1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

”Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác không đúng nơi quy định của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh”. (ĐỀ TÀI NCKH GIẢI NHÌ CẤP BỘ 2016)

105 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 6,38 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI NCKH GIẢI NHÌ CẤP BỘ 2016 Ngày nay, trên thế giới, môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên đáng buồn thay tại Việt Nam vấn đề xả rác không đúng nơi quy định (sau đây gọi tắt là hành vi xả rác) đã và đang xuất hiện nhan nhạn trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, hầu hết mọi người sẽ vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Hay khi đi ăn hàng quán, mặc dù đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn của mỗi người nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre, rất nhiều người thản nhiên vứt xuống nền nhà. Khá dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ mới vừa uống xong ra đường. Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch, người ta cũng vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe. Các gia đình sống dọc hai bên đường đều mang túi rác ra đường vứt. Nhiều chuyên gia môi trường thế giới đã đưa ra ước tính: khi tốc độ phát triển kinh tế tăng 2 lần, nếu không có các giải pháp BVMT thích đáng thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 4 lần. Trong 20 năm qua, nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa rất mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động xây dựng và giao thông đô thị diễn ra rất sôi động ở các đô thị, chúng thải ra rất nhiều chất ô nhiễm môi trường. Nhưng nhờ có đẩy mạnh hoạt động BVMT ở các đô thị, nên mức độ ô nhiễm không khí đô thị ở nước ta chỉ tăng lên khoảng 20% sau 10 năm. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, cũng là bộ mặt của nước Việt Nam, thành phố phải có những chủ trương chính sách để nhằm đứng đầu trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, giữ cái nhìn tốt của những du khách nước ngoài với nước mình. Mặc dù đã có nhiều biện pháp được áp dụng như biển cấm đổ rác, bài trí nhiều thùng rác nơi công cộng…nhưng hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn có thể bất gặp ở bất cứ đâu trên thành phố. Trên mỗi con đường ở thành phố chúng ta dễ dàng bắt gặp xác chuột và rác bẩn ném ra ngoài đường, làm cho lề đường cũng như mặt đường trông rất dơ bẩn. Cứ một đoạn đường dài khoảng độ 50 km mà rác bẩn hai bên đường không có nơi nào mà không có. Ngoại trừ những nơi đồng ruộng không có người ở thì khá sạch sẽ, có nghĩa là rác bẩn ít. Còn chỗ nào đông người là chỗ đó bẩn thỉu nhất. Sau khi có hội chợ, đêm giao thừa hay các dịp lễ thì số lượng rác để lại rất nhiều. Về tác hại, chỉ cần chú ý đôi chút thì ai cũng có thể nhận ra hành vi tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy đã ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Đầu tiên, xả rác ảnh hưởng trực tiếp đến mĩ quan đô thị. Có những nơi để bảng khu phố văn hóa nhưng vẫn có cỏ dại um tùm, rác rến ngổn ngang. Các công viên, bờ sông vốn là nơi thư giản, tập thể dục của nhiều ông bà cô bác nay đầy rác thải, dòng sông đen ngòm với hình ảnh rác trôi lềnh bềnh cùng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến chẳng ai muốn đến. Đâu chỉ vậy, việc xả rác còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Môi trường hôi thối và ô nhiễm nguồn nước đã góp phần gây ra các bệnh về đường ruột. Những hàng quán ven đường cạnh những bãi rác chính là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển. Các bãi rác chính là nơi lí tưởng cho ruồi muỗi phát triển, gây ra các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét. (Bình Nguyên, 2013). Tình hình xả rác nơi công cộng không còn là một đề tài mới được nêu ra cho sự chú ý của xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sư quan tâm của cả cộng đồng. Để ngăn được sự gia tăng của rác thải là điều không thể nhưng chúng ta có thể hạn chế việc xả rác bừa bãi. Vì lý do này nên chúng tôi xin phép chọn đề tài: ”Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác không đúng nơi quy định của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc xả rác thải bừa bãi và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm biến thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố xanhsạchđẹp, luôn là điểm đến thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Trang 2

TP HCM, ngày tháng năm

Trang 3

MỤC LỤC

- -DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu 3

1.3 Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4

1.3.1 Vấn đề nghiên cứu 4

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

1.4.1 Mục đích của đề tài 4

1.4.2 Nhiệm vụ của đề tài 4

1.5 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 5

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

1.5.2 Đối tượng khảo sát 6

1.6 Phương pháp nghiên cứu 6

1.7 Tính mới và những đóng góp của đề tài: 7

1.7.1 Tính mới và tính sáng tạo của đề tài 7

1.7.2 Những đóng góp của đề tài 8

1.7.3 Ý nghĩa khoa học 8

1.7.4 Ý nghĩa thực tiễn 9

1.8 Kết cấu đề tài 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11

Trang 4

2.1.1 Khái niệm về người dân 11

2.1.2 Khái niệm rác và phân loại rác: 11

2.1.3 Khái niệm về hành vi 13

2.1.4 Khái niệm hành vi xả rác không đúng nới quy định 14

2.1.5 Pháp luật với hành vi xả rác nơi công cộng 14

2.2 Cơ sở lý thuyết 17

2.2.1 Thuyết lựa chọn duy lý 19

2.2.2 Thuyết hành vi dự định 20

2.2.3 Thuyết công bằng thủ tục 23

2.2.4 Thuyết công bằng thủ tục tại Anh 29

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 31

2.3.1 Thái độ (THD) 31

2.3.2 Chuẩn chủ quan (CCQ) 32

2.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (KHV) 32

2.3.4 Nhận thức về môi trường (NMT) 32

2.3.5 Nguy cơ xử phạt (NXP) 33

2.3.6 Hành vi xả rác (HVI) 33

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Quy trình nghiên cứu 35

3.2 Nghiên cứu sơ bộ 36

3.2.1 Nghiên cứu định tính 36

3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 36

3.3 Xây dựng và phát triển thang đo 36

3.4 Nghiên cứu chính thức 37

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 37

Trang 5

3.4.2 Thu thập dữ liệu 39

3.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Tổng quan hành vi xả rác người dan tại TPHCM hiện nay 45

4.2 Thông tin về mẫu nghiên cứu 47

4.3 Kiểm định chất lượng thang đo 48

4.4 Kết quả EFA biến độc lập 50

4.5 Kết quả EFA biến phụ thuộc 51

4.6 Phân tích hồi quy 52

4.6.1 Kiểm định tương quan 53

4.6.2 Phân tích hồi quy các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến hành vi 54

4.5 Phân tích sự khác biệt hành vi với các đặc điểm cá nhân 60

4.6 Kiếm định giá thuyết trung bình tổng thể 63

4.7 Kết quả nghiên cứu định tính mở rộng 64

4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu 66

CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 70

5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 70

5.1.1 Kết quả đo lường và ý nghĩa 70

5.1.2 Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến hành vi 70

5.2 Hàm ý chính sách 71

5.2.1 Tuyên truyền và giáo dục cho sự hình thành ý thức của học sinh – sinh viên, thanh thiếu niên và mọi người: 71

5.2.2 Nâng cao nhận thức môi trường: 76

5.2.3 Nâng cao quản lý giám sát từ phía nhà nước 77

5.3 Đề xuất phân bổ và bố trí thùng rác nơi công cộng 80

5.4 Kết luận chung 83

Trang 6

5.4.2 Kết luận 84

DANH MỤC THAM KHẢO I

PHỤ LỤC 1 IVPHỤ LỤC 2 VIPHỤ LỤC 3 VIIIPHỤ LỤC 4 XPHỤ LỤC 5 XIPHỤ LỤC 6 XIIPHỤ LỤC 7 XIIIPHỤ LỤC 8 XIV

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến quan sát đo lường “Thái độ - THD” 36

Bảng 3.2: Các biến quan sát đo lường “Chuẩn chủ quan - CCQ” 36

Bảng 3.3: Các biến quan sát đo lường “Kiểm soát hành vi - KHV” 37

Bảng 3.4: Các biến quan sát đo lường “Nhận thức về môi trường – NMT” 37

Bảng 3.5: Các biến quan sát đo lường “Nguy cơ xử phạt - NXP” 37

Bảng 3.6: Các biến quan sát đo lường “Hành vi - HVI” 37

Bảng 3.7: Thống kê các trường hợp tương quan 41

Bảng 4.1: Thống kê thông tin mẫu khảo sát 47

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 48

Bảng 4.3: Kết quả Cronbach alpha các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 49

Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập 50

Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc HVI 51

Bảng 4.6: Ma trận tương quan 53

Bảng 4.7: Phương pháp sử dụng trong mô hình (HVI) 54

Bảng 4.8: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình (HVI) 55

Bảng 4.9: Kiểm định độ phù hợp của mô hình (HVI) 55

Bảng 4.10: Bảng ANOVA theo phương pháp Stepwise 55

Bảng 4.11: Các mô hình kết quả hôi quy 56

Bảng 4.12: Hệ số hồi quy (HVI) 56

Bảng 4.13: Kết luận các giả thuyết các yếu tố tác động đến hành vi 60

Bảng 4.14: Thống kê trung bình hành vi theo giới tính 60

Bảng 4.15: Kết quả Independent Samples Test so sánh hành vi theo giới tính 60

Bảng 4.16: Thống kê trung bình hành vi theo tình trạng hôn nhân 61

Bảng 4.17: Kết quả Independent Samples Test so sánh theo tình trạng hôn nhân 61

Bảng 4.18: Kết quả Independent Samples Test so sánh theo nơi sinh ra và lớn lên 61

Bảng 4.19: Thống kê trung bình hành vi theo nới sinh ra và lớn lên 62

Bảng 4.20: Thống kê mô tả theo nghành nghề 62

Bảng 4.21: Kiểm tra tính đồng nhất của chênh lệch 62

Bảng 4.22: ANOVA 62

Bảng 4.23: Thống kê mô tả hành vi theo độ tuổi 63

Bảng 4.24: Kiểm tra tính đồng nhất của chênh lệch 63

Bảng 4.25: ANOVA 63

Bảng 4.26: Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các khái niệm 64

Trang 8

bình của thang đo (µ0=3) 64

Bảng 4.28: Bảng tóm tắt kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu mở rộng 65

Bảng 5.1 Đề xuất ở từng mức độ năng lực mỗi thùng rác 81

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 2005-2010 45

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa (HVI) 58

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phần dư phân tán (HVI) 59

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ P-P và Q-Q khảo sát phân phối chuẩn của phần dư (HVI) 59

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) 18

Hình 2.2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp 20

Hình 2.3: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) 21

Hình 2.4: Mô hình thuyết công bằng thủ tục giữa nghĩa vụ tuân thủ và đạo đức 26

Hình 2.5: Mô hình thuyết Công bằng thủ tục theo Sunshine & Tyler 27

Hình 2.6: Mô hình thuyết công bằng thủ tục trong việc tuân thủ pháp luật 28

Hình 2.7: Mô hình thuyết công bằng thủ tục đối với cảnh sát tại Anh và xứ Wales 30 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu do nhóm tác giả đề xuất 31

Hình 5.1: Ví dụ về năng lực cấp độ 3 82

Hình 5.2: Ví dụ về năng lực cấp độ 1 82

Hình 5.3: Ví dụ về cách phân bổ thùng rác ở các trọng điểm 83

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

SPSS Statistical Package for

the Social Sciences Phần mềm xử lý số liệu và thống kê

TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý

Trang 10

VIF Variance inflation

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trên thế giới, môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc

xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa Người dân được giáo dục rất kỹ

về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp Tuy nhiên đáng buồn thay tại Việt Nam vấn đề xả rác không đúng nơi quy định (sau đây gọi tắt là hành vi xả rác) đã

và đang xuất hiện nhan nhạn trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, hầu hết mọi người sẽ vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần Hay khi đi ăn hàng quán, mặc dù đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn của mỗi người nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre, rất nhiều người thản nhiên vứt xuống nền nhà Khá dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ mới vừa uống xong ra đường Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch, người ta cũng vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe Các gia đình sống dọc hai bên đường đều mang túi rác ra đường vứt

Nhiều chuyên gia môi trường thế giới đã đưa ra ước tính: khi tốc độ phát triển kinh tế tăng 2 lần, nếu không có các giải pháp BVMT thích đáng thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 4 lần Trong 20 năm qua, nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa rất mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động xây dựng và giao thông đô thị diễn

ra rất sôi động ở các đô thị, chúng thải ra rất nhiều chất ô nhiễm môi trường Nhưng nhờ có đẩy mạnh hoạt động BVMT ở các đô thị, nên mức độ ô nhiễm không khí đô thị

ở nước ta chỉ tăng lên khoảng 20% sau 10 năm

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, cũng

là bộ mặt của nước Việt Nam, thành phố phải có những chủ trương chính sách để nhằm đứng đầu trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, giữ cái nhìn tốt của những du khách nước ngoài với nước mình Mặc dù đã có nhiều biện pháp được áp dụng như biển cấm đổ rác, bài trí nhiều thùng rác nơi công cộng…nhưng hiện

Trang 12

đường ở thành phố chúng ta dễ dàng bắt gặp xác chuột và rác bẩn ném ra ngoài đường, làm cho lề đường cũng như mặt đường trông rất dơ bẩn Cứ một đoạn đường dài khoảng độ 50 km mà rác bẩn hai bên đường không có nơi nào mà không có Ngoại trừ những nơi đồng ruộng không có người ở thì khá sạch sẽ, có nghĩa là rác bẩn ít Còn chỗ nào đông người là chỗ đó bẩn thỉu nhất Sau khi có hội chợ, đêm giao thừa hay các dịp lễ thì số lượng rác để lại rất nhiều.

Về tác hại, chỉ cần chú ý đôi chút thì ai cũng có thể nhận ra hành vi tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy đã ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào Đầu tiên, xả rác ảnh hưởng trực tiếp đến mĩ quan đô thị Có những nơi để bảng khu phố văn hóa nhưng vẫn có cỏ dại um tùm, rác rến ngổn ngang Các công viên, bờ sông vốn là nơi thư giản, tập thể dục của nhiều ông bà cô bác nay đầy rác thải, dòng sông đen ngòm với hình ảnh rác trôi lềnh bềnh cùng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến chẳng ai muốn đến Đâu chỉ vậy, việc xả rác còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người Môi trường hôi thối và

ô nhiễm nguồn nước đã góp phần gây ra các bệnh về đường ruột Những hàng quán ven đường cạnh những bãi rác chính là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển Các bãi rác chính là nơi lí tưởng cho ruồi muỗi phát triển, gây ra các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét (Bình Nguyên, 2013)

Tình hình xả rác nơi công cộng không còn là một đề tài mới được nêu ra cho sự chú ý của xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sư quan tâm của

cả cộng đồng Để ngăn được sự gia tăng của rác thải là điều không thể nhưng chúng ta

có thể hạn chế việc xả rác bừa bãi Vì lý do này nên chúng tôi xin phép chọn đề

tài: ”Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác không đúng nơi quy định của

người dân tại thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến

việc xả rác thải bừa bãi và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm biến thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố xanh-sạch-đẹp, luôn là điểm đến thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước

1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu

Một số đề tài có sự liên quan đến bài nghiên cứu mà nhóm tác giả lấy làm tài liệu tham khảo như sau:

 Đề tài nghiên cứu: “Understanding Factors of Littering Behaviourin Australia” của nhóm tác giả Emma Williams, Rob Curnow và Peter Streker

Trang 13

(Tạm dịch là: hiểu được những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác của Úc)

Đề tài nghiên cứu này xây dựng dựa trên thuyết hành vi nhưng có sự pha trộn giữa các nhóm, đề tài này đưa ra những mô hình lý thuyết và những khái niệm mag tính mới giúp nhóm tác giả định hình nên mô hình nghiên cứu của mình

 Đề tài nghiên cứu: “Rapid Evidence Review of Littering Behaviour and Litter Policies” của tác giả Brook Lyndhurst (Tạm dịch là: Những bằng chứng

Anti-phản ánh tốc độ xả rác nhanh chóng và những chính sách chống lại xả rác của chính phủ) Đề tài đã củng cố lại các bằng chứng hiện có xung quanh hành vi xả rác bừa bãi và cung cấp một bản tóm tắt nhửng tài liệu, những biện pháp có thể

sử dụng để hạn chế những hành vi thiếu ý thức của người dân và bài nghiên cứu xây dựng thành công dựa trên thuyết hành vi, tuy nhiên đề tài còn hạn chế về mặt nghiên cứu mở rộng, các yếu tố đưa vào không thay đổi và giữ nguyên mô hình nghiên cứu trước đó

 Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến hành vi vứt rác bừa bãi của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Châu Anh,

Trần Lê Quân, Đinh Xuân Trình (Khoa Quản trị kinh doanh – ĐH Tài chính – Marketing) chỉ nghiên cứu về một nhóm đối tượng nhỏ là sinh viên tại Thành phố Hồ Chi Minh, đặt cơ sở cho nhóm tác giả mở rộng phạm vi đối tượng nghiên cứu là người dân đang sinh sống tại Thành phồ Hồ Chí Minh Qua đó có thể mở rộng được các tác động ảnh hưởng đến hành vi xả rác nơi công cộng không chỉ trong bộ phận sinh viên mà là toàn thể người dân

 Luận văn thạc sỹ: “Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)” của tác giả Nguyễn

Thị Ngọc Anh, trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội Đây là đề tài nghiên cứu theo hướng định lượng, đề tài đã khái quát rõ nét về một số quan điểm của tác giả dựa trên khảo sát thực tế, tuy nhiên đề tài có nhược điểm là nội dung bảng khảo sát chỉ xây dựng trên định tính của chính tác giả không dựa trên mô hình nghiên cứu cụ thể, mặc dù trong phần cơ sở lý luận tác giả đã đưa ra một số mô hình dựa trên thuyết hành vi

Trang 14

1.3.1 Vấn đề nghiên cứu

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đó là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân, nhóm tác giả sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố dẫn đến hành vi xả rác của người dân TP.HCM

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào sẽ tác động đến hành vi xả rác, tác động như thế nào đến hành

vi xả rác của người dân tại TPHCM?

