1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn biện pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên tại trường THPT đinh tiên hoàng, huyện krông pa, tỉnh gia lai

20 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 142,5 KB

Nội dung

Đoàn trường luôn chú trọng đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục học sinh về pháp luật của Nhà nước, kỹ năng sống và giá trị sống.. Chính vì vậy, các hoạt động giáo dục trong Nhà

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng kế cận của Đảng, luôn luôn tiên phong hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng đã giao cho trong hoạt động công tác Đoàn và Phong trào thanh niên trong thời kỳ mới

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và để góp

phần thắng lợi Nghị quyết 02 NQ/TĐTN-TCKT, ngày 28/9/2013 của Ban

Chấp hành tỉnh Đoàn Gia Lai khóa XIII “Về nâng cao chất lượng tổ chức

cơ sở Đoàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Hướng dẫn số 33

HD/TĐTN-TCKT, ngày 09/12/2013 của Ban Thường vụ tỉnh Đoàn Gia Lai

về việc “Hướng dẫn xây dựng Chi đoàn mạnh”; Hướng dẫn số 10

HD/TĐTN-TCKT, ngày 29/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về

“Hướng dẫn đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú” Đoàn Trường THPT Đinh

Tiên Hoàng luôn có sự đổi mới trong công tác Đoàn và Phong trào thanh niên trường học với những nhiệm vụ trong tâm: công tác tư tưởng, công tác Đoàn, phát triển Đoàn và Đảng Đoàn trường luôn chú trọng đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục học sinh về pháp luật của Nhà nước, kỹ năng sống và giá trị sống Nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và hiểu biết sâu rộng về pháp luật, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình,…mà các em thường xuyên vi phạm

Chính vì thế, bản thân tôi với cương vị là một Bí thư Đoàn trường, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những cách làm mới, cách làm hay trong công tác Đoàn và Phong trào thanh niên của trường THPT Đinh Tiên Hoàng nói riêng và các trường THPT tỉnh Gia Lai nói chung Vì vậy, tôi đã

chọn Đề tài “Biện pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu, đưa

những vấn đề về cách làm mới, cách làm hay với mục đích trao đổi những

Trang 2

kinh nghiêm hoạt động Đoàn cùng với các đồng chí đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động Đoàn trong trường học

II- Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

1 Mục đích nghiên cứu

- Đẩy mạnh việc giáo dục nhân cách cho đoàn viên, thanh niên – học sinh trong Trường

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đoàn viên, thanh niên - học sinh

- Luôn giữ vững mối quan hệ giữa Nhà trường - Đoàn trường và chính quyền địa phương nơi cư trú

2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp giáo dục ĐVTN - học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai

2.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật An toàn giao thông (viết tắt ATGT), KNS-GTS, an ninh học đường cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai

2.2 Đối tượng khảo sát

Cán bộ Đoàn (viết tắt CBĐ) và đoàn viên, thanh niên (viết tắt ĐVTN) học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Các vấn đề lý luận về giáo dục ĐVTN trong Nhà trường

- Nêu thực trạng công tác giáo dục ĐVTN ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục ĐVTN ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai

Trang 3

III Phương pháp, phạm vi nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; giảng dạy tích hợp các phương pháp và áp dụng công nghệ thông tin

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp xử lý những vi phạm ATGT

- Phương pháp kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực

tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

2 Phạm vi nghiên cứu

- Biện pháp giáo dục ĐVTN học sinh với sự phối hợp chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể Nhà trường

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống - giá trị sống cho học sinh

Trang 4

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định:

“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản

trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” Nghị quyết 02

NQ/TĐTN-TCKT, ngày 28/9/2013 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn khóa

XIII “Về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số” Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi

trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước Muốn vậy phải phát triển giáo dục

“Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người” Như vậy, con người được đặt ở trung tâm chiến lược,

trong đó lớp đoàn viên, thanh niên hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này

Chính vì vậy, các hoạt động giáo dục trong Nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kiến thức, kỹ năng nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam chủ nghĩa xã hội

Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này Nhà trường nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống - giá trị sống và phối hợp với các ban ngành trên địa bàn dân cư để phổ biến, ngăn chặn học sinh vi phạm ATGT ở địa phương Đây là sự quyết định thành công hay thất bại các hoạt động của Đoàn trong suốt năm học

Trang 5

I Các khái niệm giáo dục đoàn viên, thanh niên – học sinh

1 Kỹ năng sống

- Quan niệm thứ nhất, KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (theo UNESCO)

- Quan niệm thứ hai, KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh Tổ chức y tế thế giới (viết tắt là WHO) coi KNS là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày

2 Giá trị sống

Định hướng giá trị sống giúp con người lập chương trình cho hành động của mình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược cho hành vi, đồng thời định hướng giá trị có thể quy định trực tiếp hành vi thậm chí từng thao tác, động tác của con người Giá trị sống là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời

II Biện pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên với cách làm mới và cách làm hay

1 Phối hợp với Nhà trường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh

- Đối với Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đóng trên địa bàn vùng

đặc biệt khó khăn chiếm 99% học sinh người dân tộc thiểu số (dân tộc Jrai)

và trình độ dân trí thấp, xa trung tâm Đó là một sự thiệt thòi đối với học sinh về mọi mặt: giao lưu văn hoá, mạng Internet, tìm hiểu về pháp luật,…

- Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội càng ngày càng phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế Quốc tế và để tránh tình trạng thụt lùi, lạc

Trang 6

hậu Bản thân tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch “giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh” nhằm trang bị cho các em thêm hành trang mới

để hình thành nhân cách con người Việt Nam trong kỷ nguyên mới

- Việc giáo dục “Kỹ năng sống, giá trị sống” Đoàn trường triển khai

bằng nhiều hình thức như: Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp và giảng dạy lồng ghép với các môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử,…để cho học sinh không những học lý thuyết mà còn biết vận dụng vào thực tế nhiều hơn; giao tiếp chuẩn mực văn hoá, biết vận dụng sáng tạo và sửa chữa những vật dụng trong gia đình, phát triển tư duy sáng tạo trong xã hội và hơn thế nữa trong học tập học sinh còn vận dụng phương pháp liên môn khi làm bài theo hướng đổi mới của Bộ

- Với phong tục tập quán ở địa phương người dân tộc thiểu số Jrai trong sinh hoạt giao tiếp chưa được chú trọng nhiều Ví dụ: các thành viên trong gia đình đều gọi nhau bằng “nó”, “tao”, “mày” khi xưng hô, việc định hướng cho bản thân không có sự tư vấn của mọi người, phong tục tảo hôn,

…từ thực tiễn đó sẽ dẫn đến hậu quả rất đáng nghiêm trọng đến pháp luật, kinh tế - văn hoá gia đình Bản thân tôi luôn tìm ra các biện pháp để giảm bớt tình trạng trên là đưa giáo dục KNS-GTS cho học sinh nhận thức cao

và phát triển về nhân cách “Đạo đức - Tri thức - Dân tộc”.

- Trong công tác Đoàn, theo quy định dành 02 tiết/tháng cho hoạt động Đoàn, ngoài những hoạt động ngoại khoá của hàng tháng, Đoàn trường xây dựng kế hoạch giáo dục KNS-GTS 02 tiết giảng dạy máy chiếu cho học sinh Bên cạnh đó, luôn chỉ đạo Ban - Đội - Câu lạc bộ thường xuyên theo dõi những học sinh vị phạm về đạo đức để có hình thức uốn nắn, chỉnh đốn kịp thời Nếu có học sinh vi phạm với mức độ cao thì xử lý

kỷ luật để răn đe để làm gương cho các sinh khác

Trang 7

Để làm tốt việc giáo dục KNS-GTS cho học sinh thì cần đưa vào những nội dung sau:

* Kỹ năng sống

- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình

và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

- Phân loại thành 03 nhóm giáo dục KNS cho học sinh:

+ Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin…;

+ Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ

sự cảm thông, hợp tác…;

+ Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm:

tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

- Phương pháp giáo dục kỹ năng sống: dạy học nhóm; nghiên cứu trường hợp điển hình; giải quyết vấn đề; đóng vai; trò chơi; dự án (phương pháp dự án)

- Dự trên cơ sở một số KNS để giáo dục cho ĐVTN-học sinh và phương pháp giáo dục nhằm giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Chính vì vậy, người giáo viên cần phải bám sát thực tế để truyền đạt cho các em nhanh trí xử lý vấn đề trong cuộc sống (kỹ năng thực hành) thì cần phải:

Trang 8

+ Đối với giáo viên:

 Trong cuôc sống hàng ngày các em còn gặp rất nhiều sự lúng túng khi xử lý Vì vậy, giáo viên là người làm mẫu để xử lý các vấn đề như:

các em biết tự sửa chữa những vật dụng trong cuộc sống gia đình: điện dân dụng, sửa xe đạp, sáng chế công cụ lao động sản xuất,…

+ Đối với ĐVTN-học sinh:

 Cần lĩnh hội các kỹ năng sống, các vấn đề trong cuộc sống học sinh phải xác định được thuộc nhóm nào trong 03 nhóm KNS nêu trên và

để giải quyết vấn đề cho hiệu quả;

 Khi giải quyết xong vấn đề rồi tự rút kinh nghiệm cho bản thân để càng ngày hoàn thiện minh hơn;

 Cần chia sẻ những KNS với mọi người để cùng giúp nhau phát triển

* Giá trị sống

- Một số giá trị sống dành cho học sinh như sau: Hòa bình, tôn trọng , yêu thương , khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tự do , đoàn kết, truyền thống.

- Ngoài ra học sinh cần có sự hiểu biết về GTS sau: yêu thích các môn học, quý trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè, yêu quý nhà trường, sẵn sàng bắt tay vào làm việc, làm việc nhiệt tâm, quý trọng quỹ thời gian, luôn tuân thủ theo các chỉ dẫn, bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo vệ tài sản của người khác – xã hội, tuân thủ quy định an toàn, giữ gìn vào bảo vệ sức khỏe, ứng xử hoà nhã với người khác.

- Những nội dung về KNS-GTS nhằm đẩy mạnh thực hiện Phong

trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong trường;

tuyên truyền, giáo dục học sinh nâng cao ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh

Trang 9

- Học sinh nhận ra và hiểu được các KNS – GTS để bản thân có ý thức trong cuộc sống

- Góp phần rèn luyện một số kỹ năng sống cơ bản cho học sinh; giúp các em biết cách xử lý các tình huống khi đương đầu với các thử thách trong cuộc sống như:

+ Đối với giáo viên:

 Cần truyền đạt những kiến thức liên quan đến GTS cho học sinh một cách cặn kẽ, chi tiết nhất;

 Phối với với các bộ môn khác để giáo dục lồng ghép (liên môn/chủ đề), nhằm định hướng cho học sinh hiểu biết về những GTS như:

Quý trọng sức khoẻ, quý trọng tình cảm, phong tục tập quán, nếp sống gia đình,…

+ Đối với ĐVTN-học sinh:

 Cần lĩnh hội các kiến thức về GTS để có sự nhận thức đúng đắn và để tự khẳng định mình khi xử lý những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày;

 Các em cần tự khẳng định mình để làm chủ cuộc sống và biết yêu quý những giá trị cuộc sống đang sẵn có và tự tạo ra giá trị sống như:

Biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Jrai nói riêng, cần loại bỏ những phong túc lạc hậu, biết trân trọng tình cảm gia đình, tình bạn,…;

 Cần có sự chia sẽ và đoàn kết mọi người đề nâng cao GTS để cho cuộc sống thêm phát triển

2 Phối hợp với chính quyền địa phương phổ biến pháp luật An toàn giao thông, an ninh học đường

Tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa

phương; Ban Công an huyện Krông Pa; Ban Công an 03 xã Ia H’ Dreh, Ia

Trang 10

Rmok, Krông Năng nhằm phổ biến, tuyên truyền cho học sinh việc thực hiện Luật giao thông đường bộ và chỉ ra tác hại của việc không thực hiện đúng Luật giao thông Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát những trường hợp vi phạm giao thông và có hình thức xử lý lỷ luật theo quy định của pháp luật và Nội quy của Nhà trường

