1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KIẾN THỨC cơ bản và các DẠNG câu hỏi về yếu tố NHIỆT độ của KHÍ hậu VIỆT NAM TRONG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI QUỐC GIA

23 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 216 KB

Nội dung

Chuyên đề: “Kiến thức cơ bản và các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của khí hậu Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” đi sâu phân tích các kiến thức liên quan đến nhiệt độ của

Trang 1

KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ YẾU

TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG BỒI

DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích của đề tài 2

3 Nhiệm vụ của đề tài 3

4 Phạm vi và giá trị nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 4

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM 4

1 Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta 4

1.1 Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao 4

1.2 Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá đa dạng 5

1.3 Chế độ nhiệt của nước ta có tính chất thất thường 8

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta 8

2.1 Vị trí địa lí 8

2.2 Hoàn lưu khí quyển 9

2.3 Địa hình 10

3 Mối quan hệ giữa nhiệt độ với các thành phần tự nhiên khác 11

3.1 Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi 11

3.2 Nhiệt độ ảnh hưởng đến khí áp 11

3.3 Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh vật và sự hình thành đất 12

4 Thuận lợi và khó khăn do chế độ nhiệt mang lại 12

4.1 Thuận lợi 12

4.2 Khó khăn 13

5 Diễn biến của chế độ nhiệt nước ta trong những năm gần đây 13

PHẦN 2: CÁC DẠNG CÂU HỎI VÊ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM 15

1 Dạng 1: Câu hỏi với bảng số liệu 15

2 Dạng 2: Câu hỏi với Atlat Địa lí Việt Nam 17

3 Dạng 3: Câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích… 19

4 Dạng 4: Câu hỏi tính toán 21

PHẦN KẾT LUẬN 22

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong chương trình thi học sinh giỏi quốc gia, nội dung địa lí tự nhiên baogồm địa lí tự nhiên đại cương và địa lí tự nhiên Việt Nam được đánh giá là phầnkiến thức hay và khó Để làm tốt các câu hỏi này học sinh phải nắm vững kiến thức

cơ bản, phải tư duy lô gic, nhạy bén và sáng tạo Khí hậu là thành phần tự nhiênphức tạp chịu tác động của nhiều nhân tố và khí hậu có mối quan hệ qua lại với cácthành phần tự nhiên khác Đây là phần kiến thức tự nhiên được lựa chọn đưa vàocác câu hỏi của đề thi quốc gia nhiều nhất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Vì vậyvới nội dung kiến thức này, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc giathường đầu tư thời gian nhiều hơn, tìm tòi, tư duy để có được kiến thức chính xác,phong phú và cách truyền đạt phương pháp làm bài mang lại hiệu quả tối đa chohọc sinh Trong giới hạn của chuyên đề, yếu tố nhiệt độ – một trong các yếu tố

quan trọng của khí hậu được lựa chọn làm nội dung trình bày Chuyên đề: “Kiến thức cơ bản và các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của khí hậu Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” đi sâu phân tích các kiến thức liên quan

đến nhiệt độ của khí hậu Việt Nam chương trình Địa lí lớp 12 trên cơ sở kế thừacác kiến thức về nhiệt độ của phần địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình địa

lí lớp 10, chuyên đề hệ thống một số dạng câu hỏi trong các đề thi học sinh giỏiquốc gia và một số vấn đề có liên quan đến nhiệt độ đang diễn ra ở Việt Nam vàtrên thế giới hiện nay Với nội dung như vậy, chuyên đề là tài liệu sử dụng của tácgiả trong quá trình giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho những giáo viên quantâm đến vấn đề này

2 Mục đích của đề tài

- Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về nhiệt độ của khí hậu Việt Nam phục

vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác, đầy đủ và khoa học

- Giới thiệu các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của Việt Nam trong các đềthi học sinh giỏi quốc gia và quá trình tập huấn đội tuyển

- Liên hệ với các diễn biến về nhiệt độ ở Việt Nam và trên thế giới trongnhững năm gần đây

3 Nhiệm vụ của đề tài

Trang 4

- Xây dựng hệ thống kiến thức về yếu tố nhiệt độ: đặc điểm chung của nhiệt

độ, các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ, mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên khác,thuận lợi và khó khăn của chế độ nhiệt mang lại…

- Hệ thống các dạng câu hỏi và cách hướng dẫn học sinh tư duy, trả lời cáccâu hỏi nhanh và hiệu quả

- Liên hệ thực tiễn sự thay đổi về nhiệt độ trong thời gian gần đây

4 Phạm vi và giá trị nghiên cứu

* Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lílớp 12 nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và nộidung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây

- Các vấn đề thực tiễn về nhiệt độ đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam và trênthế giới

* Giá trị nghiên cứu:

- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡnghọc sinh giỏi môn Địa lí

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM

Việc nắm kiến thức cơ bản là nền tẳng vững chắc cho tư duy và cơ sở chothăng hoa sáng tạo nên trong quá trình làm bài thi học sinh giỏi yêu cầu đầu tiên làhọc sinh cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức cơ bản đầy đủ, chính xác và đượcsắp xếp một cách khoa học Trước hết, chuyên đề trình bày một cách hệ thống kiếnthức cơ bản về yếu tố nhiệt độ trong khí hậu Việt Nam, đây là kiến thức nền tảnggiúp học sinh giải quyết các câu hỏi về chế độ nhiệt

1 Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta

Chế độ nhiệt nước ta phản ánh tác động của bức xạ và nắng, của hoàn lưu giómùa và gió tín phong cũng như của địa hình Do đó, ngoài đặc điểm chung của chế

độ nhiệt khu vực khí hậu nhiệt đới, chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá đa dạng vàcòn mang tính thất thường của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa

1.1 Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao

Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình trên 200C, chỉ có một bộphận vùng núi cao có nền nhiệt độ dưới 200C Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ vàNam Bộ của nước ta nhiệt độ trung bình năm trên 250C vượt quá tiêu chuẩn nhiệtđới nhiều Với nền nhiệt độ cao như vậy cho phép nước ta phát triển nền nôngnghiệp nhiệt đới với các cây trồng đòi hỏi lượng nhiệt và lượng bức xạ lớn

B ng 1.1 Nhi t ảng 1.1 Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm ệt độ trung bình năm của các địa điểm độ trung bình năm của các địa điểm trung bình n m c a các ăm của các địa điểm ủa các địa điểm địa điểm đ ểma i m

Trang 6

1.2 Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá đa dạng

1.2.1 Nhiệt độ phân hoá theo thời gian

Quan sát Atlat so sánh nền nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 hoặcđường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu ta thấy sự chênh lệch Tháng 1 hầuhết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 240C, trong khi tháng 7, hầu hết lãnhthổ nước ta có nhiệt độ trên 240C

Để theo dõi chi tiết sự phân hoá theo mùa của nhiệt độ, có thế phân biệt cáctháng rất nóng (trên 250C), tháng nóng (trên 200C), tháng lạnh vừa (dưới 200C), lạnh(dưới 180C), rét (dưới 150C), rất rét (dưới 100C) Sự phân hoá theo mùa rõ nhất ở khuvực phía Bắc Khu vực miền núi phía Bắc mùa đông rét và rất rét, mùa hạ nóng vàlạnh vừa Khu vực đồng bằng Bắc Bộ mùa đông lạnh, mùa hạ rất nóng Từ Đà Nẵngtrở vào Bình Thuận không có tháng nào dưới 200C coi như không có mùa đôngnhưng vẫn có sự phân hoá nhiệt độ theo mùa giữa các tháng Từ tháng 11 đến tháng 2

là các tháng nóng, từ tháng 3 đến tháng 10 là các tháng rất nóng Khu vực Nam Bộquanh năm nhiệt độ trên 250C hầu như không có sự dao động nhiệt độ theo mùa

B ng 1.2 Nhi t ảng 1.1 Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm ệt độ trung bình năm của các địa điểm độ trung bình năm của các địa điểm trung bình tháng 1 v tháng 7 các a i mà tháng 7 ở các địa điểm ở các địa điểm địa điểm đ ểm

1.2.2 Nhiệt độ phân hoá theo chiều Bắc – Nam (theo vĩ độ)

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Quan sát bảng1.1) Tại Lạng Sơn nhiệt độ trung bình năm là 21,20C đến Cà Mau nhiệt độ đạt 27,6

0C nhu vậy chênh lệch nhiệt độ giữa hai địa điểm là 6,40C Theo đó tổng nhiệt độnăm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam: Phía Bắc đèo Hải Vân nhiệt độ trên dưới

80000C/năm Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tổng nhiệt độ trên 90000C, Nam Bộkhoảng 100000C

- Nhiệt độ tháng thấp nhất tăng dần từ Bắc vào Nam (Quan sát bảng1.2) Chênh lệch nhiệt độ tháng thấp nhất giữa các địa điểm theo chiều Bắc – Nam

Trang 7

là rất lớn chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm nền nhiệt độ của cácđiểm phía Bắc giảm mạnh Chênh lệch nhiệt độ giữa Sa Pa và TP Hồ Chí Minhtrong tháng 1 là 17,30C Trong khi đó nhiệt độ tháng 7 không có xu hướng tăng dầntheo chiểu Bắc – Nam mà miền Bắc và miền Nam nhiệt độ thấp hơn khu vực duyênhải miền Trung chủ yếu do hoạt động của gió phơn ở khu vực duyên hải miềnTrung Chênh lệch nhiệt độ giữa Sa Pa và TP Hồ Chí Minh trong tháng 7 là 7,60C,

so với tháng 1 thì mức độ chênh nhiệt độ này là rất ít Nhiệt độ tối thấp của các địađiểm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam

- Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ Bắc vàoNam Do ảnh hưởng của các nhân tố như vị trí địa lí và hoàn lưu khí quyển mànhiệt độ tháng 1 của các địa điểm theo chiều Bắc – Nam khác nhau rất nhiều nênbiên độ nhiệt có sự khác biệt Khu vực miền Bắc có nhiệt độ tháng 1 rất thấp so vớinhiệt độ trung bình nên có biên độ nhiệt năm lớn Đặc biệt những điểm chịu ảnhhưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc thì nhiệt độ tối thấp là rất nhỏ làm cho biên

độ nhiệt tối thấp lên tới hơn 400C như Lạng Sơn hay Hà Nội…

Bảng 1.3 Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối các a i mđịa điểm đ ểmĐịa điểm Biên độ nhiệt trung bình năm (0C) Biên độ nhiệt tuyệt đối (0C)

1.2.3 Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình

Địa hình nước ta có sự phân hoá phức tạp theo độ cao, càng lên cao khôngkhí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh, khả năng giữ nhiệt của không khí kémlàm cho nhiệt độ giảm Địa hình nước ta có 75% là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấpdưới 1000m, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, chính vì vậy nhiệt độ giữa đồngbằng và miền núi có sự chênh lệch và nhiệt độ giữa các vùng núi cũng khác nhau

Sự phân hoá nhiệt độ diễn ra ở khu vực đồng bằng độ cao thấp có nhiệt độ cao hơnkhu vực miền núi cùng vĩ độ Nha Trang có vĩ độ 12016’B và Đà Lạt có vĩ độ

11056’B nhưng nhiệt độ chênh nhau rất lớn 80C lần lượt là 26,30C và 18,30C Nhiệt

độ miền núi phía Bắc thấp hơn miền núi phía Nam có cùng độ cao Sa Pa và Đà Lạt

có độ cao không chênh nhau quá nhiều lần lượt là: 1570m và 1513m nhưng nhiệt độ

Trang 8

chênh nhau tới 3,10C lần lượt là 15,20C và 18,30C Nguyên nhân chủ yếu là do miềnbắc nhiệt độ khu vực miền núi không chỉ giảm do ảnh hưởng của độ cao mà còn doảnh hưởng của gió mùa đông bắc Khu vực miền núi ở miền Nam không chịu ảnhhưởng mạnh của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên nhiệt độ chỉ giảm do ảnhhưởng của độ cao.

B ng 1.4 Nhi t ảng 1.1 Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm ệt độ trung bình năm của các địa điểm độ trung bình năm của các địa điểm trung bình n m m t s ăm của các địa điểm ộ trung bình năm của các địa điểm ố địa điểm địa điểm đ ểma i m

1.2.4 Nhiệt độ phân hoá theo hướng sườn

Sự phân hoá nhiệt độ theo hướng sườn biểu hiện không rõ nét trên toàn lãnhthổ Hiện tượng này chỉ biểu hiện ở những khu vực địa hình cao và khu vực chịuảnh hưởng mạnh của các loại gió theo mùa Đối với gió mùa đông bắc, khu vực đóngió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của khối không khí lạnh, nền nhiệt độ hạ thấp hơnnhiều so với khu vực khuất gió như khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Khi gió mùađông bắc đầu mùa hoạt động còn yếu nhưng vẫn làm nhiệt độ khu vực Đông Bắcgiảm nhưng khi gặp dãy Hoàng Liên Sơn vuông góc với hướng gió, gió không vượtqua được hoặc đã bị biến tính nên khu vực Tây Bắc nhiệt độ vẫn chưa hạ rõ nét Chỉvào giữa mùa đông khi gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, vượt dãy Hoàng LiênSơn làm cho nhiệt độ khu vực này hạ thấp Cuối mùa gió đông bắc hiện tượng diễn

ra như đầu mùa Chính vì vậy hai bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn, khu vực Tây Bắcmùa đông đến muộn, kết thúc sớm và không lạnh lắm, khu vực Đông Bắc mùađông đến sớm và kết thúc muộn, nhiệt độ thấp Đối với gió mùa Tây Nam, khu vựckhuất gió diễn ra hiện tượng gió vượt núi (hiện tượng phơn) nên có nền nhiệt độ caohơn so với khu vực đón gió

Trang 9

1.3 Chế độ nhiệt của nước ta có tính chất thất thường

Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá theo mùa nhưng không ổn định, có nămrét sớm, có năm rét muộn, có năm thời gian rét kéo dài gây nên các hiện tượng thờitiết cực đoan khác Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc,nơi mà gió mùa đông Bắc đã mang lại không khí lạnh từ vùng ôn đới xuống Cường

độ thất thường thể hiện qua sự dao động của nhiệt độ năm lạnh nhất và năm nóngnhất so với giá trị trung bình Nhiệt độ tháng 1 là tháng lạnh nhất của miền Bắc cóthể nóng hoặc lạnh hơn so với giá trị trung bình nhiều năm từ 3 đến 60C Ở LạngSơn, nhiệt độ trung bình của tháng 1 các năm khoảng 13,70C, nhưng năm rét nhất(1930) chỉ có 7,80C lạnh hơn tới 5,90C, đến năm 1950 nhiệt độ tháng 1 là 17,90Cnóng hơn mức trung bình 4,20C Càng xuống phía Nam thì sự dao động mùa lạnhcàng nhỏ đi cùng với sự suy yếu của gió mùa đông bắc Ở Đồng Hới sự dao độngnhiệt độ lần lượt là -2,90C và +4,20C so với giá trị trung bình Trong mùa nóng, sựđồng nhất về tính chất của các khối không khí hoạt động trên lãnh thổ đã san bằng

sự chênh lệch nói trên nên mức dao động nhiệt độ của tháng 7, tháng nóng nhấttrong mùa hạ ít hơn chỉ từ 1-20C

Sự thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở thời điểm bắt đầu và kết thúccủa mùa nóng và mùa lạnh Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông khá ổn định, thời gianbắt đầu và kết thúc mùa lạnh chỉ dao động từ 12-20 ngày nhưng càng xuống phía sựdao động về ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh càng mạnh Khu vực Bắc Trung Bộmức dao động này khoảng 30-40 ngày Sự thất thường trong chế độ nhiệt có ảnhhưởng tới hoạt động sinh hoạt và sản xuất nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta

2.1 Vị trí địa lí

Vị trí địa lí quyết định lượng bức xạ và nắng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp vàquan trọng đến đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta Vị trí địa lí trên đất liền củanước ta, với điểm cực Bắc sát chí tuyến Bắc và điểm cực Nam cách xích đạo không

xa đã khiến cho khắp mọi nơi trên lãnh thổ có 2 ngày mặt trời lên thiên đỉnh trongmột năm Vị trí nội chí truyến khiến cho mặt trời luôn đứng cao trên đường chântrời, chính vì vậy lượng bức xạ mặt trời và số giờ nắng trong năm ở nước ta rất cao,

Trang 10

cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm đạt tiêu chuẩn chí tuyến và cận xích đạo.

Do lãnh thổ kéo dài dẫn đến sự khác nhau trong chế độ nhiệt giữa khu vực phía Bắc

và phía Nam Bức xạ tổng cộng cũng như cân bằng bức xạ cao dần từ bắc vào nam,bước nhảy là sau vĩ tuyến 160B qua đèo Hải Vân Phía Bắc khoảng 110-140kcal/cm2/năm, phía Nam từ 140-160 kcal/cm2/năm nên nhiệt độ trung bình nămcũng tăng dần từ Bắc vào Nam Càng đi về phía Bắc khoảng cách giữa 2 lần mặttrời lên thiên đỉnh càng lớn, càng đi về phía Nam khoảng cách đó càng lớn làm chohai lần nhiệt độ cực đại ở phía Bắc sít lại gần nhau và chập thành một với thángnóng nhất là tháng VI-VII, tháng lạnh nhất là tháng XII-I Như vậy miền Bắc cómột cực đại và một cực tiểu Ở miền Nam chế độ nhiệt có 2 lần cực đại và 2 lần cựctiểu, cực đại tuyệt đối là tháng IV và cực đại tương đối vào tháng VIII, cực tiểutuyệt đối vào tháng XII và cực tiểu tương đối vào tháng VI

Số giờ nắng ở nước ta cũng biền động mạnh Miền Bắc khoảng 1400-2000 giờ/năm, miền Nam từ 2000-3000 giờ/năm Do ảnh hưởng của vị trí địa lí nên nước ta

có chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm Ngày dài nhất và ngắn nhất tại ĐồngVăn chênh nhau 2 giờ 37 phút, tại Cà Mau chỉ chênh nhau 1 giờ 10 phút

2.2 Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển là nhân tố ảnh hưởng quan trọng làm thay đổi rõ nét chế

độ nhiệt của khu vực phía Bắc, làm tính địa đới trong chế độ nhiệt của khu vực phíaBắc bị thay đổi mạnh mẽ trong mùa đông Do vị trí đặc biệt của mình, Việt Nam đãchịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa, không ở đâu trong khu vực Đông Nam Ágió mùa đông bắc lạnh khô tràn xa xuống phía nam như thế và cũng không ở đâugió mùa tây nam nóng ẩm lại tiến mạnh lên phía Bắc như vậy

Vào tháng I tiêu biểu cho mùa gió đông bắc Giữa mùa đông, cao áp Xibiamạnh nhất và ở gần Đông Nam Á nhất trong năm, khối không khí lạnh từ cao ápXibia tràn về đã làm cho nền nhiệt độ của miền Bắc giảm mạnh nhất là khu vực đóngió là miền núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng Khu vực đồi núi Đông Bắc cóđịa hình tương đối thấp nhưng có hướng núi vòng cung, mở ra ở phía bắc và chụmđầu ở dãy Tam Đảo, vì vậy khi gió mùa đông bắc thổi khối không khí lạnh từ áp

Trang 11

cao Xibia về thì hệ thống núi đông bắc như cửa ngõ hút gió làm nhiệt độ khu vựcmiền núi phía Bắc nhiệt độ xuống rất thấp Trước mỗi đợt gió mùa đông bắc về thờitiết thường có mưa nhỏ Gió mùa đông bắc càng di chuyển về phía Nam càng bịbiến tính và bị cản do các bức chắn địa hình nên ảnh hưởng càng ít đi Khu vực BắcTrung Bộ chỉ có 1-2 tháng lanh Từ sau đèo Hải Vân khối không khí lạnh này hầunhư không ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khu vực phía Nam.

Tháng V-VI, khi gió Tây Nam đầu mùa hoạt động đã gây hiện tượng phơn ởkhu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ làm nhiệt độ khu vựcnày tăng mạnh, nhiệt độ trung bình tháng cao hơn hẳn khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ.Gió Tây Nam đầu mùa này có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương (vịnhBengan) thổi về nước ta, do áp cao không quá mạnh và gió di chuyển quãng đườngngắn, di chuyển qua diện tích lục địa lớn trước khi đến nước ta nên tầng không khícòn mỏng, độ ẩm thấp Gió Tây Nam không vượt qua được các bức chắn địa hình làdãy Trường Sơn và hệ thống núi trung bình ở biên giới Việt Lào gây hiện tượngphơn cho Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Tháng VII, VIII hiện tượng phơn giảm dần vàđến tháng IX thì chấm dứt ở khu vực miền Trung từ tháng X nhiệt độ khu vực nàylại tuân theo quy luật tăng dần từ Bắc vào Nam

Như vậy, hoàn lưu khí quyển góp phần tạo ra những khác biệt trong chế độnhiệt trên bức tranh nhiệt độ chung do ảnh hưởng của vị trí địa lí

2.3 Địa hình

Cũng giống như hoàn lưu khí quyển, địa hình cũng là nhân tố phá vỡ tính địađới trong chế độ nhiệt ở một số khu vực Càng lên cao nhiệt độ càng giảm do khôngkhí loãng nên bức xạ nhiệt của Trái đất mất đi càng nhiều Cứ lên cao 100m nhiệt

độ giảm đi 0,60C nên những khu vực địa hình cao nhiệt độ thấp hơn những khu vựcđịa hình thấp có cùng vĩ độ như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên

Hướng của địa hình cũng ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nơi đón gió và khuấtgió Khu vực đón gió mùa đông bắc thì nhiệt độ thấp hơn khu vực khuất gió Khuvực khuất gió mùa Tây Nam thì nhiệt độ tăng cao rõ rệt Điều này đã dẫn đến sựphân hoá nhiệt độ theo hướng sườn ở một số nơi

Ngày đăng: 24/04/2017, 01:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w