1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn facebook và bạo lực học đường ở một số trường THPT tỉnh gia lai

24 614 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứatuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giớitrẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh, sinh viên, tầng l

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài.

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng một thập niêntrở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống,cách làm việc, giải trí của giới trẻ Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổbiến nhất hiện nay là Facebook Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ănFacebook, chơi Facebook, ngủ Facebook” và đáng báo động là thực trạngbạo lực học đường liên quan đến Facebook

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của trang web wearesocial.net đếnnăm 2015 có 31 triệu người sử dụng Internet, 66% truy cập Internet mỗingày và 86% sử dụng truy cập mạng xã hội Đồng nghĩa với việc cókhoảng 26,66 triệu người dùng mạng xã hội Trong số đó có 19,6 triệungười sử dụng Facebook Chiếm 21,42% dân số cả nước Trung bình cứ 3giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản Facebook Cũng theotrang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là từ 13 đến 24,chiếm 71% Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứatuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giớitrẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức

Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là nhu cầuchính đáng của tất cả mọi người Những tiện ích mà công nghệ mang lại đã

và đang phục vụ rất hữu dụng cho cuộc sống học tập, giải trí, giao lưu, kếtbạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của con người trong cuộc sống hàng ngày.Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội, lợi bất cập hại Hàng loạt vụ việc liênquan đến bạo lực học đường trong thời gian gần đây liên quan đến Facebook đã khiến xã hội, nhà trường, thầy cô lo lắng Nhận thức được vấn nạnnày thực sự đáng lo ngại trong trường Trung học phổ thông, chúng tôi chọn

đề tài nghiên cứu Facebook và bạo lực học đường ở một số trường trung học phổ thông để góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho các em học sinh

sử dụng Face book có văn hóa, lịch sự, hữu ích cho cuộc sống

Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

Phương pháp sưu tầm: Sưu tầm các bài viết về Facebook và bạo lựchọc đường qua sách, báo, tạp chí, Internet

Phương pháp thống kê: Từ thực tiễn của một số trường trung họcphổ thông(THPT) – trung học cơ sở (THCS) trên cả nước trong đó có địabàn tỉnh Gia Lai chủ yếu thời gian gần đây Chúng tôi mạnh dạn nghiêncứu, trao đổi để các đồng nghiệp cùng tìm hướng tháo gỡ, tuyên truyềngiáo dục học sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là kết quả nghiên cứu thực tế vềthực trạng học sinh THPT sử dụng Facebook và hệ lụy từ nó – bạo lực họcđường

Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng này ở một số trường THPT – THCStrên địa bàn Tỉnh Gia Lai

Trang 3

PHẦN 2 NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Facebook và những lợi ích kì diệu.

Facebook (FB) là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ,

hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg –người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard.Tham gia mạng xã hội này chúng ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vựccủa đời sống trong FB

Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giaolưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trongviệc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắphành tinh Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảmxúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật FB là một tiệních, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trảinghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin vôcùng thú vị

Chỉ cần có một tài khoản trong FB, người dùng có thể đưa (post) lên

đó những nội dung, những bức ảnh, clip,… chia sẻ cùng mọi người, tham giabình luận (comment), thích (like) động viên tác giả Sự kết nối của FB banđầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quan, sở thích,…và

từ đó có thể mở rộng không cùng FB như một đế chế không biên giới, ở đócác thành viên hoàn toàn bình đẳng, tự do Trong thế giới toàn cầu hoá này,

FB quả vô cùng tiện ích Qua FB có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tìnhcảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, “gỡ rối” những tìnhhuống khó mà họ gặp phải Nó có thể giúp người ta tìm thấy nhau trong đời,tìm lại nhau sau bao thất lạc, xa cách Không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần,tình cảm, FB còn có rất nhiều tiện ích khác Nó có thể là một công cụ độcđáo và hiệu quả để tố giác quan chức nhũng nhiễu Nó có thể giúp cơ quanchức năng tìm ra tội phạm buộc chúng tra tay vào còng Nó giúp tìm kiếm

