Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuế quảng cáo… Phân
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Hà Nhi
Lớp : DH25KT01
Khóa học : 25
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hằng Nga
Trang 2TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 - 2013
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế phát triển ngày càng năng động, đi theo đó là sự toàn cầu hóa mạnh mẽ
đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt Điều này khiến cho mỗi doanh nghiệpmuốn tồn tại phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và quan trọng nhất là sự thíchứng nhanh với những thay đổi của nền kinh tế, nhất là trong thời kì khó khăn, trì trệ
Do đó, bản thân doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống thu thập vàphân tích thông tin kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo phản ánh được những động tháimới nhất của thị trường Với bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc thu thập và kiểmsoát thông tin chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầucủa các doanh nghiệp Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống thông tin chi phí hiệu quả
và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp không hề đơn giản Vìvậy công tác thiết kế và vận hành mô hình kế toán chi phí sản xuất trong doanhnghiệp là vấn đề hết sức quan trọng
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã nêu trên kết hợp với thời gian tìm hiểu tại
Nhà máy Bia Dung Quất, em đã chọn đề tài "Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy Bia Dung Quất " làm đề tài báo cáo
Chuyên đề gồm có ba phần:
Phần 1 Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất
Phần 2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy Bia Dung Quất Phần 3 Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy Bia Dung Quất.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mớinhất Tuy nhiên đây là một đề tài rộng và khá phức tạp, nhận thức bản thân cònmang nặng tính lý thuyết nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em mongnhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để nhận thức của em về vấn đề nàyđược hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hằng Nga và tập thể cán bộ phòngTài Chính – Kế toán Nhà máy Bia Dung Quất đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
TP.HCM, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Đặng Thị Hà Nhi
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT
1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau Chi phí có thể nhìnnhận là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa màdoanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Hoặcchi phí là giá trị của một nguồn lực bị tiêu hao trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa tổ chức để đạt được một mục đích nào đó Bản chất của chi phí là phải mất đi
để đổi lấy một kết quả Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng,
…hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được cung ứng,…
Những quan điểm trên có thể khác nhau về hình thức thể hiện nhưng tất cả đều thừanhận chung một vấn đề: “chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phảiphát sinh gắn liền với mục đích kinh doanh”(Huỳnh Lợi, 2012, trang 28)
1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Chi phí vật liệu: là toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùngthay thế, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động sản xuất trongdoanh nghiệp
Chi phí nhân công: toàn bộ chi phí tiền lương phải trả cho người lao động vàcác khoản trích theo lương
Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ trong lĩnh vực sảnxuất như máy móc thiết bị sản xuất, các tài sản cố định khác dùng chung ở phân xưởng và các bộ phận của toàn doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là những chi phí trả cho các đơn vị bên ngoài vềcác lao vụ, dịch vụ mà các đơn vị này cung cấp cho doanh nghiệp phục vụcho sản xuất
Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuế quảng cáo…
Phân loại theo chức năng hoạt động
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí các loại nguyên vật liệu xuấtdùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất và các khoản trích theo lương
Chi phí sản xuất chung: đây là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng
để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất
Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêuthụ sản phẩm
Trang 6 Chí phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho côngtác quản lý chung của doanh nghiệp
Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm
(đối với doanh nghiệp sản xuất) hay quá trình mua hàng hóa về để bán ra(đối với doanh nghiệp thương mại) Nếu sản phẩm, hàng hóa chưa được bán
ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành (trị giá vốn) của hàng tồn khotrên Bảng cân đối kế toán Nếu sản phẩm, hàng hóa được bán ra thì chi phísản phẩm sẽ trở thành "giá vốn hàng bán" trong Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh
Chi phí thời kỳ: Là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, những chi
phí này gắn liền với doanh thu bán ra trong kỳ kế toán Nó không tạo nên giátrị của hàng tồn kho mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà nóphát sinh Đây cũng là những chi phí cấu thành nên giá thành toàn bộ của sảnphẩm tiêu thụ Theo hệ thống kế toán hiện hành chi phí thời kỳ bao gồm: chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chiathành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp với một đốitượng chịu chi phí Những chi phí này có thể căn cứ vào số liệu từ các chứng
từ gốc để ghi trực tiếp
Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượngchịu chi phí, do vậy cần phải tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đốitượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý
Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Trường hợp này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: Chi phí biến đổi, chiphí cố định và chi phí hỗn hợp
Chi phí biến đổi (biến phí): là những loại chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệthuận với sự thay đổi của khối lượng hoạt động Về mặt lý thuyết, sự biếnđộng của chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động có thể xảy rahai trường hợp:
- Tổng biến phí tỷ lệ thuận trực tiếp với khối lượng hoạt động thực hiện,còn biến phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì khôngthay đổi Biến phí trong trường hợp này gọi là biến phí tuyến tính
- Tổng biến phí không thay đổi liên tục so với sự thay đổi của khối lượnghoạt động Mức độ hoạt động phải vượt qua một ngưỡng nhất định mớidẫn đến sự thay đổi về chi phí Biến phí này gọi là biến phí cấp bậc
Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi
có sự thay đổi về khối lượng hoạt động trong phạm vi phù hợp Có hai loạiđịnh phí sau:
Trang 7- Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cáchnhanh chóng vì chúng liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức
cơ bản của một doanh nghiệp Định phí bắt buộc không thể tùy tiện cắtgiảm, dù chỉ là một thời gian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trìnhsinh lợi và mục đích lâu dài của doanh nghiệp
- Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): là các định phí có thể đượcthay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanhnghiệp (ví dụ: chi phí quảng cáo, )
Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố bất biến vàkhả biến (như chi phí điện thoại,…) Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạchkiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, các nhà quản trị doanh nghiệp cầnphải phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí Các phương phápdùng để phân tích chi phí hỗn hợp là phương pháp cực đại, cực tiểu; phươngpháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán
Đây là cách phân loại đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ cho các nhà quản trịdoanh nghiệp hoạch định, kiểm tra và ra quyết định.Cách phân loại này quan tâmtới cách ứng xử của chi phí mà dựa vào đó để nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí -khối lượng - lợi nhuận Việc phân biệt định phí và biến phí giúp cho nhà quản trịxác định đúng phương hướng để nâng cao hiệu quả sản xuất:
Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng biến phí và biến phíđơn vị
Đối với định phí: Cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của định phí trong sảnxuất kinh doanh
Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định
Căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định ở các cấp, chi phí sản xuất được chia thànhchi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản lý là chi phí thuộc phạm vi,quyền hạn ra quyết định của lãnh đạo cấp đó
Chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý là chi phí mà cấp đó không
có thẩm quyền ra quyết định
Tóm lại: Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí nhằm đáp ứng yêu cầucung cấp thông tin trong quản trị kinh doanh, song về mặt ghi chép kế toán chỉ cóthể ghi chép hệ thống hoá thông tin về chi phí theo một cách phân loại mà thôi Vìvậy cần phải phân loại chi phí sản xuất sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh và đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc quản lý của nhà lãnh đạo
2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị cần phải xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn tập hợp chi phí, cụ thể hơn là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu
Trang 8chi phí làm căn cứ cho việc kiểm soát và tập hợp chi phí sản xuất Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải dựa vào các yếu tố như sau:
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (Ví dụ: đối với sản xuất giản đơn,đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, toàn bộ quá trình sảnxuất, nhóm sản phẩm; đối với sản xuất phức tạp, đối tượng kế toán chi phísản xuất có thể là bộ phận, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất,…)
Loại hình sản xuất (Ví dụ: đối với sản phẩm đơn chiếc và sản xuất hàng loạtvới khối lượng nhỏ, đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt;đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình côngnghệ sản xuất mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm,nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ…)
Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên cân nhắc những yếu tố như: yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp; yêu cầu
tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành; khả năng, trình độ quản lý nóichung và hạch toán nói riêng của đội ngũ nhân viên,…
Việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng đã xác định là cơ sở quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất: dựa vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
đã xác định, doanh nghiệp có thể vận dụng các phương pháp kế toán chi phí sảnxuất sau:
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm, sản phẩm
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phân xưởng
2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp hoặc hệ thống các phươngpháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố vàkhoản mục trong phạm vi giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí
Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đốitượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầucho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chiphí có liên quan
Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đếnnhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng cần tính giá, không thểtập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thứchợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan Độ tin cậy củathông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu thức phân bổ được lựa chọn
Trang 92.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán chi phí vật liệu trực tiếp
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ
Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh vượt mức bình thường được kết chuyển vào TK 632- Giá vốn hàng bán
-Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc vào TK 631- Giá thành sản phẩm
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phítrực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ vào cácchứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất.Trường hợp cần phải phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là:chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp được mở chi tiết theo từng đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thựchiện dịch vụ
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chiphí liên quan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng
mà không hạch toán trực tiếp được thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu thức thíchhợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan
Kế toán chi phí sản xuất chung
Kế toán dùng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để phản ánh chi phí phục vụ
sản xuất, kinh doanh chung ở phân xưởng, bộ phận,…TK 627 được mở và tập hợptheo từng địa điểm phát sinh chi phí và theo nội dung của chi phí sản xuất chung.Kết cấu tài khoản
Trang 10Bên Nợ: các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốnhàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn côngsuất bình thường
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 - Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang hoặc vào bên nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Trong hệ thống tính giá thành linh hoạt, chi phí sản xuất chung có thể được tính chocác đối tượng liên quan theo định mức, hay dự toán Phần chênh lệch giữa mức thực
tế và dự toán được điều chỉnh vào cuối kỳ kế toán theo một phương pháp nhất định
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Theo ph n g pháp kê khai th n g xuyên, các chi phí s n xu t (chi phí nguyên v t
li u tr c ti p, chi phí nhân công tr c ti p, chi phí s n xu t chung) c t ng h p vào
tài kho n 154 – Chi phí s n xu t kinh doanh d dang
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và thực hiệndịch vụ
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sảnxuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của qui trình công nghệ
Trên thực tế, giá trị SPDD được xác định không chỉ dựa trên số liệu hạch toán mà phải kiểm kê và đánh giá SPDD Vì vậy nghiệp vụ đánh giá SPDD mang tính chất
chủ quan của doanh nghiệp Xác định giá trị SPDD là việc tính toán xác định phầnchi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Mức độ chính xác củacông việc này phụ thuộc vào hai vấn đề cơ bản là:
Việc kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và đánh giá mức độ hoànthành của sản phẩm làm dở dang cuối kỳ
Mức độ hợp lý và khoa học của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
mà doanh nghiệp đang áp dụng
Trang 11Việc đánh giá SPDD được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộcvào tính chất sản xuất, đặc điểm chi phí, đặc điểm sản phẩm và phương pháp tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính (hoặc chiphí nguyên vật liệu trực tiếp), còn các chi phí chuyển đổi khác (chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cả cho thành phẩm Công thức xác địnhgiá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính như sau:
dở dangcuối kỳ
Khối lượngsản phẩmhoàn thành +
Khối lượng sảnphầm dở dangcuối kỳPhương pháp đánh giá SPDD theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyênvật liệu trực tiếp) có thể áp dụng trong trường hợp chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặcchi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức
độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sảnphẩm hoàn thành tương đương Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phícho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệnhư chi phí vật liệu chính trực tiếp thì chi phí tính cho sản phẩm dở dangcuối kỳ được phân bổ đều cho sản phẩm hoàn thành và SPDD
Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến (như chi phínhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung ) thì được phân bổ chosản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương
Khối lượngSPDD cuối
kỳ quy đổi
ra sảnphẩm hoànthành
Khối lượngsản phẩmhoàn thành +
Khối lượng SPDDcuối kỳ quy đổi rasản phẩm hoàn thành
dở dangcuối kỳ
Mức độhoàn thànhcủa sảnphẩm
dở dangcuối kỳ
Trang 12Tổng hợp các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ ta có chi phísản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức áp dụngthích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức chi phí sản xuấthợp lý Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD đã kiểm kê, xác định định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm
dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại từng loại sản phẩm.
