Việc sử dụng thuật ngữ “amiang” để mô tả cả hai loại sợi, chrysotile và các thành viên thuộc họ amphibole amosite, crocidolite, tremolite, anthophyllite và actinolite, trong đó chỉ có ha
Trang 3CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
Trang 4THAM LUẬN
NHỮNG QUAN NIỆM SAI VÀ
SỬ DỤNG SAI CỦA CƠ QUAN
QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU
UNG THƯ VỚI CỤM TỪ
“PHÂN LOẠI CÁC CHẤT GÂY
UNG THƯ”: TRƯỜNG HỢP
CHẤT AMIĂNG
David Bernstein
Geneva, Switzerland
Allen Gibbs
Khoa Bệnh học, Khoa y Trường Đại học Wales, Cardiff,
Vương Quốc Anh
Trang 5Trong các nghiên cứu bệnh ung thư ở người, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư đã thực hiện một chương trình “chuyên khảo” đánh giá rủi ro gây ung thư của các chất hóa học đối với con người Các số liệu thu thập được cung cấp thông tin đáng kể về rủi ro gắn với các chất được gọi là chất gây ung thư Tuy nhiên, thông tin này không được sử dụng trong các lược đồ phân loại của IARC mặc dù cụm từ “rủi ro” đã được đưa vào tựa đề và nội dung của chuyên khảo này Do đó, một số chính phủ và một số nhóm gây sức ép chính trị sử dụng mô hình xác định tính nguy hại này nhằm củng cố lý do cấm các chất mà không tiến hành đánh giá rủi ro Sự nhầm lẫn và sử dụng lẫn lộn các từ “nguy hại”
và “rủi ro” đồng nghĩa với việc số liệu về mức độ nguy hại thường được đánh đồng với số liệu về rủi ro Các phản ứng chính trị thường thấy sẽ là, lấy Nguyên
lý Đề phòng làm lý do để tăng cường các hành động thể chế một cách quá mức Rất tiếc là việc loại bỏ các chất vì tính nguy hại vốn có có thể dẫn tới việc chối bỏ các lợi ích lớn cho xã hội và làm suy yếu sự phát triển bền vững Không
gì có thể minh họa tốt hơn cho việc này là trường hợp của chất khoáng được gọi chung là amiang Các bằng chứng hiện có phân biệt rõ tính nguy hại của amiang chrysotile và amiang amphibole, nhưng bảng phân loại hiện hành của IARC không cho thấy sự khác biệt này Mặc dù thực tế, khi sử dụng theo cùng một phương thức, amiang amphibole gây ra nhiều bệnh hơn rất nhiều so với amiang chrysotile Một số lượng rất lớn các bằng chứng hiện có chỉ rõ rằng amiang chrysotile có thể được sử dụng một cách an toàn với rủi ro rất thấp Các sản phẩm xi măng như ống nước và các tấm vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở cung cấp những sản phẩm đa dạng với mức chi phí hợp lý cho các nước đang phát triển Việc loại bỏ những sản phẩm này không cứu mạng người mà thậm chí là ngược lại
Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) là một cơ quan được Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) tài trợ với sứ mệnh là hợp tác và thực hiện các nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người, cơ chế gây ung thư, và phát triển các chiến lược khoa học để kiểm soát bệnh ung thư Năm 1970, Hội đồng Điều hành IARC đã thông qua nghị quyết liên quan tới vai trò của IARC trong việc tư vấn chính phủ các nước các ý kiến chuyên môn, độc lập
và khoa học về các chất gây ung thư trong môi trường Để đạt được điều
đó, Hội đồng Điều hành khuyến nghị IARC nên chuẩn bị một chương trình
“chuyên khảo” đánh giá rủi ro gây ung thư của các chất hóa học đối với con người – tiêu đề ban đầu của tuyển tập Ngay từ khi bắt đầu từ đầu những năm 1970, “Chương trình” đã rà soát hơn 885 chất, và các tài liệu chuyên khảo của IARC trở nên nổi tiếng với sự đầy đủ, chính xác, và công minh Với các số liệu này, ta có cơ hội để cung cấp thông tin có ý nghĩa cho các nước
để ước tính rủi ro gắn với các chất được coi là chất nguy hại tới người dân tại nước đó Những thông tin về quá trình phơi nhiễm với người, các điều kiện thực tế khi sử dụng, phơi nhiễm tích luỹ đối với hóa chất, tác dụng dược động học của chất lên cơ thể người, v.v trong nhiều trường hợp khá
TÓM TẮT
GIỚI THIỆU
Indoor Built Environ 2007;16;1:1–5
Trang 6đầy đủ để ta mô tả tính nguy hại một cách toàn diện Tuy nhiên, thông tin này hầu như không được sử dụng trong bảng phân loại của IARC Thực
tế, việc IARC vẫn cố tình sử dụng từ “rủi ro” trong tựa đề và nội dung bài chuyên khảo mặc dù thực tế họ không hề thực hiện bất kỳ đánh giá rủi
ro nào là điều đáng phải xem xét lại Trong lời tựa đề các chuyên khảo của
IARC luôn khẳng định: “Cuốn chuyên khảo là kết quả bước đầu trong đánh
giá rủi ro gây ung, trong đó có kiểm tra mọi thông tin liên quan nhằm đánh giá mức độ tin cậy của bằng chứng hiện có rằng ở mức phơi nhiễm nhất định với một chất, xác suất bị bệnh ung thư ở người có thể thay đổi Bước thứ hai là định lượng rủi ro” [1] Tuy nhiên, bước định lượng rủi ro này hiếm khi được thực
hiện Bỏ qua đánh giá rủi ro, một số chính phủ và nhóm gây sức ép chính trị (thường là các tổ chức phi chính phủ hoặc NGO) thường chỉ căn cứ vào bước xác định chất độc hại để thúc đẩy lý do cấm sử dụng một loại chất
Họ không hề có động thái thực hiện đánh giá định lượng rủi ro phù hợp để tránh hậu quả không mong muốn
Các hợp chất hoặc vật liệu được đánh giá trong Chuyên khảo IARC số 1-94 được đưa vào một danh sách bao gồm các chất, hỗn hợp, và tình huống phơi nhiễm đã được đánh giá cho đến nay và gọi chung nó là “Nhóm 1” – nhóm chất gây ung thư ở người [2]
Danh sách này được cập nhật lần cuối vào tháng 9/2006 Trong đó có 99 chất, hỗn hợp, và hoạt động 99 hạng mục này được chia thành 3 phần:
“Các chất và nhóm chất”; “Hỗn hợp”; “Tình huống phơi nhiễm” Những ví dụ minh họa được lấy từ ba phần này được thể hiện trong Bảng 1
Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Chúng ta có phải cấm các chất có mặt trong
“Nhóm 1 – Các chất, hỗn hợp và hoạt động” của IARC? Câu trả lời đương nhiên là Không! Lý do là bởi vì bảng phân loại của IARC chỉ xác định và mô
tả đặc điểm (nguy hại) của các chất, hỗn hợp, hoạt động này Trong đó không bao gồm đánh giá rủi ro, hay nói cách khác là xác suất thể hiện độc tính trong điều kiện sử dụng ngày nay và các tình huống phơi nhiễm liên quan Việc làm rõ sự khác biệt này rất quan trọng: “nguy hại” không phải là
“rủi ro” (Bảng 2) Bảng phân loại của IARC chỉ nói về sự nguy hại chứ không phải là rủi ro Thật vậy, việc xếp một chất là loại nguy hại cũng chỉ nói lên được một điều là nó gây hại
Trong “Lời mở đầu Các chuyên khảo của IARC đánh giá các chất có rủi ro gây ung thư ở người” được đăng trên mạng internet vào tháng 1/2006 [3]
đã nói rằng “Chất nguy hại [gây ung thư] là một chất có khả năng gây ung thư trong một số trường hợp, trong khi đó rủi ro ung thư là ước tính giá trị
kỳ vọng của tác dụng gây ung thư khi bị phơi nhiễm với một chất gây ung thư Cuốn chuyên khảo này là một bài tập đánh giá chất nguy hại, mặc dù
từ trước đến nay từ “rủi ro” đều xuất hiện trong tựa đề Việc phân biệt giữa chất nguy hại và rủi ro rất quan trọng Các chuyên khảo xếp loại một chất là
QUAN NIỆM
SAI TRONG
THUẬT NGỮ
(2) Indoor Built Environ 2007;16:1–5
nguy hại [gây ung thư] kể cả khi rủi ro với mức độ phơi nhiễm hiện nay rất thấp, bởi vì cách sử dụng mởi hoặc các trường hợp phơi nhiễm chưa được biết đến có thể khiến gia tăng rủi ro thực tế một cách đáng kể”
Do đó chúng ta có thể nhận ra rằng việc xác định chất nguy hại là điều thiết yếu nhưng chưa đủ để có được một đánh giá rủi ro, trong đó bao gồm số liệu phơi nhiễm qua thời gian và ước tính rủi ro khả nghi trong điều kiện sử dụng thực tế Do có sự nhầm lẫn về khái niệm và sử dụng lẫn lộn thuật ngữ
“nguy hại” và “rủi ro”, nỗi sợ quá đáng trước kết cục không mong muốn như ung thư thường gặp ở nhiều bộ phận công chúng, bị chi phối bởi dữ liệu
Bảng 1 Nhóm I: Các chất, hỗn hợp, và hoạt động
Bảng 2 Phân biệt giữa nguy hại và rủi ro
Định nghĩa nguy hại: một nguồn gây rủi ro không có nghĩa là nó sẽ xảy ra Nguy hại dẫn tới rủi ro chỉ khi có quá trình phơi nhiễm and nếu sự phơi nhiễm đó có khả năng dẫn tới hậu quả tiêu cực.
Đánh giá rủi ro: là quá trình bao gồm việc kết hợp số liệu, xác định nguy hại, qua trình phơi nhiễm, và mối quan hệ giữa liều lượng – phản ứng nhắm xác định bản chất chất xác suất của tác dụng tiêu cực.
Trang 7về nguy hại được hiểu lầm thành rủi ro Quan điểm sai này thường dẫn đến phản ứng chính trị trước nỗi sợ được cảm nhận, và đôi khi được kích khích bởi các tổ chức NGO chuyên hoạt động về một lĩnh vực hạn hẹp chèo lái truyền thông vốn ưu ái những tin giật gân và gây áp lực để đưa ra những quy định quá đáng Một số chính quyền và NGO tìm cách cấm tất cả các vật liệu nguy hại bằng cách viện dẫn Nguyên lý Phòng ngừa và lập luận rằng kết quả của viện dẫn đó là vô hại, tức là cẩn tắc vô ưu Tuy nhiên, việc loại
bỏ các chất đơn chỉ vì nguy hại thuộc tính đã chối bỏ lợi ích đáng kể của xã hội và có thể cản trở phát triển bền vững Nếu chúng ta nhìn theo khía cạnh khác có thể thấy rõ việc cấm các chất nguy hại đáng kể sẽ dẫn tới việc loại
bỏ nguồn điện cho các hộ gia đình do nó có tính chất nguy hiểm gây chết người trong gia đình
Hãy một lần nữa xem xét 99 chất và các tình huống phơi nhiễm được IARC xác định là nguyên nhân gây ung thư khi phơi nhiễm với hỗn hợp phức hợp Liệu pháp Oestrogen và tất nhiên cả thuốc uống tránh thai, hóa chất hóa trị liệu dùng trong điều trị một số bệnh ung thư, sản xuất cao su, ủng, giày, đồ gỗ và tủ, sơn nhà là những chất và nơi làm việc ghi nhận tỷ lệ bệnh ung thư cao hơn bình thường Và cũng đừng quên rằng đồ uống có cồn thuộc nhóm 1 các chất gây ung thư [4] Việc cấm các chất và các nơi làm việc này sẽ gây ra sự hỗn loạn trên toàn cầu Ít nhất là vì lý do này, IARC nên
bổ sung vào tài liệu của họ lời cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng và không mong muốn nếu kiếm soát quá nghiêm ngặt hoặc cấm
Khi làm việc với các chất có thể gây hại, tức là, những chất có tính nguy hại có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cách tiếp cận ba mũi nhọn truyền thống sau được áp dụng:
Xác định nguy hại (mô tả đặc điểm);
Đánh giá rủi ro;
Quản lý rủi ro
Quy trình phân loại của IARC chỉ tham chiếu bước đầu tiên trong số các bước trên: “xác định nguy hại” Quy trình này không tham chiếu bước “đánh giá rủi ro”, bước này như đã đề cập ở trên, cần bao gồm nhiều yếu tố về liều lượng và thời gian phơi nhiễm Do đó, bảng phân loại của IARC không có
ý nghĩa khi sử dụng làm công cụ “quản lý rủi ro” trong việc sửa điều chỉnh quy định, chính sách, và không thể áp dụng được nếu không có bước đánh giá rủi ro phù hợp
Cần phải làm rõ rằng từ “amiang” là một thuật ngữ thương mại chung được dùng để mô tả một nhóm sáu khoáng chất từ hai họ sợi silicat hoàn toàn khác nhau: serpentine và amphibole Loại Serpentine duy nhất được gọi
CÁC NGOẠI LỆ:
CHÍNH TRỊ HAY
KHOA HỌC
TRƯỜNG HỢP CHẤT KHOÁNG AMIANG
là amiang là chrysotile hay là “amiang trắng” Trong khi đó, 5 khoáng chất amiang amphibole gồm có crocidolite hay là “amiang xanh” và amosite hay
là “amiang nâu” Với số lượng bằng chứng ngày càng nhiều về “tính nguy hại” rõ rệt của chrysotile so sánh với các dạng amphibole khác nhau của amiang, giờ đã đến lúc ta phân biệt các đặc điểm về tính nguy hại của hai loại amiang này Mặc dù cuốn phân loại của IARC hiện hành không làm rõ sự khác nhau giữa các loại amiang, không ít nghiên cứu “đánh giá rủi ro” được thực hiện trong các cuộc điều tra kéo dài nhiều năm giữa hai họ amiang đã khẳng định rủi ro liên quan đến sử dụng chrysotile hoàn toàn khác với rủi ro khi sử dụng amphhibole Thực tế, sợi khoáng amiang amphibole crocidolite
và amosite, hai loại duy nhất có ý nghĩa về thương mại, đã và đang tiếp tục gây ra số lượng bệnh nhiều hơn nhiều so với amiang chrysotile khi các sợi
đó được sử dụng theo cùng một cách [5]
Cuối cùng, hiện nay người ta đã công nhận rằng thời gian tồn tại trong phổi (độ bền sinh học) lâu hơn nhiều của sợi amphibole hít phải là một trong các yếu tố quan trọng lý giải vì sao chúng có khả năng gây bệnh cao hơn rất nhiều so với chrysotile [6, 7] Các đánh giá định lượng gần đây đã phân tích
số liệu từ các khảo sát dịch tễ học hiện có nhằm khẳng định khả năng gây bệnh của các loại sợi amiang khác nhau khẳng định sự khác biệt về rủi ro gắn với chrysotile và amphibole [5, 8] Các nghiên cứu độ bền sinh học thử nghiệm được xuất bản gần đây [9-12] đã củng cố mạnh mẽ sự khác biệt về dịch tễ học nhận thấy khi phơi nhiễm với amiang chrysotile hoặc amiang amphibole
Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học [13] cho thấy không có bằng chứng gia tăng rủi ro bệnh ung thư từ phơi nhiễm với chrysotile ở ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp cho phép (~1 sợi/ml, trung bình 8 - giờ), theo khuyến cáo của Nhóm các chuyên gia được thành lập bởi WHO tại Oxford (1989) Gần đây nhất, một nghiên cứu đối chứng thực hiện ở nhiều trung tâm tại Châu Âu [14] cho thấy phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang không
hề tạo ra gánh nặng về ung thư phổi ở nam giới tại Trung và Đông Âu, trong khi đó, ngược lại ở Vương Quốc Anh, rủi ro ung thư phổi tăng sau khi phơi nhiễm với amiang Các tác giả gợi ý rằng sự khác biệt về loại sợi và tình huống phơi nhiễm có thể lý giải cho kết quả này
Các phương pháp được sử dụng ngày nay để kiểm soát phơi nhiễm với chrysotile tại nơi làm việc đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua
Do đó, thay cho nồng độ từ 50 đến 100 sợi/cm3 như trước kia, hiện tại phơi nhiễm thường ở dưới mức 1 sợi/cm3, và có rủi ro không đáng kể về ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [5, 15] Kinh nghiệm trong 50 năm sử dụng cho thấy cần phải tránh chất amphibole Tuy nhiên, số lượng lớn các bằng chứng ngày nay cũng cho thấy chrysotile có thể được sử dụng một cách tương đối
an toàn với rủi ro kèm theo thấp, không đáng kể Chrysotile trong các sản phẩm xi măng như ống nước và tấm xi măng sử dụng trong xây dựng nhà
Trang 8giúp sản phẩm linh hoạt hơn, giúp chống chịu với nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt Các sản phẩm này cũng được sản xuất với mức chi phí hợp lý với các nước đang phát triển Việc cấm sử dụng chrysotile sẽ không cứu mạng người mà thậm chí là ngược lại Ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, hiện vẫn còn tồn tại hàng nghìn ngôi làng không có hệ thống đường dẫn nước sạch đầy đủ Tháng 11/2006, Học viện Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng thiếu
nước uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em [16] “Theo
báo cáo mới đây thuộc Chương trình Phát triển các Liên Hợp Quốc, thực trạng thiếu nước uống chính là nguyên nhân thứ hai dẫn tới các ca tử vong ở trẻ
em trên toàn thế giới Có gần 2 triệu trẻ em bị chết do nước nhiễm bẩn hàng năm Cũng theo báo cáo này, trên toàn thế giới, có khoảng 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nước sạch, và khoảng 2,6 tỷ người thiếu hệ thống vệ sinh phù hợp Mặc dù nhiều nước đang cải thiện vấn đề sử dụng nước, hệ thống thoát nước và số lượng hộ gia đình có hệ thống hố xí vẫn không đáp ứng đủ (nhu cầu) dẫn tới bệnh dịch lây lan Ở Peru, trẻ em ở nhà có hệ thống hố xí và nước sạch có 59% cơ hội sống sót so với các em không có, và ở Ai Cập, con số này
là 57%” Riêng ở Ai Cập, hiện tại có khoảng 2.400 ngôi làng không có cơ sở
hạ tầng để phân phối đủ nước sạch Để đối mặt với vấn đề này, Học viện Nghiên cứu Khoa học Ai Cập xem xét thực tế chrysotile không nguy hiểm nếu áp dụng các biện pháp công nghiệp và y tế cần thiết trong các nhà máy, gần đây đã yêu cầu cho mở lại và cho hoạt động lại các nhà máy sản xuất chrysotile và tạo cơ hội việc làm cho 3.500 công nhân và kỹ thuật viên
Đây chính là minh chứng cho hậu quả nghiêm trọng về khía cạnh kinh tế
và phát triển đang đề nặng lên các cuốc gia đang phát triển do chủ nghĩa
đế quốc môi trường của các nhóm gây áp lực chính trị đang lan rộng cách hiểu sai về hai khái niệm nguy hại và rủi ro
4 IARC: Alcohol drinking Monographs on the evaluation of carcinogenic
risks to humans Lyon, France, 1988 vol 44: pp 416
5 Hodgson JT, Darnton A:The quantitative risks of mesothelioma and lung
cancer in relation to asbestos:Ann Occup Hyg 2000; 44(8): 565–601
6 Wagner, JC, Pooley FD: Mineral fibers and mesothelioma.Thorax
1986;41:161–166
7 Albin M, Pooley FD, Strömberg U, Attewell R, Mithar R, Johansson
L,Welinder H: Retention patterns of asbestos fibers in lung tissue amongasbestos cement workers Occup Environ Med 1994;51:205–211
8 Paustenbach DJ, Finley BL, Lu ET, Brorby GP, Sheehan PJ: Environmental
and occupational health hazard associated with the presence ofasbestos in brake linings and pads (1900 to present) :A «state-of-the-art» review: J Toxicol Environ Hlth, Part B 2004;7:33–110
9 Bernstein D, Rogers R, Smith P: The Biopersistance of Canadian chrysotile
asbestos following inhalation: Inhal Toxicol 2003;15: 1247–1274
10 Bernstein D, Rogers R, Smith P: The biopersistance of Brazilian chrysotile
asbestos following inhalation: Inhal Toxicol 2004; 16:745–761
11 Bernstein D, Rogers R, Smith P: The biopersistance of Canadian chrysotile
asbestos following inhalation: Final results through 1 year after cessation of exposure Inhal Toxicol 2005; 17:1–14
12 Bernstein D, Hoskins JA: The Health Effects of Chrysotile: Current
perspectives based upon recent data: Regulatory Toxicol Pharmacol 2006;45:252–264
13 Liddell FDK, McDonald JC, McDonald A: The 1891-1920 birth cohort
of Quebec chrysotile miners and millers: Development from 1904 and mortality to 1992: Ann Occup Hyg 1997; 41:13–35
14 Carel R, Olsson AC, Zaridze D, Szeszenia-Dabrowska N, Rudnai P, Lissowska
J, Fabianova E, Cassidy A,A, Mates D, Bencko V,Foretova L, Janout V, Fevotte
J, Fletcher T, Mannetje A, Brennan P, Bofetta P: Occupational Exposure to Asbestos and Man-made Vitreous Fibres and Risk of Lung Cancer: A multi-centre casecontrol study in Europe: Occup Environ Med (published as 10.1136/oem.2006.027748 in oem.bmj.com, 19 October (2006))
15 Concha-Barrientos M, Nelson D, Driscoll T, Steenland N, Punnett L,
Fingerhut M, Prüss-Ustün A, Corvalan C, Leigh J, Punnett L,Tak S: Comparative quantification of health risks: global and regional burden of disease attributable
to selected major risk factors; in Ezzati M, Lopez AD, Rodgers A, Murray CJL (eds) Geneva: World Health Organization 2004; chapter 21, pp.1651–1801
16 http://nationalacademies.org/headlines/2006 1127.html (accessed 15
December 2006)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9THAM LUẬN
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
AMIANG TRẮNG CỦA WHO
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chuyên viên Cục Quản lý Môi trường Y tế
Trang 10Amiăng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp, là nguyên nhân của khoảng 1⁄2 số tử vong do ung thư nghề nghiệp
Năm 2003, Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban liên tịch về Sức khỏe Nghề nghiệp của
Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng cần quan tâm đặc biệt tới việc loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng
Nghị quyết của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) số 58.22 năm 2005 về phòng chống ung thư đã hối thúc các Quốc gia Thành viên chú trọng đặc biệt tới các căn bệnh ung thư trong đó có yếu tố phòng tránh tiếp xúc, đặc biệt là tiếp xúc với các hóa chất tại nơi làm việc và trong môi trường
Năm 2007, Nghị quyết của WHA số 60.26 đã kêu gọi có những chiến dịch toàn cầu để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng
Năm 2013, Nghị quyết của WHA số 66.10 đã đề cập đến việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm, kể cả ung thư
Tiếp xúc với Amiăng, kể cả Amiăng trắng, gây ra ung thư phổi, thanh quản
và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bệnh bụi phổi Amiăng (xơ hóa phổi)
Hiện nay có khoảng 125 triệu người trên thế giới đang bị tiếp xúc với amiăng tại nơi làm việ
Theo ước tính toàn cầu, ít nhất có 107 000 người hàng năm chết do ung thư phổi, ung thư trung biểu mô liên quan đến amiăng và bệnh bụi phổi amiăng do tiếp xúc nghề nghiệp
Ngoài ra, có khoảng 400 ca tử vong do tiếp xúc không liên quan đến nghề nghiệp với amiăng Gánh nặng các bệnh liên quan tới amiăng và̃ đang gia tăng ngay cả ở các nước đã cấm sử dụng amiăng trong những năm đầu thập niên 1990 Vì thời gian ủ bệnh dài đến khi phát bệnh vẫn còn là một vấn đề đang tranh cãi, việc dừng sử dụng amiăng hiện nay sẽ làm giảm số
tử vong liên quan đến amiăng sau nhiều thập kỷ nữa
LOẠI TRỪ CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN AMIĂNG
TIẾP XÚC VỚI AMIĂNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CÔNG CỘNG
LÀ LỚN
Trang 11Amiăng (actinolite, amosite - “amiăng nâu”, anthophyllite, chrysotile -
“amiăng trắng”, crocidolite - “amiăng xanh” và tremolite) đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) phân loại là chất gây ung thư cho con người
Tiếp xúc với amiăng trắng, amosite - “amiăng nâu” và anthophyllite và các hỗn hợp có chứa crocidolite - “amiăng xanh” sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư phổi
Ung thư trung biểu mô đã được ghi nhận sau khi có tiếp xúc nghề nghiệp với crocidolite, amosite, tremolite và amiăng trắng (chrysotile), cũng như trong quần thể dân cư sinh sống ở xung quanh các nhà máy và mỏ amiăng
và ở những người chung sống với công nhân amiăng
Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến amiăng liên quan đến loại, kích cỡ và lượng sợi cũng như quá trình chế biến công nghiệp của amiăng Không có ngưỡng nào được xác định đối với nguy cơ gây ung amiăng, kể cả amiăng trắng Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi từ việc phơi nhiễm với amiăng
Ít nhất có 107.000 người chết hàng năm do ung thư phổi, ung thư trung biểu mô và bụi phổi amiăng do kết quả bị tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng
Do sự quan tâm ngày càng lớn về vấn đề sức khỏe, việc sử dụng amiăng
đã giảm xuống ở nhiều nước Việc sử dụng crocidolite và các sản phẩm có chứa loại sợi này và phun tất cả các dạng amiăng đều bị cấm theo Công ước của ILO về vấn đề An toàn trong Sử dụng Amiăng (Số 162) từ năm 1986
Tuy nhiên, amiăng trắng vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi với khoảng 90% đang được dùng trong vật liệu xây dựng xi- măng amiăng, là lĩnh vực được sử dụng lớn nhất ở các nước đang phát triển Các dạng sử dụng còn lại của amiăng trắng là cho các vật liệu chịu ma sát (7%), dệt may và các ứng dụng khác
Cho đến nay (cuối năm 2013), có 54 nước, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đã cấm sử dụng tất cả các dạng amiăng, kể cả amiăng trắng
Không có bằng chứng nào về ngưỡng cho tác động gây ung thư của amiăng, kể cả amiăng trắng, và những nguy cơ ung thư gia tăng được ghi nhận trong các quần thể bị phơi nhiễm với các mức độ rất thấp
Cách thức hiệu quả nhất để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng là ngừng sử dụng tất cả các loại amiăng
AMIĂNG TRẮNG VẪN ĐANG ĐƯỢC
SỬ DỤNG RỘNG RÃI
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỦA WHO
VỀ PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN AMIĂNG
Trang 12Cách thức hiệu quả nhất để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng là ngừng sử dụng tất cả các loại Amiăng;
Cung cấp thông tin về những giải pháp thay thế Amiăng với những chất thay thế và phát triển các cơ chế kinh tế và công nghệ để thúc đẩy việc thay thế;
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc với amiăng đã có và trong khi loại bỏ amiăng (hủy không dùng)
Tăng cường các dịch vụ chẩn đoán sớm, điều trị và phục hồi chức năng đối với các bệnh liên quan đến amiăng và thiết lập đăng ký cho những người
đã có và/hoặc đang có tiếp xúc với amiăng
Amiăng trắng không thực sự là Amiăng?
A trắng là một trong sáu dạng của A
Chính sách của WHO về Amiăng là như thế nào?
Amiăng gây K (phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu
mô (Kmàng phổi, màng bụng) và bụi phổi amiăng
Bệnh liên quan A có thể phòng ngừa được; hiệu quả nhất: ngừng sửdụng tất cả các dạng của A
Tại sao WHO rất quan tâm đến Amiăng?
WHO làm giảm gánh nặng toàn cầu các bệnh không lây nhiễm (K, bệnh hô hấp mãn tính);
Dự phòng ban đầu làm giảm các chi phí dịch vụ CSYT, đảm bảo tính bền vững về chi tiêu y tế
WHO trao đổi với cấp chính quyền nào về Amiăng trắng và các dạng amiăng khác và việc quản lý chúng?
Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) ra quyết định tối cao cho WHO; họp thường niên với 194 Quốc gia để khẳng định chính sách của WHO.
Người ta tiếp xúc/phơi nhiễm với amiăng như thế nào?: hít vào, ăn uống/
khai thác mỏ, nghiền A, sản xuất và sử dụng, bảo dưỡng và phá dỡTại sao đề cập đến amiăng là một chất gây ung thư lại rất quan trọng khi
có rất nhiều các chất gây ung thư khác có thể thấy trong môi trường?” phơi nhiễm amiăng có thể phòng tránh; thời gian ủ bệnh dài 40 năm; bệnh liên
CÁC CÂU HỎI
VÀ TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP (4)
quan tiếp tục gia tăng ngay ở nước đã cấm sử dụng A
Chúngtacóthểchắcchắnlànhữngđánhgiákhoahọcvề amiăng của WHO và IARC là hoàn toàn độc lập với những ảnh hưởng bên ngoài không? WHO, IARC với sự đồng thuận quốc tế của chuyên gia khoa học: không có ngưỡng nào được xác định cho các nguy cơ gây ung thu, đánh giá là cực kỳ nghiêm túc và độc lập, loại bỏ các xung đột lợi ích tiềm năng
Những hành động nào đã được các nước thực hiện ở cấp quốc gia? 50 Quốc gia Thành viên WHO (2013) đã cấm sử dụng A khi xem xét chi phí và lợi ích (chi phí y tế; mất năng suất lao động)
Những hành động nào đã được các nước thực hiện hoặc đang được đề xuất
Có sẵn thông tin gì về các sản phẩm thay thế, đặc biệt là nguyên vật liệu xây dựng, khi có khẳng định là các chất sợi thay thế hiện đại cho amiăng trắng bản thân chúng là độc hại hoặc tính độc hại chưa xác định được?
Rất nhiều chính phủ, các cơ quan khu vực và các tổ chức quốc tế đã lựa chọn chất thay thế A, và các đánh giá về sức khỏe con người đối với các nguyên vật liệu thay thế cũng đã được công bố
Trang 13Liệu thiếu báo cáo các ca K trung biểu mô ở cấp quốc gia có cho thấy không
có gánh nặng bệnh tật đáng kể do amiăng, vì vậy không có lý do phải hành động do K trung biểu mô là một chỉ điểm cụ thể về việc phơi nhiễm amiăng?
Cần có các hệ thống giám sát mang tính hệ thống, bền vững ở cấp quốc gia, nhưng thường không có
Amiăng có khả năng gây Kphổi: K trung biểu mô (6:1), lớn hơn nguy cơ của thuốc lá
Tiền sử tiếp xúc thường bị bỏ xót
Hiện nay không có bằng chứng ở cấp quốc gia không phải là
Với nhà hoạch định chính sách: Ít hơn cho tiếp xúc nghề nghiệp và nhiều hơn cho việc sử dụng vật liệu có A trong xây dựng?: do phơi nhiễm không chủ ý của quần thể lớn hơn từ các nguyên vật liệu xây dựng bị hư hỏng , vất
bỏ chất thải xây dựng không phù hợp
Việc sử dụng vật liệu có chứa A ở cộng đồng nghèo, đưa gia đình họ đến gần phơi nhiễm A
Các ấn phẩm của WHO về amiăng
Các đánh giá được công bố về các vật liệu thay thế
Trang 14Các đánh giá được công bố về các vật liệu thay thế
1 Sản xuất, sử dụng và tiếp xúc với Amiăng trắng
2 Tác động sức khỏe
Amiăng trắng luôn là loại amiăng chính được khai thác ở mỏ; trong năm cao điểm sản xuất (1979), amiăng trắng chiếm hơn 90% tất cả amiăng được khai thác ở mỏ Với một ngoại lệ là những số lượng nhỏ (khoảng 0.2 triệu tấn hàng năm, trong các năm 2007–2011) của amiăng amphibole được khai thác ở Ấn Độ, amiăng trắng hiện tại là loại amiăng duy nhất đang được khai thác Sản xuất của thế giới năm 2012 được ước tính là 2 triệu tấn, nhà sản xuất chính là Liên bang Nga (1 triệu tấn), Trung Quốc (0.44 triệu tấn), Brazil (0.31 triệu tấn) và Kazakhstan (0.24 triệu tấn); sản xuất đã ngừng ở Canada, một nước đến tận năm 2011 vẫn là một trong những nước sản xuất chính Mặc dù sản xuất trên thế giới đã giảm đáng kể từ cao điểm 5,3 triệu tấn năm 1979, sản xuất vẫn duy trì ổn định trong thời gian những năm 2000 (2 - 2,2 triệu tấn)
Các loại Amiăng (kể cả Amiăng trắng) đã bị cấm ở 32 nước tính đến 2007Tăng lên 54 nước tính đến 2014
Hình thức cấm ở các nước có khác nhau (ví dụ có thể cho phép sử dụng hạn chế, cho cơ khí chuyên ngành cao)
Tiếp xúc không liên quan đến nghề nghiệp, cũng được gọi một cách rộng rãi là phơi nhiễm môi trường, với amiăng có thể là do tiếp xúc trong nhà (v.d sống cùng trong hộ gia đình với những người đã bị tiếp xúc với amiăng khi làm việc), không khí ô nhiễm từ những ngành công nghiệp liên quan tới amiăng hoặc sử dụng các vật liệu mài mòn có chứa amiăng, hoặc các khoáng chất amiăng có trong tự nhiên
Phơi nhiễm với amiăng xảy ra khi hít thở phải những sợi mảnh chủ yếu từ không khí bị ô nhiễm trong môi trường làm việc cũng như từ không khí xung quanh trong vùng phụ cận của nguồn hay không khí trong nhà có chứa các nguyên vật liệu có sợi amiăng
Mức độ phơi nhiễm cao nhất xảy ra trong khi đóng gói lại các công cụ chứa
amiăng, trộn lẫn với các nguyên vật liệu thô khác và cắt khô các sản phẩm
có chứa amiăng bằng các công cụ mài mòn
Phơi nhiễm cũng có thể xảy ra trong khi lắp đặt và sử dụng các sản phẩm
có chứa amiăng và bảo trì xe cộ
Tiếp xúc qua đường hô hấp, và ở mức thấp hơn, nuốt vào xảy ra khi khai thác mỏ và nghiền amiăng (hoặc các khoáng chất khác bị nhiễm lẫn với amiăng), sản xuất hay sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng, và các ngành công nghiệp xây dựng, ô tô và thải loại amiăng
Ung thư phổi
Tử vong gia tăng do ung thư phổi đã thấy ở những công nhân mỏ amiăng trắng, công nhân nhà máy sản xuất sản phẩm ma sát amiăng trắng và công nhân cơ sở dệt bị phơi nhiễm với amiăng trắng
Kết luận của IARC về ung thư phổi
Kết luận rằng có đủ bằng chứng về tất cả các loại amiăng, kể cả amiăng trắng là chất gây ung thư phổi cho con người
Mô tả mạnh mẽ nhất về bằng chứng
Ung thư trung biểu mô
Ung thư trung biểu mô có liên quan tới tiếp xúc nghề nghiệp, trong gia đình và môi trường với amiăng
Những kết luận của IARC về ung thư trung biểu mô
Có đủ bằng chứng về việc gây ra ung thư ở người của tất cả các loại amiăng,
NHỮNG ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
GÁNH NẶNG BỆNH TẬT TOÀN CẦU
Trang 15Ung thư phổi: Năm 2004, amiăng gây ra 41 000 ca tử vong do ung thư phổi.
Ung thư trung biểu mô: Ước tính gánh nặng toàn cầu, được cập nhật cho
năm 2004 đối với toàn cầu là 59 000 tử vong và 773 000 DALYs do ung thư trung biểu mô ác tính
Bệnh bụi phổi amiăng: Ước tính gánh nặng toàn cầu cho năm 2000 trên
thế giới là 7000 tử vong và 380 000 DALY do bệnh bụi phổi amiăng
Hội thảo của WHO về các Cơ chế của các Sợi gây ung thư và Đánh giá những chất Thay thế Amiăng trắng được tổ chức tại IARC ở Lyon, Pháp, để hưởng ứng lời yêu cầu từ Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ cho Công ước Rotterdam về Quy trình Cho phép có báo trước đối với các Hóa chất độc hại
và Thuốc trừ sâu trong Thương mại Quốc tế (INC)
Các chất thay thế được Hội thảo của WHO bao gồm 12 chất thay thế amiăng trắng do INC xác định để được WHO ưu tiên xem xét gồm 2 chất từ danh mục thứ 2 do INC cung cấp để được xem xét nguồn lực cho phép và chất nữa có số liệu được đệ trình theo yêu cầu đối với “kêu gọi số liệu” của công chúng cho Hội thảo
Các bệnh liên quan đến amiăng nghề nghiệp ở Việt Nam:
BệnhbụiphổiAmiăngđượccôngnhậnlàBệnh nghề nghiệp được đền bù ở Việt Nam từ năm 1976,
Tớinăm2008:giámđịnhvàđềnbùđược3 trường hợp
Nhiềubệnhliênquanđếnamiăngkhácchưa nằm trong danh mục là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nên chưa có thống kê đầy đủ
Kết quả NCKH của Bộ Y tế giai đoạn 2010-2011
Tại cộng đồng: Hồi cứu 117 trường hợp bị tử vong ghi nhận do ung thư màng 2007-2008 có:
29 trường hợp (24,79 %) được xác định lại là ung thư màng phổi
Có 52 trường hợp bị bệnh liên quan đến phổi (44,4%)
Ung thư phổi: 76,51%
Ung thư phế quản: 12,3%
4 trường hợp dày màng phổi: 0,89%
Trong 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu môTuổi đời trung bình của nhóm nghiên cứu là 58.33 ± 9,5
Số trường hợp nam chiếm 56,52% và nữ là 43,48%
13,04% có thông tin về tiền sử tiếp xúc liên quan đến amiăng
Gửi 39 mẫu bệnh phẩm gửi sang Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản
8 trường hợp được xác định là ung thư trung biểu mô chiếm 20,51%.Thông tin về tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng chưa đầy đủ
Giám sát trường hợp K trung biểu mô qua 9 trung tâm ghi nhận K
Trang 16Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu bệnh liên quan đến amiang ở Việt Nam
Công tác giám sát sức khỏe định kỳ của người lao động thường không hiệu quả vì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với Amiăng thường kéo dài 20-30 năm, do đó, người lao động thường phát bệnh khi đã nghỉ hưu
Thời gian ủ bệnh kéo dài 20-30 năm gây khó khăn trong quản lý hồ sơ, theo dõi và khám phát hiện bệnh cho người lao động
Năm 2012 IARC đã xác định amiang là chất gây ung thư nhóm 1 -> việc nghiên cứu tiếp tục theo dõi trong công nhân tiếp xúc để chờ những hậu quả sẽ chắc chắn xảy ra là không phù hợp với quan điểm y đức trong nghiên cứu y học
Đối với các nghiên cứu hồi cứu: Khó khăn trong việc khai thác tiền sử tiếp xúc Amiang đối với người lao động và cộng đồng từ 20 - 30 năm trước là việc không nhớ rõ thông tin, không biết về amiang, về việc chất tiếp xúc có phải là amiang hay không
Trang 17THAM LUẬN
ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP
TRƯỜNG CỦA WHO VỀ CÁC BỆNH
LIÊN QUAN ĐẾN AMIANG - ĐÁNH
GIÁ NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ
GẦN ĐÂY NHẤT VỀ AMIANG
TRẮNG VÀ AMIANG MÀU; PHÂN
BIỆT ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ
THEO LOẠI SỢI
Tiến sỹ David Bernstein
Nhà tư vấn độc học, Geneva, Thụy Sỹ
Jacques Dunnigan
Đại học Sherbrooke, Sherbrooke, QC, Canada
Thomas Hesterberg
Trung tâm độc học và sức khỏe môi trường,
Little Rock, Arhansas
Robert Brown
Dịch vụ độc học, Rutland, Anh
Juan Antonio Legaspi Velasco
Học viện Y tế Quốc gia Mexico
Trang 18Bài này cung cấp cơ sở để làm rõ sự khác biệt giữa amiang chrysotile và amiang amphibole (nâu
và xanh) về động học cũng như bệnh lý Amiang chrysotile nhanh chóng bị tấn công trong môi trường axit đại thực bào, tách ra thành các hạt ngắn trong phổi trong khi amiang amphibole không bị tách và tạo ra phản ứng với cấu trúc sợi của chất khoáng này Các nghiên cứu độc học hít phải với chrysotile trong các điều kiện phổi không bị đầy chỉ ra rằng các sợi dài (>20 μm) được thải ra khỏi phổi rất nhanh, không bị chuyển đến khoang màng phổi và không tạo ra phản ứng
xơ hoá Các nghiên cứu độc học hít phải về chrysotile trong các điều kiện phổi không bị đầy cho thấy các sợi dài (>20μm) nhanh chóng bị đào thải khỏi phổi, không di chuyển vào khoang màng phổi và không tạo ra phản ứng xơ hoá Ngược lại, sợi amiang amphibole dài và bền, nhanh chóng (trong 7 ngày) di chuyển vào khoang màng phổi và gây ra xơ hóa mô kẽ và viêm màng phổi Phân tích định lượng các nghiên cứu dịch tễ học về các sợi khoáng đã xác định và phân biệt được sự khác biệt về mức độ gây ung thư phổi và ung thư trung biểu mô của amiang chrysotile và amiang amphibole Những nghiên cứu này đã xét thực trạng amiang amphibole
đã được sử dụng thường xuyên Như với các hạt khác trong không khí có thể hít phải, bằng chứng cho thấy phơi nhiễm ở mức cao và kéo dài với amiang chrysotile có thể gây ra ung thư phổi Tầm quan trọng của nghiên cứu này và các nghiên cứu tương tự chính là ở chỗ chúng cho thấy phơi nhiễm ở mức thấp với amiang chrysotile không có rủi ro nào về sức khoẻ có thể tìm thấy Do tổng liều lượng quyết định đến khả năng mắc bệnh và phát triển bệnh, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rủi ro về kết quả xấu có thể thấp mặc dù mức độ phơi nhiễm cao trong một thời gian ngắn
Tóm tắt Giới thiệu
Sự khác nhau giữa amiang serpentine và amphibole Khả năng bền sinh học trong ống nghiệm
Sự liên quan của các nghiên cứu độc học hít phải Mối liên hệ giữa độ dài và độ bền sinh học của sợi với độc học mãn tính Các nghiên cứu “không quá tải” đánh giá tính độc của chrysotile
Nghiên cứu tính độc hít phải mãn tínhNghiên cứu tính độc hít phải cận mãn tínhNghiên cứu tinh độc hít phải ngắn hạnCác nghiên cứu tính độc hít phải có thể chỉ ra điều gì?
Các nghiên cứu dịch tễ học
Đánh giá trong các nghiên cứu dịch tễ học được xem xét trong các đánh giá trước đó
Nghiên cứu đoàn hệ độc học chrysotileNghiên cứu ximang mật độ cao chrysotileNghiên cứu chrysotile không cụ thể ở sản phẩm ximangXem xét dịch tễ học chrysotile
Nghiên cứu đoàn hệ độc học chrysotile Nghiên cứu ximang mật độ cao chrysotile Nghiên cứu chrysotile không cụ thể ở sản phẩm ximang Xem xét dịch tễ học chrysotile
Sử dụng và phơi nhiễm trong quá khứ và hiện tại Thảo luận
Kết luận Tuyên bố lợi ích Tham khảo
TÓM TẮT
Trang 19GIỚI THIỆU Các nghiên cứu khoa học gần đây đã đóng góp vào việc hiểu một cách hoàn
thiện hơn về rủi ro sức khỏe do amiang chrysotile khi được sử dụng trong các sản phẩm mật độ cao ngày nay Chìa khóa để hiểu điều này là phân biệt về phơi nhiễm, liều lượng và phản ứng của chrysotile so với amphibole như crocidolite, tremolite và amosite Tài liệu này xem xét các nghiên cứu khoa học được xác định là chỉ tập trung vào chrysotile hoặc chủ yếu vào chrysotile và thảo luận xem các dữ liệu dịch tễ học và độc học gần đây hơn giúp hội tụ cách hiểu của chúng ta về rủi ro của chrysotile như thế nào
Việc gắn phơi nhiễm amiang với bệnh tật bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 (McDonald & McDonald, 1996) Báo cáo của Wagner và cộng sự (1960), báo cáo 33 trường hợp ung thư trung biểu mô, chủ yếu bắt nguồn từ vùng mỏ crocidolite ở Tây Bắc tỉnh Cape ở Nam Phi (18 trên 33 trường hợp) theo nhận định của các tác giả, có công lớn trong việc thiết lập mối quan hệ với phơi nhiễm amiang Trong khi mối quan hệ Wagner và cộng sự (1960) đã mô tả tập trung chủ yếu vào các cá nhân làm việc chủ yếu trong mỏ crocidolite, mức độ phơi nhiễm không được định lượng lúc bấy giờ Tiếp đó, Selikoff và cộng sự (1984), báo cáo về 632 công nhân vật liệu cách nhiệt phơi nhiễm với amiang bắt đầu tham gia ngành này từ trước năm 1943 và được theo dõi đến năm 1962; 45 người chết vì ung thư phổi hoặc màng phổi, trong khi chỉ 6,6 ca tử vong được kỳ vọng xảy ra Ba trong số các u màng phổi là ung thư trung biểu mô; có một là ung thư trung biểu mô màng bụng Việc
sử dụng thuật ngữ “amiang” để mô tả cả hai loại sợi, chrysotile và các thành viên thuộc họ amphibole (amosite, crocidolite, tremolite, anthophyllite và actinolite, trong đó chỉ có hai loại đầu là quan trọng trong công nghiệp)
và thực trạng thiếu thông tin đầy đủ về tiền sử nghề nghiệp là những hạn chế quan trọng của những nghiên cứu dịch tễ học ban đầu, dẫn đến việc xác định không phù hợp tính chất của phơi nhiễm với từng loại sợi cụ thể
Những nhân tố này càng làm rối mọi thứ và ngăn chặn việc phân biệt mối liên hệ của từng loại sợi với bệnh tật Thêm vào đó, do “amiang” được sử dụng thường xuyên cho cả hai loại sợi và các ứng dụng tương tự của chúng,
ta có thể hiểu được việc người ta tưởng rằng tất cả các loại sợi amiang có khả năng gây bệnh tương tự Về bản chất, việc dùng cùng 1 tên cho hai loại sợi khác nhau hoàn toàn đã khiến người ta cào bằng thay vì phân biệt hai loại này
Do việc sử dụng thường xuyên thuật ngữ amiang cho tất cả các loại và những hạn chế trong phân tích và xác định, phần lớn các nghiên cứu trong những năm 1990 đưa ra ít cơ sở khoa học định lượng để phân biệt ảnh hưởng của chrysotile và amphibole NIOSH (2011) trong Lộ trình Amiang của họ, nhận định rằng “thuật ngữ không chính xác và tính chất phức tạp của khoáng vật đã ảnh hưởng đến sự tiến triển trong nghiên cứu ‘Amiang’
và ‘dạng amiang’ là 2 thuật ngữ thường được sử dụng nhưng thiếu độ chính xác về mạt khoáng vật học ‘Amiang’ là thuật ngữ được sử dụng cho một số loại khoáng vật đã kết tinh theo một cách cụ thể có thể nhìn thấy được và
có một số tính chất có ích về mặt thương mại” Và, “Việc sử dụng thuật ngữ không theo tiêu chuẩn hoặc các thuật ngữ không được định nghĩa chính xác khi báo cáo nghiên cứu gây khó khăn cho việc hiểu toàn diện ý nghĩa của những nghiên cứu này hoặc để so sánh với kết quả của các nghiên cứu khác”
Thành phần vật lý và hóa học giúp phân biệt chrysotile - một sợi serpentine
- với các loại amphibole như amosite và crocidolite chỉ mới được xét đến gần đây khi hiểu độc học và dịch tễ học của các sợi khoáng này Việc sử dụng cái tên phổ biến amiang cho cả hai loại sợi còn che đậy sự khác nhau quan trọng giữa serpentine và amphibole Thêm vào đó, một vài phương pháp xác định tính chất sợi ban đầu còn thô sơ, trong đó độ dài và rộng của sợi nhìn chung không được đề cập, kể cả khi loại sợi được báo cáo
Chrysotile lần đầu được mô tả bởi von Kobell (1834) Cái tên chrysotile bắt nguồn từ việc kết hợp hai từ Hy Lạp mang nghĩa “vàng” và “sợi” von Kobell
mô tả rằng chrysotile được phân biệt [với sợi amphibole] bởi tính chất bị phân hủy do axit Cấu trúc vòng của Mg-analog của kaolinite được đưa ra bởi Pauling (1930) do sự không khít của các tấm khối tám mặt và khối bốn mặt Cấu trúc tinh thể của amiang chrysotile lần đầu được xác định bởi Warren & Bragg (1930) Sau đó, Noll & Kircher (1951) và Bates cùng cộng sự (1950) xuất bản ảnh hiển vi điện tử cho thấy sợi chrysotile hình trụ và rỗng Chrysotile là một trong 3 dạng serpentine (antigorite, lizardite và chrysotile) được cho là kết quả của các kết cấu khác nhau làm giảm sức căng khi hình thành (Evans, 2004; Veblen & Wylie, 1993; Wicks & O’Hanley, 1988)
Chrysotile có cấu trúc gần bằng Mg3Si2O5(OH)4 và là một tấm silicat gồm các lớp silicat và bruxit Lớp silicat là một khối bốn mặt trong mạng lưới gần giống hình lục giác Gắn với nó là một tấm khối tám mặt magie hidroxit, trong đó ở một mặt, hai trên mỗi 3 hyđroxil được thay thế bằng oxy đỉnh của khối bốn mặt silicat (Cressey & Whittaker, 1993) Kích thước khác nhau của 2 thành phần này gây ra sự không khít về cấu trúc khiến các lớp bị xoắn, hướng tâm hoặc li tâm Tường sợi được làm bằng xấp xỉ 12-20 lớp như vậy trong đó
có một ít sự bắt ngàm cơ học Tuy nhiên, không có kết nối hóa học giữa các lớp Mỗi lớp dày khoảng 7,3 Å, với phần magie hidroxit của mỗi lớp nằm gần
bề mặt sợi nhất và khối bốn mặt ôxy silic nằm “trong” vòng xoắn (Whittaker,
1963, 1957; Tanji, 1985 Titulaer và cộng sự (1993, Bảng 2) báo cáo về cấu trúc
có nhiều lỗ rỗng của chrysotile qua kính hiển vi điện tử truyền dẫn (TEM)
SỰ KHÁC NHAU CỦA AMIANG SERPENTINE
VÀ AMPHIBOLE
Trang 20Dựa trên một số mẫu, các tác giả xác định rằng độ dày của tường chrysotile dao động từ 8 đến 15nm, với 11 đến 21 tấm ở mỗi tường ống.
Cấu trúc của chrystile được trình bày trong Hình 1 (như một tấm cuộn mặc
dù cũng có cả những tấm đồng tâm) Các hình trụ là các tiểu sợi chrysotile
bó lại thành sợi chrysotile Magie ở mặt ngoài của cuộn và, như mô tả ở dưới, lớp này dễ tan trong môi trường sinh học Magie dễ dàng bị tấn công do môi trường axit trong đại thực bào (pH 4 - 4,5), và tách khỏi cấu trúc tinh thể, khiến tấm silicate trở nên thiếu bền vững Quá trình này làm tấm cuộn của sợi chrysotile vỡ ra thành các mảnh nhỏ Những mảnh này dễ dàng bị đào thải khỏi phổi bởi đại thực bào qua cơ chế loại bỏ bạch huyết và chất bẩn
Hình 1: Mô tả sợi chrysotile dưới dạng giản đồ
Chrysotile là một tấm cuộn hoặc vòng silicate tập trung với magie ở bên ngoài tấm và silic bên trong Sợi chrysotile tan trong axit Chrysotile
có công thức Mg 3 Si 2 O 5 (OH) 4 Sợi bao gồm các lớp hydroxit magie tích tụ lại ở tetrahedra ôxy silicon Các tường sợi làm từ 11 đến 21 lớp như vậy, ở đó có một vài khóa chéo cơ Tuy nhiên không có bất cứ liên kết hóa học nào như vậy giữa các lớp Mỗi lớp dày khoảng 7,3 Å Phần
Mg (OH) 2 của các lớp phân tử là gần nhất với
bề mặt sợi; tetrahedra oxy silicon nằm ở bên trong Dưới các điều kiện acid của đại thực bào, cấu trúc sợi bị yếu đi và các sợi dài vỡ ra thành những phần nhỏ có thể bị đào thải khỏi phổi.
Các sợi bị đào thải ở thang cuốn nhầy-mao được chuyển đến ruột nơi chúng
bị tấn công bởi môi trường axit còn mạnh hơn (axit hydrochloric, pH 1,2, Oze
& Solt (2010))
Ngược lại, sợi amphibole là các sợi đặc (Skinner và cộng sự, 1988; Whittaker, 1960) Cấu trúc của một amphibole là chuỗi đôi của khối bốn mặt silicat với silicat ở bên ngoài sợi, khiến chúng rất mạnh và bền (Hình 2) Có năm loại amphibole: anthophyllite, grunerite (amosite), riebeckite (crocidolite), tremolite và actinolite Trong đó, crocidolite và amosite là hai loại amphibole duy nhất có tính ứng dụng quan trọng trong công nghiệp (Virta, 2002) Tremolite, trong khi không được sử dụng trong thương mại, được tìm thấy dưới dạng chất gây ô nhiễm ở các sợi khác hoặc các sợi khoáng công nghiệp khác (ví dụ chrysotile và talc) Thành phần hóa học của sợi amphibole phức tạp hơn và công thức hóa học lý tưởng hóa của năm loại amphibole được tình bày dưới đây Mặc dù các cấu trúc của chúng giống nhau, sự đa dạng
về cấu trúc này là một kết quả trực tiếp của thực tế rằng khung silicat có thể chứa một hỗn hợp nhiều ion (như xác định bởi đá mẹ) trong không gian giữa các dải silicate hình thành nên sợi (Speil & Leinewweber, 1969)
Crocidolite (Na2 Fe32+ Fe23+) Si8 O22 (OH)2Amosite (Fe2+,Mg)7 Si8 O22 (OH)2Tremolite Ca2 Mg5 Si8 O22 (OH)2Anthophyllite (Mg,Fe2+)7 Si8 O22 (OH)2Actinolite Ca2 (Mg,Fe2+)5 Si8 O22(OH)2Cấu trúc tinh thể thường thấy ở khoáng vật amphibole gồm hai dải khối bốn mặt silicat được đặt lưng đối lưng (Virta, 2002)
Do cấu trúc ma trận của sợi amphibole, chúng hầu như không tan ở bất kỳ
độ PH nào có thể diễn ra trong một cơ thể sống (Speil & Leineweber, 1969) Một số kim loại làm ô nhiễm bề mặt liên quan như sắt có thể ion hoá và sau
đó phát tán khỏi sợi (Aust và cộng sự, 2011)
Phần magie hidroxit của mỗi lớp nằm gần bề mặt sợi nhất được phản ánh trong đặc điểm hóa học của chrysotile kém bền với axit so với các chất dạng amiang khác Ví dụ amphibole có ôxy silicat nằm “bên ngoài” các lớp
và hidroxit ngụy trang bên trong, khiến chúng bền hơn với axit Hargreaves
& Taylor (1946) báo cáo rằng nếu sợi chrysotile được xử lý bằng axit loãng, magie có thể bị loại bỏ hoàn toàn Silic hydrat còn lại, mặc dù ở dạng sợi, nhưng đã mất hoàn toàn tính đàn hồi của sợi chrysotile ban đầu và có cấu trúc “không xác định” hoặc “giống thủy tinh” Wypych cộng sự (2005) đã kiểm tra điều gì xảy ra với sợi chrysotile tự nhiên khi ngâm chiết axit trong điều
IN-VITRO BIODURABILITY
Trang 21kiện có kiểm soát Các tác giả báo cáo rằng các sản phẩm được ngâm chiết gồm silic hỗn độn hiđrat hóa xếp lớp với một cấu trúc bị bóp méo giống với lớp silicat tồn tại trong sợi khoáng nguyên bản Các kỹ thuật xác định tính chất tăng cường xác nhận sự đào thải các tấm giống brucit, để lại silic có cấu trúc không xác định một cách rõ ràng Suquet (1989) báo cáo đánh giá
sự phá hủy cấu trúc của chrysotile gây ra bởi xay nghiền hoặc ngâm chiết axit Tác giả báo cáo rằng “Ngâm chiết axit làm biến đổi chrysotile thành silic hiđrat hóa không còn tính tinh thể, rỗng, dễ dàng vỡ thành các đoạn ngắn
Nếu axit tấn công quá mạnh mẽ, những đoạn này biến thành vật liệu không
có hình thù”
Seshan (1983) báo cáo rằng sau khi tiếp xúc với nước, axit mạnh và dịch dạ dày mô phỏng, amiang chrysotile trải qua các biến đổi thành phần vật lý, hóa học và bề mặt Các tác giả cho biết bề mặt trở nên giống silic và do phơi nhiễm với nước và axit, magie biến mất khỏi sợi Các tác giả cũng chỉ ra khi tiếp xúc với axit, ion magie thoát ra, để lại một mạng lưới silic không có magie Thêm vào đó, xử lý axit cũng phá hủy hình nhiễu xạ tia X của chrysotile
và làm thay đổi chỉ số khúc xạ của nó Ngược lại, crocidolite lại không biến đổi gì
Larsen (1989) đánh giá các loại sợi tự nhiên và nhân tạo khác nhau bằng cách nghiên cứu tính tan hệ thống trong ống nghiệm ở dung dịch sinh lý 37°C
Trong đánh giá này có chrysotile và crocidolite Tính tan được đánh giá bằng việc đo silic trong dung dịch Gamble có thành phần tương tự dung dịch phổi (không có các thành phần hữu cơ) sử dụng quang phổ kế hấp thu nguyên
Hình 2: Với amphibole, ion dương được thấy là những vòng nhỏ nằm giữa các sợi được hình thành từ silicate lưới đôi Khi ion tan xảy ra trong phổi, sợi amphibole trong những bó này giải phóng ra thành các sợi đơn Bản thân sợi amphibole silicate lưới đôi là không tan trong
cả dung dịch phổi lẫn đại thực bào.
tử Các tác giả chỉ ra rằng các giá trị không tan dao động từ vài nanogram silic tan trên cm2 (chrysotile và crocidolite) đến nhiều nghìn ng/cm2 silic tan (sợi thủy tinh) và sợi aramid và sợi cacbon được chứng minh là không tan Với chrysotile, các tác giả báo cáo rằng sau thí nghiệm bàn lắc kéo dài 6 tuần (hệ thống kín) rằng 6ng/cm2 silic và 160 ng/cm2 magie đã tan
Oze & Solt (2010) điều tra tính bền sinh học của chrysotile và tremolite trong phổi và dịch dạ dày mô phỏng Dịch dạ dày mô phỏng (SGF) gồm dung dịch HCl và NaCl ở pH 1,2 và dịch phổi mô phỏng (SLF) là dung dịch Gamble được điều chỉnh ở pH 7,4 ở 37°C Các nghiên cứu được làm theo mẻ sử dụng 0,01, 0,1 và 1g sợi nền trong lọ 50ml trong 720 giờ trong các điều tĩnh Không có nghi ngờ gì về ảnh hưởng của số lượng lớn sợi như thế khi tiếp xúc dung dịch
và sự lắng tụ theo thời gian Tính bền sinh học tương đối được xác định dưới các điều kiện này là (từ cao nhất đến thấp nhất): tremolite (SLF)> chrysotile (SLF) > tremolite (SGF)> chrysotile (SGF) khi xét đến diễn tích bề mặt lớn hơn của chrysotile trên không lượng hoặc trên sợi so với tremolite Silicat được giải phóng từ chrysotile nhiều hơn gấp 30 - 66 lần trong điều kiện axit so với
pH trung tính Các tác giả ước tính một sợi chrysotile sẽ tan nhanh hớn xấp xỉ
200 lần trong SLF và xấp xỉ 2,5 lần trong SGF so với tremolite Các tác giả tính toán được rằng một sợi amiang 1 x 10 μm sẽ tan hoàn toàn trong pH trung tính trong vòng xấp xỉ 19 tháng trong khi 1 sợi tremolite có kích cỡ tương đương tan trong 4 năm Ở pH axit, một sợi chrysotile có kích thước tương tự
sẽ tan trong vòng xáp xỉ 33 giờ và 1 sợi tremolite tan trong xấp xỉ 9 tháng Các tác giả chỉ ra rằng những giá trị này dại diện cho ước tính các vòng đời sợi và chưa xét đến những thay đổi trên diện tích bề mặt theo thời gian, hoặc các điểm dễ tan hơn như chỗ khuyết tinh thể hoặc cạnh Thêm vào đó, thời gian này chưa tính đến quy trình viêm trong phổi được quan sát với tremolite và ảnh hưởng của nó lên các tỉ lệ tan
Trong một nghiên cứu khác sử dụng dung dịch Gamble, Osmon-McLeod và cộng sự (2011) đánh giá độ bền của một số sợi bao gồm sợi amosite dài và chrysotile dài Trong nghiên cứu này, pH của dung dịch Gamble được điều chỉnh xuống 4,5 để mô phỏng không bào thực bào (phagolysosomes) trong đại thực bào, thứ được các tác giả mô tả là “khả năng là môi trường thoái biến nhất mà một phân tử có thể gặp khi vào phổi và hấp thu đại thực bào Độ bền sợi được đánh giá căn cứ vào sự sụt giảm khối lượng sợi Chrysotile phục hồi với xấp xỉ 30% khối lượng ban đầu sau 24 tuần ủ Amiang amosite phục hồi 75% khối lượng ban đầu Không có mẫu ống-nano cacbon nào trong nghiên cứu này cho thấy sự sụt giảm khối lượng đáng kể trong 24 tuần với 1 ngoại lệ phục hồi chỉ 70% khối lượng ban đầu ở tất cả các điểm từ tuần thứ
3 trở đi Các tác giả nhận định răng với chrysotile, phần trăm phục hồi phản ánh khối lượng bị mất thật, tuy nhiên sự sụt giảm khối lượng ở mức thấp của amiang amosite trong giai đoạn 24 tuần có thể được lý giải bởi sự mất
Trang 22đi của các sợi nhỏ trong mẫu Chrysotile cho thấy không có sự khác biệt về
độ rộng sợi trung bình trong thời kỳ ủ nhưng lại thể hiện rõ sự sụt giảm về
độ dài Tại tuần 0, mẫu chrysotile gồm hỗn hợp các sợi nhỏ và dây sợi nhỏ, trong khi ở tuần thứ 10, chỉ còn lại các sợi nhỏ Các tác giả bình luận rằng có nhiều khả năng là việc ngắn đi phản ảnh chính xác hiện tượng các sợi bị thu ngắn lại bên cạnh hiện tượng các bó sợi dài bị gãy Khả năng gây bệnh của những mẫu này cũng được đánh giá trong ống nghiệm bằng mô hình chuột nhạy cảm với các ảnh hưởng viêm nhiễm của sợi Osmon-McLeod và cộng
sự (2011) phát hiện ra rằng dữ liệu cho thấy sợi chrysotile dài mất 70% khối lượng và sự sụt giảm rõ rệt về chiều dài với thời gian ủ dài trong dung dịch Gamble, với việc giảm thiểu mức độ gây bệnh diễn ra đồng thời được quan sát ở chuột được tiêm với mẫu thuộc tuần 0 Tuy nhiên, sợi amosite dài được
ủ trong 10 tuần cũng cho thấy sự sụt giảm về khối lượng khá giống với một trong số ống-nano cacbon dài nằm trong cùng một điểm, nhưng không có hiện tượng sợi bị thu ngắn lại, và chúng không mất đi khả năng gây bệnh
Những nghiên cứu này minh hoạ sự khác biệt về tỷ lệ tan giữa chrysotile và amiang amphibole trong môi trường trung tính và mối trường axit và giúp chúng ta hiểu hơn kết quả của các nghiên cứu hít phải được bàn đến ở dưới
Các nghiên cứu độc học hít phải đầu tiên trên amiang thường khó hiểu Mặc
dù những nghiên cứu này sử dụng phương pháp cũ kỹ để lượng quá nồng
độ và thông thường không đo được kích cỡ của sợi, chúng ta không nên bỏ qua hoàn toàn những nghiên cứu này vì trong đó có thông tin, mặc dù hạn chế, về phơi nhiễm ở công nhân có thể đã diễn ra Nồng đồ phơi nhiễm được xác định bằng kỹ thuật phân tích trọng lượng mà không xét đến số lượng sợi hay độ dài và đường kính của sợi, và phân bố độ dài và đường kính của các sợi động vật hít phải cũng hầu như không được xét đến Để hoá lỏng các sợi nhằm phục vụ cho việc tạo ra sol khí, các sợi thường được nghiền kỹ, điều đã làm ngắn bớt và tạo ra một số lượng lớn hạt và sợi ngắn (Timbrell và cộng
sự, 1968)
Trong các nghiên cứu hít phải đầu tiên, ví dụ như của Vorwald và cộng sự (1951), nồng độ bụi sợi trong phòng phơi nhiễm được tạo ra bằng cách xoay mái chèo trong phễu bụi Nồng đọ sol khí được báo cáo dựa trên kính hiển vị nhẹ trong phạm vi 30 – 50 triệu hạt và sợi trên đơn vị ft3 – tương đương với khoảng 500.000 hạt và sợi/cm3 nếu đo bằng TEM (Breysse và cộng sự, 1989)
Các nghiên cứu tiếp đó như của Gross và cộng sự (1967) ước tính phơi nhiễm dựa trên nồng độ theo phân tích trọng lượng và báo cáo nồng độ trung bình theo phân tích trọng lượng là 86mg/m3 (phạm vi 42-146mg/m3) Không có thêm đặc điểm sol khí nào nữa được mô tả trong nghiên cứu này Tiếp sau