Trang 4

việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả Nó giúpcác hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiện, nhân đạo, vì môitrường,… Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh Nó

có thể giúp người ta cách thức làm ăn Nó có thể trở thành những lớp họconline thú vị, là nơi trao đổi bài vở, kiến thức,… Và còn vô vàn tiện ích khácnữa nảy sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng và sự thông minh của conngười trên khắp hành tinh Từ khi xuất hiện máy tính bảng như ipad,… hỗtrợ những ứng dụng vào FB ở mọi nơi, thì dù ở đâu, đang làm gì, người sửdụng cũng có thể vào FB Laptop, điện thoại là những công cụ dễ dàng đểthỏa mãn nhu cầu của con người tham gia vào FB

Chính vì nhiều lẽ đó mà FB có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất

là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết,trải nghiệm,… ở họ vô cùng lớn

2 Facebook và những hệ lụy khôn lường.

Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, In-ter-net nói chung, FB nóiriêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậmchí độc hại Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đếnchính trị, kinh tế, đạo đức,… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguyhại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân với nhiều hệ lụy khôn lường

Do được sáng tạo trong một môi trường ảo, thậm chí nặc danh nênnhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô vănhoá Có những kẻ đã lợi dụng FB để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúcphạm người khác Có những kẻ đưa lên đó những nội dung không lànhmạnh, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục của người Việt

Có những đứa con bất hiếu biến FB thành nơi trút giận cả với cha mẹ,nhục mạ cả đấng sinh thành Có kẻ đưa lên mạng những bức ảnh vô cùngphản cảm như những nữ sinh ăn mặc lố lăng ngồi tạo dáng nơi tôn nghiêm…

Nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam đăng tải trên FB bài viết “Tuyên ngôn học sinhtrường THCS Lí Tự Trọng” kêu gọi bạn bè phải bằng mọi cách, kể cả những

Trang 5

biện pháp tiêu cực để có thể “qua” đợt kiểm tra học kì I Tệ hại hơn, bài viếtcòn có những nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến nhà trường, thầy côgiáo, tất nhiên học sinh đó đã bị kỉ luật Không ít kẻ tung lên FB tất cảnhững ngôn từ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thoá mạ người khác.Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kìquặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệthống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừagạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Gam online,

“Cứu Net”,… Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cảtin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện,… FB cóthể làm tan nát nhiều gia đình Không ít người trở thành nạn nhân của trộmcắp vì chia sẻ nhiều, lộ ra những bí mật cá nhân, thời gian vắng nhà,…

Đáng chú ý một số bạn trẻ học sinh vô cảm, cổ súy cho những video(clip) bạo lực của các bạn học sinh nhằm hạ nhục nhân phẩm của nhau.Hẹn nhau thanh toán quay clip, chửi nhau, nói xấu nhau trên FB…

FB là nơi số lượng câu like có thể sản xuất được và đầy rẫy cạm bẫy,lừa lọc Tuổi trẻ ngây thơ, trong sáng, ham hiểu biết, muốn khẳng địnhnhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùatheo “tâm lí đám đông”

FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đếncách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm thật Nhiều bạn trẻ mải nóichuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắmchìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn vàkhông biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mấtniềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầmcảm, thu mình lại Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ

“ôm” điện thoại, laptop

Trang 6

Đặc biệt, với nhiều hấp dẫn và tiện ích như vậy, FB dễ gây nghiệnvới giới trẻ Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tênFAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện FB, thường xảy ra vớingười trẻ tuổi, dưới 25 Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiệnhơn cả rượu, thuốc lá,… Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vàotình trạng lạm dụng FB quá đà FB vào Việt Nam từ năm 2007, trở nên phổbiến từ năm 2010, cho đến nay đã có số người sử dụng tăng nhanh vào loạiđứng đầu thế giới Nhiều người lo ngại cả một thế hệ sẽ trượt dài trên FB.

