Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người - Nước ta có nền văn hóa hàng nghìn năm lịch sử nên dấu ấn của sự khai phá địa hình để quần cư và sản xuất thấy rõ ở tất cả các khu vực, từ m
Trang 1KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích của đề tài 2
3 Nhiệm vụ của đề tài 2
4 Phạm vi và giá trị nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 4
PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 4
I Đặc điểm chung địa hình nước ta 4
1 Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp 4
2.Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng 4
3 Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa 6
4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người 6
II Sự phân hóa địa hình Việt Nam 7
1 Miền đồi núi 8
2 Miền đồng bằng 10
I Nhân tố ảnh hưởng đến địa hình nước ta 11
1 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta 11
2 Nội lực 12
3 Ngoại lực 13
IV Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác 15
V Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta 20
PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 23
I Dạng câu hỏi trình bày 23
II Dạng câu hỏi giải thích 25
III Dạng câu hỏi chứng minh 26
IV Dạng câu hỏi so sánh 29
V Dạng câu hỏi phân tích …… 31
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3333
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong chương trình thi học sinh giỏi quốc gia, nội dung địa lí tự nhiênbao gồm địa lí tự nhiên đại cương và địa lí tự nhiên Việt Nam được đánh giá làphần kiến thức hay và khó Để làm tốt các câu hỏi này học sinh phải nắm vữngkiến thức cơ bản, phải tư duy lô gic, nhạy bén và sáng tạo Địa hình là thànhphần tự nhiên phức tạp chịu tác động của nhiều nhân tố và có mối quan hệ qualại với các thành phần tự nhiên khác Đây là phần kiến thức tự nhiên được lựachọn đưa vào các câu hỏi của đề thi quốc gia khá nhiều ( một cách trực tiếphoặc gián tiếp) Vì vậy với nội dung kiến thức này, giáo viên bồi dưỡng độituyển học sinh giỏi quốc gia thường đầu tư thời gian nhiều hơn, tìm tòi, tư duy
để có được kiến thức chính xác, phong phú và cách truyền đạt phương pháp làmbài mang lại hiệu quả tối đa cho học sinh Trong giới hạn của chuyên đề, thànhphần địa hình - một trong các thành phần quan trọng của thiên nhiên được lựa
chọn làm nội dung trình bày Chuyên đề: “Kiến thức cơ bản và các dạng câu hỏi về địa hình Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” đi sâu
phân tích các kiến thức liên quan đến địa hình Việt Nam chương trình Địa lílớp 12 trên cơ sở kế thừa các kiến thức về địa hình của phần địa lí tự nhiên đạicương trong chương trình địa lí lớp 10, chuyên đề hệ thống một số dạng câuhỏi trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia và một số vấn đề có liên quan đếnđịa hình ở Việt Nam hiện nay Với nội dung như vậy, chuyên đề là tài liệu sửdụng của tác giả trong quá trình giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho nhữnggiáo viên quan tâm đến vấn đề này
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng hệ thống kiến thức về địa hình: đặc điểm chung của địa hìnhnước ta, mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên khác, thuận lợi và khó khăn củatừng khu vực địa hình mang lại…
Trang 3- Hệ thống các dạng câu hỏi và cách hướng dẫn học sinh tư duy, trả lờicác câu hỏi nhanh và hiệu quả.
