0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương Chính phủ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN KIẾN THỨC CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THI CÔNG CHỨC NĂM 2015 (Trang 29 -33 )

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương Chính phủ

1.1. Chính phủ

Ở Việt Nam hiện nay, theo Điều 94 Hiến pháp 2013, Chính phủ là: "cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực thi quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội".

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội. Thủ tướng đề nghị danh sách các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn. Quy định pháp lý này vừa xác định vai trò và trách nhiệm của tập thể Chính phủ trước Quốc hội, vừa xác định vai trò cá nhân của Thủ tướng là người lãnh đạo toàn bộ công việc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Mặt khác cũng xác định vai trò và trách nhiệm của các bộ trưởng trong tập thể Chính phủ và vai trò cá nhân bộ trưởng về lĩnh vực mình phụ trách.

Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chính phủ là một thiết chế chính trị - hành chính nhà nước, nắm quvền hành pháp, với chức năng: thống nhất việc quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; lập quy để thực hiện các luật do quyền lập pháp định ra; quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và quản lý nhân sự của bộ máy đó; chức năng tham gia quá trình lập pháp.

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được ghi trong Hiến pháp và Luật Tô chức Chính phù, gồm:

- Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định; đào tạo bồi dường, sẳp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xâ hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.

- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triên nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triên kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính; bảo vệ môi trường.

- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệđất nước.

- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân.

- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại, đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu Nhà nước khác; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích cùa nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Viêt Nam ở nước ngoài.

- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thống nhất quản lý công tác thi đua, khen thường.

- Phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.

Trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

- Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước thông suốt trong hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan hành chính cấp dưới phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan hành chính cấp trên.

- Quyết định và chỉ đạo thực hiện phân công, phân cấp quản lý ngành và lĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước.

dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân và hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với đặc điểm riêng cùa địa phương; quy định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân.

- Thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong sạch, có trình độ, năng lực, trung thành với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân; quyêt định và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ về đào tạo, tuyển dụng sử dụng, tiền lương, khen thường, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; quy định và chỉđạo thực hiện chính sách cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

b. Cơ cấu tổ chức của Chỉnh phủ

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ do Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ quy định. Tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, cơ cấu tổ chức của Chính phủ có những yếu tố cấu thành khác nhau.

Chính phủ gồm có:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang bộ do Quôc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiễm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. c. Hình thức hoạt động của Chính phủ Hoạt động của Chính phủđược tiến hành theo ba hình thức: - Các phiên họp của Chính phủ (hoạt động của tập thể Chính phủ). Luật tổ chức Chính phủ quy định cụ thể về cách thức tiến hành các kỳ họp hàng tháng của Chính phủ.

Hoạt động và quyết định mang tính tập thể của Chính phủ trên những lĩnh vực cụ thể được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ. Điều này nhằm tăng cường tính trách nhiệm của tập thể Chính phủ trước các vấn đề quan trọng của đất nước.

Luật Tổ chức Chính phủ quy định rõ các công việc sau đây phải do tập thể Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số:

+ Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ;

+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội; các nghị quyết, nghịđịnh của Chính phủ;

+ Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm, các công trình quan trọng; dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quổc hội;

+ Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;

+ Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ, các vấn đề quan trọng về quốc phòng an ninh, đối ngoại;

+ Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

+ Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Các báo cáo cùa Chính phủ trước Ọuốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Sự chi đạo, điều hành của Thù tướng và các Phó Thủ tướng là những người giúp Thủ tướng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Hoạt động của các Bộ trưởng với tư cách là thành viên tham gia vào công việc chung cùa Chính phủ và với tư cách là người đứng đẩu một một Bộ hay cơ quan ngang Bộ.

1.2. Bộ và cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan cùa Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý hành chính nhà nước đối với các loại dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.

Như vậy Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương, có chức năng quản lý hành chính nhà nước về một ngành, đa ngành hoặc lĩnh vực công tác trên phạm vi toàn quốc.

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) có thê chia thành 2 nhóm: Bộ quản lý hành chính nhà nước đối với ngành hoặc đa ngành và Bộ quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực. Trong đó:

Bộ quản lý ngành: Là cơ quan hành chính nhà nước trung ương có trách nhiệm quản lý nhừng ngành kinh tế - kỳ thuật, văn hoá, xà hội, cũng có thể các ngành tập hợp lại thành một nhóm liên ngành. Đó là những Bộ có trách nhiệm chì đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước và sự nghiệp; thực hiện chức năng quán lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể do Bộ phụ trách.

Bộ quản ỉỷ lĩnh vực: Là cơ quan hành chính nhà nước trung ương, có trách nhiệm quản lý theo từng lĩnh vực lớn như: Kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, khoa học, công nghệ, lao động, nội vụ, ngoại giao...

Hiện nay, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định tại Nghị định 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN KIẾN THỨC CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THI CÔNG CHỨC NĂM 2015 (Trang 29 -33 )

×