Để làm tốt việc thực hiện an toàn giao thông tôi đã xây dựng kế hoạch họp giữa Đoàn trường và Ban Công an ở địa phương để tìm ra những biện pháp nâng cao an toàn giao thông; an ninh học đường như sau:

- Đối với trong Nhà trường

+ Gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đoàn trường hằng tuần, tháng luôn tuyên dương những đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt ATGT và gìn giữ an ninh học đường;

+ Việc đảm bảo ATGT và an ninh học đường là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và được đưa vào kiểm tra, kiểm soát, đánh giá định kỳ trong các buổi sinh hoạt tập thể và các buổi chào cờ đầu tuần;

+ Các chi đoàn thường xuyên báo cáo về tình hình hoạt động của lớp

và để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện ATGT;

+ Đoàn trường phân công nhiệm vụ cho đoàn viên trực “Cổng Trường an toàn giao thông”, “Khu ký túc xá học sinh”;

+ Xây dựng kế hoạch ngoại khoá “phổ biến Luật giao thông”, học sinh ký cam kết ATGT giữa học sinh, gia đình và Nhà trường;

+ Đoàn trường tổ chức ngoại khoá “Sân khấu hoá về ATGT” cho đoàn viên, thanh niên và toàn thể nhân dân đến xem những tiểu phẩm đặc sắc của học sinh các lớp Nhằm nâng cao nhận thức về ATGT để cho cá nhân về phổ biến sâu rộng đến từng thành viên trong gia đình;

+ Đoàn trường thường xuyên quán triệt không cho học sinh đi xe máy phân khối lớn (dung tích xi lanh trên 50 cm3) trở lên đến trường và trừ

Trang 11

những học sinh đủ điều kiện sử dụng xe dung tích xi lanh trên 50 cm3 trở lên

- Đối với ngoài Nhà trường

+ Đoàn trường phân công nhiệm vụ cho đoàn viên, thanh niên phối hợp với Ban công an địa phương trực ở những mốc quan trọng nhằm phát hiện và ngăn chặn học sinh vi phạm an toàn giao thông như: đi xe chở 03,

đi xe không đội mũ bảo hiểm, đi xe lạng lách,…;

+ Ban Công an xã Ia H’ Dreh thường xuyên kiểm tra về an ninh trật

tự ở khu vực ngoài cổng trường và đặc biệt ở khu ký túc xá học sinh, khu nhà công vụ, để tránh xảy ra tình trạng: tụ tập gây gổ đánh nhau, đi học la

cà, mang bạn khác giới về ở khu ký túc xá, tụ tập uống rượu ở KTX;

- Phối hợp với Ban Công an xã hướng dẫn, nhắc nhở công chức, viên chức, học sinh và phụ huynh học sinh chấp hành Luật giao thông đường bộ, tránh ùn tắc, tập trung đông người trước cổng trường trong giờ đi học và giờ tan học

- Hàng tuần Ban Công an xã gửi danh sách học sinh vi phạm ATGT,

an ninh học đường về cho Đoàn trường Đoàn trường gửi báo cáo cho Chi

bộ và phối hợp với Ban Giám hiệu Nhà trường để có hình thức xử lý kịp thời

- Đoàn trường theo hàng tháng, quý mời đại diện Ban Công an huyện, Ban Công an xã lên báo cáo tình hình thực hiện an toàn giao thông của huyện nói chung và địa bàn trường nói riêng

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn Giáo dục công dân để tổ chức giảng dạy lồng ghép về ATGT và đồng thời nhắc nhở, kiểm điểm những học sinh vi phạm qua các tiết sinh hoạt lớp, nhắc nhở dưới cờ Đưa tiêu chí học sinh vi phạm để đánh giá xếp loại thi đua đối với công tác chủ nhiệm của lớp đó

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w