- Liên hệ thực tiễn sự thay đổi về địa hình nước ta trong thời gian gầnđây
4 Phạm vi và giá trị nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa
lí lớp 12 nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan vànội dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây
* Giá trị nghiên cứu:
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡnghọc sinh giỏi môn Địa lí
Trang 4PHẦN NỘI DUNG PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I Đặc điểm chung địa hình nước ta
1 Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
a Đất nước nhiều đồi núi
- Hệ thống núi của nước ta kéo dài từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với chiều dài trên 1400km Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên giữa nước ta với Trung Quốc, Lào và phần lớn đường biên giới với Campuchia
- Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tíchlãnh thổ
- Ngay trên các đồng bằng ở nước ta còn có nhiều đồi núi sót, điển hình như đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng duyên hải miền Trung còn có nhiều nhánh núi đâm ngang,
ăn lan ra sát biển như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã
b Chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích nước ta, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích
- Địa hình núi trung bình chiếm 14 %, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích, điển hình nhất ở vùng Tây Bắc
2 Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
a Cấu trúc địa hình nước ta là cấu trúc cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại
- Đến Tân kiến tạo, do vận động tạo núi An pơ – Himalaya, địa hình nước
ta được nâng lên nên địa hình nước ta được trẻ lại với nhiều đỉnh núi cao, sắc, nhọn, sống núi sắc sảo, thung lũng hẹp và sâu Tuy nhiên, cường độ nâng
Trang 5không liên tục mà theo nhiều đợt với những pha nâng lên và pha yên tĩnh xen kẽnhau nên địa hình có sự phân bậc rõ rệt
+ 2500 - 2600 m là các đỉnh núi nhô cao, đơn lẻ, tập trung nhiều ở HoàngLiên Sơn như: Phan Xi Păng: 3143 m, Pusilung: 3076m, Phu Luông: 2985 m, núi Ngọc Linh: 2598m
+ Từ 2100 – 2200 m: các núi được nâng lên từ bán bình nguyên cổ
Paleogen, tập trung nhiều ở vùng núi cao Tây Bắc, Việt Bắc, vùng núi cao thượng nguồn sông Chảy, khối núi Kom Tum
+ 1500 – 1800 m: các bán bình nguyên chu kỳ I như cao nguyên Đồng Văn, vùng núi Sa Pa, Đà Lạt
+ 1000 – 1400m: các bán bình nguyên chu kỳ II, khá phổ biến ở vùng núiphía Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên
+ 600 – 900m: vùng núi thấp chu kỳ III, tập trung nhiều ở vùng núi phía Bắc và các cao nguyên Kom Tum – Playcu ở Tây Nguyên
+ 200 – 600 m: quả đồi, dãy đồi chu kì IV, phân bố rộng khắp ở Trung duBắc Bộ, các vùng đồi thấp chân núi ở Trung Bộ, ở Nam Tây Nguyên
+ 25 – 200m: quả đồi, dãy đồi thấp, thềm phù sa cổ chu kỳ V
+ 10 – 20 m và 2 – 5 m: thềm sông, thềm biển hiện đại
b Hướng nghiêng chung địa hình
Hướng nghiêng chung địa hình: Tây Bắc – Đông Nam do biên độ nângkhông đều: nâng mạnh ở phía Tây Bắc, nâng yếu ở phía Đông Nam Từmiền núi ra biển, địa hình thấp dần với đủ các dạng địa hình núi cao, núitrung bình, núi thấp, đồi trung du chuyển tiếp xuống đồng bằng
c Cấu trúc địa hình nước ta gồm 2 hướng chính:
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt trong khu vực từ hữu ngạn sông Hồng đến đèo Hải Vân: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Pudendinh, Pusamsao
- Hướng vòng cung là hướng sơn văn chính của khu vực tả ngạn sông Hồng và khu vực Nam Trung Bộ liên quan đến hình dáng khá tròn trịa của các khối nền Tiền Cambri
+ Các núi Việt Bắc và Đông Bắc là những cánh cung ngắn, mở rộng về phía Bắc và quy tụ tại vùng núi Tam Đảo: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Trang 6+ Trường Sơn Nam là cả 1 cánh cung lớn ôm lấy các cao nguyên badan phía tây, bao gồm nhiều dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam; Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam kế tiếp nhau
- Ngoài ra còn có 1 số dãy núi có hướng gần như Tây – Đông: Hoành Sơn, Bạch Mã
