1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc và biện pháp phòng trừ tại thành phố đà lạt lâm đồng

115 581 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 6,84 MB

Nội dung

MỤC LỤC 1.1.2 Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây trồng 8 1.2.2 Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ hại cây trồng 22 2.4.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại và diễn bi

Trang 1

MỤC LỤC

1.1.2 Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây trồng 8

1.2.2 Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ hại cây trồng 22

2.4.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại và diễn biến một số bệnh nấm

hại vùng rễ cây hoa lily và hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 24 2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh

thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà

Trang 2

2.4.3 Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính hại vùng rễ

cây hoa lily, hoa cúc bằng biện pháp xử lý đất trước khi trồng tại

2.5.1 Phương pháp điều tra thành phần bệnh nấm hại cây hoa lily, hoa

2.5.2 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và

yếu tố sinh thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily tại Đà

2.5.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh

thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt -

2.5.5 Phương pháp khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính

hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc bằng biện pháp xử lý đất trước

3.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng trồng hoa Đà Lạt - Lâm Đồng 32 3.2 Điều tra thành phần bệnh nấm hại và diễn biến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 33 3.2.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại và diễn biến bệnh nấm hại vùng

3.2.2 Điều tra thành phần bệnh nấm hại và diễn biến bệnh nấm hại vùng

3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt -

Trang 3

3.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh

thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily tại Đà Lạt -

3.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh

thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt -

3.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc bằng biện pháp xử lý đất trước khi trồng tại Đà Lạt -

3.4.1 Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính hại vùng rễ

cây hoa lily bằng biện pháp xử lý đất trước khi trồng tại Đà Lạt -

3.4.2 Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính hại vùng rễ

cây hoa cúc bằng biện pháp xử lý đất trước khi trồng tại Đà Lạt -

3.4.3 Hiệu quả kinh tế của các biện pháp xử lý đất trước khi trồng hoa

Trang 4

5 F oxysporum Fusarium oxysporum

6 F solani Fusarium solani

7 HLPT Hiệu lực phòng trừ

8 NST Ngày sau trồng

9 MĐPB Mức độ phổ biến

11 R solani Rhizoctonia solani

12 S rolfsii Sclerotium rolfsii

13 UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

1.1 Mối quan hệ nhiệt độ, thời gian cần thiết để tiêu diệt các sinh vật

1.2 Tình hình tiêu thụ methyl bromide trong năm 2009 theo các vùng

3.2 Thành phần bệnh nấm hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 33 3.3 Diễn biến bệnh thối thân (Phytophthora spp.) và bệnh héo vàng

(Fusarium oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 36 3.4 Thành phần nấm hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 37 3.5 Diễn biến bệnh lở cổ rễ (R solani) và bệnh héo vàng (F

oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 40 3.6 Ảnh hưởng của giống đến bệnh thối thân (Phytophthora spp.) và

bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 42 3.7 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến bệnh thối thân

(Phytophthora spp.) và bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily

3.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối thân (Phytophthora

spp.) và bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 46

3.9 Ảnh hưởng của địa thế đất đai trồng đến bệnh thối thân

(Phytophthora spp.) và bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily

3.10 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thối thân (Phytophthora

spp.) và bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt -

3.11 Ảnh hưởng của giống đến bệnh lở cổ rễ (R solani) và bệnh héo

vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 52 3.12 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh bệnh lở cổ rễ (R solani) và

Trang 6

bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 54 3.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh lở cổ rễ (R solani) và bệnh

héo vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 56 3.14 Ảnh hưởng của địa thế đất đai đến bệnh lở cổ rễ (R solani) và bệnh

héo vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 58 3.15 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh lở cổ rễ (R solani) và bệnh

héo vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 60 3.16 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh thối thân (Phytophthora spp.) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm

3.17 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 65 3.18 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh lở cổ rễ (R solani) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 67 3.19 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 69 3.20 Hiệu quả kinh tế của các biện pháp xử lý đất trước khi trồng hoa

3.21 Hiệu quả kinh tế của các biện pháp xử lý đất trước khi trồng hoa

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

3.1 Diễn biến bệnh thối thân (Phytophthora spp.) và bệnh héo vàng

(Fusarium oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 36 3.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ (R solani) và bệnh héo vàng (F

oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 40 3.3 Ảnh hưởng của giống đến bệnh thối thân (Phytophthora spp.) hại

3.4 Ảnh hưởng của giống đến bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa

3.5 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến bệnh thối thân

(Phytophthora spp.)hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 44 3.6 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến bệnh héo vàng (F

oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 45 3.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối thân (Phytophthora

3.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh héo vàng (F oxysporum)

3.9 Ảnh hưởng của địa thế đất đai trồng đến bệnh thối thân

(Phytophthora spp.) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 49 3.10 Ảnh hưởng của địa thế đất đai trồng đến bệnh héo vàng (F

oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 49 3.11 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thối thân (Phytophthora

3.12 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh héo vàng (F oxysporum)

3.13 Ảnh hưởng của giống đến bệnh lở cổ rễ (R solani) hại hoa cúc tại

Trang 8

3.14 Ảnh hưởng của giống đến bệnh héo vàng (F oxysporum) hoa cúc

3.15 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh bệnh lở cổ rễ (R solani) hại

3.16 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh bệnh héo vàng (F oxysporum)

3.17 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh lở cổ rễ (R solani) hại hoa

3.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh héo vàng (F oxysporum)

3.19 Ảnh hưởng của địa thế đất đai đến bệnh lở cổ rễ (R solani) hại hoa

3.20 Ảnh hưởng của địa thế đất đai đến bệnh héo vàng (F oxysporum)

3.21 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh lở cổ rễ (R solani) hại hoa

3.22 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh héo vàng (F oxysporum)

3.23 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến bệnh

thối thân (Phytophthora spp.) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 64 3.24 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng 66 3.25 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh lở cổ rễ (R solani) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 68 3.26 Hiệu lực phòng trừ của các biện pháp xử lý đất trước trồng đến

bệnh héo vàng (F oxysporum) hại hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 70

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Hoa là tượng trưng của cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống Hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì đời sống tinh thần cũng được cải thiện và ngày càng được chú trọng, do vậy nhu cầu

về hoa ngày càng tăng, không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hội nghị… Do vậy, nghề trồng hoa còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng hoa

Với độ cao so với mặt biển từ 1,000-1,600 m, khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân năm từ 18-22oC, lượng mưa từ 1,400-1,800mm chia ra hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng có nhiều ưu đãi

và lợi thế về khí hậu phù hợp cho các loại rau, hoa sinh trưởng và phát triển quanh năm Thương hiệu Hoa Đà Lạt đã chiếm lĩnh được thị trường khó tính ở các địa phương thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Ngoài ra đã xuất khẩu đi nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia và Arabia Saudi…

Tính đến năm 2013, diện tích trồng hoa thành phố Đà Lạt khoảng 4.436 ha với sản lượng 1.440.414 nghìn cành Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta đất trồng hoa 1.414,6 triệu đồng (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2013) Trong đó hoa lily

(Lilium) và hoa cúc (Chrysanthemum) được trồng tại Đà Lạt được người tiêu dùng

trong và ngoài nước ưu chuộng bởi đa dạng về chủng loại, màu sắc và chất lượng hoa Theo Chi Cục bảo vệ tỉnh Lâm Đồng, diện tích gieo trồng hoa lily dao động từ 120-140ha Diện tích trồng hoa cúc khoảng 1.055 ha, tập trung chủ yếu tại Đà Lạt

Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã cho thấy một hiện tượng mang tính qui luật là: trồng trọt càng đi vào thâm canh, dịch hại càng phát triển mạnh và tổn thất mùa màng do chúng gây ra càng gia tăng Dịch hại nói chung và bệnh hại trong đất là một thách thức lớn đối với sản xuất các loại cây rau, cây hoa, cây cảnh và các cây khác ở cả điều kiện ngoài đồng cũng như trong nhà kính/nhà lưới Dịch hại trong đất rất khó phòng trừ và là yếu tố hạn chế chính trong sản xuất rau và hoa ở điều kiện nhà kính/nhà lưới tại nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta

Để phòng trừ dịch hại trên cây hoa người dân Đà Lạt tiến hành phun thuốc

Trang 10

định kỳ 2-3 ngày/lần, tổng số lần phun từ 25-30 lần/vụ Bên cạnh đó, để quản lý dịch hại trong đất, phần lớn người dân Đà Lạt hàng năm phải áp dụng biện pháp

xông hơi khử trùng đất bằng methyl bromide (hoạt chất Bromine – Gas 98%)

Theo nhận định của người nông dân trồng hoa tại Đà Lạt, đây là biện pháp cho hiệu quả tối ưu nhất trong việc phòng trừ các loại nấm, tuyến trùng và cỏ dại trong đất Năm 2014 có khoảng 180 ha đất trồng hoa được nông dân Đà Lạt xử lý bằng methyl bromide, với lượng thuốc khoảng 110 tấn Tuy nhiên theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon mà Việt Nam đã ký kết loại trừ dần và tiến đến loại trừ hoàn toàn việc sử dụng methyl bromide trong các ứng dụng ngoài kiểm dịch (Non – Quarantine and Pre-shipment, gọi tắt là non-QPS)

từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp thay thế methyl bromide để xử lý đất trồng mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao, đồng thời bảo vệ được môi trường, môi sinh đang là yêu cầu cấp bách trong sản xuất cây hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lily, hoa cúc… tại Lâm Đồng

Xuất pháp từ yêu cầu cấp thiết trong sản xuất, góp phần giải quyết những

vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh nấm

hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc và biện pháp phòng trừ tại thành phố Đà Lạt

- Lâm Đồng”

2 Mục đích nghiên cứu

Nắm được thành phần, tình hình phát sinh gây hại của một số bệnh nấm chính hại hoa lily, hoa cúc và xác định biện pháp phòng trừ một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng đạt hiệu quả cao

3 Yêu cầu của đề tài

- Điều tra thành phần bệnh nấm và diễn biến một số bệnh nấm hại chính vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng;

- Điều tra ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh thái (giống,

biện pháp luân canh, mật độ trồng, địa thế đất đai, thời vụ) đến một số bệnh nấm

hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng;

- Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm hại chính vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc bằng một số biện pháp xử lý đất trước khi trồng cây tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Burgess và CS (2001) cho rằng “Nấm là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, có khoảng 100 nghìn loài nấm đã được miêu tả trong đó có trên 8 nghìn loài là nguồn gây bệnh hại cây trồng

vì thế còn rất nhiều loài chưa được quan tâm và nghiên cứu Nguồn nấm tồn tại trên các tàn dư cây trồng, trong đất, trong không khí, trong nước, trên quả, hạt hay trong các dụng cụ bảo quản bởi chúng sống không phụ thuộc vào ánh sáng, chúng

có thể tồn tại và phát triển trong bóng tối giống như ngoài ánh sáng”

Theo nghiên cứu của tác giả Blake, hoa cúc Chrysanthemum sp thường bị các bệnh sau: 07 bệnh vi khuẩn, 20 bệnh nấm (nấm trong đất: Fusarium oxysporum , Fusarium solani, Fusarium sp., Pythium sp., Rhizoctonia solani, Rhizoctonia sp., Sclerotium sp.) và 01 bệnh virus

Trên cây hoa Lilium sp (lily) thường bị 04 bệnh do nấm: Botrytis cinerea, Botrytis elliptica, Pythium sp., Rhizoctonia sp và 1 bệnh tuyến trùng

1.1.1 Nghiên c u b nh n m h i vùng r

1.1.1.1 Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum (Schlechtend) Snyder)

Nghiên cứu của Đại học mở Illinois, bệnh héo vàng do nấm Fusarium được gây ra bởi một số hình thức chuyên môn cao đó là nấm Fusarium oxysporum Bệnh héo vàng do Fusarium đã tấn công nhiều khu vườn/nhà kính

trồng hoa và gây hậu quả nghiêm trọng ở bang Illinois như: cúc tây (China-aster), cẩm chướng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ và hoa thủy tiên

Ngoài ra bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum còn gây bệnh trên

nhiều rau quả, trái cây, cây cảnh…

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C Bệnh phá hại nặng trong điều kiện ấm và ẩm Trong điều kiện nhiệt độ đất 25 - 300C và ẩm độ đất quá cao kết hợp với cây sinh trưởng yếu là điều kiện để nấm xâm nhập gây bệnh

Nấm F oxysporum là loại nấm sống trong đất và phân bố rộng rãi trong các loại

Trang 12

đất trồng trọt và đất cỏ, loài nấm này bao gồm hơn 100 dạng chuyên hoá và chủng nấm gây bệnh héo đối với nhiều loại rau, chuối, hồ tiêu, cây họ dưa và nhiều cây cảnh khác (CABI, 2006)

Nguồn bệnh của nấm ở trong đất là dạng bào tử hậu, sợi nấm và bào tử lớn phân bố tập trung ở tầng canh tác

Nấm F oxysporum có sẵn trong đất và rễ cây Trong môi trường nuôi cấy PDA, nấm F oxysporum phát triển nhiều dạng khuẩn lạc Nhìn chung, sợi nấm

khi sinh ban đầu có màu trắng, sau đó thay đổi trạng thái màu sắc khác nhau từ màu tím đến màu tía hoặc có màu cá hồi và xanh nhạt có sắc đỏ, hay màu cá hồi

đến màu da cam, tuỳ thuộc vào chủng hay dạng đặc biệt của nấm F oxysporum

Đường kính khuẩn lạc sau cấy 3 ngày ở nhiệt độ 25oC - 30oC có thể đạt từ 2,5 cm

đến 4,0 cm Nấm F oxysporum sản sinh ra 3 loại bào tử vô tính đó là tiểu bào tử,

đại bào tử và bào tử hậu

Các bào tử hậu thường có dạng hình tròn, có thành bào tử dày do các sợi nấm tạo thành loại bào tử này thường có 1 đến 2 ngăn, chúng được sinh ra trong các đại bào tử hoặc xen giữa các sợi nấm già

Tiểu bào tử là các bào tử có 1 hay 2 ngăn, có hình trứng, hình bầu dục, đây là dạng bào tử có nhiều nhất và được sản sinh trong tất cả các điều kiện, thường được sinh ra trong các mạch dẫn của cây bị bệnh

Đại bào tử là các bào tử có từ 3 đến 5 ngăn Đại bào tử có hình bán nguyệt, hình lưỡi liềm Đại bào tử có thể tồn lưu trong đất lâu đến 30 năm và nó chính là nguồn lan truyền bệnh cho các năm sau và các cây chủ khác (CABI, 2006)

1.1.1.2 Bệnh thối thân (Fusarium solani (Mart) Appel & Wollned)

Nấm F solani gây hại nhiều loại cây trồng khác nhau, chúng gây hại từ khi

cây con có 1 lá thật đến khi thu hoạch Bệnh trên hạt thường có màu trắng đến màu kem, sợi nấm mảnh và xốp, khi có mặt của giọt nước thì nó chứa đầy các bào tử phân sinh trên các nhánh dài của cành bào tử phân sinh, giọt nước mang bào tử không màu, trong suốt không có hình dạng nhất định Theo Denis (1991), khả năng

nhiễm nấm F solani trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là 29%

Trang 13

1.1.1.3 Bệnh thối gốc cây con Pythium spp

Nhóm nấm Pythium spp rất phổ biến trong đất, gây bệnh trên nhiều loại cây trồng Một số loài nấm Pythium spp có thể tấn công giai đoạn đầu quá trình

sinh trưởng của cây, gây thối hạt, lở cổ rễ hoặc thối thân Đây là một nhóm nấm gây bệnh lở cổ rễ cây con Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của cây con cũng có thể

bị nấm này tấn công, gây bệnh

Triệu chứng bệnh: Vết bệnh màu nâu tối, sũng nước bắt đầu trên rễ, sau lan

rộng dần lên thân, lên các bộ phận của cây ở phía trên mặt đất Khi vết bệnh bao phủ toàn bộ xung quanh gốc thân sẽ làm cho cây bị đổ rạp và chết Bị bệnh nhẹ cây có hiện tượng lùn

Trong điều kiện ảm độ cao, một lớp sợi nấm trắng xốp như bông mọc trên

bề mặt các bộ phận bị bệnh của cây

Đặc điểm phát sinh, gây hại

Nấm Pythium spp gây bệnh lở cổ rễ cây con và bệnh thối thân cây trưởng thành

Sự sinh trưởng của nấm Pythium spp và sự phát triển của bệnh lở cổ rễ

cây con bị nhiều yếu tố trong đất, thời tiết ảnh hưởng (dinh dưỡng, nhiệt độ, pH,

độ ẩm, vi sinh vật đất) Mỗi loài Pythium có một điều kiện nhiệt độ tối thích cho

sự phát triển: nhiệt độ 20oC là tối thích cho loài nấm P debaryanum, nhiệt độ

30oC là tối thích cho loài nấm P myriotylum

Nấm Pythium spp phát triển nhanh trong điều kiện ẩm ướt Hạt giống, cây con sinh trưởng trong đất ướt dễ mẫn cảm với nấm Pythium spp nhất là khi nhiệt

độ không thích hợp cho cây ký chủ Cây con mọng nước cũng dễ bị nhiễm bệnh Cây trồng sinh trưởng kém do gặp điều kiện bất lợi (nhiệt độ quá cao/quá thấp, úng nước, thiếu ánh sáng, mất cân bằng dinh dưỡng, thừa đạm) thường bị bệnh nặng hơn so với ruộng cây khỏe

Nấm Pythium phân bố ở trong đất, có thể sống hoại sinh hay ký sinh ở rễ cây Nấm Pythium lây lan nhờ mưa, nước tưới, cây bị nhiễm bệnh,

Pythium tấn công các mô trẻ: như các đầu rễ Sau xâm nhập vào gốc nấm có thể gây ra bệnh thối đen nhanh chóng toàn bộ gốc chính và thậm chí có thể di chuyển lên vào mô thân Nếu đất khô, rễ mới có thể được sản xuất và cây có thể

Trang 14

phục hồi hoặc không bao giờ có triệu chứng của bệnh Dưới điều kiện ẩm ướt hoặc tưới quá nhiều, nhiều rễ bị thối có thể gây héo cây, ngừng phát triển hoặc đổ cây và chết Rễ cây bị chuyển sang màu đen, teo lại và tạo thành một xác ướp cứng

Trong việc kiểm soát bệnh Pythium, cần thiết lập hệ thống thoát nước tốt

và quản lý nước Có thể dùng hơi nước (50°C trong 30 phút), dùng ánh sáng mặt trời (60°C trong 30 phút hoặc 50°C lúc 1 giờ) Vệ sinh môi trường là quan trọng

vì Pythium spp có thể tồn tại trong bụi, các hạt đất trên sàn nhà và căn hộ trong

nhà kính và chậu Hủy bỏ và loại bỏ cây bị bệnh Ngoài ra mycoparasite,

Gliocladium virens, được sử dụng như một tác nhân kiểm soát sinh học Pythium

(Theo UC IPM, 2014)

1.1.1.4 Bệnh lở cổ rễ cây con Rhizoctonia solani Kuhn

Theo trung tâm CABI (2006), nấm R solani Kuhn là một trong những loại

nấm có nguồn gốc trong đất điển hình Nấm được mô tả đầu tiên bởi Kuhn vào năm 1858

Nấm R solani là một loại nấm hoại sinh điển hình, có thể tồn tại trong 3

tháng, thậm chí đến 9 tháng khi vắng mặt cây ký chủ, nấm tồn tại trong đất và bảo tồn trong những hợp chất hữu cơ, sự phát triển của nấm phụ thuộc vào nhiệt

độ, pH và sự cạnh tranh vi sinh vật trong đất Quần thể nấm thường tồn tại và sinh trưởng trong độ sâu 10 cm, bảo tồn dưới dạng hạch nấm và sợi nấm khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát sinh và gây hại, nấm gây bệnh có khả năng phân giải mô tế bào bởi các enzym, sự phát triển của nấm còn liên quan tới tiềm năng lây nhiễm Triệu chứng gây bệnh của nấm thường thấy sau khi cây con mọc nấm bắt đầu xâm nhiễm gây hại Tại gốc cây sát mặt đất chỗ bị bệnh có vết màu thâm đen hoặc màu nâu nhạt bao quanh làm cho mô tế bào cây bị hủy hoại mềm nhũn,

giai đoạn cây con thường bị gãy gục và chết (Sneh et al., 1998)

Bệnh có thể xuất hiện ngay trên thân sau khi mầm nhú lên khỏi mặt đất, làm chết cây con, làm giảm mật độ trồng, nấm gây bệnh còn có thể phát triển trên các vết nứt gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu đen hoặc đỏ nhạt, bệnh phát triển bao quanh thân và làm cho cây bị chết, sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện đất đai và sự phá huỷ của độc tố nấm vào mô cây,

Trang 15

nấm bệnh còn gây ra hiện tượng làm cho bó mạch trong thân bị tắc hoặc chỗ vết

bệnh trên thân lở loét, cuối cùng làm cho cây đổ và chết Nấm R solani gây hại ở

tất cả các vụ trong năm, những cây bị nhiễm bệnh mà còn sống sót trên đồng ruộng thì cho năng suất rất thấp

Nấm R solani có thể sản sinh ra nhiều hạch trong mô cây ký chủ, hạch

nấm này tồn tại trong đất, trên tàn dư cây ký chủ và sẽ được nảy mầm khi được kích thích bởi những dịch gỉ ra từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh hoặc từ việc bổ sung

chất hữu cơ vào đất (Khetmalas et al., 1984)

Ở Philippines, hạch nấm có thể sống được vài tháng ở trong đất, sau khi gieo hạt ở giai đoạn cây con mới hình thành nấm gây bệnh ở rễ, gốc thân sát mặt đất tạo ra những vết bệnh màu nâu hoặc màu xám, gốc thân bị teo thắt lại nên mềm yếu, cây gục xuống và chết Bệnh hại nặng nhất ở giai đoạn cây con (Punju and Damiami, 1966)

1.1.1.5 Bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Saccardo)

Theo Purseglove (1968), nấm S rolfsii thuộc bộ nấm trơ Myceliales Sợi

nấm đa bào trong suốt phân nhánh rất mảnh và phát triển thành sợi nấm màu trắng, từ sợi nấm hình thành hạch nấm có dạng hình cầu, đường kính từ 1-2 mm, lúc đầu hạch màu trắng sau chuyển thành màu nâu Theo tác giả Gulshan và CS., (1992), hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong đất từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, tầng đất canh tác Hạch nấm và sợi nấm có thể tồn tại lâu dài trong

đất và trong tàn dư cây bệnh Nấm S rolfsii gây bệnh có thể sử dụng các chất

hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, nấm sản sinh ra axit oxalic và men phân hủy mô

tế bào ký chủ

Theo Gulshan và CS (1992), ỏ giai đoạn cây con, nấm S rolfsii thường

xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc làm mô cây thối mục, cây khô chết

Nấm S rolfsii phát triển trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 25

- 300C, ở điều kiện nhiệt độ 400C nấm ngừng sinh trưởng Sự thiệt hại do bệnh gây ra tùy thuộc vào nhiệt độ không khí và độ ẩm đất, nấm thường phát sinh và

Trang 16

phá hại nặng ở đất cát pha, tỷ lệ bệnh có thể giảm nếu bón canxi, nguồn bảo tồn

là hạch nấm, hạch nấm có thể lây lan qua quá trình làm đất và chăm sóc, hạch nấm cũng là nơi bảo tồn nguồn bệnh, nấm bệnh sản sinh ra các men như enzym, axit oxalic đồng thời giết chết mô tế bào

1.1.1.6 Bệnh thối thân Phytophthora spp

Theo nghiên cứu của Bakonyi et al (2000), các hoa thuộc họ Lilium spp đã

được trồng trên quy mô lớn (1,2 ha) trong nhà kính cho sản xuất hoa tại một vườn ươm ở Dabas, một thị trấn 40 km về phía đông nam của Budapest Năm 2000, 10-20% số cây của các giống Stargazer và London là bệnh nặng Một số cây đã phát triển một thối mềm với các tổn thương lan rộng từ các cơ sở hoặc giữa các gốc vào

lá Các tác nhân gây bệnh phát triển trong các mô bị bệnh xuất hiện là một

loài Phytophthora Nó có sợi nấm aseptate và túi bào tử là có gai thịt nhỏ, cả hai

suy yếu và không suy yếu, và hình dạng của chúng dao động từ hình trứng mọc dài ra và méo mó Sáu phân lập được thu hồi từ các cây bị bệnh và mẫu đất trên môi trường chọn lọc (Jeffers and Martin, 1986) trông rất giống nhau Họ đã phát triển khuẩn lạc màu trắng với sợi nấm trên không dồi dào và có nhiệt độ tăng trưởng tối đa là 36,5°C trên môi trường thạch bằng hạt đậu Bọc bào tử dài 43.9Â

± 1,35 mm, và rộng 33.2Â ± 0,8 mm, đều không phải là suy yếu và elip đến hình trứng trong hình dạng; hình dạng méo mó không thấy ở văn hóa Bào tử hậu có đường kính 34.9Â ± 1,13 mm là thiết bị đầu cuối hoặc nhuận và hình thành đơn

lẻ Bào tử trứng đã không quan sát thấy

1.1.2 Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây trồng

Theo UC IPM (2010), đất là một hồ chứa rất nhiều mầm bệnh thực vật và cây trồng đang bị tấn công liên tục bởi sinh vật trong đất Nếu điều kiện thuận lợi cho chúng phát sinh phát triển thì cây sẽ bị bệnh Để kiểm soát tốt các bệnh trong đất bao gồm vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và một số virus chúng ta cần tìm hiểu được tác nhân gây bệnh cho cây trồng để có thể giảm số lượng của chúng trong đất bằng phương pháp điều trị thích hợp Do vậy cần kiểm tra thường xuyên ít nhất một lần/ tuần để biết được triệu chứng của bệnh hoặc có dấu hiệu của tác nhân gây bệnh

Một số biện pháp được sử dụng có hiệu quả trong quản lý bệnh trong đất như:

+ Phơi ải đất

Trang 17

+ Làm nóng đất: đa số các tác nhân gây bệnh có thể bị giết chết bởi nhiệt

độ 140°F (60°C) trong 30 phút

Bảng 1.1 Mối quan hệ nhiệt độ, thời gian cần thiết để tiêu diệt

các sinh vật gây hại Sinh vật Nhiệt độ ( 0 C) Thời gian (phút)

như Verticillium và Fusarium oxysporum

Theo báo cáo về việc sử dụng methyl bromide tại Australia (2005), người trồng hoa đã sử dụng methyl bromide là một chất xông hơi đất để giảm thiểu nguy cơ sâu hại, cỏ dại và bệnh nhiễm ký sinh trùng

Trồng hoa trong điều kiện đất được xông hơi khử trùng cho phép người trồng thúc đẩy cây ra hoa nhanh hơn và tăng năng suất bằng cách tăng vụ/ năm, tăng sức đề kháng của cây, hạn chế sâu bệnh

Người trồng hoa ở bang Victoria của Úc hiện nay chỉ sử dụng gần 7 tấn methyl bromide để khử trùng đất và đang có xu hướng giảm đi Hiện nay, người trồng hoa ở đây đã xác định được một sự thay thế methyl bromine về mặt kỹ thuật, kinh tế đó là Telone C35 Telone C35 có hiệu quả rất tốt trong kiểm soát cỏ dại, các bệnh hại tương đương với methyl bromide

Trang 18

Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ methyl bromide trong năm 2009

theo các vùng địa lý trên thế giới

Vùng địa lý

Giới hạn theo Nghị định thư Montreal năm 1992 (tấn)

Lượng tiêu thụ năm

2009 (tấn)

Giảm so giai đoạn 1991-

2009 (%)

Số quốc gia sử dụng

Một số loại thuốc trừ nấm cho hiệu quả caokhisử dụng để xử lý đất trước khi trồng hoặc sau khi gieo/ trồng Hoạt chất Fosetyl-Al (Aliette) chống lại loài

Phytophthora và một số loài Pythium Các thành phần hoạt chất trong Gliocladium virens SoilGard giúp kiểm soát nấm Pythium và Rhizoctonia

Hoạt chất Iprodione (Chipco 26.019) có hiệu quả chống lại Rhizoctonia héo rủ, Sclerotinia, mốc xám, Sclerotium rolfsii

Hoạt chất Streptomyces griseoviridis (Mycostop) là một thuốc xông hơi sinh

học giúp kiểm soát bệnh thối hạt, rễ, thối thân, héo gây ra bởi Alternaria và Phomopsis trên cây cảnh ngoài đồng ruộng Trong điều kiện nhà kính nó có thể ngăn

chặn nấm mốc xám Botrytis và thối rễ của Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia

Thiophanate-methyl (FungoFlo, Cleary của 3336, Zyban, Systec, ) kiểm

soát bệnh Rhizoctonia, thối như bông, Thielaviopsis thối, và một số bệnh Cylindrocladium

Trichoderma spp (Garden Solutions, Guardian) là một loại thuốc diệt nấm

sinh học giúp kiểm soát bệnh ở rễ gây ra bởi Pythium, Rhizoctonia và Fusarium

trong vườn ươm và trồng cây nhà kính

Trang 19

Biện pháp xông hơi sinh học (sử dụng các chất khí từ phân hủy sinh học

các chất hữu cơ) đã được ứng dụng thành công Tại Tây Ban Nha trên trong dâu

tây ở Andalusia và Valencia; ớt ở Murcia và Castilla-La Mancha; bầu bí ở Valencia, Castilla-La Mancha và Madrid; cà chua ở Valencia và quần đảo Canary; brassicae, hoa cắt cành, cây có múi và cây ăn quả ở Valencia; chuối trong quần đảo Canary; và vườn nho ở Castilla-La Mancha Xông hơi sinh học gần đây cũng đã được áp dụng cho các loại cây trồng củ cải ở Thụy Sĩ, Madrid

và cây cà rốt ở Andalusia và Alicante Các vật liệu sử dụng để xông hơi sinh học hầu hết là phân dê, phân cừu và phân bò, các phụ phẩm từ gạo, nấm, ô liu, cây họ cải(Bello el al.,1997: Bello and Melo, 1998: Bello and Miquel 1998a, 1998b;

Bello el al., 1998; Cebolla et al., 1999; García et al., 1999; Bello et al., 2000)

Sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ nhiều loại bệnh hại cây trồng nông nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Trong đó việc sử dụng các vi sinh vật đối kháng để phòng trừ bệnh hại là một trong những hướng chính của biện pháp sinh học

Theo Martin and Abavi (1985) khi nghiên cứu về vi sinh vật đất cho thấy loài

nấm Trichoderma sp là một trong những loài nấm đứng đầu của hệ vi sinh vật đất, nó

có tính đối kháng cao và đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Có rất nhiều nấm đối kháng với các loài nấm gây bệnh, nấm đối kháng có thể kìm hãm,

ức chế sự sinh trưởng, phát triển của các nấm gây bệnh Các loài nấm Penicilium oxalicum, Penicilium frequentans, Penicilium nigiricaus, Penicilium chrysogetum

những loài nấm đối kháng của nấm Pythium sp., R solani, Sclerotium cepivorum, Verticillum alboatrum.

Người đầu tiên đề xuất sử dụng loài nấm đối kháng Trichoderma sp để

phòng trừ nguồn bệnh hại cây trồng là Weidling Tác giả đã đề nghị dùng nấm

Trichoderma sp để trừ nấm hại nấm Rhizoctonia sp gây bệnh thối lở cổ rễ cây

con mới mọc từ hạt của cam quýt Từ đó các nghiên cứu về loài nấm

Trichoderma sp nhằm sử dụng chúng để phòng trừ bệnh hại cây trồng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới Cho đến nay đã có khoảng 30 nước nghiên

cứu và sử dụng nấm Trichoderma sp để phòng trừ bệnh hại cây trồng như ở Nga,

Mỹ, Anh, Đức, Hungari, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines…

Trang 20

Nấm Trichoderma sp có khả năng phòng trừ bệnh nhờ có 4 cơ chế tác

động sau:

* Cơ chế kí sinh (Mycoparasitism)

Hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma trên nhóm gây bệnh cây được R.Weindling mô tả từ năm 1932 Weindling gọi đó là hiện tượng “Giao thoa sợi nấm”

Trước tiên, sợi nấm Trichoderma vây xung quanh sợi nấm gây bệnh cây, sau

đó các sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh, cuối cùng mới thấy nấm Trichoderma xuyên qua sợi nấm gây bệnh làm thủng màng ngoài của nấm gây

bệnh, gây nên sự phân huỷ các chất nguyên sinh trong sợi nấm gây bệnh cây

Những nghiên cứu chi tiết gần đây bằng kính hiển vi điện tử về vùng“Giao thoa sợi nấm” cho thấy cơ chế chính của hiện tượng kí sinh ở nấm

Trichoderma trên nấm gây bệnh cây là sự xoắn của sợi nấm

Trichoderma quanh sợi nấm vật chủ, sau đó xảy ra hiện tượng thuỷ phân thành

sợi nấm vật chủ, nhờ đó mà sợi nấm Trichoderma xâm nhập vào bên trong sợi

nấm vật chủ Chúng phát triển mạnh ở bên trong sợi nấm vật chủ

Điều này dẫn đến hiện tượng chất nguyên sinh ở sợi nấm vật chủ bị phá rối từng phần hoặc hoàn toàn Cuối cùng, nguyên sinh chất bị mất đi và sợi nấm vật chủ

phá vỡ, giải phóng các sợi nấm đang sinh sản của nấm Trichoderma

Những sợi nấm chính của nấm vật chủ bị đánh thủng thành lỗ ở nhiều chỗ Đó là hiện tượng tan rã kitin vùng xung quanh nơi xâm nhập của nấm

Trichoderma (Dubey,1995)

* Cơ chế kháng sinh (antibiotic)

Nấm Trichoderma có khả năng sinh ra một số chất kháng sinh Khả năng sinh ra chất kháng sinh của các loài, chủng, các dạng sinh thái của nấm Trichoderma không giống nhau

- Gliotoxin: là chất kháng sinh được Rweindling và O.Emerson mô tả

năm 1936 do nấm Trichodermal lignorum tạo thành Chất Gliotoxin có phổ tác động rộng lên nhiều vi sinh vật: vi khuẩn (Mycobacterium tuberculosum, Staphylococcus aureus , ), nấm (Ascochyta pisi, Rhizoctonia solani)

Trang 21

Chất Gliotoxin gây tác động độc không chỉ với các nấm khác mà còn

độc ngay cả với nấm Trichoderma (nhưng liều lượng gây chết Trichoderma rất cao, gấp 40 lần so với nấm Rhizoctonia)

- Viridin: Là chất kháng sinh thứ 2 do nấm Trichoderma tạo thành trong

hoạt động sống của chúng Chất kháng sinh này được Brian Hemming phát hiện vào năm 1945 Viridin độc hơn nhiều so với Gliotoxin và có hoạt tính chống nấm cao, với lượng 0.003 - 0.006 mg/ml hoàn toàn kìm hãm sự phát triển của nấm

Fusarium, Collectotrichum,v.v…

Ngoài ra đã xác định một số chất kháng sinh khác do nấm Trichoderma

sinh ra như: chất kháng sinh U- 21693 được Meyer phát hiện năm 1996 do chủng

UC - 4785 (loài T viride) sinh ra

* Cơ chế tác động của men (enzyme)

Nhiều loài Trichoderma có khả năng sản sinh ra men phân giải (như

men Laminarinaza, Chitinaza,…) (Score and Palfreyman, 1994)

Khi phát triển ở trên thành tế bào nấm vật chủ thì nấm Trichoderma có

thể tiết ra những loại men gây suy biến thành tế bào nấm gây bệnh cho cây như men β (1-3) glucanase và chitinase

* Cơ chế cạnh tranh

Nấm Trichoderma có thể biểu hiện tính đối kháng thông qua việc cạnh tranh với nấm gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú Nấm Trichoderma thường

định cư trước so với nấm gây bệnh cây

1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu về bệnh nấm hại vùng rễ

Theo Burgess và CS (2009), các bệnh thối rễ và thân do tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất là nguyên nhân gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng cho cây trồng ở Việt Nam Tính chất trồng trọt quanh năm tại các vùng châu thổ Việt Nam, sự lan truyền của các tác nhân gây bệnh trong nước tưới, thoát nước kém, cây giống không sạch bệnh và khí hậu nhiệt đới là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh này

Trang 22

Các loại nấm trong đất gây hại như (Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium

sp., ) thường xuyên xuất hiện và gây hại làm thiệt hại đáng kể về kinh tế

Theo Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga (2007), cây hoa cúc thường bị

các bệnh nấm gồm: bệnh đốm lá (Cercospora chrysanthemi), bệnh phấn trắng (Odium Chysanthemi), bệnh đốm nâu (Pucinia Chrysanthemi), bệnh đốm vòng (Alternasia sp.) và bệnh lở cổ rễ, thối gốc trắng (Rhizoctonia solani)

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng (2012), bệnh hại trên cây hoa

lily 05 bệnh do nấm gây ra: bệnh thối thân (Phytophthora spp.), bệnh khô lá (Botrytis ulipica), bệnh mốc xám (Botrytis cinerea Pers), bệnh thối củ Fusarium oxysporum , bệnh thối rễ do nấm Rhizoctinia solani, Pythium splendens, Cylindrocarpodestructans Sâu hại trên hoa lily gồm có: Rệp bông (Aphis gossypii Glover), bọ trĩ (Frankliniella intonsa), nhện (Rhizoglyphus robini)

Hoa cúc thường bị 07 loại côn trùng, sâu hại chính là bọ trĩ (Frankliniella sp.), nhện đỏ (Tetranychus urticae), ruồi đục lá (Liriomyza sp.), rệp hại hoa cúc (Myzus percicae), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu khoang (Spodoptera liturafabricius), sâu xanh (Helicoverpa armigera hb)

Có 05 bệnh do nấm gây ra trên hoa cúc là: bệnh rỉ sắt (Puccinia sp.), bệnh

lở cổ rễ (Rhizoctonia solani),bệnh mốc xám (Botrytis cineraria), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum), bệnh phấn trắng (Oidium chrysanthemi); 01 bệnh do vi khuẩn gây ra: bệnh héo xanh (Erwinia chrysanthemi); 01 do tuyến trùng (Aphelenchoides ritzemabosi)

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Mạnh Cường (2008), trong vụ xuân hè 2008, trên các vùng trồng hoa của Hà Nội thành phần bệnh hại trên cây

hoa cúc gồm có 12 bệnh: Bệnh đốm đen lá (Septoria chrysanthemi Allesch), bệnh gỉ sắt (Puccinia chrysanthemi Henn), bệnh đốm xám lá (Cercospora chrysanthemi Heald), bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum DC), bệnh đốm vòng (Altenaria chrysanthemi Keissler), bệnh đốm nâu (Stemphylium floridanum Hannon & Weber), bệnh héo ngọn (Fusarium sp.), bệnh thán thư (Colletotrichum violae-tricolonis ), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn) và bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solani Smith),

bệnh vàng lá sinh lý

Trang 23

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tỉnh và CS., đối với cây hoa lily trồng

ở miền bắc thường bị các bệnh nấm hại như sau: bệnh héo rũ gốc mốc

trắng (Sclerotium rolfsii), bệnh thối hạch đen (Phytophthora) và bệnh thối củ, vảy củ (Fusarium) Đối với cây hoa lily trồng trong chậu vại thì thường bị bệnh

thối củ, vảy củ (Fusarium)

Theo Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga (2007), cây hoa lily thường bị

một số bệnh do nấm như sau: bệnh khô lá (Botrytis ulipica), bệnh mốc tro (Botrylis cinerea Pers), bệnh đốm nâu (Pleospora sp.), bệnh thối rễ, củ (Fusarium, Rhizotonia) và bệnh thán thư (Colletotriclum lilium)

1.2.1.1 Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum (Schlechtend) Snyder)

Chi Fusarium bao gồm nhiều loài gây bệnh cho cây như héo do tắc bó

mạch, thối rễ, thân và bắp, thối cổ rễ cây con và thối củ Một số loài gây bệnh cũng sản sinh độc tố nấm lẫn tạp trong hạt ngũ cốc

Các bệnh héo Fusarium là vấn đề quan trọng ở Việt Nam Những bệnh héo này do các dạng loài của F oxysporum gây ra Một vài dạng F oxysporum

cũng có thể gây thối dưa hấu và củ khoai tây đã bị sâu hoặc dụng cụ gặt hái làm tổn thương

Các bệnh héo Fusarium do các dạng loài của F oxysporum gây ra Mỗi

dạng loài thường chỉ có thể gây héo trên một loài ký chủ Trên thế giới có tới hơn

100 bệnh héo Fusarium Ở Việt Nam, bệnh héo Fusarium trên chuối là một trong những bệnh héo quan trọng và được biết đến nhiều Một số dạng loài Fusarium

gây héo và các bệnh do chúng gây ra ở Việt Nam

Triệu chứng: các triệu chứng sớm bao gồm vàng lá, hơi héo trong ngày

và còi cọc Khi trời nóng, những cây bệnh như cà chua và đậu Hà Lan sẽ chết trong vòng vài ngày Chuối bị bệnh thường chết chậm hơn, trong vòng 1-2 tháng

Bảo tồn: các tác nhân gây bệnh héo Fusarium tồn tại dưới dạng bào tử

hậu trong đất qua thời gian dài Bào tử hậu có hình tròn, là các bào tử một tế bào với vách tế bào dày và có sức chống chịu cao, được hình thành trong mô bệnh

Các tác nhân gây bệnh héo Fusarium cũng có thể có mặt ở vỏ rễ một số cây

không phải là ký chủ, kể cả cỏ dại và cây trồng.Bào tử hậu hình thành trong vỏ rễ

Trang 24

khi cây chết Như vậy những cây trồng không phải là ký chủ phải được kiểm tra

trước khi được khuyến cáo là cây trồng luân canh để phòng trừ héo Fusarium

Xâm nhiễm: Sợi nấm và bào tử vô tính nảy mầm trong tàn dư cây bệnh

và đất xâm nhiễm vào rễ con còn non và lan dần vào các mạch xylem Nấm bệnh sau đó sẽ phát triển trong mạch xylem và lan lên hệ thống mạch dẫn trong thân Quá trình này gây phản ứng của cây, tạo ra các hợp chất phenol và thể sần có màu nâu Những hợp chất này gây hiện tượng hóa nâu của mạch dẫn, một dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh héo khi cắt ngang thân Hiện tượng tắc mạch xylem làm giảm lượng nước di chuyển lên cây, khiến cho cây bệnh bị héo rồi chết

Bệnh héo Fusarium thường liên hệ với tuyến trùng nốt sưng Nấm Fusarium xâm

nhiễm vào cây qua vết thương do tuyến trùng gây ra

Phòng trừ: Các bệnh héo Fusarium rất khó phòng trừ do bào tử hậu tồn

tại qua thời gian dài trong đất Luân canh các cây trồng có khả năng kháng bệnh

ít nhất 2 năm trước khi trồng lại các cây trồng mẫn cảm có thể giúp làm giảm nguồn bệnh Tuy nhiên, loại nấm này vẫn có thể tồn tại bằng cách xâm nhiễm vào vỏ rễ các cây trồng không phải là ký chủ và không biểu hiện triệu chứng Việc này nêu rõ sự cần thiết nghiên cứu đặc tính sinh học của loại nấm này ở từng quốc gia nhằm xác định vai trò của những cây trồng không phải là ký chủ

và thời gian tồn tại của bào tử hậu trong đất

Một số bệnh héo Fusarium đã được phòng trừ thành công bằng phương

pháp sử dụng gốc ghép có khả năng kháng bệnh Ví dụ, phương pháp này đã

được áp dụng để phòng trừ bệnh héo Fusarium trên dưa hấu Không có thuốc

+ Không nên bón nhiều đạm vì dư đạm củ sẽ bị mềm, phát triển nhanh và

dễ bị nhiễm bệnh

Trang 25

+ Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai và tránh không để phân tiếp xúc trực tiếp với bộ rễ

+ Trồng cây ở những nơi thoát nước tốt, tránh tưới nước lên cây trong những tháng mùa khô

+ Bệnh phát triển mạnh ở những chân đất chua vì vậy có thể bón thêm vôi

để tăng độ pH cho đất

+ Trong quá trình chăm sóc tránh làm tổn thương cây

+ Có thể sử dụng đất sạch và trồng lily vào chậu

+ Sử dụng thuốc Trichoderma spp 10 6

cfu/ml (1%) + K-Humate 3.5%) + Fulvate 1% + Chitosan 0.05% + Vitamin B 1 0.1% (Fulhumaxin 5.65SC)

để phòng trừ bệnh

* Trên cây hoa cúc cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Vệ sinh tàn dư thực vật sạch sẽ trước khi cày bừa;

+ Cải tạo đất ho tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ phát triển tối ưu;

+ Không tưới nước lúc trời nắng nóng;

+ Sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Dazomet (min 98%) (Basamid

Granular 97MG) để phòng trừ

1.2.1.2 Bệnh thối thân (Fusarium solani (Mart) Appel & Wollned)

Một số dạng Fusarium solani gây thối cổ rễ cây con họ đậu như đậu Hà

Lan, đậu cô ve, và thối rễ ở các cây trưởng thành Các dạng khác có thể gây hại ở khu vực gốc thân cây lớn như cây vải, bị yếu đi do yếu tố môi trường làm stress

và do các bệnh khác

1.2.1.3 Bệnh thối gốc cây con Pythium spp

Pythium gây bệnh tàn lụi và chết rạp cây con (bệnh do ẩm ướt), và gây thối rễ con ở cây trưởng thành Chúng cũng gây thối củ khoai tây, cà rốt và các

nông sản bảo quản khác Thối rễ và quả do Pythium là một bệnh chủ yếu ở lạc

Các triệu chứng bệnh điển hình ở cây con là héo và chết do thối nâu rễ con

và thối thân Pythium cũng có thể gây hại rễ con nuôi cây, gây hiện tượng còi

cọc, và vàng lá ở các cây trưởng thành

Khi cây bị bệnh trưởng thành, Pythium có thể phát triển và gây thối rễ chính hay rễ cái Pythium cũng có thể gây thối quả ở lạc

Trang 26

Theo Luong và CS (2010), đã báo cáo bệnh thối rễ do nấm Pythium ở cây hoa cúc và đã xác định được tác nhân gây bệnh là Pythium aphanidermatum ở

Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Các triệu chứng điển hình bao gồm cây còi cọc, héo, thối rễ chính, rễ bên và rễ phụ, thối đen thân cây Các bệnh thối rễ thường làm cây bệnh chết hoặc ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn phát triển của cây

Điều kiện phát sinh, phát triển: đất ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các

du động bào tử Pythium xâm nhiễm và lan truyền qua đất Các điều kiện đất và

môi trường ngăn cản sự phát triển của rễ sẽ làm tăng nguy cơ tàn lụi cây con và thối rễ con nuôi cây

Bảo tồn: các loài Pythium tồn tại dưới dạng bào tử trứng được tạo thành

qua quá trình sinh sản hữu tính Trong các điều kiện thuận lợi, những bào tử vách dày này nảy mầm và bắt đầu quá trình xâm nhiễm vào rễ con

Xâm nhiễm: trong đất ướt, du động bào tử được thu hút tới đầu rễ con, ở

đó chúng tạo ra các ống mầm (sợi nấm còn non) xâm nhập qua đầu rễ con và khởi đầu quá trình làm thối rễ

Phòng trừ: có thể xử lý hạt bằng thuốc trừ nấm, và xử lý rễ cây con bằng

cách nhúng rễ vào dung dịch thuốc trừ nấm trước khi trồng Luân canh là một

biện pháp quan trọng nhằm giảm tỷ lệ bệnh thối rễ do Pythium Cần lưu ý sử

dụng các cây giống sạch bệnh

1.2.1.4 Bệnh lở cổ rễ cây con Rhizoctonia solani Kuhn

Theo Burgess và CS., ở Việt Nam có nhiều bệnh do Rhizoctonia gây ra

Một số loài phát triển, xâm nhiễm, gây bệnh trên thân cây và bề mặt lá trong điều

kiện thời tiết ấm, mưa hoặc ẩm độ cao Ví dụ, một loài Rhizoctonia xâm nhiễm vào

lá ngô và gây ra triệu chứng bệnh khô vằn điển hình trên lá Người ta cho rằng cũng loài đó, hoặc một loài tương tự, gây thối bắp cải bắp Những nấm này có thể sinh ra các hạch nấm màu nâu với hình dạng bất định trên bề mặt cây bị bệnh

Các loài Rhizoctonia cũng gây hiện tượng lở cổ rễ cây con như đậu cô ve,

cải bắp, lạc và bông Triệu chứng lở cổ rễ do nấm xâm nhiễm ở phần cổ rễ sát mặt đất có thể làm chết cây con

Trang 27

Bệnh thối rễ Rhizoctonia hình thành do nấm xâm nhập vào cây ở đỉnh sinh

trưởng của các rễ phụ nhỏ Nấm sau đó phát triển từ đầu rễ và lan vào rễ chính

làm thối rễ Rhizoctonia xâm nhiễm ở đỉnh sinh trưởng của rễ con thường đưa

đến triệu chứng 'đầu mác' ở rễ

Ở cây hoa cúc, bệnh xuất hiện ở cả cây con và cây trưởng thành Bệnh thường xuất hiện khi cây bị dư nước hay trong điều kiện nóng ẩm Cây héo rũ và chết khi bị nhiễm bệnh Bệnh thường xảy ra trong vườn ươm và cây con sau khi trồng, độ ẩm cao và giá thể trồng không xử lý nên cây con dễ bị nhiệm bệnh

Triệu chứng: các triệu chứng phụ thuộc vào loài, chủng nấm và cây ký

chủ, bao gồm lở cổ rễ cây con, héo, chết cây con, thối rễ con và thối rễ Thối bắp

cải do Rhizoctonia gây ra những vết thối đen trên lá Bệnh khô vằn lúa và khô

vằn ngô gây ra các vết bệnh màu vàng và các vết mất màu bất thường xen kẽ

Thời tiết: thời tiết mưa ướt, ấm tới nóng tạo điều kiện thuận lợi cho sự

phát triển của các bệnh ở lá và thân cây Các bệnh ở cây con và thối rễ lại gây hại nặng hơn trên cây trồng ảnh hưởng bởi những điều kiện thời tiết không thuận lợi

Ví dụ, cây con đậu cô ve dễ mẫn cảm với bệnh lở cổ rễ khi trời lạnh vì nhiệt độ thấp làm chậm việc nảy mầm và nhú chồi

Các loài Rhizoctonia tồn tại trong đất dưới dạng hạch nấm hoặc sợi nấm

trong tàn dư cây ký chủ

Phòng trừ: bệnh chết rạp cây con (lở cổ rễ) có thể được giảm thiểu bằng cách

xử lý hạt với thuốc trừ nấm như quintozene (pentachloronitrobenzene) và thay đổi thời vụ (ngày) trồng sao cho nhiệt độ và độ ẩm đất có lợi cho nảy mầm và nhú chồi

nhanh Hiệu quả của việc luân canh tùy thuộc vào phổ ký chủ của các loài Rhizoctonia

là đối tượng phòng trừ

Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) cần khử trùng môi trường

dùng ươm cây con và đất trồng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước mùa vụ; sát trùng kỹ dụng cụ, quần áo và chân tay trước khi vào khu vực sản xuất; tiêu huỷ cây nhiễm bệnh và cách ly khu vực nhiễm bệnh; sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tạo sự thông thoáng trong nhà kính

Dùng các chế phẩm vi sinh vật có lợi trong đất như Trichoderma sp để hạn

chế bệnh phát triển

Trang 28

1.2.1.5 Bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Saccardo)

Nấm S Rolfsii gây thối ở gốc thân, cây bệnh héo và chết Biểu hiện các sợi nấm màu trắng và các hạch nấm nhỏ màu nâu tròn dạng hạt cải được hình thành trên bề mặt gốc thân bị bệnh Các sợi nấm trắng phát triển mạnh khi bệnh lan từ cây bệnh sang cây khỏe Nấm tồn tại dưới dạng hạch nấm trong đất qua thời gian dài Bệnh trầm trọng nhất trong điều kiện thời tiết ấm đến nóng, mưa hoặc ẩm (Burgess và CS (2009)