Họ nằm dài hằng ngày, hằng đêm cập nhật từng phút, thậm chí ăn, ngủcùng FB Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay đăng (post) ảnh lên là chỉ ngồiđợi mọi người cùng nhau “chém gió”, rồi hàng giờ liền ngồi comment, likelại Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu(chát), trò chuyện, cứ vàiphút lại lướt FB một cách vô thức Không vào được FB họ thấy bứt rứt,khó chịu, không yên Họ quên ăn, mất ngủ vì nó Họ mua điện thoại, laptopcũng chỉ vì muốn được FB ở khắp mọi nơi Có những con nghiện, đến mức

ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí, mua cái áo mớicũng chụp hình lên để mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viếtmấy status để cập nhật, vừa tắm xong cũng vào đó than “Lạnh quá!”, đangchạy thoát hiểm cũng vào FB Họ đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mìnhvào FB để rồi sao lãng học hành, công việc Nhiều bạn trẻ mê FB mà quênđọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút, “phây” đến phờ phạc thì cònđâu sức lực để học tập, làm việc Nhiều thống kê cho thấy, những học sinh,sinh viên lạm dụng FB thì kết quả học tập kém hơn nhiều những ngườikhông dùng FB FB tưởng mang lại ánh sáng của tri thức thì lại đẩy người

ta vào tăm tối của ngu dốt Những người nghiện FB có biết rằng họ đã bịtha hoá, bị đánh giá thấp trong mắt người khác, ngay cả bạn bè trong nhómcủa họ cũng thấy khó chịu vì những nội dung ngớ ngẩn, nhàm chán, vônghĩa lí mà họ đưa lên đó

Trang 7

Nghiện thì dễ mà cai lại khó Cũng như nghiện Net, nghiện game,nghiện chát,…những con nghiện FB cũng thừa nhận là khó cai, cai mãikhông thành, đến mức có cả “Hội những người cai FB nhưng không thành”lên tới cả gần 1600 thành viên.

Vì những mặt trái của nó, FB từng bị cấm ở một số quốc gia, một sốcông sở, trường học Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiệngame, nghiện chát,… thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện FB Trò lên “phây”,thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng FB đúng là con dao hai lưỡi

Trang 8

CHƯƠNG II.

FACEBOOK VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

(Trích ảnh nguồn Internet)

1 Hiện trạng bạo lực học đường trong trường THPT.

Sự vụ 1: Nữ sinh đánh nhau, quay clip tung lên facebook.

Ngày 2 tháng 4 năm 2014 Ông Phạm Ngọc Thạch - GĐ Sở GDĐT tỉnhGia Lai - cho biết, liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường THPT Trần Phú(xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông), do có mâu thuẫn từ trước nên nữ sinhNguyễn Thanh Hằng (lớp 10B3) vào lớp 10B4 đánh nữ sinh Nguyễn ThịThu Duyên Các học sinh chứng kiến không những không đứng ra can ngăn

mà còn dùng điện thoại ghi lại cảnh tượng phản cảm này, kích động, xúigiục để hai nữ sinh này đánh nhau “ác liệt” hơn Sau khi xem xét mức độ

vi phạm, hội đồng kỷ luật Trường THPT Trần Phú đã có báo cáo hình thức

kỷ luật cụ thể từng học sinh gửi đến Sở GDĐT tỉnh Theo đó, buộc thôi học

có thời hạn đối với học sinh Nguyễn Thanh Hằng về hành vi đánh bạn, xúcphạm thân thể, danh dự người học Học sinh Đinh Triều Vỹ và Ngô Thị MỹHường (cùng lớp 10B4) bị cảnh cáo trước toàn trường vì có những lời lẽkích động, dùng điện thoại quay clip Cùng bị kỷ luật khiển trách trướctoàn trường có các học sinh Nguyễn Trần Thảo Quyên, Nguyễn Ngọc Diễm

Trang 9

Trinh, Nguyễn Trung Thực (đều lớp 10B4) - vì đã dùng điện thoại quay lạiclip đánh nhau, và phát tán chia sẻ trên facebook.

