2.1.1.2 Đặc điểm Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế qu
Trang 1Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội phòng giao dịch huyện Krông Ana đã tạo điều kiện thuậnlợi, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong quá trình thực tập vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài thực tập bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên trong quá trình thực hiện em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô , các cô chú, anh chị tại Ngân hàng Chính sách Xã hội phòng giao dịch huyện Krông Ana để bài báocáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện hơn
Sau cùng chúng em chúc quý thầy cô Trường Đại học Tây Nguyên, cùng các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Chính sách Xã hội phòng giao dịch huyện Krông Ana dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác
Xin chân thành cảm ơn!
Đăk Lăk, tháng 11 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Ngọc Nhung Quách Thùy Mỹ Xinh
TK & VV Tiết kiệm và vay vốn
Trang 21.1 Tính cấp thiết của đề tài trang51.2 Mục tiêu nghiên cứu trang51.3 Đối tượng nghiên cứu trang61.4 Phạm vi nghiên cứu trang6
Phần Thứ Hai
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận trang62.1.1 Tín dụng của ngân hàng chính sách trang62.1.1.1 Khái niệm trang62.1.1.2 Đặc điểm trang62.1.1.3.Vai trò trang72.1.2 Nội dung trang82.1.2.1 Bản chất, chức năng tín dụng ngân hang trang82.1.2.1.1 Bản chất trang82.1.2.1.2 Chức năng trang92.1.3 Các phương thức tín dụng của ngân hàng chính sách trang92.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng chính sách trang102.1.5 Quy trình tín dụng trang122.1.6 Những nhân tố tác động trang132.1.7 Hoạt động cho vay đối với HGD XSKD vùng khó khan trang142.1.7.1 Khái niệm trang142.1.7.2 Những quy định cụ thể trang142.1.7.3 Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay trang162.1.7.4 Kiểm tra vốn vay trang162.1.8 Vai trò của ngân hàng chính sách đối với cho vay trang 172.2 Phương pháp nghiên cứu trang172.2.1 Phương pháp thu thập số liệu trang172.2.2 Phương pháp xử lý số liệu trang182.2.3 Phương pháp phân tích số liệu trang182.2.4 Hệ thống chi tiêu nghiên cứu trang18
Trang 3PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn tại Ngân hàng Chính sách xã Hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk phòng giao dịch Huyện Krông Ana trang193.1.1 Tình hình kinh tế xã hội huyện Krông Ana trang193.1.2 Quá trình hình thành và phát triển NHCSXH chi nhánh tỉnh Đăk Lăk huyện KrôngAna trang213.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của NHSCXH chi nhánh tỉnh Đăk Lăk PGD huyện Krông Ana trang223.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ trang223.1.3.1 Chức năng trang223.1.3.2 Nhiệm vụ trang223.1.4 Kết quả hoạt động trang223.1.4.1 Các hoạt động chính trang223.1.4.2 Khái quát về kết quả hoạt động trang 273.1.5 Tình hình nhân sự trang 303.1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động trang303.1.5.2 Chức năng,nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trang313.1.6 Những thuận lợi và khó khan trang 333.1.6.1 Thuận lơi trang333.1.6.2 Khó khan trang333.2 Kết quả nghiên cứu trang333.2.1 Thực trạng về hoạt động cho vay trang333.2.1.1 Kết quả chung của chương trình cho vay trang333.2.1.2 Phân tích cụ thể các chỉ tiêu trang343.2.2 Đánh giá hoạt động cho vay trang413.2.2.1 Kết quả đạt được trang413.2.2.2 Hạn chế trang423.2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế trang433.3 Giải pháp khắc phục trang443.3.1 Đối với PGD NHCSXH huyện Krong Ana và các đoàn thể trang443.3.2 Đối với hộ vay trang44
PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận trang454.2 Kiến nghị trang454.2.1 Đối với chính quyền địa phương trang454.2.2 Về phía NHCSXH tỉnh DakLak trang464.2.3 Về phía PGD NHCSXH huyện Krong Ana tỉnh Daklak trang46TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1 Bảng 3.1 Bảng lãi suất theo từng CTCV 23
2 Bảng 3.2 Dư nợ các chương trình cho vay tại NHCSXH PGD huyện Krong Ana giai đoạn 2012-2014 24
3 Bảng 3.3 Kết quả cho vay ủy thác tính đến năm 2014 26
4 Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2012-2014 27
5 Bảng 3.5 Lãi suất huy động theo tháng tại NHCSXH PGD huyện Krong Ana 28
6 Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012-2014 29
7 Bảng 3.6 Kết quả hoạt động tín dụng 2012-10/2014 29
8 Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức bộ máy của PGD NHCSXH huyện Krong Ana 31
9 Bảng 3.7 Kết quả cho vay HGD SXKD tại địa bàn huyện
10 Bảng 3.8 Bảng doanh số cho vay HGD SXKD vùng khókhăn tại địa bàn huyện Krong Ana 35
11 Bảng 3.9 Bảng doanh số thu nợ HGD SXKD vùng khó khăn tại địa bàn huyện Krong Ana 36
12
Bảng 3.10 Bảng dư nợ cho vay HGD SXKD vùng khó
khăn tại địa bàn huyện Krong Ana 38