3 ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT
3.1 Khái niệm định mức chi phí sản xuất
Định mức chi phí là các chỉ tiêu về chi phí lao động sống và lao động hóa được quyđịnh để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng lao vụ, dịch vụnhất định Định mức chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm được xây dựng từhai yếu tố:
Định mức lượng: phản ánh số lượng hao phí của một đại lượng thuộc yếu tốchi phí dùng vào sản xuất để tạo ra một sản phẩm
Định mức giá: phản ánh đơn giá bình quân của một đại lượng chủ yếu chiphí dùng vào sản xuất để tạo ra một sản phẩm
Các định mức thường được xây dựng từ việc nghiên cứu các chỉ tiêu trung bìnhngành, hoặc phổ biến là xây dựng từ kết quả của một quá trình sản xuất thử, bằngcác phương pháp thực nghiệm như: đo đạc, bấm giờ, thống kê, Sau đó được sửađổi, hoàn thiện dần trong quá trình sản xuất
3.2 Xây dựng định mức chi phí sản xuất
Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được xây dựng gồm hai phần định mứclượng nguyên vật liệu trực tiếp và định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh số nguyên vật liệu tiêuhao cho một sản phẩm, kể cả số hao hụt và sản phẩm hỏng trong quá trìnhsản xuất
Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh giá bình quân của vật liệuxuất kho dùng để sản xuất một sản phẩm Giá vật tư đã xuất kho bao gồm giámua, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), chi phí mua nguyên vậtliệu, chi phí lưu kho,… trừ đi các khoản giảm trừ của người bán
Định mức chi phí nhân công trực tiếp: gồm hai phần định mức thời gian để sản xuấtmột sản phẩm và định mức giá của một đơn vị thời gian
Định mức thời gian để sản xuất một sản phẩm: phản ánh lượng thời gianbình quân cần thiết để sản xuất một sản phẩm Định mức này bao gồm thờigian sản xuất cơ bản của một sản phẩm, thời gian dành cho nhu cầu cá nhâncủa người sản xuất, thời gian nghỉ máy, thời gian sửa chữa máy móc, thiết bị,
…
Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp: định mức giá thường được lậpmột giá cho dù mức lương của mỗi trong phân xưởng thực tế không giống
Trang 13nhau Điều này được chấp nhận để đơn giản hóa quá trình xây dựng địnhmức và lập dự toán về chi phí lao động trực tiếp.
4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
Phân tích các sai biệt về chi phí sản xuất là công cụ kiểm tra rất quan trọng trongviệc thực hiện hệ thống định mức chi phí sản xuất Để phân tích sự biến động củatừng khoản mục chi phí, ta cần thực hiện theo một trình tự sau:
Xác định các chỉ tiêu cần phân tích và biểu diễn chỉ tiêu chi phí đó dưới dạngmột biểu thức đại số, chịu sự tác động của nhiều yếu tố liên quan
Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến sự biến động củacác khoản mục chi phí cần phân tích bằng các phương pháp phân tích chủyếu như: phương pháp so sánh hoặc phương pháp thay thế liên hoàn
Xác định nguyên nhân, xu hướng biến động của chi phí và đề ra các giảipháp khắc phục
4.1 Phân tích sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động chi phí
NVLTT do giá = thực tế định mứcĐơn giá NVLTT – Đơn giá NVLTT
LượngNVLTT thực
tế sử dụngBiến động giá: là chênh lệch giữa giá nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với giánguyên vật liệu trực tiếp định mức Ảnh hưởng biến động về giá có thể là âm haydương Nếu ảnh hưởng là âm chứng tỏ giá vật liệu thực tế thấp hơn giá vật liệu địnhmức đặt ra Tình hình này được đánh giá tốt nếu chất lượng vật liệu đảm bảo.Ngược lại ảnh hưởng dương thể hiện giá vật liệu tăng so với định mức và sẽ làmtăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Vậy khi kiểm soát biến động về giá,cần quan tâm đến các nguyên nhân do biến động của giá vật liệu thị trường, chi phíthu mua, chất lượng nguyên vật liệu, thuế và cả các phương pháp tính giá nguyênvật liệu
