Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.Kỹ năng khám phá ưu thế bản thân.
Trang 1I Đặt vấn đề:
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà có rất ít người nhận
biết được năng khiếu, sở trường của mình là gì Họ dường như không hiểu
rõ về bản thân với những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể bởi họ chưa nhận
ra tầm quan trọng của việc đó nên hầu như dành rất ít thời gian để tự chiêm nghiệm và khám phá bản thân.Và một khi, chưa tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó thì chúng ta lại tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy cuộc đời với bộn
bề lo toan và làm những việc vô cùng đơn điệu, nhàm chán và không phù hợp với sở trường của mình Điều này dường như hiện hữu khắp nơi trong cuộc sống Đâu đó, bạn có thể bắt gặp hình ảnh của những bạn học sinh, sinh viên ngày ngày phải đến giảng đường trong trạng thái uể oải, mệt mỏi
vì 1 lẽ đơn giản là do chọn nhầm nghề để rồi chán ngấy với việc hằng ngày mỗi sáng sớm phải xách cặp lên lớp để học những môn, làm những điều mà mình không thích Trong thế giới của những người đi làm cũng vậy Cũng
có không ít người ngày ngày làm những công việc mà mình không hề yêu thích chỉ vì muốn kiếm tiền trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình Vấn đề khám phá ưu điểm của bản thân là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học phổ thông Hiện nay, nền giáo dục của nước ta đa phần là tập trung vào dạy các kiến thức phổ thông mang tính chất khá hàn lâm chứ chưa tập trung sâu vào việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh, đặc biệt là kỹ năng khám phá ưu điểm của bản thân Ở cấp trung học phổ thông này, hoạt động chủ đạo cuối cấp của học sinh là lựa chọn nghề nghiệp vì thế việc trang bị kỹ năng khám phá ưu điểm bản thân cho các em là vô cùng cần thiết Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng khám phá ưu thế bản thân, tôi đã thiết kế ra chủ đề này nhằm trang bị cho các em kỹ năng khám phá và phát triển những ưu điểm, thế mạnh của bản thân nhằm phục vụ tốt cho quá trình hcọ tập cũng như định hướng tương lai, lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn
II Mục tiêu:
1 Mục tiêu về kiến thức: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể:
- Hiểu được khái niệm khám phá ưu thế bản thân
- Biết được những cách thông dụng nhất để tự mình khám phá ra những
ưu điểm, khuyết điểm của mình
- Biết cách lập kế hoạch để phát huy những điểm mạnh của bản thân
2 Mục tiêu về kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đương đầu với cảm xúc
Trang 2- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi.
- Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch phát triển bản thân cho mình
3 Mục tiêu về thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng khám phá
ưu thế đối với bản thân
- Có thái độ nghiêm túc trong việc lập một kế hoạch để phát triển bản thân
III Thông điệp của chủ đề:
Việc khám phá bản thân là một việc quan trong đối với mỗi đối tượng, độ tuổi, đặc biệt là với độ tuổi học sinh THPT Thông qua chuyên đề giáo dục này, tôi muốn các em học sinh có thể khám phá được nguồn sức mạnh tiềm
ẩn bên trong mình, qua đó giúp các em xác định được giá trị của bản thân
và xác định đâu là thế mạnh, điểm mạnh của cá nhân để tập trung hơn vào việc phát huy thế mạnh đó; đồng thời tránh việc ngộ nhận bản thân, có những quyết định sai lầm trong tương lai, đặc biệt là quyết định lựa chọn ngành, nghề, trường đại học, cao đẳng trong thời gian sắp tới
IV Đối tượng giáo dục của chủ đề:
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng học sinh THPT Thời gian thực hiện dự kiến là 90’
V Phương tiện hỗ trợ dạy học:
- Giấy a4, giấy vở
- Máy tính, máy chiếu
- Tài liệu phát tay
- Đoạn video “khám phá ưu thế bản thân, ta được gì?”