13
Bảng 3.11 Bảng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
HGD SXKD vùng khó khăn tại địa bàn huyện Krong
14
Bảng 3.12 Nợ quá hạn của chương trình cho vay HGD
SXKD vùng khó khăn theo địa bàn từng xã tại huyện
Trang 5PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay Những ngân hàng đầu tiên được biết tới trong lịch sử nhân loại là các đền thờ cổ đại Những dịch vụ ngân hàng đầu tiên không dành cho đông đảo người dân bình thường, các hoàngtộc, vương triều và một số ít nhà buôn giàu mới là đối tượng phục vụ của ngân hàng nguyên thủy Vào khoảng ba nghìn năm trước Công nguyên, hình thức ngân hàng sơ khai được nhiều nhà sử học cho rằng đã hình thành trước khi con người phát minh ra tiền Hiện nay, trên thế giới ngành ngân hàng phát triển ngày càng mạnh mẽ và chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế thế giới Cùng với sự hội nhậptoàn cầu thì ở Việt Nam các ngân hàng cũng lần lượt ra đời Đa số các ngân hàng này đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng có một ngân hàng ra đời và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hàng đầu là xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội đó chính là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những người dân còn gặp nhiều khó khăn, nghèo đói, nhất là bộ phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa… Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh
mẽ là một vấn đề cần được quan tâm Chính vì vậy, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho các đối tượng thuộc diện nghèo và các đối tượng chính sách khác; trong đó phải kể đến việc hỗ trợ cho các đối tượng là hộ gia đình (HGĐ) sản xuất kinh doan (SXKD) vùng khó khăn
Chương trình tín dụng ưu đãi đối với HGĐ SXKD tại vùng khó khăn là một chủ trương, chính sách đúng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế, được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ Với chương trình này, các HGĐ tại vùng khó khăn được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp cho các hộ vươn lên làm giàu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại vùng khó khăn
Nhưng trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều HGĐ SXKD vùng khó khăn còn đang thiếu vốn trầm trọng, nhu cầu cần vốn để SXKD của người dân thì rất cao trong khi khảnăng đáp ứng cho nhu cầu đó thì chưa đáp ứng được hết Nhằm góp phần để hiểu được thực trạng đó từ đó có giải pháp để nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu cho người dân em đã
chọn đề tài “ Thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Ana ,tỉnh ĐăkLăk” làm đề tài nghiên cứu kết thúc đợt thực tập này.
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu cơ sở lý luận cho vay HGD SXKD vùng khó khăn của NHCSXH
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay HGD SXKD vùng khó khăn của NHCSXH huyện Krong ana,tỉnh daklak
-Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay HGD SXKD vùng khó khăn tại PGD NHCSXH huyện Krong Ana
Trang 63 1.3.Đối tượng nghiên cứu
-Nghiên cứu hoạt động cho vay HGD XSKD vùng khó khăn
Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhânhay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồimón vay… Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn tại song song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách quan
Tín dụng Ngân hàng là việc ngân hàng thoả thuận để khách hàng sử dụng một tàisản (bằng tiền, tài sản thực, hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếu khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác
2.1.1.2 Đặc điểm
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với
sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trường hợp mà
Trang 7nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóa bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản Ngược lại trong thời
kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hóa lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế
Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là :
Tín dụng ngân hàng có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân khác và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng như cầu về thời hạn vay
Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay
2.1.1.3 Vai trò
a Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục
Do tính đa dạng trong luân chuyển vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định trong nền kinh tế có một doanh nghiệp “ thừa vốn” tạm thời do bán hàng hóa có tiền nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay (chưa trả lương cho công nhân viên, chưa trả tiền nguyên vật liệu…) đã làm nảy sinh nhu cầu chovay vốn để tránh tình trạng ứ đọng vốn và có thêm lợi nhuận Trong khi đó có những doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời do hàng hóa chưa bán được, nhưng lại có nhu cầu muanguyên liệu, thanh toán tiền lương… làm nảy sinh nhu cầu đi vay để duy trì kinh doanh mang lại lơi nhuận Tín dụng với việc cung cấp tín dụng cho vay kịp thời, đã tạo khả năng đảm bảo tính liên tục của quá trình SXKD, cho phép các doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu về vốn luôn thay đổi và không để tồn đọng vốn trong quá trình luân chuyển
b Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy SXKD
Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích lũy Trong thực tế, có nhưng tích lũy rất lớn được năm giữ ở các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Nhưng rất nhiều người tích lũy không muốn cho vay trực tiếp hoặc không muốn có cổ phần trong các dự án có đầu tư vì ngoài lý do mất khả năng thanh toán thì người tích lũy còn hạn chế bởi khả năng, kiến thức về tài chính và pháp lí để thực hiện trực tiếp đầu tư và cho vay Với hoạt động của hệ thống tín dụng có đủ độ tin cậy, do tính chuyên môn hóa cao trong hoạt động tín dụng và đa dạng hóa các doanh mục đầu tư thông qua nhiều nhà đầu tư của các dự án khác nhau vay, từ đó làm giảm bớt rủi ro các nhân của những người tích lũy, tọa nên quá trình tập trung vốn được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả đã tạo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư nhờ nguồn vốn tín dụng có thể nhanh chóng mở rộng sản xuất, thực hiện các dự án đầu tư tạo những bước nhảy vọt về năng lực sản xuất do tiếp cận được với máy móc hiện đại, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển
c Tín dụng góp phần điều chỉnh ổn định và tăng trưởng kinh tế
Trang 8Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư thường chỉ tập trung vốn đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao, trong khi đó, nền kinh tế đòi hòi phải có sự phát triển cânđối, đồng bộ giữa các ngành và các vùng, yêu cầu phải có những ngành then chốt, mũi nhọn để tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Tín dụng thông qua cung cấp vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn đầy đủ, kịp thời với lãi suất và điều kiện cho vay ưu đãi, có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo vốn đầu tư cho cơ sở hạ tằng, hình thành các ngành then chốt, mũi nhọn các vùng kinh tế trọng điểm góp phần hình thành cơ cấu kinh tế tốt hơn Chẳng hạn với ưu đãi về vốn, lãi suất, thời hạn và điều kiện vay vốn với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tín dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Tín dụng còn là phương tiện để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp
để ổn định nền kinh tế khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn Chẳng hạn như nền kinh tế phát triển chậm, sản xuất trì trệ, nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ “ nới lỏng”, Ngânhàng Trung ương thực hiện mua các chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại, tạo
áp lực giảm lãi suất dẫn đến chi phí vay vốn giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại Hơn nữa, với sự tham da của tín dụng thông qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã giảm chi phí lưu thông và an toàn trong thanh toán
d Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính sách
xã hội khác của nhà nước
Với các hình thức tín dụng, cơ chế và lãi suất thích hợp tín dụng đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ngay cả khi thu nhập còn hạn chế
Thông qua ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng đã đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện các chính sách việc làm, dân số và các chương trình xóa đói giảm nghèo đảm bảo công bằng xã hội
e Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Hoạt động tín dụng không chỉ bó hẹp trong nền kinh tế của một quốc gia, mà còn
mở rộng trên phạm vi quốc tế Trong điều kiện kinh tế mở, vay nợ nước ngoài ngày naytrở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết hơn đối với các nước đang phát triển Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, là nước nghèo, tích lũy trong nước còn hạn chế, trong khi cần lượng vốn rất lớn để phát triển kinh tế Nhờ có tín dụng, các nước có thể mua hàng hóa, nhập khẩu máy móc, thiết bị…và tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới cũng như trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới Việc cấp tín dụng của các nước không chỉ
mở rộng và phát triển quan hệ ngoại thương, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước nhập khẩu Tín dụng đã tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế trực tiếp - một hình thức hợp tác kinh tế ở mức độ cao hơn
Trang 9Quan hệ tín dụng khác với quan hệ ngân sách Nhà nước ở chỗ: Nó là quan hệ tiền tệ có hoàn lại cả vốn và có kèm theo lợi tức là giá cả của vốn cho vay.
