1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La

71 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................. 2 3. Mục đích - đối tượng nghiên cứu .................................................................... 5 3.1. Mục đích ngiên cứu ..................................................................................... 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 2. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 4.1. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ............................................................... 6 5.2. Phương pháp khảo sát thực tế ...................................................................... 6 5.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 7 5.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 7 6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 8 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 8 1.1.1. Khái quát về văn nghị luận ....................................................................... 8 1.1.2. Khái quát về nghị luận văn học ............................................................... 10 1.1.2.1. Thế nào là nghị luận văn học ............................................................... 10 1.1.2.2. Đặc điểm của nghị luận văn học .......................................................... 11 1.1.3. Biện pháp tu từ tiếng Việt ....................................................................... 16 1.1.3.1. Khái quát về ẩn dụ và hoán dụ ............................................................. 16 1.1.3.2. Ẩn dụ ................................................................................................... 17 1.1.3.3. Hoán dụ ............................................................................................... 23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 29 1.2.1. Chương trình - Sách giáo khoa ............................................................... 29 1.2.2. Thực tiễn dạy và học .............................................................................. 29 1.2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên ........................................................ 29 1.2.2.2. Thực trạng cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ của học sinh trong bài văn nghị luận văn học ........................................................................ 30 Tiểu kết ............................................................................................................ 31 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT CHIỀNG SINH ............................................................................................................... 32 2.1. Kết hợp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ với dạy học lí thuyết làm văn ............................................................................................... 32 2.1.1. Trong các tiết hướng dẫn học sinh cách tạo lập văn bản nghị luận .......... 32 2.1.2. Trong các tiết hướng dẫn các thao tác làm văn nghị luận văn học ........... 33 2.2. Rèn luyện cách sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ thông qua hệ thống bài tập .................................................................................................................... 36 2.2.1. Bài tập nhận diện .................................................................................... 37 2.2.2. Bài tập tái hiện........................................................................................ 39 2.2.3. Bài tập phân loại ..................................................................................... 41 2.2.4. Bài tập phân tích ..................................................................................... 43 2.2.5. Bài tập đánh giá giá trị thẩm mĩ .............................................................. 45 2.2.6. Bài tập sáng tạo ...................................................................................... 46 Tiêu kết ............................................................................................................ 50 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 52 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 52 3.2. Yêu cầu thực nghiệm ................................................................................. 52 3.3. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 52 3.4. Địa bàn thực nghiệm ................................................................................. 53 3.5. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................... 53 3.6. Cách thức dạy thực nghiệm ....................................................................... 53 3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................... 54 3.7.1. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................ 54 3.7.1.1. Về định tính ......................................................................................... 54 3.7.1.2. Về định lượng ...................................................................................... 54 3.7.2. Kết quả đánh giá thực nghiệm ................................................................ 55 3.7.2.1. Về giáo viên thực hiện ......................................................................... 55 3.7.2.2. Về phía học sinh thực nghiệm .............................................................. 55 Tiểu kết ............................................................................................................ 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 61 PHỤ LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Có thể nói rằng vấn đề cấp thiết hiện nay của hầu hết các quốc gia trên thế giới là kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội…trong đó vấn đề giáo dục được đặt lên hàng đầu. Năm 1996, Unesco đã khuyến nghị là giáo dục toàn thế giới trong thế kỉ XXI cần phải xây dựng theo hướng “học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người”. Ý thức được điều đó, các quốc gia phát triển trên thế giới đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho giáo dục. Tất cả các quốc gia muốn phát triển, vươn lên hòa nhập thế giới thì ở tầm vĩ mô mỗi người dân sẽ là bậc thang đi lên. Muốn làm được điều đó trình độ tri thức được coi là yếu tố quyết định. Cùng nằm trong guồng quay ấy, Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến Tây Bắc trong vấn đề giáo dục. Tuy nhiên, do là “giáo dục vùng cao” nên còn gặp nhiều khó trong diễn đạt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 1.2. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học lí thuyết và tính chất thực hành của phân môn Làm văn trong môn Ngữ văn, ta thấy rằng mục tiêu lớn nhất của việc dạy học hiện nay là nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh trong đó môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt và Làm văn nói riêng có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh. Do đặc điểm của học sinh vùng này phần đa xuất thân từ con em các dân tộc thiểu số, yếu tố về ngôn ngữ ngữ bản còn in đậm trong từng học sinh. Có thể những vấn đề lí thuyết các em nắm rất tốt nhưng khi thực hành thì còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là cách sử dụng biện pháp tu từ từ vưng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học. 1.3. Qua việc khảo sát thực tế trình độ, kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung và cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học nói riêng của học sinh lớp 11 THPT Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, chúng tôi thấy rằng nhìn chung các em đã nắm được những yêu cầu cơ bản của một bài văn nhưng cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học, thì học sinh còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. 1.4. Với mỗi sinh vên năm cuối việc nghiên cứu khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Nó không những là lần tập dượt nghiên cứu khoa học quan trọng trong cuộc đời sinh viên mà nó còn cung cấp kĩ năng, trau dồi sâu sắc tri thức về vấn đề tham gia nghiên cứu. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đạt được còn giúp sinh viên Formatted: Centered, Level 1, Right: 0,25 cm, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Line spacing: Multiple 1,2 li, No bullets or numbering, Tab stops: 2,54 cm, Left 2 sau khi ra trường làm nguồn ngữ liệu quý báu phục vụ đắc lực cho chuyên môn giảng dạy. Là sinh viên năm thứ tư, tôi mong muốn mình có được những hiểu biết nhất định về đặc điểm trình độ, kĩ năng, kĩ xảo,…nói chung và kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học nói riêng của học sinh THPT – đối tựơng mà sau này tôi sẽ gắn bó cả cuộc đời nhà giáo của mình. Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Với chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta thì thực tế trên đã công nhiều công trình nghiên cứa về phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập nói chung va phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Sách giáo khoa Ngữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ NGÂN

RÈN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHIỀNG SINH,

THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ NGÂN

RÈN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHIỀNG SINH,

THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo,

Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung, giảng viên khoa Ngữ Văn Qua đây, em xin gửi

lời cảm ơn chân thành đến cô, người luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận này

Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế, thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện tỉnh Sơn La, cùng các thầy cô trong tổ phương pháp dạy – học Ngữ Văn và Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thực hiện khóa luận này

Trong quá trình thực hiện khoá luận do thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy em rất mong đượ sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khoá luận này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013

Người thực hiện

Trần Thị Ngân

Trang 4

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

HS: Học sinh GV: Giáo viên NXB: Nhà xuất bản

SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung học phổ thông Tr: Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích - đối tượng nghiên cứu 5

3.1 Mục đích ngiên cứu 5

3.2 Đối tượng nghiên cứu 5

2 Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Nhiệm vụ của đề tài 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6

5.2 Phương pháp khảo sát thực tế 6

5.3 Phương pháp thống kê 7

5.4 Phương pháp thực nghiệm 7

6 Cấu trúc đề tài 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 8

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1.1 Khái quát về văn nghị luận 8

1.1.2 Khái quát về nghị luận văn học 10

1.1.2.1 Thế nào là nghị luận văn học 10

1.1.2.2 Đặc điểm của nghị luận văn học 11

1.1.3 Biện pháp tu từ tiếng Việt 16

1.1.3.1 Khái quát về ẩn dụ và hoán dụ 16

1.1.3.2 Ẩn dụ 17

1.1.3.3 Hoán dụ 23

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 29

Trang 6

1.2.1 Chương trình - Sách giáo khoa 29

1.2.2 Thực tiễn dạy và học 29

1.2.2.1 Thực trạng dạy học của giáo viên 29

1.2.2.2 Thực trạng cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ của học sinh trong bài văn nghị luận văn học 30

Tiểu kết 31

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT CHIỀNG SINH 32

2.1 Kết hợp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ với dạy học lí thuyết làm văn 32

2.1.1 Trong các tiết hướng dẫn học sinh cách tạo lập văn bản nghị luận 32

2.1.2 Trong các tiết hướng dẫn các thao tác làm văn nghị luận văn học 33

2.2 Rèn luyện cách sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ thông qua hệ thống bài tập 36

2.2.1 Bài tập nhận diện 37

2.2.2 Bài tập tái hiện 39

2.2.3 Bài tập phân loại 41

2.2.4 Bài tập phân tích 43

2.2.5 Bài tập đánh giá giá trị thẩm mĩ 45

2.2.6 Bài tập sáng tạo 46

Tiêu kết 50

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52

3.1 Mục đích thực nghiệm 52

3.2 Yêu cầu thực nghiệm 52

3.3 Đối tượng thực nghiệm 52

3.4 Địa bàn thực nghiệm 53

3.5 Kế hoạch thực nghiệm 53

3.6 Cách thức dạy thực nghiệm 53

Trang 7

3.7 Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm 54

3.7.1 Các tiêu chí đánh giá 54

3.7.1.1 Về định tính 54

3.7.1.2 Về định lượng 54

3.7.2 Kết quả đánh giá thực nghiệm 55

3.7.2.1 Về giáo viên thực hiện 55

3.7.2.2 Về phía học sinh thực nghiệm 55

Tiểu kết 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC

Trang 8

1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Có thể nói rằng vấn đề cấp thiết hiện nay của hầu hết các quốc gia trên

thế giới là kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội…trong đó vấn đề giáo dục được đặt

