III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH THANH HÓA
c) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đảm bảo cho hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh tới cơ sở thông suốt, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện và hoạt động theo pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thế:
- Tổng rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của UBND các cấp; các cơ quan chuyên môn và các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước của ƯBND tỉnh, UBND cấp huyện (kể các các đơn vị sự nghiệp cùa Nhà nước).
Điều chỉnh những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn chồng chéo, bị bỏ trống hoặc trùng lắp; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận.
Tổ chức sẳp xếp lại các cơ quan chuyên môn; các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước của UBND tỉnh, UBND cấp huyện (kể cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước).
- Xác định số lượng, tiêu chuẩn và cơ cấu vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức quản lý biên chế.
- Đổi mới phương thức làm việc theo hướng chuyển những dịch vụ phục vụ quản lý hành chính nhà nước hiện sử dụng biên chế thực hiện sang thực hiện theo chế độ hợp đồng, thuê khoán; quản lý, đánh giá thực hiện công vụ dựa vào kết quả đầu ra và chất lượng thực hiện các chỉ tiêu về mục tiêu, nhiệm vụ và tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực và tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, điều chỉnh cho phù hợp và triển khai thực hiện trên diện rộng; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, y tế.
- Rà soát, đánh giá, hoàn thiện phân cấp quản lý về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển để bảo đảm tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đề cao vai trò chủ động, trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành và quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển.
- Duy trì, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa liên thông.
d) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Xác định đây là nội dung trọng tâm, quan trọng trong công tác cải cách hành chính, các ngành, các cấp cần tập trung xây đựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức một cách đồng bộ, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực, tạo bước chuyển biến mạnh về phẩm chất, đạo đức, về chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, về ý thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tận tụy phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Nhiệm vụ cụ thể.
- Rà soát văn bản có quy định về quản lý biên chế; quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền ban hành để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ kịp thời các quy định không phù hợp với Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản liên quan, hoặc các quy định chưa rõ ràng, minh bạch giữa việc quản lý cán bộ, công chức và việc quản lý viên chức.
- Tổng rà soát tiêu chí, quy chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức để sửa đổi, điều chỉnh, bãi bỏ, ban hành mới theo thẩm quyển, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bãi bỏ, ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện cụ thể của tỉnh làm cơ sở tuyến chọn, bố trí cán bộ, công chức, viên chức vào các vị trí việc làm phù hợp.
- Đổi mới việc bố trí, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
- Đổi mới nâng cao tính cạnh tranh trong thi tuyển dụng, nâng ngạch công chức; nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; triển khai thực hiện thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức vụ Trường phòng, Phó trường phòng và tương đương ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện.
- Đổi mới, hoàn thiện nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo thiết thực, phù hợp với các hình thức: hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng bắt buộc hàng năm và bồi dường bắt buộc tối thiểu trước khi bổ nhiệm.
- Xây dựng, ban hành Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển chức danh Trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan chuyên môn thuộc thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện.
- Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài khoa học và công nghệ.
- Xây dựng chế độ đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế đưa ra khỏi biên chế, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. - Quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức; chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động: giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; về thi hành
công vụ đối với các cơ quan có sử dụng biên chế nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ; giám sát, kiểm tra sau giám sát, kiểm tra, thanh tra.
đ) Cải cách tài chính công
Thực hiện có hiệu quả quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước của tỉnh; quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh. Chú trọng đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch, từng bước điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công cho phù hợp với chất lượng dịch vụ và mức sống của người dân. Xây dựng cơ chế chính sách hồ trợ người thuộc diện chính sách và người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành, huy động, tiếp nhận, điều phối, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả mọi nguồn vốn đẩu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đất đai, tài nguyên; cơ chế, chính sách khuyến khích, hồ trợ phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách.
- Thực hiện cân đối ngân sách tích cực; dành tỷ lệ họp lý cho đầu tư phát triển nguồn thu và đầu tư cho con người, nhất là chi lương và an sinh xã hội; thực hành tiết kiệm chi, giám sát chặt chẽ thu ngân sách, nhất là các nguồn thu từ tài nguyên, đất, thu nhập cá nhân, giảm dần bội chi ngân sách.
- Đổi mới căn bản cơ chế tài chính đối với việc xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng làm tiêu chuẩn bắt buộc; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ; phát triến các doanh nghiệp khoa học, công nghệ; phát triển quỹđổi mới công nghệ.
- Đổi mới cơ chế kiểm soát chi ngân sách đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng chuyển những dịch vụ phục vụ quản lý hành chính nhà nước hiện sử dụng biên chế để thực hiện sang thực hiện theo chế độ hợp đồng, thuê khoán; thay thế cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước theo số lượng biên chế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả đầu ra và chất lượng thực hiện các chỉ tiêu về mục tiêu, nhiệm vụ.
- Đổi mới cơ chế tài chính; điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp và tăng cường giám sát để đây mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao, trước tiên là đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng đẩy mạnh quyền tự chủ, công khai, minh bạch.
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công.
e) Hiện đại hóa hành chính
Hiện đại hóa hành chính trên cơ sở đổi mới phương thức và lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Giảm mạnh hội họp và giấy tờ hành chính, mở rộng việc giao ban, họp trực tuyến. Các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được thực hiện dưới dạng điện từ. Triển khai có hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh. Phát triển đồng bộ và song hành giữa hiện đại hóa công sở và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động quản lý, điều hành, giải quyểt thủ tục hành chính và xây dụng cơ quan điện tử.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoại động của cơ quan hành chính nhà nước. Trọng tâm là:
Duy trì, nâng cấp, cải tiến cơ sở hạ tầng công nghệ; coi trọng việc cập nhật dữ liệu; phát hành văn bản, tài liệu trên mạng điện tử; tăng cường sử dụng thư điện tử để giao dịch trong làm việc, hạn chế tối đa các giao dịch trực tiếp; hồ trợ công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính.
Xây dựng, sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân; xây dựng Quy chế đảm bảo an ninh mạng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; xây dựng, áp dụng phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ do UBND, Chủ tịch UBND các cấp giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thanh Hóa.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở chính quyền cấp xã theo Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 cùa Thủ tướng Chính phủ; từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, trụ sở làm việc của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.