Làm thế nào nhằm giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi của người dân TPHCM hiện nay?

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1 Mục đích của đề tài

Mục đích chính của bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu hành vi xả rác nơi công cộng của người dân sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các thuộc tính đại diện như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp Thông qua khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống để đưa ra những đánh giá có cở sở khoa học và thực tiễn, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng của người dân tại thành phố

Xác định và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác nơi công cộng của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện được những mục tiêu trên, đề tài cần có những nhiệm vụ sau:

 Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu hành vi xả rác của người dân tại thành phố

 Phân tích, đánh giá tác động của từng yếu tố dựa trên phương pháp định tínhvà từ

đó hiệu chỉnh lại mô hình phù hợp với thực tế

 Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi xả rác của người dân

 Đề xuất những giải pháp góp phần giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi của người dân thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

1.5 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.5.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của nhóm chính là những yếu tố liên quan đến thông tin cá nhân của người được khảo sát Trước hết, nhóm bàn bạc và quyết định sẽ thu thập những thông tin về các yếu tố khác nhau mà nhóm nghĩ có thể sẽ ảnh hưởng đến hành

vi xả rác của người dân tại TPHCM và sử dụng thông số kiếm được từ các đối tượng khảo sát để phân tích xem liệu những yếu tố này có ảnh hưởng tới hành vi xả rác nơi công cộng hay không Những yếu tố này bao gồm:

Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong địa bàn TPHCM,

cụ thể nhóm sẽ đi khảo sát 5 con đường trong các quận như Quận 1, Quận 4, Quận 7

và quận Tân Bình Nhóm chọn đường Nguyễn Thị Minh Khai trên quận 1 vì quận 1 là quận trung tâm của thành phố, tập trung nhiều tầng lớp tri thức, tụ điểm tham quan ăn uống của người dân và nhiều khách du lịch; đường Nguyễn Tất Thành ở quận 4 vì quận 4 có nhiều quán ăn, nhiều dân địa phương sinh sống; đường Nguyễn Văn Linh quận 7 tập trung nhiều người có thu nhập cao và ổn định; 2 con đường Hoàng Văn Thụ

và Trường Chinh quận Tân Bình có nhiều sinh viên sinh sống và học tập nên thiết nghĩ tất cả quận này có thể làm đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh và cho mẫu có độ tin cậy cao

Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ tháng 01 năm 2016 đến

tháng 08 năm 2016

Trang 16

Đối tượng khảo sát (Khách thể nghiên cứu) là người dân tại bốn quận trong TPHCM Các đối tượng được khảo sát về các thông tin khác nhau như giới tính (nam

và nữ), tình trạng hôn nhân (đã kết hôn hay còn độc thân), nghề nghiệp (học sinh sinh viên hay công nhân viên), các độ tuổi (dưới 20 tuổi, từ 20 đến 30 tuổi, trên 30 tuổi) và cuối cùng là nơi sinh ra và lớn lên, cụ thể gồm 2 nhóm:

 Nhóm thứ nhất: Những người đang học tập, làm việc, sinh ra và lớn lên tại

TPHCM

 Nhóm thứ hai: Những người đang học tập, làm việc tại TPHCM nhưng sinh ra

và lớn lên tại các tỉnh khác

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Để giúp cho việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu về đề tài những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, cần sử dụng những phương pháp sau:

Nghiên cứu sơ bộ: Nhóm thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng hai phương pháp

chính: phương pháp nghiên cứu định tính (bằng kĩ năng thảo luận nhóm tập trung) và nghiên cứu định lượng (bằng kỹ năng thiết kế bảng khảo sát bằng dữ liệu được thu

thập trong cùng thời điểm, nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến) Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các thang đo thành phần ảnh hưởng đến hành vi xả rác của người dân tại TPHCM Nghiên cứu định lượng

sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người dân tại TPHCM thông qua bảng câu hỏi chi tiết Thông tin từ nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm sàng lọc các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm thành phần ảnh hưởng tới hành vi xả rác của người dân Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ bao gồm: Phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua công cụ chính là phần mềm SPSS

Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện thông qua phương pháp định lượng, dùng

kỹ thuật thu thập thông tin bằng phỏng vấn trực tiếp 600 người dân đang sống và làm việc tại TPHCM Nghiên cứu sử dụng thống kê suy diễn phân tích kết quả thu thập từ mẫu Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này đầu tiên sẽ sàng lọc các biến quan sát không đạt chất lượng (biến rác) sử dụng hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua công cụ là phần mềm SPSS Sau đó nhóm

Trang 17

tác giả phân tích hồi quy dựa trên chỉ số beta chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa, tiếp tục kiểm định tính BLUE của mô hình thông qua 4 kiểm định: Kiểm định hiện tượng tương quan giữa các phần dư, Kiểm định đa cộng tuyến, Các phần dư có phân phối chuẩn, Phương sai của phần dư không đổi.

1.7 Tính mới và những đóng góp của đề tài:

1.7.1 Tính mới và tính sáng tạo của đề tài

Công trình nghiên cứu tuy là một nghiên cứu định lượng hàn lâm lặp lại (Loại III) nhưng nhóm tác giả cũng đã đưa ra vào nghiên cứu mốt số tính mới, tính sáng tạo vượt qua khỏi nghiên cứu định lượng theo cách thông thường mà hiện nay đang áp dụng, cụ thể đề tài một số tính mới và tính sáng tạo như sau:

Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi xả rác không đúng nơi quy định của

người dân TPHCM thông qua các thuyết hành vi và dưới góc độ pháp lý Từ đó nhóm tác giả đưa ra những luận điểm tổng quát nhất nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu theo hướng hàn lâm lặp lại

Hai là, bài nghiên cứu là một trong những công trình đi tiên phong trong việc

nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình các nhân tố theo thuyết hành vi và các thuyết được đề cập trong cơ sở lý luận ở chương 21 Nói thêm tính sáng tạo này được nhóm tác giả đúc kết và sử dụng mô hình của những nghiên cứu theo thuyết hành vi nhưng

có bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng (Theo đúng quan điểm hàn lâm lặp lại), đồng thời là một nghiên cứu định lượng hóa dựa trên quan điểm của từng đối tượng khảo sát

Ba là, kết hợp hài hòa giữa định lượng và định tính theo cấu trúc: Tính – Lượng –

Tính Nghĩa là không chỉ dựa trên kết quả định lượng mà nhóm tác giả còn mở rộng hậu kết quả nghiên cứu định lượng, khai thác các quan điểm mở rộng nhằm thu được kết quả từ phía người dân (Không nghiên hoàn toàn về định lượng hay định tính mà nhóm tác giả kết hợp hài hòa giữa 2 phương pháp nghiên cứu này nhằm thu được kết quả mang tính thực tiễn nhất)

Bốn là, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân bổ thùng rác theo khu vực Không sử

dụng phương thức đồng đều giữa các khu vực trong thành phố mà cần có sự phân biệt

rõ ràng theo “năng lực đáp ứng mỗi thùng rác” ở từng địa điểm hay khu vực khác nhau Cần phân biệt sự khác nhau giữa khu dân cư, khu chợ truyền thống, buôn bán… nhằm

1 Các đề tài khác nghiên cứu định lượng nhưng theo hướng cảm tính hoặc thăm dò không theo một mô hình nhất định chuẩn hóa Với bài nghiên cứu này, định lượng nhưng nhóm tác giả xây dựng trên hệ thống mô hình, bám sát với mô hình mà khảo sát nhằm thu về kết quả hợp với cơ sở lý luận ban đầu.

Trang 18

người dân thành phố.

1.7.2 Những đóng góp của đề tài

Một là, nghiên cứu là một dạng quá trình thu thập, phân tích thông tin từ đó xây

dựng lên thang đo các yếu tố chính tác động đến hành vi xả rác của người dân tại TP.Hồ Chí Minh Vì vậy, hy vọng đây là cơ sở để triển khai các nghiên cứu tương tự trong lĩnh vực ý định thực hiện hành vi

Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn

đầy đủ và toàn diện hơn về mức độ quan trọng của các yếu tốảnh hưởng đến ý thức người dân Vì thế, hy vọng nghiên cứu này sẽ đặt cơ sở cho các giải pháp bảo vệ môi trường, giáo dục trong gia đinh - nhà trường, nâng cao nhận thức cho người dân

Ba là, nghiên cứu vận dụng, tổng hợp nhiều phương pháp, từ việc hệ thống hóa,

phân tích, tổng hợp, của phương pháp truyền thống đến việc thảo luận nhóm tập trung, định tính, định lượng, phân tích Cronbach alpha, phân tích hồi quy đa biến Do

đó, hy vọng nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về thiết kế nghiên cứu, về phát triển thang đo và về mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu cho sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường

1.7.3 Ý nghĩa khoa học

Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về tình trạng xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện và kiểm chứng lại những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác không đúng nơi quy định của người dân

Sử dụng các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế và các công cụ như: Bản khảo sát, phỏng vấn sâu…thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập cho thấy thực trạng xả rác của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và thấy được ý thức , thái độ và hành vi trong việc bỏ rác đúng nơi quy định, suy nghĩ của họ khi nhìn thấy người khác xả rác, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để hạn chế hành vi xả rác của người dân

1.7.4 Ý nghĩa thực tiễn

Bài nghiên cứu giúp nhóm tác giả có cơ hội hiểu rõ hơn về các phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là tìm ra được các yếu tố tác động đến ý thức, hành vi, thái độ

Trang 19

của con người trong việc bảo vệ môi trường Từ đó cung cấp them thông tin, đưa được những giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức của cộng đồng.

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những bài nghiên cứu sau này tìm hiểu về vấn đề xả rác, về môi trường và ý thức người dân

Đề tài còn mang tính chất thăm dò, khảo sát thái độ ý thức của người dân thành phố

Hồ Chí Minh về suy nghĩ của họ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ mĩ quan đô thị

Đề tài sẽ có những đóng góp cho thành phố về thực trạng được phơi bày, từ đó có thể đưa ra khuyến nghị giúp các cơ quan chính quyền thành phố cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với những việc làm bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể, thiết thực

Cuối cùng, đề tài có ý nghĩa trong khai mở cách phân bổ thùng rác ở thành phố, phân bổ mang tính chất phù hợp và thuận tiện dựa trên sự phân biệt giữa các khu vực với nhau, trong đó nhóm tác giả đề xuất phân biệt thành 3 khu vực dựa trên “năng lực đáp ứng mỗi thùng rác”

1.8 Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý chính sách và kết luận

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thực trạng xả rác hiện nay đang là một trong những vấn nạn đáng quan tâm tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung Nếu tình trạng này không được giảm thiểu, thành phố sẽ trở thành một “bãi rác”, ảnh hưởng đến mỹ quan

đô thị và sức khoẻ của cộng đồng Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chúng tôi – đại diện cho thế hệ trẻ ở Việt Nam quyết định thực hiện bài nghiên cúu để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi xả rác của người dân tại TP.HCM

Trang 20

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về người dân

Khái niệm “công dân” hay “người dân” không phải là một khái niệm nhất thành bất biến mà thay đổi theo từng thời điểm lịch sử, xã hội Và, tất nhiên, “công dân” là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau như chính trị học, xã hội học, triết học, v.v đặc biệt là trong khoa học pháp lý

Trong triết học Hy Lạp cổ đại, “công dân” được hiểu là một người đàn ông tự do,

là thành viên của một chế độ chính trị và có đủ phẩm chất mà chính thể đó yêu cầu Còn “công dân” trong thời kỳ Trung cổ lại được dùng để chỉ những người dân sống trong các pháo đài và các thành thị, những người hoạt động sản xuất thủ công và buôn bán trong các phường hội (Nguyễn Chí Hiếu, 2012)

Theo khoản 1 điều 17 Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

năm 2013 thì: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”

Như vậy từ định nghĩa trên nhóm tác giả mở rộng diễn dịch về khái niệm người dân TPHCM là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại TPHCM hay đang tham gia vào các mối quan hệ xã hội tại thành phố.

2.1.2 Khái niệm rác và phân loại rác:

Rác là một từ dùng để chỉ chung những vật không có giá trị sử dụng đối với một

số đối tượng nhất định Rác là một bộ phận của chất thải tức là các chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác (Nguyễn Ngọc Nông, 2011) Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc một số dạng khác (theo Điều

2 Luật Bảo vệ môi trường)

Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất, tuy nhiên bằng cách nhìn thực tiễn cuả hoạt động kinh tế và ý nghĩa của quản lý đối với chất thải,

có các cách phân loại sau đây:

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

 Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt

Trang 21

 Chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại: là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí

Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa,…

Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt độc hại,…

Mỗi cách phân loại có mục đích nhất định nhằm phục vụ nghiên cứ, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải hiệu quả

Riêng với các chất thải phát sinh từ khu vực đô thị (như thành phố Hồ Chí Minh) bao gồm 4 nhóm: vô cơ, hữu cơ, phân bắc và chất thải nguy hiểm Các chất thải vô cơ phát sinh chủ yếu từ các khu vực nông nghiệp, thương mại và xây dựng, với một lượng nhất định đầu vào từ nền kinh tế hộ gia đình Chất thải hữu cơ chiếm khoảng 53% tổng dòng thải được phát sinh từ công nghiệp chế biến thực phẩm, các chợ, các cửa hàng bán lẻ rau và từ các thức ăn thải ra từ kinh tế hộ gia đình Phân bắc phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, với một phần ít hơn là nước thải cống từ các khách sạn, các cơ quan và các hộ gia đình có đường cống nối với hệ thống cống thoát nước thành phố Các chất thải nguy hiểm chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện và khu vực luyện kim hoặc xử lý kim loại

Rác thải có thể được chia làm 3 loại chính: rác thải sinh hoạt (chất thải từ các hộ gia đình), rác thải sản xuất kinh doanh (phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng,…) rác thải nguy hiểm (các chất độc hại, nguy hiểm cho con người và sinh vật như chất thải y tế, chất phóng xạ,…)

Xả rác là một hành động của con người và động vật nhằm thải ra môi trường công cộng như đường phố, ao, hồ,… gây tù đọng Những vật dụng không còn dùng đến, đặc biệt là rác thải sinh hoạt khi bị ném ra môi trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan công cộng Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển, trong đó thành phố Hồ Chí Minh không phải là một ngoại lệ Ngoài việc vức rác như lon, chai, que, vỏ, giấy… của người dân, một số loại rác thải công nghiệp như gạch, đá phế thải hay nguy hiểm hơn là rác thải y tế như kim

Trang 22

càng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên khắp thế giới, khi lượng rác thải đã tăng đến mức báo động.

Tuy nhiên phạm vi trong bài nghiên cứu nhóm tác giả chỉ nghiên cứu ở phạm vi rác thải sinh hoạt từ sinh hoạt người dân thành phố Cụ thể là chất thải rắn sinh hoạt của người dân, vì vậy nhóm tác giả đưa ra các định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt của người dân như sau:

Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt

1.Các chất cháy được

sinh

d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu được chế

tạo từ tre, gỗ, rơm

a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ

tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn

kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm

3.Các chất hỗn hợp

Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này Loại này có thể chưa thành hai phần: kích thước lớn hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học của TS Chu Bích Thu, PGS TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga,Ts Nguyễn Thúy Khanh, TS

Phạm Hồng Việt, NXB TP Hồ Chí Minh thì hành vi là toàn bộ những phản ứng,

Trang 23

cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.

2.1.4 Khái niệm hành vi xả rác không đúng nới quy định

Hiện nay khái niệm hành vi xả rác không đúng nơi quy định chưa được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu về hành vi

xả rác tuy nhiên các đề tài nghiên cứu mà nhóm tác giả được biết lại không đưa ra được khái niệm hay định nghĩa về vấn đề này Chính vì vậy dựa vào khoa học pháp lý,

khái niệm về hành vi, rác thải… thì nhóm tác giả cho rằng: Hành vi xả rác không đúng nơi quy định là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, gây tổn hại đến môi trường sống Hành vi này có thể là hành vi cố ý hoặc vô ý.

2.1.5 Pháp luật với hành vi xả rác nơi công cộng

Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính vi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh chung.

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung.

b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung.

c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.

d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng.

đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh.

e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác.

b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng.

c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa

hè, lòng đường.

d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

 Điều 20 nghị định số 179/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về vệ sinh

nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1 Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định

về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:

Trang 24

đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại Điểm d Khoản này.

c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

đ) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

 Điều 30 nghị định số 179/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về bảo vệ

môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác

có một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.

b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định.

c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định.

Các thành phố, địa phương trên toàn quốc mà đi đầu là hai thành phố lớn của nước ta thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015 và 2016 đã bổ sung một số chính sách về việc xử phạt xả rác nơi công cộng và bảo vệ môi trường như sau:

 Tại Thủ đô Hà Nội: từ đầu tháng 6 năm 2016 Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp

với quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng xử phạt người dân vứt rác, xả rác bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng Người dân đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định cũng bị xử phạt Công ty Môi trường đô thị phương

án thu gom rác trong 3 múi giờ: sáng từ 6h-7h30, trưa từ 12h-13h30 và tối từ 19h30-21h.Nhân dân trong quận Hoàn Kiếm phải đổ rác vào 3 múi giờ đó, nếu không tuân thủ thì bị coi là vi phạm Riêng các tuyến phố đi bộ, quận Hoàn Kiếm bổ sung thêm một múi giờ là sau 24h Và đến tháng 9, các công ty vệ sinh môi trường phải đáp ứng đủ 6 tiêu chuẩn, trong đó có cơ giới hóa Nếu đơn vị nào không đủ điều kiện thành phố sẽ không cho đấu thầu (Quang Phong, 2016)

Tại TP.HCM: từ năm 2015, phường Đông Hưng Thuận (quận 12) gắn 6 camera

trên cầu chợ Cầu (giáp ranh quận 12 và Gò Vấp) chống việc xả rác tràn lan kéo dài nhiều năm nay Cùng với đó, TP.HCM xác định, đẩy mạnh công tác tuyền

Trang 25

truyền, giúp người dân hình thành nếp sống văn minh đô thị (Sơn Hoà, 2015) Chính phủ đã đưa ra các nghị định mới về xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường, đã nâng mức xử phạt nhiều lần Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ”.Việc xử phạt hành chính đối với hành vi xả rác bừa bãi là cần thiết Người xả rác bừa bãi không chỉ phải nhận hình phạt từ phía chính quyền, mà còn nhận những ánh mắt lên án gay gắt của những người xung quanh Cộng đồng sẽ là nhân tố quan trọng nâng cao ý thức bảo vệ từng con đường, từng mảng xanh hiện diện xung quanh Bên cạnh đó Chính Phủ cần áp dụng một cách cứng rắn các hình phạt về bảo

vệ môi trường như ở đất nước Singapore, đặc biệt đối với việc xả rác bừa bãi: Người

xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla và phải lao động công ích Trong khoảng vài giờ, người bị phạt trong bộ quần áo sáng màu đặc trưng sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví

dụ nhặt rác tại công viên, đôi khi phương tiện truyền thông địa phương được mời đến

để ghi lại sự kiện

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý

xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong Mark, C & Christopher J.A., 1998, tr.1430) Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó Mối quan hệ giữa hành vi đã được nêu ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishben, 1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong Ajzen, 1991, tr 186), theo đóý định thực hiện hành vi được thể hiện qua xu hướng thực hiện hành vi Ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi; là một yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi

Theo học thuyết TRA của Ajzen và Fishbein, ý định hành vi (Behavior Intention - BI) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi Ý định hành vi chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ cá nhân (Attitude Toward Behavior - AB) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) (Hình 2.1)

Trang 26

Ý định hành vi (BI) là một hàm gồm thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan đối với hành vi đó.

BI = W1.AB + W2.SN

Trong đó, W1 và W2 là các trọng số của thái độ (AB) và chuẩn chủ quan (SN)Theo Gordron Allport (1970): “Thái độ là một thiên hướng tổng quát về một người hay vật” Theo Turstone (Mowen & Monor, 2006, tr 124): “Thái độ là một lượng cảm xúc thể hiện sự thuận lòng hay trái ý của một người về một ngoại tác nào đó” Theo Sschiffinan & Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc hay sự ưa thích và ý định hành vi Trong đó:

Nhận thức liên quan đến sự hiểu biết về một đối tượng thông qua những thông tin nhận được liên quan đến đối tượng đó và kinh nghiệm có được khi thực hiện hành

vi đó, từ đó hình thành niềm tin của họ đối với hành vi

Cảm xúc hay sự ưa thích đại diện cho cảm giác chung về việc thích hay không thích đối tượng đó Thành phần thể hiện sự ưa thích nói chung về đối tượng chứ không phân biệt từng thuộc tính của đối tượng Sự đánh giá chung này có thể là mơ hồ, có thể chỉ là sự đánh giá chung chung về từng hành vi dựa trên vài thuộc tính Cảm xúc thường đề cập như một thành phần chủ yếu của thái độ còn các thành phần còn lại chỉ

có chức năng hỗ trợ

Trang 27

Thái độ trong mô hình TRA làm sáng tỏ mối tương quan giữa nhận thức và sự thích thú Người ra quyết định sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại lợi ích cần thiết

và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết được các thuộc tính quan trọng đó thì có thể dự đoán gần với kết quả lựa chọn nhất Yếu tố chuẩn chủ quan có thể đo lường một cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc về phía những người có liên quan sẽ nghĩ gì về ý định của họ và động cơ của người có ý định làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng (Nguyễn Văn Phú, 2011)

Hạn chế mô hình TRA: Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi quyết định

của một cá nhân đặt dưới sự kiểm soát của ý định Như thế, thuyết này chỉ áp dụng đối với những trường hợp có ý thức nghĩ ra trước để biểu hiện hành vi Ý định lại chịu sự tác động của thái độ và mối quan hệ xã hội Điều này cho thấy được, để có được hành

vi cá nhân thì yêu cầu sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phải tạo ra niềm tin đối với người sử dụng và các mối quan hệ cá nhân khác Quyết định không hợp lý, hành động theo thói quen hoặc hành vi được coi là không ý thức và không thể được giải thích bởi

lý thuyết này (Ajzen, 1985)

2.2.1 Thuyết lựa chọn duy lý

Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice Theory), thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Định đề

cơ bản của thuyết duy lý được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau:

“Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác xuất thành công của hành động đó (ký hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất C = (P x V) = Maximum Còn theo John Elster: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin

là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất” (Lê Ngọc Hùng, 2009) Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên

hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác

Kotler và Fox đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp, mô hình này được tóm tắc bằng sơ đồ 2.2

Trang 28

Nảy sinh

nhu cầu

Thu thập thông tin

Đánh giá các lựa chọn thay thế

Quyết định

Thực hiện quyết định

Đánh giá lại

Thiết lập thông tin đánh giá

Động cơ

và giá trị

Những ảnh hưởng khác

Những yếu tố tình huống

Xây dựng tiêu chí đánh giá

Hình 2.2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp

(Nguồn: Kotler và Fox, 1995)

2.2.2 Thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planed Behavior - TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của Ajzen & Fishbein (1975) giả định một hành vi có thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó Theo đó TPB cho rằng ý định được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi; ý định là tiền đề gần nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ (Attitude Toward Behavior - AB), chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) và nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control -PBC) TPB giả định thêm rằng những phần hợp thành lần lượt được xác định bởi kỳ vọng nổi bật nhất và ước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó:

kỳ vọng hành vi về thái độ đối với một hành vi cho sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về kết quả của việc thực hiện hành vi Kỳ vọng về chuẩn chủ quan đến nhận thức tán thành

và không tán thành thực hiện hành vi của những người quan trọng khác Kỳ vọng về kiểm soát liên quan tới những yếu tố thuận tiện haycản trở việc thực hiện hành vi Như vậy, theo TPB ý định thực hiện hành vi là một hàm của ba nhân tố (hình 2.3)

Thứ nhất, nhân tố thái độ (Attitude Toward Behavior - AB) được khái niệm như

là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện Ajzen lập luận rằng một cảm

Trang 29

xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân, cụ thể là thái độ thể hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang gặp phải.