VI Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
1 Hoạt động 1 : Trò chơi “Nói thật”
1.1 Mục tiêu:
- Khởi động tiết học, tạo hứng thú, tò mò cho học sinh về chủ đề của buổi dạy
- Giới thiệu một phương pháp để khám phá bản thân: “Lắng nghe”
Trang 3- Tạo sự đoàn kết, hợp tác, hiểu nhau hơn cho các thành viên trong lớp học
1.2 Cách tiến hành: Tiến hành trong 15’
- GV đưa ra luật chơi:
Yêu cầu học sinh ngồi nguyên tại vị trí Giáo viên hỏi một câu hỏi bất kì và yêu cầu 1 học sinh phải trả lời chính xác câu hỏi đó Khi học sinh đó trả lời xong thì hãy hỏi một câu bất kì cho bạn bên cạnh (
có thể là bên trái, bên phải, phía dưới… ) tùy bạn đưa ra câu hỏi lựa chọn Tiếp tục như vậy cho đến khi nào giáo viên yêu cầu dừng lại 1.3 Kết luận:
Lắng nghe ý kiến từ người khác cũng là một phương pháp để khám phá những tìm ẩn trong con người mỗi chúng ta Qua trò chơi trên,
hy vọng lớp sẽ đoàn kết, hiểu nhau, giúp đỡ khắc phục và phát hiện những ưu, nhược điểm của nhau
2 Hoạt động 2 : Vì sao phải khám phá ưu điểm của bản thân?
2.1 Mục tiêu:
- Cho học sinh thấy rõ được tầm quan trọng của việc khám phá bản thân đối với việc phát triển của tương lai
2.2 Cách tiến hành: Tiến hành trong 20’
- Trình chiếu video:Cho học sinh được xem video “Khám phá ưu thế bản thân, ta được gì?”
Link video: https://www.youtube.com/watch?
v=a_r0O_fYxoE&t=200s
- Giáo viên tổng kết với lớp những nội dung sau:
Video vừa nói về vấn đề gì?
Em hiểu về vấn đề trên như thế nào?
Theo em, vấn đề đấy có quan trọng và cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là đối với lứa tuổi của các em không?
Xem xong video, các em có suy nghĩ gì?
2.3 Kết luận:
- Việc phát hiện ra sở trường là điều rất quan trọng Bởi một khi đã xác định được điểm mạnh của mình thì chúng ta sẽ dành phần lớn thời gian tập trung khai thác những lợi thế đó để không bị phân tán sức lực và đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất Ngoài sở trường thì tất nhiên trong mỗi con người cũng luôn tồn tại những sở đoản, mà nếu tự bản thân các em không phát hiện ra để kìm hãm và hạn chế bớt đi những yếu điểm đó lại thì nó có thể là
Trang 4“con kì đà cản mũi” trong phát triển sự nghiệp, tương lại của chính các em
- Ngoài ra, một khi đã xác định được sở thích, những điểm mạnh, ưu thế của bản thân thì các em có thể sáng suốt hơn trong việc định hướng tương lai cũng như thực hiện dễ dàng và đúng đắn hoạt động quan nhất của các em ở cấp THPT này, đó chính là hoạt động lựa chọn nghề nghiệp
3 Hoat động 3 : Chơi trò chơi “ bộc lộ - phản hồi”
3.1 Mục tiêu:
- Giúp học sinh khám phá chính mình, hiểu được khái niệm bản thân
và trả lời được một số câu hỏi như: mình là ai?, trong mắt mọi người thì mình như thế nào?
