đồi núi các nớc Malayxia, Inđônêxia lại có thế mạnh vềkhí hậu và đất đai đối với các loại cây này

ở vùng đồi núi Thái Lan phát triển các trang trại trồng sắn, quy mô gia đìnhnhng tập trung thành từng vùng nguyên liệu sản xuất sắn, bột sắn xuất khẩu cho thịtrờng EU

Trang 32

3.3 Quy mô trang trại gia đình.

Kinh nghiệm của các nớc công nghiệp phát triển nh Nhật Bản cho thấy muốn

làm kinh tế trang trại gia đình có hiệu quả không nhất thiết phải có quy mô đất đaicanh tác lớn Với một khoảng đất chừng trên dới 1 ha nhng nếu biết áp dụng cácthành tựu khoa học kỹ thuật hợp lý thì kinh tế trang trại gia đình cũng sẽ cho hiệuquả kinh tế cao

Một khía cạnh khác đó là vốn đầu t ban đầu cho kinh tế trang trại So với cácloại hình kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nh công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thì vốn đầu t ban đầu cho phát triển kinh tế trang trại gia đình không cao Nếu cóquyết tâm và cách làm hợp lý thì với số vốn chừng vài chục triệu đã có thể lậpnghiệp bằng kinh tế trang trại Điều này đã đợc thực tế chứng minh bằng các tấm g-

ơng làm kinh tế trang trại gia đình giỏi ở nớc ta

3.4 Trang trại gia đình và mối quan hệ với tổ chức HTX và doanh nghiệp quốc doanh.

Trang trại gia đình là doanh nghiệp t nhân nhng không đối lập với kinh tế HTX

và kinh tế quốc doanh Kinh tế trang trại gia đình với đặc trng là sản xuất hàng hóanên các yếu tố đầu vào, đầu ra đầu là hàng hóa Vì vậy các trang trại gia đình khônghoạt động đơn độc khép kín nh các hộ tiểu nông, mà có nhu cầu quan hệ với mạnglới dịch vụ đầu vào, đầu ra trong kinh doanh Để hạn chế sức ép của các dịch vụ tnhân trong mua bán vật t kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản, các chủ trang trạigia đình thờng tổ chức các HTX dịch vụ, hình thành mối liên kết giữa kinh tế trangtrại với HTX và với các doanh nghiệp quốc doanh

Quan hệ liên kết kinh tế giữa các trang trại gia đình với các doanh nghiệp nôngnghiệp ngoài quốc doanh dợc thể hiện rõ nét nhất ở Malaysia Các công ty doanhnghiệp Nhà nớc đầu t vào các vùng đất, xây dựng các cơ sở hạ tầng: Đờng giaothông, bu điện, các công trình phúc lợi công cộng, khai phá đất đai, làm nhà ở vàgiao cho các hộ nông dân tình nguyện kèm theo vốn cho vay thời gian đầu theo hợp

đồng kinh tế dài hạn giữa các hộ nông dân-chủ trang trại với công ty-Doanh nghiệp

nông nghiệp quốc doanh

3.5 Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế trang trại gia đình.

Quản lý kinh tế trang trại gia đình bao gồm 2 mặt: Quản lý của các cơ quan Nhànớc đối với kinh tế trang trại và quản lý sản xuất kinh doanh trong từng trang trại :

3.5.1 Quản lý Nhà nớc đối với kinh tế trang trại gia đình :

Đặc trng của kinh tế trang trại gia đình là sản xuất hàng hóa, vì vậy tổ chứcquản lý của Nhà nớc đối với kinh tế trang trại gia đình về cơ bản là quản lý nềnkinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trờng bao gồm cáchàng hóa nh ruộng đất, lao động, vốn, khoa học công nghệ, nông sản thông quacác chính sách kinh tế chung Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa từ thấp

đến cao, đòi hỏi kinh tế trang trại phải nâng cao u thế cạnh tranh của nông sản hànghóa làm ra trên thị trờng trong nớc và quốc tế Vì vậy các nớc công nghiệp hóa châu

