KHÁI NỊỆM, VAI TRÒ VÀ MỤC ĐÍCH CÙA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tài liệu môn kiến thức chung quản lý nhà nước thi công chức năm 2015 (Trang 75 - 76)

CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHÚC

Phần thứ nhất

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NỊỆM, VAI TRÒ VÀ MỤC ĐÍCH CÙA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm cãi cách hành chính

Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính trên thể giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cùng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ, có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số điểm thống nhất sau:

Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngù cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội của mồi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v...

Ở Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính thức định nghĩa khái niệm cải cách hành chính là gì. Tuy nhiên, nhiều văn bản quan trọng của Đảng đã đề cập đến thuật ngữ này, như Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương 8 - khoá VII, Nghị quyết Đại hội VIII,... đồng thời đã nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước.

2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước

Hoạt động cải cách hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia.

tăng cường hiệu lực và hiệu quả quán lý cùa bộ máy hành chính nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn của Nhà nước.

Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nước ta trong những năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Những thành công đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là trong toàn bộ tiến trình đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải cách nền hành chính nhà nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, mục đích của cải cách hành chính nhà nước phải hướng tới là:

- Một nền hành chính phục vụ nhân dân, phát huy trí tuệ và nguồn lực cùa nhân dân.

- Một nền hành chính dân chủ phải là một nền hành chính trong sạch, giữ vững và thể hiện đúng đắn bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi thể chế, tổ chức, cán bộ, công chức đều hết lòng phục vụ nhân dân, giữ vững phẩm chất và đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, không tiêm nhiễm bệnh quan liêu, cửa quyền, tham ô, lãng phí.

- Một nền hành chính có đủ quyền lực, thực thi quyền lực hành pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đúng nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được pháp luật quy định, không lạm quyền mà cũng không buông lỏng quyền, thực hiện đúng chức năng hành pháp, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của quyền lập pháp và hành pháp.

- Nền hành chính nhà nước có năng lực cao, ngang tầm nhiệm vụ, phải được hiện đại hóa trong tổ chức - nghiệp vụ - kỹ thuật; tổ chức phải hợp lý, có căn cứ khoa học về quản lý nhà nước và áp dụng những kỳ thuật hiện đại.

- Mục đích trực tiếp của cải cách nền hành chính nhà nước là hiệu lực và hiệu quả của quản lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn kiến thức chung quản lý nhà nước thi công chức năm 2015 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)