AO TAO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
——e——
ĐÀO PHAN CẨM TÚ
HOAN THIEN CO CHE PHAN BO, SU DUNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XAY DUNG CO SO VAT CHAT
GIAO DUC PHO THONG CONG LAP O VIET NAM
CHUYEN NGANH: TAI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.0201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS,TS Đặng Văn Du
2 TS Trần Duy Tạo
Trang 2xá? MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT
DANH MỤC CÁC BẰNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỊ
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6 Kết cấu của luận án
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHÉ PHÂN BO, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐÈ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHAT GIÁO DỤC PHO
THONG CONG LAP
1.1 GIAO DYC PHO THONG CONG LAP VA CO SO VAT CHAT GIAO
DỤC PHỎ THONG CONG LAP 13
1.1.1 Giáo dục phổ thông công lập 13
1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập “AS
1.2 CO CHE PHAN BO, SỬ DỤNG TAI CHINH DE DAU TU XAY DUNG
CO SO VAT CHAT GIAO DUC PHO THONG CONG LAP 9
1.2.1 Tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập 19 1.2.2 Cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo
dục phổ thông công lập 23
Trang 3iii
3 KINH NGHIEM QUOC TE VE PHAN BO, SỬ DỤNG TÀI CHINH DE ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHAT GIAO DYC PHO THONG CÔNG LẬP
1.3.1 Cơ chế phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất giáo dục phổ thông công lập ở một số nước " „44
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 55
'Kết luận chương 1 57
Chwong 2: THYC TRANG CO CHE PHAN BO, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VAT CHAT GIAO DUC PHO THONG CONG
LAP Ở VIỆT NAM 58
2.1, KHAI QUAT VE GIAO DYC PHO THONG CONG LAP Ở VIỆT NAM 58
2.2 THYC TRANG CO CHE PHAN BO, SU DUNG TAI CHINH DE DAU
TU XÂY DỰNG CƠ SO VAT CHAT GIAO DUC PHO THONG CONG LẬP Ở VIỆT NAM
2.2.1 Thực trạng cơ chế phân bổ 5
2.2.2 Thực trạng cơ chế sử dụng 98
2.3 TONG HOP NHUNG DANH GIA Vé CO CHE PHAN BO, SỬ DỤNG
TÀI CHÍNH ĐÈ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHÁT GIÁO DỤC PHO THONG CONG LAP 6 VIET NAM
2.3.1 Những thành quả điển hình 4 „64 107 107
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 109
'Kết luận chương 2 113
Chương 3: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỒ, SỬ DỤNG TAI CHINH DE
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHAT GIÁO DỤC PHỎ THONG CONG
LẬP Ở VIỆT NAM 114
3.1 QUAN DIEM HOAN THIEN CO CHE PHAN BO, SỬ DỤNG TÀI
CHÍNH ĐẺ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHÁT GIÁO DỤC PHÔ
THONG CONG LAP Ở VIỆT NAM
Trang 4
DANH MUC CAC CHU VIET TAT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC : Cơ sở vật chất
CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDPT : Giáo dục phổ thông
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư KT-XH : Kinh tế - xã hội
NCS : Nghiên cứu sinh
NSNN : Ngân sách nhà nước PTCS : Phổ thông cơ sở PTDT : Phể thông đân tộc QIDA : Quản lý dự án TC-KH : Tài chính - Kế hoạch THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TPCP : Trái phiểu chính phủ
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 5DANH MUC CAC BANG
Bảng 2.1- Cơ cấu các trường phổ thông công lập năm hoc 2008-2009 dén 2012 - 2013.61
Bang 2.2- Trường chuẩn các cắp năm học 2008-2009 đến 2012-2013 „63
Bảng 2.3a- Kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập từ nguồn
vốn CTMTQG GD-ĐT giai đoạn 2008-2010
Bảng 2.3b- Kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập từ nguồn
vốn CTMTQG GD-ĐT giai đoạn 2011-2013
81
Trang 6DANH MUC CAC HINH VE, SO DO 1 Hinh vé:
Hình 1.1- Các yếu tổ của CSVC GDPT
'Hình 1.2- Các thành tố cấu thành quá trình giáo dục
2 Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1- Các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân Sơ đồ 2.2- Số lượng các trường phổ thông công lập
năm học 2008-2009 đến 2012 - 2013
Sơ đồ 2.3- Số trường PTDT nội trú năm học 2008-2009 đến 2012-2013
Sơ đồ 2.4- Phòng học bán kiên cổ và phòng học tạm GDPT công lập năm học 2008-2009 đến 2012-2013
Sơ đồ 2.5 Cơ cấu chỉ NSNN cho GDPT giai đoạn 2008-2012
Sơ đồ 2.6- Mơ hình phối hợp trong quan ly ODA =
Sơ đồ 2.7- Tổng hợp các nguồn tài chính chủ yếu để đầu tư xây dựng CSVC GDPT
công lập giai đoạn 2008-2012 107
Trang 7
MO DAU 1 Tinh cfip thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống GD&ĐT tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học, trong đó CSVC,
thiết bị GD&ĐT được cải thiện rõ rệt và từng bước được hiện đại hóa Là cấp học thứ hai trong hệ thống giáo dục quốc dân nên GDPT, với nòng cốt là GDPT cơng
lập, có nhiệm vụ tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, do đó có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá
nhân và cộng đồng CSVC là một trong 6 thành tố cơ bản (cùng với mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, đánh giá) tạo thành chỉnh thể, vận hành trong môi trường giáo dục của GDPT và môi trường KT-XH của cộng đồng, có ảnh hưởng không nhỏ trong việc tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường, góp
phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục Chính vì vậy, khoa học giáo dục của các quốc gia trên thế giới rit quan tim dén việc phát triển CSVC GDPT
Để nâng cao chất lượng GDPT công lập, xây dựng và chuẩn hóa nội dung GDPT công lập theo hướng hiện đại thì cần đầu tư rất lớn về CSVC Trong điều kiện đất nước còn nghèo, ngân sách quốc gia hạn hẹp thì yêu cầu tìm kiếm các giải pháp để phân bổ, sử dụng tải chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở 'Việt Nam một cách hiệu quả là hết sức cần thiết
j, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam” được NCS lựa chọn nghiên
cứu làm luận án tiến sĩ xuất phát từ tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên,
với mong muốn những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào việc nâng
cao chất lượng GDPT công lập để nó thực sự là nền tảng vững chắc cho một nền
giáo dục quốc dân tiên tiến, hiện đại
2 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài luận án là cơ chế phân bổ, sử dựng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT
Trang 8ở Việt Nam thời gian qua như thể nào, có những tru điểm, han chế gì? Cân có những quan diém, giải pháp nào để hoàn thiện? Để trả lời câu hỏi đó, đề tài đã
đặt ra các mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa, phân tích những vấn dé ly luận về GDPT, CSVC GDPT và cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập
~ Tổng kết kinh nghiệm của một số nước về cơ chế phân bổ, sử dụng tài
chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập; rút ra được một số bài học kinh
nghiệm có giá trị có thể nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam
- Hệ thống hóa, phân tích thực trạng CSVC GDPT công lập; cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam giai đoạn 5 năm gần đây (2008-2012) Trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của thực trạng nêu trên
~ Đề xuất quan điểm và các giải pháp hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài
chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam phù hợp với những,
thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vẫn đề lý luận và thực tiễn về cơ
chế phân bổ, sử dụng tài chính dé đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam
Pham vi nghiên cứu của luận án:
~ Về nội dung: Tài chính đầu tư CSVC GDPT được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Với mỗi nguồn tài chính đầu tư CSVC GDPT lại có cơ chế quản lý riêng khó có thể gộp để nghiên cứu và phản ánh trong phạm vi một luận án Do đó, phạm vi nghiên cứu về tài chính của luận án này chỉ giới hạn về lý luận và thực tiễn của cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư xây dựng CSVC cho
'GDPT công lập ở Việt Nam nhìn từ góc độ của cơ quan tài chính tổng hợp
Mặt khác, hợp thành CSVC GDPT theo quan niệm của các nhà quản lý giáo
Trang 9am vì của luận án này, tác giả cũng chỉ di sâu nghiên cứu về CSVC là các vật
kiến trúc được hình thành từ kết quả của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản Trong
đó, cũng chủ yếu tập trung vào việc đánh giá kết quả đầu tư xây dựng các phòng,
học, phịng bộ mơn, nhà cơng vụ, và nhà ở cho giáo viền
~ Về không gian và thời gian: Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm
quốc tế để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN
để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam giai đoạn 5 năm gần đây (2008-2012); từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng
'NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam phù hợp với những,
thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu; trong đó lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm
phương pháp luận cơ bản, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
cụ thể như tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, qui nạp, diễn dịch để làm sáng, tỏ vấn đề cần nghiên cứu Trong số các phương pháp nêu trên, thì phương pháp tổng, hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và phương pháp quy nạp, diễn dịch là các phương
pháp chủ đạo đễ giúp tác giả hoàn thành luận án
Phương pháp tổng hợp, thống kê, được sử dụng đề xử lý các số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: Các tỉnh, thành phố; Vụ NSNN- Bộ Tài chính, Vụ Kế
hoạch ~ Tài chính, Bộ GD4&ĐT Ngồi ra, thơng tin cịn được thu thập trên các phương tiện thơng tin đại chúng như các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, internet
Phương pháp đối chiếu, so sánh: sau khi thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh để chọn được các thông tin có độ tin cậy
Trang 10Ắ ° Phương pháp qui nạp, diễn dịch: dựa trên những số liệu, thông tin thực tế thu
thập được, tác giả tiến hành phân tích thực trạng CSVC GDPT công lập và thực
trạng cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở
'Việt Nam; từ đó rút ra nhận xét về kết quả thực hiện, những hạn chế, nguyên nhân
còn tồn tại Trên cơ sở những kết luận rút ra từ phương pháp quy nạp, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh 'KT-XH trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Các giải pháp chính đưa ra lại được sử dụng phương pháp diễn dịch để phân tích, diễn giải
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
~ Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và phát triển thêm những vấn đề lý luận về GDPT công lập, CSVC GDPT công lập và cơ chế phân bổ, sử dụng tài
chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập Luận án cũng tập trung phân tích nhằm làm sáng tỏ vị trí của CSVC trong hoạt động GDPT công lập hướng tới mục
tiêu chất lượng cao và toàn diện, đặt trong bối cảnh sự hội nhập giáo dục quốc tế ngày càng sâu rộng; những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
~ Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT
công lập ở nước ta những năm qua
Điểm nổi bật về ý nghĩa thực tiễn của luận án về đề tài này chính là ở những kết quả đích thực về việc chỉ ra được những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế phân bổ, sử dụng tải chính để đầu tư xây dựng
CSVC GDPT cơng lập từ góc độ các văn bản pháp lý và quá trình tổ chức thực hiện các văn bản nay Day là những luận cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm
và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng
Trang 11sấu của luận án
'Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia thành 3 chương (141 trang):
Chương l: Lý luận chung về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây
dựng CSVC GDPT công lập (45 trang)
Chương 2: Thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng
CSVC GDPT công lập ở Việt Nam (56 trang)
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng
Trang 12‘TONG QUAN TINH HiNH NGHIEN COU
'Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta
đã khẳng định vai trò của giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, và “phải coi đâu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”; phát triển CSVC nhà trường - với vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến chất lượng dạy học cũng được đặc biệt quan
tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX chủ trương: * Tăng
cường CSVC và từng bước hiện đại hoá nhà trường như lớp học, sân chơi, phịng
bộ mơn, máy tỉnh nối mạng, Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thực
viện, ký túc xá ", và khẳng định * Đổi mới nội dưng, chương trình, sách giáo
khoa, phương pháp dạy hoc, phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cắp và đổi
mới trang thiết bị dạy học ”
Chính từ những chủ trương này đã gợi mở cho hàng loạt các nghiên cứu về
phát triển giáo dục theo các quy mô và cắp độ khác nhau Trên giác độ nghiên cứu
‘va sit dung tài chính như là một trong các phương tiện góp phần thúc đầy sự phát
triển của giáo dục đã có các cơng trình với các quy mô và các phương pháp tiếp cận
và giải quyết vấn đề cũng rất khác nhau; cụ thể là: 'Thứ nhắt, ở cắp độ luận án Tiến sĩ kinh tế:
NCS Trần Thị Thu Hà đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án
về đề tài: "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống ngân sách, hệ thống giáo
đục quốc đân" (1993) [18]
Luận án đã phân tích và khẳng định mỗi quan hệ hữu cơ giữa hệ thống ngân sách nhà nước (NSNN) và hệ thống giáo dục quốc dân Đặt trong bối cảnh Việt Nam da vi đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao'cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ
mô của Nhà nước, thì hệ thống NSNN cần phải có sự đổi mới cả về cơ cấu tổ chức
Trang 13Ê giáo dục quốc dân cảng lộ diện rõ hơn trong bối cảnh Việt Nam bắt tay vào — việc thực hiện những thí điểm cải cách đầu tiên trong quản lý tài chính cơng sau khi
thoát ra được giai đoạn lạm phát phi mã Những lập luận về mối quan hệ giữa đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN với đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân là khá chặt chẽ và có sức thuyết phục Thành công đáng kể nữa của luận án là ở hệ thống, các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, hệ thống giáo dục quốc dân phủ hợp với lộ trình đổi mới quản lý nền kinh tế nước ta những năm 1993 ~ 2000 va định hướng cho những năm đầu của thế kỷ XXI
'Tuy nhiên, theo thời gian những biến đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội đã làm
cho các giải pháp của luận án dần bộc lộ những yếu tố bắt ổn; đặc biệt là những đề xuất về cầu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân
Nam 2008 NCS Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ
thành công luận án về đề
¡: "Phát triển trường trung học phổ thông theo quan
điểm nhà trường hiệu quả" (2008) [14] tại trường Đại học Quản lý giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Sự thành công của luận án trên là: (§) Phân tích các cơ sở lý luận để tiến tới
kết luận rằng: phát triển các trường trung học phổ thông là nhu cầu cần thiết khách
quan trong bối cảnh kinh tế - xã hội những năm 2001- 2010; (ii) phân tích đánh giá
được thực trạng hoạt động của các trường trung học phổ thông ở nước ta những,
năm 2001- 2005 và chỉ ra được những bất cập trong quản lý và tổ chức hoạt động
nghiên cứu mà tác giả của bản luận án đang theo
đuổi; (iiï) đề xuất được các giải pháp khá phù hợp nhằm gắn kết các nguồn lực hiện có trong các trường trung học phổ thông để thúc đẩy hoạt động của chính các
trường này hướng tới các mục tiêu mà luận án đã đề ra
Điểm hạn chế của bản luận án này bộc lộ là: hầu như không biết khai thác
thế mạnh của nguồn lực tài chính trong việc thu hút và thúc đẩy sử dụng có hiệu quả
hai nguồn lực (nhân lực, vật lực) trong mỗi loại trường đó Chính vì vậy, tính khiên
cưỡng của các giải pháp đã dần bị bộc lộ Người đọc vẫn thấy bóng dáng của cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp chỉ phối khá nhiều trong mỗi nội dung của các
của các trường này so với mục ti
Trang 14hp Những đòn bẩy lợi ích có liên quan đến các chủ thể tham gia vào hoạt ~ˆ động của mỗi loại trường này hầu như chưa thấy xuất hiện nên động lực để làm nên
sự cải biển mạnh mẽ cho mỗi nhà trường thuộc bậc học này so với mục tiêu mà luận
án theo đuổi chưa được khơi dậy Vì vậy, sự ì ạch trong cải biến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các trường trung học phổ thông ở nước ta cho đến tận
những năm 2013 này vẫn đang còn là thách thức đối với mỗi trường và đối với toàn
ngành giáo dục Việt Nam
NCS Bui Tiến Hanh đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án vẻ đề
tài: "Hoàn thiện cơ chế quản ÿ tài chính xã hội hóa giáo đực ở Việt Nam” (2007) [19]
Luận án đã luận giải và khẳng định sự cần thiết khách quan phải thực hiện xã hội hóa giáo dục ở nước ta trong tiến trình tiến lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa 'Và để thực hiện xã hội hóa giáo dục thành cơng, thì một trong những đầu vào rất quan trong cần phải quan tâm hoàn thiện là cơ chế quản ly tai chính Những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với xã hội hóa giáo dục ở nước ta cũng đã
được tác giả của bản luận án này luận giải một cách khá đầy đủ và chặt chẽ Từ các vấn đề lý luận đã nêu, luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm trước 2006 và chỉ rõ
những điểm mạnh, điểm yếu của chính cơ chế này Trên cơ sở thực trạng và gắn kết
với những yêu cầu, những quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa
giáo dục những năm tiếp theo kể từ năm 2007, luận án đã đề xuất một hệ thống các
giải pháp có tinh khả thi cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục Việt Nam giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến 2015
'Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, gắn với các biến số kinh tế vĩ mơ đã
có nhiều biến động đột ngột không chỉ ở nước ta, mà con diễn ra trên phạm vỉ toàn
thế giới nên ở những khía cạnh nhất định của từng giải pháp cũng rất cần phải có những nghiên cứu điều chỉnh lại
'Tham gia nghiên cứu về tài chính đối với sự phát triển của giáo dục, nhưng chỉ giới hạn ở cấp giáo dục đại học lại thấy xuất hiện số lượng luận án tiến sĩ nhiều
Trang 15'NCS Trần Xuân Hải đã thực hiện nghiên cứu va bảo vệ thành công luận án
về đề 'Giải pháp tạo vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo trong giai đoạn
hiện nay ở Việt Nam" (2001) [20], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tổ chức tại Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) năm 2001 NCS Nguyễn Thị Kim Dung đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công,
uận án về đề tài: “Thu hút và sử dụng nguồn vẫn đầu te cho GD dai học nhằm phát
triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001 2010”(2002) [16], tại Hội đồng bảo vệ
luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tổ chức tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2002
'NCS Đặng Văn Du đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại hoc"
(2004) [15], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cắp Nhà nước tổ chức tại Học viện
"Tài chính năm 2004
'NCS Trần Đức Cân đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về
đề tài: "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Vi Nam"(2012) [13], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường tổ chức tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2012
Khảo lược qua các luận án trên cho thấy: Mặc dù mỗi luận án có phạm vi và
đối tượng nghiên cửu cụ thể khác nhau; nhưng điểm chung nhất của cả 05 luận án đó chính là bàn vẻ các giải pháp tải chính nhằm thúc đấy sự phát triển của giáo dục đại học — cấp học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, từ năm 2001 đến nay Một điểm chung nỗi trội nữa là hầu như các tác giả của 05 bản luận án bàn về quản lý tài chính ở cấp giáo dục đại học đều là các giảng viên của các trường đại học công lập Nên vấn để mà họ chọn nghiên cứu nhằm giải quyết những bức xúc trong sử dung tai chính như là một trong những công cụ để thúc đẩy sự phát triển
của hệ thống giáo dục đại học công lập hướng tới những giá trị đích thực được xã hội thừa nhận không chỉ trong nước mà còn phải hướng tới các chuẩn được thừa
nhận rộng rãi trong giáo dục đại học mang tầm quốc tế Điều đó cũng thật dễ hiểu
bởi thị trường giáo dục đại học ở nước ta thời gian qua đã phát triển "quá nóng"-
đặc biệt là về số lượng các trường, và "phong trào đại chúng hóa giáo dục đại học"
Trang 16
đến sự lệch chuẩn chất lượng của bậc học này quá nhanh và quá xa Cũng trong bối cảnh đó, chúng ta đã dần đần nhận ra không thể đồng nhất dịch vụ giáo
dục ở tắt cả các cắp học đều gọi chung là hàng hóa cơng cộng như nhau Thay vào đó, dịch vụ giáo dục cần phải phân ra ít nhất làm 2 loại (hàng hóa cơng cộng và hàng hóa khuyến dụng); trong đó: Dịch vụ giáo dục ở những cấp, bậc học mà Nhà
nước là người có trách nhiệm cung ứng và khơng thu phí do yêu cầu phổ cập, thì
xếp vào hàng hóa cơng cộng; cịn lại thì nên xếp vào hàng hóa khuyến dụng và
người tiêu đùng phải có nghĩa vụ chỉ trả khi sử dụng dich vụ Và cũng theo đó chủ trương xã hội hóa trong giáo dục- xét trên giác độ huy động và sử dụng các nguồn
tải chính, mới có điều kiện triển khai và thực hiện Với những lập luận như trên, hẳu hết các luận án đều ủng hộ cho việc triển khai "áp giá địch vụ" đối với cấp giáo dục
đại học; bởi nó vừa là con đường tạo nguồn
‘hinh quan trọng cho các cơ sở giáo
dục đại học, vừa buộc người tiêu dùng phải quan tâm đến góp phần nâng cao chất lượng đào tạo- phải học vì đã phải đóng tiền nhiễu Nhìn trên giác độ kinh tế việc áp giá dịch vụ cho giáo dục đại học mang lại hiệu quả rất tốt Nhưng trên thực thé chúng ta đang vấp phải trở lực đòi công bằng theo kiểu thời bao cắp Nên các đề xuất giải pháp hoặc các khuyến nghị của các luận án trên cũng không dễ dàng phát huy tác dụng
'Thứ hai, từ các nguồn tư liệu khác
Những nghiên cứu tuy khơng dài nhưng có chiều sâu về vấn để quản lý tài
chính đối với giáo dục lại được thể hiện dưới hình thức là các bài viết, chuyên đề tham gia các cuộc hội thảo cắp quốc gia, cấp ngành Trong số đó phải kể đến các
bài của các Giáo sư, các nhà khoa học, hay các nhà quản lý có uy tin, như:
'GS.,TS Nguyễn Đình Hương - nguyên ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, với bài: “Một số vấn đề liên quan đến ngân sách trong lĩnh vực giáo đục và đào tạo qua hoạt động giảm sát của Quốc hội”, trong Kỷ yếu hội thảo đỗi
mới Giáo dục, Hà Nội 2006 Dưới giác độ của người được quyển giám sắt và đưa ra các nhận xét về quản lý ngân sách trong giáo dục và đào tạo, tác giả đã chỉ ra những
bắt cập điển hình, như: Kết quả đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn bắt ổn * Nhưng nhìn chưng, tốc độ xảy dựng trường học vẫn còn nhiều vướng mắc trong
Trang 17"
dit khâu, từ giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công, phương thức đầu thâu, đến mua sắm thiết bị " Hay những khiếm khuyết trong quản lý các chương trình
mục tiêu cho giáo dục cũng vẫn có nhiều bit én “ Viée tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư có nơi, có lúc còn hing ting, higu quả chưa cao " Cuỗi cùng, tác giả đưa ra 07 đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách cho giáo dục xuyên suốt từ khâu lập dự toán đến thực chấp hành dự toán, và phê chuẩn quyết toán chỉ ngân sách cho giáo dục, ở cơ quan quyển lực nha nước cao nhất cẳn phải được thực hiện thường xuyên hơn, toàn diện hơn ở tắt cả các vị đại biểu của chính cơ quan này
Nguyễn Tiến Hùng- Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, với bai: “Phan cấp
quản lý giáo dục Việt Nam: Hiện trang và khuyến nghị” đăng trên Tap chi Phát triển
giáo dục, s6 8(56) 2003 đã phân tích khá thấu đáo và chỉ ra những, bắt cập của phân cấp quản lý giáo dục ở địa phương nước ta những năm đầu thé ky XI Trên cơ sở đó, tác giả đã dé xuất 05 khuyến nghị về phân cấp quản lý giáo dục ở địa phương, rất cụ thể, như: những việc do UBND tỉnh quyết định; những việc do UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ GD&ĐT; những việc do UBND tỉnh ủy quyển cho
Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định;
Trên các báo điện tử thời gian gần đây — khi chuẩn bị cho ngày khai trường
năm học mới, thường xuất hiện những bải viết ngắn về kết quả đầu tư cơ sở vật chất
trong các trường học
Quang Cường ~ Thông tắn xã Việt Nam với bài: “Tuyên Quang đâu tr cơ sở vật chất cho năm học mới", Vietnam Plus - 23/08/2013 10:14
Hay bài: “Đâu tư cho giáo dục là đầu tr cho phát triển” phản ánh kết quả
đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục trên địa bản quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến trước ngày khai giảng năm học mới với nhiều thành quả đáng kể Ví như:
*Đắn nay trong tồn quận đã có 17 trường Tiểu học công lập, 1 trường Tiểu học
cho trẻ khuyết tật, 9 trường Trung học cơ sở, 3 trường Trung học phổ thơng rắt
khang trang, trong đó có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia."
'Những loạt bài kiểu này chỉ là các phóng sự ngắn có tác dụng chuyển thông tin nhanh phục vụ cho tuyên truyền vận động xã hội hướng tới đầu tư cho giáo dục
Trang 1812
lại: Qua khảo cứu các cơng trình nghiên cứu dưới các hình thức khác
‘fhau, hay những bản tỉn sốt dẻo phục vụ cho công tác tuyên truyền cho sự phát triển
giáo dục, cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội tới phát
triển giáo dục ngày càng sâu rộng Mặc dù vậy, cũng chưa thấy xuất hiện những
cơng trình, hay sản phẩm nào có mục tiêu và hướng đi trùng hợp với mục tiêu và
Trang 1913 Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VÈ CƠ CHÉ PHÂN BỎ, SỬ DỤNG 'TTÀI CHÍNH ĐẺ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHÁT
GIÁO DỤC PHỎ THÔNG CÔNG LẬP
1.1 GIÁO DỤC PHỎ THÔNG CÔNG LẬP VÀ CƠ SỞ VẬT CHÁT
GIAO DYC PHO THONG CÔNG LAP
io duc phd théng cong Kip
'Tùy theo đặc điểm và hoàn cảnh, mỗi nước trên thế giới có những quan điểm
và mơ hình giáo dục khác nhau Tuy nhiên, giữa chúng lại có những điểm tương tự
nhau về hệ thống giáo dục Thông thường, hệ thống giáo dục ở các quốc gia bao gồm: giáo dục mằm non (hay còn gọi là giáo dục tiền học đường); GDPT; giáo dục dạy nghề và giáo dục đại học
Giáo dục mầm non là giáo dục giành cho trẻ từ lọt lòng đến 5 tuổi Đây là cấp học mở đầu cho quá trình phát triển của mỗi con người với nhiệm vụ chủ yếu mang tính dẫn dắt giúp trẻ có được những kiến thức ban đầu để có thể làm quen, thích nghỉ dần với cuộc sống và phát triển tiếp theo