Với tư cách là giá cả, mức (tỷ suất) lợi tức lên xuống phụ thuộc quan hệ cung cầu tiền tệ
đi vay và cho vay (trừ một số ngành đặc biệt được Nhà nước áp dụng mức lãi suất đặc biệt) Thông thường mức lợi tức cho vay phải cao hơn hoặc bằng mức lạm phát
2.1.2.1.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng
a Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt thống nhất của hoạt động tín dụng và đều được thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi Sự có mặt của tín dụng được xem như chiếc cầu nối giữa cung cầu về vốn trong nền kinh tế Ở mặt tập trung vốn tiền tệ, nhờ sự hoạt động cuả hệ thống tín dụng
mà các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức đoàn thể xã hội… được tập trung lại Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, bằng nguồn vốn
đã tập trung được, tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho các cơ
sở kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư…
b Chức năng tiết kiệm tiền mặt:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó nó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế Điều này sẽ làm giảm bớt các chi phí có liên quan đến việc sử dụng tiền mặt như: in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền… Làm giảm chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép Nhà nước điều tiết lượng tiền nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
2.1.3 Các phươ ng thức tín dụng của ngân hàng chính sách
a Cho vay trực tiếp:
Phần lớn cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp Đây là các khoản cho vay khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn Ngân hàng trực tiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoả thuận.Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phải thông qua trung gian nào thì họ thường vay trực tiếp Ngân hàng
b Cho thuê tài chính:
Dịch vụ cho thuê tài chính là hình thức tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.Doanh nghiệp được sử dụng tài sản và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê
c Chiết khấu:
Chiết khấu là hình thức ngân hàng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn của kháchhàng sau khi trừ đi tiền lãi chiết khấu, hoa hồng, phí Thực chất đây là hình thức cho vay gián tiếp
d Bảo lãnh:
Trang 10• Bảo lãnh vay vốn: Là một loại bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
• Bảo lãnh thanh toán: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, về việc cam kết thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình khi đến hạn
• Bảo lãnh dự thầu: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hànhcho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảolãnh đã cam kết
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụngphát hành cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận
về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh
Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm như trong hợp đồng mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết
• Bảo lãnh hoàn thanh toán: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước khách hàng đã nhậncho bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký
Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết
• Các loại bảo lãnh khác
2.1.4 Phân loại tín dụng của ngân hàng chính sách
Phân loại phương thức tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú, dựa trên những căn cứ khác nhau, người ta chia tín dụng ra thành nhiều hình thức tín dụng khác nhau, chủ yếu dựa trên một số căn cứ sau:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay: Tín dụng được chia ra làm 3 loại hình sau:
Trang 11+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1-5 năm Lọai cho vay này được cungcấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Cho vay dài hạn được dùng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản như xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ
sở hạ tầng (như đường xá, bến cảng, sân bay…), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy
mô lớn
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Được chia làm hai loại:
+ Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảolãnh của người thứ 3 Mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
+ Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ 3
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay: Được chia làm hai loại
+ Cho vay hoàn trả một lần: các khoản vay sẽ được hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể được hoàn trả theo thoả thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm
+ Cho vay trả góp : Việc hoàn trả được tiến hành theo định kỳ, các khoản này có thể bằng nhau hay không bằng nhau tuỳ theo thỏa thuận và được thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: Được chia làm hai loại
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh
+ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên
- Căn cứ vào phương thức cho vay: Được chia làm tám loại
+ Cho vay từng lần:Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và kýhợp đồng tín dụng
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định
+ Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.+ Cho vay hợp vốn: Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chứctín dụng do Thống đốc NHNN ban hành, văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân Hàng Việt Nam và các thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ
+ Cho vay trả góp: Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:Căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Hạn mức tín dụng
dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng; Ngân hàng nơi cho vay cam kết đápứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời gian hiệu
Trang 12lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay.
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:Ngân hàng nơi cho vaychấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng
để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ
và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà Ngân hàng Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
2.1.5Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu
nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Một quy trình tín dụng căn bản bao gồm:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay với một khách hàng tôt
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng
Bước 4: Giải ngân
Trang 13Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc SXKD của khách hàng
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.1.6 Những nhân tố tác động
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác
* Các nhân tố từ phía Ngân hàng
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng:
Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Chính sách tín dụng tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay, các loại cho vay được thực hiện
- Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ
Quy trình tín dụng bao gồm 3 giai đoạn:
+ Khai thác và tìm kiếm khách hàng
+ Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay
+ Phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn
và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng
- Phẩm chất và trình độ cán bộ
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động tín dụng nói chung Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng
Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình độchuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng Cán
bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính
Trang 14xác tính khả thi, tính chân thực, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hang,
… Từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyếtđịnh có cho vay hay không
- Kiểm soát nội bộ
Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời
* Các nhân tố từ phía khách hàng
- Năng lực của khách hàng
Nếu năng lực của khách hàng yếu kém thì sẽ dễ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả
- Sự trung thực của khách hàng
Nếu khách hàng vay vốn Ngân hàng không trung thực thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn
- Tài sản đảm bảo
Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng Đối với NHCSXH huyện Eakar, thì tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là tín chấp
* Các nhân tố khác
- Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràngbuộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc SXKD của các lĩnh vực còn lại
- Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước
Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong hoạt động SXKD, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại
- Môi trường xã hội
Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng
- Môi trường tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì khách hàng sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng
2.1.7 Đặc điểm của tín dụng đối với HGĐ SXKD vùng khó khăn (theo Quyết định
số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng CP)
2.1.7.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và có hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận trước giữa người đi vay và người cho vay
Hộ gia đình là tập những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như ăn, uống.v.v Tuy nhiên cũng có thể
Trang 15có một vài trường hợp một số thành viên của hộ không có họ hàng huyết thống, nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra.
Tín dụng đối với HGĐ SXKD tại vùng khó khăn là việc sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước để cho vay phát triển SXKD, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước
Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với HGĐ SXKD quy định tại Quyết định này bao gồm các xã, phường, quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng CP
về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
2.1.7.2 Những quy định cụ thể
- Đối tượng vay vốn: là các hộ không thuộc diện hộ nghèo thực hiện hoạt động SXKD
tại các xã thuộc vùng khó khăn theo danh mục trong Quyết định 30/2007/TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Và thực hiện các hoạt động SXKD tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm
Chủ HGĐ là người đại diện cho HGĐ chịu trách nhiệm giao dịch với NHCSXH trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi
- Điều kiện vay vốn: Người vay phải có dự án hoặc phương án SXKD được
UBND xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án xác nhận; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án SXKD
Nguyên tắc vay vốn:
Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay của dự án hoặc phương
án SXKD quy định tại Điều 6 Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg
Người vay phải trả nợ, trả lãi đúng hạn theo hợp đồng TD đã cam kết
Người vay vốn có thể vay đầu tư một hoặc nhiều dự án, hoặc phương án SXKD nhưng tổng dư nợ cho một HGĐ vay vốn tại một thời điểm không vượt quá mức quy định tại Điều 7 Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg
Mục đích sử dụng vốn vay:
Mua sắm vật tư, phương tiện, cây trồng, vật nuôi; sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng SXKD; xây dựng và cải tạo đồng ruộng, trang trại; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ SXKD
Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác SXKD
Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án SXKD
- Mức vốn cho vay:
Mức cho vay đối với một HGĐ SXKD tối đa là 30 triệu đồng
Một số trường hợp cụ thể mức cho vay của hộ có thể trên 30 - 100 triệu đồng, nhưng hộ vay phải có vốn tự có tối thiểu là 20% và thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Mức dư nợ của loại cho vay này không được vượt quá 3%
dư nợ cho vay HGĐ sản xuất khó khăn trên địa bàn tỉnh)
- Lãi suất cho vay: 0,9%/tháng, kể từ ngày 09/10/2013 thực hiện quyết định số
1826/QĐ-TTg – lãi suất giảm xuống 0.8%/tháng
- Thời hạn cho vay:
Được xác định theo các loại cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Thời hạn cho vay của từng dự án hoặc phương án SXKD do NHCSXH quyết định, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay vốn và chu
kỳ SXKD của từng dự án hoặc phương án vay vốn
Trang 16Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản vay vốn ngắn hạn bằng một chu kỳ SXKD liền kề Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản cho vay trung hạn và dài hạn, tối
đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng
- Bảo đảm tiền vay:
Mức cho vay đến 30 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay nhưng người vay phải là thành viên Tổ TK&VV do các tổ chức CT-XH thành lập
Mức cho vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, thì người vay phải có vốn tự
có tham gia vào phương án sản xuất tối thiểu bằng 20% và phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định
- Phương thức cho vay:
Đối với mức vay đến 30 triệu đồng tiến hành cho vay thông qua tổ TK&VV Nơichưa có Tổ TK&VV thì ngân hàng thoả thuận với các tổ chức CT-XH ở ĐP chỉ đạo thành lập Tổ TK&VV giúp người vay làm thủ tục vay vốn ngân hàng
Đối với mức cho vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện
2.1.7.3 Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay
- Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD và khế ước nhận nợ
+ Danh sách HGĐ đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD)
+ Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD)
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)
- Quy trình cho vay
(1) Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho tổ TK&VV
(2) Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn , đối chiếu với đối tượng xin vayđúng với chính sách vay vốn của Chính phủ
(3) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay
(4) NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vayvốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ Trưởng Tổ tín dụng) và giám đốc phê duyệt cho vay Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã
(5) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT-XH cấp xã (đơn vị nhận ủy thác cho vay)
và tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở
NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay
- Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi:
- Việc tổ chức giải ngân, thu nợ - lãi được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo, người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại nơi quy định Nếu không thể đến, phải uỷ quyền cho thành viên trong tổ đến lấy, có xác nhận của UBND xã
- Mỗi lần giải ngân, thu nợ, thu lãi, kế toán ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay
ký xác nhận tiền vay theo quy định tại khế ước nhận nợ
2.1.7.4 Kiểm tra vốn vay
- Tổ TK&VV
Trang 17+ Tổ TK&VV có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện vay vốn của người vay khi nhận hồ sơ vay vốn từ người vay để xác định đúng đối tượng được vay.