Các nghiên cứu hít phải mãn tính với chrysotile lịch sử được trình bày trong Bảng A1 (Phụ lục) Nồng độ phơi nhiễm trong tất cả các nghiên cứu đều được xác định bằng phương pháp phân tích khối lượng Trong số 16 nghiên cứu, sáu không báo cáo về nồng độ sợi, tám báo cáo ước tính theo kính hiển vi quan học tương phản pha (PCOM) và ba bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM).Hai mẫu chrysotile hay được sử dụng nhất trong những nghiên cứu này được lấy từ chrysotile UICC (Timbrell và cộng sự, 1968; Timbrell & Rendall, 1972) hoặc chrysotile NIEHS (Pinkerton và cộng sự, 1983) Cả hai mẫu đều được nghiền kỹ bằng những máy nghiền lớn
Mẫu chrysotile UICC được nghiền bằng “Máy Nghiền Kinh (The Classic Mill) điển được thiết kế bởi R F Bourne tại Công ty The Asbestos Grading Equipment, Johannesburg, Nam Phi” (Timbrell và cộng sự, 1968) Timbrell
& Rendall (1972) mô tả “Máy Nghiền Kinh điển là một lại máy nghiền quét không khí được lắp thêm địa rôto (đường kính 16 inch) với bốn đòn đập và được lắp vào càng ngang chạy bằng động cơ điện với tốc độ lên tới 5.000 rpm” Bằng sáng chế (số GB 3.490.704) trên máy nghiền trình bày thông tin chi tiết hơn
Đặc điểm của chrysotile NIEHS có thể được tìm thấy ở quyển của Pinkerton
và cộng sự (1983) Họ đề cập đến báo cáo NTIS của Campbell và cộng sự (1980) về quá trình lấy tiêu bản mẫu Chrysotile NIEHS được lấy tiêu bản từ chrysotile loại 4 được sử dụng trong công nghiệp nhựa và được lấy tiêu bản bằng cách cho chạy vật liệu qua máy nghiền mịn (hurricane pulverizer) Máy nghiền mịn là một máy nghiền búa tác động ở tốc độ cao với chế độ xác định kích cỡ có thể tái sử dụng các sợi/hạt lớn để tiếp tục nghiền (Perry & Chilton, 1973; Work, 1963)
Suquet (1989) đánh giá thiệt hại về cấu trúc của chrysotile do nghiền và chiết axit và tình trạng bề mặt của sản phẩm được nghiền và chiết Tác giả báo cáo rằng “Nghiền kỹ và khô đã chuyển đổi sợi chrysotile thành các mảnh được gắn chặt bởi nguyên liệu không hình thù và không kết tinh” Cách nghiền này
rõ ràng đã làm vỡ liên kết nguyên tử và sản sinh ra các điểm phản ứng mạnh
mẽ có khả năng hút bám phân tử CO2 và H2O từ khí quyển
Số lượng sợi có mặt trong sol khí chrysotile có nồng độ theo phân tích trọng
*Sợi WHO: được định nghĩa là sợi dài >5 μm, và chiều rộng hẹp hơn <3 μm và có tỷ lệ độ dài:chiều rộng
>3:1; WHO (1985)
Trang 23lượng 10mg/m3 được ước tính dựa trên nghiên cứu hít phải mãn tính sử dụng chrysotile NIEHS (Hesterberg và cộng sự, 1993; Mast và cộng sự, 1995)
Trong nghiên cứu này, tổng phơi nhiễm sợi sol khí được báo cáo bởi SEM là 100.000 sợi WHO /cm3(Tổ chức Y tế Thế giới) Nếu đo bằng TEM, con số này nhiều khả năng sẽ là nhiều hơn 1.000.000 sợi/cm3 (Breysse và cộng sự, 1989)
Phơi nhiễm ở chuột với nồng độ sol khí cao của sợi tạo ra biên dạng liều lượng khác hẳn trong phổi so với phơi nhiễm ở người Chuột nhỏ hơn nhiều
so với người và do đó phổi của chuột nhỏ hơn phổi người gấp hơn 300 lần
Trong khi chuột hít lượng không khí theo tỷ lệ trên phút thấp hợp, các liều lượng được sử dụng trong một số nghiên cứu độc học có thể dẫn đến gánh nặng phi thực tế lên phổi của sợi so với phơi nhiễm ở người Ngoài ra, đổi với chuột – sinh vật bắt buộc phải thở bằng mũi, sợi lắng trong túi phổi chủ yếu là sợi có đường kính dưới ~1 μm, trong khi ở người, giới hạn là khoảng 3
μm (Morgan, 1995) Tuy nhiên, đối với đa số loại sợi amiang, sự khác biệt này không quan trọng như với MMVF Tổng gánh nặng lên phổi do chrysotile sau
24 tháng phơi nhiễm trong nghiên cứu của Mast và cộng sự (1995) là 5,5 x
1010 sợi/phổi khi đo bằng SEM (Bernstein, 2007) Khi ngoại suy kết quả này
để ước tính con số đo được bằng TEM, gánh nặng lên phổi sẽ là 9,4 x 1011 sợi/phổi Con số này tương đướng với trung bình 2.300 sợi trên túi phổi (với giả định 10% lắng xuống)
Nồng độ tiếp xúc theo phân tích khối lượng dao động từ 2 đến 86 mg/m3, tương đương với khoảng 200.000 đến 8.600.000 sợi/cm3 theo cách ngoại suy mô tả ở trên (Breysse cộng sự, 1989; Mast cộng sự, 1995) Đại đa số các nghiên cứu ban đầu này xét mức 10mg/m3 Một nghiên cứu duy nhất được thực hiện với nồng độ thấp nhất là 2mg/m3 được so sánh với nhóm có nồng
độ 10mg/m3 Trong nghiên cứu này, các tác giả báo cáo “Với nồng độ 2mg/
m3, tỷ lệ phần trăm chrysotile được giữ lại gần như gấp đôi tỷ lệ với nồng độ 10mg/m3”; điều này phản ánh khó khăn trong việc đánh giá phản ứng với liệu trong các điều kiện quá tải này
Điều này được mô tả trong nghiên cứu của Wagner và cộng sự (1974) có năm giai đoạn phơi nhiễm có cùng nồng độ phơi nhiễm là 10mg/m3 Giai đoạn phơi nhiễm (7h/ngày, 5 tuần) gồm 1 ngày, 3, 6, 12, và 24 tháng với động vật được giữ được sự sống Trong nhóm phơi nhiễm với crocidolite, số trường hợp ung thư trung biểu mô là 1 (nhóm 1 ngày), 1 (nhóm 3 tháng), 0 (nhóm 6 tháng), 2 (nhóm 12 tháng) và 0 (nhóm 24 tháng) Như vậy, phơi nhiễm trong
1 ngày tạp ra nhiều trường hợp ung thư trung biểu mô hơn phơi nhiễm 24 tháng rất có thể do ảnh hưởng của nồng độ cao của phơi nhiễm, dẫn đến phơi nhiễm tiếp tục trong phổi bị quá tải
Nồng độ phơi nhiễm amiang 10 mg/m3 tương đương với gấp hơn10 triệu lần giá trị giới hạn (TLV) của Hội nghị Hoa Kỳ của các nhà Vệ sinh Công nghiệp
(ACGIH) là 0,1 sợi/cm3
Phân phối kích cỡ sợi và tỷ lệ giữa sợi dài và sợi ngắn và chất hạt không có thớ là điều thiết yếu để có thể xác định mối quan hệ liều lượng – phản ứng của những sợi này Như vậy, rất khó có thể sử dụng những nghiên cứu này để đánh giá rủi ro với con người hoặc thậm chí so sáh kết quả của nghiên cứu này với nghiên cứu khác
Vấn đề sử dụng số lượng sợi tương đương cho phơi nhiễm được tiếp cận trong nghiên cứu được báo cáo bởi Davis và cộng sự (1978), trong đó chrysotile, crocidolite và amosite được so sánh trên cơ sở khối lượng và số lượng giống nhau Tuy nhiên, số lượng sợi được xác định bằng kính hiển vi quan học tương phản pha (PCOM) và như vậy số lượng thực tế, đặc biệt của sợi chrysotile, rất có thể cao hơn rất nhiều
Ở nồng độ phơi nhiễm cao như vậy, việc số lượng hạt và sợi ngắn có trong phơi nhiễm đủ đề làm quá tải phổi thông qua việc làm suy yếu chức năng của đại thực bào là điều dễ hiểu Tình trạng này đã xảy ra trong các nghiên cứu trước đây về chrysotile được nghiền với liều lượng cao theo phân tích khối lượng và đủ dựa trên các nghiên cứu trên hạt không tan (Bolton cộng sự, 1983; Morrow, 1988, 1992; Muhle cộng sự, 1988; Oberdo¨rster, 1995) để giảm nghiêm trọng sự đào thải bình thường của sợi chrysotile ra khỏi phổi và tạo
ra phản ứng viêm và sinh sôi không cụ thể được chứng minh là dẫn dắt bụi vô hại đến xơ hoá và ung thư Phần tiếp theo thảo luận về các nghiên cứu [trên nồng độ phơi nhiễm] ở mức cao hơn gấp mấy lần so với mức quy định nhưng không đạt đến mức cực đoan như đã đề cập ở trên
Mối liên hệ giữa sợi dài (20 – 50 μm) với bệnh về phổi và màng bụng, thay vì các sợi ngắn, tròn được nghiền (3 μm hoặc nhỏ hơn) được báo cáo đầu tiên năm 1951 (Vorwald cộng sự, 1951)
Tầm quan trọng của độ dài sợi trong khả năng gây bệnh của sợi trong khoang màng phổi được điều tra bởi Stanton (1972, 1973) trong một chuỗi các nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ dài của sợi và đặc điểm gây bệnh của chúng với bề mặt màng phổi Các sợi được đánh giá qua việc sử dụng phơi nhiễm nhân tậo bằng cách cấy vào gelatin và đặt chúng lên bề mặt trung biểu mô màng phổi Các tác giả báo cáo rằng trong hệ thống này, khả năng gây ung thư liên quan đến các sợi “bền”, dài hơn 10 μm
Davis và cộng sự (1986) đánh giá phản ứng độc học trong hít phải mãn tính
và các nghiên cứu tiêm phúc mạc với mẫu sợi amosite ngắn (~<5 μm) hoặc dài (X>10 μm) có nồng độ khối lượng trong không khí như nhau Các tác giả báo cáo rằng trong nghiên cứu hít phải với LFA, sợi dài tạo ra sự phát triển
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI SỢI VÀ ĐỘ BỀN SINH HỌC VỚI ĐỘC TÍNH MẠN TÍNH
Trang 24rộng rãi của xơ hoá màng phổi và một phần ba số con vật phát triển các khối
u màng phổi, tức ung thư trung biểu mô Trong nhóm với sợi amosite ngắn, không có xơ hoá hay u màng phổi hoặc u trung biểu mô nào được tìm thấy trong bất kỳ con vật nào
Poland và cộng sự (2008) báo cáo về một nghiên cứu trong đó ống nano cacbon được so sánh với sợi amiang amosite ngắn và dài sau khi tiêm phúc mạc Các mẫu amosite được lấy tiêu bản bởi Davis và cộng sự (1986) để sử dụng trong các nghiên cứu được đề cập ở trên 50 mg của mỗi nguyên liệu được tiêm vào khoang màng bụng của chuột và khoang đã rửa có hệ thống tại 24h hoặc 7d sau khi phơi nhiễm với nước muối sinh lý Sợi amosite dài đã phát triển những thay đổi viêm nhiễm và u hạt trong khi sợi amosite ngắn thì không
Trong một nghiên cứu điều tra độ bền sinh học của sợi khoáng tổng hợp (SMFs), Hammad và cộng sự (1988) tìm ra rằng các sợi ngắn hơn 5 μm có sự duy trì dài nhất theo sự hít phải ngắn hạn, với các sợi dài hơn đào thải nhanh chóng hơn và các sợi dài hơn 30μm đào thải rất nhanh Ông đề xuất rằng việc đào thải các sợi khoáng là kết quả của đào thải sinh học và việc loại bỏ sợi bằng cách hòa tan và sau đó làm vỡ Tuy nhiên, không có mối quan hệ giữa những hiện tượng này với các ảnh hưởng độc học dài hạn
Adamson (1993, 1994) gây phơi nhiễm cho chuột với sợi amiang crocidolite dài và ngắn và tìm ra rằng các sợi dài hơn 20μm, lắng lại trong phế quản gây
ra xơ hóa và một phản ứng tăng sinh trong khi các sợi ngắn hơn 1μm tới phế nang không gây ra xơ hóa và phản ứng tăng sinh
Lippmann (1990), McClellan và cộng sự (1992), WHO (1988), và Goodglick &
Kane (1990) cũng xem xét tầm quan trọng của độ dài sợi đối với khả năng gây ra ảnh hưởng bệnh tật
Trong một phân tích cung cấp cơ sở cho chỉ đạo của Ủy ban Châu Âu về sợi thủy tinh tổng hợp (SVF), Bernstein và cộng sự (2001 a,b) báo cáo rằng có một mối tương quan giữa độ bền sinh học của sợi SVF dài hơn 20μm và ảnh hưởng bệnh tật theo cả hít phải mãn tính và các nghiên cứu chích màng bụng Phân tích này cho thấy có thể sử dụng thời gian bán phân hủy của các sợi dài hơn 20μm thu được từ các nghiên cứu tính bền sinh học hít phải để
dự đoán số lượng sợi dài hơn 20μm ở lại sau 24 tháng phơi nhiễm hít phải mãn tính (Bernstein và cộng sự, 2007) Những nghiên cứu này, tuy nhiên, chỉ bao gồm SVF
Bảng 1: Những khả năng và những hạn chế của các kỹ thuật phân tích được sử dụng để đo amiang (tái sản xuất từ Berman&Crump, 2003)*
Berman và cộng sự (1995) phân tích thống kê các kết quả của 13 nghiên cứu hít phải riêng rẽ ở động vật, là những con vật phơi nhiễm với 9 loại amiang khác nhau Do sự hạn chế về đặc tính cấu trúc amiang trong các nghiên cứu ban đầu, cách đo phơi nhiễm mới được phát triển từ mẫu của các bụi gốc, được phân loại lại và phân tích bởi TEM Các tác giả báo cáo rằng trong khi không có mô hình một biến số nào được tìm thấy có thể mô tả đầy đủ phản ứng u phổi trong các nghiên cứu hít phải, phép đo có tương quan cao nhất với khả năng bị u là nồng độ của cấu trúc (sợi) dài ≥ 20μm Tuy nhiên, sử dụng các kỹ thuật đa biến, các cách đo phơi nhiễm được xác định, mô tả đầy đủ phản ứng u phổi Các tác giả báo cáo rằng các cấu trúc được coi là mang rủi
ro u phổi là các sợi và bó sợi (≥ 5μm) mỏng (0,4μm), và có thể với sự góp sức
= của các bó và ma trận dài và rất dày (≥ 5μm) Khả năng gây bệnh tăng lên cùng với sự tăng lên của độ dài, với các cấu trúc dài hơn 40μm có khả năng gây bệnh cao hơn 500 lần so với cấu trúc dài 5 - 40μm Các cấu trúc ngắn hơn 5μm không có sự đóng góp nào trong rủi ro u phổi
* Các khả năng và sự hạn chế trong bảng này cơ bản dựa trên các giới hạn vật lý của nhưng phương tiện chỉ báo Sự khác biệt có thể quy cho các cách thức kết hợp với việc thực hiện các phương thức trong việc sử dụng thường thấy trong ít nhất 25 năm được nhấn mạnh trong bảng 2
** Các cấu trúc dạng sợi xác định được ở đây như những hạt cho thấy cỡ ảnh(tỷ số chiều dài với chiều rộng) lớn hơn 3 (Waton, 1982)
*** TEM đếm một cách thường xuyên các cấu trúc dạng sợi đơn lẻ bị tách rời ra trong những cấu trúc lớn hơn và phức tạp Dựa trên cấu trúc bên trong, Nhiều quy luật năng lượng khác nhau đã được phát triển để xử lý các cấu trúc phức tạp Xem phần thảo luận phương thức được trình bày ở dưới.
**** Phần lớn các thiết bị SEM và TEM được trang bị với khả năng thu lại phổ nhiễu xạ điện tử diện tích lựa chọn (SAED) và thực hiện phân tích X-quang tác sắc năng lượng (EDXA), được sử dụng để phân biệt khoáng học của các cấu trúc được quan sát.
Trang 25Phân tích này không tìm ra sự khác biệt về khả năng gây bệnh của chrysotile
và amphibole xét theo tiêu chí gây ra u phổi Tuy nhiên, các tác giả nhận định rằng yếu tố khoáng vật học quan trọng trong gây ra ung thư trung biểu mô,
và chrysotile có khả năng gây bệnh thấp hơn amphibole Các kết quả này, tuy nhiên, nên được xem xét cùng với các nghiên cứu độc học hít phải được đánh giá bởi Berman và cộng sự (1995, Bảng 1), phần lớn chúng được thực hiện với nồng độ rất cao (10mg/m3), Như đã thảo luận ở trên, ảnh hưởng quá tải do nồng độ phơi nhiễm rất cao với chrysotile và amphibole có thể được ước tính là gây ra phản ứng u tương tự nhau trong phổi
Các nghiên cứu gần đây với amiang serpentine, chrysotile, cho thấy rằng
nó không mấy bền sinh học trong phổi (Bernstein và cộng sự, 2003, 2004, 2005a,b, 2011) Vì serpentine và một sợi khai thác tự nhiên, chúng có sự khác biệt về tính bền sinh học, tuỳ thuộc vào nơi khai thác Tuy nhiên, chrysotile nằm ở mức tan cuối cùng trong thang này và dao động từ sợi ít bền nhất dến sợi bền như thủy tinh hoặc sợi đá Nó ít bền hơn sợi gốm chịu nhiệt và thủy tinh đặc biệt và độ dài ít bền hơn một đơn vị amiang amphibole (Berstein, 2007) Một nghiên cứu tính độc hít phải cận mãn tính 90 ngày với chrysotile
ở chuột cho thấy ở nồng độ phơi nhiễm lớn gấp 5.000 lần US-ACGIH TLV là 0,1 sợi (WHO)/cm3, chrysotile không gây ra các bệnh tật nghiêm trọng hoặc các viêm nhiễm kéo dài (Bernstein và cộng sự, 2006)
Một vài nghiên cứu trước đã cho thấy chrysotile đào thải chậm hơn trong các nghiên cứu sử dụng giao thức EC Một ví dụ là nghiên cứu của Coin và cộng
sự (1992) trong đó chuột phơi nhiễm trong 3 giờ với 10mg(hít phải)/m3 sol khí chrysotile NIEHS và sau đó được theo dõi trong 29 ngày Các tác giả báo cáo rằng qua 3 tuần sau khi ngừng phơi nhiễm, các sợi dài hơn 16μm bị đào thải chậm, hoặc không đảo thải
Trong khi đã đưa ra mô tả ngắn gọn, các chi tiết của phơi nhiễm sol khí với chrysotile NIEHS được sử dụng trong nghiên cứu của Coin và cộng sự (1992) không được mô tả trực tiếp trong tài liệu Tuy nhiên, các đặc tính của sol khí phơi nhiẽm và các phương pháp lấy tiêu bản có thể bắt nguồn từ một tài liệu trước đó của Pinkerton và cộng sự (1983) được Coin tham khảo và một báo cáo chưa được ban hành của Campbell và cộng sự (1980) được Pinkerton và cộng sự tham khảo
Những tài liệu này mô tả rằng chrysotile được sử dụng bởi Coin và cộng sự (1992) được lấy tiêu bản từ chrysotile cấp 4 được dùng trong công nghiệp nhựa bằng việc đưa vật liệu qua máy nghiền gió xoáy Máy nghiền gió xoáy là một máy xay búa công nghiệp tốc độ cao với bộ xếp cỡ đưa những sợi/đoạn lớn lại thiết bị để xay lại (Perry & Chilton, 1973; Work, 1962)
Sol khí sử dụng trong nghiên cứu của Coin và cộng sự (1992) được tạo ra từ vật liệu được nghiền này như Pinkerton và cộng sự (1983) mô tả bằng việc
sử dụng máy phát Timbrell (Timbrell, 1968) Lưỡi thép không gỉ của máy phát
là để nghiền kỹ hơn mẫu sợi Trong khi mẫu chrysotile gốc có 13,9% sợi dài hơn 19,9μm (Cambell và cộng sự, 1980), mẫu sol khí cuối cùng được sử dụng trong nghiên cứu của Coin và cộng sự (1992) có 1,8% sợi dài hơn 19,9μm (Pinkerton và cộng sự, 1983) Với sợi dài ≥16μm, Coin và cộng sự chỉ trình bày
dữ liệu biểu đồ Phép ngoại suy từ Hình 5 của Coin và cộng sự chỉ ra rằng có lần lượt xấp xỉ 2, 2, 5 và 4 x 105 sợi dài ≥16μm (đo bằng SEM) sau khi phơi nhiễm 1, 8, 15 và 29 ngày (không có thông tin sai số và không cso bảng giá trị được đưa ra) Thêm vào đó, nghiên cứu của Coin và cộng sự (1992) sử dụng một phơi nhiễm đơn lẻ và kiểm tra các nhóm nhỏ động vật trong 3 tuần Số lượng trung bình của các sợi được tìm thấy ở các con vật đối chứng là 7 x
105 sợi WHO/con vật và 3 x 103 sợi ≥16μm/con vật, chỉ ra sự viêm nhiễm Tuy nhiên, không có số lệch tiêu chuẩn nào được đưa ra, nên phạm vi viêm nhiễm này vẫn chưa được biết đến Coin mô tả về cách mà viêm nhiễm này xảy ra Trong các nghiên cứu chrysotile thực hiện theo giao thức EC, các con vật phơi nhiễm trong 5 ngày và sau đó được theo dõi trong 1 năm Trong các nghiên cứu giao thức EC, không có sợi WHO (bao gồm các sợi dài hơn 20μm) được quan sát thấy trong phổi của bất cứ con vật đối chứng nào
Như được thảo luận ở trên, các nghiên cứu độc học ban đầu còn chưa rõ ràng Nồng độ được xác định bằng việc sử dụng các kỹ thuật trọng lượng không xem xét số lượng sợi hoặc độ dài và kích thước sợi và ít xét đến liều lượng, và phân bố độ dài và đường kính các sợi mà động vật phơi nhiễm với
Trong khi các nghiên cứu độc học hít phải mãn tính bài bản hạn chế các ảnh hưởng quá tải sợi SVF đã được thực hiện, ít nghiên cứu độc học hít phải mãn tính với amiang đã được tiến hành tính đến điều này
Davis và cộng sự (1986) báo cáo nghiên cứu hít phải mãn tính duy nhất đánh giá khả năng gây bệnh của amiang amosite ngắn và dài Mẫu sợi amosite ngắn được làm ra sao cho hầu hết tất cả sợi ngắn hơn 5μm với nồng độ 70 sợi WHO/cm3 có trong không khí phơi nhiễm LFA có 2.060 sợi WHO/cm3 với xấp xỉ một nửa số sợi dài hơn 10μm Nồng độ khối lượng của cả 2 nhóm là
CÁC NGHIÊN CỨU KHÔNG QUÁ TẢI ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỘC CỦA CHRYSOTILE
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỘC HÍT PHẢI
MÃN TÍNH
Trang 26tương tự nhau Các tác giả báo cáo rằng sau 12 tháng phơi nhiễm, sợi ngắn amosite có mặt trong phổi nhiều hơn một cách đáng kể so với sợi dài Sợi dài gây ra sự phát triển của xơ hóa rộng, tuy nhiên, không có xơ hóa nào do sợi ngắn được tìm thấy ỏ bất cứ con vật nào.Thêm vào đó, 1/3 các con vật được phơi nhiễm với sợi dài có u phổi hoặc ung thư trung biểu mô trong khi không có khối u phổi nào được tìm thấy ở động vật được phơi nhiễm với sợi ngắn Song song với nghiên cứu chích màng bụng cùng được Davis và cộng
sự báo cáo (1986), sợi amosite dài gây ra ung thư trung biểu mô ở 95% động vật được tiếp xúc trong khi sợi ngắn gây ra 1 ung thư trung biểu mô trong cùng giai đoạn
McConnell và cộng sự (1999) báo cáo về nghiên cứu hít phải mãn tính ở chuột hamster trong đó số lượng đoạn và sợi ngắn hơn được giảm xuống trong khi
đó duy trì số lượng sợi dài hơn 20μm khi kiểm tra không khí Nồng độ sol khí amosite dao động từ 10 đến 69 sợi dài (>20μm)/cm3 với mức độ phơi nhiễm được lựa chọn dựa trên một nghiên cứu hít phải cận mãn tính đa liều trong
90 ngày trước đây (Hesterberg và cộng sự, 1999) Với phơi nhiễm amosite liều cao tới 263 sợi WHO/cm3 (69 sợi dài hơn 20μm/cm3), 20% động vật mắc ung thư trung biểu mô với 82% có sự tăng sản ung thư trung biểu mô
Nghiên cứu tính độc hít phải cận mãn tính trong 90 ngày đã được sử dụng tăng cường trong việc đánh giá điều chỉnh Việc sử dụng nó và các nghiên cứu ngắn hạn khác để đánh giá tính độc và khả năng gây ung thư của các sợi được Nhóm hoạt động Viện khoa học rủi ro ILSI (Washington, DC) xem xét (Bernstein và cộng sự, 2005c) Nhóm hoạt động này được tài trợ bởi Viện Khoa học Rủi ro ILSI và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Phòng tránh Ô nhiễm và Chất độc Hoa Kỳ (Washington, DC) Nhóm đã nhận định rằng các phương pháp kiểm tra ngắn hạn hiện nay, được định nghĩa là trong thời gian phơi nhiễm 3 tháng hoặc ít hơn, đánh giá một số điểm cuối được xem như liên quan đến các bệnh phổi gây ra bởi các sợi ví dụ như amiang Các nghiên cứu cận mãn tính để đánh giá dấu sinh học của tổn thương phổi (ví dụ viêm nhiễm liên tục, tăng sản tế bảo và xơ hóa) được coi là có tính dự báo tốt hơn về khả năng gây ung thư hơn các đo lường tính độc tế bào trong ống nghiệm Một phần quan trọng đặc biệt trong đánh giá tính độc sợi sử dụng nghiên cứu tính độc hít phải cận mãn tính trong 90 ngày là sự liên quan được báo cáo bởi nhóm hoạt động dựa trên các nghiên cứu độc học hít phải đã có rằng:
Tất cả các loại sợi đã gây ung thư ở động vật qua việc hít phải cũng gây ra
xơ hóa sau 3 tháng Tuy nhiên, có những sợi gây ra xơ hóa nhưng không gây ung thư Từ đó, các nghiên cứu trong ống nghiệm bao gồm cả phơi nhiễm ngắn hạn ở phổi chuột với các sợi và đánh giá sau đó về điểm cuối liên quan, nhất là xơ hóa, có thể nói là đủ cẩn trọng để dự đoán bệnh học dài hạn - đó
là, sẽ xác định được các sợi có khả năng gây xơ hóa hoặc ung thư (Bernstein
độ lớn các hạt không sợi bên cạnh các sợi Trong nghiên cứu này, do phương pháp lấy tiêu bản, nồng độ phơi nhiễm sol khí của sợi CMS là 286 sợi/cm3 ngắn hơn 5μm, 990 sợi/cm3 dài hơn 5μm và 1793 hạt/cm3, một sự phân bố không được quan sát thấy trong các sản phẩm thương mại Tổng nồng độ phơi nhiễm CMS là 3.069 hạt và sợi/cm3 Các tác giả chỉ ra rằng “phần hạt CMS có thành phần hóa học như phần có tính sợi dường như gây ra những ảnh hưởng quan trọng” Với sợi CMS, các tác giả báo cáo rằng số lượng của bạch cầu nhiều nhân trong dung dịch rửa phế quản phế nang là cao hơn
và xơ hóa mô kẽ được tìm thấy nhiều hơn kỳ vọng dựa trên cơ sở tính bền sinh học Thêm vào đó, xơ hóa mô kẽ vẫn dai dẳng qua 14 tuần sau khi phơi nhiễm 90 ngày Ảnh hưởng này được quy cho do số lượng lớn các hạt không sợi trong sol khí phơi nhiễm - 50% sol khí bao gồm các hạt không sợi và các sợi ngắn
Bằng việc so sánh, sau khi cho chuột phơi nhiễm hít phải mãn tính với một loại sợi CMS khác, sợi X607, loại có ít hơn trong thấy các hạt không sợi và các sợi ngắn (hạt có tỷ lệ <3:1), không có u phổi nào hoặc xơ hoá được phát hiện (Hesterberg và cộng sự, 1998) Điều này củng cố thêm quan điểm rằng chính các thành phần không sợi lớn của CMS được sử dụng trong nghiên cứu của Bellman và hậu quả phổi quá tải đã gây ra bệnh được quan sát với sợi tương đối dễ tan này Cơ chế quá tải tương tự có thể lý giải ketes quả của các nghiên cứu chrysotile hít phải trước đây, trong đó động vật được phơi nhiễm với lượng hạt không sợi và sợi ngắn (<5 μm) lớn hơn rất nhiều
Bernstein và cộng sự (2006) báo cáo về phản ứng độc học của một chrysotile thương mại ở Brazil sau phơi nhiễm trong một nghiên cứu tính độc hít phải
đa liều cận mãn tính trong 90 ngày, được thực hiện theo các giao thức cụ thể của EPA Hoa Kỳ (2001) và Ủy ban Châu Âu (EUR 18748 EN, 1999)
Trong nghiên cứu này, chuột đực Wistar phơi nhiễm với 2 nồng độ chrysotile
ở các nồng độ sol khí sợi trung bình là 76 sợi với độ dài > 20μm/cm3 (tổng cộng 3413 sợi/cm3 và 536 sợi WHO/cm3), hoặc 207 sợi có độ dài > 20μm/cm3 (tổng cộng 8941 sợi/cm3; 1429 sợi WHO/cm3) Các con vật được phơi nhiễm qua hệ thống chảy-duy nhất-qua-mũi trong 5 ngày mỗi tuần, 6h mỗi ngày trong 13 tuần liên tiếp, tiếp theo là giai đoạn không phơi nhiễm kéo dài 92 ngày Các động vật bị giết sau khi kết thúc phơi nhiễm và sau 50 và 92 ngày không phơi nhiễm Sau mỗi lần giết, các phân tích sau được thực hiện trên các tiểu nhóm chuột: gánh nặng phổi; thay đổi tiền sử bệnh lý; tăng sinh
Trang 27tế bào; viêm tế bào trong dung dịch rửa phế quản phế nang; sinh hoá lâm sàng và phân tích kính hiển vi đồng tụ
Phơi nhiễm chrysotile trong 90 ngày và tiếp theo là 92 ngày hồi phục, với mức phơi nhiễm trung bình 76 sợi dài > 20μm/cm3 (tổng 3413 sợi/cm3) không tìm thấy xơ hóa (thang Wagner 1.8-2.6) trong bất cứ mốc thời gian nào Với nồng độ phơi nhiễm 207 sợi dài dài > 20μm/cm3 (tổng số 8941 sợi/cm3), xơ hoá nhẹ được tìm thấy So sánh với các nghiên cứu khác, liều chrysotile thấp hơn gây ra ít viêm hơn là sợi CMS thủy tinh tổng hợp tan sinh học đề cập ở trên, và ít hơn trông thấy so với amiang amosite (Bellmann và cộng sự, 2003)
Những nghiên cứu tính độc hít phải trong 90 ngày này cho thấy phản ứng bệnh lý do phơi nhiễm chrysotile là tương tự hoặc thấp hơn SVF
Trong một nghiên cứu phơi nhiễm ngắn hạn ở chuột (6giờ/ngày, 5 ngày) với amiang tremolite ở nồng độ phơi nhiễm 100 sợi dài (>20μm)/cm3 và tổng
2016 sợi/cm3, viêm tăng cường đã được quan sát thấy ngay lập tức sau khi kết thúc 5 ngày phơi nhiễm và xơ hóa mô kẽ phát triển trong 28 ngày sau khi kết thúc 5 ngày phơi nhiễm (Bernstein và cộng sự, 2005b)
Trong một nghiên cứu gần đây của Bernstein và cộng sự (2010, 20110), phản ứng bệnh lý và sự chuyển dịch của một sản phẩm amiang thương mại tương
tự như loại đã được sử dụng trong suốt giữa những năm 1970 ở một chất bít
để gắn mặc trung gian giữa các mảng tường liền kề đã được đánh giá trong
so sánh với amiang amosite Nghiên cứu này là độc nhất vô nhị trong đó nó cho thấy phơi nhiễm hỗn hợp thực tế và là nghiên cứu đầu tiên điều tra việc
có hay không sự khác biệt giữa chrysotile và amosite về thời gian, phân bố kích cỡ và phản ứng bệnh lý trong khoang màng phổi Chuột phơi nhiễm do hít phải trong 5 ngày (6h/ngày) với chất bít từ cát gồm cả sợi chrysotile và các đoạn chất bít từ cát hoặc amiang amosite
Số sợi trung bình là 295sợi/cm3 với chrysotile và 201 sợi/cm3 với amosite Số lượng trung bình các sợi WHO ở sợi chrysotile và môi trường hạt chất bít từ cát là 1496 sợi/cm3, là hơn gấp 10.000 lần so với giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp của OSHA là 0,1 sợi/cm3 Môi trường phơi nhiễm amosite có ít sợi ngắn hơn, tương đương với trung bình là 584 sợi WHO/cm3
Một phần quan trọng của nghiên cứu của Bernstein và cộng sự (2010, 2011)
là để thiết kế các phương thức để đánh giá không gian màng phổi trong khi hạn chế các thành phần giả tạo Những biện pháp này bao gồm việc kiểm tra cơ hoành như một mô màng phổi đỉnh và kiểm tra tại chỗ các phổi và không gian màng phổi thu được từ mô thay thế đông ở các con chuột được làm lạnh sâu Cơ hoành được chọn như một mô màng phổi đỉnh đại diện
và màng phổi đỉnh ở chuột được làm lạnh sâu ngay lập tức sau khi kết thúc mang đến một phương pháp không cần giải phẫu để xác định vị trí sợi và phản ứng viêm
Không có phản ứng bệnh lý nào quan sát được ở bất cứ thời điểm nào ở nhóm phơi nhiễm với sợi chrysotile và các đoạn chất bí từ cát Các sợi chrysotile dài (hơn 20μm) đào thải nhanh chóng (T1/2 trong 4,5 ngày) và không được tìm thấy trong khoang màng phổi Ngược lại, một phản ứng viêm nhanh chóng xảy ra ở phổi sau phơi nhiễm với amosite gây ra xơ hóa mô kẽ Wagner cấp
4 trong vòng 28 ngày và dai dẳng suốt 90 ngày (mô bệnh học được đánh giá qua 90 ngày sau phơi nhiễm khi các con vật được phân loại để phân tích đồng tụ trừ 181 đến 365 ngày sau phơi nhiễm) Sợi amosite dài có độ bền sinh học T1/2 >1000 ngày trong phổi và được quan sát thấy trong khoang màng phổi trong vòng 7 ngày sau phơi nhiễm Sau 90 ngày, các sợi amosite dài liên quan đến phản ứng viêm rõ ràng ở màng phổi đỉnh Nghiên cứu này củng cố rằng ngược lại với amosite, phơi nhiễm với các sợi chrysotile và đoạn chất bít sau việc hít phải ngắn hạn không gây ra phản ứng viêm trong phổi,
và rằng sợi chrysotile có mặt sau phơi nhiễm này không di chuyển đến hoặc gây phản ứng viêm ở khoang màng phổi, khu vực hình thành ung thư trung biểu mô
Những nghiên cứu này củng cố xác nhận về những khác biệt giữa phơi nhiễm với riêng chrysotile và với chrysotile trộn với chát bít và amiang amphibole
Những nghiên cứu độc học gần đây hơn đã được tóm tắt ở trên cho thấy amiang chrysotile có tính bền sinh học tương đối ngắn và không gây phản ứng bệnh lý mặc dù phơi nhiễm trong 90 ngày (Bernstein và cộng sự, 2006) Các nghiên cứu này cũng xác nhận sự khác biệt giữa amiang chrysotile và amhibole, loại bám dai dẳng trong phổi và gây ra phản ứng xơ chỉ sau 5 ngày phơi nhiêm (Bernstein và cộng sự, 2005b, 2010, 2011)
Điều này được phản ánh trong phản ứng bệnh lý đối với amiang chrysotile và amphibole sau cả phơi nhiễm hít phải liều cao lặp đi lặp lại ngắn hạn (5 ngày) (Bernstein và cộng sự, 2005b, 2010, 2011) và dài hạn (90 ngày) với sol khí chrysotile được xác định rõ ở chuột (Bernstein và cộng sự, 2006) và sau phơi nhiễm mãn tính với amosite ở chuột hamster (McConnell và cộng sự, 1999)
NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỘC HỌC CHỈ RA ĐIỀU GÌ?
Trang 28Sau các phơi nhiễm này, amiang chrysotile không gây ra cả phản ứng bệnh lý
ở phổi cũng như ở khoang màng phổi tại mức liều lượng gắp tới 5000 lần US TLV cho chrysotile Trong nghiên cứu phơi nhiễm trong 90 ngày (Bernstein và cộng sự, 2006), ở nồng độ cao gấp 14 000 lần TLV, xơ hóa nhẹ được tìm thấy
Thêm vào đó, các sợi chrysotile đào thải nhanh chóng khỏi phổi và không được tìm thấy ở bề mặt màng phổi tạng, không cả ở màng phổi cũng như bề mặt màng phổi đỉnh
Các sợi tremolite và amosite nhóm amphibole từ đó cũng được đánh giá
Trong phổi, ngay sau phơi nhiễm kéo dài 5 ngày, sợi amphibole được thấy gây ra viêm tăng cường cùng với sự hình thành u hạt 28 ngày sau khi dừng phơi nhiễm, xơ hóa mô kẽ (Wagner cấp 4) được tìm thấy do cả tremolite
và amosite Cả 2 sợi này đều khó bị đào thải khỏi phổi khi các sợi dài hơn 20μm bám dai dẳng cả khi đã kết thúc nghiên cứu (365 ngày sau phơi nhiễm) (Bernstein và cộng sự, 2005b, 2010, 2011)
Chuyển dịch màng phổi cũng được đánh giá với amiang amosite Trong vòng
2 tuần sau khi ngừng phơi nhiễm kéo dài 5 ngày, các sợi amphibole được tìm thấy ở bề mặt màng phổi và gắn với viêm tăng cường và sự phát triển xơ Các sợi amphibole được quan sát thấy thâm nhập màng phổi tạng và lan rộng ra khoang màng phổi Viêm cũng được quan sát thấy ở bề mặt màng phổi đỉnh (Bernstein và cộng sự, 2010, 2011)
Nghiên cứu của Osmon-McLeod và cộng sự (2011), báo cáo rằng chrysotile sợi dài mất ~70% khối lượng và ngắn đi rõ ràng cùng với thời gian ủ bệnh dài trong một dung dịch Gamble được điều chỉnh để mô phỏng phagolysosomes đại thực bào, đưa ra một cơ sở để hiểu sự đào thải nhanh chrysotile
Những nghiên cứu này gợi ý một cách mạnh mẽ rằng kể cả phơi nhiễm ngắn với amphibole cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh ở phổi và khoang màng phổi và đưa ra khía cạnh mới trong cách hiểu và phân biệt kết quả của các nghiên cứu dịch tễ học của các đoàn hệ phơi nhiễm với chrysotile và amphibole
CÁC NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
Trong khi chrysotile đang được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm xi măng mật độ cao, đánh giá dịch tễ học và điều chỉnh được dựa trên bộ phận tiêu biểu của tất cả việc sử dụng trong quá khứ Để hiểu được ảnh hưởng của việc
sử dụng chrysotile ngày nay, những nghiên cứu chỉ xét riêng chrysotile là đặc biệt quan trọng Các nghiên cứu đó, được mô tả như chỉ với chrysotile, được xem xét dưới đây trong bối cảnh các nghiên cứu độc học chỉ ra tầm quan trọng của kể cả phơi nhiễm ngắn hạn với amiang amphibole trong việc gây
ra bệnh
Các nghiên cứu đối chứng ban đầu về ung thư trung biểu mô đưa ra mối quan hệ của phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang (Ashcroft, 1973; Elmes & Wade, 1965; Hain và cộng sự, 1974; McDonald và cộng sự, 1970; McEwen và cộng sự, 1970; Newhouse & Thompson, 1965; Rubino, 1972; Zielhuis và cộng
sự, 1975) Tuy nhiên, do tình trạng đo vệ sinh nghề nghiệp tại thời điểm đó, không nghiên cứu nào có thể sử dụng cách đo phơi nhiễm bao gồm số lượng sợi và loại sợi Mối liên quan đến bệnh được quy cho sợi được sử dụng nhiều nhất mà không quan tâm đến tiêu chí chúng ta đã hiểu ngày nay cần có để xác định khả năng gây bệnh của sợi: tính bền sinh học và độ dài sợi Thêm vào đó, việc thiếu thông tin tiền sử nghề nghiệp hoàn chỉnh là một hạn chế quan trọng trong các nghiên cứu dịch tễ học ban đầu, gây ra việc xác định tính chất phơi nhiễm sợi cụ thể không đầy đủ
Berman & Crump (2003) tóm tắt nhiều hạn chế có khả năng ảnh hưởng đến các đánh giá dịch tễ học Những hạn chế này phải được giải quyết để đánh giá được mức độ không chắc chắn trong các nghiên cứu dịch tế học này Chúng bao gồm:
Các hạn chế về đo không khí và dữ liệu khác đã có để xác định tính chất phơi nhiễm trong quá khứ
Các hạn chế trong cách mô tả tính chất phơi nhiễm (cụ thể loại khoáng học của sợi và phạm vi và phân bố kích thước sợi)
Hạn chế trong tính chính xác của việc xác định tử vong hoặc sự không hoàn thiện trong việc theo dõi các thành viên đoàn hệ
Hạn chế trong mức độ tương đồng giữa đối tượng trong đoàn hệ và tập hợp đối chứng được lựa chọn
Không xác định đầy đủ các yếu tố trung hợp, như tiền sử hút thuốc ở các công nhân
Trang 29Thêm vào đó, khả năng và hạn chế của các kỹ thuật phân tích được sử dụng
để xác định cách đo phơi nhiễm amiang trong các nghiên cứu dịch tễ học được tóm tắt trong Bảng 1 Bình hấp thụ nhỏ (MI) và kính hiển vi tương phản pha (PCM) là 2 kỹ thuật phân tích được sử dụng để tính mức độ phơi nhiễm trong đa số các nghiên cứu dịch tễ học làm tiền đề để phát triển các nhân tố rủi ro hiện có Tuy nhiên, cách đo MI và PCM không xác định độ dài sợi, điều được chứng minh là liên quan đến hoạt động sinh học
Với một vài ngoại lệ, rất ít hoặc không có việc lấy mẫu định lượng nào được tiến hành trước những năm 1960 khi nồng độ phơi nhiễm nhìn chung được coi như cao hơn so với khi được kiểm soát trong thời gian gần đây, do các thiết bị kiểm soát bụi không được sử dụng vào thời gian đó và các phương pháp để giảm nồng độ bụi chỉ được đưa ra sau đó Với phần lớn các nghiên cứu, từ đó, phơi nhiễm ban đầu phải được ước tính bằng phép ngoại suy từ các cách đo về sau (Berman & Crump, 2003)
Đặc biệt, là một kết quả của các kỹ thuật đo đạc, thường có rất ít thông tin phơi nhiễm định lượng về các loại sợi mà công nhân phơi nhiễm Bản chất của quá trình công nghiệp có thể gợi ý loại sợi đã được sử dụng Tuy nhiên, trong quá khứ, có ít nỗ lực để phân biệt serpentine và amphibole, và từ đó, amphibole thường được thay thế hoặc trộn chung với serpentine mà không
có các dữ liệu chi tiết Việc sử dụng amphibole thay cho serpentine xảy ra do các nhân tố như sự sẵn có, giá cả và tính hiệu quả trong sản xuất Thêm vào
đó, tiền sử làm việc của công nhân không được thường xuyên ghi lại cẩn thận như ngày nay (Berman & Crump, 2003)
Trong khi tất cả các nhân tố không chắc chắn là quan trọng trong đánh giá sự khác biệt giữa chrysotile và amphibole, sự phận biệt loại sợi trong không khí phơi nhiễm rõ ràng mang tính quyết định trong xác định các ảnh hưởng có thể liên quan tới từng loại sợi Một điều quan trọng tương đương là số lượng sợi trong không khí phơi nhiễm có độ dài lớn hơn xấp xỉ 20μm, tức là, những sợi đó không bị thực bào tấn công và đào thải khỏi phổi bởi đại thực bào và
từ đó có tiềm năng lớn nhất trong việc gây ra bệnh nếu chúng không vỡ ra hoặc tan trong dịch phổi
Một vấn đề nữa thường không được giải quyết hiệu quả là khả năng phơi nhiễm với amiang hoặc là trước khi bắt đầu hoặc là sau khi kết thúc thời gian lao động trong ngành công nghiệp được nghiên cứu và các loại sợi những
cá nhân này đã phơi nhiễm
ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU DỊCH
TỄ HỌC ĐƯỢC XEM XÉT TRONG CÁC ĐÁNH GIÁ TRƯỚC ĐÂY
Hodgson & Darnton (2000) xem xét đoàn hệ phơi nhiễm với amiang, cung cấp thông tin về mức độ phơi nhiễm mà từ đó có thể ước tính phơi nhiễm tich lũy trung bình của đoàn hệ Trong một xem xét khác, Berman & Crump (2008) cũng đánh giá rủi ro sức khỏe gắn phới phơi nhiễm amiang cũng sử dụng các đoàn hệ trong đó họ xác định rằng có đủ thông tin để đánh giá phơi nhiễm
Ở cả 2 đánh giá này, các tác giả phân loại các đoàn hệ theo loại sợi dựa trên những gì đã được báo cáo trong các tài liệu họ tham khảo Đó là nếu họ coi đoàn hệ chỉ phơi nhiễm với riêng chrysotile, hoặc với riêng amphibole Những đánh giá này được thực hiện từ các tài liệu liên quan gần đây và trình bày sự sai lệch có thể của các dữ liệu đã được xuất bản
Các nghiên cứu này được xem xét ở đây theo các dữ liệu hiện tại và thông tin
từ các nghiên cứu độc học về sự quan trọng của loại sợi và độ dài sợi trong việc gây ra phản ứng bệnh lý ở phổi và khoang màng phổi
Các nghiên cứu được xác định là phơi nhiễm chủ yếu với chrysotile
Thật thú vị khi lưu ý rằng các tác giả của một số ít các nghiên cứu dịch tễ học
về amiang có thể nhận định rằng không có phơi nhiễm amiang amphibole trong đoàn hệ Hodgson & Darnton (2000) xem xét các nghiên cứu phơi nhiễm chủ yếu với chrysotile sau đây (Bảng 2) và nhận định rằng các lượng rất nhỏ sợi amphibole đã bị bỏ qua trong khi chúng quan trọng với các kết quả ở một số đoàn hệ (South Carolina, nhà máy thứ 2 New Orleans, CT)
Tương tự, Berman & Crump (2008) coi các đoàn hệ tương tự là phơi nhiễm với chrysotile và coi các phơi nhiễm có thể cả trong cùng nhà máy và trước hoặc trong lao động là không quan trọng
Bảng 2: Các nghiên cứu dịch tễ học được xác định là phơi nhiễm chủ yếu
với chrysotile của Hodgson & Darnton (2000).