3 Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến địa hình Khí hậu nước tamang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nên địa hình nước ta cũng tiêu biểu cho địahình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình nước ta được phủ bởi lớp vỏ phong hoá rất dày do nhiệt độtrung bình năm cao, độ ẩm lớn nên quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh
- Địa hình nước ta bị biến đổi sâu sắc do quá trình xâm thực, bào mòn,quá trình này diễn ra mạnh ở khu vực đồi núi:
+ Nhiệt độ cao với một mùa mưa, một mùa khô xen kẽ, lượng mưa lớnnên địa hình bị chia cắt mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá nhất
là những nơi sườn dốc, mất lớp phủ thực vật Khi mưa lớn, còn xảy ra hiệntượng đất trượt, đá lở,điển hình ở vùng núi cao Tây Bắc
+ Ở vùng núi đá vôi, tốc độ hoà tan và phá huỷ đá diễn ra mạnh, tạo nêncác dạng địa hình caxtơ với các hang động, cuối cạn, thung khô
+ Tại các vùng thềm phù sa cổ, các dòng chảy làm cho bề mặt địa hình bịcắt xẻ thành các đồi thấp xen thung lũng rộng
- Cùng với quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi là sự bồi tụ nhanh ở đồngbằng hạ lưu sông Điển hình là đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và châu thổsông Hồng hàng năm tiến ra biển hàng chục đến trăm mét
- Sinh vật nhiệt đới ẩm hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như:đầm lầy, than bùn Uminh, bãi triều đước, sú, vẹt Cà Mau, các bờ biển san hôNha Trang
- Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa bảo vệ cho địa hình nước ta khỏi những tác động mang tính chất tàn phá của khí hậu, thuỷ văn nhiệt đới ẩm
4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Nước ta có nền văn hóa hàng nghìn năm lịch sử nên dấu ấn của sự khai phá địa hình để quần cư và sản xuất thấy rõ ở tất cả các khu vực, từ miền núi đến miền đồi trung du, đồng bằng và bờ biển
Trang 7- Ở miền núi, tác động nhân sinh chủ yếu là đẩy nhanh tốc độ bóc mòn,
hạ thấp độ cao địa hình, gia tăng thêm hiện tượng đất trượt, đá lở, sạt lở đất
- Tại miền đồng bằng, các dạng địa hình nhân sinh càng nhiều: hệ thống
đê bao ngăn lũ ở Bắc Bộ dài gần 200 km, hệ thống kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng Nam Bộ, ở ven biển là quá trình quai đê, lấn biển mà điển hình là sự khai phá huyện Tiền Hải – Thái Bình, Kim Sơn – Ninh Bình
II Sự phân hóa địa hình Việt Nam.
Địa hình nước ta là kết quả của một quá trình vận động địa chất lâu dài
và phức tạp gắn với lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ tự nhiên, chịutác động tương hỗ đồng thời của các quá trình nội sinh và ngoại sinh Từ cácquá trình nâng lên hạ xuống, tách dãn đến đứt gẫy, phun trào đến các quá trìnhxâm thực, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ…Tuy nhiên các quá trình nói trên diễn
ra có sự không đồng nhất trên toàn lãnh thổ mà giữa các khu vực, các phầnlãnh thổ có sự khác nhau Điều này đã làm cho địa hình nước ta rất đa dạng vàphức tạp, thay đổi từ bắc chí nam, từ tây sang đông, từ miền núi đến miềnđồng bằng, bờ biển đến hải đảo Địa hình có sự phân hóa sâu sắc theo từng khuvực
Trên bình diện chung lãnh thổ nước ta có thể thấy địa hình phân hóa ralàm hai khu vực lớn đó là khu vực địa hình đồi núi và khu vực địa hình đồngbằng Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở phíatây, còn đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích, tập trung ở vùng ven biển phíađông
- Vùng đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, phần lớn ở độ cao dưới
1000 m, tỉ lệ này chiếm 60% diện tích lãnh thổ, địa hình núi cao trên 2000 mchỉ chiếm 1% diện tích Vùng đồi núi là kết quả của quá trình nâng lên tronggiai đoạn Tân kiến tạo làm trẻ hóa các bán bình nguyên cổ đồng thời chịu tácđộng mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm với sự tham gia tích cựccủa các nhân tố mưa, gió, phong hóa phá hủy, xâm thực địa hình
- Vùng đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyênhải ven biển Địa hình ở đây thấp và tương đối bằng phẳng Các đồng bằng chủyếu được hình thành trên những vùng sụt võng và được phù sa sông, biển bồilấp
Trang 8Sự phân hóa địa hình cũng được biểu hiện ở ngay trong miền đồi núi vàmiền đồng bằng với những sắc thái riêng về hình thái cấu trúc.
