I. CÔNG VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ,CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG vụ.
3. Khen thuỏng, kỷ luật công chức
3.1. Khen thưởng công chức
Khen thưởng là sự khẳng định việc hoàn thành tốt nghĩa vụ của công chức thông qua hiệu quả việc thực thi các công vụ cụ thể. Khen thưởng giúp công chức cũng như tập thể (hay người) sử dụng công chức có được những cơ hội để hiểu công chức hơn.
Trên thực tế, khen thưởng công chức có thể có nhiều hình thức:
- Hình thức tôn vinh, danh dự như giấy khen, bằng khen, huy chương, huân chương và các danh hiệu cao quý của Nhà nước;
- Hình thức vật chất;
- Hình thức kết hợp các danh dự, tôn vinh và vật chất.
Cụ thể, Điều 76 quy định khen thưởng cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thường theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
- Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
3.2. Kỷ luật công chức
Kỷ luật công chức là một hoạt động mang ý nghĩa của kỷ luật hành chính. Điều đó cùng gắn liền với nhừng quyền lợi mà công chức có thể không nhận được và trong những trường hợp cao nhất, công chức không được làm trong nền công vụ.
Kỷ luật công chức phải dựa trên các quy định của pháp luật và trường hợp cụ thể mà xem xét, không tuỳ tiện, không cảm tính. Kỷ luật công chức phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Công khai; - Dân chủ; - Bình đẳng;
- Có sự tham gia cùa công chức.
Theo quy định tại Điều 76 của Luật Cán bộ, công chức nếu công chức vi phạm quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Giáng chức; - Cách chức; - Buộc thôi việc. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 76 còn quy định: Công chức bị Toà án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lành đạo, quản lý phạm tội bị Toà án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Có thể nói việc xử lý kỷ luật công chức là hình thức xừ lý đối với lỗi (hành vi vi phạm) khi thực thi công vụ nhằm đảm bảo cho hoạt động công vụ được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 2. Nghịđịnh số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức 3. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.. CHUYÊN ĐÈ 5
VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC