Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Tài liệu môn kiến thức chung quản lý nhà nước thi công chức năm 2015 (Trang 85 - 86)

III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH THANH HÓA

3. Các giải pháp chủ yếu

a) Tăng cường sự lành đạo của cấp ủy Đảng; công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính từ UBND tỉnh đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.

b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thường xuyên, liên tục và sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020 cùa Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 của tỉnh.

c) Rà soát, kiện toàn và chăm lo dào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở sở, ban, ngành, địa phương; có các hình thức động viên, hỗ trợ cụ thể về vật chất và tinh thần phù hợp với quy định pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

d) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính; có giải pháp thích hợp đẩy mạnh việc thực hiện và lấy kết quả cải cách hành chính

làm tiêu chí thi đua, khen thường; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

đ) Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ việc ứng dụng công nghệ thông tin - truvền thông với cải cách hành chính để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; động viên đông đảo tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác cải cách hành chính và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

e) Đảm bảo kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện cải cách hành chính nhà nước.

Phần thứ hai

CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

Chế độ công vụ, công chức là một nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia. Nhờ có hoạt động công chức, công vụ mà Nhà nước mới thực hiện được các chủ trương, chính sách mang tính chính trị của Đảng cầm quyền, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và tổ chức việc cung cấp, phục vụ các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của nhân dân. Công chức, công vụ là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết, biện chức với nhau. Với tư cách là chủ thể của hoạt động công vụ, cỏ thể nói công chức là hạt nhân của hoạt động công vụ. Ngược lại, công vụ là một hoạt động công quyền, nhân danh nhà nước, vừa là cơ sở, định hướng, vừa là nguyên tắc tổ chức cho quá trinh hoạt động của công chức. Chế độ công vụ, công chức cùa bất kỳ quốc gia nào cùng đều phải phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy của nhà nước đó. Sự tồn tại và phát triển của các hình thức nhà nước qua từng thời kỳ đòi hỏi các quốc gia phải luôn đổi mới, hoàn thiện chế độ công vụ, công chức. Ở nước ta, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (khóa X) của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước vẫn nhấn mạnh “tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức”, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vừng, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn kiến thức chung quản lý nhà nước thi công chức năm 2015 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)