1 Miền đồi núi
a Vùng núi Đông Bắc
Nằm ở phía tả ngạn sông Hồng Địa hình đồi núi ở đây nổi bật với 4cánh cung lớn đó là: cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cungBắc Sơn, cánh cung Đông Triều Các cánh cung mở ra ở phía bắc và phíađông, chụm lại ở Tam Đảo Địa hình núi chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao phổbiến 500 - 600m Mặc dù vậy độ cao địa hình núi ở đây cũng có sự thay đổitheo khu vực Những đỉnh núi cao trên 2000m xuất hiện ở phía thượng nguồnsông Chảy, đây là những bề mặt của bán bình nguyên cổ còn sót lại, như: KiềuLiêu Ti(2402m), Tây Côn Lĩnh(2419m) Giáp biên giới Việt - Trung là cáckhối núi đá vôi có tuổi trẻ hơn thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng có độ caokhoảng 1000m Phần trung tâm là vùng đồi núi thấp, chủ yếu độ cao 500m -600m Xen giữa các khu vực núi ở đây là các thung lũng hiện đại có độ cao200m, các bồn địa giữa núi Hướng núi chủ đạo của vùng bị chi phối bởi cáccánh cung với hướng vòng cung khá nổi bật Theo hướng các dãy núi là vòngcung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam Hướng tâybắc – đông nam chỉ có ở dãy con Voi Hướng nghiêng chung của địa hình nơiđây là cao ở tây bắc và thấp dần về phía đông nam
b Vùng núi Tây Bắc
Nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả Đây là khu vực địa hình núi cao
và hiểm trở nhất nước ta Với 3 dải địa hình chạy theo hướng tây bắc – đôngnam Phía đông là vùng núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, với nhiềuđỉnh cao nhất nước ta như: Fansipan 3143m, PuTaLeng 3096m, Pu luông2985m, Saphin 2874m Các đỉnh núi cao ở đây đều là các đá biến chấtNguyên sinh, đá phiến kết tinh hay đá macma cứng rắn Phía tây giáp biêngiới Việt Lào là địa hình núi trung bình nổi lên là các dãy: Pu ĐenĐinh( 1886m), Pu sam Sao(1897) Núi ở đây đã thấp hơn nhiều so với dãyHoàng Liên Sơn, những đỉnh núi cao nhất ở đây đều không vượt quá2000m Phần trung tâm địa hình thấp hơn, là các dãy núi, sơn nguyên và caonguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi
ở Ninh Bình – Thanh Hóa Xen giữa các dãy núi ở đây là thung lũng sông
Trang 9Đà, sông Mã, sông Chu Hướng núi ở đây chủ đạo là hướng tây bắc – đôngnam, trùng với hướng nghiêng của địa hình.
c Vùng núi Trường Sơn Bắc
Giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, gồm các dãy núichạy song song và so le với nhau theo hướng tây bắc – đông nam Địa hìnhnúi ở đây độ cao đã hạ thấp hơn nhiều so với Tây Bắc, núi được nâng cao ởhai đầu thuộc phía tây các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và thấp ở giữathuộc vùng núi đá vôi Quảng Bình, Quảng Trị Các khu vực nhô cao vẫnxuất hiện các đỉnh cao trên 2000m, như Phu Hoạt(2452m), Pu Xai LaiLeng( 2711m) Dãy Trường Sơn Bắc kéo dài và hẹp ngang, sườn bất đốixứng giữa sườn đông và sườn phía tây Sườn đông nằm kề sát với dải đồngbằng nhỏ hẹp ven biển nên rất dốc, sườn phía tây thoải hơn do chuyển tiếp
là các cao nguyên của nước bạn Lào Hướng núi ở đây phổ biến vẫn là tâybắc – đông nam, nhưng đôi khi có những nhánh núi đâm ngang ra biển theohướng gần vĩ tuyến, như ở khu vực đèo ngang hay mạch núi cuối cùng làdãy Bạch Mã, được xem như là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam
d Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã bao gồm các khối núi và cao nguyên.Đặc điểm núi ở đây là các mạch núi không còn điển hình mà chủ yếu ở dạngvòm, khối, tảng địa hình núi cũng được nâng cao ở hai đầu và thấp ở giữa.Những nơi nâng cao thuộc khối nhô Kon Tum và cực Nam Trung Bộ Ở đâyvới những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng về phía đông tạo nên thế chênhvênh bên dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển như: Vọng Phu 2051m, Chư YangSin 2405m, Lang Biang 2163m Tương phản địa hình núi giữa sườn đông vàtây ở đây là, sườn phía tây gắn với cao nguyên ban dan xếp tầng: Plây Ku,Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, độ cao khác nhau(500m, 800m,1000m) cùng với đó là các bán bình nguyên xen đồi ở phíatây Phía đông dưới chân núi là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển đã tạo nên
