1. Khái niệm bộ máy hành chính nhà nưóc
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nehĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và các chức năng của nhà nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Căn cứ vào trật tự hình thành cùng như tính chất, vị trí, chức năng cùa các cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam gồm bốn hệ thống cơ quan:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan đại diện);
- Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (hay còn gọi là bộ máy hành chính nhà nước);
- Hệ thống các cơ quan xét xử; - Hệ thống các cơ quan kiểm sát;
Ngoài bốn hệ thống các cơ quan nhà nước nói trên, trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có Chù tịch nước - Nguyên thù quốc gia (người đứng đầu nhà nước), có chức năng thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.
pháp (quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước).
Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyển lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Đặc điếm của bộ máy hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Do vậy, bộ máy hành chính nhà nước cùng mang đầy đủ các đặc điểm chung cùa bộ máy nhà nước, đó là:
Một là, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ: bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước; bộ máy hành chính nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Hai là, mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, có tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Ba là, về mặt thẩm quyền thì các cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền lực áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đôi tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, bộ máy hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau:
Một là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Tòa án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát. Chỉ bộ máy hành chính nhà nước mới có quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, quản lý xã hội,...
Hai là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành. Hoạt động chấp hành - điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Điều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật,
pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.
Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thành lập ra các cơ quan chuyện môn để giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vu.
Ba là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị, cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Bốn là, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệ chéo... tạo thành một hệ thốne thống nhất mà trung tâm chỉđạo là Chính phủ.
Năm là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra... hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.
Tóm lại, bộ máy hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành cùa bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chủ yếu vào hoạt động quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định.
Trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng quyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật.
- Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dưới luật) như ban hành Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trường, v.v. để cụ thể hóa luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh nhũng quan hệ kinh tế - xà hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Dưới góc độ pháp luật, có thể xem đây là sự ủy quyền của cơ quan lập pháp cho cơ quan hành pháp đểđiều hành các hoạt động cụ thể của quyền lực nhà nước.
- Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sẳp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước. Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh
tế - xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giừ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, đảm bảo dân sinh, giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả.
Với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại cùa nhà nước; quản lý hệ thống bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành.