Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ, Ngành,
Trang 1SỞ GD&ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Cấp TỈNH phục vụ thi đua khen thưởng năm học 2016-2017
Giải pháp:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
1 Họ và tên: Nguyễn Văn Hải – Học vị, chức vụ: Cử nhân, giáo viên
Vũng Tàu, 2017
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Cơ sở đề xuất giải pháp 1
2 Mục tiêu của giải pháp 1
3 Phương pháp nghiên cứu trong giải pháp 2
4 Những đóng góp mới của giải pháp 2
5 Giới hạn của giải pháp 3
6 Giả thiết của giải pháp 3
7 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 3
8 Kế hoạch thực hiện 7
NỘI DUNG 9
1 Thực trạng 9
2 Biện pháp giải quyết vấn đề 11
3 Hiệu quả áp dụng 18
KẾT LUẬN 24
1 Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 24
2 Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 24
3 Đề xuất, kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC 1 27
PHỤ LỤC 2 46
PHỤ LỤC 3 65
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Cơ sở đề xuất giải pháp
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cảicách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng Mụctiêu, nội dung, chương trình dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy học và
sử dụng những phương pháp dạy học mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thểcủa trường lớp và học sinh mình giảng dạy
Nghị quyết 29 của Đảng nêu rõ nhiệm vụ giải pháp đổi mới giáo dục: “Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coitrọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” “đổi mới mạnh mẽ phương phápdạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ, Ngành, tôi đã áp dụng các phương phápdạy học tích cực vào trong giảng dạy và đúc kết lại được kinh nghiệm trong đề tài
“Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 11 thep định hướng tích cực hóa họcđộng của học sinh”
2 Mục tiêu của giải pháp
- Nâng cao chất lượng dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT
- Đề xuất việc áp dụng một số PPDH tích cực trong dạy học một số nội dung ởchương trình hóa học lớp 11, hướng dẫn soạn một giáo án sử dụng các phươngpháp dạy học tích cực, hướng dẫn soạn và dạy theo phương pháp dự án cácchuyên đề hóa học, phổ biến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cựctrong tổ bộ môn và đơn vị
- Phát triển phẩm chất, năng lực cho HS Rèn luyện các kỹ năng đặc thù củamôn học, rèn luyện tính tự giác, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh
- Tạo ra hứng thú học tập bộ môn hoá học của học sinh phổ thông
Trang 53 Phương pháp nghiên cứu trong giải pháp
3.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, các PPDH truyềnthống và hiện đại, xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới và trong nước, cácđịnh hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay, các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng ở đơn vị về:
+ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực
+ Việc tự học, tự nghiên cứu, mở rộng tri thức của HS, thái độ học tậpcủa HS
+ Sử dụng thực hành thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa
- Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thựctiễn của kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của đề tài)
3.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, các kếtquả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực
3.4 Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, học sinh
3.5 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho lớp thực nghiệm 11A2, 11A3 vàlớp đối chứng 11A1, 11A4 năm học 2016 – 2017 tại trường THPT Nguyễn Du,Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khi học một số nội dung thuộcchương 2: Nitơ – Photpho, chương 3: Cacbon – Silic và chương 4: Đại cươnghóa học hữu cơ, môn hóa học lớp 11 cơ bản; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của đềtài nghiên cứu qua giảng dạy thực nghiệm, khảo sát và bài kiểm tra 45 phút
4 Những đóng góp mới của giải pháp
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạtđộng của HS ở trường THPT
- Phổ biến phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo dự án trong tổ bộ môn
và đơn vị Hướng dẫn soạn một giáo án sử dụng các phương pháp dạy học tíchcực, hướng dẫn soạn và dạy theo phương pháp dự án các chuyên đề hóa họctrong tổ bộ môn và đơn vị
2
Trang 6- Hướng phát triển: có thể mở rộng áp dụng cho các chương khác, chuyên đềkhác trong chương trình hóa học phổ thông và các môn học khác.
5 Giới hạn của giải pháp
- Giới thiệu giáo án một số tiết dạy trong chương 2, 3 và 4 môn hóa học lớp 11
cơ bản
- Giới thiệu một số chuyên đề sử dụng phương pháp dạy học theo dự án như:chuyên đề “Phân bón và tích hợp bảo vệ môi trường”, “Cacbon - hợp chất củacacbon và tích hợp biến đổi khí hậu” trong môn hóa học, lớp 11 cơ bản
6 Giả thiết của giải pháp
Nếu sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt độngcủa HS thì kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao, đồng thời hình thành và pháttriển các năng lực, phẩm chất cho HS như năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lựcsáng tạo cho học sinh và các năng lực xã hội khác như: năng lực giao tiếp, phát biểutrước đám đông và tinh thần trách nhiệm với tập thể từ đó đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh
7 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Cơ sở lí luận
7.1.1 Khái niệm về PPDH, PPDH tích cực, PPDH theo dự án
- Có nhiều khái niệm về PPDH, theo I.Lecne (một chuyên gia nổi tiếng về lýluận dạy học của Liên Xô): “Phương pháp dạy học là một hệ thống tác độngliên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của họcsinh, để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dụcnhằm đạt mục tiêu đã định.” Khái niệm khá phù hợp với việc đổi mới PPDHtheo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS PPDH luôn đặt trong mốiquan hệ hai chiều với mục tiêu và nội dung dạy học:
Mục tiêu
Trang 7- PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa,tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huytính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cựccủa người dạy.
- Dạy học dự án là phương pháp dạy học thể hiện quan điểm dạy học: Dạy người học cách học và Dạy học thông qua hoạt động Dạy học theo dự án tạo
điều kiện cho người học tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, người họctạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định Vì vậy, dạy học theo dự ánđược coi là phương pháp dạy học mà giáo viên và học sinh cùng nhau giảiquyết cả về mặt lý thuyết và thực tiễn Trong phương pháp này, người họcđược cung cấp điều kiện (tài liệu, hoá chất, phần mềm, dụng cụ nghiên cứu ),
và các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích lũyđược kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề Dạy học dự án là một phươngpháp có chức năng kép (kết hợp giữa học tập và nghiên cứu), góp phần gắn lýthuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, nó có vai tròtích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc sáng tạo, năng lực giải quyết vấnđề
7.1.2 Cấu trúc của PPDH
Theo Lothar Klinberg, cấu trúc của PPDH gồm 2 mặt như sau:
4
Trang 8Theo đó, mặt bên trong phụ thuộc một cách khách quan vào nội dungdạy học và trình độ phát triển tư duy của HS Mặt bên ngoài tùy thuộc vào kinhnghiệm sư phạm của GV và chịu ảnh hưởng của cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc Mặt bên trong không dễ quan sát và lâu nay chưa được GV thật sự quantâm Muốn phát triển tư duy tích cực, sáng tạo của HS thì không thể khôngquan tâm nhiều hơn đến mặt bên trong của PPDH.
7.1.3 Đặc trưng của PPDH hóa học
- Trong dạy học hóa học, thí nghiệm là một phương tiện không thể thiếu
- Trong dạy học hóa học, các phương pháp nhận thức sau đây được sử dụngmột cách thường xuyên:
+ Phương pháp diễn dịch – quy nạp: sử dụng khi dạy về mối quan hệgiữa vị trí – cấu tạo – tính chất, khi hình thành khái niệm…
+ Phương pháp cụ thể, trừu tượng: Môn hóa học đòi hỏi HS phải cótrình độ nhất định về tư duy trừu tượng, GV phải sử dụng các phươngtiện trực quan khi đề cập đến các vấn đề mà HS không thể quan sát trựctiếp bằng mắt thường
- Bài tập hóa học là công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và mở rộngkiến thức cho HS, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn đời sống
Nhóm đôi
Dạy học cá thể
Tiến trình lý luận dạy học
Nhập đề
Làm việc với tài liệu mới Ứng dụng
Củng cố
Kiểm tra
Các phương pháp logic
Giải thích - minh họa
Làm mẫu – bắt chước Khám phá Giải quyết vấn
đề, nghiên cứu
Trang 9- Hóa học là bộ môn có nhiều ứng dụng trong đời sống Trong dạy học hóa họccần có sự liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tựnhiên và cuộc sống con người.
7.1.4 Đặc điểm của dạy học theo dự án
- So với các phương pháp dạy học khác, dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm
+ Trước hết, dạy học theo dự án mang tính định hướng thực tiễn Bởi vì,
nhiệm vụ dự án chứa đựng những vấn đề cần giải quyết
+ Dạy học theo dự án mang tính định hướng hứng thú người học Nội
dung học tập gắn với sở thích và nhu cầu của học sinh
+ Dạy học theo dự án còn mang tính định hướng hành động Khác với
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác, trong quá trìnhthực hiện dự án, nhất thiết phải có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết
và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn
+ Một điều khác biệt cơ bản của dạy học dự án và các phương pháp dạy
học khác là dạy học dự án mang định hướng sản phẩm Định hướng này
thể hiện ở chỗ, dạy học dự án phải tạo ra sản phẩm
+ Bên cạnh đó, dạy học theo dự án đòi hỏi tính tự lực cao của người học Trong dạy học dự án, người dạy là người tổ chức, điều khiển người
học tiến hành dự án, người học trực tiếp tham gia dự án Hiệu quả củadạy học dự án càng cao, khi người dạy càng khuyến khích được tínhtrách nhiệm và sự sáng tạo của người học ở mọi khâu của dạy học dự án(hình thành ý tưởng, thực hiện dự án, tổng kết và báo cáo kết quả)
+ Dạy học theo dự án mang tính phức hợp Chính vì nội dung dự án có
sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc môn học khácnhau, nên nhiệm vụ học tập của dự án thường được thực hiện theo
nhóm Vì vậy, dạy học dự án còn mang tính xã hội, đòi hỏi sự cộng tác làm việc Một dự án có thể được chia ra làm nhiều công đoạn, mỗi công
đoạn do một nhóm thực hiện
- Dạy học dự án kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, học sinhchủ động tiếp nhận kiến thức nên kiến thức được lưu giữ lâu hơn Tuy nhiên,dạy học theo dự án thường cần nhiều thời gian, vật chất và kể cả tài chính và
6
Trang 10không phải nội dung kiến thức nào cũng có thể được tổ chức dạy học theo dựán.
- Được sự đồng ý, tạo điều kiện từ Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ từ cácđồng nghiệp
Với những cơ sở thực tiễn trên việc áp dụng phương pháp dạy học định hướngphát huy tính tích cực của HS có nhiều thuận lợi, đảm bảo đem lại hiệu quả dạyhọc cao
8 Kế hoạch thực hiện
22/08-22/08/2016 Chọn đề tài, lập kế hoạch thực hiện
29/08-11/09/2016 Soạn kế hoạch dạy học, chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học
01/11-30/11/2016 - Thực hiện kế hoạch dạy học các nội dung học theo PPDH
định hướng phát huy tính tích cực của HS
- Thực hiện dạy chuyên đề “Cacbon – Hợp chất của cacbon
Trang 11và tích hợp biến đổi khí hậu” theo PPDH dự án.
- Rút kinh nghiệm
01/12-31/12/2016 - Viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Phổ biến ở đơn vị, tổ xây dựng đóng góp ý kiến
NỘI DUNG
1 Thực trạng
1.1 Xu hướng đổi mới và phát triển PPDH hiện nay
1.1.1 Vai trò mới của giáo dục
8
Trang 12Trong ấn phẩm “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” (“Learning: Thetreasure within”, 4/1996) của Hội đồng Quốc tế về giáo dục do UNESCO thànhlập đã nêu lên quan điểm mới về chức năng của giáo dục: “Giáo dục là mộtcông cụ, vừa cho cá nhân, vừa cho tập thể nhằm bồi dưỡng một hình thức hàihòa hơn về sự phát triển của con người” Hội đồng cũng đề ra phương châm
“Học suốt đời” dựa trên bốn cột trụ: học để biết, học để làm, học để cùng sốngvới nhau, học để làm người Đây cũng chính là mục đích của việc học
1.1.2 Xu hướng đổi mới
- Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệnói riêng và nhân cách nói chung phải thích ứng với thực tiễn luôn đổi mới
- Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luônbiến đổi
- Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chungcho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cánhân
- Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp
- Liên kết PPDH với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiệnnghe nhìn, máy vi tính,…) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật
- Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học
- Đa dạng hóa các PPDH phù hợp
1.2 Một số mô hình đổi mới PPDH hóa học hiện nay
1.2.1 “Dạy học hướng vào người học” hay “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”
- Thực hiện “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” không những không hạ thấpvai trò của GV mà trái lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩmchất và năng lực nghề nghiệp, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể làngười gợi mở, hướng dẫn trong các hoạt động độc lập của HS, đánh giá tiềmnăng của mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng
- Bản chất của “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là đặt người học vào vị trítrung tâm của quá trình dạy học, chú trọng đến những phẩm chất, năng lựcriêng của mỗi người Họ vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá
Trang 13trình dạy học, phấn đấu cá thể hóa quá trình dạy học để cho các tiềm năng củamỗi cá nhân được phát huy tối đa.
- Phương cách dạy học này chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng thực hànhvận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn hướng vào
sự thiết thực cho HS hòa nhập xã hội Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp
tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi, tư duy độc lập,sáng tạo cho HS thông qua các hoạt động học tập HS chủ động tham gia cáchoạt động học tập, GV là người tổ chức, điều khiển, động viên, huy động tối đavốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức
1.2.2 Dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
- Bản chất của PPDH theo hướng hoạt động hóa người học là tổ chức chongười học được học tập trong hoạt động tự giác tích cực, sáng tạo của mình,trong đó việc rèn luyện phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi
- Người học trong quá trình học phải là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện
kỹ năng, hình thành thái độ mà không bị động hoàn toàn làm theo yêu cầu của
GV “Hoạt động hóa người học” phải là hoạt động tự giác, tích cực được khởiđộng từ bên trong làm cho người học có động cơ biến nhu cầu của xã hội thànhnhu cầu nội tại của chính bản thân Việc đưa HS vào vị trí chủ thể của nhậnthức sẽ tạo điều kiện để HS hình thành ý thức tự giác, phát triển tư duy sáng tạo
và năng lực giải quyết vấn đề
1.3 Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
- Hiện nay còn nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, chưalấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giáoviên là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức
- Một số giáo viên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chưa thật sự triệt để,việc áp dụng phương pháp mới chưa thành thục, còn nhiều bất cập
- Một số phương pháp dạy học mà giáo viên áp dụng chưa thật sự khuyến khíchđược sự tự học, chưa tập trung vào dạy cách học cho học sinh để tạo cơ sở họcsinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực
- Vì với kiểu dạy cũ nên học sinh còn thụ động trong các tiết học, ít có sự tíchcực, chưa đào sâu kiến thức nên hiệu quả học tập vì thế khó mà tiến bộ hơn
1.4 Thực trạng tự học, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề của HS
10
Trang 14- Vẫn còn rất nhiều HS qua khảo sát thì việc tự học của các em còn qua loa,cho có để đối phó khi GV yêu cầu chứ chưa thật sự tự ý thức, tính tự giác chưacao.
- Một số HS vẫn chưa thấy rõ được vai trò của tự học, tự nghiên cứu, mở rộngtri thức Lên lớp một số HS còn thụ động, chưa tích cực, tự giác trong việc học,giải quyết nhiệm vụ được giao
- Một số HS vẫn chưa quen với PPDH dạy học mới
1.5 Thực trạng sử dụng thực hành thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa
- Một số GV chưa tích cực sử dụng thí nghiệm trong các nội dung dạy học
- Hóa chất, dụng cụ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu
- Khó khăn trong việc vận chuyển hóa chất, dụng cụ khi lên lớp
2 Biện pháp giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề đặt ra ở trên, tôi tiến hành các giải pháp như: Thiết kế vàgiảng dạy các nội dung sử dụng các PPDH dạy học theo hướng tích cực hóa hoạtđộng của HS; lập dự án, xây dựng các chuyên đề và thực hiện giảng dạy nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động của HS, hình thành các năng lực, phẩm chất và rènluyện các kỹ năng cho HS Cụ thể:
2.1 Thiết kế giáo án và giảng dạy các nội dung sử dụng các PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS
2.1.1 Thiết kế kế hoạch dạy học
Chương trình hóa học 11 cơ bản THPT gồm 9 chương, được chia làm 47bài Tôi giới thiệu một số kế hoạch dạy học đã áp dụng trong các chương:chương 2: Nitơ – Photpho, chương 3: Cacbon – Silic và chương 4: Mở đầu hóahọc hữu cơ, nhất là tiết dạy tham gia thao giảng cấp tổ, cấp trường và trong hộithi GV giỏi tỉnh năm học 2016 – 2017 vừa qua
2.1.2 Một số lưu ý khi tiến hành thiết kế một giáo án sử dụng PPDH tích cực
2.1.2.1 Các bước thiết kế
Trang 15- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn KT, KN và yêu cầu
về thái độ trong chương trình.
Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là mộtkhâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án.Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờhọc; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học Nó giúp GV xácđịnh rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT,
KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì)
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.
Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bàytrong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác Kinh nghiệmcủa các GV lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướngdẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mớichọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học Mỗi GV khôngchỉ có KN tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có KN định hướng cáchchọn, đọc tư liệu cho HS GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, đượcđông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy Việc đọc SGK, tài liệu phục vụcho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dungchính xác định những KT, KN cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vicần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bàycác mạch KT, KN và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánhgiá các chi tiết trong từng mạch KT, KN
Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết đượcphạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của
HS và điều kiện dạy học Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đichưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN Nếu nắm vững nộidung bài học, GVsẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bàigiảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN củaSGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá,vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp
12
Trang 16- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH,
GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựachọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giácho phù hợp Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lườngtrước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS Nói cáchkhác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của HS,được xuất phát từ : những KT, KN mà HS đã có một cách chắc chắn, vững bền;những KT, KN mà HS chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảysinh trong quá trình học tập của HS Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trongthực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trướcnhững ý kiến không đồng nhất của HS với những biểu hiện rất đa dạng Dovậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của
HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiếntrước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cựcvốn KT, KN đã có của HS
- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH,
GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KTvào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến
tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS.Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạtvới những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực họctập của từng đối tượng HS Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này,phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, PTDH, hình thức tổ chức DH vàcách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng HStrong giờ học
Trang 17- Bước 5: Thiết kế giáo án
Đây là bước GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ,cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của
GV và hoạt động học tập của HS
Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV
và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vàonhững gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêubài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nộidung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,sáng tạo Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và cónhững điều kiện để thực hiện một giờ dạy học tốt Về nguyên tắc, cần phải thựchiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể
2.1.2.2 Cấu trúc của một giáo án thể hiện qua các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học: Nêu rõ HS cần đạt về KT, KN, thái độ; Các mục tiêu đượcbiểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: GV chuẩn bị các thiết bịdạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất ), các phương tiện dạy học(máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector ) và tài liệu dạy học cầnthiết; Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết)
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạtđộng dạy- học cụ thể Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động; Mục tiêucủa hoạt động; Cách tiến hành hoạt động; Thời lượng để thực hiện hoạt động;Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; nhữngtình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết;những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giảiquyết phù hợp;
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tụcthực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bịcho việc học bài mới
2.1.2.3 Thực hiện giờ dạy học
14
Trang 18- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
+ Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học cóliên quan đến bài mới
+ Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tàiliệu và đồ dùng học tập cần thiết)
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có
thể đan xen trong qtrình dạy bài mới
- Tổ chức dạy học bài học mới:
+ GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện
để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS
+ GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hộinội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụngPPDH phù hợp
- Luyện tập, củng cố:
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã cóthông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theonhững hình thức khác nhau
- Đánh giá:
+ Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi,bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân vàcủa bạn
+ GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học
- Hướng dẫn HS học bài và làm việc ở nhà:
+ GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập,thực hành, thí nghiệm,…)
+ GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới
Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ
HS, điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiệnmột giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu,cứng nhắc
2.1.3 Một số giáo án sử dụng PPDH tích cực hóa hoạt động của HS
[Phụ lục 1]
Trang 19CHUẨN BỊ DỰ ÁNGV/HS đề xuất chủ đề, xác định mục đích dự án.
HS lập kế hoạch dự án, phân công lao động
THỰC HIỆN DỰ ÁN
HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch,kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo sản phẩm
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
HS thu thập kết quả, giới thiệu sản phẩm dự án
GV/HS đánh giá kết quả và quá trình thực hiện
Rút kinh nghiệm
2.2 Thiết kế dự án và giảng dạy theo chuyên đề một số nội dung trong chương trình hóa học lớp 11 cơ bản
2.2.1 Vai trò mục đích của chuyên đề
- Chuyên đề dạy học có tác dụng gắn kết các nội dung học thành một thể thốngnhất, có tính logic Khắc phục được những hạn chế, phát huy tính tích cực củahọc sinh trong học tập
- Tránh những kiến thức trùng lặp ở một số môn, bài học khác
- Chuyên đề dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí, khả năng học tập của họcsinh, nhịp độ học tập, phù hợp hơn với nhu cầu học tập của từng em, trên cơ sở
đó phát triển tối đa năng lực từng học sinh
- Thông qua dự án cũng giúp học sinh đạt được một số năng lực và kỹ năngsau:
+ Hình thành các năng lực của học sinh như: năng lực tự học,năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, nănglực sáng tạo
+ Hình thành một số kỹ năng cho học sinh như: tự lập kế hoạchkhoa học, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề, kỹnăng thuyết trình
2.2.2 Tiến trình thực hiện dạy học theo dự án
Quá trình dạy học dự án có thể chia làm 3 giai đoạn
16
Trang 20Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
- GV đề xuất ý tưởng về đề tài của dự án học tập Đề tài dự án có thể nảysinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS HS là người quyếtđịnh lựa chọn đề tài, nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mụcđích học tập, phù hợp chương trình và điều kiện thực tế
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và những yếu tố khácliên quan đến dự án Trong công việc này, GV là người đề xướng nhưngcũng cần tạo điều kiện cho HS tự chọn nhóm làm việc
- GV hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó HScần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinhphí, thời gian và phương pháp thực hiện Ở giai đoạn này, đòi hỏi ở HStính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm Sản phẩmtạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
- Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiệnnhiệm vụ được giao với các hoạt động: như đề xuất các phương án giảiquyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi
và hợp tác với các thành viên trong nhóm Trong dự án, GV cần tôntrọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho HS traođổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin Các nhóm thường xuyên cùngnhau đánh giá công việc, chỉnh sửa để đi tới đích GV cũng cần tạo điềukiện cho việc làm chủ hoạt động học tập của HS và nhóm HS, quan tâm
Trang 21đến phương pháp học của HS,…và khuyến khích HS tạo ra một sảnphẩm cụ thể, có chất lượng
Giai đoạn 3: Đánh giá dự án
- HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp Sau đó GV và HStiến hành đánh giá, bao gồm:
+ HS tự đánh giá: HS tự nhận xét quá trình thực hiện dự án
và tự đánh giá sản phẩm
+ GV đánh giá: GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện
dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm đểthực hiện những dự án tiếp theo
2.2.3 Nội dung một số chuyên đề
[Phụ lục 2]
3 Hiệu quả áp dụng
3.1 Tiến hành thực nghiệm
3.1.1 Đối tượng thực nghiệm
- Học sinh các lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4 ở trường THPT Nguyễn Du, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1 (nhóm TN): lớp 11A2, 11A3
+ Nhóm 2 (nhóm ĐC): lớp 11A1, 11A4
- Nội dung thực nghiệm: Chương 2, 3 và 4 môn hóa học lớp 11 cơ bản
3.1.2 Thời gian thực nghiệm
- Học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua thái độ tíchcực học tập của HS và qua tham khảo ý kiến)
18
Trang 22- Hiệu quả của đổi mới phương pháp (qua đánh giá nhận xét của GV tham gia
dự giờ đánh giá, nhận xét)
- Giới thiệu, phổ biến việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, đạt hiệu quảcao trong việc giảng dạy môn hóa học ở trường (qua họp tổ chuyên môn và cácbuổi thao giảng, dạy mẫu)
Trang 23Qua biểu đồ phân bố các điểm kiểm tra trước tác động, chúng ta thấy:Kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC được phân bố tương đương nhau.
Vậy trước tác động không có sự khác biệt nhiều về giá trị trung bình điểm kiểm tra, lớp TN và lớp ĐC có sự tương đương về lực học.
Trang 24Sau tác động, lớp TN có điểm trung bình bằng 7,82 so với kết quả bàikiểm tra tương ứng của lớp ĐC có điểm trung bình bằng 7,10; Độ chênh lệchđiểm số giữa hai lớp là 0,72 Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp TN vàlớp ĐC đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp TN được tác động có điểm trung bìnhcao hơn lớp ĐC.
3.2.1.2 Kết quả phẩm chất, năng lực, thái độ học tập của HS
Bên cạnh thống kê điểm số, tôi còn khảo sát bằng cách quan sát,đánh giá quá trình học tập của HS ở lớp thực nghiệm, tôi nhận thấy:
+ Khi mới áp dụng phương pháp học tập mới một số HS còn chút
bỡ ngỡ, nhưng sau vài tiết học các em đã trở nên thành thục, rấtthích được tự mình tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức mới dưới sựhướng dẫn của giáo viên Như vậy phương pháp này đã đem lạihiệu quả về mặt tự lập cho học sinh trong tìm kiếm tri thức mới,
HS có được thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn hóa họchơn
+ HS thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học củamình thông qua việc hoàn thành nội dung công việc được giao,
Trang 25không còn sự thụ động như trước nữa Như vậy đã hình thànhđược sự tự giác cho HS.
+ Khi được hỏi về làm việc nhóm thì lúc đầu các em chưa quen,còn nhiều ý kiến mâu thuẫn nhưng với sự hướng dẫn của giáoviên các em đã tìm được sự hợp tác, tìm được điểm mới bổ sungcho nhau giúp ý kiến nêu ra được hoàn thiện hơn, đem đến hiệuquả giải quyết công việc tốt hơn Qua các phương pháp dạy họctích cực này HS được rèn luyện về cách thức làm việc nhóm, hìnhthành năng lực hợp tác
+ HS tiếp thu nhanh chóng bài học, lớp học trở nên sinh độnghơn và tích cực phát biểu nhiều hơn HS mạnh dạn thuyết trình,rèn luyện được kỹ năng ngôn ngữ, phong cách thuyết trình cũngnhư kỹ năng nhận xét đánh giá sau mỗi phần thuyết trình báo cáocủa các nhóm
+ Nhiều học sinh đã phát hiện được điểm mạnh của mình, như emthì rất sáng tạo đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề, em thì rất tự tinthuyết trình trước đám đông, có em thao tác kỹ năng thực hànhtốt… Qua đó giúp cho giáo viên phát hiện và tạo điều kiện chohọc sinh được phát huy điểm mạnh của từng em
+ Chuyên đề cũng giúp học sinh nắm bắt bài học có hệ thốnghơn, hiểu bài sâu hơn thông qua sơ đồ tư duy tổng kết bài học,các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống cũng nhưdùng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề
3.2.1.3 Kết quả phổ biến sáng kiến kinh nghiệm ở đơn vị
Nhờ được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện từ đơn vị, đồngnghiệp, tôi đã tiến hành dạy mẫu các tiết học sử dụng các phương phápdạy học phát huy tính tích cực của HS, các tiết chuyên đề có sự thamgia của các thành viên trong Ban Giám hiệu, tổ bộ môn cũng như trongcác tiết dạy hội giảng tổ, hội giảng trường và hội thi GV dạy giỏi cấptỉnh cuối tháng 11/2016 vừa qua Kết quả các tiết dạy đều đạt giỏi,được đánh giá xuất sắc, HS tích cực, hiểu bài, rèn luyện được các năng
22
Trang 26lực, phẩm chất cho HS, có hiệu quả cao trong công tác đổi mới phươngpháp dạy học.
Vậy, việc vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của HS và dạy học theo dự án các chuyên đề là thực sự nâng cao kết quả học tập cho HS, hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực và kỹ năng cho HS, HS hứng thú, tích cực trong học tập bộ môn hóa Thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, tiết dạy mẫu và các tiết dạy hội giảng tôi đã phổ biến các phương pháp dạy học tích cực cũng như cách thức tiến hành soạn giáo án, trình tự các bước cũng như các kỹ thuật dạy học, kết hợp tốt các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
KẾT LUẬN
1 Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
- Cải tiến các phương pháp dạy học đã áp dụng ở những năm học trước nhằm tối
ưu để đạt kết quả dạy học cao hơn năm trước
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học theo theo hướng tích cực hóa hoạt độngcủa HS và dạy học theo dự án sẽ tăng hiệu quả dạy học đối với môn học Tùy vàonội dung kiến thức mà GV lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhằm đem lại hiệuquả cao trong giảng dạy
- Giúp khắc phục được phần nào mâu thuẫn giữa thời lượng giảng dạy và khốilượng kiến thức lớn
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “lấy người họclàm trung tâm” trong giai đoạn hiện nay, GV là người hướng dẫn HS chủ độngnghiên cứu, tiếp thu kiến thức mới, mang lại hiệu quả trong công tác dạy học
- Tạo điều kiện cho HS phát triển các năng lực, phẩm chất, rèn luyện các kỹ năng
- Phổ biến các phương pháp dạy học tích cực trong tổ bộ môn và trường học
Trang 272 Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
2.1 Bài học kinh nghiệm
- Không nên nôn nóng, thúc ép HS phải làm được ngay, cần có thêm thời gian để
HS làm quen với phương pháp mới, với cách thức làm việc nhóm, hoạt độngnhóm và hình thành các năng lực, phẩm chất và các kỹ năng, thêm thời gian đểcác HS khác thử sức với vai trò mới nhằm phát hiện và phát huy điểm mạnh của
cá nhân
- Phương pháp dạy học thep hướng tích cực hóa và dạy học theo dự án hiệu quảnhiều hay ít phụ thuộc một phần vào trình độ của HS, nội dung bài học Do vậy
GV cần nghiên cứu kĩ lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS
và nội dung dạy học
- Trong quá trình vận dụng phương pháp mới, GV cần chú ý đến ý kiến phản hồicủa HS để có phương án điều chỉnh kịp thời
2.2 Hướng phát triển
- Đề tài này áp dụng khi dạy nội dung của các chương 2, 3, 4 ở hóa học lớp 11 cơbản, đây mới chỉ là một vài mođun của chương trình hóa học phổ thông, có nhiều nộidung khác, chương khác và ở các cấp lớp 10, 12 cũng có thể vận dụng để đem lại hiệuquả dạy học cao
- Phương pháp dạy học này còn phụ thuộc một phần vào trình độ, năng lực của HScho nên việc áp dụng ở các lớp có trình độ khác nhau cũng cần có sự điều chỉnh chophù hợp hơn
- Bên cạnh các phương pháp dạy học đã áp dụng được giới thiệu trong đề tài, GV