sự bất đối xứng giữa 2 sườn đông - tây Hướng núi ở đây phức tạp, từ tâybắc – đông nam ở phía bắc Kon Tum, chuyển dần sang hướng gần bắc nam
ở khu vực núi Bình Định, rồi đông bắc - tây nam ở khối núi cực Nam Trung
Bộ Một số nhánh núi đâm ngang ra biển theo hướng tây đông
Trang 10e Vùng bán bình nguyên và đồi trung du nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa
vùng núi và đồng bằng Dải đồi lớn nhất mở rộng là ở rìa Đồng bằng sôngHồng, thu hẹp ở rìa phía tây Đồng bằng duyên hải miền Trung Các đồi có khi
là các thềm phù sa cố bị chia cắt và nâng lên, có khi là các bề mặt địa hìnhnâng yếu, độ cao từ 200 - 500m, sườn thoải, thung lũng mở rộng Địa hình bánbình nguyên, tiêu biểu nhất là ở Đông Nam Bộ Với các các bậc thềm phù sa
cổ chia cắt do tác động của dòng chảy với độ cao khoảng 100m, và các bề mặtphủ ba dan độ cao khoảng 200m Hình thái địa hình bề mặt có dạng lượn sóng
2 Miền đồng bằng
a Đồng bằng châu thổ
Đồng bằng châu thổ có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng châu thổ sôngHồng và Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, 2 đồng bằng đều được tạo thành
và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông và mở rộng
Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình bồi đắp, hình thái dạng tam giác châu thổ với diện tích 15000km2 Làđồng bằng được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh Địa hìnhđồng bằng nhìn chung thấp và tương đối bằng phẳng Tuy nhiên độ cao địahình đồng bằng có sự phân hóa theo từng khu vực Ở khu vực rìa phía tây, tâybắc, nơi chịu ảnh hưởng của vận động nâng lên nhẹ với các thềm phù sa cổ độcao khác nhau Thềm một độ cao từ 10 - 12m và thềm hai độ cao từ 30-35m,các thềm này đã bị chia cắt thành những nấm đồi bát úp Rìa tây nam, cácthềm phù sa cổ độ cao khoảng 25m, gần chân núi Ba Vì có nơi lên đến độ cao40m Phần trung tâm đồng bằng độ cao trung bình khoảng từ 2m-4m, hiện nay
đã thoát khỏi ảnh hưởng của các quá trình bờ biển và phá tam giác châu Phầnphía đông giáp biển địa hình ở đây rất thấp từ 0-2m nằm trong phạm vi tácđộng của thủy triều Như vậy địa hình đồng bằng cao ở rìa phía tây và tây bắcthấp dần ra phía biển ở phía đông
Địa hình đồng bằng đã chịu chi phối và can thiệp mạnh của con người,tiêu biểu là các hệ thống đê ngăn lũ đã chia cắt đồng bằng thành nhiều ô Vùngđất trong đê không được bồi tụ phù sa thường xuyên nên các ruộng cao thườngđất bạc màu, các ô trũng ngập nước khó cải tạo Vùng đất ngoài đê hàng nămvẫn được bồi tụ phù sa, địa hình đất đai chưa ổn định
Trang 11- Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông Tiền và sôngHậu bồi đắp, hình thái của đồng bằng có dạng hình thang, diện tích là40.000km2 Địa hình của đồng bằng rất thấp, độ cao trung bình 2 - 3m, không
có đê bao bọc, mạng lưới kênh rạch chằng chịt Mùa lũ, nước ngập trên diệnrộng, có nơi ngập sâu tới 3m Việc bồi tụ hàng năm vẫn tiếp diễn, một số vùngtrũng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên chưa được bồi lấp xong.Mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm phèn,nhiễm mặn
b Đồng bằng ven biển miền Trung
Đồng bằng ven biển miền Trung do biển đóng vai trò chủ yếu trong sựhình thành đồng bằng Đây là một dải các đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát ven biểnmiền Trung và chân dãy Trường Sơn, với diện tích 15.000km2 Gồm các đồngbằng: Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi- Định, Phú-Khánh, NinhThuận-Bình Thuận Một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn như:đồng bằng Thanh Hoá (sông Mã – sông Chu),đồng bằng Nghệ An (sông Cả),đồng bằng Quảng Nam (hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn) Nhiều đồng bằngphân thành 3 dải: phía đông giáp biển với các cồn cát, đầm phá; giữa thấp,trũng; phía trong được bồi tụ thành đồng bằng Đất ở các đồng bằng nghèodinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa Các đồng bằng thường bị các nhánh núi đâmngang ra biển chia cắt
III Nhân tố ảnh hưởng đến địa hình nước ta.