Trang 33

á cũng nh thế giới, thờng đề ra các chính sách khuyến khích mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh của các trang trại gia đình và nâng cao trình độ khoa học côngnghệ của các trang trại, mà khâu quyết định để đạt đợc điều này là khuyến khíchtích tụ ruộng đất, tăng quy mô trang trại, giảm số lợng trang trại gia đình, trớc hết làcác trang trại nhỏ

3.5.2 Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình:

Mỗi trang trại gia đình là một doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ, vừa hoặc lớn

Do chủ trang trại-chủ doanh nghiệp điều hành sản xuất kinh doanh, xử lý các yếu tố

đầu vào, đầu ra để thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận, thực hiện tái sản xuất mở rộngtrong nền kinh tế thị trờng Chủ trang trại quản lý tất cả các t liệu sản xuất của trangtrại, có thể là t liệu sản xuất tự có, có thể là thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ Vìvậy, trong kinh tế trang trại gia đình có trờng hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng tliệu sản xuất thống nhất với nhau, có trờng hợp quyền sở hữu tách rời khỏi quyền sửdụng t liệu sản xuất

Quản lý ruộng đất của trang trại gia đình:

Ruộng đất của các trang trại gia đình là hàng hóa, nên trong nền kinh tế trangtrại, ruộng đất không “đóng băng” mà luôn có sự dịch chuyển (mua bán, thuê mớn,thế chấp) thông qua thị trờng mua bán ruộng đất Mua bán là chuyển nhợng quyền

sở hữu ruộng đất, còn thuê mớn là chuyển nhợng quyền sử dụng đất Có chủ trangtrại sản xuất kinh doanh trên ruộng đất tự có, có chủ trang trại vừa sản xuất trênruộng đất tự có vừa sản xuất trên đất thuê thêm Có chủ trang trại sản xuất hoàntoàn trên ruộng đất thuê ngoài vì bản thân không có ruộng đất riêng

Quản lý lao động của trang trại gia đình:

Lao động làm việc ở trang trại có nhiều loại: Lao động quản lý và lao động sảnxuất, lao động gia đình và lao động thuê ngoài, lao động chính và lao động phụ, lao

động phổ thông và lao động kỹ thuật

Lao động gia đình đợc hiểu là lao động làm việc trong trang trại không lấy tiềncông trực tiếp bao gồm chủ trang trại và vợ con làm lao động quản lý, lao độngchính, lao động phụ Lao động quản lý thờng là chủ trang trại gia đình, còn lao độngsản xuất là những ngời trong gia đình và ngoài theo thời vụ và thờng xuyên

Lao động làm thuê bao gồm: Lao động thời vụ, lao động thờng xuyên, lao

động phổ thông và lao động kỹ thuật

Lao động thuê ngoài của các trang trại gia đình ở các nớc Châu á và thế giớikhông nhiều, chiếm khoảng trên dới 20% tổng số lao động nông nghiệp Lao độnglàm thuê trong nông nghiệp ở các nớc đợc coi là một nghề nghiệp bình thờng trongxã hội

Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình: Vốn sản xuất kinh

doanh của trang trại gia đình (vốn cố định và vốn lu động) bao gồm vốn tự có vàvốn vay bên ngoài, bằng nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau, trong đó có vốn(tiền) mua chịu vật t, máy móc

Trang 34

Vốn hoạt động của kinh tế trang trại lu chuyển trên thị trờng tiền tệ thông quamạng lới Ngân hàng thơng mại Các nớc công nghiệp hóa càng cao, kinh tế thị tr-ờng càng hoàn chỉnh thì các trang trại gia đình có xu hớng sử dụng vốn từ cácnguồn bên ngoài càng nhiều và chiếm tỷ trọng cao hơn vốn tự có

Quản lý ứng dụng khoa học kỹ thuật của trang trại: Các trang trại gia đình với

các quy mô sản xuất khác nhau đều có nhu cầu và khả năng ứng dụng các tiến bộkhoa học công nghệ vào sản xuất với cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, kể cả côngnghệ tự động hóa và công nghệ tin học Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với chủ trang trạigia đình là phải đợc trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học công nghệ và kiến thức

về khoa học quản lý thị trờng

chơng II

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại gia đình

tỉnh Yên Bái Thời kỳ 1995-2001

I đánh giá tình hình hoạt động và phát triển của kinh tế

trang trại gia đình tỉnh Yên Bái giai đoạn 1995-2000:

Kinh tế trang trại gia đình bắt đầu phát triển ở Yên Bái vào khoảng cuối thậpniên 80, đầu thập niên 90 Theo thống kê tới năm 2000 toàn tỉnh có 7.252 trang trại

ở tất cả 9 huyện thị Số xã, phờng có trang trại là : 161/180 xã phờng, số hộ làmtrang trại chiếm 7,5% tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh

1 Quy mô đất đai.

Quy mô diện tích là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hoạt

động sản xuất kinh doanh của trang trại Thực trạng quy mô đất đai các trang trạigia đình của tỉnh Yên Bái nh sau

1 Bảng 1: Đất đai các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái.

Nguồn gốc đất Đất đợc giao.Đất cha đợc giao. %'' 69,8030,20

Cơ cấu đất đai

Trang 35

và kinh doanh tổng hợp Các trang trại có quy mô lớn từ 20-30 ha chiếm khoảng

trên 2%, trang trại có quy mô trên 30 ha chỉ chiếm 0,5% Đây là các trang trại sảnxuất kinh doanh cây lâu năm về trồng rừng Nh vậy có thể nói, trang trại gia đình ởYên Bái có quy mô nhỏ là chủ yếu Điều này có ảnh hởng ít nhiều đến hiệu quả sảnxuất của các trang trại

Về cơ cấu, diện tích đất đai của các trang trại rất khác nhau, tùy thuộc vào

ph-ơng hớng sản xuất kinh doanh của từng trang trại Bình quân chung cho cả vùng,diện tích đất nông nghiệp thờng chiếm khoảng 30,8%, đất lâm nghiệp khoảng67,64%, còn lại là đất mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản và đất thổ c Tỷ trọng đất nôngnghiệp của các trang trại có hớng kinh doanh cây hàng năm , cây lâu năm, linhdoanh tổng hợp chiếm trên 80%, tỷ trọng đất lâm nghiệp của nhóm trang trại lâmnghiệp chiếm 90,5%, diện tích mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản của trang trại thuỷ sảnchiếm 80,3%

Nguồn gốc các loại đất đai của các trang trại cũng rất đa dạng: Đại bộ phận đấtcủa các trang trại đã đợc giao, chiếm khoảng 70% tổng quỹ đất Tỷ trọng đất cha đợcgiao chiếm 30%, có nguồn gốc bao gồm: nhận thầu của HTX và chính quyền địa ph-

ơng 31,46%, nhận chuyển nhợng đất 19,27%, nhận thầu của nông lâm trờng 18,9%,các trang trại tự khai hoang 19,79%, nhận khoán của các chủ dự án 9,59%

Quy mô diện tích canh tác của các trang trại hiện nay đã tơng đối ổn định doquỹ đất có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp đã đợc giao hết cho các nông lâm tr-ờng và các hộ gia đình Những trang trại có quy mô dới 5 ha rất khó mở rộng thêmdiện tích bởi sự eo hẹp về khả năng tài chính và thị trờng chuyển nhợng đất đai ởmiền núi phía Bắc nói chung và thị trờng chuyển nhợng đất đai ở tỉnh Yên Bái nóiriêng hoạt động rất ít Những trang trại quy mô diện tích lớn thờng thuê lao động để

đảm bảo thời vụ sản xuất hoặc giao thầu lại từng phần cho các hộ gia đình khác sảnxuất kinh doanh

Hầu nh ở tỉnh Yên Bái sự tranh chấp về đất đai hiện nay không còn xảy ra ởmức độ gay gắt, nghiêm trọng So với các hộ nông dân, các nông lâm, trờng, việcquản lý sử dụng đất đai của các trang trại tỏ ra hợp lý, có hiệu quả hơn hẳn Rất ít

có diện tích bị hoang hóa Đất đợc quy hoạch, cải tạo phù hợp với từng loại địahình, từng giống cây trồng, từng con gia súc Những loại cây trồng hiệu quả kinh tếthấp nh lúa nơng, sắn ngô đang đợc chuyển dần sang trồng cây công nghiệp, cây ăn

quả đem lại thu nhập cao hơn từ 10-20 lần.