Trang 30Vào thời điểm phơi nhiễm diễn ra, không có đoàn hệ nào mà trong đó các loại sợi công nhân phơi nhiễm thực tế được xác định từ các mẫu không khí,
và không có nghiên cứu nào mà trong đó các phân bố độ dài sợi được xác định từ nơi làm việc Trong khi một số nhà điều tra đã cố gắng để tái hiện môi trường lao động, kinh nghiệm với sự phát sinh sol khí sợi trong các nghiên cứu độc học ở động vật chỉ ra mạnh mẽ rằng việc tái hiện chính xác tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến kích cỡ và phân bố sợi là rất khó
Các kết quả từ Hodgson & Damton (2000) từ các nghiên cứu ung thư phổi và ung thư trung biểu mô được trình bày trong Bảng 3
Gánh nặng sợi trong phổi: Charleston, Nam Carolina và Quebec
Việc phân tích loại và số lượng sợi được tìm thấy trong mô phổi của các cá nhân phơi nhiễm với amiang đưa ra chỉ số thiết thực về phơi nhiễm trong quá khứ Trong khi, nhìn chung, những nghiên cứu như vậy thường không được thực hiện, ở 2 trong số nghiên cứu được đề cập ở trên, gánh nặng sợi ở phổi được phân tích để xác định loại và số lượng sợi có trong các mẫu nghiên cứu
Phân tích gánh nặng phổi chỉ ra các loại sợi mà công nhân phơi nhiễm Các mẫu thường được lấy từ sinh tiết phổi hoặc lúc mổ tử thi và thường từ các khối paraffin Ví dụ, trong nghiên cứu của Sebastien và cộng sự (1989), các mẫu được phân tích nặng khoảng 1g (trao đổi trực tiếp, P Sebastien) Như vậy, chỉ một phần nhỏ phổi được phân tích
Sebastien và cộng sự (1989) báo cáo trong phân tích 161 mẫu mô phổi lấy lúc mổ từ thi của các công nhân dệt amiang ở vùng mỏ và nhà máy Charleston, Nam Carolina và Quebec, tất cả đều phơi nhiễm với chrysotile
Các tác giả báo cáo rằng trong khi chrysotile, tremolite, amosite, crocidolite, talc-anthrophyllite và các loại sợi khác (bao gồm rutile, micas, sắt, silic và các silicate không xác định) đều được tìm thấy ở các đoàn hệ, phơi nhiễm với tremolite là chủ yếu Các nồng độ không hề tầm thường của amosite và crocidolite (>0,1sợi/μg) được đo trong 32% mẫu từ Charleston, SC và 9% từ Thetford, VT Phân tích chỉ ra, ở Charleston, amphibole thương mại được tìm thấy chỉ ở các trường hợp công nhân làm việc trước năm 1940; crocidolite không được tìm thấy ở công nhân làm việc sau năm 1940 Ở Thetford, đo được các nồng độ lớn hơn 0,1sợi/μg ở 5 trường hợp
Trang 31Churg và cộng sự (1984) phân tích lượng sợi trong phổi của 6 trường hợp có ung thư trung biểu mô trong số xấp xỉ 90 tử thi của công nhân làm việc dài hạn trong ngành công nghiệp chrysotile ở Quebec 6 trường hợp này đại diện cho tất cả các trường hợp ung thư trung biểu mô ở 90 tử thi Các tác giả báo cáo rằng các bệnh nhân mắc ung thư trung biểu mô chỉ có thành phần quặng chrysotile có tỷ lệ tremolite cao hơn (9,3) hơn là chrysotile (2,8) nếu so sánh với nhóm đối chứng Tuy nhiên, ở 1 bệnh nhân, amosite được tìm thấy.Pooley & Mitha (1986) trong báo cáo về xác định và đọc nồng độ chrysotile trong mô phổi sử dụng kết quả từ công nhân dệt Nam Carolina trong Bảng
2 của họ (so sánh các giá trị trung bình tính được trên 1000 sợi amiang lấy
từ chiết xuất mô phổi) Họ báo cáo rằng các trường hợp nhà máy dệt Nam Carolina có 0,032 ng/103 chrysotile so với 1,19 ng/103 sợi crocidolite và 2,098 ng/103 sợi amosite Thêm vào đó, các mô phổi đối chứng từ Nam Carolina có 0,015 ng/103 sợi chrysotile và 0,724 ng/103sợi amosite
Case và cộng sự (2000) đánh giá loại và độ dài sợi amiang ở phổi với các sợi dài hơn 18μm trong nhà máy dệt chrysotile ở đoàn hệ Nam Carolina và mỏ/nhà máy chrysotile ở khu mỏ Thetford của đoàn hệ Quebec Các mẫu phổi thu được từ cả các khối paraffin bị loại bỏ paraffin và mô cố định formalin và bị tiêu hóa hóa học trong chất tẩy trắng thương mại Các tác giả nhận định rằng phương pháp đo sợi tích lại trong phổi bị hạn chế về lập luận khi kết quả chỉ đại diện cho một phần liều lượng nội tại được tích lại cho đến khi chết Thêm vào đó, chúng có thể không chắc chắn về mức độ đại diện của các nhóm mỏ/nhà máy chrysotile và công nhân dệt cho các đoàn hệ bao hàm các nhóm này Các kết quả thu được gần tương đương với những gì được Sebastian và cộng sự (1989) báo cáo Các kết quả của Case và cộng sự (2000) chỉ ra rằng các công nhân “chỉ có chrysotile” có phần trăm các cá nhân có mô phổi chứa amosite và/hoặc crocidolite cao Các kết quả không củng cố vai trò của riêng
độ dài sợi khi giải thích rủi ro ung thư phổi cao hơn ở công nhân dệt Các tác giả kết luận rằng “tập hợp con của các công nhân dệt Charleston không củng
cố giả thiết rằng đây là một đoàn hệ phơi nhiễm chỉ với chrysotile” (WHO, 1998) Thêm vào đó, họ nhận định rằng “Tiền sử phơi nhiễm của các công nhân dệt rõ ràng là độc nhất vô nhị và không nên được sử dụng để đánh giá rủi ro ung thư phổi ở công nhân khai thác mỏ, công nhân xi măng hoặc công nhân sản phẩm ma sát, bất kể loại sợi”
Trong hai đoàn hệ này, giả thiết rằng phơi nhiễm chỉ xảy ra với chrysotile không được củng cố bằng các phép đo gánh nặng phổi
Trang 32Thảo luận các nghiên cứu dịch tễ học chủ yếu với chrysotile
Bên cạnh nghiên cứu gánh nặng phổi ở 2 nghiên cứu được trình bày ở trên, mỗi nghiên cứu được mô tả như chủ yếu là chrysotile đã được kiểm tra để tìm
sự có mặt của amphibole trong phơi nhiễm và sự đánh giá các tác nhân khác trong thiết kế nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến kết quả
Đoàn hệ Nam Carolina Trong các phân tích của Hodgson & Darnton (2000)
và Berman & Crump (2008), đoàn hệ Nam Carolina nổi lên là nghiên cứu báo cáo được khả năng gây ung thư do sử dụng chrysotile trong nhà máy dệt
Đoàn hệ Nam Carolina (Dement & Brown, 1994; Hein và cộng sự, 2007) là khá
lý thú vì nó bao gồm việc sử dụng sợi chrysotile loại để dệt Các tác giả nhấn mạnh rằng số lượng nhỏ crocidolite (xấp xỉ 2000 pound) được sử dụng trong nhà máy trong các quy trình riêng biệt và kết luận việc sử dụng này là độc lập và không ảnh hưởng đến phơi nhiễm có thể trong nhà máy dệt Dement
và cộng sự (1982) báo cáo về một nghiên cứu tại nhà máy này và quan sát sự vượt mức lớn của ung thư phổi liên quan đến một tỷ lệ tử vong tiêu chuẩn (SMR) là 500 ở mức 100 sợi-năm/cm3, tỷ lệ này được báo cáo là quan trọng
về mặt thống kê khi so sánh với đoàn hệ đối chứng Nghiên cứu này là ngược lại với bất cứ nghiên cứu nào về phơi nhiễm với chỉ riêng chrysotile Như trình bày trong phần trên, các cách đo gánh nặng phổi ở các công nhân thuộc đoàn hệ này chỉ ra rằng cả amosite và crocidolite đều có mặt trong phổi của công nhân
Khi xem xét nghiên cứu này, các nhân tố quan trọng sau đây ảnh hưởng đến kết quả là:
(1) Sự lân cận với căn cứ Hải quân Mỹ, nơi sử dụng lượng lớn amosite(2) Sự lân cận với các công trình khác sử dụng các vật liệu có khả năng gây độc(3) Khả năng có tiền sử sử dụng amphibole
Phần OSHA 29 CFR 1915: hắc ín than đá dễ bay hơi, 4-nitrobiphenyl, alpha-naphthylamine, methyl chloromethyl ether, 3,30-dichlorobenzidine (và muối của nó), bis-chloromethyl ether, beta- naphthylamine, benzidine, 4-aminodiphenyl, ethyleneimine, beta-propiolactone, 2-actylaminofluorene, 4-dimethylaminoazobenzene, nitrosodimethylamine, vinyl chloride, inorganic arsenic, lead, benzene, acrylonitrile, ethylene oxide, formaldehyde, amiang.
(1) Sự lân cận với căn cứ Hải quân Mỹ, nơi sử dụng lượng lớn amosite
Nhà máy (Công ty General Asbestos & Rubber - GARCO) nằm ở Bắc Charleston trong vòng 300m từ căn cứ Hải quân Mỹ ở Charleston (Hình 3) Căn cứ này hoạt động tích cực trước và trong chiến tranh thế giới thứ 2 và như Dement
đề cập, 29.000 người được thuê để đóng và sửa tàu quân đội Căn cứ Hải quân được mở ra năm 1909 và trong chiến tranh, 1359 tàu lớn hoạt động ở bãi tàu: các tàu bị hỏng được sửa chữa, tàu chiến được đại tu và 253 tàu chiến tranh được đóng và khởi hành Gần như tất cả tàu quân đội trong thời gian đó đều cách nhiệt sử dụng một lượng lớn amphibole (Balzer & Cooper, 1968; Bowles
& Barsigian, 1954; Bowles & Stoddard, 1933; Virta, 2005) Quá trình này cũng bao gồm việc sử dụng các hợp chất có khả năng gây độc bên cạnh sử dụng tăng cường amphibole Dement và cộng sự không xem xét điều quan trọng này và không đưa sự ảnh hưởng có thể của khí thải từ căn cứ và các khu vực công nghiệp nhà máy GARCO vào nghiên cứu
(2) Sự lân cận với các công trình khác sử dụng các vật liệu có khả năng gây độc
Sự lân cận với các công trình khác sử dụng vật liệu có khả năng gây độc là một điều quan trọng khi kết quả chủ yếu trong nghiên cứu của Dement và cộng sự tìm ra ung thư phổi với tiềm năng của các hợp chất khác có thể gây
ra hệ quả
Không hề có sự quan tâm nào đến trạm vũ khí hải quân Charleston, có diện tích 17.000 acre đất - lớn gấp 7 lần bãi tàu hải quân được khai thác từ năm
1941 và nằm ở vùng phía Tây sông Cooper, phía Bắc công ty GARCO Trạm
vũ khí hải quân Charleston có công suất sản xuất 60 tấn quân nhu thông thường Một trong những ngành công nghiệp khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân Charleston là Công ty hóa chất Rollins được thành lập năm 1914 ở Nam Charleston Nối tiếp công ty Rollins ở phía tây là công
ty Warner-Klipstein, bắt đầu hoạt động từ năm 1915 như một nhà sản xuất chlorine và các sản phẩm chlorine Nhà máy này, được tái cấu trúc vào năm
1928 thành Tập đoàn sản phẩm chlorine Westvaco, trở thành một nhà sản xuất chất ăn da, chlorine và các hợp chất chlorine quan trọng Công ty hóa chất Carbide và Carbon chuyển đến Nam Charleston từ Clendenin vào năm
1925 và bắt đầu hoạt động trong các tòa nhà có được từ Công ty hóa chất Rollins Hiện tại đây là một nhánh của Tập đoàn liên hiệp Carbide, công ty là nhà sản xuất của hơn 400 chất hóa học, nhựa và sợi từ dẫn xuất của khí và dầu mỏ tự nhiên
Trang 33(3) Khả năng có tiền sử sử dụng amphibole
Trong báo trước Dement và cộng sự (1994), Dreesen và cộng sự (1938) nhận định rằng “Xấp xỉ 90% amiang được sử dụng trong các nhà máy này đến từ Canada 10% còn lại đến từ Arizona hoặc Nam Phi, và, không thường xuyên,
từ Nga và Úc” Trong khi không đưa ra cụ thể về loại sợi, Nam Phi là nhà cung cấp lớn amiang nâu và xanh, crocidolite và amosite trong khi Úc cung cấp crocidolite
Như được trình bày ở trên, môi trường ở Charleston có các ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và quân đội, là thứ có khả năng ảnh hưởng đến khả năng ung thư và tử vong trong vùng Điều này được phản ánh trong tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều ở Charleston so với trung bình ở Mỹ
Dement và cộng sự ủng hộ việc sử dụng tỷ lệ tử vong của Mỹ, nhận định rằng
“khó để ước tính con số chính xác những người làm việc tại nhà máy này; tuy nhiên, con số có thể vượt qua 10.000 vào trước năm 1965” Họ không xem xét số lượng lớn hơn những người làm việc cách nhà máy một khoảng cách ngắn tại bãi tàu hải quân
Tỷ lệ tử vong ở Mỹ được các tác giả báo cáo là 39 trên 10.000 trong giai đoạn 1950-1969 Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (Devesa và cộng sự, 1999) đưa ra
Hình 3: Bản đồ Bắc Charleston cho thấy vị trí của nhà máy dệt (GARCO) và bãi Hải quân Mỹ Khoảng cách từ GARCO đến bãi hải quân là vài trăm mét Phần nhìn thấy trên bản đồ rộng xấp xỉ 3,5km
tỷ lệ tử vong ở Charleston trong giai đoạn 1950 - 1969 là 101,5, cao gấp 2,6 lần so với tỷ lệ được sử dụng trong nghiên cứu của Dement và cộng sự (1982) Khi GARCO cung cấp nhà ở cho các công nhân ở Bắc Charleston và xem xét sự lân cận của các khu vực xung quanh với căn cứ Hải quân và các thiết lập khác,
có vẻ như tỷ lệ tử vong địa phương còn cao hơn 101,5 Trong khi vấn đề tỷ lệ nào là quan trọng nhất khó để tái xây dựng, thông tin đã có chỉ ra rằng tỷ lệ
sử dụng đã đánh giá thấp mức độ nền đối chứng
Một vấn đề khác không được đề cập đến trong nghiên cứu của Dement và cộng sự (1982) là tỷ lệ tử vong trước hoặc trong phơi nhiễm hoặc phơi nhiễm qua các thành viên gia đình Việc kỳ vọng công nhân GARCO và/hoặc các thành viên trong gia đình có tiền sử làm việc từ trước trong quân đội hoặc các ngành công nghiệp khác là không hợp lý Một tìm kiếm nhanh trên internet trong các tóm tắt tử vong được xuất bản gần đây (The Post and Courier, Charleston, SC) cho thấy các cá nhân như:
Cựu chiến binh Marine Corps và Merchant Marines và người lãnh đạo đã nghỉ hưu ở GARCO
Người làm việc lâu ở Nhà máy GARCO và 1 người chủ/quản lý gara đã nghỉ hưu 26 năm Ông cũng phục vụ trong quân đội Mỹ Ông là một nhà hoạt động hăng hái và yêu thích làm việc trên xe và đua xe
Cựu chiến binh quân đội, nhân viên đã nghỉ hưu ở GARCONghề nghiệp: GARCO, nhà thầu nghỉ hưu, bộ đội tự do: Merchant Marine Mỹ, cựu chiến binh thế chiến thứ 2
Từng làm ở GARCO, thuyên chuyển Hải quân Charleston và Công ty thuốc Geer trước đó
Công nhân điều khiển máy ở GARCO và một nhân viên nghỉ hưu từ bãi tàu Hải quân Charleston
Cựu chiến binh Hải quân, nhân vien nghỉ hưu ở GARCOHein và cộng sự (2007) nhận định rằng bên cạnh việc thiếu tiền sử hút thuốc
ở tất cả các thành viên đoàn hệ trong các kết quả được báo cáo, còn có các hạn chế khác, bao gồm tiền sử làm việc chưa hoàn thiện và tỷ lệ cao không
có sự theo dõi đầy đủ, đặc biệt ở các công nhân nữ Ý kiến cho rằng tập hợp được nghiên cứu làm việc chỉ ở GARCO không được củng cố trong tài liệu của
cả Dement và cộng sự (1982) và Hein và cộng sự (2007)
Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư phổi
Dement và cộng sự (1982) nhận định rằng một trong những nhân tố quan trọng nhất cần được xem xét khi đánh giá yếu tố nghề nghiệp với các dạng tử vong được tìm thấy chính là dữ liệu hút thuốc ở đoàn hệ Họ cho thấy trong Bảng 9 rằng 292 trong số 768 thành viên đoàn hệ nghiên cứu amiang hút thuốc, tương tự như con số ở nam giới da trắng trưởng thành ở Mỹ (1965) Với 475 thành viên đoàn hệ khác, không có thông tin nào về hút thuốc được
Trang 34đưa ra Điều này được dựa trên sự phân loại người hút thuốc, từng hút thuốc
và không hút thuốc Tuy nhiên, không có thông tin nào được đưa ra về khả năng hút thuốc ở đoàn hệ amiang và so sánh điều này với nam giới trưởng thành da trắng Mỹ như thế nào Với những công nhân từng làm việc trong quân đội, tỷ lệ hút thuốc và sử dụng rượu trong quân đội được báo cáo là cao hơn tỷ lệ ở các nhóm dân thường đối chứng (Ballweg & Brey, 989; Bray và cộng sự, 1989, 1991; Conway và cộng sự, 1989; US1 DHHS, 1989)
Các tác giả đã tính ra cách chuyển đổi từ thước đo MI được tính theo triệu hạt/foot3 không khí (MPPCF), sang đếm theo màng lọc, được tính theo sợi dài hơn 5μm/cm3 bằng cách sử dụng các mẫu này đồng thời cho cả hai phương pháp trong vận hành nhà máy được lấy mẫu trong năm 1968-1971
Các tác giả báo cáo rằng trong vận hành nhà máy dệt, trừ công đoạn chuẩn
bị, sự chuyển đổi 3 sợi/cm3 thành 1 MPPCF được sử dụng trong khi với công đoạn chuẩn bị, tỷ lệ chuyaanr đổi là8 sợi/cm3 được sử dụng Giới hạn tin cậy 95% của những chuyển đổi này được ước tính là 3 sợi/cm3 (CI 2,5-3,5) và 8 sợi/cm3 (CI 5-9)
Trong các phân tích sau đó về các mẫu lọc không khí ngẫu nhiên từ nhà máy Nam Carolina, các tác giả báo cáo rằng “Chỉ có 2 sợi trong số 18.840 cấu trúc sợi (0,01%) được tìm thấy là amphibole và còn lại là chrysotile về hình thái”
(Stayner và cộng sự, 2008) Như được trình bày ở trên, nhiều nghiên cứu đã phân tích nội dung sợi ở phổi của các công nhân và đã cho thấy sự có mặt của số lượng lớn amphibole Stayner và cộng sự (2008) không báo cáo về sự
có mặt của kể cả sợi tremolite, điều này có thể bởi vì việc sử dụng hình thái vật lý dựa trên các phân tích hơn là các kỹ thuật nhận dạng hóa học (EDAX, hoặc Addison & Davies, 1990)
Green và cộng sự (1997) kiểm tra gánh nặng sợi trong phổi ở 39 người từng làm công nhân được khám nghiệm từ công ty dệt Nam Carolina và 31 người đối chứng Các tác giả báo cáo rằng cấp độ xơ hóa phổi liên quan đến nồng
độ tremolite nhiều hơn là nồng độ chrysotile Họ cũng tìm thấy rằng nồng độ trung bình nhân của amosite và crocidolite cao hơn ở các công nhân dệt hơn