Tất cả các dạng địa hình cùng với những đặc điểm hình thái, cấu trúckhác nhau trên lãnh thổ Việt Nam là kết quả của tác động tương hỗ giữa lịch
sử hình thành và phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp với các quá trình nộisinh( nội lực) và ngoại sinh( ngoại lực) trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa, tác động sâu sắc của biển, con người…
1 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất Đó là 1 quá trình lâu dài và phức tạp, chia làm ba giai đoạn chính: Giai đoạn Tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo với nhiều pha nâng lên và hạ xuống Mỗi giai đoạn đều đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta
Trang 12- Giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng banđầu của lãnh thổ nước ta
- Giai đoạn Cổ kiến tạo: Tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực bị chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích đã được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi: Caledoni, Hecxini ( đại cổ sinh); Indoxini, Kimeri( đại Trung sinh) Do vậy đến cuối đại Trung sinh, về cơ bản lãnh thổ nước ta được định hình
- Giai đoạn Tân kiến tạo: Ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpo – Himalaya bắt đầu từ kỷ Neogen cách đây 23 triệu năm, địa hình nước ta được nâng lên nhưng cường độ nâng không mạnh với nhiều chu kỳ nên địa hình nước ta được trẻ lại, chủ yếu là núi thấp và có cấu trúc đa dạng, phức tạp
2 Nội lực
* Nội lực là lực sinh ra ở bên trong trái đất do các nguồn năng lượng phátsinh trong lòng trái đất như: năng lượng phân hủy các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo trái đất theo quy luật trọng lực
* Nội lực: tác động đến địa hình nước ta thông qua các vận động kiến tạo
làm cho bề mặt địa hình nước ta được nâng cao, gồ ghề hơn Lãnh thổ nước ta được hình thành lâu dài, phức tạp với 3 giai đoạn kèm theo các vận động kiến tạo:
-Giai đoạn Tiền Cambri với các mảng nền cổ: Hoàng Liên Sơn, khối vòm sông Chảy, khiên Kom Tum có vai trò định hướng cho sự hình thành các vùng núi và quy định hướng núi chính của nước ta
+ Khu vực nào phát triển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì địa hình
có hướng vòng cung: Đông Bắc (với khối vòm Sông Chảy), Trường Sơn
Nam(với khối Kon Tum)
+ Khu vực nào phát triển trên nền cổ hướng Tây Bắc Đông Nam (khối Hoàng Liên Sơn, Cánh Cung Sông Mã, Puhoat) thì có hướng Tây Bắc Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc
- Giai đoạn Cổ kiến tạo: Tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực bị chìm ngập dưới biển trong các trầm tích đã được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi: Caledoni, Hecxini ( đại cổ sinh); Indoxini, Kimeri ( đại Trung sinh)
+ Các hoạt động uốn nếp và nâng lên ở nhiều nơi Trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn Sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kom Tum Ở Trung sinh, các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc và
Trang 13Bắc Trung Bộ, các dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc và các khối núi cao ởNam Trung Bộ.
+ Kèm theo các hoạt động uốn nếp, sụt võng là các đứt gãy, động đấtvới đá macma xâm nhập, phun trào như grannit, riolit Hiện tượng đứt gẫy hayhình thành ở những vùng đá cứng, quá trình dịch chuyển tách dãn làm cho cáclớp đá bị gẫy tạo ra các hẻm vực, thung lũng Nếu cường độ tách dãn yếu thìchỉ đủ làm cho đá bị nứt nẻ không dịch chuyển, tạo nên khe nứt Nhưng nếuquá trình dịch chuyển diễn ra với biên độ lớn, có một bộ phận trồi lên nhưngcũng có bộ phận bị sụt xuống, giữa hai đường đứt gẫy tạo nên các địa lũy, địahào Địa lũy nhiều khi cũng hình thành nên các dãy núi, tiêu biểu ở Việt Nam
là dãy Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy Hiện tượng tách dãncũng tạo điều kiện cho các dòng vật chất nóng chảy ở tầng Manti trào ra bịnguội lạnh tạo nên các vùng núi badan
Do vậy đến cuối đại Trung sinh, về cơ bản lãnh thổ nước ta đượcđịnh hình
-Giai đoạn Tân kiến tạo : Ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpo –Himalaya bắt đầu từ kỷ Neogen cách đây 23 triệu năm, địa hình nước ta đượcnâng lên nhưng cường độ nâng không mạnh với nhiều chu kỳ ( chỉ nâng mạnh