Mặc dù bớc đầu các trang trại đã biết sử dụng đất một cách có hiệu quả nhng

về vấn đề quy mô đất đai của các trang trại vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hởng

đến hiệu quả sản xuất của các trang trại, điều này đợc thể hiện nh sau:

Trang 36

Thứ nhất: Quy mô diện tích canh tác của các trang trại gia đình trong tỉnh

hiện nay còn nhỏ bé Số trang trại quy mô trên 10 ha chỉ chiếm khoảng 5,4% trongtổng số trang trại Số trang trại trên 30 ha (vợt mức hạn điền) rất ít Trang trại cóquy mô diện tích trên 100 ha chỉ là cá biệt Phần lớn các trang trại có quy mô nhỏ

dới 5 ha (75,6%) Số trang trại có quy mô từ 5-10 ha chiếm 20,9% Nếu so sánh với

các nớc công nghiệp phát triển ở Châu á nh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì quymô trang trại gia đình ở Yên Bái không phải là nhỏ Song điểm khác biệt lớn nhấtgiữa các trang trại gia đình ở Yên Bái và các nớc công nghiệp phát triển Châu á làtrình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Kinh nghiệm của các nớc NhậtBản, Hàn Quốc cho thấy ngoài quy mô đất đai thì khoa học kỹ thuật là một trongnhững yếu tố quyết định đến việc tăng thu nhập cho các trang trại Tuy nhiên, vớinhững hạn chế về vốn, trình độ các trang trại gia đình ở Yên Bái hiện nay cha thể

đuổi kịp các nớc công nghiệp phát triển về mặt áp dụng khoa học kỹ thuật Vì vậy,quy mô đất đai là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sản xuất Với các yếu

tố khác nh nhau, trang trại nào có quy mô đất dai lớn hơn sẽ mang lại hiệu quả kinh

tế cao hơn

Thứ hai, trong tổng diện tích mà trang trại đang quản lý sử dụng, phần đất đai

đợc chính quyền giao chỉ chiếm 60-70%, phần đất cha đợc giao chiếm tới hơn 1/3

tổng diện tích canh tác của trang trại Đó là đất nhận thầu của xã, của nông trờng,lâm trờng, nhận khoán của chủ dự án, đất chuyển nhợng, đất tự khai hoang Vềmặt nhận thức tâm lý, các chủ trang trại coi phần đất cha đợc giao là đất “mợn” chaphải đất của mình vì tính pháp lý cha thật đảm bảo chắc chắn, tính ổn định lâu dàikhông cao, do vậy họ cha thực sự yên tâm tin tởng đầu t thâm canh, cải tạo nh trên

đất nhà (đất đợc giao)

Thứ ba: Quy mô canh tác hiện nay có sự chênh lệch khá lớn giữa các trang

trại trong tỉnh Yên Bái Một số trang trại đợc giao diện tích quá lớn so với khả năng

tổ chức quản lý sản xuất Họ chỉ canh tác một phần, diện tích còn lại bị chiếm giữ,

bỏ hoang hóa một số khác sản xuất kinh doanh hiệu quả thì lại thiếu đất để mởrộng quy mô canh tác

Thứ t: Quy mô diện tích canh tác của các trang trại hiện nay đã nhỏ lại phân

tán manh mún, không liền khoảnh Điều đó rất bất lợi cho sản xuất tập trungchuyên canh, cho việc bảo vệ và đầu t đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất nhất là

đối với một tỉnh miền núi nh Yên Bái vì nơng rẫy thờng ở xa nhà, phơng tiện, đờngxá đi lại còn rất khó khăn Qua khảo sát ở địa phơng cho thấy những trang trại sảnxuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, kết quả sản xuất hàng năm ổn định, chắcchắn và thờng xuyên đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trongsản xuất là những trang trại có diện tích canh tác tập trung, liền khoảnh, xungquanh khu vực nhà ở Tuy nhiên, số trang trại có điều kiện sản xuất thuận lợi nh vậykhông nhiều và họ phải trải qua nhiều năm thực hiện chiến lợc “Bán ruộng vờn xa,mua ruộng vờn gần” của mình

