- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.. Tác phẩm: Nhớ rừng là một trong những bài t
Trang 1NHỚ RỪNG
-Thế
Lữ-I Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức.
- Sơ giản về phong trào thơ mới
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn
tới cuộc sống tự do
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2 Kĩ năng.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
3 Thái độ.
- Tôn trọng tình cảm cao đẹp của nhà thơ
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng
2 Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn
III Phương pháp:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
IV Tiến trình dạy và học:
1 Ổn định lớp.
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của học sinh.
3 Bài mới:
Trang 2Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.
-Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- GV giới thiệu vài nét về khái niệm “thơ mới”.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản:
- GV đọc mẫu
- GV gọi hs đọc và giải thích một số từ khó
- GV gọi hs phân chia bố cục
*Phân tích phần 1:
-GV: Bị nhốt ở vườn Bách thú, hổ phải chịu những nỗi
khổ nào ?
-Trong đó, nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm
I Tìm hiểu chung:
1 Tác giả:
- Thế Lữ (1907-1989) một trong những nhà thơ lớn đầu tiên trong phong trào thơ mới
- Tác phẩm chính / SGK,6
2 Tác phẩm:
Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu
biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập Mấy vần thơ
3 Thể lọai : Thơ mới (Thể thơ tám chữ)
* Thơ mới: một phong trào có tính chất
lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ (32->45)
Số tiếng, số câu, vần, nhịp trong bài tự do, phóng khóang không bị gị bó theo niêm luật chặt chẽ, chỉ theo cảm xúc của người viết (8 chữ, 5 chữ, 7 chữ)
II Đọc – hiểu văn bản:
1 Đọc và tìm hiểu từ khó / SGK
2 Tìm hiểu văn bản.
a Bố cục: Gồm 3 phần
- Phần 1 : Đoạn 1-4: Tâm trạng của con hổ
trong vườn bách thú
- Phần 2: Đoạn 2 -3: Nỗi nhớ thời oanh
liệt
- Phần 3 : Đoạn 5: Khao khát giấc mộng
ngàn
b Phương thức biểu đạt.
Biểu cảm gián tiếp
c Đại ý.
Mượn lời một con hổ trong vườn bách thú
để nói lên tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ
d Phân tích:
d.1.Tâm trạng và niềm uất hận của hổ khi
Trang 3hờn ? Vì sao ?
-Có thể hiểu gì về “khối căm hờn”? Nhận xét về biện
pháp tu từ tác giả sử dụng và nghệ thuật tá tâm trạng ở
đoạn 1? Tác dụng?
-Ở khổ bốn, cảnh vườn bách thú hiện lên qua hình ảnh
nào ?
-Phát hiện các yếu tố nghệ thuật.
-Dưới con mắt của hổ, cảnh đó ra sao? Từ đó , hãy lí
giãi rõ ý của câu thơ : “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn
thâu“?
-Thảo luận : Tâm trạng của hổ là tâm trạng của ai? Vì
sao họ có tâm trạng đó ? ->Vì bị mất tự do
*Phân tích phần 2:
-Gọi một em đọc khổ 2 + 3
-Căm ghét thực tại , hổ nhớ lại cảnh gì?
-Cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào?
-Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả?
-Cảm nhận chung của em về cảnh vật được nói đến
trong đoạn thơ?
-Hình ảnh hổ hiện lên như thế nào giữa cảnh núi rừng?
-Nhận xét về nhịp điệu, hình ảnh thơ?
-Hình ảnh vị chúa tể được khắc họa mang vẻ đẹp như
ở vườn bách thú (khổ 1 + 4)
* Tâm trạng:
- Gậm một khối căm hờn…
- Ta nằm dài…
- Chịu ngang bầy …
- Bị làm trò lạ mắt thứ …
- Nay sa cơ , bị nhục nhằn …
-> Miêu tả tâm trạng tài tình, nhân hóa, từ ngữ gợi cảm
-> Đau đớn, nhục nhã, bất bình
Chán ghét cuộc sống tầm thường, khát vọng tự do.