(Nguồn: Ajzen, I., The Theory of Planned Behaviour, 1991, tr 182)

Thứ hai, chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) hay ảnh hưởng xã hội được

định nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991) Ảnh hưởng xã hội đề cập đến những ảnh hưởng và tác động của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi

Thứ ba, nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control - PBC)phản

ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có

bị kiểm soát, hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr 183) Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu người tiêu dùng chính xác trong nhận thức của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi

Ajzen (1988) khẳng định những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của hành vi và nguyên nhân của hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này Vì thế,

sự thay đổi trong những kỳ vọng nên dẫn đến sự thay đổi về hành vi Dựa vào nguyên nhân căn bản này, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra sự can thiệp để thay đổi kỳ vọng để xác định xem người ta có thay đổi hành vi hay không Một số khác đã khám phá sự ảnh hưởng của chính sách can thiệp bằng cách kiểm tra sự thay đổi kỳ vọng sau khi áp dụng chính sách Ví dụ: Bamberg và Schmidt ước lượng ảnh hưởng của chương trình

xe buýt dành cho người dân (Universal buýt Pass - U- pass) ở Đức và chỉ ra rằng sự gia tăng sử dụng xe buýt và giảm xe hơi đã được thực thi, ít nhất một phần được giải thích bởi sự thay đổi kỳ vọng về sử dụng xe buýt

Trang 30

như: lựa chọn đánh giá, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao thông, vv., nó cung cấp một khuôn khổ lý thuyết chi tiết có liên quan cho việc hợp nhất nhiều cấu trúc chìa khóa và định nghĩa rõ ràng về mỗi cấu trúc trong lý thuyết

Heath, Y và Gifford, R (2002) đã ứng dụng thuyết hành vi dự định để giải thích hành vi sử dụng phương tiện xe buýt của người dân trường Kết hôn Victoria, British Columbia, Canada Borith, L., Kasem, C & Takashi, N (2010) đã ứng dụng thuyết hành vi dự định để nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện trên cao ở thủ đô Phnom Phenh, Campuchia Chen, C.F và Chao, W.H (2010) đã sử dụng thuyết hành vi dự định để nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống KMRT (Kaohsiung Mass Rapid Transit – Hệ thống vận chuyển khối lượng lớn với tốc độ nhanh) ở thành phố Kaohsiung, Đài Loan

Hạn chế của mô hình TPB:

Thứ nhất, TPB như là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA và

cho thấy rằng hành vi là có chủ ý và có kế hoạch Tuy nhiên TPB dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có suy nghĩ hợp lý và đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên thông tin sẵn có, vì thế động cơ vô thức không được đưa vào xem xét trong mô hình TPB Nghĩa là, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Godin Kok, 1996) TPB đánh giá dựa trên những kỳ vọng, khi một trong số các kỳ vọng thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi

Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định ý định thì không giới hạn thái độ, ảnh

hưởng xã hội và kiểm soát hành vi (Ajzen 1991) Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý định của hành vi có thể được giải thích bằng TPB (Ajzen 1991, Werner) Nghĩa là, có thể mở rộng các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến ý định của hành vi

2.2.3 Thuyết công bằng thủ tục

Các chính sách hình hạt và hình sự luôn phản ánh sự đối lập giữa những mô hình kiểm soát hành vi vi phạm đơn giản và phức tạp Các yếu tố chính của những mô hình kiểm soát hành vi vi phạm đơn giản:

- Con người luôn đánh giá các lợi ích mà hành vi vi phạm mang lại để đưa ra quyết định có thực hiện hành vi đó hay không

- Sự ngăn chặn các mối đe dọa là công cụ chính của công lý hình sự

Trang 31

- Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi: Số lượng người vi phạm và tỉ lệ phạm tội phụ thuộc chủ yếu vào khả năng bị xử phạt Khả năng đó có thể thay đổi dựa trên sự chắc chắn, sự nghiêm trọng và sự nhanh chóng của hành vivi phạm.

- (Vì vậy) Việc tăng hình phạt và mở rộng phạm vi thi hành án được xem là những hình thức đáp lại sự vi phạm

- Quyền của người vi phạm được xem là một hạn chế của mô hình này

Những mô hình tinh tế hơn về việc kiểm soát hành vi vi phạm cho rằng công lý hình sự chính quy chỉ là một trong nhiều hệ thống quản lý xã hội mà phần lớn chúng đều có một hệ thống tiêu chuẩn dày đặc Ngành tội phạm học đã không tập trung nhiều vào câu hỏi tại sao con người tuân theo luật, mà nó lại tập trung quá nhiều vào tại sao con người vi phạm luật (cf Bottoms, 2002) Việc mất cân đối này rất đáng được chú ý

vì những câu hỏi về lý do vi phạm luật thường có câu trả lời rơi vào khuôn khổ của mô hình kiểm soát tội phạm đơn giản Những câu trả lời đó đều dựa trên việc tính toán lợi

ích cá nhân của người thực hiện hành vi, hay nói cách khác là dựa trên việc tuân thủ có điều kiện (Mike Hough, Jonathan Jackson, Ben Bradford, Andy Myhill và Paul

Quinton, 2014)

Ngược lại, các câu hỏi về việc tuân thủ cho ra những câu trả lời thừa nhận sự giao thoa giữa các hệ thống quản lý xã hội chính quy và phi chính quy, cụ thể là các hệ thống tiêu chuẩn trong định hướng của con người trước pháp luật Việc tuân thủ luật theo quy chuẩn xảy ra khi con người cảm thấy có sự ràng buộc về đạo đức hoặc tinh thần trong việc làm đó (Mike Hough, Jonathan Jackson, Ben Bradford, Andy Myhill

và Paul Quinton, 2014)

Đối với việc tuân thủ cơ quan có thẩm quyền của người dân, lý thuyết về công bằng quy tắc đưa ra các mối quan hệ giữa các yếu tố sau:

- Cách xử lý mà người dân nhận được từ cảnh sát và cơ quan công lý

- Lòng tin mà người dân có được từ cơ quan công lý

- Tính chính danh mà người dân ban cho cơ quan công lý, như là kết quả của sự tin tưởng đó

- Quyền mà cơ quan này có khi được coi là có tính chính danh

- Sự chuẩn bị của người dân khi tuân theo cảnh sát, tuân thủ luật và hợp tác với công lý

Trang 32

có hai cách dùng cho thuật ngữ này.Các triết gia chính trị thường cho rằng hệ thống chính trị có được từ việc mọi người cùng đồng ý nhiều tiêu chí khách quan một cách chính danh Ví dụ: đối với hệ thống bầu cử dân chủ, có sự tham gia của người cầm quyền, sự chi phối các nguyên tắc trong luật và không có sự tham nhũng thì các chuyên gia có thể phán xét rằng hệ thống công lý của Zimbabwe thiếu tính chính danh

vì nó thiếu tính trách nhiệm cộng đồng trên mọi phương diện Việc đánh giá này bao gồm việc phán xét chủ quan về bản chất của cái tốt cho xã hội (Mike Hough, Jonathan Jackson, Ben Bradford, Andy Myhill and Paul Quinton, 2014)

Nhưng ta vẫn có những câu hỏi về tính chính danh của hệ thống công lý hình sự trong mắt cộng đồng – liệu những người giám sát có thấy sự chính danh của cảnh sát.Những câu hỏi này ở dạng mở và được trả lời dựa trên thực nghiệm Không xét đến việc hệ thống công lý đó có đạt được bất kì yếu tố khách quan nào được cho trên hay không, chúng ta nên tập trung vào nghiên cứu nó thông qua khảo sát và phương pháp định lượng để có thể có cái nhìn sâu hơn về thái độ, giá trị, hành vi và niềm tin của cộng đồng (Mike Hough, Jonathan Jackson, 2012)

Người giám sát có thể nhận thức được tính chính danh khi họ coi quyền hành là một thứ họ xứng đáng nhận được và nó bắt buộc họ phải tuân theo Nếu con người tự nguyện tuân theo hệ thống quyền hành mà nó kiểm soát tính chính danh thì những câu hỏi về người điều khiển tính chính danh sẽ trở thành mối quan tâm trong chính trị Việc một hệ thống quản lýkhông đạt được những tiêu chí của tính hợp pháp mà đã được các triết gia chấp nhận, lại có thể kiểm soát việc nhận thức tính chính danh ở mức độ cao bởi những người cầm quyền là điều có thể xảy ra.Ví dụ có thể được tìm thấy ở rất nhiều ở những chế độ chuyên chế và các nhà cách mạng chính trị ở thời xa xưa

Thuyết công bằng thủ tục hay công lý tố tụng (Procedural Justice) dựa trên tính chính danh và động lực quy phạm Theo mô hình công bằng thủ tục và tuân thủ (Tyler, 2008), bản chất của thể chế có thể ảnh hưởng đến đạo đức Khi người ta tin rằng đạo đức đơn giản chỉ là tuân theo pháp luật, mà pháp luật bản chất buộc mọi cá nhân phải thực hiện hành vi thích hợp, phù hợp với pháp luật quy định Từ tính chất bắt buộc này,

họ sẽ nhận ra hành động cụ thể của mình là bất hợp pháp hay vô đạo đức.Tin tưởng rằng nó là điều phải làm để tôn trọng các quy tắc pháp lý, nó như định hướng vào

Trang 33

trong các thói quen của cuộc sống hàng ngày mà không cần phải suy nghĩ về đạo đức của những hành động cụ thể (Mike Hough, Jonathan Jackson, Ben Bradford, Andy Myhill and Paul Quinton, 2014).