có thể kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất
3 Đề xuất, kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là lấy HS làm trung tâm, đề cao vai tròcủa việc tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hình thành đượccác năng lực, phẩm chất và rèn luyện các kỹ năng cho HS thì cần thiết phải có thờigian, cần phải làm cho HS thấy hứng thú, say mê với bộ môn hóa học và từ tính hiệuquả của đề tài chúng tôi có một số kiến nghị sau:
24
Trang 28- Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nộidung dạy học nhằm giảm tải áp lực học tập, thi cử; phù hợp với thời lượng dạy học vàđiều kiện thực tế của nhà trường; tạo điều kiện thuận lợi cho HS dành thời gian chuẩn
bị, đầu tư cho bài học, rèn luyện tính tự học; tạo điều kiện thuận lợi cho GV vận dụnghiệu quả các phương pháp dạy học mới Động viên sự cố gắng của GV và HS đồngthời có sự hỗ trợ cụ thể cho GV khi đầu tư vào thực nghiệm phương pháp dạy học mớiđồng thời phổ biến cho toàn đơn vị học tập nếu có hiệu quả
- Mạnh dạn đổi mới cách thức thi cử, nội dung kiểm tra, tập trung vào vận dụngkiến thức, liên hệ đời sống sản xuất giúp HS có hứng thú hơn trong học tập
- Phổ biến, nhân rộng các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả nhằm giúp
GV tham khảo nâng cao hiệu quả giảng dạy
- GV cũng như nhà trường tạo điều kiện, môi trường nhằm phát huy các thế mạnhcủa HS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trịnh Văn Biều (2010) Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm Tp.HCM
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở
Trang 291 Kiến thức: Học sinh cần đạt được
- Mức độ biết: Biết vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử củanguyên tố nitơ, cấu tạo phân tử; Tính chất vật lí; Một số ứng dụng chính; Trạngthái tự nhiên, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Mức độ hiểu: Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba; Tính chất hoá học đặctrưng của nitơ là tính oxi hoá ngoài ra còn có tính khử
- Mức độ vận dụng: Liên hệ được thực tế, định lượng được nitơ trong khôngkhí
2 Kỹ năng, năng lực
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ
- Kỹ năng tính toán trong định lượng nguyên tố
- Kỹ năng thao tác thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng
26
Trang 30- Rèn luyện năng lực thuyết trình Hình thành năng lực làm việc nhóm, hợp tácgiải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đãhọc.
- Kỹ năng sử dụng internet, công cụ tìm kiếm phục vụ tự tìm kiếm tri thức củaHS
3 Giáo dục tình cảm, thái độ
- Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn Hóa học
II PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học (PPDH): thảo luận nhóm, thí nghiệm trực quan; tròchơi
- Kỹ thuật dạy học (KTDH): khăn trải bàn, kỹ thuật 3 lần 3, kỹ thuật tia chớp
III CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên (GV)
- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: Cồn đốt, dung dịch NaOH, đĩa thủy tinh, ốngđong
- Phim thí nghiệm khí nitơ phản ứng với khí oxi
- Bài trình chiếu power point, máy tính bảng tương tác với máy chiếu
- Wifi
- Giấy khổ lớn để thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn, bảng phụ giải bài tập nhóm,bảng trả lời trắc nghiệm
- Phân chia nhóm làm việc tại lớp: Chia lớp làm 6 nhóm tương đồng về học
lực, năng lực, ngồi theo sơ đồ bàn ghế bố trí sẵn
+ Nhóm trưởng: phân chia công việc cho các bạn khác và báo cáo kết quả.
+ Thư kí: ghi chép, tổng hợp kết quả, cùng với nhóm trưởng báo cáo kết quả.
+ Các thành viên khác: hoàn thành công việc được giao.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hoạt động “trò chơi” để củng cố kiến thức
2 Học sinh (HS)
- Kiến thức cũ (bài oxi ở hóa học lớp 10 cơ bản)
- Kiến thức liên hệ: sinh học lớp 9 (hô hấp), công nghệ làm lạnh bằng nitơ lỏngtrong công nghiệp và y khoa
- Nghiên cứu nội dung học mới
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập
IV KẾ HOẠCH DẠY HỌC
IV.1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (7’)
Mục tiêu - HS biết thành phần của không khí, định lượng được nitơ
Trang 31- HS hứng thú, tíchcực.
GV nhận xét, đánh giá phần thí
nghiệm Dẫn dắt vào bài Nitơ
IV.2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15’)
Mục tiêu
- Kiến thức: HS biết được CHE, vị trí của nitơ trong BTH; tínhchất vật lý; trạng thái tự nhiên; tính chất hóa học; ứng dụng;điều chế nitơ Liên hệ được thực tế: hô hấp, cơ thể sống, côngnghệ làm lạnh bằng nitơ lỏng
- Hình thành cho HS năng lực tự học, năng lực hợp tác, làmviệc nhóm
- Rèn luyện cho HS kỹ năng thuyết trình và đánh giá, nhận xét
- HS có thái độ tích cực thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao
Phương pháp dạy
Kỹ thuật dạy học Khăn trải bàn
28
Trang 32Thiết bị dạy học Giấy khổ lớn, bút lông, máy chiếu, wifi, máy tính.