Trang 37

Thứ năm: Việc mở rộng diện tích canh tác đối với các trang trại có quy mô nhỏ

bé hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, cực kỳ chật vật bởi những nguyên nhân sau:

- Nguồn gốc đất đai các trang trại, các hộ gia đình là do cha ông để lại, đối vớingời Việt Nam nhất là đối với đồng bào dân tộc miền núi, không ai muốn bán đất

“Hơng hỏa tổ tiên”, đất đang bị chia nhỏ do thừa kế, tách hộ

- Thủ tục hành chính trong chuyển nhợng, cho thuê đất đai ở nông thôn rấtphiền hà, tai tiếng, ngời mua có thể bị đánh giá là “kẻ bóc lột”, ngời bán bị xem nhbần cùng hóa, trái với bản chất XHCN

- Nguồn lực tài chính của các trang trại rất hạn hẹp mà việc thanh toán chuyểnnhợng đất đai thờng đòi hỏi những khoản tiền lớn vợt quá khả năng của họ Hầu nhcha có một ai đợc duyệt vay tín dụng chính thức nếu mục đích khoản tiền vay đó là

để mua đất

- Điều kiện lao động thủ công, trình độ quản lý của chủ trang trại còn nhiềuhạn chế và tính không ổn định, chắc chắn của thị trờng khiến cho nhiều chủ trangtrại ngần ngại không dám đơng đầu với những rủi ro rất dễ xảy ra khi mở rộng quymô diện tích canh tác

Thứ sáu: Diện tích đất trống đồi núi trọc cha khai phá ở tỉnh Yên Bái còn rất

lớn: hơn 300 nghìn ha, trong đó hơn 50% có khả năng sử dụng vào sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp Tuy nhiên, động viên dân bỏ tiền vốn, công sức đầu t vào miền

đất này là một chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội-quốc phòng lâu dài đầy khó khăn,

thách thức bởi địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, đất dốc, dân c tha thớt, trình

độ dân trí thấp

Vấn đề đặt ra là cần phải có những đổi mới trong cơ chế, chính sách để khuyếnkhích các chủ trang trại tích cực khai hoang, chuyển đổi đất nhằm “liền khoảnhhóa” và tăng quy mô đất đai của các trang trại

2 Sử dụng lao động :

2.1 Chủ trang trại

Cũng nh ở các tỉnh khác, chủ trang trại gia đình tỉnh Yên Bái đều là ngời trựctiếp quản lý, điều hành trang trại, đồng thời cũng là ngời lao động sản xuất trực tiếp.Hầu nh cha có trờng hợp nào phải thuê lao động quản lý, ngay cả các trang trại cóquy mô lớn hàng trăm ha Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo choYên Bái một lớp chủ trang trại có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Chính họ sẽ lànhững ngời đi tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế trang trại gia đình củatỉnh Việc họ làm kinh tế trang trại dù là thành công hay thất bại cũng đều là nhữngbài học quý cho những ai quyết tâm làm giàu bằng kinh tế trang trại Tuy nhiên,việc các chủ trang trại gia đình kiêm nghiệp nhiều công việc chỉ phù hợp khi quymô của các trang trại còn nhỏ, quá trình sản xuất kinh doanh cha gắn bó chặt chẽvới thị trờng Tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, để phù hợp với quátrình tập trung chuyên môn hóa trong các trang trại, các chủ trang trại gia đình cầnphải có sự chuyên môn hóa trong công việc một cách phù hợp

Trang 38

có trình độ sơ cấp, 29,7% có trình độ trung cấp, 3,7% có trình độ đại học (bảng 2).Tuy nhiên, việc các chủ trang trại gia đình phần lớn là nông dân, trình độ văn hóathấp đã chứng tỏ một điều rằng : làm giàu bằng kinh tế trang trại tuy không phải dễdàng nhng cũng không quá khó khăn phức tạp Làm kinh tế trang trại không đòi hỏichủ trang trại phải có trình độ văn hóa cao, bằng này cấp nọ mà một ngời bình th-ờng nhất cũng có thể làm kinh tế trang trại nếu họ có quyết tâm