Biến động lượng: nếu là kết quả dương thể hiện lượng vật liệu sử dụng thực tếnhiều hơn so với định mức, còn nếu là kết quả âm thì ngược lại Nhân tố lượng sửdụng thường do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách nhiệm của bộ phận sử dụngvật liệu Đó có thể là do khâu tổ chức sản xuất, mức độ hiện đại công nghệ, trình độcông nhân sản xuất, Ngay cả chất lượng nguyên vật liệu mua vào không tốt dẫnđến phế liệu hoặc sản phẩm hỏng nhiều làm cho lượng tiêu hao nhiều Khi tìm hiểunguyên nhân của biến động về lượng cũng cần xem đến các nguyên nhân kháchquan như: thiên tai, hỏa hoạn, mất điện,…
Biến động chi phí NVLTT thực tế - NVLTT định mức Đơn giá
Trang 14NVLTT do lượng = sử dụng sử dụng NVLTT
định mức
4.2 Phân tích sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp
Nhân tố giá: là chênh lệch giữa giá giờ công lao động trực tiếp thực tế với định mức
Nếu ảnh hưởng tăng (giảm) giá là biểu hiện của sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phínhân công trực tiếp thì việc kiểm soát chi phí nhân công cho phép ta làm rõ tráchnhiệm thuộc bộ phận nào làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và giá thành.Nhân tố giá tăng hay giảm được đánh giá là tốt hay không tốt phải căn cứ vào chấtlượng nhân công tức trình độ và năng lực làm việc của công nhân Nếu giá giảm sovới định mức nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sự biến động đó là tốt và ngược lại.Nhân tố lượng: là chênh lệch giữa số giờ lao động trực tiếp thực tế với định mức đểsản xuất ra lượng sản phẩm nhất định
Biến động chi phí
NCTT do lượng = Thời gian lao - Thời gian lao động thực tế động theo định mức Đơn giá NCTTđịnh mứcNhân tố năng suất lao động do nhiều nguyên nhân có thể là trình độ và năng lựcngười lao động thay đổi, do diều kiện trang thiết bị, chính sách lương thưởng củadoanh nghiệp
4.3 Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung biến động là do sự biến động biến phí sản xuất chung vàbiến động của định phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan phục vụ và quản
lý hoạt động sản xuất Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến phí sản xuất chungthường do sự thay đổi của các mức chi phí được xem là biến phí sản xuất chung.Các mức này thay đổi thường do nhiều nguyên nhân như: đơn giá mua vật tư giántiếp cũng như các chi phí thu mua thay đổi, sự biến động giá cả chung của thịtrường, nhà nước thay đổi mức lương…
bị giảm…
Trang 15Biến động
biến phí SXC
do lượng
= Mức độ Mức độ hoạt động - hoạt động thực tế định mức
Đơn giá biến phíSXC định mức
Định phí xuất chung là các khoản mục chi phí phục vụ và quản lý sản xuất, thườngkhông thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp.Biến động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sảnxuất của doanh nghiệp hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của doanhnghiệp,…Khi phân tích định phí sản xuất chung người ta cần xem xét định phí tùy
ý, định phí bắt buộc cũng như định phí kiểm soát được với định phí không kiểmsoát được để xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể từng bộ phận
Trang 16CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI NHÀ
MÁY BIA DUNG QUẤT
1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Quảng Ngãi được biết đến là một tỉnh duyên hải miền Trung chậm phát triển và ítđược sự ưu đãi của tự nhiên Nhưng cùng với nhịp độ phát triển kinh tế của đấtnước, Quảng Ngãi đã có những bước đi làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của tỉnhnhà Một phần trong chiến lược đổi mới này là tập trung nguồn lực để xây dựng vàphát triển các khu công nghiệp