lên hàng đầu Năm 1996, Unesco đã khuyến nghị là giáo dục toàn thế giới trong

thế kỉ XXI cần phải xây dựng theo hướng “học để biết, học để làm việc, học để

chung sống và học để làm người” Ý thức được điều đó, các quốc gia phát triển

trên thế giới đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho giáo dục

Tất cả các quốc gia muốn phát triển, vươn lên hòa nhập thế giới thì ở tầm vĩ

mô mỗi người dân sẽ là bậc thang đi lên Muốn làm được điều đó trình độ tri

thức được coi là yếu tố quyết định Cùng nằm trong guồng quay ấy, Việt Nam

cũng không là trường hợp ngoại lệ Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà

nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến Tây Bắc trong vấn đề giáo dục Tuy

nhiên, do là “giáo dục vùng cao” nên còn gặp nhiều khó trong diễn đạt ngôn ngữ

nói và ngôn ngữ viết

1.2 Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học lí thuyết và tính chất thực hành

của phân môn Làm văn trong môn Ngữ văn, ta thấy rằng mục tiêu lớn nhất của

việc dạy học hiện nay là nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh

trong đó môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt và Làm văn nói riêng có

một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh

Do đặc điểm của học sinh vùng này phần đa xuất thân từ con em các dân tộc

thiểu số, yếu tố về ngôn ngữ ngữ bản còn in đậm trong từng học sinh Có thể

những vấn đề lí thuyết các em nắm rất tốt nhưng khi thực hành thì còn nhiều

vướng mắc, đặc biệt là cách sử dụng biện pháp tu từ từ vưng ngữ nghĩa trong

làm văn nghị luận văn học

1.3 Qua việc khảo sát thực tế trình độ, kĩ năng viết bài văn nghị luận nói

chung và cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận

văn học nói riêng của học sinh lớp 11 THPT Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, tỉnh

Sơn La, chúng tôi thấy rằng nhìn chung các em đã nắm được những yêu cầu cơ bản

của một bài văn nhưng cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm

văn nghị luận văn học, thì học sinh còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế

1.4 Với mỗi sinh vên năm cuối việc nghiên cứu khoa học sẽ mang lại rất nhiều

lợi ích Nó không những là lần tập dượt nghiên cứu khoa học quan trọng trong cuộc

đời sinh viên mà nó còn cung cấp kĩ năng, trau dồi sâu sắc tri thức về vấn đề

tham gia nghiên cứu Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đạt được còn giúp sinh viên

Formatted: Centered, Level 1, Right: 0,25 cm,

Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Line spacing: Multiple 1,2 li, No bullets or numbering, Tab stops: 2,54 cm, Left

Trang 9

sau khi ra trường làm nguồn ngữ liệu quý báu phục vụ đắc lực cho chuyên môn giảng dạy

Là sinh viên năm thứ tư, tôi mong muốn mình có được những hiểu biết nhất định về đặc điểm trình độ, kĩ năng, kĩ xảo,…nói chung và kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học nói riêng của học sinh THPT – đối tựơng mà sau này tôi sẽ gắn bó cả cuộc đời nhà giáo của mình

Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài nghiên cứu

của mình là: “Rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong

làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông

Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta thì thực tế trên đã công nhiều công trình nghiên cứa về phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập nói chung va phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu như:

Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9, 10,11, NXB Giáo dục, trong một số giờ Làm văn đã đưa ra một số cách sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học, đặc biệt là biện tu từ pháp ẩn dụ, hoán dụ Cuốn “Làm Văn” của Lê A, Nguyễn Trí không những cung cấp lí thuyết về văn nghị luận nói chung, mà còn cung cấp những lí thuyết về làm văn nghị luận văn học

Hơn nữa, trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của Lê A, Nguyễn Quang Minh, Bùi Minh Toán đã đưa ra các phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và phương pháp dạy học Làm Văn nói riêng Đồng thời, đưa ra các phương pháp dạy học cụ thể, trong đó có phương pháp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ trong dạy học lí thuyết và hệ thống bài tập

Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ, hoán dụ từ lâu được các nhà nghiên cứu quan tâm Trong các giáo trình về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Đình Tư và Nguyễn Ngọc Cân đều nói đến hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ nói riêng Bên cạnh đó, các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt…cho rằng ẩn dụ, hoán dụ là những phép

tu từ dùng để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc tiếng Việt Song

ở mỗi tác giả, ở mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau

Trang 10

Đỗ Hữu Châu, xem ẩn dụ, hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Đồng thời, định nghĩa về phương thức ẩn dụ, hoán dụ: “Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y) nếu như x và y có nét nào giống nhau Còn phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế khách quan Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tương đồng giữa x và y Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tiếp cận (gần gũi nhau) giữa x và y” [5 - tr.104]

Đinh Trọng Lạc giải thích ẩn dụ là: “Phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó” [11- tr.194] Đồng thời đưa ra định nghĩa về hoán dụ là: “Phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó” [11 - tr.203]

Hữu Đạt cho rằng: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra Người tiếp nhận văn bản khi tiếp nhận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự việc, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản Như vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này

để biểu thị sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc” [6 - tr.302] Mặt khác cũng đưa ra định nghĩa về hoán dụ như sau: “Hoán dụ là cách tạo tên gọi mới cho đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể nhằm diễn

tả sinh động nội dung thông báo mà người nói muốn đề cập [6 - tr.309]

Ngoài ra, Lê Đình Tư và Nguyễn Ngọc Cân coi ẩn dụ, hoán dụ là các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ Đồng thời, quan niệm “hoán dụ là phương thức làm biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này để chỉ một sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở mối quan hệ tất yếu giữa sự vật, hiện tượng ấy” [20] “Ẩn dụ cũng là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở sự giống nhau về một khía cạnh nào đấy giữa hai

sự vật hay hiện tượng ấy” [20]

Nguyễn Thái Hòa, gọi ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa, có khả năng gợi hình, gợi cảm Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm ba loại: “Từ cụ thể đến

cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể” [7] Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ Với cách phân chia này, mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng chưa được thể hiện rõ nét và cũng chưa thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ Hay Cù Đình Tú xem ẩn dụ “là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này

Trang 11

dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng của hai đối tượng” [8] Dựa vào khả năng giữa hai đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: “Tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và tương đồng về cơ cấu” [18] Nhìn chung cách phân chia này phù hợp với chức năng biểu cảm của ẩn dụ

tu từ Tuy nhiên, cách nhận định về ẩn dụ tu từ này mang nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ

Ngoài ra Nguyễn Lân cũng giải thích ẩn dụ là “phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở tương đồng, sự giống nhau…giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái nói đến Ẩn dụ cũng là một cách ví, nhưng không cần dùng đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, bằng…” [14] Bên cạnh đó Đào Thản đã giải thích khá cụ thể, rõ ràng ẩn dụ cũng theo quan niệm như vậy trong mối quan hệ với sự so sánh: “Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, mầu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng của hai đối tượng Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh” [16 - tr.143] Đặc biệt, mới đây trong các bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 4 và số

7 năm 2007, Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm mới của mình về ẩn dụ rất đáng chú ý trên cơ sở trình bày và phân tích khá tỉ mỉ quan niệm của Aristotle

và nhiều nhà ngôn ngữ học sau đó – những người đã đề xuất quan điểm so sánh trong ẩn dụ cũng như quan điểm cho rằng chủ đề và phương tiện của ẩn dụ có thể thuộc cùng một loại Nhiều nhà ngôn ngữ học đại cương cũng chia sẽ quan điển này và xem so sánh ngầm như quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ Tác giả cho rằng: “Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại” [9 - tr.12]

Có thể thấy, lí thuyết về ẩn dụ, hoán dụ đã được các tác giả nghiên cứu tương đối kỹ càng có sự đề cập, tìm hiểu, lí giải ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về lí thuyết ẩn dụ, hoán dụ, còn những phương pháp nhằm rèn luyện cách sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 thì chưa được đề cập đến nhiều Trong khi hiện nay chúng tôi nhận thấy các em học sinh vẫn còn nhiều vướng mắc khi sử dụng ẩn dụ, hoán dụ cho bài văn nghị luận văn học Đặc biệt chúng tôi nhận thấy chưa có tài liệu hay đề tài nào nghiên cứu về việc rèn luyện cách sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong nghị luận văn học cho các em học sinh miền núi nói chung, hay trường THPT Chiềng Sinh nói

Trang 12

riêng Vì vậy thực hiện đề tài: “Rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh, thành phố Sơn La ,tỉnh Sơn La” Chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng học văn cho học sinh

Các tài liệu trên đây sẽ là định hướng cho chúng tôi nghiên cứu, đó sẽ là những cơ sở lí thuyết để đề tài được chặt chẽ Đề tài cũng chỉ là sự kế thừa, nối tiếp những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước với mục đích cụ thể hơn về cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong nghị luận văn học cho đối tượng cụ thể Hi vọng đây sẽ là công trình nghiên cứu thiết thực đối với học sinh lớp 10 nói chung và học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh nói riêng

3 Mục đích - đối tượng nghiên cứu

3.1 Mục đích ngiên cứu

Qua việc tìm hiểu thực tế biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong nghị luận văn học của học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh để đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em rèn luyện cách sử dung biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong nghị luận văn học, cụ thể là biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ sao cho hiệu quả nhất