* Cảnh ở vườn Bách thú :
- Hoa chăm, cỏ xén, cây trồng
- Học đòi, bắt chước
-> Liệt kê, nhịp ngắn, dồn dập -> Cảnh nhàm chán, đơn điệu, giả dối
=>Chán ghét thực tại tù túng, giải dối; khát khao được sống tự do.
=> Là tâm trạng , thái độ của những người yêu nước với thực tại xã hội đương thời.
d.2 Nỗi nhớ rừng của hổ:
* Cảnh sơn lâm:
- Bóng cả cây già
- Tiếng gió gào ngàn
- Giọng nguồn hét núi
->Điệp từ, động từ mạnh, chọn lọc từ ngữ
=> Núi rừng hùng vĩ nhưng bí ẩn.
* Hình ảnh hổ:
- Dõng dạc, đường hoàng
- Lượn tấm thân như sóng cuộn
- Mắt thần khi đã quắc
Trang 4thế nào?
-Hãy phát hiện và đọc lên những câu thơ hay nhất
trong đoạn 3?
-Trong quá khứ, giữa cảnh thiên nhiên hổ đã sống như
thế nào?
-Điệp từ “đâu” và câu cảm thán cuối đoạn ba có ý
nghĩa gì ? Đó là tiếng lòng của ai?
- Thảo luận: Tóm lại, phần phân tích xây dựng thành
hai cảnh đối lập nào? Ý nghĩa của hình ảnh đối lập
đó?
- Gv giới thiệu thêm về hoàn cảnh xã hội đương thời
và tích hợp với một số tác phẩm có nội dung tương
tự; giáo dục HS
*Phân tích phần 3:
-Kết thúc bài thơ, giấc mộng ngàn của hổ hướng về
đâu? Hãy nói về giấc mộng của hổ?
-Những câu cảm thán trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
-Hãy rút ra chủ đề của bài thơ!
-Em biết thêm những bài nào? Của ai có cùng chủ
đề ?
Hoạt động 3: Tổng kết.
-Hãy khái quát những nét chính về nghệ thuật cũng
như nội dung của bài thơ?
-Qua tác phẩm, em rút ra được ý nghĩa gì?
- Mọi vật đều im hơi
- Chúa tể cả muôn loài
-> Nhịp thơ thay đổi, hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn; phóng đại,
=> Vẻ đẹp uy nghi, kiêu hùng của vị chúa tể
- Nào đâu những đêm vàng
- Đâu những chiều …
- Than ôi !
->Hình ảnh thơ lãng mạn, có nhiều tầng ý nghĩa; độc đáo trong sử dụng ngôn từ, nhân hóa
-> Tiếc nuối một thời oanh liệt, khát khao
tự do
=> Tiếng lòng của người dân yêu nước.
* Hai hình ảnh đối lập:
- Cảnh tù túng, tầm thường, giả dối
- Cảnh sống phóng khoáng, tự do
Căm ghét sự tù túng, khát vọng tự do.
d.3 Niềm khát khao giấc mộng ngàn.
- Hỡi oai linh … hùng vĩ
- Ta đương theo giấc mộng ngàn … ->Giọng bi tráng, dữ đội
=> Bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt nỗi nhớ; sự nuối tiếc cảnh sống tự do Khát vọng giải phóng dân tộc
=>Chủ đề : TỰ DO.
3.Tổng kết
a, Nghệ thuật:
Trang 5V.Củng cố:
- Nhắc lại khát vọng tự do, chán ghét thực tại của tầng lớp Tây học đương thời.
- Liên hệ tới thực tế, khát vọng tự do của nhân loại tiến bộ
VI.Dặn dò:
* Bài cũ:
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết nghệ thuật trong bài thơ
- Đọc thuộc lòng bài thơ
* Bài mới: soạn bài “Câu nghi vấn”.
Rút kinh nghiệm:
………
………
………
………
………
………
- GV đúc kết những nét nghệ thuật tiêu biểu và nhấn
mạnh thêm tính chất biểu cảm của thể loại thơ trữ
tình cho HS nắm
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, tương phản
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa
b, Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Mượn lời con hổ trong
vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