Bảng 2: Chủ trang trại gia đình ở Yên Bái

có khả năng quản lý, nắm bắt tốt những thông tin về thị trờng Đây thực sự là lớptrang trại “đầu đàn” của kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái

Trong cơ cấu của các chủ trang trại gia đình Yên Bái phân theo dân tộc, cácchủ trang trại là ngời dân tộc thiểu số khá lớn Thực tế trên phản ánh xu hớng ngày

Trang 39

càng có nhiều chủ trang trại là đồng bào dân tộc có mong muốn phát triển sản xuấtkinh doanh, có ý chí và nghị lực làm giàu thoát khỏi cảnh đói nghèo Song cũngtheo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái, phần lớn cáctrang trại gia đình có chủ là ngời dân tộc có hiệu quả sản xuất kinh doanh khôngcao Nguyên nhân của hiện tợng này khá phức tạp song một phần là do xuất phát từkhả năng, trình độ hạn chế của các chủ trang trại

2.2 Lao động gia đình và lao động làm thuê.

Với số nhân khẩu trung bình của một trang trại từ 5-6 ngời và số lao động trong tuổi từ 2-3 ngời, những trang trại có quy mô 2 ha về cơ bản không phải sử

dụng lao động làm thuê Lao động chính với sự trợ giúp thêm của lao động phụ đủkhả năng đảm bảo hoàn thành các công việc theo kịp thời vụ Chỉ trong những trờnghợp thất sự khẩn trơng hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt họ mới phải sử dụnglao động làm thuê với số lợng ít, trong thời gian ngắn Đây là một trong những đặctrng cơ bản của trang trại gia đình

Sử dụng lao động làm thuê trở thành yêu cầu phổ biến đối với các trang trại cóquy mô từ 5 ha trở lên.Tuy nhiên, tính chất và mức độ cũng có sự khác biệt khá rõ.Với quy mô khoảng 5 ha, các chủ trang trại chủ yếu sử dụng lao động làm thuê

không thờng xuyên, phần lớn đều thuê từ 1-2 lao động làm trong thời gian 3-5

tháng trong năm vào dịp thời vụ gieo trồng hoặc thu hoạch Với quy mô khoảng 10

ha, ngoài phần lao động thờng xuyên khoảng từ 3-5 ngời, một số ít trang trại còn

thuê lao động thờng xuyên cả năm nhng chỉ từ 1-2 ngời để chăm sóc cây trồng, bảo

vệ sản xuất Đối với các trang trại có quy mô trên 20 ha, ngoài số lao động thuêkhông thờng xuyên, có khi lên đến hàng chục ngời trong lúc thời vụ thì việc sửdụng lao động làm thuê thờng xuyên trở nên phổ biến, trở thành nhu cầu thiết yếu

Số lao động thuê thờng xuyên khoảng 5-10 ngời Cá biệt trang trại của ông Đỗ Thập

(huyện Yên Bình, Yên Bái) với quy mô trên 300 ha đã thuê thờng xuyên khoảng

Nguồn: Tạp chí "Kinh tế và Phát triển"- Trờng ĐHKTQD-11+12/1999, Số 33, trang 3-13.

Trong một trang trại, số lao động thuê thờng xuyên bình quân là 0,39 ngời, sốngày công thuê thời vụ bình quân là 269 ngày công

Trang 40

Ta thấy tỷ lệ trang trại thuê lao động thờng xuyên ít (18,7%), thuê lao độngthời vụ nhiều (81,37%), trong đó các trang trại thuê lao động với số lợng ít là chủyếu Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô của các trang trại nhỏ nên việc làm chỉ đủcho lao động trong các hộ gia đình làm trang trại Hơn nữa, vì thu nhập của cáctrang trại cha cao nên các trang trại hạn chế thuê lao động để giảm chi phí Đây cóthể coi là một hạn chế, bởi nếu các trang trại chỉ sử dụng lao động gia đình, ít thuêlao động ngoài thì quá trình tiến lên sản xuất lớn, chuyên môn hoá của các trangtrại sẽ diễn ra chậm hơn