Quá trình xâm nhiễm: sợi nấm phát triển từ hạch nấm xâm nhiễm vào

cây qua gốc thân Quá trình xâm nhiễm sẽ nhanh và mạnh hơn ở những nơi có tàn dư cây bệnh sót lại trên bề mặt đất Các sợi nấm có thể mọc lan đến vài cm trên mặt đất từ cây hoặc mô bị bệnh để xâm nhiễm những cây gần đó

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm của miền Bắc Việt Nam

S rolfsii là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho những cây trồng cạn như lạc, cà chua, bầu bí, ngô, đậu tương (Nguyễn Kim Vân và CS., 2002)

Theo Đỗ Tấn Dũng (2006) nghiên cứu về bệnh héo gốc mốc trắng (S rolfsii Sacc) hại một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận cho biết bệnh phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau Tỷ lệ bệnh héo gốc mốc

trắng cao nhất ở thời điểm sau trồng 58 - 72 ngày Các isolate của nấm S rolfsii

phân lập trên cây lạc, đậu tương, cà chua, đậu xanh, dưa chuột đều có thể lây nhiễm chéo cho nhau

1.2.1.6 Bệnh thối thân Phytophthora spp

Phytophthora là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh trên cây ăn quả, rau màu

và cây công nghiệp ở Việt Nam Các bệnh bao gồm thối rễ; thối thân và quả sầu riêng; thối rễ ớt; thối nõn dứa; thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu; mốc sương cà chua, khoai tây; thối rễ, thân và quả đu đủ; tàn lụi cao su và các cây trồng khác

Triệu chứng: cây bị bệnh chết dần từ ngọn cây và có thể có triệu chứng

thối rễ và nứt ở phần thân gần mặt đất Các cây rau bị thối rễ, như ớt, trở nên còi cọc và héo Cây thường chết nhanh sau khi các triệu chứng héo trầm trọng xảy ra

Trang 29

Xâm nhiễm: cách thức xâm nhiễm tùy thuộc từng loài Tuy nhiên, bào tử

trứng, bọc bào tử động và du động bào tử tạo điều kiện cho việc xâm nhiễm vào các bộ phận khác nhau của cây Mưa tạt phân tán bào tử lên bộ lá của cây vì vậy quá trình xâm nhiễm có thể bắt đầu từ thân, lá và quả, tùy thuộc loài

Phytophthora và ký chủ Côn trùng bò hoặc bay cũng có thể mang nấm từ đất tới các bộ phận phía trên của cây

Bảo tồn: các tác nhân gây bệnh bảo tồn dưới dạng bào tử trứng hoặc bào

tử hậu trong đất, và có thể được di chuyển theo vật liệu nhân giống, đất hoặc nông cụ có chứa nấm bệnh

Khí hậu: các bệnh do Phytophthora thích hợp với điều kiện ẩm ướt

Lượng mưa cao tại các vùng nhiệt đới thúc đẩy quá trình lan truyền của du động bào tử và các mầm bệnh khác theo nước mưa tạt Du động bào tử cũng di chuyển

theo nước trong các lạch và kênh tưới tiêu Nhiều loài Phytophthora ưa điều kiện nóng ẩm, trong khi đó một số loài như P infestans (mốc sương) lại ưa điều kiện

ẩm ướt và mát

Phòng trừ: để phòng trừ thành công các bệnh do Phytophthora thường

hải có sự kết hợp các biện pháp phòng trừ khác nhau:

+ Thoát nước tốt

+ Dùng giống sạch bệnh

+ Ngăn chặn Phytophthora vào những vùng không nhiễm bệnh

+ Dùng phân gà để ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh trong đất + Tiêm phosphonate vào cây

+ Nhúng rễ cây con vào thuốc trước khi trồng để giảm số cây con chết

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh (2015), để

phòng trừ hiệu quả bệnh thối thân do nấm Phytophthora gây ra cần:

+ Luân canh với cây trồng khác ( tốt nhất nên luân canh với lúa nước) + Khử trùng đất trước khi trồng: dùng Alietle 800WG, Ridomil Gold 68WP, pha 100 g/40 lít nước tưới vào đất, trước khi trồng 5-7 ngày

+ Duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa

vụ trồng

Trang 30

+ Đảm bảo đất luôn khô ráo, thoát nước tốt ngay sau khi mưa

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng, đem tiêu hủy

+ Tốt nhất phun kết hợp 10 gam thuốc Xantocin 40WP, với 20 ml Amistar 325SC hòa vào bình bình 16 lít Cũng có thể dùng Alietle 800WG, nồng độ 25 g/bình 16 lít, phun đẫm lá, vào lúc chiều mát Nếu cây đã bị bệnh thì phun mỗi lần cách nhau 5 ngày/1 lần, nếu cây chưa bị bênh chỉ phun để phòng thì phun cách nhau 8-10 ngày/1 lần

1.2.2 Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ hại cây trồng

Tại tỉnh Lâm Đồng để phòng trừ dịch hại trong đất các cây trồng đặc biệt

là các loại hoa cắt cành có giá trị kinh tế cao như hoa lily, cẩm chướng, cát tường, cúc, dâu tây người nông dân trồng hoa thường thuê các công ty xông hơi khử trùng bằng methyl bromide với chi phí dao động khoảng từ 13 – 15 triệu đồng/1000 m2 Tuy nhiên, loại hóa chất này có độ độc cao, chỉ được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng để khử trùng đối với kho tàng và

xử lý các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, không được khuyến khích áp dụng rộng rãi trong sản xuất

Ngoài ra, nông dân tại Lâm Đồng còn áp dụng một số biện pháp như: cày đất và vệ sinh trước khi trồng trọt (vôi), cày ải đất, che phủ đất bằng nilon, luân canh cây trồng, thay đổi lớp đất bề mặt… tuy nhiên tính khả thi chưa cao, giá thành đắt và hiệu quả phòng trừ chưa cao

Một trong các biện pháp đang được nghiên cứu và phát triển mạnh ở Việt Nam đó là chế phẩm sinh học ứng dụng để phòng trừ sâu bệnh nói chung và bệnh nấm nói riêng cũng rất nhiều và rất đa dạng về chủng loại, trong các chế phẩm đó

nấm đối kháng Trichoderma sp

Theo Phạm Văn Lầm (1995) các loài nấm thuộc giống Trichoderma có tính đối kháng với nhiều loài nấm gây bệnh cho cây trồng như R solani, S rolfsii, Fusarium sp., Pythium sp.,

Theo tác giả Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân (1998), khi sử dụng nấm

đối kháng Trichoderma viride ở nồng độ 109 bào tử/g cơ chất có khả năng ức chế

sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii

Trang 31

Theo Nguyễn Đăng Diệp, Võ Màu (2006), nấm Trichoderma spp là một

tác nhân sinh học đối kháng lại các loại nấm gây bệnh cho cây trồng tồn tại trong

đất như Rhizoctonia solani, Fusarium, Sclecrotium rolfsii Nấm Trichoderma có

ít nhất 33 giống, mỗi giống có các đặc tính riêng

Theo nghiên cứu của Đỗ Tấn Dũng (2006), khi khảo sát hiệu lực của nấm

T viride với các isolate nấm S rolfsii trên môi trường nhân tạo thì thấy rằng khi nấm T viride có mặt trước nấm gây bệnh thì bản thân nó có khả năng chiếm chỗ, cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt nấm S rolfsii và trong điều kiện chậu vại nấm đối kháng T viride có thể sử dụng để phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng do nấm S rolfsii hại cây trồng cạn hiệu quả phòng trừ bệnh cao, đạt tới 86,5% (trên cây lạc)

và 94,4% (trên cây đậu tương)

Theo Luong và CS (2010), sử dụng Metalaxyl kiểm soát hiệu quả thối rễ

Pythium trong một thử nghiệm thực địa khi được sử dụng để nhúng toàn bộ cây

trước khi trồng

Trang 32

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng như:

+ Bệnh héo vàng Fusarium sp

+ Bệnh thối gốc cây con Pythium spp

+ Bệnh lở cổ rễ cây con Rhizoctonia solani Kuhn

+ Bệnh thối thân Phytophthora spp

+ Bệnh héo gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Saccardo

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 15/11/2014 – 15/7/2015

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng;

+ Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2.3 Vật liệu nghiên cứu

- Giống hoa lily: Sorbonne, Tiber, Melon (kích cỡ củ 16x18 cm);

- Giống hoa cúc: Đại đóa vàng, Farm vàng, Thọ đỏ;

- Chế phẩm vi sinh đối kháng Trichoderma sp nguồn từ Viện Bảo vệ thực vật;

- Thuốc bảo vệ thực vật hóa học: Viroval, methyl bromire;

- Nilon đen, phân chuồng, vôi bột

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại và diễn biến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily và hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.4.1.1 Điều tra tình hình bệnh nấm hại cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng 2.4.1.2 Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại

Trang 33

cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số bệnh nấm bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.4.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của địa thế đất đai đến một số bệnh nấm hại vùng

rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.4.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số bệnh nấm hại vùng

rễ cây hoa lily, hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.4.3 Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc bằng biện pháp xử lý đất trước khi trồng tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Công thức 1: Xông hơi sinh học + vôi bột +Viroval (Iprodion);

Công thức 2: Xông hơi sinh học + vôi bột + Trichoderma sp.;

Công thức 3: Không xông hơi sinh học + vôi bột + Viroval (Iprodion);

Công thức 4: Sử dụng methyl bromide để xông hơi đất;

Công thức 5: Theo canh tác của nông dân (đối chứng)

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp điều tra thành phần bệnh nấm hại cây hoa lily, hoa cúc tại

01 Chọn 5 ruộng đại diện, mỗi ruộng tiến hành điều tra 10 điểm theo phương pháp ngẫu nhiên không cố định điểm, mỗi điểm 20 cây

- Chỉ tiêu theo dõi: tổng số cây bị hại của từng loại bệnh, tính TLB % để phân mức độ phổ biến (MĐPB) như sau:

+ : Tỷ lệ bệnh <5%

Trang 34

01 Mỗi ruộng thí nghiệm, điều tra 10 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chọn 5 ruộng điều tra, định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần và bổ sung theo giai đoạn sinh trưởng hay thời kỳ xung yếu của cây

- Chỉ tiêu: Đếm tổng số cây từng bị bệnh của từng loại, tính tỷ lệ bệnh

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố

sinh thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.5.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của giống trồng đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành trên 3 giống:

- Công thức 1: giống hoa Sorbonne

- Công thức 2: giống hoa Tiber

- Giống thức 3: giống hoa Melon

Mỗi giống chọn 1 ruộng có diện tích 300m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định

Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm gồm 2 công thức:

Trang 35

- Công thức 1: luân canh với cải bắp

- Công thức 2: chuyên canh - trồng liên tục hoa lily

Giống hoa lily thí nghiệm: Melon

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số bệnh nấm hại vùng

rễ cây hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành gồm 2 công thức:

- Công thức 1: mật độ 25 cây/m2

- Công thức 2: mật độ 35 cây/m2

Giống hoa lily thí nghiệm: Melon

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của địa thế đất đai đến một số bệnh nấm hại vùng

rễ cây hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành trên 2 nền đất:

- Công thức 1: nền đất cao

- Công thức 2: nền đất thấp

Giống hoa lily thí nghiệm: Melon

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số bệnh nấm hại vùng

rễ cây hoa lily tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành ở 2 lứa trồng khác nhau:

- Công thức 1: lứa trồng 19/2/2015

Trang 36

- Công thức 2: lứa trồng 19/3/2015

Giống hoa lily thí nghiệm: Melon

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật trồng và yếu tố sinh thái đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

2.5.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của giống trồng đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành trên 3 giống:

- Công thức 1: giống hoa Đại đóa vàng

- Công thức 2: giống hoa Farm vàng

- Giống thức 3: giống hoa Thọ đỏ

Mỗi giống chọn 1 ruộng có diện tích 300m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định

Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành gồm 2 công thức:

- Công thức 1: luân canh với cải bắp

- Công thức 2: chuyên canh - trồng liên tục hoa cúc

Giống hoa cúc thí nghiệm: Đại đóa vàng

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số bệnh nấm trong đất hại cây hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành gồm 2 công thức:

- Công thức 1: mật độ 60 cây/m2

Trang 37

- Công thức 2: mật độ 70 cây/m2

Giống hoa cúc thí nghiệm: Đại đóa vàng

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

3.5.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của địa thế đất đai đến một số bệnh hại vùng rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành trên 2 nền đất:

- Công thức 1: nền đất cao

- Công thức 2: nền đất thấp

Giống hoa cúc thí nghiệm: Đại đóa vàng

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số bệnh nấm hại vùng

rễ cây hoa cúc tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm được tiến hành ở 2 lứa trồng khác nhau:

- Công thức 1: lứa trồng 15/2

- Công thức 2: lứa trồng 15/3

Giống hoa cúc thí nghiệm: Đại đóa vàng

Mỗi công thức chọn 1 ruộng có diện tích 300 m2 , định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

2.5.5 Phương pháp khảo sát hiệu lực phòng trừ một số bệnh nấm chính hại vùng rễ cây hoa lily, hoa cúc bằng biện pháp xử lý đất trước khi trồng tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB, gồm có 5 công thức, nhắc lại 3 lần, mỗi công thức có diện tích từ 100 - 200m2, định kỳ 7 ngày điều tra 1 lần Mỗi ô thí nghiệm điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm

Trang 38

20 cây cố định Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%)

Giống hoa lily: Melon

Giống hoa cúc: Đại đóa vàng

Công thức 1: Xông hơi sinh học + vôi bột + Viroval (Iprodion)

Nguyên vật liệu: phân bò hoai: 25 tấn/ha, vôi bột:1,5 tấn/ha, Viroval

(Iprodion): 400 g/ha, nilon đen

Phương pháp xử lý: làm nhỏ đất; vôi, phân bò hoai rải đều và Viroval

trộn với đất bột, rải đều bề mặt ruộng; sau đó cày đều đất mặt, tưới ẩm, phủ nilon

10 ngày Lên luống để trồng

Công thức 2: Xông hơi sinh học + vôi bột + Trichoderma sp

Nguyên vật liệu: phân bò hoai: 25 tấn/ha, vôi bột: 1,5 tấn/ha và Trichoderma sp.: 80 kg/ha, nilon đen

Phương pháp xử lý: Rải vôi, làm nhỏ đất: để 5 ngày sau Phân bò rải đều lên ruộng sau đó Trichoderma sp rải đều bề mặt ruộng; cày đều đất mặt, tưới ẩm,

phủ nilon đen trong 10 ngày Lên luống để trồng

Công thức 3: Không xông hơi sinh học + vôi bột + Viroval (Iprodion)

Nguyên vật liệu: vôi bột: 1,5 tấn/ha, Viroval (Iprodion): 400 g/ha, nilon đen Phương pháp xử lý: làm nhỏ đất; vôi, Viroval trộn với đất bột, rải đều bề mặt

ruộng; sau đó cày đều đất mặt, tưới ẩm, phủ nilon 10 ngày Lên luống để trồng

Công thức 4: Sử dụng methyl bromide để xông hơi đất

Nguyên vật liệu: phân bò hoai: 25 tấn/ha, vôi bột: 1,5 tấn/ha, methyl

bromide để xông hơi đất, liều lượng dùng: 500 kg/ha

Phương pháp xử lý: làm nhỏ đất; bón phân chuồng, cày tơi đất, tưới đủ

ẩm để kích thích hạt cỏ nảy mầm để 2-3 ngày Sau đó xông hơi bằng methyl bromide Sau 5 ngày mở bạt, hai ngày tiếp theo đó thì tưới đẫm nước, sau đó cày lại để trồng cây hoa

Công thức 5: theo canh tác của nông dân (đối chứng)

2.6 Phương pháp tính và xử lý số liệu

* Tỷ lệ bệnh (%):

100(%)= ∗

T N TLB

Trang 39

Trong đó:

TLB: tỷ lệ bệnh (%)

N: số cây bị bệnh

T: tổng số cây điều tra

* Hiệu lực (HL%) của các biện pháp tính theo công thức Abbott:

100

% = − ∗

C

T C HL

Trang 40

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng trồng hoa Đà Lạt - Lâm Đồng

Thành phố Đà Lạt, do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và nằm độ cao 1.500m trên cao nguyên Lâm Viên của vùng Tây Nguyên, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên khí hậu mang những điểm khác biệt so với vùng xung quanh thời tiết mát mẻ, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng nước bốc hơi thấp, không có bão

Khí hậu Đà Lạt rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao về rau và hoa ôn đới,

á nhiệt đới, các cây trồng chuyên canh có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, dâu tằm, điều, tiêu, đồng thời cho phát triển lâm nghiệp với khả năng tái sinh rừng cao và tạo sự đa dạng sinh học

Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu tại Đà Lạt - Lâm Đồng

(Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2013)

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm là 18,32oC Tháng có nhiệt

độ cao nhất là tháng 5, bình quân 19,68oC; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất

là tháng 1, trung bình 16,12oC Biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm là

13-16oC; các tháng mùa khô (11, 12, 1, 2, 3, 4) có biên độ giao động nhiệt giữa ngày

và đêm cao (14-16oC); các tháng mùa mưa (5, 6 ,7 , 8, 9, 10) có biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm thấp (13-15oC)

- Độ ẩm không khí: trung bình hàng năm là 85,54%; tháng 9 có độ ẩm trung

bình cao nhất là 90.80% và tháng 2 có độ ẩm trung bình thấp nhất là 78,00%

Ngày đăng: 17/02/2017, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w