là các công nhân đối chứng Họ báo cáo rằng 28% công nhân dệt amiang và 13% công nhân đối chứng có các giá trị crocidolite hoặc amosite trong phổi vượt quá 1 triệu sợi/g phổi khô (một gía trị được xem là ở trên mức phông ở phòng thí nghiệm vào thời điểm đó) Những nồng độ amphibole có thể dễ dàng giải thích số lượng ít ung thư trung biểu mô xảy ra ở đoàn hệ
Thông tin ở trên gợi ý mạnh mẽ rằng các công nhân dệt Nam Carolina phơi nhiễm với amphibole và các tác nhân gây bệnh khác (ô nhiễm, hút thuốc) kể
cả trực tiếp và gián tiếp gây rối trong việc hiểu phơi nhiễm nào gây ra ung thư phổi và ung thư trung biểu mô
Dựa trên những nghiên cứu tính độc hít phải đối với amphibole, thậm chí phơi nhiễm ngắn hạn với amiang amphibole ở nhà máy dệt Nam Carolina hoặc qua phơi nhiễm trước hoặc gần với nghề nghiệp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kết quả Nghiên cứu hiện tại của Bernstein và cộng sự (2010) đã xác nhận rằng amiang amphibole có nhiều khả năng gây bệnh hơn chrysotile và với sự khác biệt như thế trong phản ứng, thậm chí phơi nhiễm amphibole có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả được báo cáo ở đoàn hệ Nam Carolina McDonald và cộng sự (1983) quy khả năng mắc ung thư cho lượng nhỏ tremolite trong mỏ Các phân tích cho thấy tremolite có mặt với ít hơn 1% và cho thấy amphibole tích tụ theo thời gian trong phổi trong khi chrysotile thì không Với một tiềm năng phơi nhiễm lớn hơn với amphibole và các ô nhiễm khác so với mức ước tính ban đầu ờ đoàn hệ Nam Carolina, rõ ràng là đoàn hệ Nam Carolina không phải là một đoàn hệ nguyên chất như được giả định lúc đầu
Piolatto và cộng sự (1990) Piolatto và cộng sự (1990) báo cáo về các phân
tích về đoàn hệ công nhân amiang từ mỏ Balangero ở Ý Các tác giả báo cáo rằng:
Việc kiểm tra nhiều mẫu chrysotile từ mỏ đã loại bỏ sự có mặt của ô nhiễm amphibole sợi ở nồng độ có thể phát hiện được Một silicate dạng sợi (balangeroite) được xác định tính chất, tuy nhiên, bao gồm các sợi xyloid nâu, cứng và giòn với cấu trúc phức tạp như gageite, thường xen lẫn chrysotile
Sợi Balangeroite được báo cáo là đóng góp 0,2 - 0,5% tổng khối lượng của các mẫu chrysotile khi được thương mại hóa từ mỏ Balangero Nồng độ thực
tế trong mỏ không được đề cập Các tác giả cũng nhận định rằng “Hiện tại chúng ta chưa biết gì về các tác hại của nó, mặc dù kích thước sợi khá giống với sợi amphibole là cơ sở để chúng ta nghi ngờ”
Silvestri và cộng sự (2001) tóm tắt thông tin về nghiên cứu, nồng độ sợi và
các ảnh hưởng đến sức khỏe ở công nhân ở mỏ Balangero và ở tổng thể công nhân ở những vùng xung quanh Các tác giả nhận định rằng bên cạnh chrysotile, Balngeroite, một silicate magie-sắt dạng sợi lần đầu tiên được tìm thấy ở Balangero có mặt trong quặng và nó rất giống, từ quan điểm hình thái học, với amphibole Từ khi mở cửa vào năm 1930, không có sự kiểm soát phơi nhiễm ở mở cho đến những năm 1960 và không có tiêu chuẩn nào được đặt ra cho đến năm 1986 khi chỉ đạo Châu Âu được thực thi ở Ý Các tác giả trích dẫn một báo cáo từ những năm 1940 rằng “Sự phá hủy là không quá tồi
tệ đối với cây cỏ, nhưng có đối với bò, khi bụi thường nằm sâu dưới cỏ nên chúng không thể ăn” Các nồng độ phơi nhiễm ước tính trong mỏ vượt quá
50 sợi/ml; trong khu vực cao điểm là 120 sợi/ml; trong khu vực lựa chọn sợi là
235 sợi/ml và trong khu vực đóng gói là 80 sợi/ml Đến năm 1989, với sự kiểm soát, nồng độ là 0,19 sợi/ml trong mỏ, 0,54 sợi/ml trong vùng cao điểm, 0,93 sợi/ml trong khu vực chọn sợi và 0,78 sợi/ml trong vùng đóng gói
Trang 35Phần trăm sợi Balangeroite giống với phần trăm tremolite ở Quebec Tuy nhiên sự khác biệt là tremolite xảy ra theo lối riêng biệt ở Quebec (William-Johns và cộng sự, 2001) trong khi như được báo cáo ở trên, sợi Balangeroite được xếp vào một sợi dạng amiang giàu sắt với các đặc tính cấu trúc, sinh hoá,
và có thể quan trọng nhất là bền sinh học giống như crocidolite (Gazzano
và cộng sự, 2005; Groppo và cộng sự, 2005; Turci và cộng sự, 2005) Không
có báo cáo nào về các phân tích sợi bám trong phổi ở các công nhân mỏ Balangero (Case & McDonald, 2008)
Liddell và cộng sự (1997) Liddell và cộng sự (1997) báo cáo về tiền sử tử vong
của một đoàn hệ ~11.000 công nhân từ mỏ và nhà máy chrysotile ở Quebec
Đoàn hệ được quan sát trong thời gian dài (đoàn hệ sinh 1891 - 1920) và nhiều cập nhật được báo cáo ở các quãng khác nhau kể từ 1971 Trong cập nhật mới nhất đã được xuất bản, Liddell và cộng sự (1997) báo cáo về phơi nhiễm cao dẫn tới sự phơi nhiễm vượt mức tăng lên của tử vong do tất cả các nguyên nhân, và do ung thư phổi và ung thư dạ dày Tuy nhiên, ở mức phơi nhiễm dưới 300 (triệu hạt/foot khối) x năm, (mpcf.y), tương đương với 1.000 (sợi/cm3) x năm (tương đương với phơi nhiễm với 80 sợi/cm3 trong 10 năm như đã xảy ra vào những năm 1940) các kết quả như sau: không có sự liên hệ
rõ ràng của mức nồng độ và SMR với tất cả các nguyên nhân tử vong hoặc với tất cả các vùng ung thư cụ thể được kiểm tra Các tác giả kết luận rằng từ quan điểm về tử vong, phơi nhiễm trong ngành công nghiệp này thấp hơn
300 mpcf.y là vô hại
Vấn đề của sự có mặt có thể và ảnh hưởng của ô phiễm trong quặng chrysotile bởi tremolite đã được đề cập bởi McDonald & McDonald (1995) trong đó các điều tra sơ bộ đã chỉ ra chúng quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh của ung thư trung biểu mô Ở vùng mỏ Thetford, có khoảng 15 mỏ và nhà máy rải rác rơi vào 2 nhóm rõ ràng: 5 ở vùng trung tâm và 10 ở vùng ven Phân tích gánh nặng phổi (Sebastien và cộng sự, 1989) ở 58 thành viên của đoàn
hệ ở vùng trung tâm và 25 ở vùng ven đã cho thấy nồng độ trung bình của tremolite gần như cao hơn 4 lần ở vùng trung tâm so với vùng ven
Hughes và cộng sự (1987) Các nhà máy trong nghiên cứu này bắt đầu hoạt
động vào những năm 1920 và sản xuất vật liệu xây dựng xi măng amiang Có
ít dữ liệu về phơi nhiễm trước những năm 1950 Bắt đầu vào năm 1952, dữ liệu về mẫu không khí được thu thập sử dụng MI (với cách đo đơn vị MPPCF)
Ở công ty thứ 2, tổng cộng 248 lượt đo được thực hiện trong những năm
1950, và hơn 1100 trong những năm 1960 Weill và cộng sự (1979) báo cáo rằng tổng thể nghiên cứu gốc bao gồm các công nhân làm việc liên tục trong nhiều tháng trước tháng 1/1970 ở cả 2 nhà máy vật liệu xây dựng xi măng
amiang ở New Orleans, LA Những nhà máy này mở cửa vào đầu những năm
1920 và hoạt động vào thời điểm nghiên cứu Các tác giả báo cáo rằng sợi chính được sử dụng là chrysotile Thêm vào đó, crocidolite được sử dụng trong
bộ phận ống dẫn ở nhà máy thứ 2 (nơi nó chiếm 3% sản phẩm) Ở nhà máy đầu tiên, amosite được sử dụng (1% trong nhiều sản phẩm), và crocidolite được sử dụng không thường xuyên trong sản xuất vách ngăn lượn sóng Thêm vào đó, họ nhận định rằng silic được sử dụng ở cả 2 nhà máy Hughes
và cộng sự (1987) báo cáo rằng nhà máy số 2 gồm 4 toà nhà riêng biệt, mỗi tòa sản xuất các sản phẩm khác nhau Sản xuất ống, bắt đầu từ năm 1946, sử dụng crocidolite bên cạnh chrysotile Các tác giả nhận định rằng tất cả các vùng khác chỉ sử dụng chrysotile Amosite chưa từng được sử dụng Jones và cộng sự (1989) nhận định rằng có “sự sử dụng có hệ thống crocidolite trong khu vực sản xuất ống ở nhà máy số 2” Gánh nặng phổi không được đo ở các công nhân trong nghiên cứu
McDonald và cộng sự (1984) McDonald và cộng sự (1984) báo cáo nhà máy
này được thành lập năm 1913 và sản xuất một số sản phẩm liên quan đến amiang trong nhiều năm Các tác giả đã báo cáo rằng chrysotile chủ yếu nhập từ Canada cho đến năm 1957, khi một vài anthophyllite được thêm vào khi làm đĩa và dải giấy Bên cạnh đó, họ báo cáo rằng xấp xỉ 400lb crocidolite được sử dụng thử nghiệm một vài lần trong phòng thí nghiệm trong thời gian 1964 đến 1972 Chất lượng tổng của anthophyllite và crocidolite được
sử dụng trong nhà máy không được cụ thể hóa Thêm vào đó, các tác giả báo cáo rằng tình huống trở nên phức tạp do sự thật nhà máy trong nghiên cứu phát triển từ một nhà máy dệt amiang cách đó 10 dặm sản xuất dây phanh từ 1905 đến 1939 Nỗ lực để loại bỏ những người làm việc trong một
số bộ phận nhất định (28 - 50) ở nhà máy dây phanh khỏi đoàn hệ đã được ghi nhận trong lịch sử làm việc Trước những năm 1970, một vài phép đo về phơi nhiễm được thực hiện bằng vật va chạm và báo cáo bằng đơn vị mpcf Sau đó, các phép đo được tiến hành sử dụng màng lọc (không có nhận dạng loại sợi trên màng) Không có báo cáo nào về việc đo gánh nặng phổi trong nghiên cứu này
Trang 36Nghiên cứu về xi măng mật độ cao chứa chrysotile
Weill và cộng sự (1979) đã báo cáo về điều tra trên 5645 công nhân sản xuất xi măng amiang Mức độ phơi nhiễm với bụi được tính dựa trên việc tính toán tổng số hạt bụi trong không khí, sử dụng MI tại các địa điểm khác nhau ở cả hai nhà máy và được lưu lại trong MPPCF Nghiên cứu cho thây rằng không có trường hợp tử vong vượt mức bình thường nào khi phơi nhiễm chrysotile trong khoảng thời gian 20 năm với mức độ phơi nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng 100 MPPCF năm (tương đương khoảng 15 sợi/cm3 x năm) Tác giả cho biết rằng:
…Tuy nhiên, kết luận phơi nhiễm tích luỹ thấp và phơi nhiễm ngắn hạn không gia tăng rủi ro mắc các bệnh hô hấp ác tính có thể hỗ trợ chính sách phát triển các quy định, chính sách vì ở góc độ khoa học dựa trên số liệu này, mức độ phơi nhiễm thấp không kéo theo sự gia tăng về rủi ro
Tác giả cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại sợi đối với rủi ro mắc bệnh đường hô hấp ác tính So sánh nhóm công nhân phơi nhiễm duy nhất với chrysotile (n=4210) với hai nhóm công nhân tiếp xúc với crocidolite
và chrysotile; một nhóm làm việc lâu dài tại nhà máy ống (n=1004) và một nhóm phụ trách công tác bảo trì không thường xuyên phơi nhiễm với crocidolite (n=235) Những người phơi nhiễm amosite (n=205) không nằm trong phân tích này Theo như quan sát của tác giả, càng tiếp xúc với crocidolite càng làm tăng nguy rủi ro các bệnh đường hô hấp ác tính, đặc biệt đối với nhóm công nhân phụ trách công tác bảo trì, mặc dù không bị phơi nhiễm thường xuyên nhưng với nồng độ bụi cao trong thời gian ngắn
Thomas và cộng sự (1982) đã đưa ra báo cáo đoàn hệ trong phạm vi nhà máy sản xuất xi măng từ sợi chrysotile Trước năm 1936, nhà máy có sử dụng crocidolite và sau đó chỉ sử dụng chrysotile Tổng số 1970 công nhân được xác định và hoàn cảnh tử vong của họ được xem xét Không có thông tin nào về thói quen hút thuốc Trước năm 1968, không tiến hành tính toán lượng bụi vì vậy nồng độ phơi nhiễm trước năm 1968 được ước tính vào khoảng từ 0,1 sợi/cm3 trên máy sản xuất xi măng đến trên 20 sợi/cm3 nền máy nghiền và máy nghiền chất thải rắn Kể từ năm 1968, việc quản lý lượng bụi đã làm giảm mức độ phơi nhiễm xuống còn dưới 2 sợi/cm3 Theo báo cáo của tác giả, không có lượng SRM tăng đáng kể nào trong nguyên nhân gây tử vong đã được điều tra gồm tất cả các nguyên nhân, khối u, ung thư phổi và màng phổi, ung thư dạ dày ruột (không báo cáo sai số tiêu chuẩn)
Các tác giả cho rằng: “Như vậy, kết quả tổng quan của khảo sảt tử vong này
chỉ ra rằng tập hợp công nhân của nhà máy chrysotile xi măng được nghiên cứu không chịu bất cứ sự gia tăng về rủi ro bao gồm tử vong nói chung, tử vong do ung thư, tử vong do ung thư phổi và phế quản hay tử vong do ung thư ruột dạ dày Đã tìm ra hai trường hợp công nhân nam bị u màng phổi trước năm 1936 do phơi nhiễm với crocidolite
Garder và cộng sự (1986) đã đưa ra báo cáo về nghiên cứu đoàn hệ tiến hành trên 2167 công nhân giữa năm 1941 và năm 1983 tại một nhà máy sản xuất xi măng amiang ở Anh Quy trình sản xuất chỉ sử dụng chrysotile
và chỉ có một lượng nhỏ amosite được sử dụng trong vòng 4 tháng năm
1976 Theo báo cáo, không có sự gia tăng về ca tử vong nào do ung thư phổi hoặc tử vong có liên quan đến sợi amiang với nồng độ dưới 1 sợi/cm3 mặc dù ở một số địa điểm trong nhà máy nồng độ này có thể cao hơn Có một ca tử vong do ung thư phổi và một ca có nguyên nhân liên quan đến sợi amiang được nêu trong giấy chứng nhận tử vong Tuy nhiên, các tác giả cho rằng không có trường hợp nào liên quan đến phơi nhiễm amiang tại nhà máy
Ohlson & Hogstedt (1985) đã đưa báo cáo về nghiên cứu đoàn hệ tiến hành trên 1176 công nhân nhà máy sản xuất xi măng amiang có sử dụng chrysotile tại Thụy Điển Chỉ có một vài biện pháp tính toán nồng độ phơi nhiễm những năm 1950 và 1960 Và các biện pháp này đã tính ra lượng bụi
là 10mg/m3 trước những năm 1970 và một nửa lượng đó trong suốt những năm 1970 Nồng độ sợi trung bình là 1 sợi/cm3 được tính từ trên vài trăm mẫu được lấy từ năm bộ đo lường giữa năm 1970 và 1976 Nồng độ sợi ở thời gian trước được tính cao gấp hai lần, khoảng 2 sợi/cm3 dựa trên việc tính toán lượng bụi Giá trị cao nhất được ghi lại trong 45 phút là 8 sợi/cm3 trong năm 1970 trong kho chứa amiang Lượng amiang được sử dụng phần lớn là chrysotile, ngoài ra còn có 630 tấn amosite được sử dụng giữa năm
1949 và 1951 và 400 tấn crocidolite năm 1962 Thói quen hút thuốc không được biết đến trong trong toàn bộ đoàn hệ Trong một mẫu phụ của đoàn
hệ có 40% người hút thuốc, 24% tuyệt đối không hút thuốc và 36% người
đã từng hút thuốc Tác giả cho biết mặc dù tỷ lệ phân phối gần với mức trung bình quốc gia nhưng những người tham gia vào cuộc khảo sát sức khỏe tình nguyện không thể đại diện hết được cho toàn bộ đoàn hệ Không tìm ra sự gia tăng về tử vong nào liên quan đến công việc ở nồng độ phơi nhiễm tích luỹ khoảng 10 đến 20 sợi/cm3 năm
Yano và cộng sự (2001) đã đưa ra báo cáo về tỷ lệ tử vong do ung thư đối với các công nhân phơi nhiễm với chrysotile không chưa amiang amphibole
ở Trung Quốc Nhà máy trong nghiên cứu hoạt động năm 1939 và đã mở rộng quy mô đáng kể năm 1958 với rất nhiều sản phẩm khác nhau, sử dụng
6000 tấn sợi amiang thô năm 1996 Tác giả cho biết sản phẩm được phân loại thành hàng dệt may, xi măng sản xuất từ amiang, nguyên liệu cháy nổ,
Trang 37mặt hàng cao su và nguyên liệu chống cháy Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ
áp dụng đối với các sản phẩm xi măng Theo như báo cáo của tác giả, rủi
ro tương đối đã được điều chỉnh của bệnh ung thư phổi là 8,1 (95% CI: 1,8;
31,6) đối với những công nhân bị phơi nhiễm nồng độ cao so với nồng độ thấp amiang Tác giả cho biết họ đã tiến hành so sánh các nhóm công nhân tiếp xúc với nồng độ amiang khác nhau: cao, trung bình và thấp trong nhà máy amiang Phương pháp tính sol khí trình bày trong Bảng 4 là phương pháp sao chép lại của Yano và các cộng sự (Bảng 1) Tác giả cũng chỉ ra rằng
có sự đối nghịch rõ ràng giữa nồng độ bụi và sợi trong không khí
Các tác giả cũng báo cáo rằng có 2 trường hợp ung thư trung biểu mô
ác tính, 1 ở màng phổi và 1 ở màng bụng, ở các đoàn hệ amiang được thảo luận ở dưới Họ kết luận rằng những kết quả này chỉ ra rằng phơi nhiễm nặng với riêng amiang chrysotile nguyên chất, với sự thâm nhập của amphibole, có thể gây ra ung thư phổi và ung thư trung biểu mô ác tính ở những công nhân phơi nhiễm, tuy nhiên, họ không xác định xa hơn về các đặc tính phơi nhiễm Có sự không nhất quán rõ rệt ở trong nghiên cứu này
Các tác giả báo cáo rằng không có lần đo vệ sinh công nghiệp phù hợp nào trong suốt lịch sử nghiên cứu Họ chỉ ra rằng nồng độ bụi hít phải được đo 4 năm 1 lần Yano và cộng sự không tìm thấy thông tin về loại sợi nào có mặt
ở các máy lọc này và quan trọng hơn, phép đo nồng độ sợi (0,1- 58 sợi/cm3 gây ra một phần nhỏ gánh nặng bụi với 6,1 - 320 mg/m3 Trong một nghiên cứu độc học hít phải ở động vật gần đây, phơi nhiễm chrysotile mức 1.500
Bảng 4: Nồng độ sợi và bụi với công nhân trong các khu vực chính của
nhà máy amiang Chongqin, Trung Quốc theo nhóm nghề, 1999 (Lấy
từ nghiên cứu của Yano và cộng sự) *
* Trung bình hình học (range) cho 3-5 công nhân tiếp xúc trong mỗi phần nhà máy amiăng.
** Trong khu tấm cao su, công nhân đã tham gia chủ yếu trong việc đổ mica và các nguyên
liệu khác nhau vào một cái hố trong một căn phòng nhỏ mà không có hệ thống thông gió.