Vào thời gian đầu những năm 90, sớm nhận biết được nhu cầu tiêu dùng trong cơchế thị trường và đời sống của người dân ngày càng tăng cao, nhất là thị trườngnước giải khát Việt Nam chưa phát triển, tính riêng lượng bia hàng năm chỉ đạt bìnhquân 5,5 lít/người/năm Trước tiềm năng phát triển đó, Công ty Đường Quảng Ngãi
đã là người tiên phong cùng với các đơn vị trực thuộc tỉnh đầu tư vốn xây dựng mộtnhà máy bia hiện đại Ngày 13/4/1991 theo quyết định số 433/QĐ-UB, Ủy ban nhândân tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép thành lập “Nhà máy bia Quảng Ngãi” Sự ra đờicủa nhà máy bia đã làm tiền đề cho sự ra đời tiếp theo của nhiều nhà máy kháctrong quá trình phát triển khu công nghiệp Quảng Phú, Quảng Ngãi
Nhà máy bia Quảng Ngãi là một đơn vị liên doanh góp vốn với nhiều cổ đông,trong đó Công ty Đường Quảng Ngãi là cổ đông với số vốn góp nhiều nhất Đượckhởi công xây dựng vào năm 1991, tại xã Quảng Phú thuộc phía Tây tỉnh QuảngNgãi, sau 3 năm xây dựng đến tháng 6/1993 Nhà máy chính thức đi vào sản xuất.Đây là nhà máy bia hiện đại theo quy trình công nghệ của Tiệp Khắc và được xâydựng đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi, với công suất ban đầu là 3 triệu/lít/năm Có thểnói rằng, tại thời điểm này ở Việt Nam, đây là nhà máy bia duy nhất sản xuất theocông nghệ tiên tiến của Tiệp Khắc, được trang bị dây chuyền thiết bị sản xuất hiệnđại được lựa chọn kĩ từ: Ý, Hà Lan, Nhật Bản, Tây Đức Sản phẩm của Nhà máyđược thị trường tiêu dùng trong tỉnh rất ưa chuộng và nhanh chóng mở rộng khắpnơi, mạnh nhất là các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Hà Nội,…
Trong giai đoạn từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay, Nhà máy đã khôngngừng đầu tư mở rộng năng suất hoạt động Có thể điểm qua một số mốc thời gianphát triển chính sau:
Sau 4 năm đầu tư mở rộng đến tháng 4/1996, quá trình đầu tư hoàn thành đưavào sử dụng để khai thác công suất lên đến 10 triệu lít/năm
Đầu tháng 7/1995, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Nhàmáy bia được chuyển giao cấp quản lý về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, đơn vị quản lý trực tiếp là Công ty Đường Quảng Ngãi Nhờ có sự hỗ trợcủa Công ty đến đầu năm 1997, Nhà máy đã mở rộng thêm một dây chuyền sảnxuất bia lon trên 4,8 tỷ đồng với công suất hoạt động là 14 triệu lít/năm Tuyvậy vẫn không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước, đến năm 2000 Nhàmáy tiếp tục thi công mở rộng nâng cao công suất sản xuất lên đến 26 triệulít/năm
Trang 17 Ngày 22/06/2001 Nhà máy bia Quảng Ngãi đổi tên thành tên thành “Nhà máy bia Dung Quất”.
Năm 2004, Nhà máy đầu tư thêm 10 tỷ đồng để cải tiến hàng loạt các trang thiết
bị như: máy kiểm tra chất lượng, máy kiểm soát quá trình chế biến, máy kiểmtra phân tích bia, máy đo CO2, robot gắp chai, máy đo độ trong, thay hơn1000m đường ống dẫn bằng inox… Ngoài ra Nhà máy còn thay đổi cải tiếnmẫu mã, nhãn mác, bao bì cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Và sự nỗ lực của toàn thể nhân viên Nhà máy bia Dung Quất đã được ghi nhận,khi vào năm 2005, bia Dung Quất vinh dự đạt huy chương Vàng hàng ViệtNam chất lượng cao
Năm 2011, Nhà máy tiếp tục nâng công suất lên 50 triệu lít/năm
Với sự phát triển không ngừng lớn mạnh, sản phẩm của Nhà máy đã đạt nhiều giảithưởng quốc gia có uy tín: Sao vàng đất Việt, Cúp vàng chất lượng, cúp vàngISO, Bên cạnh đó giá cả phù hợp đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩmbia lon, bia chai mang nhãn hiệu Dung Quất và Grand của Nhà máy trên thị trường.Hằng năm, Nhà máy cũng xuất khẩu các loại sản phẩm bia lon sang thị trường NhậtBản, New Zealand, một số nước ASEAN,… và được các đối tác nước ngoài đánhgiá cao về công nghệ và chất lượng sản phẩm Với kết quả kinh doanh không ngừngphát triển, Nhà máy đã tạo được việc làm ổn định cho người lao động và hằng nămnộp vào ngân sách của tỉnh hơn 100 tỷ đồng
