1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông

114 958 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ VĂN VÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 TRUNG HỌC P

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ VĂN VÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC

CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ VĂN VÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC

CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN LỊCH SỬ

Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ BÍCH

HÀ NỘI – 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong Khoa Sư phạm, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện trường Đại học Giáo dục, thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện Quốc Gia Hà Nội và các thầy cô giáo, các em học sinh các trường THPT Mỹ Đức A, THPT

Mỹ Đức C, THPT Hợp Thanh, THPT Ứng Hòa A – Hà Nội, THPT chuyên Chu Văn An – tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn này

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em để em có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này

Cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016

Học viên thực hiện

Lê Văn Vân

Trang 4

THPT Trung học phổ thông

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

6 Giả thuyết khoa học 11

7 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 11

8 Cấu trúc của luận văn 12

Chương 1 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13

1.1 Cơ sở lí luận 13

1.1.1 Cơ sở xuất phát của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử ở trường THPT 13

1.1.2 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 17

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT 23

Trang 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 26

1.2.1 Thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử ở trường THPT 26 1.2.2 Nguyên nhân và định hướng 32

Tiểu kết chương 1 34 Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 35 2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT 35

2.1.1 Vị trí, mục tiêu phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT 35

2.1.2 Nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT – Chương trình chuẩn 36

2.2 Xây dựng các chủ đề trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT 38

2.2.1 Cơ sở xây dựng các chủ đề trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11

ở trường THPT 38 2.2.2 Xây dựng các chủ đề phần lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT 39

2.3 Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT 50

2.3.1 Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT 50

Trang 7

2.3.2 Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo của HS trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 11 51

2.4 Thực nghiệm sư phạm 69

2.4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 69

2.4.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 70

2.4.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 70

2.4.4 Kết quả thực nghiệm 72

Tiểu kết chương 2 79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 88

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Đánh giá về vai trò, ý nghĩa của dạy học các chủ đề Lịch sử

trong trường phổ thông của GV và HS 29 Bảng 2.1 Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và 77

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của học sinh lớp đối

chứng (11B4) và lớp thực nghiệm (11D8) (Tỷ lệ %) 74 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia của học sinh vào các hoạt

động được tổ chức trong lớp học ở lớp đối chứng (11B4) và lớp thực nghiệm (11D8) (Tỷ lệ %) 75 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của hai lớp đối chứng

và lớp thực nghiệm (Tỉ lệ %) 78

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1 Để giải bài toán về chất lượng giáo dục và đào tạo của nước nhà đáp ứng nhu cầu của xã hội, cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Kế thừa Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, trong văn kiện đại hội XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xác định đây là quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI; khẳng định triết lý nhân

sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” Một

trong những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay

là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Vì vậy, việc xác định những phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh là rất quan trọng

Để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới) rất khoa học, toàn diện, cụ thể và chi tiết Trong đó, có đề cập đến 8 năng lực cần hình thành cho HS, bao gồm: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

2 Thời đại mới đòi hỏi người học phải hết sức năng động, sáng tạo, với những kiến thức đa dạng, những kĩ năng, phẩm chất và năng lực cần thiết để sống, tồn tại, thích ứng và phát triển Một trong những năng lực không thể thiếu được là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Bởi lẽ, cuộc sống luôn đặt ra muôn vàn vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết Nếu vấn đề được giải quyết tốt, đầy sáng tạo thì sự thành công sẽ nối tiếp thành công Ngược lại,

chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng xoáy “thử và sửa sai”, dần dần mất tự

tin, tốn thời gian và sẽ dẫn đến thất bại Năng lực giải quyết vấn đề và sáng

Trang 11

tạo là năng lực thứ hai trong 8 năng lực cần hình thành cho HS theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đề cập ở trên

3 Tại Hội thảo khoa học quốc gia về DHLS ở trường Phổ thông Việt Nam, các nhà khoa học, nhà quản lí giáo dục, giảng viên, GV đã đề xuất một

số định hướng ban đầu về việc xây dựng chương trình và SGK môn Lịch sử ở trường phổ thông sau năm 2015 Một trong những phương án nhận được sự ủng hộ đông đảo nhất tại hội thảo là đề nghị áp dụng dạy học Lịch sử theo chủ

đề ở trường THPT Bởi lẽ, dạy học Lịch sử theo chủ đề đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Nó góp phần hình thành cho HS tư duy lôgic, tổng hợp kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể một cách sáng tạo Nói cách khác, dạy học Lịch sử theo chủ đề góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS

Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực người học, chúng tôi

lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 11 trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dạy học theo chủ đề không phải là một nội dung mới Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập từ rất sớm cả trong nước và nước ngoài

2.1 Tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Trong nhiều cuốn sách, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến dạy học theo chủ đề với vai trò, ý nghĩa to lớn của việc dạy học tích hợp thành các chủ đề học trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Cũng trong các cuốn sách này, nhiều học giả đã đề cập đến những vấn đề

lí luận, vai trò, ý nghĩa của dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Lịch sử

Cụ thể:

Trong cuốn sách “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề” Nxb

Giáo dục-1976, tác giả V.Okon đã đưa ra khái niệm về dạy học nêu vấn đề,

Trang 12

ông quan niệm “dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hoạt động như tổ chức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho HS trong việc giải quyết vấn đề, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống hóa, củng cố kiến thức thu được” (tr.68) Tác giả phân định

vấn đề được nảy sinh ra từ tình huống có vấn đề Theo đó vấn đề luôn gắn với hai yếu tố cái đã biết và cái chưa biết trong đó cái đã biết là điều kiện để đi đến cái cần biết

Cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia.Lecne (Nxb Giáo dục-1977) nói

về nguồn gốc của dạy học nêu vấn đề, các chức năng và tiêu chuẩn đánh giá trong dạy học nêu vấn đề, các dạng dạy học nêu vấn đề Trên cơ sở phân biệt các kiểu dạy học xuất hiện từ lâu nay, Lecne chú ý tới vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho HS, xem đó là yêu cầu quan trọng của nhà trường trong giai

đoạn mới Vì thế, ông đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận, ông cho rằng “Dạy học nêu vấn đề có nội dung là: trong quá trình HS giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề và bài toán có vấn đề trong một hệ thống nhất định thì diễn ra sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kĩ năng, sự nắm kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà xã hội tích lũy được, sự hình thành nhân cách có tính tích cực công dân, có trình độ phát triển cao và có ý thức tự giác của xã hội XHCN” [16,

sẽ giúp HS thấy rõ hệ thống kiến thức vì các sự kiện có mối quan hệ gắn bó với nhau Đồng thời, ông đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của giờ học lịch

sử ở trường phổ thông Với ông trong giờ học cần chú ý đến nêu vấn đề,

Trang 13

nhằm rèn luyện năng lực nhận thức, phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ của HS, góp phần nâng cao chất lượng của việc DHLS

Về nội dung dạy học phát triển năng lực, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS cũng có khá nhiều sách, tạp chí, bài viết và các công trình khoa học đề cập tới

Ở nước ngoài, có nhiều công trình mang tính lí luận cao, đề cập đến một số khía cạnh như làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của HS Những cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt và được tiếp cận bởi các nhà giáo dục Việt Nam, có thể kể đến các tác giả và các công trình như:

Cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” (Nxb Giáo

dục-1978) của nhà giáo dục Liên Xô I.F.Kharlamop đã chú ý tới tác dụng của việc phát triển tư duy học tập của HS qua dạy học nêu vấn đề Đồng thời, qua

đó ông cho rằng để giờ học đạt chất lượng cao, nhiệm vụ trọng tâm là việc phát huy tính tích cực học tập của HS

2.2 Tài liệu nghiên cứu trong nước

Ở trong nước cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến dạy học theo chủ đề, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển năng lực của người học

Trong tác phẩm “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”

(Nxb Đại học sư phạm-2005) của tác giả Phan Trọng Ngọ, tác giả đã đề cập đến các PPDH phổ biến trong nhà trường như: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm… Trong đó có PPDH giải quyết tình huống có vấn đề Tác giả đã chỉ ra

cơ sở lí luận của phương pháp, khái niệm, các mức độ của PPDH giải quyết tình huống có vấn đề, các kĩ thuật thực hiện dạy học giải quyết tình huống có vấn đề

Luật Giáo dục Việt Nam được Quốc hội ban hành tháng 6 năm 2005 (sửa đổi, bố sung năm 2009), khẳng định mục tiêu của giáo dục THPT là:

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có

Trang 14

những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển Như vậy việc phát huy

được năng lực cá nhân ở mỗi người học là vô cùng quan trọng đối với giáo dục phổ thông hiện nay

Giáo trình “Phương pháp dạy học Lịch sử”, tập I,II do Phan Ngọc Liên

chủ biên, nhà xuất bản Đại học sư phạm (tái bản năm 2010) có đề cập đến dạy học tích hợp Việc dạy học tích hợp liên môn đòi hỏi GV lịch sử không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà phải nắm vững nội dung, chương trình các môn học được giảng dạy ở trường phổ thông, trước hết là Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân Tuy không đề cập nhiều theo hướng tích hợp chủ đề nhưng tài liệu đã tập trung phân tích rõ ý nghĩa của dạy học tích hợp trong xu thế phát triển chung của giáo dục hiện nay đặc biệt là nhấn mạnh sự tích hợp liên môn giữa các môn học Đồng thời, cuốn sách cũng đã đề cập đến phát triển năng lực nhận thức và thực thành cho HS trong học tập lịch sử,trong đó cuốn sách đề cập đến năng lực tư duy, năng lực thực hành trong học tập lịch

sử

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT” (2014), tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú đã trình bày khái niệm

chung về dạy học tích hợp và nhấn mạnh vận dụng tích hợp trong môn Lịch

sử, nhiệm vụ của GV và HS cũng như những ưu điểm của dạy học tích hợp Theo đó, môn Lịch sử có thể được tích hợp lại thành các chủ đề, chuyên đề vì giữa các chương, các bài, các phần có mối quan hệ chặt chẽ giúp cho HS hình thành kiến thức một cách có hệ thống Có thể tích hợp liên môn giữa môn học Lịch sử với các môn học khác làm cho kiến thức các môn học bổ sung cho nhau, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các sự kiện đã học GV là người chủ động trong việc phân tích nội dung chương trình và lựa chọn các phương pháp, phương tiện phối hợp trong quá trình dạy học tích hợp Khâu chuẩn bị bài của HS là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phương pháp này Đồng thời, đã đề cập đến PPDH nêu vấn đề Trong đó tác giả đã

Trang 15

nhấn mạnh đến quy trình xây dựng và giải quyết tình huống có vấn đề Đưa ra những nhiệm vụ của GV và HS khi giải quyết các tình huống, đồng thời cũng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của PPDH này

Cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử” (2002), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có các bài viết đề cập đến xu hướng tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử Tác giả Ngô Minh Oanh đã chỉ ra con đường, biện pháp sử dụng tốt kiến thức lịch sử thế giới, dạy tốt lịch sử Việt Nam Từ mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, chúng

ta có thể xây dựng được nhiều chủ đề lịch sử phù hợp, giúp học sinh hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc, đồng thời đặt lịch sử nước nhà trong bối cảnh chung của toàn thế giới, từ đó nhận ra được những giá trị lịch sử và những đóng góp của dân tộc đối với lịch sử nhân loại

Nhiều cuốn sách chuyên khảo và các bài viết trên các báo, tạp chí,

trong các hội thảo khoa học cũng đã đề cập đến vấn đề này Bài viết: “Tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Anh Dũng in trong “Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử” năm 2002 đã trình bày một số vấn đề về tích

hợp các kiến thức bộ môn khoa học xã hội trong dạy học lịch sử Tuy chỉ khái quát về xu hướng tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử mà không đề cập đến tích hợp theo chủ đề nhưng bài viết đã nhấn mạnh xu hướng tích hợp ngày càng phổ biến ở trong nước cũng như trên thế giới và hiệu quả to lớn khi dạy học tích hợp

Năm 2003, trong cuốn: “Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử Trung học phổ thông” tập 1, tập 2 (2003) tác giả Phan Ngọc Liên chủ biên, chỉ ra việc

ôn tập tổng kết trong môn Lịch sử ở trường phổ thông phải chú ý đến mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới Do đó, chúng ta có thể vận dụng dạy học theo chủ đề trong các bài ôn tập để củng cố kiến thức cho HS đồng thời chú ý đến việc xây dựng các chủ đề tích hợp kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam

Trang 16

Trong cuốn “Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường phổ thông – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2012), tác giả Hoàng Thanh Tú đã chỉ ra việc

căn cứ vào trình độ HS, loại bài ôn tập trong chương trình, mục tiêu cần đạt

để lựa chọn, cấu trúc nội dung ôn tập phù hợp với hình thức tổ chức và

phương pháp tiến hành “Các nội dung ôn tập có thể cấu trúc theo hai kiểu điển hình là cấu trúc theo chủ đề khái quát và so sánh các sự kiện trong mối quan hệ đồng đại/lịch đại và cấu trúc theo chủ đề tương ứng với các nội dung

về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khởi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh”[27, tr 215-216] Dạy và học Lịch sử theo các chủ đề, chuyên đề không

chỉ tạo tư duy logic cho HS, tăng khả năng hiểu bài…mà còn giúp quá trình

ôn tập hiệu quả hơn Trên cơ sở đó, HS được ôn tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao và biết vận dụng sáng tạo trong học tập

Tháng 10 năm 2013, hội thảo quốc tế “Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững” được tổ chức

tại Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm phục

vụ cho chương trình đổi mới sau năm 2015, nhà nghiên cứu Nghiêm Đình Vỳ

đã đề xuất “Đổi mới việc biên soạn SGK Lịch sử ở trường phổ thông trong quá trình hội nhập quốc tế” Trong đó trình bày dự kiến SGK ở trường THPT

nên viết dưới dạng chủ đề Chủ đề cũng chính là sự tích hợp kiến thức môn học gồm những nội dung có tính tổng quát, có thể riêng biệt cũng có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, liên quan giữa thế giới và Việt Nam, gắn liền với thực tiễn Tác giả cũng nhấn mạnh đây là xu thế hiện nay của nhiều nước trên thế giới Trong hội thảo, tác giả Hoàng Thanh Tú đã trình bày quan điểm của

mình về vai trò của SGK và đề xuất ý kiến cho SGK mới trong bài viết “Biên soạn và sử dụng sách giáo khoa lịch sử phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”

Tác giả Trần Trung Dũng, trong bài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” đăng

trên tạp chí khoa học Giáo dục, số 106, tháng 7/2014, đã đề cập đến khái niệm

Trang 17

về năng lực, các năng lực chung cần hình thành và phát triển ở HS và tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

Bài viết “Sử dụng tranh ảnh theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT” của tác giả Phạm Văn Châu đăng

trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 11/2014, đề cập đến việc sử dụng đồ dung trực quan trong DHLS, mục đích sử dụng và vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nhằm phát huy năng lực của người học

Bài nghiên cứu “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học” của tác giả

Nguyễn Mạnh Hưởng đăng trên tạp chí Giáo dục, số 348, tháng 12/2014, đã

đề cập đến khái niệm, nội dung, các loại kênh hình trong DHLS, cách đặt câu hỏi tương ứng khi sử dụng các kênh hình khác nhau, các tiêu chí đánh giá kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình lịch sử, từ đó nhằm phát huy được năng lực giải quyết vấn đề của HS

Tác giả Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Mục với bài nghiên cứu “Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh” đăng trên tạp chí khoa học Giáo dục,

số 117, tháng 6/2015 đã đề cập đến tiếp cận về phạm trù năng lực, phân biệt giữa năng lực và năng khiếu

Trong cuốn “Kỷ yếu hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015” cũng có rất nhiều bài viết đề cập đến các mô hình dạy học

tích hợp và việc áp dụng tích hợp vào mô hình giáo dục của Việt Nam Một

số bài viết “Tích hợp dạy học bộ môn ở trường trung học phổ thông” của tác giả Võ Văn Duyên Em, “Dạy học tích hợp trong chương trình THPT” của tác

giả Nguyễn Thị Kim Dung, đã đề cập đến các hình thức dạy học tích hợp Bên cạnh đó, nhóm tác giả Ngô Minh Oanh, Trương Công Thanh cũng đã có

bài viết về “Thực trạng dạy học tích hợp, phân hóa hiện nay và đề xuất phát triển chương trình, sách giáo khoa cho giáo dục phổ thông Việt Nam năm 2015”

Trang 18

Gần đây, trong xu thế đổi mới DHLS, một số đề tài khóa luận, luận văn cũng viết về dạy học theo chủ đề trong dạy học môn lịch sử ở nhà trường phổ thông Chẳng hạn như: luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thùy Chi (2010):

“Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” đề cập đến việc vận dụng dạy học

tích hợp các chuyên ngành Lịch sử theo một chủ đề; luận văn tốt nghiệp

“Phương pháp dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 11” (Vận dụng ở trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh) (2013) của tác giả Trương Thị Hòa, và luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hằng “Xây dựng bài dạy theo chủ

đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 với sự hỗ trợ của Prezi” cũng đã đề

cập đến một số cách thức để xây dựng các chủ đề trong DHLS ở trường

THPT Hay như khóa luận tốt nghiệp của tác giả Đặng Thị Nhung: “Xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp

10 ở trường THPT”, tác giả cũng đề ra các biện pháp xây dựng và tổ chức

dạy học theo chủ đề trong chương trình lớp 10 ở trường THPT Và gần đây là

khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Lệ: “Thiết kế và dạy học chủ đề tích hợp trong môn Lịch sử lớp 11, chương trình chuẩn”, trong đó tác giả cũng đề

cập đến việc xây dựng một số chủ đề trong chương trình lịch sử lớp 11 và một

số biện pháp dạy học theo những chủ đề đã được xây dựng Nguyễn Thùy

Dung với “Xây dựng bài dạy môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 THPT” đã đề ra các biện pháp nhằm phát

triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết, luận văn, khóa luận… nêu trên đều ít, nhiều đề cập đến các vấn đề như: dạy học theo chủ đề, dạy học phát triển năng lực người học Tuy nhiên chưa có cuốn sách, bài viết cụ thể nào đề xuất vấn đề dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT Đây là một hướng đi mới trong việc phát triển năng lực người học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mà Bộ giáo dục và Đào tạo đang phát động

Trang 19

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Thực nghiệm tiến hành ở khối 11 trường THPT Mỹ Đức C, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu lí luận về việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Tìm hiểu chương trình, SGK lịch sử lớp 11 trường THPT để xây dựng các chủ đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS

Trang 20

- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm khối 11 trường THPT Mỹ Đức C, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu tâm lí, giáo dục học, giáo dục lịch sử, sách báo, tạp chí, internet… về vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, điều tra đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho

HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng những biện pháp

đề xuất trong luận văn về việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở lớp 11, trường THPT

6 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT theo các biện pháp luận văn đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

7 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài

7.1 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận PPDH lịch sử nói chung và vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS

trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT nói riêng

Trang 21

- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; GV môn lịch sử và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình DHLS ở trường THPT

7.2 Đóng góp của đề tài

Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Đánh giá đúng thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm 2 chương:

sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT - Lí luận và thực tiễn

tạo cho học sinh trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT

Trang 22

Chương 1 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

– LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cơ sở xuất phát của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử ở trường THPT

* Mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo

Chúng tôi căn cứ vào các văn bản sau để nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học các chủ đề lịch

Tổ quốc.”

Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8

Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xác định rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” Đồng thời, nhấn mạnh:

“Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình

độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú

Trang 23

trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”

Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội ngày 28/11/2014 mang tên

Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có nhấn mạnh đến mục tiêu, yêu cầu đổi mới chương trình, SGK là “chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện

cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”

Quyết định 404/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 03

năm 2015 mang tên Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cũng đã nhấn mạnh: “Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất

và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các

kĩ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục

và công nghệ thông tin.”

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới) đã xác định rõ 8 năng lực cần hình thành cho HS:

(1) Năng lực tự học với các năng lực cụ thể như: Xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch và thực hiện cách học, đánh giá và điều chỉnh việc học

(2) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo với các nội dung: Phát hiện làm rõ vấn đề, đề xuất lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá giải quyết vấn đề, nhận ra ý tưởng mới, hình thành và triển khai ý tưởng mới

(3) Năng lực thẩm mĩ với các nội dung: Nhận ra cái đẹp, diễn tả cái đẹp, tạo ra cái đẹp

Trang 24

(4) Năng lực thể chất với các nội dung: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, rèn luyện sức khỏe thể lực, nâng cao sức khỏe tinh thần

(5) Năng lực giao tiếp với các nội dung: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt,

sử dụng ngoại ngữ, xác định mục đích giao tiếp, thể hiện thái độ giao tiếp, lựa chọn nội dung và phương thức giao tiếp

(6) Năng lực hợp tác với các nội dung: Xác định mục đích và phương thức hợp tác, Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân, xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác, tổ chức và thuyết phục người khác, đánh giá hoạt động hợp tác

(7) Năng lực tính toán với các nội dung: Sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản, sử dụng ngôn ngữ toán, sử dụng công cụ tính toán

(8) Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) với các nội dung: Năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số; năng lực nhận biết, ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức trong xã hội số hóa; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức; năng lực học tập, tự học mọi lúc, mọi nơi, suốt đời với sự

hỗ trợ của ICT; năng lực giao tiếp hòa nhập, hợp tác qua môi trường, dịch vụ ICT

* Đặc điểm của tri thức lịch sử

Tri thức lịch sử có nhiều đặc điểm, trong đó có tính lôgic, tính hệ thống Đặc điểm này chi phối nội dung kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, khi các nội dung được tích hợp lại thành những chủ đề sẽ giúp

HS rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh các sự kiện từ đó tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử

Dạy học theo chủ đề góp phần tạo tư duy lôgic cho HS Điều này được

thể hiện rất rõ trong việc thực hiện “tính kế thừa” trong nhận thức các nội

dung của lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại làm cho HS hiểu rõ

sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, đồng thời giúp cho HS nhận thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn

Trang 25

diện của lịch sử Đặc biệt, khi các nội dung kiến thức lịch sử được tích hợp thành chủ đề giúp cho kiến thức của HS mang tính hệ thống và luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Các kiến thức được khai thác từ các chủ đề có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau

* Yêu cầu phát huy tính tích cực học tập của HS

Dạy học theo chủ đề sẽ tăng cường khả năng hiểu bài, khả năng huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện các kiến thức lịch sử cho

HS Trên cơ sở đó HS sáng tạo trong học tập

Dạy học theo chủ đề hướng dẫn HS biết cách vận dụng những kiến thức đã học, đã biết vào tiếp thu kiến thức mới Do vậy tiết kiệm được thời gian trong dạy học GV sẽ không dạy lại những nội dung HS đã biết, tránh được sự trùng lặp nội dung kiến thức làm cho HS nhàm chán

Dạy học theo chủ đề giúp tối đa hóa sự tham gia của người học, hạn chế đến mức tối thiểu quyết định và can thiệp, áp đặt của người dạy trong quá trình học tập Dạy học theo chủ đề là cách dạy học hiệu quả trong việc hướng dẫn HS huy động những kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng học tập Vì vậy, phát huy tính tích cực, chủ động và gây hứng thú học tập cho HS

* Xu hướng đổi mới dạy học của thế giới

Ở Việt Nam, dạy học theo chủ đề mới chỉ được đề cập trong mấy năm gần đây Tuy nhiên, đối với thế giới, dạy học theo chủ đề đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng Trong nội dung cải cách giáo dục ở nhiều nước trên thế giới, SGK đã được biên soạn lại dưới dạng các chủ đề Lấy ví dụ gần đây nhất

đó là Phần Lan Nhiều năm qua, Phần Lan có một nền giáo dục rất hiệu quả, luôn nằm trong nhóm dẫn đầu trên các bảng xếp hạng khả năng đọc hiểu và tính toán của thế giới

Chỉ có một số quốc gia châu Á như Singapore và Trung Quốc có thứ hạng cao hơn Phần Lan trong bảng xếp hạng của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) Chính trị gia và chuyên gia giáo dục từ khắp nơi trên thế giới - bao gồm cả Anh - đã đến Helsinki với hy vọng có thể tìm hiểu và nhân

Trang 26

rộng những bí quyết thành công của quốc gia Bắc Âu này Đáng chú ý hơn là Phần Lan đang chuẩn bị triển khai những chương trình cải cách giáo dục cấp tiến nhất từ trước tới nay – loại bỏ việc “dạy theo môn học” truyền thống và ủng hộ việc “giảng dạy theo chủ đề” [35] Như vậy, dạy học theo chủ đề không còn là cách dạy học mới mà nó đã trở thành xu thế trên thế giới Là xu thế tiến bộ trên thế giới, do đó chúng ta cũng phải có những thay đổi cho phù hợp

1.1.2 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài

Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng Latinh

“competentia” Ngày nay, có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực

Trường phái các nhà nghiên cứu Anh cho rằng năng lực được giới hạn bởi 3 yếu tố: kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills) và thái độ (attitude); còn các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Mĩ lại quan niệm bất kì yếu tố nào dẫn đến thành công, đạt hiệu quả cao để hoàn thành một công việc đều xem là năng lực

Dưới góc độ tâm lí, năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc đáo của

cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt hiệu quả

Theo nhà nghiên cứu Trần Kiều trong bài viết “Phát triển năng lực người học trong giáo dục”, năng lực có 3 đặc điểm sau:

Trong chương trình dạy học định hướng năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:

Trang 27

● Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu dạy học: mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;

● Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;

● Năng lực là sự kết hợp của tri thức, kĩ năng, thái độ, mong muốn, sự sẵn sàng hành động…;

● Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng, cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động dạy học về mặt phương pháp;

● Năng lực mô tả việc giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống;

● Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành cơ

sở chung trong việc giáo dục và dạy học;

● Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nào đó, học sinh có thể, cần phải đạt được những gì?

Năng lực giải quyết vấn đề, theo I.Ia.Iecne thì: “Vấn đề là một câu hỏi

nảy sinh hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào sự tìm tòi đó”

Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội,

Hoàng Phê (chủ biên), 1992, vấn đề được hiểu: “là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết”

Khi nghiên cứu các cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, V Ôkôn cho

rằng: “Vấn đề trong học tập hình thành từ một khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà việc giải quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứu của bản thân học sinh” Tóm lại, vấn đề là một băn khoăn, một thách thức về

lí luận hay thực tiễn trong đó cái chưa biết được ẩn chứa trong cái đã biết Nó kích thích chủ thể dựa vào tri thức đã biết tích cực tư duy tìm ra cách giải quyết

Trang 28

Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn

đề trong học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua

đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu

Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực quan trọng, không thể thiếu trong nhân cách của HS ở mọi thời đại, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay Khi có năng lực giải quyết vấn đề, HS sẽ có tư duy độc lập, nhạy bén, luôn đặt cho mình những câu hỏi thích hợp, rõ ràng, chính xác về sự việc, tìm các nguồn thông tin khác nhau, cân nhắc những cách tiếp cận khác nhau dưới những góc nhìn khác nhau, những giả thuyết và những sự lựa chọn khác nhau

để giải quyết vấn đề hiệu quả

Năng lực giải quyết vấn đề của HS được thể hiện qua các bước tiến hành giải quyết một vấn đề, bao gồm:

(6) Đánh giá việc thực hiện quyết định

Để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, GV cần

vận dụng quan điểm dạy học “Dạy học giải quyết vấn đề” Trong dạy học

giải quyết vấn đề, HS được đặt vào một tình huống có vấn đề Đây là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn biện chứng giữa các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã biết với những điều chưa biết Thông qua việc giải quyết vấn đề đó,

HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Trang 29

Năng lực sáng tạo, sáng tạo được định nghĩa như thế nào là tùy thuộc

vào quan niệm, góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu

Từ góc độ nhân cách, năm 1988 Pigpig, nhà tâm lí học Đức định nghĩa:

“Tính sáng tạo là thuộc tính nhân cách đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề; thuộc tính nhân cách này là tổ hợp các phẩm chất tâm lí mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay

xã hội Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống và đưa

ra giải pháp mới, độc đáo và thích hợp đối với vấn đề đặt ra.”

Dưới góc độ quá trình, năm 1962 Torrance đưa ra định nghĩa như sau:

“Sáng tạo được hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả… Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút

ít cái gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó.” Như vậy, dưới góc độ quá trình, sáng tạo là một quá trình hoạt động

được kết thúc ở một sản phẩm mới, độc đáo được một nhóm người nào đó, ở một thời điểm tương ứng thừa nhận là có ích

Định nghĩa của Ghiselin (1963) nhấn mạnh sản phẩm sáng tạo Theo

đó, “Sản phẩm sáng tạo là dạng cấu trúc mới nhất của thế giới kinh nghiệm được tạo nên bằng sự cấu trúc lại thế giới kinh nghiệm đã có trước đó, thể hiện rõ nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan hệ giữa anh ta với thế giới ấy”

Từ góc độ môi trường sáng tạo, Rogers (1954) nhấn mạnh tầm quan trọng của các tình huống trong đó sự an toàn và tự do về mặt tâm lí là những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo Một vài rào cản làm giảm sự sáng tạo là: học vẹt và thói quen tư duy nông cạn; tri giác và suy nghĩ không sâu; luật lệ

và truyền thống hà khắc trói buộc con người trong xã hội…

Năng lực sáng tạo là năng lực nhận ra ý tưởng mới; đưa ra cách giải quyết mới, có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong học tập, đời sống; tìm ra những mối liên hệ mới giữa các tri thức, thông tin, kinh nghiệm hay các sự

Trang 30

vật hiện tượng đã biết… Đây là năng lực không thể thiếu được đối với HS hiện nay Bởi lẽ, một trong những nhiệm vụ và mục đích của hệ thống giáo dục là đào tạo ra những học sinh năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi cao

Sở dĩ, có thể kết hợp năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo vào thành một năng lực chung là vì: quá trình sáng tạo thực chất là một quá trình giải quyết vấn đề Mỗi quá trình sáng tạo tương tự một quá trình giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề, tức để sáng tạo cái mới, người ta làm việc với những thông tin đang có và dò lại những kinh nghiệm trước đây của mình,

tổ hợp chúng, di chuyển chúng vào các cấu trúc mới mà trong cấu hình mới của nó thì vấn đề đặt ra được giải quyết và nhu cầu nào đó của cá nhân được thỏa mãn Sự song hành giữa tình huống giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo

là ở chỗ, cả hai quá trình này, cá nhân vừa hình thành, vừa vận dụng một chiến lược mới hoặc biến đổi các kích thích không phù hợp và áp dụng nó Như vậy mỗi sự giải quyết vấn đề là một quá trình sáng tạo

Khái niệm chủ đề trong Từ điển Tiếng Việt của Viện khoa họa xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992 có hai nghĩa: 1 Chủ đề là vấn đề chủ yếu dược

quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định 2 Trong hoạt động chính trị xã hội, chủ đề là đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu của một đợt hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức

Như vậy chúng ta có thể hiểu: chủ đề là một vấn đề chủ yếu được lựa

chọn nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức hay các nội dung khác

Dạy học theo chủ đề lịch sử là một kiểu/một hình thức tổ chức/một

PPDH mới, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú đã đưa ra những quan điểm của mình về DHLS theo

chủ đề trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Lịch Sử ở trường THPT”, cụ thể: “Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa kiến thức Lich sử trong nhiều

Trang 31

chương, nhiều bài có nội dung liên quan đến nhau để có thể hình thành nên những chủ đề, chuyên đề khác nhau, theo một cấu trúc khác”.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống

và hiện đại, ở đó, GV chủ yếu hướng dẫn HS tự tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn Dạy học theo chủ đề chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào HS và nội dung tích hợp với những vấn đề gắn liền với thực tiễn

Dạy học theo chủ đề hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn

Nội dung một chủ đề là tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ về những nội dung trong SGK, kiến thức gần gũi với thực tiễn xuất phát từ yêu cầu cập nhật thông tin liên tục khi thực hiện các chủ đề Chính vì vậy việc lựa chọn các phương pháp để dạy học theo chủ đề đa dạng, hiệu quả hơn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS

Trong chương trình lịch sử THPT, đặc biệt là lớp 11, có nhiều nội dung, kiến thức lịch sử ở các chương, các bài có liên quan đến nhau… Đó là điều kiện để có thể tổng hợp và nhóm lại thành các chủ đề với một cấu trúc mới, mang tính tư duy, logic và dễ nắm bắt hơn Nhờ đó mà GV có thể cung cấp cho HS những kiến thức mang tính tổng hợp, có hệ thống, những nội dung kiến thức lịch sử với những vấn đề, sự kiện lớn dễ dàng được HS nắm bắt hơn thông qua phương pháp xây dựng bài dạy theo chủ đề Đồng thời kết hợp với sự hướng dẫn của GV, thông qua phương pháp nhóm chủ đề, HS còn được rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức và khả năng trình bày, giải quyết vấn đề một cách logic

Đặc điểm của dạy học theo chủ đề gồm có hoạt động của GV và HS, trong đó GV phải luôn là người chủ động trong việc xây dựng và tổ chức lớp

Trang 32

học theo các chủ đề Đồng thời bằng cách thức tận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng khuyến khích và thúc đẩy HS tham gia vào việc giải quyết các vấn đề được đặt ra liên quan đến chủ đề học, từ đó kích thích sự tư duy, tìm tòi, sáng tạo của HS Về phía HS, HS sẽ là người đóng vai trò quyết định

và là trung tâm của bài học Theo đó, HS sẽ dựa vào những gợi ý, hướng dẫn của GV mà chủ động trong tư duy giải quyết vấn đề và lĩnh hội kiến thức mới một cách đầy đủ, khoa học Qua những bài học theo chuyên đề, chủ đề, mức

độ làm việc của GV sẽ được giảm xuống, đồng thời thúc đẩy hoạt động và tăng sự hiểu biết của HS lên gấp nhiều lần

Thông qua việc làm rõ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch

sử là cách dạy mà ở đó GV xây dựng bài học lịch sử thành các chủ đề, áp dụng các biện pháp, kĩ thuật phù hợp, kích thích tính chủ động sáng tạo cho

HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường

* Về nhận thức:

Trước đây, chương trình dạy học truyền thống (có thể gọi là chương

trình giáo dục “định hướng nội dung”) rất chú trọng đến việc truyền thụ hệ

thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học Trong khi đó, lại sử dụng các PPDH truyền thống, ít chú ý đến khả năng ứng dụng Bởi vậy, sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động Do đó, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch

sử Việt Nam ở trường THPT sẽ góp phần đào tạo ra những con người mới,

Trang 33

năng động, sáng tạo, có năng lực hành động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông Ở đây, người học đóng vai trò là trung tâm của quá trình dạy học Họ tích cực, chủ động tìm ra kiến thức mới và vận dụng nó vào trong học tập, đời sống

Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT sẽ giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả Bởi lẽ, việc học tập của HS diễn ra một cách biện chứng HS thông qua việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để tự mình rút

ra kiến thức Rồi từ những kiến thức đã có, HS lại vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập, đời sống Những kiến thức HS có được đều gắn với thực tiễn Vì thế, nó có giá trị lâu dài

Dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo đòi hỏi HS phải kết nối các kiến thức với nhau để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo Điều này sẽ giúp HS hình thành, phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh Đây là những kĩ năng rất cần thiết đối với HS trong mọi lĩnh vực Mặt khác, những vấn đề GV đưa ra để HS giải quyết thường là vấn đề khó, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều cá nhân Bởi vậy, khi dạy học GV thường cho HS làm việc nhóm Từ đó HS được rèn luyện các kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm… Đồng thời, HS được rèn cách làm chủ bản thân khi tranh luận về một vấn đề

Dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo, hứng thú của HS trong học tập Ở đây, HS được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc phải ra quyết định để giải quyết vấn đề đặt ra HS phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quyết định đó

Trang 34

HS không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của GV khi giải quyết các vấn đề mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo

* Về rèn kĩ năng:

Giáo dục hiện nay không chỉ quan tâm đến việc hình thành kiến thức

mà còn chú ý giúp HS phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết phù hợp với yêu cầu của xã hội Đặc biệt, giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập, cuộc sống một cách sáng tạo Từ đó, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS

* Về thái độ:

Đối với môn Lịch sử, đặc trưng của môn học này là nhằm bồi dưỡng đạo đức, tình thần dân tộc và khơi dậy lòng tự hào, sự biết ơn đối với các bậc anh hùng dân tộc… Trong các bài học được thiết kế trong SGK, nhà biên soạn cũng đã tích hợp các nội dung giáo dục về tư tưởng, thái độ ở trong đó Trong các chủ đề lịch sử cũng vậy, các nội dung giáo dục về tư tưởng, thái độ cũng được cập nhật đầy đủ Tuy nhiên, thái độ rèn luyện chung là như vậy, nhưng về cơ bản ở mỗi bài học lại có những giá trị lịch sử khác nhau, do đó

để HS có được thái độ đúng đắn với lịch sử, đồng thời cũng phải phù hợp với những nội dung bài học được triển khai, GV cần phải nêu được cụ thể những

thái độ cần đạt được của HS sau bài học đó Ví dụ chủ đề: “Chính sách cai trị, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta” với các mục tiêu cơ bản của

chủ đề:

* Về kiến thức: HS biết được các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp thực hiện ở nước ta Hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam; Biết được những nét chính về sự biến đổi kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn

và thành thị trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới

Trang 35

* Về kĩ năng: HS được rèn luyện các kĩ năng như: Sử dụng bản đồ Rút ra đặc điểm của các giai cấp tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó lập bảng biểu

so sánh để ghi nhớ Đồng thời phát triển các kĩ năng: phân tích, đánh giá, rút

ra nhận xét…

* Về tư tưởng: Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp, mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX, thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc; Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XIX

Từ ví dụ thực tế trên có thể thấy, qua việc xây dựng và tổ chức bài học thành các chủ đề, cả GV và HS đều có thể dễ dàng tiếp cận, nắm bắt được từng nội dung kiến thức, các tiết học lịch sử sẽ không còn nhàm chán nữa mà thay vào đó, HS sẽ cảm thấy những bài học lịch sử thật ý nghĩa và thiết thực,

sự hào hứng và tinh thần học tập cũng nhờ đó được nâng lên

Như vậy, việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT là hết sức cần thiết đối với dạy học hiện nay Nó đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, góp phần phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập,

theo đúng quan điểm “lấy người học làm trung tâm” Sản phẩm giáo dục là

những con người năng động, sáng tạo, có năng lực hành động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho

HS trong dạy học chủ đề lịch sử ở trường THPT

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều hình thức, phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Phong trào đổi mới PPDH trong các môn học ở trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng những năm gần đây đã đưa đến những thay đổi nhất định góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là HS không hứng thú với việc học môn Lịch sử, chất lượng giáo dục lịch sử còn thấp

Trang 36

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm

2015 chỉ 15,3% HS đăng ký dự thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn

tự chọn của kỳ thi Có rất nhiều trường không có thí sinh nào đăng ký môn Lịch sử [36] Việc tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng DHLS nói chung, thực trạng tổ chức hướng dẫn HS học tập Lịch sử theo chủ đề ở trường THPT nói riêng là hết sức cần thiết Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở đưa ra những kết luận chung cũng như những yêu cầu đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc vận dụng các PPDH vào dạy các chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển các năng lực cho HS

Việc điều tra, khảo sát được tiến hành ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Lạng Sơn như: trường THPT Mỹ Đức A,

Mỹ Đức C, Hợp Thanh ( Huyện Mỹ Đức, Hà Nội), THPT Ứng Hòa A (Ứng Hòa, Hà Nội), THPT chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn

Về phương pháp tiến hành: Tiến hành qua phỏng vấn một số GV, HS; điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến 23 GV và 750 HS ở các trường nêu trên

Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Tìm hiểu quan niệm GV về các vấn đề như: vị trí, vai trò của môn Lịch

sử ở nhà trường phổ thông; Chủ đề Lịch sử là gì; GV đã dạy học Lịch sử theo chủ đề hay chưa; dạy học Lịch sử theo chủ đề có lợi ích gì đối với GV; các phương pháp GV sử dụng để dạy học theo chủ đề; những thuận lợi, khó khăn khi dạy theo chủ đề

Đối với HS, nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề như:

HS có yêu thich học môn Lịch sử hay không; các em đã được học Lịch sử theo chủ đề hay chưa; các em hiểu như thế nào là chủ đề lịch sử; học Lịch sử theo chủ đề giúp các em những gì; các thầy cô thường sử dụng phương pháp,

kĩ thuật nào để DHLS; những thuận lợi, khó khăn khi học các chủ đề Lịch sử Kết quả khảo sát:

Trang 37

Sau khi phát phiếu điều tra và thu lại, chúng tôi tổng hợp được 23 phiếu dành cho giáo viên, 750 phiếu dành cho học sinh với kết quả như sau:

a) Quan niệm của giáo viên và HS về môn lịch sử ở trường THPT, mức

độ yêu thích môn Lịch sử ở THPT

Đối với GV: 100% GV cho rằng Lịch sử phải là môn học bắt buộc trong trường phổ thông Các ý kiến đều đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của môn Lịch sử nên phải là môn học bắt buộc Một số ý kiến cho rằng nếu Lịch sử không phải môn bắt buộc thì HS sẽ không học, không thi… Thầy Đặng Kim Hoàn, GV trường THPT Mỹ Đức A, với 35 năm kinh nghiệm công

tác cho rằng “…phải như vậy thì HS mới tự giác học tập”

Đối với HS, khi được hỏi về mức độ yêu thích môn Lịch sử thì có tới trên 86%(647/750) chọn mức “bình thường”, chỉ có 11%(86/750) chọn mức

“yêu thích”, 3%(17/750) chọn mức “không thích” Các ý kiến lí giải chọn các mức độ yêu thích khá đa dạng Tuy nhiên, phần lớn cho rằng môn Lịch sử khó học, kiến thức nhiều, khô khan, hơn nữa các em chọn thi các khối A,B, D

là chủ yếu nên dành nhiều thời gian cho các môn học thuộc các khối trên

Kết quả trên cho thấy: GV dạy Lịch sử đa số tâm huyết với nghề, coi trọng bộ môn mình giảng dạy Tuy nhiên, HS không chú trọng lắm với môn Lịch

sử do lối học thực dụng và Lịch sử vẫn được coi là môn khó và khô khan

b) Quan điểm về dạy học lịch sử theo chủ đề:

Về việc triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề ở các trường: GV ở cả 5

trường khảo sát đều kết hợp cả dạy theo chủ đề và dạy theo SGK (tỉ lệ 100%) Tuy nhiên kết quả ở HS thì ngược lại, 89%(665/750) HS cho rằng thầy cô mình dạy học theo SGK, chỉ có 11% (85/750) HS cho rằng thầy cô trường mình có dạy học theo chủ đề

Nhìn vào kết quả trên ta thấy có vẻ như mâu thuẫn Tuy nhiên, cũng có thể giải thích là do các thầy cô đều có dạy Lịch sử theo chủ đề nhưng không thường xuyên, hoặc chỉ dạy ở các bài sơ kết, tổng kết…Mặt khác sự chuẩn bị cho bài dạy chủ đề còn chưa được kĩ lưỡng, chưa khắc sâu được kiến thức cho HS

Trang 38

Về quan niệm thế nào là chủ đề Lịch sử:

Ý kiến của GV khá đa dạng nhưng chủ yếu cho rằng chủ đề Lịch sử là một nội dung chuyên sâu về một vấn đề, lĩnh vực lịch sử (65%), có 20% ý kiến cho rằng chủ đề là nội dung chính một thời kì, một giai đoạn lịch sử Số còn lại cho rằng chủ đề là đề tài chính, cốt yếu trong một thời kì, giai đoạn lịch sử (15%)

Về phía HS: Quan điểm cho rằng chủ đề Lịch sử là một nội dung chuyên sâu về một vấn đề, lĩnh vực lịch sử cũng chiếm số lượng lớn (62%) Trong khi đó ý kiến cho rằng chủ đề là nội dung chính một thời kì, một giai đoạn lịch sử là 19% Số ý kiến cho chủ đề là đề tài chính, cốt yếu trong một thời kì, giai đoạn lịch sử là 19%

Kết quả trên cho thấy: GV và HS ở các trường khảo sát thống nhất cao cho rằng lịch sử là một nội dung chuyên sâu về một vấn đề, lĩnh vực lịch sử