+ Thường xuyên làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đôn đốc người vay trong tổ TK&VV
sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn cam kết, chứng kiến và giám sát các buổi giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi
+ Cùng với các tổ chức CT-XH bàn bạc thống nhất ý kiến đề xuất xử lý các khoản nợ
bị rủi ro trình UBND cấp xã xác nhận
- Tổ chức CT-XH cấp xã
+ Chỉ đạo và tham gia cùng tổ TK&VV tổ chức họp tổ để bình xét công khai người vay vốn có nhu cầu xin vay vốn và đủ đúng điều kiện vay đưa vào danh sách HGĐ đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD)
+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai (mẫu số 06/TD)
+ Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong việc thực hiện Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH
- NHCSXH
+ Thực hiện kiểm tra đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) với danh sách thành viên Tổ TK&VV (mẫu số 10TD) Kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ
sơ xin vay theo quy định
+ Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch tại xã để trao đổi về kết quả
ủy thác, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn,
nợ rủi ro…
+ Định kỳ hoặc đột xuất, NHCSXH tổ chức kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV, kiểm tra việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay
2.1.8 Vai trò của NHCS đối với cho vay HGD SXKD vùng khó khăn
- Là động lực giúp HGD vượt qua khó khăn
- Tạo điều kiện cho HGD SXKD không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh
tế được nâng cao
- Giúp các HGD SXKD nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
- Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
- Cung ứng vốn cho HGD SXKD góp phần xây dựng nông thôn mới
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- - Thu thập tài liệu thông qua báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với Cho vay HGĐ SXKD vùng khó khăn theo quyết định số 31/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ và báo cáo dư nợ các chương trình tín dụng 3 năm gần nhất (năm
2012, năm 2013 và năm 2014) ) Quan sát thực tế công tác hoạt động cho vay HSSV tạiNHCSXH tỉnh Đắk Lắk PGD huyện Krông Ana nhằm nắm bắt những kiến thức cơ bản
về hoạt động cho vay HSSV
- Phỏng vấn trực tiếp CBCNV NH về hoạt động cho HSSV vay trong từng thời
kỳ, các bước thực hiện trong quá trình cho vay Phỏng vấn khách hàng (KH) để tìm hiểuthái độ của KH đối với hoạt động cho vay HSSV tại
NHCSXH tỉnh Đắk Lắk PGD huyện Krông Ana
Trang 18- Tham khảo những kinh nghiệm từ CBCNV NH,sách chuyên nghành,
internet, một số khóa luận
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Dựa vào các chỉ tiêu: doanh số cho vay (DSCV), doanh số thu nợ (DSTN), dư nợ, nợ quá hạn, tốc độ phát triển,… phân tích sự biến động hoạt động cho vay tại Ngân hàng
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê so sánh: So sánh số liệu và mức biến động của ngân hàng qua 3năm thực hiện chương trình tín dụng HGĐ SXKD vùng khó khăn (từ năm 2010 đến năm 2012)
+ So sánh tuyệt đối: Là biểu hiện quy mô lượng, giá trị của một số chỉ tiêu kinh tế nào
đó trong thời gian, địa điểm cụ thể, so sánh tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế giữa các khoảng thời gian khác nhau để thấy được quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế đó.+ So sánh tương đối: Biểu hiện qua quan hệ so sánh giữa mức độ của đối tượng nghiên cứu, số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng trong mối quan hệ sosánh với nhau
- Thống kê mô tả: là phương pháp nhận dạng hiện tượng thông qua quy mô, mức đội của hiện tượng được thể hiện thông qua các số bình quân, tần suất, số lớn nhất, số nhỏ
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu dùng để nghiên cứu
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà NHCSXH đã cho khách hàng vay qua các thời kỳ, chỉ tiêu này thể hiện sự đầu tư vốn của ngân hàng
Doanh số thu nợ: Là số tiền mà ngân hàng thu được sau một chu kỳ cho vay, nó đánhgiá chất lượng tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng càng có hiệu quả
Vòng quay vốn tín dụng
Thể hiện tốc độ luân chuyển vốn trong một thời kỳ nhất định Tốc độ luân chuyển vốn phụ thuộc vào người đi vay dùng vốn có hiệu quả, đúng mục đích thì khả năng thu hồi vốn nhanh hơn, vốn tín dụng luân chuyển nhanh
Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =
Trang 19Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo
Số tiền vay bình quân một hộ trong một năm: Chỉ tiêu này cho biết trong năm tài chính ngân hàng đã giải ngân cho mỗi hộ gia đình bình quân bao nhiêu tiền
Doanh số cho vay
Số tiền vay bình quân 1 hộ =
Số lượt hộ gia đình vay trong năm
PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn và tình hình KT-XH tại PGD NHCSXH Hội huyện Krong Ana.