Đúc rút kinh nghiệm học tập và nghiên cứu, báo cáo kết quả sau 4 năm học tập và rèn luyện ở tường Đại Học, cũng như chuẩn bị kiến thức, tư thế vững vàng trước khi bước vào giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông

Trau dồi kinh nghiệm và thao tác để sẵn sàng cho hoạt động nghiên cứu khoa học sau này

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các cách sử dụng hai biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa ẩn dụ, hoán dụ trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học

2 Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ của đề tài

Xuất phát từ tình hình nghiên cứu với khả năng và tài liệu cho phép chúng

tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng cơ sở lí thuyết làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu cho đề tài

Trang 13

- Tìm hiểu thực trạng về việc học Ngữ Văn của học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh Trong đó chú trọng việc tìm hiểu cách sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong làm văn nghị luận văn học của học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh Từ đó nhận ra những điểm mạnh, những hạn chế của các em trong việc sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ

- Đề xuất phương pháp thích hợp để rèn luyện cách sử dụng các biện pháp

tu từ ẩn dụ, hoán dụ cho học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh

- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của những giải pháp mà đề tài đã đề xuất

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm rèn luyện cách sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa cho học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh Cụ thể là biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu lí thuyết là phương pháp được tiến hành dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập những thành tựu lí luận đã có làm tiền đề cho việc xách định giả thuyết khoa học mà mình đặt ra Chúng tôi vẫn coi đây là phương pháp nghiên cứu then chốt, mang tính chủ đạo

Cụ thể, đưa ra cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong nghị luận văn học, chúng tôi đã nghiên cứu lí thuyết để tìm hiểu thế nào là nghị luận văn học và đặc điểm của nghị luận văn học; ẩn dụ, hoán dụ là gì? từ đó mới có thể đưa ra cách sử dụng ẩn dụ, hoán dụ thích hợp nhất cho các em HS lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh

5.2 Phương pháp khảo sát thực tế

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát những tiết học Làm Văn trên lớp là những phương pháp đảm bảo điều kiện sư phạm tự nhiên và đối tượng thống nhất từ quy mô tiêu chuẩn đến nội dung phương pháp

Bởi vậy, sau khi nghiên cứu những vấn đề lý thuyết chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế Cụ thể, chúng tôi khảo sát một số lượng nhất định thăm dò ý kiến thái độ của các em đối với việc vận dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán

dụ vào bài viết của mình

Trang 14

5.3 Phương pháp thống kê

Đây là một trong những phương pháp của toán học Chúng tôi sử dụng phương pháp này để sử lý các số liệu thu nhận được trong quá trình điều tra, thực nghiệm

5.4 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp này được thực hiện trên một số phương diện sau:

- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài kiểm tra thực nghiệm

- Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy kiểm tra và đánh giá nhận thức, cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ của học sinh từ đó đề xuất một số biện pháp sử dụng ẩn dụ hoán dụ trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, đồng thời khẳng định mức độ thành công của đề tài

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Trong chương này chúng tôi trình bày hai vấn đề: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Một số giải pháp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường THPT Chiềng Sinh

Đưa ra các giải pháp cụ thể để rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ ẩn

dụ, hoán dụ trong nghị luận văn học: Kết hợp rèn luyện cách sử dụng biện pháp

tu từ ẩn dụ, hoán dụ với dạy học lí thuyết làm văn; hệ thống bài tập và rèn luyện cách sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Bao gồm thiết kế đề kiểm tra thực nghiệm, tổ chức kiểm thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Khái quát về văn nghị luận

Làm văn thường bắt đầu bằng lối miêu tả Miêu tả là dùng lời nói hay lời văn làm sống lại một sự vật, một cảnh tượng, một con người…làm sao cho người nghe, người đọc có thể tưởng tượng điều đó như đang ở trước mắt Tức là

có khả năng tái hiện đối tượng miêu tả trong cảm giác, tri giác, tưởng tượng của người đọc Gắn với lối văn miêu tả là lối văn tự sự, đối tượng thường là những

sự kiện có sự diễn biến trong thời gian Từ sự dùng lời nói hay lời văn làm cho sống lại một câu chuyện, tức là sự việc có sự chuyển động, sự diễn biến từ thời điểm này sang thời điểm khác có bắt đầu, có phát triển, có kết thúc, có sự tham gia hoạt động của con người Ví dụ như kể lại một cuộc họp mặt, một buổi lao động, kể lại diễn biến của một trận đấu…Giữa hai lối văn này có mối quan hệ khăng khít với nhau và chúng có chung một tên gọi là lối văn hình tượng, tức lối văn nhằm tái hiện con người và cuộc sống theo một cách nào đó bằng ngôn ngữ, bằng lời văn Lối văn này chủ yếu khêu gợi, tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của người đọc Nó là kết quả của tu duy hình tượng Nhưng bên cạnh đó còn lối viết bộc lộ, giãi bày trực tiếp những tình cảm, suy nghĩ của người viết trước một

sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó Cách viết này được gọi bằng lối văn cảm tưởng Nó gần với lối văn hình tượng kể trên nhưng lại thiên về miêu tả, tự

sự các trạng thái diễn biến nội tâm của người viết lối văn này được gọi là lối văn trữ tình

Nếu bài văn thiên về trình bày các ý kiến, các lí lẽ được gọi là lối văn nghị luận Đây là lối văn bao hàm tất cả các lối văn nêu trên, song chủ yếu nó nhằm trình bày các ý kiến, các lí lẽ giải thích, chứng minh biện luận thuyết phục về một vấn đề nào đó Nó nhằm tác động vào lí trí người đọc nhiều hơn vào cảm xúc tình cảm Nó là sản phẩm của tư duy logic

Trong học Làm Văn, lối văn hình tượng giúp phát triển tư duy hình tượng

và các năng lực nhận thức cụ thể cảm tính, có tính nghệ thuật còn lối văn nghị luận giúp phát triển tư duy logic và các năng lực nhận thức trừu tượng, lí tính có tính khoa học Hai lối văn này cũng như hai lối văn tư duy này luôn tồn tại để

bổ sung cho nhau, liên kết với nhau nhằm tạo nên những năng lực và phẩm chất cũng như kĩ năng làm văn của mỗi người

Trang 16

Văn nghị luận theo cách hiểu truyền thống bao gồm hai loại là nghị luận chính trị và nghị luận xã hội Cả hai dạng đều thuộc vào phong cách ngôn ngữ chính luận Ngoài những nét chung của hai dạng nghị luận với tư cách là hai tiểu phong cách còn có những đặc trưng riêng Có thể hiểu một cách đơn giản văn nghị luận là sự bàn bạc thảo luận để đi tới khẳng định hay bác bỏ một vấn

đề nào đó Để khẳng định hay bác bỏ thì phải lập luận mà muốn lập luận phải có

lí lẽ, dẫn chứng Như vậy, lí lẽ dẫn chứng là phương tiện, còn lập luận là phương thức để nghị luận Văn nghị luận có đề tài và chủ đề là những vấn đề

thuộc phạm vi chính trị, xã hội hay văn học Trong cuốn “Làm văn” của NXB

Giáo dục có nêu về vấn đề nghị luận như sau: “Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mà mình đề xuất”

Từ “nghị luận” hiện nay còn được dùng theo hai nghĩa, trước hết nghị luận

là bàn cho ra phải trái hay bàn bạc một cách có phương pháp về một điểm hay một vấn đề nào đó Nếu khi dùng nghị luận như một danh từ thì nghị luận là những lời bình, những lời phân tích được viết ra Từ đó, ta có thể hiểu văn nghị luận là loại chuyên bàn bạc, phân tích, bình luận về một vấn đề nào đó

Đối với học sinh THPT, văn nghị luận giúp học sinh rèn luyện năng lực phán đoán, suy luận và tiến tới hiểu sâu sắc về các hiện tượng hay một vấn đề nào đấy Trên cơ sở dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông có tác dụng hoàn thiện việc rèn luyện tư duy, hoàn chỉnh quá trình nhận thức của học sinh

Văn nghị luận không phản ánh cuộc sống và con người như tác phẩm văn chương mà nghị luận đi vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và văn học Văn nghị luận của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nước ta ngày nay nói riêng chủ yếu đi vào giải quyết các vấn đề trên lập trường của chủ nghĩa Mác – LêNin, quan điểm duy vật biện chứng Chính vì vậy văn nghị luận cũng

là một mắt xích không nhỏ trong việc giáo dục hoàn thiện, rèn luyện tư duy, hoàn chỉnh quá trình nhận thức ở người học sinh đồng thời có tác dụng rèn luyện lập trường tư tưởng cũng góp phần hình thành bản lĩnh, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho họ

Không chỉ vậy, văn nghị luận còn là vũ khí đấu tranh cách mạng, vận động cách mạng Chính vì vậy dạy làm văn nghị luận cũng chính là bồi dưỡng cho học sinh năng lực con người mới – con người xã hội chủ nghĩa, đóng góp cho sự nghiệp chung của mọi thời đại và toàn dân tộc

Trang 17

Hơn thế nữa văn nghị luận còn là phương tiện để con người nhận thức thế giới, nhận thức bằng tư duy lí tính, bằng trừu tượng hóa, khái quát hóa Nếu như văn chương nghệ thuật dùng hình tượng để phản ánh, làm phương tiện và mục đích sáng tạo nghệ thuật thì văn nghị luận dùng tư duy logic, lấy hệ thống lí luận

và dẫn chứng để thuyết minh lí giải vấn đề, tuy vậy văn nghị luận không gạt bỏ ngôn ngữ hình tượng gợi cảm bởi văn nghị luận không thể thuyết phục mạnh mẽ nếu không có tình cảm nóng bỏng của người tham gia nghị luận