Về vai trò, ý nghĩa của dạy học các chủ đề Lịch sử trong trường phổ thông: Được thể hiện thông qua bảng thống kê sau:

cơ bản của bài học

Tạo điều kiện

để HS được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập

Rèn luyện cho HS nhiều

kĩ năng học tập (giải quyết vấn đề, giao tiếp…)

Khuyến khích HS thực hành vận dụng, làm theo tấm gương người tốt, việc tốt Giáo

viên 43%(10/23) 13%(3/23) 22%(5/23) 13%(3/23) 9%(2/23) Học

sinh 52%(390/750) 21%(162/750) 15%(109/750) 8,2%(61/750) 3,8%(28/750)

Bảng 1.1 Đánh giá về vai trò, ý nghĩa của dạy học các chủ đề Lịch sử trong

trường phổ thông của GV và HS

Như vậy, cả GV và HS đều đánh giá cao vai trò của dạy học Lịch sử theo chủ đề Cụ thể: Đối với GV, có 43% cho rằng dạy Lịch sử theo chủ đề giúp GV cung cấp cho HS kiến thức chuyên sâu về một nội dung, một lĩnh

Trang 39

vực lịch sử 13% cho rằng dạy theo chủ đề giúp HS hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học 22% GV cho rằng dạy theo chủ đề tạo điều kiện để HS được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, 13% cho rằng dạy theo chủ đề rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng học tập (giải quyết vấn đề, giao tiếp…) và chỉ có 9% cho dạy học theo chủ đề khuyến khích HS thực hành vận dụng, làm theo tấm gương người tốt, việc tốt

Đối với HS: có 52% cho rằng dạy Lịch sử theo chủ đề giúp GV cung cấp cho HS kiến thức chuyên sâu về một nội dung, một lĩnh vực lịch sử 21% cho rằng dạy theo chủ đề giúp HS hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học 15%

GV cho rằng dạy theo chủ đề tạo điều kiện để HS được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, 8,2% cho rằng dạy theo chủ đề rèn luyện cho HS nhiều

kĩ năng học tập (giải quyết vấn đề, giao tiếp…) và chỉ có 3,8% cho dạy học theo chủ đề khuyến khích HS thực hành vận dụng, làm theo tấm gương người tốt, việc tốt Điều này cho thấy dạy học theo chủ đề là một trong những mô hình dạy học hiện đại với những tính năng ưu việt và là một trong những hướng đi đúng đắn trong quá trình đổi mới dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông sau năm 2018

Về các phương pháp, kĩ thuật dạy học được sử dụng trong dạy học các chủ đề lịch sử, số liệu khảo sát cho thấy:

Đối với GV, có tới 83%(19/23) các thầy cô sử dụng kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực 17% (4/23) còn lại lựa chọn PPDH tích cực Không có GV nào chỉ sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống

Về nhận định của HS cũng cho kết quả tương đồng Cụ thể, 609/ 750 (81%) HS được khảo sát cho biết các thầy cô giáo của mình kết hợp cả phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống với phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại Có 101/750(13%) HS cho rằng thầy cô mình hay sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực 40/750 (6%) số HS còn lại cho rằng

Trang 40

các thầy cô chỉ dùng phương pháp, kĩ thuật truyền thống trong dạy học các chủ đề lịch sử

Các số liệu thống kê trên cho thấy, hầu hết GV đã có sự kết hợp đa dạng các phương pháp, kĩ thật dạy học trong dạy học các chủ đề lịch sử Điều

đó cũng khẳng định: dạy học nói chung, dạy học lịch sử theo chủ đề nói riêng

đã có sự đổi mới về phương pháp, kĩ thuật dạy học các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực ngày càng được áp dụng phổ biến trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học, phát huy tính chủ động, tích cực của người học, phát triển các kĩ năng, năng lực của HS

c) Nhận định về những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành dạy học lịch

+ Được sự ủng hộ, cho phép của các cấp chức năng (Ban giám hiệu,

Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo);

+ Sự hưởng ứng của HS ( HS thích thú học theo các chủ đề hơn là SGK);

+ Khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy theo chủ đề khá phong phú (nhiều sách, báo, mạng internet…);

Các em HS thì cho rằng: Học theo chủ đề không bị gò bó kiến thức, giờ học theo chủ đề luôn tạo được không khí thoải mái, vui vẻ nhưng vẫn hiệu quả; các thầy cô nhiệt tình; phương tiện hỗ trợ học tập đa dạng, phong phú…

- Khó khăn: Đa số các thầy cô đều cho rằng việc chuẩn bị một bài dạy

theo chủ đề mất rất nhiều thời gian Bởi lẽ, thời gian học trên lớp ít Trong khi

đó, dạy học một chủ đề phải mất mấy tuần mới xong Mặt khác, GV phải tự mình soạn thảo, phân chia các chủ đề sao cho hợp lí dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mình mà chưa có sự thống nhất trong cả nước Ngoài ra còn có

Ngày đăng: 21/02/2017, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam (2012), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Kỉ yếu hội thảo quốc tế đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỉ yếu hội thảo quốc tế đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử. Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
6. Trần Thùy Chi (2010), Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay
Tác giả: Trần Thùy Chi
Năm: 2010
7. Nguyễn Thị Côi (2011), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
8. Nguyễn Thị Côi (2011), Ôn luyện và kiểm tra lịch sử 11. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôn luyện và kiểm tra lịch sử 11
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
9. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2011), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
10. Phạm Kim Chung (2015), Bài giảng dạy học tích hợp. Trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dạy học tích hợp
Tác giả: Phạm Kim Chung
Năm: 2015
11. N.G. Đai-ri (1973), Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào
Tác giả: N.G. Đai-ri
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1973
12. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú (Chủ biên) (2014), Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
13. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
14. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hƣng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
15. Kiều Thế Hƣng (1999), Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học. Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học
Tác giả: Kiều Thế Hƣng
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
16. I.Ia.Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học nêu vấn đề
Tác giả: I.Ia.Lecne
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1977
17. I.F. Kharlamốp (1978). Phát huy tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 1
Tác giả: I.F. Kharlamốp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
18. I.F. Kharlamốp (1978). Phát huy tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 2
Tác giả: I.F. Kharlamốp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
19. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1
Tác giả: Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
20. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2. Nxb Đại học Sư pham, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2
Tác giả: Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: Nxb Đại học Sư pham
Năm: 2010
21. Phan Ngọc Liên (2000), Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
22. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử
Tác giả: Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w