GDPT giành cho lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi Cấp học này là nền tảng cơ bản của hệ thống,
đầu giúp tuổi trẻ có thể tiếp tục học nghề hoặc học lên và cũng có thể đi vào cuộc sống tự nuôi sống mình và cống hiến cho xã hội
Giáo dục dạy nghề và giáo dục đại học là giáo dục chuyên sâu và nâng cao Cap học này tiếp tục trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng chuyên
biệt giúp người học trưởng thành một cách toàn diện, có thể chủ động đi vào cuộc
sống theo nhiều hướng phát triển phong phú, đa dạng để cống hiển cho xã hội
Các cấp học trong hệ thống giáo dục là một chỉnh thể thống nhất, có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một dòng chảy liên tục có chủ đích cho quá trình
phát triển của mỗi con người
Trang 204
* GDPT thường được được cấu thành bởi ba bậc học: tiểu học, THCS, và
‘THPT, trong đó: bậc tiểu học có thời gian thực hiện giáo dục là 05 năm cho trẻ em
đủ 06 tuổi; bậc THCS nối tiếp theo bậc tiểu học có thời gian thực hiện giáo dục là
04 năm cho học sinh có độ tuổi là 11 tuổi; bậc THPT là bậc học cuối của GDPT và
kéo dài 03 năm từ lớp 10 đến lớp 12 cho học sinh ở độ tuổi 15 sau khi đã hoàn thành chương trình giáo dục THCS
“Tùy theo cách phân loại khác nhau mà cơ sở GDPT được phân chia thành
các bậc học và loại hình khác nhau Nếu phân loại theo bậc học gồm có: trường tiểu học, trường THCS và trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học Nếu
phân loại theo hình thức sở hữu gồm có: trường công lập (do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng CSVC, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên) và
trường ngoài công lập (do cộng đồng dân cư hoặc do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng C§VC va bio dim kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài NSNN)
Tuy nhiên, do là cấp học mang tính nền tảng, cung cấp cho người học khả
năng suy luận và kỹ năng cơ bản về đạo đức cá nhân, gia đình và xã hội, về nhiệm vụ
và quyền công dân, về mức văn hoá tối thiểu nhằm bảo đảm một xã hội ôn định, nhân bản và dân chủ nên nhiều nhà nước đòi hỏi mọi công đân phải được giáo dục ở cấp
tối thiểu là tiểu học hoặc trung học và nhà nước có nhiệm vụ chỉ trả cho giáo dục cơ
bản này, Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thể giới đều quan tâm, thành lập và đầu tư phát triển hệ thống GDPT công lập
Mặt khác, xét dưới góc độ kinh tế học thì GDPT là một hàng hóa cơng cộng,
đặc biệt theo nghĩa nó là phương tiện để nhằm tăng sản xuất ra của cải trong tương
lai, mà như vậy, nó là hàng tích lũy lâu dài; nó có thể *tồn kho” vào tr thức cá nhân,
trở thành vốn trỉ thức Sản phẩm giáo dục như vậy không chỉ mang lại lợi cho cá nhân
mà còn cho cả xã hội; tức là lợi ích xã hội do giáo dục tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân (ảnh hưởng ngoại biên thuận), cho nên nó mang đến lợi ích khơng chỉ cho
người/gia đình trả chỉ phí mà cho cả xã hội nói chung Vì vậy, nếu để cho thuận mua
Trang 2115
(8 nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, sẵn sàng để con em
họ thất học, hoặc họ mua ít hơn mức cần thiết đối với xã hội Do là hàng hoá mà xã
hội cần nên hầu hết các quốc gia đòi hỏi bắt buộc mọi cơng dân phải đạt trình độ tối thiểu và Nhà nước có trách nhiệm đầu tư là chủ yếu Đây cũng là lý do mà hệ thống,
GDPT công lập là phổ biển ở các nước trên thế giới
1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập 1.1.2.1 Cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông
CSVC là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế - chính trị học Theo quan niệm
này, người ta cho rằng: CSVC tổng thể là những tư liệu sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động, những phương tiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất, dựa vào đó
mà xã hội sản xuất ra của cải vật chất”
Đối với GDPT thì CSVC là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ
thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học
sinh trong nhà trường, nó bao gồm các yếu tố như: khuôn viên đất đai, nhà cửa, hệ
thống công nghệ, kỹ thuật, những đồ vật và cảnh quan xung quanh nhà trường [40]
Mối quan hệ giữa các yếu tố được trình bày theo hình 1.1 dưới đây
CSVC GDPT
-
Hệ thống đất đai, khuôn Các hệ thống công nghệ, kỹ
viên; các cơng trình xây thuật; Các thiết bị phục vụ
dựng và cơng trình ngằm cơ bản khác Hình 1.1- Các yếu tố của CSVC GDPT
Nguôn: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Hệ thống đất đai, khuôn viên, các cơng trình xây dựng và cơng trình ngầm
Trang 2216
Ý tôn, xưởng trường, các phòng làm việc khác, sân vận động, nhà thé thao, &hà bếp, nhà ăn, bể nước và cơng trình ngằm trên khn viên đó như đường đi,
cống rãnh, hệ thống thải khác
'Các hệ thống công nghệ và kết cấu kỹ thuật: Gắn liễn với cơng trình xây dựng, ‘va các hoạt động nền tảng của trường như: hệ thống mạng truyền thông và thong tin, hệ thống điện, hệ thống cấp và thốt nước, các máy móc và thiết bị khác như điện thoại, máy tính, máy điều hồ nhiệt độ, lò sưởi, các trang thiết bị thể thao, y tế, phòng cháy, phòng độc, an toàn lao động, hệ thống ga, hệ thống chiếu sáng, bàn ghế, và các thiết bị
sinh hoạt,
Để tìm hiểu về vai trò của CSVC đối với GDPT, chúng ta có thể xem xét mối
quan hệ giữa các thành tố không thể tách rời nhau của quá trình giáo dục, như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh và phương tiện (hay còn gọi là CSVC) Méi quan hệ giữa các thành tố này của hoạt động giáo dục được phản ánh qua hình L2
Mục tiêu
Giáo viên ‘Hoe sinh
Nội dung Phương pháp
csvc
Hinh 1.2- Các thành tố cấu thành quá trình giáo dục
Nguồn: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
“Theo hình 1.2, các cặp thành tố tương ứng đều có mi quan hệ tương hỗ hai chiều, trong đó CSVC có vai trị và vị trí như các thành tố khác và là một bộ phận, một
Trang 23“a7
“Cá nhà kinh tế giáo dục học đã chứng minh hiệu quả của việc giáo dục và
đảo tạo phụ thuộc một phần vào trình độ CSVC Hai nhân tố hết sức quan trọng tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả của giáo dục và đào tạo là trình độ, năng lực của giáo viên và mức độ CSVC của nhà trường Họ đã lập ra một hàm Cobb- Douglass [48] như sau:
Y=fŒK)
Trong đó: Y là hiệu quả của giáo dục và đảo tạo; L là trình độ và năng lực của giáo viên;
K là mức độ CSVC của nhà trường
'Từ những phân tích nêu trên có thể khẳng định CSVC là một trong những thành phần quan trọng vả có tính quyết định trong việc tổ chức các hoạt động, giảng dạy và học tập của nhà trường có chất lượng và hiệu quả nhằm thực hiện
mục tiêu GDPT
1.1.2.2 Đầu tre xây dựng cơ sở vật chất công lập
Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn ra hôm nay để mong nhận được kết quả lớn hơn trong tương lai [21] Kết quả mang lại đó có thể là hiệu quả KT-XH Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân của một nước, hoặc một
vùng, một tỉnh, thành phổ, Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tai sản giữa các cá nhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế
Host động đầu tư là quá trình sử dụng vến đầu tư nhằm duy trì những tiềm lực sẵn có, hoặc tạo thêm tiểm lực mới để mở rộng qui mô hoạt động của các ngành sản xuất, dịch vụ, kinh tế, xã hội nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tỉnh thần cho mọi thành viên trong xã hội
'Như trên đã trình bày, CSVC GDPT gồm nhiều yếu tố cấu thành Tuy nhiên,
trong phạm vi luận án này chỉ giới hạn nghiên cứu v các cơng trình xây dựng trong
trường phổ thông
Ngày nay, nhà trường không chỉ cằn có mặt bằng diện tích khơng gian dé tổ
Trang 2418
„_ động giáo dục nhằm tạo ra môi trường phát huy tính độc lập, sáng tạo của 'học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển các khả năng của bản thân, còn là nơi
vui chơi, giải trí, tổ chức các hoạt động tập thể, rèn luyện sức khoẻ, thẳm mĩ, phát
triển khả năng của học sinh Do đó, các cơng trình xây dựng trong trường phổ
thông sẽ phải bao gồm hệ thống nhiều cơng trình được bố trí với chức năng sử dụng
khác nhau và đầu tư xây dựng CSVC GDPT cũng phải phù hợp với những đặc
trưng, điều kiện cụ thể của các vùng, khu vực nhất định
Đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập là việc Nhà nước bỏ vốn để xây dựng, mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và
sinh hoạt của nhà trường phổ thơng cơng lập nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng
cao chất lượng cơng trình trong một thời hạn nhất định đáp ứng mục tiêu của GDPT
'Hoạt động đầu tư xây dựng CSVC GDPT thường được tiến hành theo các dự án
đầu tư Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư thì dự án đầu tư có thể được hiểu
như là kế hoạch chỉ tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu đã
đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một cơng trình cụ thể thực hiện
các hoạt động dau tư Một dự án đầu tư bao gồm bồn vấn đề chính sau đây:
~ Mục tiêu của dự án: Bao gồm mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài Đó chính là sự tăng trưởng phát triển về số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ hay các
lợi ích KT-XH khác cho chủ đầu tư hoặc các chủ thể xã hội khác
~ Các kết quả: Đó là các kết quả cụ thể, có thể định lượng được, được tạo ra
từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được
các mục tiêu của dự án
~ Các hoạt động của dự án: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực
hiện trong khuôn khổ dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này gắn với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án
Trang 2519
xử Như vậy, để thực hiện được một dự án đầu tư, phải bỏ ra và huy động một
lượng nguồn lực to lớn về kỹ thuật vật chất ~ lao động — tải chính và quỷ thời gian;
phải bỏ ra một lượng chỉ phí to lớn đòi hỏi nhà quản lý dự án phải phân tích ~ tính tốn
~— đánh giá — so sánh và lựa chọn để tìm ra một phương án đầu tư tối ưu Có nghĩa là dự
án phải được nhà quản trị tiến hành một cách có bài bản, có cơ sở khoa học và cơ sở
thực tiễn Đối với GDPT công lập, việc đầu tư CSVC chủ yếu là từ nguồn tải chính của
'Nhà nước có nguồn gốc từ tiền thuế của người dân Do vậy cơ chế phân bỏ, sử dụng tải chính dé đầu tư xây dựng CSVC GDPT phải đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tối tu cho mục tiêu đầu tư
12 CƠ CHÉ PHÂN BỎ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH DE DAU TƯ XÂY
DUNG CO SO VAT CHAT GIAO DUC PHO THONG CONG LAP 1.2.1 Tài chính để đầu tư xây dựng cơ sỡ vật chất giáo dục phổ thông
công lập
'Theo quan niệm phổ biến, tải chính được hiểu là: (1) Có biểu hiện bên ngoài là các hiện tượng thu, chỉ bằng tiền; (2) Có nội dung vật chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; (3) Có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế ~ quan hệt
phân phối dưới hình thức giá trị (cịn gọi là quan hệ tải chính), nảy sinh trong quá
trình phân phối các nguồn tải chính, trong q trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ [21]
Cũng như mọi ngành, lĩnh vực khác, giáo dục nói chung, GDPT nói riêng
muốn tổ chức các hoạt động của mình thì khơng thẻ thiểu được một trong các yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng là nguồn tài chính Đặc biệt, trong hoạt động của GDPT cơng lập cần có nguồn tài chính đủ mạnh để chỉ trả cho đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý; chỉ cho giảng dạy, học tập nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và
học; đầu tư xây dựng CSVC cho các trường đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi của
một nền giáo dục hiện đại
“Tài chính để đầu tư xây dựng CSVC cho GDPT công lập phản ánh các mối quan hệ phân phối các nguồn lực đầu tư cho xây dựng CSVC GDPT công lập dưới
Trang 2620
8 eda các chủ thể có liên quan trong hoạt động xây dựng CSVC cho GDPT
công lập, nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể đó ở mỗi điều kiện nhất định
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT céng lip, qua đó có thể xác định các cơ chế phân bổ, sử dụng nguồn
lực một cách hợp lý và phù hợp với chủ trương phát triển hoạt động này trong từng,
giai đoạn cụ thể
“Xét theo nguồn tải chính, có thể phân loại nguồn tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập gồm: nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN
'NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất của Nhà nước, đó là tồn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước trong dự toán đã được các cơ quan có thẩm quyển quyết định và được
thực hiện trong một năm để đầm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [24] NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách
địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cắp có HĐND và UBND 'NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân cơng, phân cắp quản lý, gắn quyển hạn với trách nhiệm Gắn với cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở nhiều quốc gia hiện nay thì nguồn NSNN để đầu tư
xây dựng CSVC cho GDPT công lập sẽ chủ yếu do ngân sách địa phương đảm bảo
Ngoài NSNN, việc đầu tư xây dựng CSVC cho GDPT công lập cịn có thể được thực hiện bằng các nguồn vốn khác như: nguồn vốn huy động từ học phí, đóng góp từ người dân và các tổ chức trên địa bản; nguồn thu từ kết quả hoạt động sự nghiệp của các trường được bổ sung cho đầu tư CSVC; các nguồn vốn khác hỗ trợ đầu tư CSVC có tính chất tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân, hoặc của nhà tài trợ thơng qua hoạt
động góp phần đầu tư CSVC cho một trường học cụ thể Mỗi nguồn vốn tham gia quá trình đầu tư CSVC cho GDPT cơng lập đều được hình thành dựa trên những cơ sở lý
thuyết về kinh tế rõ rằng
'Như ở phần trên đã phân tích, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi GDPT là hàng hóa khuyến dụng và được Nhà nước rất khuyến khích phát triển; trong đó: giáo dục tiểu học đã thuộc diện bắt buộc phải phổ cập, còn giáo dục THCS đã và
Trang 27a
trên, một số nước đã chuyển từng phần hàng hóa giáo dục từ khuyến dụng, sang hàng hóa cơng cộng thuần túy Mặt khác, để giúp đa số dân cư có thể tiêu dùng
được hàng hóa giáo dục ở bậc THPT, Chính phủ lại phải là người chủ yếu sản xuất và
cung ứng hàng hóa giáo dục cho bậc học này Theo đó, Nhà nước phải gánh lấy trách
nhiệm là người chủ yếu sản xuất, cung ứng những hàng hóa giáo dục ở bậc phổ thông Chính đây là cơ sở kinh tế để các trường phổ thông công lập tham gia cung ứng hàng hóa giáo dục cho người dân, có quyền đồi hỏi nhà nước phải cung ứng
nguồn tài chính đầu vào cho họ hoạt động Khi đó, NSNN trở thành nguồn tải chính
chủ yếu cung ứng cho các cơ sở GDPT công lập
Khi thực hiện phân bổ, sử dụng nguồn tải chính từ NSNN để đáp ứng nhu cầu xây dựng CSVC GDPT cơng lập, thì người ta lại phải sử dụng kết hợp theo nhiều
phương thức khác nhau như: chỉ thường xuyên, chỉ đầu tư XDCB tập trung, chỉ CTMTQG và chỉ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng CSVC GDPT từ các dự án
ODA von TPCP
~ Chỉ thường xuyên từ NSNN trong đó có bao gồm cả một phần kinh phí dành
cho nhu cầu xây dựng CSVC nhằm bổ sung, khắc phục những khiếm khuyết phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản cố định; hoặc nhằm tôn tạo, nâng, cấp một bộ phận nào đó của tai sản cố định hiện có Là một phần chỉ thường xuyên của NSNN dành cho GDPT nên sự hình thành nguồn tài chính đầu tư xây dựng CSVC
cho mỗi đơn vị sử dụng thuộc lĩnh vực này cũng phải tuân thủ theo đúng phương thức quản lý chỉ thường xuyên; cụ thể hàng năm các đơn vị phải lập dự toán kinh phi mua
sắm, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa CSVC trình cơ quan chủ quản cắp trên hoặc cơ quan
tải chính và đề nghị được ghi vào dự toán chỉ thường xuyên thuộc NSNN kỳ kế hoạch Dự tốn kinh phí chỉ thường xuyên của mỗi cơ sở GDPT công lập đã được cơ
quan nhà nước có thẳm quyền quyết định và phân bổ chính thức đã bao hàm kinh phí dành cho nhu cầu đầu tư CSVC của những đơn vị này trong năm kế hoạch Trong
điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập như
Trang 282
"Chi ddu te XDCB tép trung, trong đó có đầu tư CSVC GDPT công lập, là
ương thức phân bổ nguồn NSNN cho các dự án đầu tư mà nha nước phải có trách nhiệm bảo đảm vốn Các cơ sở GDPT muốn có được nguồn vốn này phải có dự án
đầu tr được duyệt và ghỉ vào kế hoạch đầu tư XDCB của nhà nước kỳ kế hoạch; đồng
thời được ghỉ vào dự toán chỉ đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN kỳ kế hoạch Quản
lý, sử dụng nguồn vốn này phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đầu tư, đầu
thầu, xây dựng và quản lý NSNN Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tr XDCB chỉ thực sự trở
thành nguồn vốn của mỗi cơ sở GDPT khi các cơ sở này đã có được các sản phẩm
“XDCB hoàn thành đủ điều kiện được cấp phát thanh tốn Chính vì vậy, các đơn vị chủ
đầu tư cần phải nắm chắc, hiểu rõ những quy định mang tính nghiệp vụ rất chặt chế
trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN để kịp thời thực hiện đầy đủ các phần việc có liên quan và kịp thời quyết tốn mỗi khi có sản phẩm XDCB hoàn thành Nhờ đồ giá trị tài sản cố định thông qua q trình đầu tư XDCB mới có thể nhanh chóng trở
thành CSVC phục vụ cho nhu cẩu hoạt động của nhà trường Trong giá trị tài sản là
CSVC của các trường phổ thơng cơng lập, thì giá trị của những tài sản cố định thông, qua hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn vốn đầu tư của NSNN luôn chiếm tỷ trong tuyệt đối lớn