3.1.1.Tình hình kinh tế -xã hội của huyện Krong Ana
Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Krông Ana Krông Ana là một huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Đắk Lắk Phía bắc giáp thành phố Buôn Mê Thuột, phía đông giáp huyện Cư Kuin, phía nam giáp huyện Lắk, phía tây giáp huyện Krông Nô tỉnh ĐắkNông Được thành lập vào ngày 19 tháng 09 năm 1981 theo Quyết định số 75/HĐBT của Chính phủ Diện tích 356,09 km2, dân số 87.414 người(2010)
Địa bàn hoạt động rộng, tập trung nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nên vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải ngân vốn đến các hộ vay.
Nông nghiệp: Krông Ana là huyện thuần nông, một số cây trồng: Cà phê, lúa nước, bắp lai, điều ghép, ca cao, hồ tiêu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh tăng năng suất, hiệu quả cây trồng Theo số liệu 2010: Tổng diện tích gieo trồng 28.330ha; trong đó diện tích trồng lúa nước đạt 12.255ha, diện tích trồng cà phê 9.896 ha Bình quân lương thực đầu người đạt 1.063 kg/người/năm Tổng sản lượng cây có hạt 87.693tấn, sản lượng cà phê nhân xô là 23.360tấn
- Ngành chế biến nông lâm sản phát triển, giao đất giao rừng cho người dân
Trang 20- Công nghiệp gồm cơ khí sửa chữa, sản xuất gạch ngói phát triển theo phương thức tshủ công Có 98,8% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, thay đổi mô hình quản lý điện Một nhà máy thủy điện buôn Kuốp tại xã Drai Asăp.
- Thương mại dịch vụ: Năm 2010 tổng mức bán lẽ và doanh thu dịch vụ 631.418triệu đồng
- Về du lịch có thác nước thác nước Drai Nur và Thác nước Gia Long, hàng năm vào các dịp tết, lễ hội người dân từ nhiều nơi trong tỉnh Đến đây dạo chơi ngắm cảnh, câu
cá thưởng thức ngoạn khung cảnh, đua thuyền Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các buôn làng có 26/26, dùng cho hội họp buôn làm ban tự quản buôn
Huyện có khoảng 17 dân tộc kể cả tại chỗ hay đã di cư từ nơi khác đến Tôn giáo: Tin lành,Phật giáo,Thiên chúa giáo.v.v
- Quý I-2014, huyện Krông Ana đã đạt những kết quả trên một số lĩnh vực: Thu ngân sách đạt trên 10 tỷ đồng, tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2013; vụ đông - xuân 2013-2014, toàn huyện gieo trồng được 6.350 ha cây trồng các loại, tăng 231 ha so với cùng kỳ Những tháng đầu năm, trên địa bàn huyện xảy ra đợt hạn hán kéo dài làm mất trắng 171 ha lúa nước và 417 ha cà phê bị thiếu nước tưới Trước tình hình này, huyện
đã tập trung chỉ đạo các cơ quan liên quan và địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống hạn nhằm bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân Trên lĩnh vực chăn nuôi đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại một số địa phương, huyện đã tăng cường công tác phòng, chống xử lý ổ dịch để không lây lan ra diện rộng Tình hìnhn ninh chính trị trên địa bàn được ổn định, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục đạt kết quả quan trọng, công tác kiểm tra, giám sát theo điều lệ Đảng được tăng cường
- Đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung củng cố Ban Chỉ đạo (nhất là các xã điểm), bước đầu tạo được sự đồng thuận trong nhân dân Trong hơn 3 năm, huyện đã huy độngnhân dân đóng góp được 7 tỷ 860 triệu đồng, 28.138 ngày công lao động và hiến
69.711m2 đất xây dựng Nông thôn mới Đến nay có 6/7 xã hoàn thành thẩm định Đề ánxây dựng Nông thôn mới; 2 xã đạt 13 tiêu chí, 1 xã đạt 9 tiêu chí, 1 xã đạt 8 tiêu chí, 1
xã đạt 7 tiêu chí, 1 xã đạt 6 tiêu chí và 1 xã đạt 5 tiêu chí
- Huyện Krông Ana cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị như: đề nghị tỉnh hỗ trợ vốn cho một số địa phương về việc xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn; các sở, ngành chuyên môn hỗ trợ thiết kế mẫu công trình xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, điểm tập kết rác, xe vận chuyển rác; UBND tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư một số công trình thủy lợi, giao thông để chống hạn, chống lũ như: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi cho các buôn đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã Ea Bông, Dur Kmăl, Băng Adrênh; xây bờ kè, bậc tam cấp và mương điều tiết ở Hồ Sen để điều tiết nước phục vụ sản xuất, chống hạn, chống lũ; sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu bắc qua sông Krông Ana từ Tỉnh lộ 2 qua Tỉnh lộ 7 qua huyện Lak UBND tỉnh chohuyện thành lập Dự án phát triển kinh tế- xã hội vùng đệm rừng đặc dụng Nam Ka
Trang 21thuộc huyện Krông Ana; bố trí vốn để di dời 69 hộ dân vùng ngập lụt thôn 6, Ea Chai,
Vì vậy, việc thiết lập một loại hình NHCSXH cho mục tiêu XĐGN là một tất yếukhách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước là: sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, ổn định
xã hội