Mô hình công bằng thủ tục tập trung vào quy chuẩn cơ bản của người dân trước pháp luật, công nhận sự tương tác giữa các hệ thống chính thức và không chính thức

có sự ảnh hưởng kiểm soát xã hội.Tuân thủ pháp luật xảy ra khi mọi người cảm thấy mình có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết về đạo đức Nếu cá nhân sẵn sàng nghe theo nhà chức trách và coi đó là hợp pháp hay bản chất về tính hợp pháp của những người

có Nhận thức môi trường (như cảnh sát) Những người có Nhận thức môi trường “điều khiển” tính chính danh của cơ chế trở nên có tầm quan trọng xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, các hành động này được cá nhân coi là hành động của chính quyền khi nhận thức được tầm quan trọng của tính chính danh (Mike Hough, Jonathan Jackson, Ben Bradford, Andy Myhill và Paul Quinton, 2014)

Một số nghiên cứu hỗ trợ thuyết công bằng thủ tục như nghiên cứu: “There is a growing body of – largely North American” (cf Tyler and Huo, 2002; Tyler, 2003;

Tyler, 2007) Tyler cho rằng việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực kinh tế có hiệu quả

và ổn định hơn theo thời gian Trên cơ sở khảo sát sự khác nhau của công chúng, Tyler

đã chứng minh rằng nhận thức của công chúng về sự công bằng của hệ thống tư pháp

ở Hoa Kỳ là rất quan trọng trong việc định hình tính chính danh của nó so với nhận thức rằng nó có hiệu quả Một khác biệt quan trọng ở đây là giữa một ý thức công lý dựa trên quá trình và một dựa trên kết quả Những phát hiện của Tyler cho rằng công bằngtheo thủ tục (Procedural Justice) - đó là, đối xử công bằng và sau đó là tôn trọng các quy tắc - quan trọng hơn với người dân là có được kết quả đó phải thể hiện sự công bằng và sự thuận lợi cho người dân Nói cách khác, trong cuộc làm việc với cảnh sát thì chất lượng xử lý là quan trọng hơn kết quả khách quan

Trọng tâm chính của Tyler nói về sự tương tác giữa các quan chức và người dân, giữa những hành vi tốt và tiêu cực của các quan chức ảnh hưởng đến tính chính danh

về thể chế Như Beetham (1991) đã lập luận, mọi người tuân thủ pháp luật không phải chỉ vì tính chính danh của người thực thi pháp luật mà còn là vì họ coi những người có Nhận thức môi trường là đại diện cho pháp luật được thực thi một cách công bằng và phù hợp với đạo đức (Hình 2.1) Hợp pháp chế không chỉ đơn giản là từ các yếu tố

Trang 34

theo những gì cảnh sát nói như là nghĩa vụ đạo đức của công dân (Tyler, T, R., 2007).Tin tưởng vào hiệu quả

của cảnh sát

Tin tưởng vào công

bằng của cảnh sát

Chỉnh đạo đức với cảnh sát Nguy cơ xử phạt

Tin tưởng vào hiệu quả

của cảnh sát

Tin tưởng vào công

bằng của cảnh sát

Tính chính danh của cảnh sát

Nguy cơ xử phạt

Hoài nghi về tính pháp lý

Đạo đức chủ thể

Tuân thủ pháp luật

Hình 2.5: Mô hình thuyết Công bằng thủ tục theo Sunshine & Tyler

(Nguồn: Sunshine & Tyler, 2003)

2Nguyên bản của Mike Hough chỉ viết “right and wrong” (đúng và sai).Nhóm tác giả mở rộng diễn dịch thành Phải Trái –

Đúng Sai nhằm thể hiện mức độ tổng quát cao hơn.

Trang 35

Theo mô hình “process-based policing” của Tyler (Sunshine & Tyler, 2003), tính chính danh sau đó phải phù hợp với luật pháp đầu tiên trong xã hội (và hệ thống tư pháp của nó) và có quyền ra lệnh cách thích hợp để hành xử: mặc dù chúng ta có thể không đồng ý với một số ý của các luật này, nhưng chúng ta phải làm theo họ vì chúng

ta nghĩ rằng việc tuân thủcác cơ quan ban hành luật là điều phải làm Và thứ hai, nếu

cá nhân nhìn thấy cảnh sát là thiếu 'chất xơ đạo đức' - quan trọng nhất của hành xử theo cách rõ ràng là không công bằng - thì có thể làm cho công chúng hoài nghi về pháp luật Theo Sampson &Bartusch (1998: 786), hoài nghi hợp pháp là ý thức, rằng

‘ pháp luật hoặc quy định không được coi là ‘ràng buộc trong những tồn tại, cuộc sống hiện tại của người trả lời’, và ‘ phê chuẩn của hành động theo những cách thuộc

“bên ngoài” của pháp luật và chuẩn mực xã hội’

Cảnh sát là trung gian dễ thấy nhất của kiểm soát xã hội và các tổ chức cao cấp nhất trong một hệ thống tư pháp được trao quyền để xác định hành vi đúng và sai Nếu cảnh sát lạm dụng quyền hạn của mình và vận dụng quyền hạn của mình theo những cách không công bằng; điều này có thể không chỉ làm hỏng cảm giác của người dân về nghĩa vụ phải tuân theo chỉ thị của họ (‘quyền hạn của mình’ theo nghĩa thông thường của từ này) mà nó còn có thể làm hỏng nhận thức của công chúng về quyền đạo đức của họ Từ đó, quyền đạo đức của pháp luật sẽ ra lệnh xử lýthích hợp Nói cách khác, nếu cảnh sát được nhìn thấy trong các hoạt động bên ngoài của chuẩn mực xã hội - mà

ra lệnh rằng các cơ quan này nên đối xử với những người mà họ phục vụ công bằng và nhân phẩm - thì điều này tạo ra một sự hoài nghi mạnh mẽ: “Liệu rằng cảnh sát có thể tùy nhiên hành xử chỉ để mang tính hình thức đối kháng”

Tin tưởng vào hiệu quả

của cảnh sát

Tin tưởng vào công

bằng của cảnh sát

Tính chính danh của cảnh sát Nguy cơ xử phạt

Đạo đức chủ thể

Hành vi Tuân thủ pháp luật

Hình 2.6: Mô hình thuyết công bằng thủ tục trong việc tuân thủ pháp luật

(Nguồn: Jonathan Jackson)

Trang 36

cấu trúc tuyến tính Tính chính danh của cảnh sát (Police Legitimacy) ở đây được đại diện bởi một cấu trúc biến tiềm ẩn duy nhất được đo bằng một loạt các câu hỏi về

nghĩa vụ phải tuân theo (ví dụ như đồng ý/ không đồng ý: "Bạn nên làm và ủng hộ những gì cảnh sát nói với bạn, thậm chí nếu bạn không đồng ý")và một loạt các câu hỏi về đạo đức liên kết (ví dụ như đồng ý/ không đồng ý: "Bạn chấp hành hiệu lệnh CSGT như một nghĩa vụ đạo đức”) Trong khi tin tưởng vào tính hiệu quả của cảnh sát

bằng nhận thức riêng của mình hay những nguy cơ, rủi ro về việc bị bắt thì kết quả nghiên cứu cho rằng các rủi ro nhận thức xử phạt không phải là yếu tố quan trọng trong việc dự đoán hành vi của người vi phạm Các dữ liệu của NPIA (The National Policing Improvement Agency - Cảnh sát quốc gia Anh) không cung cấp được những kết quả đem lại sự mong muốn đối với mô hình này mà cho rằng ít nhất là trong giới hạn của dữ liệu khảo sát và mô hình chỉ dừng lại ở báo cáo quan điểm, niềm tin, tính toán và hành vi của người vi phạm (Kết quả trùng với nghiên cứu của Pratt et al., 2006) Kết quả cho thấy rằng sự răn đe không phải là con đường hiệu quả để đảm bảo

sự tuân thủ

Hạn chế: Hạn chế thuyết công bằng thủ tục trong các nghiên cứu trên là chưa

xác định được mối tương quan giữa hành vi thực tế, trong khi thực tế nhiều nghiên cứu lại không đề cập đến ý định bên trong (Lyn Exum&Bouffard, 2010)