= Chi CTMTQG là phương thức phân bổ nguồn NSNN nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định góp phần giải quyết những tồn tại lớn hoặc những vấn đề cấp bách, vẫn đ có tính chiến lược trong phát triển KT-XH ở từng giai đoạn; trong đó có phát triển GDPT Nguồn vốn để đáp ứng cho các nhu cầu chỉ CTMTQG có thể được hình thành từ các khoản vay của Chính phủ, từ nguồn chỉ NSNN được bố trí trong dự toán hàng năm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các
co sở GDPT công lập ở những thời gian nhất định, thuộc phạm vi triển khai thực
hiện CTMTQG vẻ phát triển CSVC sẽ trở thành đối tượng được phân bổ và sử dụng nguồn vốn này Với tính chất như vậy, chỉ CTMTQG cho phát triển CSVC GDPT
phát sinh không thường xuyên mà chỉ phát sinh trong một thời gian nhất định (thường là trong khoảng 5-10 năm), khi các mục tiêu của chương trình đã đạt được
Trang 29+ Vén ODA (ngudn hé trg phat trién chính thức) là nguồn vốn qua hoạt động 'hợp tác phát triển giữa Nha nước hoặc Chính phủ của một quốc gia với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liền quốc gia hoặc liên chính phủ để phát triển CSVC GDPT theo các phương thức cơ bản như hỗ
trợ dự án, hỗ trợ ngành, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ ngân sách dưới các hình thức: (0) ODA khơng hồn lại: là hình thức cung cắp ODA khơng phải hồn trả lại cho nhà tải trợ; (ii) ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tin dụng ưu đãi): là khoản vay với
các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian tra ng; (iii) ODA vay
hỗn hợp: là các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc các khoản vay tru đãi được cung, cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại
Co ché tai chính đối với việc sử dụng ODA có thể là cấp phát từ NSNN hoặc cho vay lại từ NSNN hoặc cấp phát một phẩn, cho vay lại một phần từ NSNN
~ Vến TPCP là nguồn vốn có được qua phát hành trái phiếu của chính phủ
nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tải trợ cho các cơng trình cơng ích,
chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ Trường hợp cần nguồn vốn lớn để đầu tư CSVC cho GDPT nhưng Quỹ ngân sách hạn hẹp, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu để huy động thêm nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân TPCP là loại chứng khốn khơng có rủi ro
thanh tốn và cũng là loại trái phiểu có tính thanh khoản cao Ngoài TPCP, các dia
phương cịn có thể phát hành trái
vốn cho cơng trình, dự án đầu tư của địa phương
1.2.2 Cơ chế phân bỗ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phỗ thông công lập
1.2.2.1 Khái niệm, nội dung cơ chế phân bỗ, sử dụng tài chính đễ đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất giáo duc phé thông công lập
"Cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây, biểu thị cấu trúc
chính quyển địa phương nhằm huy động
máy móc, cách hoạt động của máy, nguyên lý vận hành của máy Từ điển Le Petit
Larousse (1999) giải nghĩa "mécanisme" là “cách thức hoạt động của một tập hợp
các yếu tổ phụ thuộc vào nhau" Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học
Trang 3024
„ Tướng quản lý, cơ chế được hiễu là tổng thể các yếu tổ có quan hệ hữu cơ,
đe động vào sự vận hành của một hệ thống nhất định theo những mục tiêu nhất định; nó bao gồm những yếu tổ thể hiện những tác động điều khiển của chủ thể quản lý đổi với hệ thống thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản
lý và công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của của hệ thống nhằm
đạt được các mục tiêu đã định
Phân bổ, sử dụng tài chính nằm ở trong chu trình ngân sách [21] Trong đi - Phân bổ ngân sách là việc chủ thể quản lý ngân sách phân chia, phân phối
ngân sách theo mục đích, đối tượng, nội dung, địa bản và thời gian sử dụng ngân
sách nhằm đạt được mục tiêu quản lý
~ Sử dụng ngân sách là bước tiếp theo của phân bổ ngân sách trong khâu
chấp hành ngân sách, nhằm biển các chỉ tiêu chỉ ngân sách ghỉ trong kế hoạch phân
bổ trở thành hiện thực
Giữa phân bổ, sử dụng ngân sách có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng Một ngân sách được phân bổ hợp lý, khoa học sẽ là tiền đề để việc sử dụng ngân
sách được thuận lợi, hiệu quả Mặt khác, một ngân sách sử dụng có kết quả cao và
đạt được mục tiêu đề ra là minh chứng cho thấy việc phân bổ ngân sách là tối wu 'Từ các phân tích trên đây, tác giả luận án cho rằng: Cơ chế phân bổ, sử dụng tải chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập được hiểu là tổng hợp các yếu tố có quan hệ hữu cơ được Nhà nước sử dụng để tác động và điều khiển việc phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp, công cụ quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã định về đầu tư xây dựng CSVC GDPT phù hợp với yêu cầu phát triển GDPT công
lập trong mỗi thời kỳ
Nội hàm của cơ chế nảy chính là việc thiết lập các chủ trương, chính sách,
quy định của Nhà nước về phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC
'GDPT công lập, trong đó:
~ Cơ chế phân bổ thường bao gồm các quy định vẻ việc phân cắp quản lý tài chính, các định mức, tiêu chí phân bổ tài chính; các điều kiện, nguyên tắc phân bổ vốn; thẩm tra việc phân bổ vốn và điều chỉnh kế hoạch vốn đã được phân bổ
Trang 3125
~ Cơ chế sử dụng thường bao gồm các quy định về quản lý tài chính từ khâu
xây dựng dự tốn đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát Cơ chế sử dụng
cũng có thể gồm những quy định rất cụ thể từ khâu mở tài khoản để thực hiện các giao dịch của chủ đầu tư, đến những quy định về việc cung cấp các tài liệu cơ sở của dự án đầu tư và quy định về việc thanh toán vốn đầu tư, quy định việc kiểm tra,
kiểm soát thanh toán của các cơ quan chức năng có liên quan
1.2.2.2 Phương pháp phân bỗ, sử dụng tài chính đễ đầu tr xây dung co sé
vật chất giáo dục phỗ thông cơng lập
'Có nhiều phương pháp phân bổ, sử dụng tài chính dé đầu tư xây dựng CSVC
GDPT, trong đó có một số phương pháp cơ bản như:
Phân bổ, sử dụng tài chính theo kiểu truyền thống (dựa trên nguồn lực đầu
vào) áp dụng đối với các đơn vị dự toán thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp cơng,
chủ yếu dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có của NSNN, lịch sử kinh nghiệm cắp
phát các năm trước và một phần nhu cầu thực tế phát sinh Theo đó, cơ chế quản lý,
định mức chỉ tiêu, sử dụng ngân sách, thậm chí quan điểm xây dựng chế độ quản lý
tài chính được thiết lập để kiểm soát theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt Phương pháp quản lý tài chính dựa trên nguồn lực đầu vào thường được áp dụng ở các nước đang phát triển, với những điều kiện hạn chế về thông tin ngân sách, với lượng thời gian bị giới hạn đối với các cơ quan chuẩn bị và thẩm tra ngân sách, với
những khó khăn để xác định các đầu ra và phải chủ yếu dựa vào các đầu vào của các khoản mục ngân sách, thiếu các công cụ để sắp xếp thứ tự ưu tiên và đo lường tính
hiệu quả của chỉ tiêu ngân sách công
Cách thức quản lý tải chính dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ phía các cắp được phân bổ nguồn lực Điều đó thường dẫn đến các kết cục là: Hiệu lực quản lý thấp; không gắn kết được kinh phí cắp ra với mục tiêu phải đạt được; tầm nhìn ngắn hạn vả thiếu chủ động; bắt cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán, khi cắp dưới luôn luôn thiếu, cấp trên luôn bị áp lực về sự giới hạn của nguồn lực trong duyệt và phân bổ ngân sách cho cấp dưới; phân bổ kinh
phí mang tính cào bằng, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu qua sir dung
Trang 3226
+ Để khắc phục những hạn chế của phương thức phân bổ, sử dụng tài chính n thống thì cần nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hướng trao
quyền tự chủ cho các đơn vị dy toán; cần đổi mới phương thức cấp phát ngân sách từ cấp phát và phân bổ kinh phí dựa theo nguồn lực có hạn ở đầu vào sang cắp phát và phân bổ ngân sách gắn với kết quả đầu ra Đây là một phương thức ưu việt trong phân bổ nguồn kinh phí của NSNN
Sản phẩm đầu ra của hoạt động đầu tư CSVC GDPT là: số trường học đạt chuẩn; số phòng học, phịng thí nghiệm, phịng bộ môn được xây dựng Đây là
những sản phẩm hàng hóa vừa có giá trị và vừa có giá trị sử dụng, yêu cầu việc cắp vốn phải theo hướng khối lượng XDCB hoàn thành Phương pháp lập dự tốn mới
khơng thể theo đầu vào như hiện nay mà phải hướng theo kết quả đầu ra Kết quả đầu ra của hoạt động đầu tư CSVC GDPT là: số học sinh trong một trường học; số học
sinh, giáo viên đoạt giải trong các kỳ thỉ; số học sinh được kam thực hành, thí nghiệm;
các sản phẩm của học sinh khi tốt nghiệp phổ thông (thêu thùa, may vá, vẽ, thiết bị đạy học tự làm ); ứng dụng các kiến thức đã học ở phổ thông vào cuộc sống
Phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra đã tiết kiệm thời gian thảo luận cho các cơ quan quản lý và cơ quan thụ hưởng ngân sách, dễ dàng thực hiện được
các thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách, gắn kế hoạch ngân sách với kế hoạch phát triển KT-XH Cách làm này khuyến khích cơ quan sử dụng ngân sách tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nếu đạt được kết quả đầu ra theo quy định, cơ quan thụ hưởng ngân sách được giữ lại khoản tiền đã được phân bổ, co quan kiểm sốt khơng cần kiểm tra quy trình thực hiện Trong trường hợp không đạt được kết quả đầu ra, quy trình chỉ tiêu quyết toán sẽ chịu sự kiểm tra, rà soát rất kỹ Quản lý ngân sách theo đầu ra cũng tạo ra sự chủ động, đồng thời tính chịu trách nhiệm cao hơn đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách
Điều kiện để thực hiện phương pháp quản lý tải chính theo đầu ra là phải phát triển các định chế ngân sách nhằm tạo động lực để các công việc quen thuộc như
đánh giá, tổng kết, phân bổ được thực hiện tại chính các bộ thụ hưởng ngân sách vì
họ có đẩy đủ thơng tỉn hơn và có động lực để làm tốt những cơng việc đó; nâng cao
Trang 332
‘tomy cũng như phân định, sắp xếp thông tỉn sử dụng trong quá trình ra quyết
định về ngân sách; linh bạch hóa q trình ra quyết định về ngân sách, bao gồm cả
việc xác định tiêu chuẩn phân bổ hợp lý trước khi bước vào quá trình này; đặt đầu ra
và kết quả là trọng tâm và định hướng các tranh luận trong quy trình ngân sách
Một số u cầu đối với mơ hình đánh giá chỉ tiêu theo kết quả đầu ra là [41]:
/ Xây dựng kế hoạch ngân sách dựa trên sản phẩm đầu ra theo đặt hàng của
chính phủ;
/ Phân bổ ngân sách theo mục lục chỉ tiết sang phân bổ tổng thể,
* Thiết lập cơ chế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ, các Bộ không nhất thiết phải tự mình cung cấp dịch vụ mà có thể thuê khu vực tư nhân làm nếu họ làm tốt và rẻ hơn;
Người đứng đầu cơ quan phải thực hiện trách nhiệm giải trình trên cơ sở
hợp đồng;
¥ Tach vai trò quản lý Nhà nước ra khỏi các hoạt động kinh doanh;
* Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, chất lượng
đầu ra;
*/ Lập kế hoạch chỉ tiết các khoản chỉ lương, chỉ hành chính
Với các tiêu chí trên cho thấy mơ hình đánh giá chỉ tiêu theo kết quả/đầu ra
có nhiều ưu thế nỗi trội so với đánh giá chỉ tiêu theo đầu vào truyền thống Nhưng
khó khăn, thách thức lớn nhất trong việc lập và quản lý ngân sách theo kết quả/đầu
ra là thiết lập hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu, chỉ số đo lường và đánh giá kết quả/đầu ra sao cho người đánh giá và người được đánh giá đều có thẻ chấp nhận
“Trước đây, việc lập ngân sách theo từng năm một là cách làm phổ biến ở các nước Ngân sách được sử dụng chủ yếu để kiểm soát các cơ quan quản lý chứ
không phải để bảo đám thực thỉ chính sách một cách hiệu quả, và mỗi quan tâm chủ
yếu tập trung vào sự tuân thủ quy trình, thủ tục mà không chú ý đến các mục tiêu, đầu ra, kết quả ngân sách Cách làm này khơng khuyến khích chính phủ xác lập ưu tiên chỉ tiêu một cách chiến lược cho một giai đoạn, khiến cho các bộ khó dự liệu
Trang 34thực hiện vì ngân sách hàng năm đã lập sẵn cho các chương trình hiện
Hanh, khéng phan tmg kip với những thay đổi khách quan
'Nhận thấy những nhược điểm của việc phân bổ, sử dụng tài chính theo niên hạn hàng năm, nhiều nước đã chuyển sang lập ngân sách theo khuôn khổ chỉ tiêu
trung hạn, thường là từ 3-5 năm Mục đích của Khn khổ chỉ tiêu trung hạn là xác
định quy mô các nguồn lực tài chính cần để thực hiện chính sách hiện hành trong, trung hạn nhằm đáp ứng được các hoạt động đề ra của Bộ, ngành, địa phương (cá các hoạt động sử dụng vốn thường xuyên và đầu tư) nhằm đạt tới các sản phẩm và kết quả đầu ra Những nhu cẩu tài chính có thể vượt quá khả năng nguồn lực hiện
có Do vậy, việc lựa chọn ưu tiên, xác định các hoạt động thuộc các tru tiên chính
yếu hoặc thứ yếu, có thể tăng cường hoặc huỷ bỏ, hoặc giảm quy mô là công việc tắt quan trọng, đễ được thực hiện trong khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn Khuôn khổ đó bao gồm việc cân đối các nhu cầu của các lĩnh vực với tổng nguồn lực hiện có, trên cơ sở các ưu tiên tổng thể của quốc gia và của từng bộ, ngành, địa phương
'Thơng thường cơ quan có thẩm quyền chỉ phê chuẩn năm thứ nhất của khuôn
khổ chỉ tiêu trung hạn, còn các năm sau chỉ là dự kiến chỉ phí thực hiện chính sách đã
đề ra Những dự kiến chỉ phí đó là cơ sở để thương lượng hàng năm về phân bổ ngân
sách, dẫn đến hệ thống ngân sách “cuốn chiếu” Mặt khác, cần để dành một khoản dự
phịng để ngân sách có thể ứng phó với những thay đổi, những tình huống khẩn cấp,
ví dụ như cẩn phải khôi phục cơ sở hạ tằng bị thiên tai tàn phá Tuy nhiên, khoản dự phịng này phải tính toán cụ thể, minh bạch, không quá lớn và phải được cơ quan có
thẳm quyền thông qua
Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn trao nhiều quyền chủ động hơn trong việc quyết định
chỉ tiêu cho các bộ, ngành, cơ sở và được xây dựng theo các bước [41]:
“Xác định quy trình hoạt động, sản phẩm và kết quả đầu ra:
“Các sản phẩm đầu ra và các hoạt động là cơ sở xây dựng ngân sách trung hạn iều này có nghĩa là quy trình lập ngân sách phải dựa trên:
~ Các sản phẩm và kết quả đầu ra cần đạt được nhằm đi đến các mục tiêu đã định;
~ Lập kế hoạch số lượng sản phẩm đầu ra trong giai đoạn 3 năm;
Trang 3529
+ + Xác định các hoạt động sẽ tiến hành và lập kế hoạch số lượng các hoạt động cần tiến hành để đạt được các sản phẩm đầu ra đó trong giai đoạn 3 năm;
~ Xác định chỉ phí thực hiện các hoạt động 46;
= So sánh chỉ phí với nguồn lực hiện có;
~ Lựa chọn ưu tiên, quyết định duy trì, hoặc giảm bớt các hoạt động cụ thể
thuộc diện tru tiên thứ yếu cho phù hợp với khả năng nguồn lực được cấp
Sau khi đã thống nhất về các đầu ra và hoạt động, bước tiếp theo là đảm bảo các hoạt động này sẽ giúp chúng ta đạt được những ưu tiên đề ra và sau đó lập kế
hoạch về số lượng đầu ra và hoạt động cần tiến hành trong vòng 3 năm tới Đây sẽ
là cơ sở để hình thành ngân sách cần thiết cho việc xác định và tính tốn khối lượng
đầu vào
Khi quá trình này kết thúc, chúng ta có thể phác thảo một biểu đỗ nêu rõ các nhiệm vụ, mục tiêu, mục đích, các sản phẩm đầu ra, các hoạt động đã thống nhất của bộ, ngành và các đơn vị Điều này rất có lợi, hướng dẫn cho các bước tiếp theo, xác định thống nhất xem ai sẽ chịu trách nhiệm đối với mỗi khâu trong quá trình
triển khai trong hoạt động thực tiễn
Lập kế hoạch và xác định chỉ phí cho các hoạt động: Lập kế hoạch và xác định chi phi cho các hoạt động là cơ sở cho dự toán ngân sách, được bắt đầu bằng, việc mô tả những thay đổi cần tiến hành nhằm cải thiện quá trình soạn lập ngân sách, khái quát quy trình dự tốn chỉ phí cho hoạt động và lập kế hoạch các đầu ra và hoạt động
Lập kế hoạch số lượng các sản phẩm đâu ra: Điểm khởi đầu để xác định chỉ
phí là lập kế hoạch số lượng các sản phẩm đầu ra nhằm đạt được các mục tiêu đã
định Chính các mục tiêu quyết định số lượng các hoạt động sẽ thực hiện Các sản phẩm đầu ra sẽ được lượng hố, tính đếm được để có thể xác định cả về số lượng
vật chất các sản phẩm đầu ra Ví dụ như số lượng cơng trình, dự án, thiết bị lẫn số
Trang 3630
.3 Các công cụ phân bỗ, sử dụng tài chính đễ đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất giáo dục phỗ thông công lập
Có nhiều cơng cụ dùng để phân bổ, sử dụng tải chính để đầu tư xây dựng 'CS§VC GDPT, trong đó có một số cơng cụ cơ bản như:
~ Hệ thống các cơ chế, chính sách về phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư
xây dựng CSVC GDPT công lập
'Ngân sách là chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các chính sách của
Nha nude Vi vay, trong cơ chế phân bổ, sử dụng tải chính cần có các chính sách hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách là rất quan trong để chắc chắn rằng với ngân sách có hạn cẳn được phân bỏ và sử dụng tối
ưu để đạt được các mục tiêu dé ra,
Tay thuộc vào những mục tiêu quản lý khác nhau mà các Nhà nước sẽ xây
dựng và ban hành các cơ chế, chính sách làm cơng cụ trong phân bổ, sử dụng tài
chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập Trong đó:
'Về phân bổ tài chính có các cơ chế, chính sách quy định về: những mục tiêu, nhiệm vụ được phân bổ vốn; những nguyên tắc, điều kiện phân bổ (chẳng hạn như phải có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyển phê duyệt theo quy định mới được phân bổ tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT); những ưu tiên trong phân bổ vốn; trình tự, thủ tục phân bổ; phân công, phân cắp trong phân bỏ
Vé sit dung tai chính, có các cơ chế, chính sách quy định về: nguyên tắc, điều kiện sử dụng vốn; quy định về đấu thầu, thanh toán vốn đầu tư Chẳng hạn như để chỉ đầu tư xây dựng CSVC GDPT là đã có trong dự tốn ngân sách được giao; phải tổ chức đấu thầu theo quy định; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thắm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng
ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chỉ Hay như nguyên tắc sử dụng là phải chỉ theo dự toán và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả
~ Các chế độ, định mức về phân bổ, sử dụng tải chính để đầu tư xây dựng
CSVC GDPT công lập Trong đó:
Để việc phân bổ, sử dụng tài chính đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây
Trang 3731
'gla thường ban hành các chế độ, định mức làm công cụ để thực hiện Trong đó
co quan tài chính căn cứ vào định mức cho từng nhóm mục chỉ hay cho mỗi đối
tượng cụ thể để lập các phương án phẩn bổ ngân sách, đồng thời dựa vào định mức
chỉ mà các đơn vị thụ hưởng nguồn ngân sách được phân bổ mới có căn cứ để triển khai các công việc cụ thể tại đơn vị của mình theo đúng chế độ
Định mức phân bổ, hay còn gọi là định mức tổng hợp theo từng, đối tượng được tính định mức chỉ, là căn cứ để xây dựng và phân bổ tài chính cho các cơ quan, đơn vị sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT Để xác định được định mức phân bổ, cẳn dựa vào những nguyên tắc, tiêu chí được xây dựng theo các eơ chế, chính sách phân bổ Định mức phân bổ được dùng nhiều nhất trong quan hệ giữa các cắp ngân sách với nhau trong quá trình lập dự tốn chỉ ngân sách Chẳng hạn, có thể sử dụng định mức phân bổ theo tiêu chí dân số trong độ tuổi đi học
'GDPT để làm căn cứ phân bổ vốn chỉ thường xuyên cho GDPT giữa các vùng, miễn
khác nhau Theo đó, sẽ có các định mức phân bổ khác nhau theo quy mô đân số và
điều kiện KT-XH giữa các vùng khác nhau, mà thông thường thì những vùng nào khó khăn hơn sẽ có định mức phân bổ kinh phí lớn hơn Với cách lập luận như vậy,
‘co quan phân bổ tai chính cho rằng đã đảm bảo được yếu tố công bằng trong phân bổ nguồn lực tài chính cho các địa phương khác nhau Tuy nhiên, tính công bằng trong phân bổ tài chính căn cứ vào tiêu chí dân số cũng cịn gây nhiều tranh cãi khi xây dựng dự toán hàng năm Đối với việc phân bổ tài chính để đầu tư CSVC cho
các cơ sở GDPT (đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách) thì lại khơng thể sử
dụng định mức phân bổ theo đầu dân như đối với việc phân bổ tài chính giữa các cấp ngân sách đã nêu ở trên Lúc nảy định mức phân bổ tổng hợp phải căn cứ vào quy mô của co sở GDPT và các tiêu chuẩn, chế độ về CSVC_ - kỹ thuật đối với
trường phổ thông
Định mức sử dụng, hay còn gọi là định mức chỉ tiết theo từng mục chỉ là
những chế độ, tiêu chuẩn làm căn cứ để thực hiện chỉ tiêu và kiểm soát chỉ tiêu tải
chính trong đầu tư xây dựng CSVC GDPT Những định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu phải
Trang 3832
‘ea0 Chỉ có như vậy các định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu mới trở thành công cụ
chuẩn xác và hữu hiệu để phục vụ cho quá trình quản lý tải chính đầu tư xây dựng
'C§VC GDPT Dựa trên cơ cấu chỉ tài chính cho mỗi nội dung chi đầu tư xây dựng
CSVC GDPT, người ta sẽ xây dựng định mức chỉ cho từng mục chỉ đó, chẳng hạn như có mục chỉ cho xây dựng sửa chữa nhỏ, mục chi cho xây dựng sửa chữa lớn
Hay chỉ tiết hơn nữa, có thể xây dựng định mức chỉ cho từng khối chức năng của cơ sở GDPT (khối phòng học; khối phục vụ học tập; khối hành chính quản trị; khu sân chơi, bãi tập; khu vệ sinh và khu để xe; khối phục vụ sinh hoạt) nếu như địa bàn đầu
tư có những nét tương đồng về mặt bằng đầu tư, giá cả vật liệu Định mức sử dụng
là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ sở GDPT quản lý điều hành tài chính được phân bổ để đầu tư xây dựng CSVC trong phạm vi đơn vị mình; đồng
thời nó cũng là một trong những căn cứ quan trọng dé các cơ quan phân bổ tài chính
thực hiện các cơng việc kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợp lệ của số kinh phí mà
các cơ sở GDPT đã sử dụng
Để phân bổ, sử dụng có hiệu quả tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT
thì ngồi những chế độ, định mức về tài chính thì cằn thiết phải có các tiêu chuẩn và
định mức về CSVC- kỹ thuật đối với trường phổ thơng, đó là cơ sở để xây dựng kế
hoạch đầu tư trang bị CSVC- kỹ thuật trước mắt cũng như lâu đài cho một nhà
trường Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục phỏ thông, xuất phát từ yêu cầu đổi mới về
nội dung, chương trình, phương pháp và phương tiện giáo dục, tình hình thực tế của nhà trường và khả năng đầu tư đảm bảo ngân sách để xây dựng các định mức, các
tiêu chuẩn về CSVC- kỹ thuật Các quá trình dạy và học trong trường phổ thông sẽ diễn ra liên tiếp từ khi học sinh bắt đầu vào trường cho đến khi tốt nghiệp, suốt quá trình này giáo viên và học sinh phải thực hành thí nghiệm ở nhiều bộ môn Nhu cầu rất cần đến hàng loạt các yếu tố cấu thành CSVC- kỹ thuật, với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày cảng cao và càng hiện đại; về chủng loại ngày càng đa dạng, hình thức ngày cảng đẹp và tính năng ngày càng đa dụng Chính các yếu tố này sẽ
sóp phần nâng cao chất lượng giáo dục Vi vay cin phải xây dựng hoàn chỉnh các
Trang 393
§ thí nghiệm, phịng bộ mơn, nhà thể dục thể thao, thư viện, sân bãi ) Đây là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để xây dựng nhà trường theo hướng
chuẩn hóa và hiện đại hóa CSVC- kỹ thuật
1.2.2.4 Nguyên tắc, điều kiện phân bỗ, sử dụng tài chính đễ đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất giáo dục phỗ thông công lập
a) Nguyên tắc, điều kiện phân bồ
Với đặc điểm đầu tư xây dựng CSVC cho GDPT thường có phạm vi, quy mô
lớn và thực hiện trong thời gian dai, gắn liền với việc thực hiện các dự án đầu tư
CSVC GDPT trong từng thời kỷ Tải chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT khơng
có tính ổn định như vốn chỉ thường xuyên (chẳng hạn sau một thời kỳ ưu tiên tập
trung vào việc đầu tư chuẩn hóa các hạng mục đầu tư của cơ sở GDPT thì thời kỳ
sau lại không ưu tiên đầu tư nhiều vào lĩnh vực đó nữa vì các hạng mục đầu tư đã tương đối hoàn chỉnh theo quy định) nên việc phân bổ nguồn tài chính này ngồi
việc phải tuân thủ những quy định về phân bổ vốn ngân sách nhả nước, còn phải tuân thủ thêm những nguyên tắc, điều kiện sau đây:
Nguyên tắc phân bổ:
~ Các công trình, dự án đầu tư xây dựng CSVC GDPT được bố trí vốn phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển GDPT
~ Các cơng trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định vẻ quản lý đầu tư và xây dựng
~ Khớp đúng với các chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cầu vốn đầu tư ~ Tuân thủ các quy định về đổi tượng đầu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn
đầu tư
~ Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư
~ Bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn Điều kiện phân bổ:
~ Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
~ Đã có trong dự toán ngân sách được giao
~ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 4034
~ Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư của NSNN
'b) Nguyên tắc, điều kiện sử dụng
Do sản phẩm đầu tư xây dựng CSVC GDPT rit da dạng và phức tạp, các
công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn, được tạo ra trong thời gian dài, luôn chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết nên quá trình sử dụng,
phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng,
mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các cơng trình được thực hiện liên tục, đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được
xác định, tránh lãng phí, thiệt hại về vật tư, tiền vốn trong q trình thi cơng Với
những đặc điểm nêu trên, việc sử dung tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT cơng lập ngồi việc phải tuân thủ quy định về sử dụng vốn NSNN cịn phải có
những ngun tắc, biện pháp và trình tự, thủ tục riêng, đồng thời phải gắn với từng dự án đầu tư, phù hợp với đặc điểm của từng hạng mục cơng trình nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và hiệu quả đầu tư [21]
Các nguyên tắc sử dụng vẫn đầu tw dé xây dựng CSVC GDPT công lập gồm:
~ Thứ nhắt, đúng đối tượng
Việc cắp phát vốn đầu tư xây dựng CSVC GDPT được thực hiện theo phương thức cấp phát khơng hồn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các cơng trình
thuộc kết cấu hạ tằng của trường phổ thông, tạo các hạng mục cơng trình cần thiết
cho sự phát triển toàn diện của GDPT Vốn NSNN chỉ được sử dụng để cắp phát, thanh toán cho các cơng trình đầu tư xây dựng trường phổ thơng cơng lập được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, không được sử dụng vốn NSNN để đầu tư cho các trường phổ thông ngồi cơng lập
~ Thứ hai, đúng trình tự đầu tư và xây dựng
Trinh ty đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng từng cơng trình Đối với các dự án sử
dụng vốn NSNN kẻ cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết
kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thỉ công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa
cơng trình vào khai thác sử dụng