Sản phẩm Khăn trải bàn đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao thảo luận
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
GV phân chia nhóm, giao nhiệm vụ
thảo luận cho từng nhóm, hướng dẫn
- Viết công thức electron và
công thức cấu tạo của phân
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu trạng thái
tự nhiên của nitơ
- Viết ptpu giữa N2 với Li,
Al, H2 (cân bằng, ghi rõ điều
kiện nếu có, xác định số oxi
hóa của N trong phản ứng)
- Hình thành năng lựchợp tác, làm việcnhóm
Trang 33- Xem phim tư liệu Viết
ptpu giữa N2 với O2 (cân
bằng, ghi rõ điều kiện nếu
có, xác định số oxi hóa của
N trong phản ứng) Trong
phản ứng trên, nitơ là chất
oxi hóa hay chất khử
Tham khảo: Tìm hiểu lí do vì sao N2
phản ứng trực tiếp với Li ở điều kiện
thường.
GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên
thuyết trình báo cáo kết quả làm việc
của nhóm
HS thuyết trình, cácnhóm khác đánh giá,nhận xét
- Rèn luyện kỹ năngthuyết trình, nhận xétđánh giá
-
IV.3 HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC (15’)
Mục tiêu Giải được bài tập tổng hợp nitơ
HOẠT ĐỘNG
GV ra đề bài:
1 Tính thể tích khí NH3 thu được từ phản
ứng giữa 20 lit khí N2 và 50 lit khí H2
(hiệu suất phản ứng đạt 25%) (Các khí đo
trong cùng điều kiện)
2 Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ
hỗn hợp gồm 4 mol N2 và 10 mol H2 Sau
phản ứng thu được 1,5 mol NH3 Tính
hiệu suất phản ứng tổng hợp
GV hướng dẫn HS làm bài
HS thảo luận nhómcùng nhau tìm ra lờigiải cho bài toán
- HS tích cực thảoluận nhóm Kết hợptốt giữa làm việc cánhân và hợp tácnhóm
- Bảng phụ đã hoànthành lời giải
Yêu cầu các nhóm báo cáo bài làm - Các nhóm dán bảng
phụ lên bảng
-HS rèn luyện kỹ30
Trang 34- HS cả lớp đánh giá, nhận xét năng thuyết trình.
- Năng lực đánh giánhận xét
Phương tiện dạy học - Máy chiếu, bài trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm
Sản phẩm - HS trả lời đúng các câu hỏi
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
GV chia 4 nhóm tiến hành trò chơi “Ai
GV cho các câu hỏi trắc nghiệm, các
nhóm thảo luận nhanh đưa ra đáp án
HS tích cực tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi trong thời gian ngắnnhất
HS trả lời đúng các câu hỏi
2 Giáo án bài Amoniac
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Học sinh cần đạt được
- Mức độ biết: Biết cấu tạo của phân tử NH3, ứng dụng, điều chế NH3, tính chấthóa học của NH3
- Mức độ hiểu: Tính bazơ của NH3 là do cặp electron chưa sử dụng trên nitơ;Tính chất hoá học của NH3 là tính bazơ và có tính khử
- Mức độ vận dụng: Liên hệ được thực tế, viết được phương trình phản ứng
2 Kỹ năng, năng lực
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của NH3
- Kỹ năng tính toán
Trang 35- Kỹ năng thao tác thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
- Rèn luyện năng lực thuyết trình Hình thành năng lực làm việc nhóm, hợp tácgiải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đãhọc
- Kỹ năng sử dụng internet, công cụ tìm kiếm phục vụ tự tìm kiếm tri thức củaHS
3 Giáo dục tình cảm, thái độ
- Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn Hóa học
II PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học (PPDH): thảo luận nhóm, thí nghiệm trực quan; tròchơi
- Kỹ thuật dạy học (KTDH): khăn trải bàn, kỹ thuật 3 lần 3, kỹ thuật tia chớp
III CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên (GV)
- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: Mô hình lắp ghép phân tử, bình khí NH3, nútcao su có ống thủy tinh vuốt nhọn, chậu thủy tinh, dd phenolphtalein, dd NH3,quỳ tím, dd AlCl3, dd Fe2(SO4)3
- Phim thí nghiệm NH3 phản ứng với O2, Br2, quy trình tổng hợp NH3
- Bài trình chiếu power point, máy tính bảng tương tác với máy chiếu
- Máy tính, wifi
- Giấy A4 để HS viết thu hoạch
- Phân chia nhóm làm việc tại lớp: Chia lớp làm 5 nhóm tương đồng về học
+ Tìm hiểu tính chất vật lí của amoniac.
+ Tìm hiểu tính bazơ yếu của amoniac.
+ Tìm hiểu tính khử của amoniac.
+ Tìm hiểu phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2 Học sinh (HS)
- Kiến thức cũ (bài nitơ ở hóa học lớp 10 cơ bản)
- Nghiên cứu nội dung học mới
32