ở phía tây, tây bắc, nâng yếu hơn về phía đông, đông nam) nên địa hình nước tađược trẻ lại, chủ yếu là núi thấp và có cấu trúc đa dạng
+ Khu vực nâng lên mạnh thành những dãy núi cao như Tây Bắc – nơi địahình cao đồ sộ nhất nước ta với đỉnh Phan xi păng cao 3143m được coi là “ nócnhà Đông Dương”
+ Khu vực nâng lên yếu hơn thành các dãy núi trung bình như khu ĐôngBắc, các cao nguyên xếp tầng
+ Đồng thời tại các khu vực sụt lún diễn ra quá trình bồi lấp trầm tích hìnhthành các đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 14+ Trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa mưa và mùa khô rõ rệt
đã thúc đẩy quá trình xâm thực ở miền đồi núi mạnh hơn làm địa hình ở miền đồi núi nước ta càng thêm cắt xẻ, bào mòn
+ Tại những nơi miền núi bị mất lớp phủ thực vật, đất trơ sỏi đá khi có mưa lớn gây ra hiện tượng đất trượt đá lở làm cho địa hình miền núi nước ta có
độ chia cắt càng lớn
+ Vùng núi đá vôi quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh (Phong hóa hóa hóa học là quá trình phá hủy đá làm biến đổi thành phần, tính chất hóahọc của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những khoáng chất hòa tan trong nước) Quá trình này thường tạo nên các dạng địa hình cacxtơ như cacxtơ trên mặt; cacxtơ địa hình âm( Caren, thung lũng cacxtơ, máng cacxtơ, cánh đồng cacxtơ, giếng cacxtơ, tháp cacxtơ, nón cacxtơ…); các dạng địa hình cacxtơ ngầm tiêu biểu là hang động Ở nước ta quá trình này diễn ra mạnh ở các vùng núi đá vôi nơi có nhiều các hang động thạch nhũ hìnhthành các địa hình Karst với những hang động độc đáo: Phong Nha, Tam Thanh, Nhị Thanh
+ Dưới tác dụng của dòng chảy sông ngòi, các vật liệu cát bùn được vậnchuyển từ miền núi về những vùng trũng thấp hình thành các đồng bằng châu thổ rộng lớn: đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt cao, ẩm lớn làm cho sinh vật nhiệt đới phát triển, quá trình phong hóa sinh học phá hủy các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ học vừa bị phá hủy về mặt hóa học Chính thảm thực vật đã hạn chế tác động của ngoại lực lên bề mặt địahình nước ta
3.2 Vị trí địa lý giáp biển
Vị trí nước ta 3 mặt giáp biển với vùng biển nhiệt đới ấm, rộng gấp 3 lầndiện tích đất liền nên quá trình xâm thực do sóng biển tạo các vịnh và mũi đất nhô ra biển Mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như hàm ếch, nền mài mòn Tác động bồi tụ của sóng biển tạo ra các bãi cát; là một trong các nhân tố góp phần tạo nên địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung
3.3 Con người.
Ngoài các tác nhân kể trên, trong quá trình sống, con người cũng đã vàđang tham gia tích cực vào làm thay đổi địa hình bề mặt trái đất như: xẻ núi
Trang 15làm đường, xây hồ đắp đập hay san lấp vùng trũng phục vụ cho các công trìnhdân sinh, sản xuất
IV Ảnh hưởng của địa hình với các thành phần tự nhiên khác
Địa hình có ảnh hưởng đến nhiều thành phần tự nhiên khác Địa hình ảnhhưởng mạnh đến khí hậu (cả 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, mưa), đến sông ngòi (mạnglưới, tốc độ dòng chảy, hướng chảy), đến quá trình hình thành đất thông quaphân phối lại yếu tố nhiệt ẩm của khí hậu và ảnh hưởng đến sự phân bố của sinhvật, cảnh quan
1 Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu nước ta
* Hướng nghiêng Tây bắc – Đông nam của địa hình tạo điều kiện chobiển có thể tác động sâu vào trong lục địa, khiến tính lục địa của khí hậu ở khuvực phía Tây nước ta không rõ, khí hậu nước ta mang tính chất hải dương điềuhoà hơn các nước khác cùng vĩ độ về phía tây
* Độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu
- Địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp( địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích) nên bảo toàn tính nhiệt đớicủa khí hậu nước ta
- Địa hình có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao: núi thấp dưới 1000 m chiếmtrên 60%, núi trung bình chiếm 14 %, núi cao trên 2000 m chiếm 1% diện tíchnên khí hậu, các yếu tố khí hậu: nhiệt, mưa, áp thay đổi theo độ cao địa hình
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m thì nhiệt độ giảm0,60C) Ví dụ, qua biểu đồ nhiệt độ trung bình năm ta thấy vùng núi thấp đôngbắc nền nhiệt độ từ 200C đến 240C trong khi ở một số vùng núi cao Tây Bắcnhiệt độ trung bình năm chỉ đạt dưới 180C.Nền nhiệt độ trung bình năm ởDuyên hải Nam Trung Bộ trên 240C thì ở Tây Nguyên (trên các cao nguyên)chỉ đạt dưới 180C