- Giúp học sinh hiểu được giá trị của bản thân trong mắt những người xung quanh
- Tăng tình đoàn kết, hiểu nhau giữa các thành viên trong lớp
3.2 Cách thực hiện: Tiến hành trong 25’
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự chuẩn bị dụng cụ:
Mỗi học sinh chuẩn bị 2 tờ giấy ( có thể tận dụng giấy vở hoặc a4)
Học sinh lấy 1 tờ giấy giới thiệu về bản thân, viết ra những điều mình nghĩ đó chính là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Học sinh lấy tờ giấy còn lại viết tên mình vào và nộp lại cho giáo viên
Giáo viên tổng hợp những tờ giấy ghi tên đó và phát ngẫu nhiên cho lớp rồi yêu cầu mỗi học sinh khi nhận được tờ giấy của người khác hãy viết nhận xét của mình về người đó nhưng không ghi tên của mình vào Một người có thể nhận xét nhiều người
Sau khi nhận xét xong, học sinh nộp lại cho giáo viên Giáo viên trả lại mỗi tờ giấy cho chính chủ nhân của nó và yêu cầu học sinh
so sánh 2 tờ giấy
Lưu ý: Giáo viên cần nhắc nhở học sinh không được lợi dụng để bêu xấu, trêu ghẹo người khác, làm lệch mục đích học tập
- Học sinh tiến hành làm hoạt động trong 15’phút
- Giáo viên tiến hành thảo luận lớp:
Yêu cầu ngẫu nhiên một số bạn lên chia sẻ cảm nghĩ về hoạt động vừa rồi theo một số câu hỏi như:
Trang 5 Em chia sẻ những nhận xét những nhận xét của các bạn về mình cho cả lớp biết được không?
Những nhận xét ấy theo em có đúng về bản thân mình không?
Em có những suy nghĩ gì khi người khác nhận xét mình có những khuyết điểm như thế? Theo em có cần tiếp thu những nhận xét ấy để có thể khắc phục những điểm yếu của mình không?
Em có những suy nghĩ gì khi cùng tham gia trải nghiệm hoạt động này với cả lớp?
3.3 Kết luận:
- Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm, thế mạnh riêng biệt Đừng lo lắng và hãy loại bỏ đi suy nghĩ bản thân mình vô dụng, không có một khả năng nào đó nổi trội
- Hãy tìm hiểu những thế mạnh của mình từ những xung quanh một cách có chọn lọc
4 Hoạt động 4: Làm thế nào để khám phá ra ưu thế của bản thân?
4.1 Mục tiêu:
- Giới thiệu cho học sinh một phương pháp đơn giản để tự xác định, khám phá những ưu điểm của bản thân
- Rèn cho học sinh thói quen lập kế hoạch để củng cố, rèn luyện những ưu điểm sẵn có của bản thân
4.2 Cách thực hiện: Tiến hành trong 30’
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự chuẩn bị 1 tờ giấy:
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định điểm mạnh của bản thân thông qua 3 câu hỏi trắc nghiệm tâm lý như sau:
Tôi thường cảm thấy thích thú và hưng phấn khi làm những công việc như thế nào?
Những công việc gì mà tôi có thể tập trung làm việc trong một khoảng thời gian dài mà không hề cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, áp lực?
Tôi thấy bản thân mình làm tốt ở những lĩnh vực nào nhất
và những kết quả của tôi khi làm những công việc đó luôn được người khác ghi nhận và đánh giá cao?
Sau khi xác định được những khả năng, điểm mạnh của bản thân thông qua các câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu học sinh lập một kế
Trang 6hoạch đơn giản để phát triển các ưu điểm đó thông qua mẫu như sau:
Kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn? Nếu đây là kế hoạch dài hạn thì thời gian thực hiện kế hoạch là bao lâu?
Những điểu bản thân hiện tại đã làm được?
Những điều hiện tại cản trở bản thân phát triển những ưu điểm (tính cách, quan hệ xung quanh, điều kiện kinh tế….)?