Đối với văn nghị luận, tự thân nó đã chú trọng đến lí luận, coi lí luận là nội dung, là chất liệu chủ yếu để cấu thành một bài văn hoàn chỉnh Ở đó dẫn chứng chỉ đóng vai trò phục vụ, bổ trợ cho lí luận Khi người tham gia nghị luận xác định được thế nào là một bài văn nghị luận hay, có định hướng cụ thể, rõ ràng

và lập dàn ý tốt cho bài văn nghị luận nói chung và bài văn nghị luận văn học nói riêng chắc chắn khi ấy bài làm sẽ có sự sâu sắc, sát đáng

Trong bài văn nghị luận, ý kiến đưa ra dù mở rộng, đi sâu đến đâu thì cũng phải bám xung quanh vấn đề được đưa ra, phải làm sáng tỏ vững chắc sự hiểu biết của mình về vấn đề đó tức là nghị luận phải đúng hướng Văn nghị luận không cho phép dông dài, lan man, xa đề hay lạc đề trong đó lạc đề bị coi là lỗi nặng nhất của một bài văn nói chung và trong văn nghị luận nói riêng, đặc biệt

là nghị luận văn học

Viết văn, nghị luận bên cạnh khâu phân tích và lập dàn ý thì khâu hành văn đóng vai trò rất quan trọng bởi khi phân tích đề sẽ giúp người làm đảm bảo được tính trật tự và mạch lạc, còn hành văn sẽ là lúc hiện thực hóa của việc phân tích đề và lập dàn ý Một bài văn, ngôn ngữ có trong sáng, có để lại ấn tượng sâu sắc với người tiếp nhận hay không phụ thuộc rất nhiều và khả năng hành văn của người làm văn

Mục đích cuối cùng của bài văn nghị luận là kết quả của người làm sẽ được đánh giá như thế nào Điều này lại có liên quan mật thiết với lí thuyết văn bản Vấn đề này được Giáo sư Diệp Quang Ban đề cập đến một cách hết sức sâu sắc

và toàn diện trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” với nội dung cụ thể như sau: Kết cấu của văn bản là kết quả của việc sắp xếp, tổ chức các bộ phận ngôn từ có nghĩa của văn bản theo một hình thức nhất định”

1.1.2 Khái quát về nghị luận văn học

1.1.2.1 Thế nào là nghị luận văn học

Nghị luận văn học là lối văn nghị luận mà nội dung là một vấn đề văn học Vấn đề văn học ấy có thể là: Một ý kiến về lí luận văn học, nhận định về một

Trang 18

nền văn học một thời kì hoặc một xu hướng văn học, một tác gia hoặc một tác phẩm (một đoạn trích) văn học

Học sinh có thể làm một bài nghị luận văn học, yêu cầu phải có liến thức về văn học Tùy theo phạm vi yêu cầu của đề ra mà học sinh cần nắm vững những kiến thức văn học cần thiết để phục vụ việc làm bài cụ thể như sau:

Đối với đề bàn về một tác phẩm văn học thì học sinh cần nắm được hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật (theo thể loại) và tác dụng của tác phẩm Những yếu tố này sẽ giúp ta hiểu rõ tác phẩm

để làm bài theo đúng yêu cầu của đề bài Ngoài ra, học sinh cần nắm được các sự kiện văn học và một số câu văn tiêu biểu trong tác phẩm khi đó làm bài sẽ dễ dàng hơn

Đối với đề bàn về một tác phẩm văn học, yêu cầu phải có kiến thức về thời đại, quê quán, hoàn cảnh xuất thân của tác giả, những tác phẩm chính, phong cách sáng tác, sự nghiệp đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc

Để bàn về một giai đoạn văn học, một xu hướng văn học hoặc một vấn đề lí luận văn học thì học sinh phải có sự hiểu biết về xã hội, con người cũng như những kiến thức tiếp nhận từ các môn khoa học khác để làm bài được sâu sắc, toàn diện

1.1.2.2 Đặc điểm của nghị luận văn học

a Đặc điểm về nội dung

* Thống nhất giữa trí tuệ của ngôn ngữ khoa học với tính cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật

Khác hẳn với ngôn ngữ của văn chương mang đậm tính hình tượng và cảm xúc văn nghị luận là tiếng nói đi thẳng vào lí trí người đọc Bộ phận nội dung cốt lõi của các văn bản nghị luận văn học là nội dung thông tin lí tính, chất liệu của chúng chủ yếu là lí lẽ Hứng thú chủ yếu của người đọc văn bản nghị luận văn học là hứng thú muốn hiểu biết, hứng thú nhận thức tiếp nhận chân lí Tuy nhiên, khi đã nói đến văn học nghệ thuật là nói đến việc khám phá về con người,

đề cấp đến cảm xúc, tình cảm con người Do vậy, văn bản nghị luận văn học là

sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc, cảm hứng trữ tình, biểu lộ bằng tình cảm yêu - ghét rõ ràng qua thái độ đánh giá với khách thể, đối tượng đưa ra bàn luận Hai yếu tố này thể hiện như thế nào sẽ tùy thuộc vào đề tài, nội dung và thể loại cũng như phong cách sở trường kể cả sở thích của người viết quy định

Trang 19

* Xu hướng trừu tượng - khái quát hóa được biểu hiện bằng ngôn ngữ biểu cảm Khuynh hướng chung của văn bản nghị luận văn học là hướng tới đặc điểm bản chất của các sự kiện hiện tượng văn học để từ đó lí giải, rút ra quy luật vận động chung của chúng

* Kết hợp tính khách quan của sự phân tích khoa học với tính chủ quan của

sự cảm thụ nghệ thuật

Phương thức biểu đạt của văn học nghệ thuật là dùng ngôn ngữ trực tiếp để bộc lộ một cách tường minh quan điểm, tình cảm, chính kiến…của người viết đối với vấn đề đang nghị luận

Tùy thuộc vào nội dung và thể loại của nghị luận văn học mà bộc lộ hai xu hướng trái ngược nhau mà thống nhất với nhau

b Đặc điểm về kết cấu

Về kết cấu văn bản nghị luận văn học thường được tổ chức theo kết cấu logic, nó thể hiện mạch liên kết logic rõ nhất Đó là sự thống nhất giữa tư duy khoa học và thái độ chủ quan đầy cảm xúc của người nghệ sĩ

Văn bản nghị luận văn học thể hiện sâu sắc tính logic trong bố cục, phân đoạn, đặt tiêu đề, trong sự trình bày, thuyết minh, biện luận… Với mỗi bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng bao giờ cũng bao gồm kết cấu như sau:

Khi mở bài cần chú ý những nguyên tắc như cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến ấy Khi làm phần này không được lấn sang phần thân bài, giải thích, minh họa hay nhận xét ý kiến nêu trong đề bài

Có rất nhiều cách mở bài, tùy vào dụng ý của người làm mà có thể vận dụng một trong những cách sau đây:

- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận

Trang 20

- Mở bài gián tiếp: Nêu những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để khêu gợi rồi mới bắt đầu đi vào vấn đề ấy

* Phần thân

Đây được coi là phần quan trọng nhất trong kết cấu của bài làm nghị luận Nhiệm vụ trọng tâm của phần này là triển khai đầy đủ đề tài, chủ đề đã được định hướng ở phần mở bài

Phần thân là phần thể hiện rõ nhất thao tác cơ bản của việc sử dụng ngôn ngữ, các ý… Đó là việc chọn ý, phân cấp các ý, trình bày các ý…trong đó số lượng các ý phải được lựa chọn theo tiêu chuẩn logic để tránh hiện tượng thiếu

ý, rườm rà

Phân cấp các ý là việc biểu hiện của việc đánh giá tác dụng của các ý trong văn bản đang được thực hiện Ở đây hai khái niệm tương đương và bao hàm có vai trò quyết định, phải xác định ý nào tương đương ý nào, ý nào bao hàm ý nào

và ngược lại

Trong phần thân bài gồm rất nhiều các phần, đoạn, ý nhỏ chúng vừa phải được trình bày tách bạch, độc lập với nhau nhưng cũng phải có mối liên kết chặt chẽ tạo thành một văn bản thống nhất và hoàn chỉnh Có được điều đó người làm cần huy động tối đa vai trò, tác dụng của việc sử dụng các phương tiện chuyển đoạn Chuyển đoạn tức là dùng các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giữa các phần, các ý để liên kết chúng lại, làm cho bài văn liên mạch Thông thường có hai cách chuyển đoạn như sau:

- Dùng các kết từ hoặc các ngữ tương đương với kết từ để chuyển đoạn Các kết từ hoặc các ngữ thường dùng là: Trước tiên, trước hết, thoạt nhiên, tiếp theo, sau đó, một là, hai là, cuối cùng, sau cùng, sau kết…dùng để nối các đoạn

có quan hệ thứ tự với nhau Các từ như: Một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó…dùng để nối các đoạn có quan hệ song song; vả lại, hơn nữa, thậm chí…dùng để nối các quan hệ tăng tiến; tương tự, cũng thế, cũng vậy, cũng giống như trên…dùng để nối các đoạn có quan hệ tương đồng; bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì lí do trên…dùng để nối các đoạn có quan hệ nhân quả; những, song tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế mà, thế nhưng, trái lại, ngược lại…dùng để nối các đoạn có quan hệ tương phản; tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, chung quy…dùng để nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết với các đoạn trước