(GLO - Thu Nguyễn)

Sự vụ 2: Nữ sinh đánh nhau vì… “xin lỗi không thật lòng”.

Theo Tin Gia Lai: Sau thời gian chửi nhau qua điện thoại và Facebook, vào buổi đầu tiên của năm học mới, nữ sinh M gọi nữ sinh

L xuống lớp để “nói chuyện” Tại đây, em L đã nói xin lỗi em M Nhưng thấy L “xin lỗi không thật lòng” nên M đã xông vào đánh L

Tối ngày 25/2, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn videoquay lại cảnh đánh nhau của 2 nữ sinh, cùng với sự cổ vũ của một số họcsinh khác tại một phòng học của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thịtrấn Ia Kha, Ia Grai, Gia Lai)

Chiều ngày 26/2, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Đại - Hiệutrưởng nhà trường xác nhận, sự việc trên xảy ra trong trường THPT HuỳnhThúc Kháng Bản thân ông Đại và các giáo viên khác cũng mới biết sự việcvào lúc 21h tối ngày 25/2, khi đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội đượckhoảng 1 tiếng

Sau khi xác định được các “nhân vật” chính trong vụ việc, chiềungày 26/2, ông Đại đã mời các học sinh và phụ huynh lên trường để làm rõvấn đề Nội dung vụ việc được các học sinh tường trình như sau:

Vào khoảng ngày 3 Tết, Nguyễn Thanh S (học lớp 10A7), NguyễnThị M (lớp 10A7), Cao Thị Khánh L (lớp 10A2) cùng một số học sinh

Trang 10

khác đi chơi Tối cùng ngày, S chở L về nhà, rồi quay về nhà mình Do vềnhà quá muộn, nên S bị cha mẹ la mắng Vì vậy, S đã nhắn tin trách mắngL., tại đưa L về mà S mới về nhà muộn và bị cha mẹ mắng Thấy S nhắntin trách mình, L đã đưa sự việc lên mạng xã hội để nói xấu S M biết việcnên đã điện thoại cho L để nói chuyện, rồi cả hai nảy sinh mâu thuẫn, bắtđầu nói xấu nhau trên facebook và nhắn tin qua lại chửi nhau.

Trưa ngày 15/2, là buổi học đầu tiên của năm mới, M., L và một sốhọc sinh khác đi học khá sớm M đã lên lớp L., gọi L xuống lớp mình đểnói chuyện Tại đây, cả hai tiếp tục lời qua tiếng lại Sau lời “cổ vũ” củamột học sinh nam, M đã lao vào đánh L Khi xảy ra sự việc, có khá nhiềuhọc sinh chứng kiến nhưng không ai vào can ngăn, một lúc sau thì có mộthọc sinh nữ lao vào can ngăn thì sự việc mới dừng lại

M cho biết, trong lúc gặp mặt để giải quyết mâu thuẫn, do thấy L.xin lỗi nhưng không thật lòng nên em đã lao vào đánh L

Bà Châu Thị Thư (45 tuổi), mẹ học sinh M cho biết, bản thân bàkhông hề biết về vụ việc Trưa ngày 26/2, bà đang đi làm trên rẫy thì nhậnđược điện thoại của nhà trường thông báo sự việc, bà vội vàng công việcchạy về trường Bản thân bà rất bất ngờ và buồn về hành vi của con mình

Hiệu trưởng Phạm Văn Đại làm việc với các học sinh và phụ huynh.

“Ở nhà, vợ chồng tôi luôn cố gắng làm lụng để nuôi con ăn học thậttốt Thấy con mình như vậy tôi rất buồn, con cái không hiểu được cha mẹ,

Trang 11

thầy cô dạy dỗ mà như vậy thì cũng uổng công Giờ tôi chỉ mong thầy côtha thứ cho các cháu, để các cháu có cơ hội sửa chữa”, bà Thư vừa nói vừakhóc.