Liệt kê những điều cụ thể cần làm nhất trong thời gian tới để
có thể giúp ích cho việc phát triển ưu thế bản thân
- Học sinh thực hiện hoạt động trên trong vòng 10 phút
- Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ về sản phẩm của mình Cuối cùng, giáo viên kết luận cho học sinh được rõ một số ý cơ bản sau:
Giới thiệu cho học sinh một số phương pháp phổ biến nhất để tự khám phá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như:
Lắng nghe: Tham khảo những nhận xét của người khác về mình
“Soi gương”: Lấy người khác để làm tấm gương để so sánh với bản thân mình
Tự quan sát bên trong: Xâu chuỗi những thứ bộc lộ của bản thân trong quá trình sinh sống từ trước tới giờ để tìm ra hình ảnh của chính mình
Đặt mình vào trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (trải nghiệm cuộc sống ở mọi lĩnh vực, hoạt động)
Thực hiện những trắc nghiệm tâm lý để khám phá bản thân
Tầm quan trọng và quy trình để lên kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai
4.3 Kết luận:
- Có rất nhiều cách để mỗi chúng ta có thể xác định giá trị của bản thân Mỗi người chúng ta hãy tìm một cách tốt nhất để giúp bản thân
tự khám phá ưu thế của mình
- Cần tập thói quen để sắp xếp và lên kế hoạch thật chu đáo để có thể phát triển và trao dồi thế mạnh của bản thân một cách tốt nhất
5 Hoạt động 5: Làm thế nào để lập kế hoạch cho cuộc đời và phát triển thế mạnh bản thân?
5.1 Mục tiêu:
- Hướng dẫn cho học sinh cách lập kế hoạch để phát triển bản thân
- Giới thiệu cho học sinh mô hình lập kế hoạch khoa học 5W
Trang 75.2 Cách tiến hành: Tiến hành trong 30’
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy Sau đó giáo viên trình chiếu slide cho học sinh xem mẫu lập kế hoạch 5W và yêu cầu mỗi học sinh hãy lập kế hoạch theo như đúng mẫu đó Mẫu 5W như sau:
Why (Tại sao): Xác định mục tiêu, yêu cầu
Tại sao phải làm những công việc này?
Nó có ý nghĩa như thế nào ?
Hậu quả là gì nếu không thực hiện chúng?
What ( cái gì): Xác định nội dung công việc:
Nội dung công việc đó là gì?
Các bước để thực hiện công việc đó.( sắp xếp các bước cho hợp lý và hãy chắc chắn rằng bước sau là sự phát triển của bước trước)
Where (ở đâu?):
Công việc đó thực hiện tại đâu (lĩnh vực, khía cạnh, môi trường)?
When (khi nào?):
Có thể thực hiện ngay công việc đó tốt nhất khi nào?
Khi nào kết thúc công việc là tốt nhất?
Lưu ý:
Để xác định được thời hạn phải làm công việc, cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc
Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp Cần phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước
Who (ai?):
Người có thể hợp tác để thực hiện công việc?
Người có thể hỗ trợ để hoàn thành công việc?
- Học sinh làm hoạt động trong vòng 15’
- Giáo viên mời một số học sinh bất kì đứng lên để trình bày cho cả lớp về sản phẩm của mình Sau đó giáo viên gợi ý cho học sinh có thể hoàn thành sản phẩm của mình và đặt nó vào những nơi có thể thường xuyên thấy được như bàn học, ví,…
Trang 85.3 Kết luận:
- Việc lập kế hoạch để phát triển bản thân rất quan trọng, đó chính là một yếu tố quyết định để có thể định hướng được cuộc đời
VII Kết luận:
Kết thúc buổi dạy, giáo viên tổng kết các ý chính theo một số câu hỏi sau:
- Thế nào là kỹ năng khám phá ưu thế bản thân?
- Vai trò của kỹ năng khám phá ưu thế bản thân đối với mỗi cá nhân?
- Làm thế nào, có bao nhiêu cách phổ biến để khám phá ưu thế bản thân?
- Cách lập một kế hoạch để phát triển ưu thế bản thân như thế nào?