Việc sử dụng lao động làm thuê thờng đợc tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữahai bên Lao động đợc thuê thời vụ thờng đợc trả công từ 10.000 đ đến 20.000đ mộtngày tuỳ theo tính chất công việc Lao động thuê thờng xuyên đợc trả lơng tháng từ350.000 đ đến 500.000 đ một tháng theo doanh thu khi bán sản phẩm ở Yên Bái,

đầu t cho chi phí lao động của các trang trại chiếm 36,71% tổng đầu t cho chi phísản xuất, cao hơn mức bình quân của cả nớc (24,94%) Điều này có thể đợc lý giảibởi những nguyên nhân nh: do địa hình phức tạp khó đa máy nông cụ vào sản xuất,

do vốn đầu t thấp, do ít áp dụng khoa học kỹ thuật nên công việc trong các trangtrại chủ yếu là lao động chân tay, cần phải thuê nhiều lao động Vì vậy, chi phí đầu

t cho lao động chiếm tỷ lệ cao là điều tất yếu Về trớc mắt, việc sử dụng lao độngnhiều hơn máy móc đang có lợi cho các trang trại tỉnh Yên Bái vì lao động ở đây cógiá tơng đối rẻ Nhng về lâu dài, khi giá lao động tăng lên tơng đối so với giá máymóc, lợi thế về lao động không còn, nếu các trang trại ở Yên Bái không có sự chuẩn

bị trớc thì sẽ rơi vào tình trạng bị động khi không theo kịp trào lu cơ khí hoá chungcủa các trang trại trong cả nớc

Về công việc của ngời làm thuê trong các trang trại Nhìn chung các công việcthuê mớn lao động thờng là lao động giản đơn, lao động nặng nhọc Trình độ, kiếnthức hiểu biết của ngời lao động rất hạn chế Sự ràng buộc có tính pháp lý giữa chủtrang trại và ngời lao động làm thuê rất lỏng lẻo, dễ gây thiệt thòi, bất lợi cho ngờilàm thuê Đây là vấn đề cần đợc quan tâm nghiên cứu giải quyết để khắc phục, hạnchế những tiêu cực nảy sinh trong thực tế

3 Vốn và nguồn vốn.

Ngoài yếu tố đất đai và lao động, yếu tố có ý nghĩa quyết định phát triển kinh

tế trang trại trong điều kiện kinh tế thị trờng đó là vốn

Tính chung cho cả nớc đến ngày 30/4/1999, quy mô vốn bình quân cho mộttrang trại tơng đối lớn, khoảng 291,43 triệu đồng, cơ cấu nguồn vốn khoảng 87,4%vốn tự có ; 5,6% là vốn vay ngời thân quen trong cộng đồng Vốn vay từ các Ngânhàng, tổ chức tín dụng, vay qua các dự án 327, 733 chiếm khoảng 7% Đối vớicác trang trại trung du miền núi phía Bắc, mức vốn đầu t bình quân chỉ khoảng 100

triệu đồng (Theo “Làm giàu bằng kinh tế trang trại Mô hình trang trại trẻ” - Trần

Kiện, Phúc Kỳ - NXB Thanh niên, Hà Nội 2000)