Ví dụ:

“Chung quy vẫn là sự ngẫu nhiên may mắn song hành một cách hài hòa với

quy luật xã hội mà ta đã nói trên”

Trang 21

“Tuy nhiên nếu theo dõi, quan sát quá trình diễn biến tâm lí của Xuân Tóc

Đỏ, sẽ thấy nó càng ngày càng chủ động hơn, nghĩa là càng có ý thức hơn trong cuộc khai thác những cuộc may mắn của số phận nó…”

“Khái quát lại có thể nói như thế này: Xuân Tóc Đỏ từ thế giới hạ lưu đột nhập vào thế giới thượng lưu do số đỏ vừa không hoàn toàn ngẫu nhiên”

- Dùng câu chuyển đoạn nghĩa là chêm vào mạch những câu thông báo trực tiếp về ý định chuyển đoạn của người viết

* Phần kết

Phần kết tạo cho văn bản “tính chất kết thúc, tính chất đóng” cả về phương diện nội dung và phương diện hình thức Phần kết không nhất thiết phải có tính chất kết luận mà phải phát triển phần kết theo những hướng sau:

- Điểm khái quát phần nội dung ở phần thân một cách thật ấn tượng

- Nêu bật những kết quả vừa tìm tòi, khảo sát nghiên cứu mà phần thân bài

đã làm được Mở ra những phương diện, những đối tượng những cách thức xem xét khác có liên quan và có tác dụng tích cực đối với nội dung đã nghiên cứu trong phần thân bài

- Phải thể hiện đúng quan điểm đã được thể hiện trong phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát không trình bày lan man hay lặp lại sự diễn giải, minh họa, nhận xét chi tiết cũng không nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài

mà thiên về tổng kết đánh giá vấn đề

Có nhiều cách kết bài khác nhau tùy theo dụng ý của người viết như:

- Kết bài theo cách tóm lược nghĩa là tóm tắt quan điểm của người viết ở

phần thân bài

Ví dụ: Kết bài của bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

như sau:

“Tóm lại, quan điểm đề cao kinh nghiệm, đề cao thực hành, chống lí thuyết

suông trong câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen là rất đúng đắn Nhưng nếu

hiểu lệch câu tục ngữ ấy mà coi nhẹ lí thuyết lại là cực đoan phiến diện Trình độ lao động của mỗi người nói riêng và toàn xã hội nói chung chỉ có thể phát triển vững chắc và nhanh chóng nếu biết kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực hành”

- Kết bài theo cách phát triển, đây là cách kết bài mở rộng thêm vấn đề đặt

trong đề bài

Ví dụ: Kết bài của bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

như sau:

Trang 22

“Qua việc tìm hiểu câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen, chúng ta

thấy kinh nghiệm của ông cha thể hiện trong câu tục ngữ thật là quý báu, nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng đã sát đáng hoàn toàn Bởi vậy, trong khi tiếp thu kinh nghiệm cổ truyền một cách trân trọng, chúng ta cũng cần vận dụng sự hiểu biết khoa học và thực tiễn đời sống hiện nay bổ khuyết cho những thiếu sót, những điểm chưa hoàn chỉnh của kinh nghiệm ấy, góp phần làm giàu vốn tri thức của dân tộc ta”

- Có thể kết bài theo cách vận dụng, đây là cách kết bài nêu ra phương

hướng áp dụng cái tốt, cái hay hoặc khác phục cái xấu, cái dở của hiện tượng hay ý kiến nói trong bài văn vào cuộc sống

Ví dụ: Kết bài của đề bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

sẽ là:

“Tiếp thu kinh nghiệm quý báu của người đời xưa trong câu tục ngữ Trăm hay

không bằng tay quen, chúng ta phải coi trọng kinh nghiệm thực tế, phải luôn có ý

thức vận dụng các hiểu biết lí thuyết vào cuộc sống, không ngừng rèn luyện, nâng cao kĩ năng lao động Mặt khác, cũng cần khắc phục lối làm viêc kinh nghiệm chủ nghĩa, ra sức học hỏi kinh nghiệm lí luận khoa học để nâng cao năng suất lao động, phát triển kĩ năng thực hành một cách có ý thức, có kế hoạch”

- Kết bài theo kiểu liên tưởng, đây là cách kết bài mượn ý kiến tương tự của

dân gian, của một người có uy tín hay của sách để thay lời tóm tắt của người làm bài

Ví dụ: Kết bài của đề bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

sẽ là:

“Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta “học phải đi đôi với hành Lí thuyết phải gắn với thực tiễn” Đó cũng là bài học chúng ta cần rút ra tư câu tục

ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”

Khi làm văn, người làm có thể kết hợp các kiểu bài kết bài hành kiểu hỗn hợp Dù kết bài theo kiểu nào đi nữa cũng cần đảm bảo việc khắc sâu kết luận,

để lại ấn tượng đậm đà hoặc nâng cao ý nghĩa của vấn đề đã nêu

c Đặc điểm và phương thức biểu hiện

- Câu văn phải ngắn gọn rõ ràng và chủ yếu dùng câu chuẩn, thường có sự nhịp nhàng, cân đối, giàu nhạc tính…

- Từ ngữ trong sáng, dễ hiểu…

Trang 23

1.1.3 Biện pháp tu từ tiếng Việt

Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn

1.1.3.1 Khái quát về ẩn dụ và hoán dụ

Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ, hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới

Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật A vốn

là tên gọi của x (tức là x chính là ý nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức ẩn

dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y

đi đôi với nhau trong thực tế

Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chủ quan của con người

về sự giống nhau giữa chúng Trái lại trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không phụ thuộc vào nhận thức của con người Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ

Có nhiều ẩn dụ và hoán dụ có tính quốc tế, nghĩa là có mặt trong nhiều

ngôn ngữ Như ẩn dụ cánh chỉ “đơn vị chiến đấu bố trí ở hai bên” xuất hiện

trong tiếng Việt (cánh trái, cánh phải), trong tiếng Pháp, trong tiếng Anh và

trong tiếng Nga Các từ cùng ý nghĩa biểu vật với cánh như aile của tiếng Pháp,

wing của tiếng Anh và krưlo của tiếng Nga đều có nghĩa phụ trên

Ở tiếng Việt, “lỗ tròn ở giữa lòng đen con mắt” được gọi là “con ngươi”,

ngươi tức là “người” Đây là một hoán dụ bởi nhìn vào lòng đen của con mắt,

chúng ta thường thấy ở giữa nó có ảnh ảo thu nhỏ của người đối diện, thấy một

con ngươi bé tí ti Cái hoán dụ này cũng chung cho nhiều ngôn ngữ: Tiếng Hán là

“đồng tử”, đồng là đưa bé Tiếng Anh pupil Từ này gốc ở La tinh pupilla, có hai nghĩa “cô gái nhỏ” và “con ngươi” Từ pupil tiếng Anh có hai nghĩa “học trò bé”

và “con ngươi” Tiếng Hi Lạp, từ kore có hai nghĩa như trên: “Cô gái” và “con ngươi” Ở tiếng Nhật có hai từ chỉ con ngươi: a-ma-na-ko, có nghĩa chính là “đứa

bé của con mắt” và hi-to-mi có nghĩa là “ngoại hình nhân thể”

Có hiện tượng này là vì có sự giống nhau hoặc sự đi đôi với nhau giữa các

sự vật, hiện tượng là những sự vật khách quan, tồn tại trong thực tế, ngoài chủ quan của con người

Trang 24

Tuy nhiên, không có nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ hoàn toàn bị chi phối bởi

sự vật, hiện tượng khách quan Không nên nghĩ bởi rằng vì có sự giống nhau thực và sự đi đôi thực trong thực tế giữa hai sự vật, sự việc, nên mới có các ẩn

dụ và hoán dụ

Chúng ta đã nói các ý nghĩa biểu vật tuy bắt nguồn từ thực tế khách quan nhưng là những sự kiện ngôn ngữ, mà ẩn dụ hay hoán dụ là sự chuyển từ ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác, cho nên ẩn dụ và hoán dụ cũng là những sự kiện ngôn ngữ Chúng ta còn nói, giữa các ý nghĩa biểu vật có sự đồng nhất với nhau ở các nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm trung tâm của chúng Và các từ cùng trong phạm vi biểu vật thì cùng chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng Bởi vậy, sự giống nhau hay sự đi đôi với nhau có trong thực tế khách quan chỉ trở thành cơ sở cho ẩn dụ hay hoán dụ cho một ngôn ngữ nào đó khi chúng phù hợp với cái hướng chung của các từ cùng nghĩa biểu vật, khi chúng phù hợp với những nét cơ sở chung cho các nghĩa

Quan sát ẩn dụ và hoán dụ trong các từ có ý nghĩa biểu vật chính cùng thuộc phạm vi biểu vật, chúng ta có thể nói rõ hơn về tính cùng hướng của sự chuyển nghĩa như sau: các từ cùng một phạm vi biểu vật thì thường có các nghĩa phụ ẩn dụ hay hoán dụ cùng hướng như nhau Như các tên gọi của bộ phận cơ thể thường có các ẩn dụ chỉ bộ phận của đồ vật và vật thể tự nhiên Như các tên gọi của các cơ quan chức năng (gan, ruột, đầu…) thường có các nghĩa phụ hoán

dụ chỉ bản thân các chức năng đó

Nói tóm lại, các ẩn dụ và hoán dụ của một ngôn ngữ không phải là những hiện tượng ngẫu nhiên, chỉ bị chi phối bởi quy luật nhận thức mà trước hết là những hiện tượng ngôn ngữ Chính vì vậy các nghĩa phụ ẩn dụ và hoán dụ và nói rộng ra các nghĩa phụ của từ mới có tính dân tộc sâu sắc Chúng vừa là kết quả của cách tiếp cận thực tế của dân tộc, vừa là kết quả của những quy luật điều khiển sự tạo nghĩa mới cho từ

1.1.3.2 Ẩn dụ

Lê Nin khẳng định: “Không có tư tưởng nào trần trụi, tác phẩm văn học dù muốn hay không muốn đều phải khoác lên mình chiếc áo diêm dúa ngôn từ” Khẳng định trên đây cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện nội dung và phương diện nghệ thuật”

Cụ thể hơn, Pao Lơ nhận định: “Sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm” Vậy ẩn

dụ là gì mà nó có sức mạnh như vậy?