*** Trong khu xi măng amiăng, có ít số lượng lao động trong các môi trường nhiều bụi, và
chỉ có một công nhân tham gia vào đổ các nguyên liệu vào vào được theo dõi.
sợi/cm3 có trọng lượng là 2,6mg/m3 (Bernstein và cộng sự, 2010) Trong nghiên cứu của Yano và cộng sự (2001), nồng độ sợi cao nhất là 58,4 sợi/cm3, tương đương với xấp xỉ 0,1mg/m3 Kể cả như thấy trong Bảng 5, mục
“Vật liệu thô (mở)” là chrysotile nguyên chất (không được xác nhận trong tài liệu), 1 sợi/cm3 nặng 1,35mg/m3 cho thấy không có hạt nào khác tồn tại Với mục tấm cao su, các sợi chiếm 3,8 trong 238mg/m3; với mục sợi dệt, các sợi chiếm 0,14 trong 22,3mg/m3 Ngoài việc nhận định rằng trong mục tấm cao su, các công nhân tham gia chủ yếu ở khâu đổ mica và các vật liệu thô vào hố trong một phòng nhỏ không thông khí, không có sự thảo luận về thành phần có nồng độ tổng dao động từ 6,1 đến 320,5mg/m3
Để dễ so sánh những phơi nhiễm này, ACGIH TLV cho bụi có hại là 10mg/m3 (bụi toàn phần), 3mg/m3 (bụi hô hấp), với mica là 3mg/m3, và cao su latec là 0,0001 mg/m3 Không có dấu hiệu chỉ ra rằng đoàn hệ đối chứng
có phơi nhiễm tương tự bởi vì [tác giả] không mô tả đoàn hệ đối chứng đã phơi nhiễm những gì Xét rằng liều lượng tạo nên chất độc, việc không tính liều lượng lớn này (rõ ràng không phải là chrysotile) là cả một vấn đề Rõ ràng đây không phải là nghiên cứu thuần phơi chrysotile căn cứ nồng độ khối lượng được trình bày trong Bảng 5: 99,9% là phơi nhiễm với một thứ
gì khác Kể cả với các mẫu tử thi nhỏ cũng không có phân tích gánh nặng, điều vốn dĩ là yếu tố quyết định trong việc xác định công nhân đã phơi nhiễm với những loại sợi nào Yano và cộng sự (2001) cho rằng tử vong ung thư trung biểu mô màng phổi được báo cáo và xảy ra 13,8 năm sau lần phơi nhiễm đầu tiên Như vậy, người đó đã có tiền sử phơi nhiễm Nếu phơi nhiễm xảy ra trước khi bắt đầu công việc, như Yaho và cộng sự (2009) đã gợi ý, thì trường hợp này đáng lẽ không nên được đưa vào nghiên cứu này Sau khi tiếp tục theo dõi nghiên cứu này, Wagner và cộng sự (2012) báo cáo rằng “nồng độ bụi sợi amiang được đo đều đặn ở các nhà máy khác nhau nhưng nồng độ sợi và mẫu cá nhân thì phải đến năm 1999 mới bắt đầu có” Hơn nữa, Yano và cộng sự (2009) cho biết phân tích phổi chỉ ra rằng hầu hết các sợi amiang được tìm thấy là tremolite với một ít chrysotile Điều này cho thấy thành phần nhỏ amiang trong phơi nhiễm không phải là chrysotile nguyên chất mà chrysotile bị ô nhiễm với tremolite
Mức độ nguyên chất của chrysotile Trung Quốc được xem xét bởi Tossavainen
và cộng sự (2001) trong báo cáo về phân tích sợi amphibole trong 10 mẫu chrysotile bắt nguồn từ sáu mỏ chrysotile của Trung Quốc Ngoài ra, thành phần sợi amiang trong mô phổi từ bảy công nhân đã tử vong của nhà máy amiang Shenyang sử dụng những nguyên liệu này được xác định Các tác giả báo cáo rằng tất cả các mẫu đều không nguyên chất vì có sợi amphibole với nồng độ từ 0,002 đến 0,310 wt% Sợi tremolite được tìm thấy ở tất cả các mẫu nhưng sợi anthophyllite chỉ có trong một mẫu được lấy từ mỏ dolomite Trong phổi, các sợi chính được tìm thấy gồm anthophyllite (71%), tremolite (9%) và chrysotile (10%) Các tác giả lưy ý rằng tất cả các mỏ được
Trang 38nghiên cứu (trừ một mỏ) đều nằm ở Tây Trung Quốc và gần như toàn bộ chrysotile Trung Quốc được lấy từ các mỏ ở vùng đó Yano và cộng sự (2001)
đã báo cáo về một mỏ ở Tây/Nam Tây Trung Quốc
Sichletidis và cộng sự (2009) báo cáo về một điều tra về tỷ lệ tử vong của công nhân phơi nhiễm với “chrysotile tương đối nguyên chất” trong nhà máy amiang xi măng ở Hy Lạp Nhà máy amiang xi măng được mở vào năm 1968 và điều tra được thực hiện trên tất cả 317 công nhân Nhà máy
sử dụng 2000 tấn chrysotile hàng năm Người ta đã đo sợi amiang thường xuyên và ghi lại đầy đủ ngày và nguyên nhân tử vong của các công nhân đang làm việc và đã nghỉ hưu Nồng độ sợi amiang luôn ở dưới mức cho phép Ung thư là nguyên nhân tử vong của 28 đối tượng, trong đó có 16 trường hợp ung thư phổi Không có trường hợp ung thư trung biểu mô nào được báo cáo Tỷ lệ tử vong tổng thể thấp hơn đáng kể dân số Hy Lạp, SMR là 0,71 (95% CI 0,53 – 0,93) Tử vong do ung thư tăng (SMR: 1,15, 95% CI 0,77–1,67) chủ yếu do tử vong ung thư phổi (SMR: 1,71, 95% CI 0,98–2,78), nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê Các tác giả nói rằng SMR ung thư phổi 1,71 hầu như là do hút thuốc lá Các tác giả kết luận rằng phơi nhiễm nghề nghiệp với chrysotile tương đối nguyên chất trong phạm vi cho phép không gây ra sự gia tăng có ý nghĩa về mặt thống kê về ung thư phổi hay ung thư trung biểu mô Thực trạng tổng tử vong của các công nhân giảm cho thấy tác động sức khoẻ tốt lên công nhân, kết hợp với việc đoàn hệ khá nhỏ - có thể đã bỏ qua một số rủi ro nhỏ
Nghiên cứu chrysotile không chỉ tập trung vào các sản phẩm xi măng
Berry & Newhouse (1983) báo cáo về một nghiên cứu tỷ vong (1942-1980) được triển khai tại một nhà máy sản xuất vật liệu ma sát Chrysotile là loại amiang duy nhất được sử dụng ngoại trừ trong hai giai đoạn rõ rệt là trước
1945 khi crocidolite cũng được sử dụng và hơn 99% tập hợp được được xác định So sánh với tử lệ tử vong toàn quốc, không có sự gia tăng đáng
kể về tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, ung thư dạ dày hay ung thư khác Mức
độ phơi nhiễm tương đối thấp, chỉ có 5% nam giới có phơi nhiễm tích luỹ
là 100 sợi-năm/ml Nguyên nhân là một số công nhân ngắn hạn được sử dụng và việc thực thi tốt kiểm soát môi trường trong nhà máy trong suốt
30 năm qua Các tác giả nói rằng: “Kinh nghiệm 40 năm tại nhà máy này cho thấy chrysotile được sử dụng mà không gây ra sự gia tăng về tử vong”
Các tác giả cũng báo cáo về nghiên cứu đối chứng được triển khai về 11
ca tử vong do ung thư trung biểu mô Kết quả cho thấy tám công nhân từng phơi nhiễm với crocidolite và một công nhân rất có thể đã phơi nhiễm không liên tục với crocidolite Hai công nhân còn lại làm việc chủ yếu ngoài nhà máy và do đó không thể quy phơi nhiễm amiang trắng là nguyên nhân gây ung thư trung biểu mô
Newhouse & Sullivan (1989) phân tích sâu hơn đoàn hệ của Berry & Newhouse (1983) cộng thêm bảy năm Các tác giả xác nhận rằng không
có sự gia tăng về tử vong do ung thư phổi hay ung thư khác liên quan đến amiang hoặc bệnh hô hấp mãn tính Sau năm 1950, kiểm soát vệ sinh
đã được cải thiện ở nhà máy này, và kể từ năm 1970, các tác giả báo cáo rằng lượng amiang không vượt mức 0,5–1,0 sợi/cm3 Các tác giả nói rằng:
“Chúng tôi kết luận với kiểm soát môi trường tốt, amiang chrysotile có thể được sử dụng trong sản xuất mà không gây ra sự gia tăng về tử vong” Tại thời điểm đó, có 13 ca tử vong do ung thư trung biểu mô và trong đó, 11 ca từng phơi nhiễm với crocidolite Đối với hai trường hợp còn lại, một được chẩn đoán không rõ ràng, và người còn lại thì không có tiền sử nghề nghiệp
có tremolite với 81 cao hơn mức phông Sợi talc được tìm thấy ở 193 trường hợp với mối tương quan rõ rệt với tremolite (p<0.0001) Chrysotile chỉ được tìm thấy ở 31 trường hợp, nhưng vẫn có mối tương quan rõ rệt với tremolite (p<0,0001) Sợi amiang amphibole không có giá trị thương mại (tremolite, actinolite và/hoặc anthophyllite) là những loại sợi duy nhất được tìm thấy ở mức vượt phông trong 14 trường hợp Các tác giả kết luận tremolite trong mẫu mô phổi của nạn nhân ung thư trung biểu mô bắt nguồn từ talc và chrysotile và tremoline chiếm tỷ lệ cao trong sự gia tăng về gánh nặng sợi lên người dùng sản phẩm amiang
Trong một nghiên cứu khác, Roggli và cộng sự (2002b) đánh giá loại phơi nhiễm nghề nghiệp có mối tương quan với sợi amiang và xét 1445 trường hợp ung thư trung biểu mô có tiền sử phơi nhiễm Trong đó, 268 trường hợp được phân tích gánh nặng sợi lên phổi Phân tích sợi được thực hiện trên những mẫu mô phổi được cố định bởi formalin hoặc nhúng paraffin bằng các kỹ thuật mô tả trong Roggli và cộng sự (1992) Các tác giả nói rằng mẫu thường bao gồm nhu mô tiếp nối với màng phổi tạng với mỗi mẫu có khối lượng từ 0,25 đến 0,35 gm (khối lượng ướt) và chỉ có 0,1mg hoặc ít hơn mô ướt Mô phổi được chế biến để tiêu hoá bằng kỹ thuật sodium hypochlorite Thể amiang được xác định bằng kinh hiển vi quang học và phân tích sợi bằng SEM với hình thù của sợi được xác định theo SEM và thành phần cơ bản được phân tích bằng EDXA Các trường hợp được chia làm 23 nhóm
Trang 39phơi nhiễm bao gồm phơi nhiêm nghề nghiệp và không nghề nghiệp mặc
dù có sự trùng lặp đáng kể giữa các nhóm phơi nhiễm Các tác giả báo cáo rằng tất cả trừ một nhóm nghề nghiệp được phân tích cho kết quả trên mức phông của amphibole thương mại và amphibole thương mại là nguyên nhân dẫn đến đa số các trường hợp ung thư trung biểu mô được ghi nhận ở Hoa Kỳ
Carel và cộng sự (2007), một nghiên cứu của Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư, đã nghiên cứu rủi ro ung thư phổi sau khi phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang và sợi thuỷ tinh nhân tạo trong một nghiên cứu đối chứng với sự tham gia của nhiều trung tâm ở Châu Âu Hai vùng được nghiên cứu trong chương trình này, sáu quốc gia Trung và Đông Âu và Vương Quốc Anh, trong giai đoạn 1990-2002 Thông tin đầy đủ về nghề nghiệp, xã hội và nhân khẩu học được thu thập từ 2205 ca ung thư phổi ở nam giới mới chẩn đoán và 2305 đối chứng Đã có sự điều chỉnh về tỷ số chênh (odds ratio ) nhằm xét các phơi nhiễm nghề nghiệp liên quan khác
và hút thuốc lá OR cho phơi nhiễm amiang là 0,92 (95% CI 0,73–1,15) ở Trung và Đông Âu và 1,85 (95%CI 1,07–3,21) ở Vương Quốc Anh Các OR tương tự được xác định cho phơi nhiễm với amphibole OR cho phơi nhiễm MMVF là 1.23 (95% CI 0,88–1,71) và không có bằng chứng về sự khác nhau giữa các quốc gia Ngành công nghiệp amiang ở các nước Trung và Đông
Âu phụ thuộc vào Nga để nhập amiang trong 30-50 năm trước, khi phơi nhiễm có vai trò quan trọng để xác định kết quả này Nga, hồi đó và bây giờ, sử dụng chrysotile trong thương mại Mặc dù không được thảo luận trực tiếp trong báo cáo này, sự khác biệt giữa các OR có thể được lý giải bởi Vương Quốc Anh từng là nước nhập khẩu và sử dụng nhiều amphibole nhất trên đầu người trên thế giới Liên Xô Cũ sản xuất duy nhất amiang chrysotile thương mại (không phải quốc phòng) (Kashansky và cộng sự, 2001) Nghiên cứu của Carel và cộng sự (2007) chỉ ra rõ rằng khi duy nhất chrysotile được sử dụng ở Trung và Đông Âu, không có sự gia tăng nào về rủi ro ung thư phổi nào đo được
Nam Phi, như Úc, đại diện cho một tình huống rất cụ thể trong lịch sử dụng amiang Cả hai quốc gia từng là những nguồn cung cấp amphibole lớn (crocidolite và amosite ở Nam Phi), và từng sử dụng những loại amiang này trong nước song song với chrysotile, cung được khai thác ở cả Nam Phi và
Úc Ở cả hai quốc gia này, số trường hợp ung thư trung biểu mô cao hơn đáng kể hơn bất cứ nơi đâu trên thế giới White và cộng sự (2008) đã chỉ
ra rằng 23% ca ở Nam Phi được tìm thấy ở những cá nhân chưa từng làm việc trong mỏ Tuy nhiên, những trường hợp này lại sống ở các khu gần mỏ amphibole, chủ yếu là ở một khu vực có mỏ crocidolite, tức gắn với phơi nhiễm môi trường Các tác giả kết luận:
Không có trường hợp [ung thư trung biểu mô nào] liên quan đến chrysotile của Nam Phi Do đó, trong hầu hết các trường hợp ung thư trung biểu mô, phơi nhiễm môi trường với amiang xảy ra ở tỉnh Northern Cape, gần các
mỏ, nhà máy nghiên và hố, nơi crocidolite được sản xuất Crocidolite có khả năng gây ung thư trung biểu mô cao hơn amosite và không tìm thấy mối liên hệ nào giữa chrysotile và bệnh Điều này đúng với cả cá nhân phơi nhiễm nghề nghiệp và môi trường
Việc gắn amphibole với bệnh phổi được đánh giá bởi Schneider và cộng sự (2010) Họ báo cáo về việc đo thành phần sợi amiang trong phổi vì nó được gắn với xơ hoá mô kẽ lan toả (DPF) Gánh nặng sợi amiang được xác định
ở bệnh nhân DPF có tiền sử phơi nhiễm amiang, trong đó khám nghiệm sinh thiết của họ không đạt tiêu chí để chẩn đoán bệnh bụi phổi amiang Điều này được so sánh với gánh nặng sợi ở các trường hợp bệnh bụi phổi amiang được xác nhận Phân tích gánh nặng sợi được thực hiện bằng SEM
và EDXA trên nhu mô phổi của 86 bệnh nhân bị DPF và 163 bệnh nhân bị bệnh bụi phổi amiang Mối tương quan giữa số sợi amiang được tìm thấy
và định lượng mức độ xơ hoá được báo cáo Schneider và cộng sự (2010) báo cáo rằng thang xơ hoá của các trường hợp bệnh bụi phổi amiang có mối tương quan tốt nhất với số lượng sợi amphibole thương mại không được bọc
Như được xem xét ở trên, hầu hết các phơi nhiễm trong quá khứ dù đã được xác định là chrysotile hoàn toàn cũng sẽ được mô tả chính xác hơn nếu được gọi là phơi nhiễm với phần lớn chrysotile Pierce và cộng sự (2008) đã phân tích dữ liệu phản ứng phơi nhiễm tích lũy được báo cáo về các đoàn
hệ phơi nhiễm với chủ yếu là chrysotile trong tài liệu liên quan được phát hành để nhận dạng một mức độ phơi nhiễm “không ảnh hưởng” có thật với ung thư phổi và ung thư trung biểu mô liên quan đến chrysotile Từ hơn
350 nghiên cứu đã được phát hành, chỉ có 14 nghiên cứu đáp ứng được tiêu chí bao gồm mà ở đó rủi ro ung thư phổi được phân loại theo phơi nhiễm amiang tích lũy và 4 nghiên cứu tìm thấy ung thư trung biểu mô Các tác giả đã báo cáo rằng
Sự trội hơn của các mức độ phơi nhiễm “không ảnh hưởng” tích lũy với ung thư phổi và ung thư trung biểu mô rơi vào khoảng xấp xỉ lần lượt là 25-1000 sợi/cm3 trên năm (sợi/cc-năm) và 15 - 500 sợi/cc - năm, và một phần lớn của các nghiên cứu không báo cáo về rủi ro tăng lên ở mức phơi nhiễm ước tính cao nhất
Các tác giả đã liệt kê một số sự không chắc chắn bị ảnh hưởng bởi các mức
độ không ảnh hưởng này Chúng gồm sự không chắc chắn trong ước tính
CÁC XEM XÉT DỊCH TỄ HỌC CHRYSOTILE
Trang 40phơi nhiễm tích lũy, chuyển số đếm bụi sang dữ liệu sợi và việc sử dụng tỷ
lệ tử vong điều chỉnh theo số tuổi cấp quốc gia Các tác giả cũng giải thích rằng có nhiều khả năng dữ liệu lạc hướng bao gồm, ví dụ, hút thuốc hiếm khi được kiểm soát và phơi nhiễm amphibole thực tế đã xảy ra trong đa
số các nghiên cứu, đánh lạc hướng nhiều mức độ phơi nhiễm không ảnh hưởng thành các giá trị thấp hơn
Paustenbach và cộng sự (2004) xem xét các mối nguy sức khỏe nghề nghiệp
và môi trường tiềm tàng gắn với sự có mặt của chrysotile trong dây và má phanh Xem xét này, bao quát các nghiên cứu và quan sát đã được xuất bản trong nhiều thập kỷ, cho thấy rằng nhìn chung, các phơi nhiễm là nhỏ và không cho thấy rủi ro có thể biểu thị được khi chrysotile được sử dụng trong dây và má phanh Các tác giả báo cáo rằng chỉ có các công nhân sản xuất vật liệu ma sát ở Anh, những người phơi nhiễm với crocidolite trong khi làm dây phanh tàu, có rủi ro ung thư trung biểu mô tương đối tăng Thêm vào đó, các tác giả xem xét 20 nghiên cứu đánh giá phơi nhiễm amiang hoặc các ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến amiang ở công nhân sản xuất sản phẩm ma sát Các tác giả tìm ra rằng những nghiên cứu này, chỉ
ra việc các công nhân sản xuất sản phẩm ma sát có tiền sử phơi nhiễm với nồng độ sợi chrysotile có thể cao gấp 10-50 lần trong máy phanh, tuy nhiên, rủi ro bụi phổi amiang, ung thư trung biểu mô và ung thư phổi nếu
có, là không rõ ràng, trừ trường hợp có phơi nhiễm với amphibole trong thời gian làm việc
Kanarek (2011) trình bày xem xét về amiang và ung thư trung biểu mô liên quan bao gồm các dịch tễ học trường hợp, đối chứng và đoàn hệ, trong đó ông nhận định rằng “Xem xét này là để tìm các tài liệu dịch tễ học trên thế giới về ung thư trung biểu mô để liệt kê các nghiên cứu trường hợp, đoàn
hệ và đối chứng mà trong đó phơi nhiễm amiang chủ yếu với chrysotile”
Tuy nhiên, nếu các nghiên cứu riêng lẻ được kiểm tra sit sao, chúng không chỉ có riêng phơi nhiễm chrysotile” Một ví dụ là, một trong nhwunxg nghiên cứu được trích dẫn là của Aguilaar-Madrid và cộng sự (2010), báo cáo về một nghiên cứu trong đó họ tiến hành nghiên cứu đối chứng về ung thư trung biểu mô ác tính ở 472 công nhân nhận bảo hiểm của Viện an toàn
xã hội Mexico, tất cả cư dân ở Thung lũng Mexico, với 119 trường hợp mắc bệnh và 353 trường hợp đối chứng Không may, trong nghiên cứu phơi nhiễm không được đo ở bất cứ môi trường làm việc mà amiang được sử dụng Các tác giả ước tính phơi nhiễm theo 4 hạng mục dựa vào so sánh với các nghiên cứu khác Kết quả, không thể biết được sợi nào được sử dụng trong môi trường lao động Tuy nhiên, với công nhân amiang, việc sử dụng loại amphibole (đặc biệt là crocidolite, hoặc hỗn hợp bao gồm amphibole) phổ biến ở Mexico cho đến những năm 199, đặc biệt là trong sản xuất
ống fibro xi măng Khi các chẩn đoán lâm sàng ung thư trung biểu mô xảy
ra sau 40-50 năm phơi nhiễm đươc biết đến rộng rãi, các trường hợp ung thư trung biểu mô được chẩn đoán vào năm 2010 có thể liên quan đến phơi nhiễm từ những năm 1970 Vì lí do này, nhiều trường hợp mới chắc chắn sẽ được phát hiện trong tương lai Vì không thực hiện đo xem loại sợi nào được sử dụng và nồng độ của chúng, trong nghiên cứu này, không thể phân biệt các ảnh hưởng từ sợi chrysotile so với amphibole Bên cạnh
đó, sự xác nhận gần đây về các trường hợp ung thư trung biểu mô sau phơ nhiễm với erionite tự nhiên, phát ra ở một vùng trung tâm Mexico, sẽ gây
ra những khó khăn trong việc đổ lỗi tại các trường hợp nghề nghiệp (Ilgren
và cộng sự, 2008c,b; Kliment và cộng sự, 2009) Trong một ví dụ khác, nhận định của Mancusso và cộng sự (1983, 1988) rằng phơi nhiễm ở các công nhân đường sắt là chỉ với chrysotile được trích dẫn Tuy nhiên, như được giải thích bởi Gibbs & Pooley (2008), các phân tích mô sau đó đã cho thấy sự
có mặt của amosite và crocidolite trong phổi công nhân đường sắt
Tương tự, Smith & Wright 91996) cũng giả thiết rằng chrysotile là nguyên nhân chính gây ung thư trung biểu mô màng phổi Trong các nghiên cứu được trích dẫn, các tác giả thường nhận định rằng phơi nhiễm chủ yếu gồm chrysotile mà không đưa ra dữ liệu cụ thể như có bao nhiêu amphibole trong đó Như được bàn luận ở trên, những nghiên cứu độc học hít phải gần đây cho thấy kể cả phơi nhiễm ngắn trong 5 ngày với amphibole có thể gây ra phản ứng bệnh lý nghiêm trọng ở phổi và màng phổi
Yarbourough (2006) xem xét tất cả các nghiên cứu dịch tễ học đã có để xác định chrysotile có là nguyên nhân của ung thư trung biểu mô hay không Xem xét này được thực hiện do cuộc tranh cãi kéo dài về sự đóng góp của chrysotile vào việc gây ra rủi ro ung thư trung biểu mô Yarbourough tiến hành xem xét tăng cường về các nghiên cứu đoàn hệ dịch tễ học để đánh giá bằng chứng minh oanh cho chrysotile, với sự chú ý đặc biệt đến sự lầm lẫn do các loại sợi khác, nồng độ phơi nhiễm nghề nghiệp và sự nhất quán của các kết quả Tổng số 71 đoàn hệ phơi nhiễm với sợi amiang tự do được xem xét Các tác giả kết luận rằng dữ liệu “không củng cố giả thiết rằng chrysotile, không bị ảnh hưởng bởi các chất amphibole và độc lập gây ra ung thư trung biểu mô”
Trong lịch sử, hai nhóm khoáng chất, chrysotile và amiang amphibole, thường được sử dụng thay thế lẫn nhau trong các ứng dụng công nghiệp Trong một số trường hợp, chất này lại được ưu tiên sử dụng hơn so với chất kia khi nói đến quá trình xử lý Thông thường, chi phí và tính khả dụng là những yếu tố tối quan trọng trong việc quyết định khoáng chất nào sẽ
SỬ DỤNG VÀ PHƠI NHIỄM TRONG QUÁ KHỨ
VÀ HIỆN TẠI