Ngày đăng: 18/08/2014, 12:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp: Nông nghiệp trung du, miền núi. Hiện trạng và triển vọng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp trung du, miền núi. Hiện trạng và triển vọng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Tổng cục Thống kê. T liệu kinh tế-xã hội 61 tỉnh và thành phố. NXB Thống kê, Hà Nội, 1999, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T liệu kinh tế-xã hội 61 tỉnh và thành phố
Nhà XB: NXB Thống kê
5. Nguyễn Đức Thịnh. Kinh tế trang trại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại các tỉnh trung du miền núi phía Bắ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
6. Trần Đức (chủ biên). Kinh tế trang trại - sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp. NXB Thống kê, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại - sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp
Nhà XB: NXB Thống kê
7. Trần Đức (chủ biên). Kinh tế trang trại đồi núi. NXB Thống kê, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại đồi núi
Nhà XB: NXB Thống kê
8. Trần Đức (chủ biên). Kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái. NXB Thống kê, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái
Nhà XB: NXB Thống kê
9. PGS-PTS Lê Trọng. Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trờng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trờng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
10.Chu Văn Vũ (chủ biên). Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
11.GS. VS. Đào Thế Tuấn. Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
12.PTS. Đặng Thọ Xơng (chủ biên). Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
13.Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang. Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
14.Trần Kiện-Phúc Kỳ (chủ biên). Làm giàu bằng kinh tế trang trại. Mô hình trang trại trẻ. NXB Thanh niên, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm giàu bằng kinh tế trang trại. Mô hình trang trại trẻ
Nhà XB: NXB Thanh niên
15. Trờng Đại học Kinh tế quốc dân. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội, 9/1999) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
16.Trờng Đại học Kinh tế quốc dân. Đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại ở các vùng núi, vùng cao phía Bắc Việt Nam (Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 18/11/1999) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại ở các vùng núi, vùng cao phía Bắc Việt Nam
17.Trần Trác (chủ biên). T liệu về kinh tế trang trại. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T liệu về kinh tế trang trạ
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
18.Nguyễn Sinh Cúc. Khảo sát kinh tế trang trại. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 255, 8/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát kinh tế trang trại
19.Lê Đình Thắng. Một số vấn đề phát triển kinh tế trang trại ở nớc ta. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 255, 8/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phát triển kinh tế trang trại ở nớc ta
20.Vũ Trọng Khải. Nông trại và kinh tế thị trờng. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 257, 10/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông trại và kinh tế thị trờng
21.Nguyễn Thế Nhã. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nớc ta. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 257, 10/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nớc ta
22. Phạm Quang Lê. Kinh tế trang trại - đột phá mới trong phát triển trang trại. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 256, 12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại - đột phá mới trong phát triển trang trại

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Chủ trang trại gia đình ở Yên Bái - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 2 Chủ trang trại gia đình ở Yên Bái (Trang 47)
Bảng 7: Tổng thu nhập của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái  thêi kú 1998-2000 - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 7 Tổng thu nhập của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái thêi kú 1998-2000 (Trang 60)
Bảng 1: Thống kê các loại đất chủ yếu tỉnh Yên Bái. - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 1 Thống kê các loại đất chủ yếu tỉnh Yên Bái (Trang 99)
Bảng 2 : Dân số và lao động tỉnh Yên Bái (nghìn ngời). - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 2 Dân số và lao động tỉnh Yên Bái (nghìn ngời) (Trang 100)
Bảng 3: Số lợng và quy mô trang trại gia đình của Nhật Bản - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 3 Số lợng và quy mô trang trại gia đình của Nhật Bản (Trang 100)
Bảng 5: Số lợng và quy mô trang trại gia đình của Hàn Quốc - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 5 Số lợng và quy mô trang trại gia đình của Hàn Quốc (Trang 100)
Bảng 6: Cơ cấu đất đai của các trang trại gia đình trong cả nớc - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 6 Cơ cấu đất đai của các trang trại gia đình trong cả nớc (Trang 101)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn của các trang trại gia đình trong cả nớc. - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 7 Cơ cấu nguồn vốn của các trang trại gia đình trong cả nớc (Trang 101)
Bảng 8: Cơ cấu lao động của các trang trại gia đình trong cả nớc. - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 8 Cơ cấu lao động của các trang trại gia đình trong cả nớc (Trang 102)
Bảng 9: Tình hình thuê lao động của các trang trại gia đình trong cả nớc. - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 9 Tình hình thuê lao động của các trang trại gia đình trong cả nớc (Trang 102)
Bảng 11: Cơ cấu các loại trang trại ở các tỉnh TDMNPB xác định theo phơng hớng sản xuất kinh doanh. - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 11 Cơ cấu các loại trang trại ở các tỉnh TDMNPB xác định theo phơng hớng sản xuất kinh doanh (Trang 103)
Bảng 12: Quy mô đất đai các trang trại TDMNPB - một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh yên bái đến năm 2005
Bảng 12 Quy mô đất đai các trang trại TDMNPB (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w