Thông tin giao dịch của Nhà máy Bia Dung Quất
Địa chỉ: 02 Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.3822629
Fax: 055.3811517
Email: biadungquat@dng.vnn.vn
Website: www.qns.com.vn
Hình thức sở hữu: doanh nghiệp cổ phần, hạch toán phụ thuộc
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất bia chai, bia lon, bia hơi
Các sản phẩm chính: Bia Special lon 330ml, Bia Dung Quất chai 355ml, Bia DungQuất chai 450ml, Bia Special chai 330ml
1.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Nhà máy bia Dung Quất
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc
Giám đốc nhà máy: là người được Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm phụtrách điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Nhà máy, là người chịu tráchnhiệm trước pháp luật
Phó giám đốc kĩ thuật: chịu trách nhiệm về các thông số kĩ thuật của các thiết bịdùng trong hoạt động sản xuất của Nhà máy
Phó giám đốc công nghệ: chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm và quytrình công nghệ sản xuất
Các phòng ban
Phòng kế hoạch – tổng hợp: lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất,chịu trách nhiệm về quản lý tiêu thụ sản phẩm, theo dõi tính lương, thưởng, và các khoản phụ cấp người lao động
Trang 18 Phòng tài chính - kế toán: tổ chức công tác kế toán trong toàn bộ Nhà máy, tínhtổng sản phẩm sản xuất ra và xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụthu chi và quản lý các khoản tiền vốn, tiền vay, đồng thời tham mưu cho cấptrên và cung cấp những thông tin tài chính của Nhà máy cho ban lãnh đạo.
Phòng kỹ thuật cơ điện: xây dựng kế hoạch về quy trình sản xuất, quản lý sảnxuất thông qua các quản đốc, có nhiệm vụ quản lý, bố trí, sắp xếp lao động saocho phù hợp đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy
Phòng cung tiêu : phụ trách khâu cung ứng vật tư, thiết bị theo đúng kế hoạch,quản lý hàng tồn kho
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): kiểm tra chất lượng nguyên vậtliệu đầu vào và sản phẩm đầu ra trước khi cho nhập hoặc xuất, kiểm soát từng công đoạn sản xuất của công nhân theo quy trình sản xuất của Nhà máy (pha trộn nguyên liệu theo tỉ lệ công thức, sản phẩm sau khi lên men,…), xây dựng
hệ thống kiểm tra và tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà máy bia Dung Quất
Mối quan hệ giữa các phòng: các phòng chức năng là những bộ phận tham mưu,giúp việc cho Giám đốc, thực hiện thống nhất mọi việc theo sự chỉ đạo của Giámđốc Khi triển khai công việc các phòng chức năng có trách nhiệm phối hợp chặtchẽ, đảm bảo công việc được giải quyết nhanh gọn, hiệu quả cao Công việc thuộctrách nhiệm của bộ phận nào thì bộ phận đó chủ động đứng ra tổ chức thực hiện,trao đổi với các bộ phận liên quan để cùng phối hợp giải quyết
1.1 Tổ chức hoạt động sản xuất của Nhà máy bia Dung Quất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Nhà máy bao gồm hai phân xưởng : phân xưởng sảnxuất và phân xưởng thành phẩm Mỗi phân xưởng được một quản đốc quản lý vàchia thành nhiều tổ Mỗi tổ sản xuất đảm nhận một giai đoạn của quy trình côngnghệ, có nhiệm vụ cụ thể khác nhau hoạt động liên tục trên dây chuyền 3 ca(24/24)
Giám đốc
Phó giám đốc
kĩ thuật
Phó giám đốccông nghệ
Phòng
Kế hoạchtổng hợp
Phòngcung tiêu
PhòngTài chính
kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Cơ điệnPhòng
KCS
Trang 19cho ra bia tươi Phân xưởng bao gồm bốn tổ :
Tổ nghiền: nghiền gạo và Malt theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật của quy trìnhcông nghệ, đóng thực phẩm vào bao theo mẻ nấu, vận chuyển giao cho tổ nấu