+ Càng lên cao, lượng mưa càng tăng So sánh hai trạm khí hậu NhaTrang (từ 0 đến 50m), Đà Lạt (1000 đến 1500m) ta thấy: Nha Trang lượng mưatrung bình năm từ 800-1600mm, còn Đà Lạt lượng mưa trung bình năm từ1600- 2000 mm
+ Do sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa theo độ cao nên nước ta hình thành
ba vành đai khí hậu từ thấp lên cao:
Trang 16Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 – 700m ở miền Bắc, dưới 900 – 1000m
ở miền Nam): Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trungbình năm trên 200C, mùa hạ trên 250C, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô hạn đến
ẩm ướt
Đai cận nhiệt đới gió mùa (tiếp theo đến 2600m) : Khí hậu mang tínhchất cận nhiệt đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, không có thángnào trên 250C Mưa nhiều hơn
Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m) chỉ có ở Hoàng Liên Sơn,quanh năm rét với nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C
* Hướng núi:
- Hướng vòng cung
+ Hướng vòng cung của 4 cánh cung ở vùng núi Đông Bắc tạo điều kiệnhút gió mùa Đông Bắc tràn sâu vào lãnh thổ nước ta nên Đông Bắc và Đồngbằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, mùa đông đến sớm, kết thúcmuộn
+ Hướng vòng cung của dãy Trường Sơn Nam tạo ra sự đối lập về mùamưa – mùa khô giữa 2 sườn: Sườn đông (vùng khí hậu Nam Trung Bộ) mùamưa lệch về thu đông, mùa hạ khô nóng (Nha Trang, Đà Nẵng mùa mưa từtháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8) Còn sườn Tây (Vùngkhí hậu Tây Nguyên) mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11đến tháng 4
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn có hướng Tây Bắc – Đông Nam ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc sang phía Tây làm cho khí hậu phân hóa rõ rệt theo chiều Tây Đông: Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh nhất cả nước mùa đông đến sớm, kết thúc muộn ( Lạng Sơn có 6 tháng lạnh nhiệt độ dưới 200c) trong khi Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa, mùa đông đến muộn, kết thúc sớm ( Điện Biên có 4 tháng nhiệt độ dưới 200 )
+ Dãy Trường Sơn Bắc, các dãy núi trung bình sát biên giới Việt Lào ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam ( từ vịnh Bengan) tạo nên hiệu ứng phơn sâu sắc cho Duyên hải miền Trung, thậm chí có khi mạnh có thể ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Hồng và phía Nam Tây Bắc
Trang 17- Hướng gần như Tây – Đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam nên khí hậu nước ta phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc Nam
+ Phần lãnh thổ phía Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm trên 20 0C, có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 18 0 C, biên độ nhiệt năm lớn
+ Phần lãnh thổ phía Nam: khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa,nắng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nàonhiệt độ dưới 200C, biên độ nhiệt năm nhỏ
- Hướng sườn:
+ Các địa phương ở sườn đón gió thì mưa nhiều, sườn khuất gió thì mưa
ít tạo thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít điển hình (Ví dụ: so sánh MóngCái với Lạng Sơn )
+ Hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa sẽ rất thấp, ví dụkhu vực cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) lượng mưa thấp nhất cảnước (dưới 800mm)
2 Ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi nước ta:
* Hướng địa hình (hướng núi hay hướng nghiêng địa hình) qui địnhhướng các dòng chảy, địa hình nước ta có 2 hướng chính Tây Bắc Đông Nam vàhướng vòng cung nên sông ngòi nước ta cũng chảy theo 2 hướng chính đó.Trong 9 hệ thống sông lớn có đến 5 hệ thống sông chảy theo hướng Tây BắcĐông Nam (hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã, Cả, Ba, Cửu Long);các sông chảy theo hướng vòng cung chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc như sôngCầu, sông Thương, sông Lục Nam
Ngoài ra, hướng địa hình còn ảnh hưởng đến chế độ nước sông thông quakhí hậu
*Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, trắc diện dọc của