2.2.4 Thuyết công bằng thủ tục tại Anh

Cơ quan cảnh sát quốc gia Anh - NPIA (The National Policing Improvement Agency) gần đây đã đưa ra câu hỏi về lòng tin của công chúng và tính chính danh của cảnh sát trong một nghiên cứu bao gồm các đại diện mẫu tại Anh và xứ Wales Cuộc khảo sát cho phép kiểm tra các mối liên hệ tồn tại giữa lòng tin của công chúng với tính chính danh của cảnh sát, các biện pháp về nhận thức tính chính danh và sự tuân thủ và chấp hành pháp luật của người dân, cũng như hợp tác với cảnh sát Ở hình 2.4 cho thấy những kết quả mang tính chất mới được nghiên cứu

Đầu tiên chúng ta xem xét sự khác biệt giữa thực hiện và quy định Các tuyến đường là nơi thể hiện sự thực hiện pháp luật bởi vì cảnh sát có thể xử phạt mạnh mẽ và các hình thức xử phạt được áp dụng Ngược lại một số tuyến đường không có sự hiện diện của cảnh sát thì người dân không sợ bị xử phạt nhưng họ vẫn tuân thủ vì họ cảm thấy đây là việc phải làm Dữ liệu của NPIA cho thấy: trong khi tin tưởng vào tính

Trang 37

chính danh của cảnh sát là một yếu tố quan trọng của người dân về nguy cơ xử phạt Đồng thời các dữ liệu của NPIA đưa ra không cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào trong việc ngăn chặn dựa trên những kiếm soát người vi phạm Điều này cho thấy sự răn đe không phải là lối đi nhanh nhất nhằm đảm bảo sự tuân thủ.

Thứ hai, sự tin tưởng vào cảnh sát là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ vào sự nhận thức tính chính danh của cảnh sát Kết quả cho thấy cảm giác tin tưởng sự công bằng thủ tục của các cơ quan công quyền ăn sâu vào trong con người (và chia sẻ với mọi người xung quanh) Khi cảnh sát cung cấp cho người dân về những thông tin thích hợp (thông qua công bằng thủ tục), họ sẽ cảm thấy có ý thức hơn trong nghĩa vụ phải tuân theo cảnh sát và nhiều khả năng cảm thấy phù hợp với khuôn khổ đạo đức và luân lý

mà họ cho rằng cảnh sát thể hiện được Vì thế, người dân sẽ dễ dàng cảm nhận được tính chính danh của cảnh sát hơn

Thứ ba, tính chính danh của cảnh sát là một trong các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hiện pháp luật, thậm chí quan điểm đạo đức cá nhân cũng không thay đổi Quan trọng hơn, hiệu quả thống kê này được trung chuyển qua sự hoài nghi của pháp luật Những cách thức trong đó có việc sử dụng quyền lực của cảnh sát nằm trong một phần tạo ra nhận thức tính chính danh của cảnh sát và nếu công chúng được đối xử một cách công bằng, tính chính danh sẽ được nâng lên và sự hoài nghi về tính pháp lý

sẽ giảm Điều này sau đó xem luật như một chuẩn mực mà mọi cá nhân đều phải bắt buộc

Tin tưởng vào hiệu quả

của cảnh sát

Tin tưởng vào công

bằng của cảnh sát

Tính chính danh của cảnh sát

Nguy cơ xử phạt

Hoài nghi về tính pháp lý

Đạo đức chủ thể

Hành vi Thực hiện pháp luật

Hợp tác với cảnh sát

Hình 2.7: Mô hình thuyết công bằng thủ tục đối với cảnh sát tại Anh và xứ Wales

(Nguồn: Procedural Justice, Trust and Institutional Legitimacy)

Trang 38

đạo đức chủ thể cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hợp tác với cảnh sát Sự hợp tác này

là quan trọng với cảnh sát là kết quả của tính chính danh, được hiểu như là nghĩa vụ nhận thức phải thực hiện pháp luật và cảnh sát Hành vi hợp tác này có thể thể hiện qua sự củng cố các mối quan hệ giữa cảnh sát với công chúng và thúc đẩy quan điểm cho rằng giải quyết hành vi vi phạm pháp luật dựa trên sự hợp tác chứ không phải chỉ

về cung cách ứng xử

Hạn chế: Cũng như hạn chế của các nghiên cứu khác, mô hình nghiên cứu

thuyết công bằng thủ tục tại Anh có dữ liệu điều tra thấp Ngoài ra đo lường thái độ và

ý định chứ không phải hành vi Cá nhân với xã hội thường được cộng đồng hướng về niềm tin và hành động của họ, với xu hướng tin vào sự phát triển và gắn kết của xã hội (Paterson, 2002) Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy mức độ gắn kết là khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi và trình độ học vấn, khu vực… Mối quan tâm tại đây là

có tiếp tục thử nghiệm trên một mẫu ít sai lệch không, trong khi bối cảnh tại đó có mức độ gắn kết xã hội tổng thể cao (Paterson, 2002)

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA và thuyết hành vi dự định TPB và những

mô hình nghiên cứu trước đó, kết hợp với thuyết công bằng thủ tục, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Chuẩn chủ quan

Thái độ

Nhận thức về môi trường

Các yếu tố nhân khẩu học

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu do nhóm tác giả đề xuất

(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)

Trang 39

2.3.1 Thái độ (THD)

Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật Thái độ phản ánh con người cảm thấy nhứ thế nào về một điều nào đó Ví

dụ khi tôi nói “Tôi thích công việc này”, tôi đang biểu lộ thái độ về công việc

Dựa vào thuyết hành động hợp lý TRA và TPB, nhóm tác giả đưa vào yếu tố thái

độ (THD) vào mô hình nghiên cứu và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi xả rác của người dân Yếu tố thái độ bao gồm: (1) Xả rác nơi công cộng là hành vi không đúng chuẩn mực, (2) Hành vi xả rác là không phù hợp với quy tắc ứng xử hiện nay tại TPHCM, (3) Hành vi xả rác sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người, (4) Hành vi xả rác là hành vi không văn minh… Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:

H 1 : “Thái độ” có mối quan hệ cùng chiều với hành vi

2.3.2 Chuẩn chủ quan (CCQ)

Chuẩn chủ quan là nhận thức của một cá nhân về chuẩn mực xã hội, áp lực bạn

bè, hoặc niềm tin của những người khác có lien quan như bạn bè và người than, cho rằng người đó nên thực hiện hành vi như thế nào (Ajzzen, 1975)

Xét về tâm lý học, lời nói, hành động, thói quen của người khác có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của cá nhân đồng thơi dựa vào thuyết hành động hợp lý TRA

và TPB, nhóm tác giả đưa vào yếu tố chuẩn chủ quan (CCQ) vào mô hình nghiên cứu

và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi xả rác của người dân Yếu tố chuẩn chủ quan xuất phát từ: (1) gia đình, (2) bạn bè, (3) cơ quan, trường học, (4) chính quyền… Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:

H 2 : “Chuẩn chủ quan” có mối quan hệ cùng chiều với hành vi

Trang 40

2.3.4 Nhận thức về môi trường (NMT)

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)

Theo quan điểm Mác Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể

Do vậy, nhóm tác giả đưa yếu tố nhân thức môi trường (NMT) vào trong mô hình nghiên cứu bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:

H 4 : “Nhận thức môi trường” có mối quan hệ cùng chiều với hành vi

2.3.5 Nguy cơ xử phạt (NXP)

Việt Nam, giống như tất cả các nước khác, đã thông qua rất nhiều bộ luật giúp cho công dân có một cuộc sống lành mạnh và an toàn Những bộ luật này có tác động đến hành vi của công dân Ví dụ có luật quy định bạn được phép lái xe trong thành phố với tốc độ bao nhiêu? Luật quy định tốc độ ban hành để tránh tai nạn giao thông và để khuyến khích người dân lái xe chậm hơn Một số nước đánh thuế thuốc lá rất cao để hạn chế người dân hút thuốc Chính sách, luật lệ của mỗi quốc gia sẽ luôn khuyến khích hành vi tích cực

Theo Bradford và cộng sự (2014), Sunshine & Tyler (2003), Tyler and Huo (2002), de Cremer & Tyler(2005), Jonathan Jackson (2012) thì yếu tố nguy cơ xử phạt ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi thực hiện pháp luật Nguy cơ xử phạt bao gồm:(1) Anh/chị sẽ bị phạt nếu không tuân theo bảng cấm xả rác, (2) Anh/chị sẽ bị phạt tiền nếu thực hiện hành vi xả rác, (3) Anh/chị sẽ bị phạt lao động công ích nếu vi phạm quy định về đổ rác, (4) Anh/chị sẽ bị xử phạt khi vi phạm luật ở bất cứ nơi nào Để đo lường mức độ ảnh hưởng của nguy cơ xử phạt đến hành vi thực hiện hành vi xả rác, nhóm tác giả đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:

H 5 : “Nguy cơ xử phạt” có mối quan hệ cùng chiều với hành vi

Ngày đăng: 21/02/2017, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w