Trang 25

ẩn dụ phẩm chất Cùng bàn về ẩn dụ, Nguyễn Thái Hòa [7] nói “ ẩn dụ thực chất

là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh” Như vậy, phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó

Ví dụ:

“Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hình ảnh “hoa tàn” và “trăng tàn” cũng chính là hình ảnh mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cho cả quãng đời đau khổ của Kiều Nhưng cái hay ở đây là tuy “hoa tàn” giờ đây lại thêm tươi, tuy “trăng tàn” giờ đây lại “hơn mười rằm xưa” Ý nói tuy quãng đời của Kiều trước kia có khổ đau thì giờ đây sống trong hoàn cảnh đoàn viên thì hạnh phúc tình yêu thương của thân tình lại thắp sáng cho cuộc đời Kiều những niềm vui mới

b Các dạng ẩn dụ

* Tùy theo các sự vật x và y tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn dụ

là các sự vật cụ thể, cảm nhận bằng giác quan hay là sự vật trừu tượng mà ẩn dụ được chia thành:

- Ẩn dụ cụ thể - cụ thể: Nếu x và y là sự vật cụ thể

Ví dụ: Nghĩa của từ chân, mũi, cánh trong “chân bàn”, “chân núi”, chân tường”…; “mũi thuyền”, “mũi đất”, “mũi dao” “mũi quân”…; “cánh buồm”,

“cánh đồng”, “cánh quạt”… Nghĩa của các từ cắt, bám, nống…nặng, nhạt,

êm… Trong “cắt hộ khẩu”, “bám sản xuất”, “Quân địch hòng nống ra”…“thuốc

lá nặng”, “lời pha trò nhạt”, “màu nhạt”, “tiếng hát rất êm”, “xe chạy rất

êm”…là các ẩn dụ cụ thể - cụ thể

- Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng

Ví dụ: Khi chúng ta nói “trọng lượng của tư tưởng”, “khối kiến thức”,

“xiềng xích của những lề thói cũ”…“nắm nội dung của tác phẩm”, “đập tan luận

Trang 26

điệu xuyên tạc”, “con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội”… “Vốn kiến thức còn

mỏng”, “kiến thức chắp vá”…thì chúng ta đã dùng các từ ẩn dụ cụ thể - trừu tượng

* Phân biệt ẩn dụ theo nét nghĩa phạm trù mà có các ẩn dụ:

- Ẩn dụ hình thức: Là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật Ẩn dụ cách thức đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa

Ví dụ: Những ẩn dụ trong các từ mũi, chân, cánh nói trên là ẩn dụ hình

thức Có các ẩn dụ vị trí tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa

các sự vật Nói “ruột bút”, “lòng sông”, “đầu làng”, “ngọn núi” (so với ngọn cây), “gốc của vấn đề”, “nghành khoa học”, không phải là những sự vật có hình

dáng giống nhau như sự vật chính mà là vì tương quan vị trí của chúng với các

sự vật khác (như so sánh vỏ bút, so với cả làng, so với sườn núi, chân núi…) cũng giống như tương quan vị trí của các sự vật vừa nói, so với toàn bộ cơ thể hay so với cả cái cây

- Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng Con đường hình thành ẩn dụ có thể xuất phát từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người

Ví dụ: Như nói “cắt hộ khẩu”, “nắm tư tưởng”, “đừng có vặn nhau

nữa”…là chúng chỉ rõ cách thức “chuyển hộ khẩu”, cách thức “nhận tư tưởng”, cách thức “truy hỏi nhau để tìm ra sự thực”…cũng giống như cách thức chúng

ta nói cắt, nắm, vặn…một sự vật vật lí, cụ thể nào đó

Ví dụ: Sự hi sinh của chú bé liên lạc là một trong những thiên anh hùng ca:

“Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi!

- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật

Trang 27

Ví dụ: “Bến” trong “bến xe”, “bến tàu điện”…không giống về hình dạng,

không giống về vị trí…với “bến sông”, bến đò” Nó chỉ giống với sự vật sau ở

chức năng “đầu mối giao thông” mà thôi

Ví dụ: Các ẩn dụ chức năng khác nhau như chốt trong “giữ chốt”, cửa trong

“cửa sông”, “cửa rừng”, “cửa mở” (tức là “đột phá khẩu”)

- Ẩn dụ phẩm chất: Có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay cho tên gọi riêng hoặc lấy tên riêng thay cho tên chung

Ví dụ:

“Những hồn Trần Phú vô danh Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn”

(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Nguyễn Khoa Điềm)

Trong câu thơ, tác giả đã dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách mạng đã hi sinh như đồng chí Trần Phú Các anh hùng liệt sĩ

vô danh đã hóa thân cho dáng hình sứ sở “Làm nên đất nước muôn đời”

- Ẩn dụ kết quả: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người

Ví dụ: Nói “ấn tượng nặng nề” là muốn nói tác động của “ấn tượng” đối với

lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một vật nào đó có trọng lượng lớn

mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng ta cử động khó khăn, đi đứng chậm chạp, không nhẹ nhàng, thanh thoát

Trong ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn

dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm Ẩn dụ cảm giác được chia làm một số loại như sau:

+ Thị giác + vị giác: Cái mầu xanh này nhạt quá

+ Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo

+ Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó

+ Khứu giác + vị giác: Một mùi đắng đắng

+ Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn

Ví dụ: Như “chua”, “ngọt”, “nhạt”, “mặn”,“cay”, “chát”…là những cảm

giác vị giác được dùng để gọi các cảm giác thính giác “nói chua loét”, “lời nói ngọt ngào”, “pha trò nhạt quá”, “nói cay quá”…hay cảm giác thị giác “màu đỏ

Trang 28

rất nhạt” Thực ra, trong cách nói “lời nói ngọt ngào”, “pha trò nhạt”, “giọng

chua chát”… các cảm giác không có tính chất thính giác thuần túy mà đã mang nặng tính chất trí tuệ, tình cảm Các cảm giác xúc giác như “nặng”, “nhẹ”,

“êm”…cảm giác khứu giác “khối”…được dùng cho các cảm giác giác, thị giác

như “tiếng nói vùng biển rất nặng”, “nhẹ giọng chứ”…, “màu xanh này rất nhẹ’,

“hát rất êm”…(nói thối quá, không ngửi được)…

Ví dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng

(1) Thấy một mặt trời trong Lăng rất đỏ”

(2)

(Viếng Lăng Bác – Viễn Phương)

+ Mặt trời (1): Là hình ảnh có thật trong tự nhiên, soi sáng, sưởi ấm cho mọi vật

+ Mặt trời (2): Là hình ảnh ẩn dụ

Tác giả dùng mặt trời để chỉ Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Người soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm để

đi tới tương lai độc lập, tự do

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát Trong rất nhiều ẩn dụ không phải chỉ một mà thường

là một số nét nghĩa cùng tác động

Ví dụ: Trong những từ như “mũi”, “chân”, “đánh”…cả hai nét nghĩa “hình dạng” và “vị trí” phối hợp với nhau tạo nên các nghĩa ẩn dụ của chúng (trong

“chân bàn” thì có nét nghĩa hình dáng nhưng trong “chân núi”, “chân đồi” thì

chủ yếu có nét nghĩa vị trí) Nói “cánh đồng” không phải chỉ vì “đồng” có diện tích rộng và còn vì “đồng” ở hai bên so với trục dọc nào đó như con đường, cái làng… Có như vậy chúng ta mới hiểu vì sao cùng một mặt phẳng, rộng mà các

sự vật lại được gọi tên bằng những ẩn dụ khác nhau “mặt hồ”, “cánh đồng”,

“bàn tay”…

Nắm được cơ chế ẩn dụ, nhất là nắm được cơ chế các nét nghĩa là rất cần thiết để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ và hiểu các hàm ý mà tổ tiên chúng ta đã gửi vào đó Nhưng như đã thấy, đó là một việc làm tế nhị, đòi hỏi sự nhạy bén, sắc

sảo của người phân tích

Trang 29

c Ý nghĩa sử dụng

* Trong sinh hoạt hằng ngày

Ẩn dụ tu từ được dùng nhiều làm cho lời nói hội thoại mang đậm đà mầu sắc biểu cảm – cảm xúc

Ví dụ:

+ Khi hai người yêu nhau gọi nhau bằng các từ âu yếm: “Cún con của anh”, “con bồ câu bé nhỏ của anh”, “nàng tiên”, “bà chúa”, “nữ hoàng của anh”,

“người tình của anh”…

+ Khi giận nhau thì chính họ lại gọi nhau: “Con điên”, “đồ dở hơi”, “đồ thần kinh”…

* Trong văn chính luận

Ẩn dụ thể hiện hình ảnh cụ thể, tránh được cách nói khô khan của văn chính luận đồng thời gia tăng sức mạnh biểu cảm trong lời nói Chính vì vậy trong văn luận chiến, văn tuyên truyền, người ta dùng hình ảnh ẩn dụ khá phổ biến như một phương tiện diễn đạt để tăng cường sức mạnh bình giá và sức hấp dẫn mạnh mẽ

Ví dụ: “Phải giữ gìn sự trong sáng của Đảng như giữ gìn con ngươi mình vậy” (Hồ Chí Minh)

Hồ Chí Minh dùng hình ảnh “con ngươi” của con người để biểu thị sự trong sạch của Đảng mà tất cả Đảng viên phải bảo vệ, giữ gìn như giữ gìn, bảo vệ như chính con mắt của mỗi người

* Trong thơ văn nghệ thuật

Nói đến ẩn dụ là nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình, thơ trữ tình mới thực sự là: “Mảnh đất mầu mỡ của thơ trữ tình” Mảng thơ trữ tình – một miền đất hứa lớn để khai phá những “mỏ quặng” nghệ thuật chưa bao giờ khô cạn bởi

vì mỗi bài thơ là một tâm trạng và có mã riêng của nó Vì thế, có thể khẳng định rằng: Ẩn dụ tu từ được sử dụng rộng rãi như một phương tiện tu từ có khả năng biểu thị đặc trưng của tác giả, phong cách dân tộc, phong cách thời đại và sức mạnh biểu cảm lớn

Ví dụ: Hình ảnh “biển”, “tấm lụa”, “hạt mưa”, “mai”, “thông” trong ca dao

đã trở thành những hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc mang nhiều sắc thái biểu cảm: than phận người con gái, con trai, tình yêu Nhưng cũng hình ảnh ấy xuất hiện trong thơ Xuân Diệu lại là:

Trang 30

“Mai yếu đuối đâu bằng thông mạnh mẽ Dáng yêu kiều đâu bằng vẻ hùng anh”

(Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh)

thì Xuân Diệu lại lấy hình ảnh “biển” và “bờ” cho người con trai con gái “Cũng có lúc dạt dào

Muốn nghiền nát bờ em”

(Xuân Diệu)

Tìm hiểu, nghiên cứu ẩn dụ của một tác giả sẽ có những “trường phong cách” khác nhau và có thể bao quát, quan sát tổng thể thế giới thơ ca của tác giả đó Chính vì vậy mà ta thấy rằng trong thơ văn người ta sử dụng biện pháp này như một thư pháp nghệ thuật đặc lực trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình và làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sức liên tưởng rộng mở hơn Hồ Xuân Hương cũng là một nhà thơ ưa dùng và dùng rất hiểu quả biện pháp nghệ thuật này trong thơ, đặc biệt là trong thơ nôm truyền tụng đầy giá trị mà bà để lại

Ví dụ 1:

“Hỡi cô yếm thắm lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh”

Trang 31

Cái “yếm thắm lòa xòa” ấy hẳn là dùng để phân biệt với các cô gái khác và cũng là cô gái ăn diện dong chơi Một sự phê phán hay một lời tỏ tình làm quen hay cả hai

Ví dụ 2:

“Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan”

Các từ: “Tay”, “mặt”, “gan” ở đây muốn chỉ con người Hoạn Thư, chứ không chỉ đối tượng cụ thể, các bộ phận trên người Hoạn Thư trong nghĩa đen của chúng Vì vậy chúng là hoán dụ để nói về con người Hoạn Thư

b Đặc điểm cấu trúc

Hoán dụ được cấu tạo dựa vào những mối liên hệ logic khách quan như sau:

- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận - toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x và y;

x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận Cơ chế này lại có các dạng nhỏ: + Lấy tên gọi của bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể, cho cả người hay cho

cả toàn thể

Ví dụ: Chân, tay, mặt, miệng là tên gọi của các bộ phận cơ thể Trong các câu sau đây: “Có chân trong đội bóng đá”, “một tay cờ xuất sắc”, “đủ mặt anh tài”, “gia đình bảy tám miệng ăn”: Chúng chỉ cả người, cả cơ thể trọn vẹn Trường hợp “trước sân trồng mấy gốc cau”, “ngoài vườn có mấy ngọn mía”, “làng nhỏ, chỉ độ vài chục nóc”, “gốc”, “ngọn” dùng thay thế “cây”;

“nóc” dùng chỉ ngôi nhà Đây cũng là hoán dụ bộ phận gọi thay toàn bộ

Trường hợp “tiếng” được dùng với nghĩa “ngôn ngữ” cũng vậy “Tiếng” (âm thanh) vốn chỉ là một bộ phận, cái “vỏ vật chất” của ngôn ngữ Ở đây, nó đã được dùng thay thế cho cả hệ thống (ngôn ngữ)

Các từ ghép nghĩa chỉ loại lớn trong tiếng Việt là một dạng ẩn dụ khá độc đáo trong tiếng Việt Trong các từ này, để tạo nên tên gọi cho loại lớn (loại sự vật hoạt động hay tính chất), chúng ta lấy tên gọi của hai loại nhỏ đại diện cho

các loại nhỏ khác nằm trong loại lớn ghép chung với nhau Như từ đất nước (sông núi) với nghĩa là “tổ quốc”, “quốc gia” Trong tổ quốc hay quốc gia, không chỉ có đất và nước mà còn nhiều loại sự vật khác nữa Đất và nước chỉ hai loại bộ phận của tổ quốc hay quốc gia mà thôi

Trang 32

Các từ khác như: Ếch nhái, cam quýt, lúa khoai (lương thực), khoai sắn (hoa màu phụ, chất độn)…đi đứng (cử chỉ hành vi của con người), ăn ở (cách

sinh hoạt, đối xử)…đều là những hoán dụ như trên

+ Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng gọi tên con vật: “Con

tu hú”, “con tắc kè”, “con mèo”, “con quạ”…“rắn sọc dưa”, “cặp nong”, “cạp nia”, “con bạc má”, “con vành khuyên”…(nên chú ý ra các loài rắn này giống

nhau như những vệt trên vỏ quả dưa, giống như những khoang lạt buộc ở cạp nong, cạp nia Đó là những ẩn dụ Sau đó những đặc điểm này mới được dùng

để gọi tên các con vật theo hoán dụ)

+ Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian lớn: xuân,

thu, đông…có thể dùng để chỉ năm Những từ ghép hợp nghĩa như ngày, tháng, năm tháng với ý nghĩa “thời gian” cùng thuộc vào trường hợp này

+ Tên riêng được dùng thay thế cho tên gọi của loại, trường hợp “ba con

năm”, “vina”…vốn là các tên riêng có khi được dùng để chỉ “thuốc lá”

+ Lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn không đếm hết; hoặc lấy tên

gọi của một số cụ thể để chỉ một số không xác định: Trăm, nghìn…trong các câu “trăm người như một”, “trăm miệng một lời”, “nghìn người một chí”,

“nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”…đều chỉ một số lớn, nhiều hơn chúng gấp bội Còn như trong trường hợp “vài ba” thì những con số “vài”, “ba”,

“dăm” (năm), “bảy”…đều là những con số nói lên một số lượng không chính

xác tuy không bé hay lớn hơn chúng là bao nhiêu

+ Có thể kể đến những trường hợp sau là những hoán dụ lấy tên gọi của

toàn bộ để gọi bộ phận: “Một ngày công”, “một đêm văn nghệ”, “tháng liên hoan phim”,…ngày, đêm, tháng là những từ chỉ cả đơn vị thời gian lớn:12 giờ hoặc 30 (31) ngày Trong những cách nói trên, ngày chỉ là 8 (hay 7) giờ, đêm chỉ là 3 (hay 4), còn tháng có thể vài ba mươi ngày

Tiếng Việt có cách nói phổ biến, lấy tên gọi của loại lớn để chỉ sự vật cá thể

thuộc loại nhỏ như: Xe là xe đạp (mới mua xe) hoặc xích lô (thêu xe ra ga)… Máy cá cỏ thể là máy dệt, máy điện, hoặc cá thu, cá trích…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa Đây là một cơ chế rất phổ biến trong tiếng Việt và trong nhiều ngôn ngữ Tên gọi của vật được dùng

để chỉ những cái nằm trong đó Tính đồng loạt của cơ chế này rất cao Nhà là

“công trình kiến trúc để ở”, tức là “vật chứa” Nhưng trong “một nhà sum họp trúc mai” thì nhà là những người trong gia đình, tức là những người “được chứa trong cái nhà” Tương tự như trong trường hợp này là “cả làng tỉnh dậy giữa

Trang 33

đêm khuya”, “cả sân vận động reo lên khi quả bóng bay vào lưới”, “cả thành

phố rộn rịp”, “lớp ta đã giành giải thưởng về trật tự, kỉ luật”…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ

nguyên liệu: Thau vốn là một hợp kim đồng và thiếc, trong trường hợp cái thau thì nó lại chỉ “đồ vật” được làm từ hợp kim đó Những trường hợp tương tự là

mì (dạng lương thực kéo, cán thành sợi); đồng (đơn vị tiền tệ: Một đồng, hai

đồng); bạc (với nghĩa là tiền)

- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng: Cây

viôlông, cây sáo…cây bút trẻ với nghĩa “nhạc công” hoặc “nhà văn” là những

hoán dụ lấy tên gọi của dụng cụ để chỉ người

- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề Theo cơ chế này, tên gọi của các dụng cụ được gọi thay cho tên ngành nghề Sân khấu là nơi biểu diễn của các nghành nghệ thuật như: Tuồng, chèo, kịch…do đó từ nay có thể được

dùng để chỉ tổng hợp các nghành đó: “Sân khấu thủ đô”…Từ màn ảnh cũng là hoán dụ Các ví dụ khác, búa, súng, cày, bút…là các hoán dụ chỉ nghề nghiệp trong tay “tay búa, tay súng”, “tay cày, tay súng”, “tay bút, tay súng”

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng chất được chứa đựng Đây là những hoán dụ rất phổ biến Hầu hết tất cả các sự vật trong tiếng Việt (chủ yếu

là đồ vật) có thể chứa đựng một cái gì đó thì đều có thể dùng được để chỉ đơn vị

đo lường (thể tích) như: “Mấy thúng gạo”, “ba bồ sách”…“một giường quần áo”, “một tủ vải vóc”…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng Trong những

hoán dụ này tên gọi của cơ quan được dùng để gọi cho các chức năng, như đầu chỉ “trí tuệ”; “lí tính”; tim chỉ “tình cảm”; bụng chỉ “tâm địa”; mắt chỉ “thị giác”; mũi chỉ “thính giác”

Trong tiếng Việt, có hai loại chỉ hoán dụ đặc biệt như: Miệng lưỡi, mồm

miệng, giọng lưỡi chỉ “cách ăn nói, cách lập luận”; vai vế, tai mắt…chỉ “địa vị,

cương vị xã hội đáng kể” trong xã hội cũ: “Những bậc tai mắt của thành phố”,

Trang 34

- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: Trong những hoán dụ này,

những tiếng động do hoạt động gây ra được dùng để gọi tên động tác như: Đét (đánh bằng roi), bịch (đấm bằng ngực), bợp (tát vào gáy)

So với các ngôn ngữ khác, do đặc trưng ngữ âm của mình, tiếng Việt rất giàu những từ tượng thanh Các từ tượng thanh vốn chưa định hình về ngữ pháp, chưa vào một từ loại nhất định Bởi vậy, thông thường từ tượng thanh phải đi

kèm với một tên gọi chỉ hoạt động đã sinh ra các tiếng động đó: Thổi ào ào, nói

bi bô, chảy róc rách Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp động từ chính bị lược bỏ

để câu văn gọn, sáng Trong trường hợp này, các “tiếng động” - tức là các từ

tượng thanh, đã trở thành các hoán dụ gọi tên các hoạt động: Đứa trẻ bi bô, gió

ào ào, sấm ùng ùng, súng đoàng đoàng…

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do hoạt động đó Ở trường hợp này, tên gọi của các hoạt động được dùng để gọi tên

các sản phẩm điểm, chấm, nắm, gói trong bọc năm điểm, những chấm li ti trên

tờ giấy, nắm cơm, gửi cái gói này cho bạn, bọc hàng…là những sản phẩm do

những hoạt động điểm (điểm vài nét), chấm (lấy ngòi bút chấm một chấm), nắm (nắm tay lại), gói (gói các cuốn sách bằng tờ báo)…tạo ra Các sản phẩm này được dùng cũng là tên gọi của đơn vị đo lường: Một bước đi, dài năm bước, một

bó đũa, một túm rau…

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ Ở trường hợp này, tên gọi của các hoạt động được dùng để gọi tên công cụ (cũng có thể gọi tên ngược lại: Tên gọi của công cụ được dùng để gọi tên hoạt động; dù giải thích

thể nào đi nữa thì đây vẫn là các hoán dụ): Cuốc và cái cuốc, đục và cái đục,

giũa và cái giũa…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình

sản xuất Trong trường hợp này cả hai từ đều là động từ Ví dụ, đóng bàn, đóng

là tác động “dùng búa, đục nện vào một vật cho nó gắn với vật khác” Ở đây

đóng có nghĩa là “làm, chế tạo ra cái bàn” Các trường hợp khác như quay, cán

mì sợi (tức chế biến mì thành mì sợi nhờ động tác quay, cán) Đẽo cày, đúc tiền, cắt áo, cũng thuộc cơ chế này

- Hoán dụ dựa trên quan hệ sự vật và sắc mầu Trong các hoán dụ này, tên

gọi sự vật mang mầu sắc được chuyển nghĩa gọi tên các mầu sắc, như (màu) da

lươn, da cam, da trời, nước biển, rêu, nõn chuối…nâu, mực, vàng, bạc…

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật Trong những trường hợp này, tên gọi của tính chất, đặc điểm được dùng gọi

Trang 35

thay cho sự vật như chất xám (năng lực trí tuệ, năng lực suy nghĩ, nhà tri thức);

chất khói, khói (thuốc lá); chất cay (rượu)…

Nên chú ý, phương thức ẩn dụ và hoán dụ có thể được dùng trong một từ

Vì từ nhiều nghĩa nên nghĩa này là ẩn dụ, nghĩa kia là hoán dụ Ví dụ, từ màn có

những nghĩa sau đây:

Màn: 1 Tấm vải rộng dùng để che, chắn: màn cửa sổ

2 Vải thưa khâu để chống muỗi (cũng gọi “mùng”)

2 Nhúng các thức ăn vào nước chấm: Chấm rau, chấm một chấm

3 Đánh giá bài làm, đáng giá các bài thi: Thầy giáo chấm bài

4 Chọn: Có mấy cô đây, anh chấm cô nào?

5 Những vết nhỏ do động tác chấm để lại

Các nghĩa phụ 2, 4 là ẩn dụ, các nghĩa 3, 5 là các nghĩa hoán dụ (nói “đánh giá

bài thi” là chấm bài vì ngày xưa, khi đánh giá các bài thi các cụ nhà nho thường

“khuyên” hay “chấm” bằng ngòi bút lông khi trong bài có lỗi hay có câu hay)

Sự phân biệt ẩn dụ, hoán dụ trong từ nhiều nghĩa trở nên phức tạp khi ẩn dụ

trở thành hoán dụ hoặc ngược lại Như trường hợp màn nghĩa 4 Đây là một ẩn

dụ nhưng ẩn dụ này lại móc xích với nghĩa hoán dụ 3 (phần vở kịch, vở tuồng

Nói một phần của vở kịch, vở tuồng là một màn vì khi biểu diễn trên sân khấu

cứ hết một phần là người ta hạ màn xuống và khi bắt đầu biểu diễn một phần người ta kéo màn lên) Các trường hợp sọc dưa, cạp nong, cạp nia đã nói cũng ở

trường hợp này

• Ý nghĩa sử dụng

Hoán dụ khắc sâu dặc điểm tiêu biểu cho đối tượng miêu tả Nó dược sử dụng rộng rãi trong lối nói nghệ thuật và trong nhiều phong cách

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A – Nguyễn Quang Minh – Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A – Nguyễn Quang Minh – Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
2. Lê A – Nguyễn Trí (2001), Làm Văn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm Văn
Tác giả: Lê A – Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
3. Đình Cao – Lê A (1989), Làm Văn (tập 1), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm Văn
Tác giả: Đình Cao – Lê A
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
5. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 6. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học Tiếng Việt", NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 6. Hữu Đạt (2001), "Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 6. Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 6. Hữu Đạt (2001)
Năm: 2001
7. Nguyễn Thái Hòa (1998), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học giáo trình SGK, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học giáo trình SGK
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
9. Ngyễn Thanh Hùng – Lê Thị Diệu Hoa (1998), Phương pháp dạy học Ngữ Văn THPT – những vấn đề cập nhật, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Ngữ Văn THPT – những vấn đề cập nhật
Tác giả: Ngyễn Thanh Hùng – Lê Thị Diệu Hoa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
10. Phan Thế Hưng (2007), So sánh trong ẩn dụ, (số 7), Tạp chí ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh trong ẩn dụ
Tác giả: Phan Thế Hưng
Năm: 2007
11. Đinh Trọng Lạc (1968), Tu từ với vấn đề giảng dạy Ngữ Văn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tu từ với vấn đề giảng dạy Ngữ Văn
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1968
12. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) – Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên) – Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
13. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 bài tập phong cách tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
14. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
15. Nguyễn Lân (1966), Ngữ pháp Việt Nam (lớp 7), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1966
18. Bảo Quyến (2007), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận
Tác giả: Bảo Quyến
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2007
19. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật
Tác giả: Đào Thản
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1998
20. Đỗ Ngọc Thống – Phạm Minh Diệu – Nguyễn Thành Thi, Làm Văn, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm Văn
Nhà XB: NXB Hà Nội
21. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1983
22. Nguyễn Quang Tuyên – Trần Phúc Tưởng (1987), Làm văn nghị luận như thế nào (tập 1), NXB Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm văn nghị luận như thế nào
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyên – Trần Phúc Tưởng
Nhà XB: NXB Nghệ Tĩnh
Năm: 1987
23. Lê Đình Tư – Vũ Ngọc Cân (2009), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Lê Đình Tư – Vũ Ngọc Cân
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w