Còn mẹ nữ sinh L là chị Phạm Thị Hương (SN 1980) cho biết, saukhi nhận thông tin từ nhà trường, chị rất bất ngờ và vội vàng đến trường.Bản thân chị cũng rất buồn, vợ chồng chị mưu sinh bằng nghề nông nên chỉbiết làm thật nhiều để nuôi con ăn học thành người “Vợ chồng tôi trướcđây đã nghèo khổ, không được học hành nhiều nên cũng thiệt thòi Nên tôirất mong con mình được học hành đàng hoàng, chúng tôi cho cháu đi họckhông phải để làm lớn, để kiếm nhiều tiền vì điều này quá xa xỉ Chỉ mongcháu học để nhận thức tốt hơn, để hiểu biết hơn, để làm người tốt hơn vàứng xử với đời, với mọi người đúng hơn Tôi chỉ cần cháu học hết cấp ba làcũng được Nên tôi rất mong nhà trường cho cháu cơ hội để cháu tiếp tục đihọc, giờ cho cháu nghỉ học thì cháu về cũng không làm được gì, mà đi ra

xã hội thì nhận thức cháu còn rất nhiều hạn chế”, chị Hương bộc bạch

Theo ông Đại, thời điểm xảy ra vụ đánh nhau của các em học sinhthì có hơn 10 em chứng kiến và tham gia vụ việc Người quay phim là emMai Văn Q (lớp 10A8), em Q đã mượn điện thoại của một học sinh lớptrên và quay, nhưng người phát tán đoạn video lại là một người khác, vànhà trường đã nhờ phía công an điều tra Ông Đại cho biết thêm, ông đãyêu cầu tất cả các em học sinh viết tường trình, bản kiểm điểm: “Nhàtrường rất buồn khi sự việc trên xảy ra Vụ việc xảy ra do nhận thức củacác em vẫn còn hạn chế, do cảm xúc cá nhân của các em Nếu không cóđiện thoại, không có Facebook… thì các em không nhắn tin chửi nhau, nóixấu nhau… thì chắc không có vụ đánh nhau”, ông Đại chia sẻ

Hiện tại, trường cũng đã yêu cầu những em học sinh chứng kiến làmbản kiểm điểm vì các em chứng kiến sự việc nhưng không chạy ra báo cáobảo vệ, không can ngăn các bạn Còn hai em học sinh M và L thì trường

Trang 12

sẽ kỷ luật vì hành vi gây rối an ninh học đường và không có tinh thần đoànkết Nhưng mức độ xử lý như thế nào thì còn phải xem xét đến hành vi.

Được biết, em L có học lực khá, hạnh kiểm tốt Còn em M có họclực trung bình, hạnh kiểm khá

(Thiên Thư - Phạm Hoàng)

Sự vụ 3: Xúc phạm nhân phẩm lẫn nhau trên facebook.

Sự việc nữ sinh R.C.L lớp 11B3 tại trường THPT Phạm Văn Đồng,huyện IaGrai, bị bạn cùng lớp xúc phạm vì những hiểu lầm trên Facebook,dẫn tới bị chấn thương tâm lý, không thể nói được, hoảng sợ không muốntiếp xúc với các bạn học sinh, có ý định tự sát Biết được sự việc cô giáochủ nhiệm lớp 11B3 – cô H.T.V đã kịp thời động viên, hòa giải đưa emR.C.L trở lại lớp học bình thường Tìm hiểu nguyên nhân cô giáo cho biếtchỉ vì hiểu lầm khi đăng status mà bạn nữ cùng lớp thiếu kiềm chế, dùngnhững lời lẽ thô tục, xúc phạm nhân phẩm bạn

Ảnh minh họa (nguồn In ternet)Trường hợp nữa xảy ra trong năm học 2014 – 2015, hai học sinh nữ lớp12C2 Trường THPT Phạm Văn Đồng, nữ sinh Phạm.T.N.B và Trương P.Lcùng lớp nói xấu nhau trên Facebook, gây gổ nhau dẫn đến đánh nhau

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w