Với những kết quả và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, trên cở sở những vướng mắc và tồn tại về mô hình tổ chức quản lý và cở sở hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo để thiết lập NHCSXH của Chính phủ dành riêng thực hiện mục tiêu XĐGN, phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 131/2001/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập NHCSXH Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thông qua phương thức tín dụng để tập trung nguồn lực tốt hơn với mục tiêu hỗ trợ tài chính đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cho họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
“ NHCSXH là một tổ chức tài chính Nhà nước, là công cụ thực hiện vai trò điều tiết, hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho mục tiêu XĐGN và ổn định xã hội NHCSXH là một tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năngthanh toán, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước Là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và UBND các cấp để cho người nghèo vàcác đối tượng chính sách khác vay”
Việc thành lập và đi vào hoạt động của NHCSXH là thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người thuộc diện chính sách xã hội, đối với bộ phận dân nghèo, xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có tri thức và tay nghề cao, tạo thêm việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nângcao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Ana được thành lập vào ngày
10/5/2003 theo quyết định số 182/QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị với nhiệm
vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Từ khi mới thành lập ban đầu
Trang 22có 3 cán bộ, tài sản phương tiện làm việc không có gì, trụ sở làm việc phải đi thuê nhà dân Được sự quan tâm của các huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tạo mọi điều kiện cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh huyện về cơ sở vật chất để hoạt động, đã cấp cho một giàn vi tính trị giá 18 triệu đồng, cấp 2.000 m2 đất và 250 triệu đồng xây dựng trụ sở.
Quy mô hoạt động kinh doanh là toàn huyện bao gồm 1 thị trấn và 7 xã
Quy mô vốn: khoảng gần 180.000.000.000 đồng ( số liệu năm 2014)
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Ana
- Tên tiếng Anh: VBSP Branch of Krông Ana province
- Logo:
- Slogan: Vì an sinh xã hội
- Trụ sở: 4 Nguyễn Du - Thị trấn Buôn Trấp- Krông Ana – ĐăkLăk
Trang 23- Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước
- Huy động các nguồn lực về tài chính để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi để chi phí học tập, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống
- Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã
hội
3.1.4 Kết quả hoạt động của NHCSXH chi nhánh tỉnh Đăk Lăk tại PGD huyện Krông Ana
3.1.4.1 Các hoạt động chính của PGD NHCSXH Huyện Krông Ana
Căn cứ vào quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Một là: Huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân
cư bao gồm tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo
- Hai là: Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Theo Quyết định của Chính Phủ, hiện nay Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện 20 chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Do đặc điểm của địa phương, hiện tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Ana chỉ áp dụng cho vay 10 chương trình tín dụng sau:
+ Chương trình cho vay hộ nghèo
+ Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
+ Chương trình cho vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm
+ Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Chương trình cho vay Xuất khẩu lao động
+ Chương trình cho vay Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
+ Chương trình cho vay Hộ Nghèo về nhà ở
+ Chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
+ Chương trình cho vay Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
+ Chương trình cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp WB3
- Ba là: Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Bốn là: Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác
- Năm là: Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án
Bảng 3.1 Bảng lãi suất theo từng CTCV
Chương trình cho vay Ký hiệu CTCV Lãi suất áp dụng (%/tháng)
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 02 0,60
Trang 24Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 06 0,80
Hộ gia đình sản xuất kinh doanh VKK 10 0,80
Đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 11 0,10
Thương nhân hoạt động thương mại VKK 15 0,80
Tổng hợp trong năm 2014
Đối với chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên các khoản giải ngân chovay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng Các khoản giải
ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng Các
khoản giải ngân cho vay từ 06/06/2014 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
-%