Tổ nấu bia : chuyển các chất không hòa tan của bột nghiền sang dạng hòa tannhằm thực hiện quá trình đường hóa tạo ra dịch nha cung cấp cho quá trình lênmen chính
Tổ lên men : theo dõi quá trình lên men, giữ nhiệt độ trong quá trình nấu, saukhi hoàn tất công đoạn lọc bã chuyển cho tổ chiết
Tổ cơ nhiệt điện : phục vụ cho toàn bộ phân xưởng về sửa chữa máy móc, theodõi cung cấp điện, nước, hơi cho toàn bộ phân xưởng
Phân xưởng thành phẩm chịu trách nhiệm việc đóng gói sản phẩm nhằm chuyển bia
từ thùng chứa bia thành phẩm vào bock, chai, lon để bảo quản và phân phối đếnngười tiêu dùng Công việc ở đây được chi tiết cho từng bộ phận riêng biệt :
Bộ phận cung cấp chai, lon : cung cấp chai, lon cho bộ phận chiết
Bộ phận chiết : chiết bia vào chai, lon
Bộ phận dán nhãn : dán nhãn vào chai và phun mực cho nhãn chai
Qua mỗi giai đoạn của dây chuyền sản xuất, Nhà máy đều bố trí nhân viên KCS cónhiệm vụ kiểm tra chất lượng của sản phẩm ở từng giai đoạn
Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Nhà máy Bia Dung Quất
Quản đốc chung
Tổ
nghiền
Tổ cơnhiệtđiện
Tổ lênmen
Tổnấu
Bộ phậndán nhãn
Bộ phậnchiết
Bộ phậncung cấpchai, lon
Quản đốcphân xưởng sản xuất
Quản đốcphân xưởng thành phẩm
Trang 20Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia của Nhà máy bia Dung Quất
Lọc nước nha
Đun sôi với Houblon
Cặn houblonLắng trong
Làm lạnh nhanh
Nấm men Lên men chính
Bã menNhân giống Lên men phụ, tàn trữ
Lọc trong bia
Bia tươi
Chiết thùngChiết chai, lon
Thanh trùng
Xuất xưởngDán nhãn, vào thùng
Trang 211 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT
1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Nhà máy bia Dung Quất có quy mô sản xuất không lớn, quy trình công nghệ phứctạp, trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nối tiếp nhau Địa bàn hoạt động tập trungnên Nhà máy vận dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung Toàn bộ công tác kế toán của nhà máy từ việc lập chứng từ ban đầu cho đến việcghi chép sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giáthành, lập báo cáo kế toán sau đó gửi lên phòng kế toán công ty các báo cáo tàichính theo quy định Toàn bộ công việc trên đều được thực hiện tại phòng kế toán –tài chính của Nhà máy
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Nhà máy bia Dung Quất
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Kế toán trưởng : tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với tình hình Nhà máy cũngnhư hướng dẫn của Công ty, điều hành trực tiếp các khâu kế toán, phân công côngviệc kế toán cho phù hợp với năng lực của từng nhân viên, tham mưu cho Giám đốc
về vấn đề tài chính, sử dụng nguồn vốn và tài sản đạt hiệu quả cao
Kế toán tổng hợp : tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sảnphẩm trong tháng và xác định kết quả kinh doanh, tính toán thực hiện công tác hạchtoán tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo quy định
Kế toán thanh toán : theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán, theodõi công nợ người bán
Kế toán vật tư và TSCĐ : hạch toán, theo dõi sự biến động của TSCĐ, trích khấuhao TSCĐ, theo dõi tình hình biến động vật tư về giá cả và số lượng, cuối tháng lậpcác bảng phân bổ vật tư, phân tích sự biến động đơn giá vật tư
Thủ quỹ : quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt, theo dõi sơ quy tiền mặt, đốichiếu với kế toán thanh toán
1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng trong Nhà máy được thực hiện theo chế độ kế toán ViệtNam - ban hành ngày 20/3/2006 theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ TàiChính và quy định của Luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004của Chính phủ
Kế toán trưởng
Kế toán vật
tư và TSCĐ
Kế toánthanh toán
Thủ quỹ
Kế toán
tổng hợp