1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS bình long KHóa luận tốt nghiệp lớp CBQLGD bậc THCS

52 328 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 323,5 KB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài... PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1... chậm phát triển.. Họcsinh THCS phát triển theo định hướng hình tha

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bác Hồ, vị Lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta luôn mang hoài bão cao cả “

Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đất nước ta hoàn toàn được độc lập, dân tộc ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,

ai cũng được học hành” Bác cũng đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn vào công học tập của các em ” và khi

Cách mạng tháng Tám thành công vào tháng tám năm 1945 với sự ra đời củaNhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, Bác cũng đã ký ngay Sắc lệnh

thành lập Nha “Bình dân học vụ” đây cũng là cơ sở pháp lý đầu tiên để chính quyền cách mạng diệt “giặc dốt” một trong ba thứ giặc rất nguy hiểm có thể làm

cho đất nước suy vong

Xuất phát từ tình hình trên, ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần II, Ban chấphành Trung ương Đảng khóa VIII và được khẳng định lại nhiều lần trong các kì

Đại hội sau này đã xác định nhiệm vụ của Ngành Giáo dục-Đào tạo là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học, hoàn thành phổ cập THCS trong cả nước vào nam 2010, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ ” và cũng trong chính Chỉ thị số 32/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã xác định “Tiếp tục phát triển quy mô trên cơ sở chất lượng, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Luật giáo dục, chuẩn bị điều kiện để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THCS trong cả nước” và trong Luật phổ cập giáo dục cũng đã quy định một cách rõ ràng như sau “ Tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 phải được phổ cập bắt buộc”

Để các Nghị quyết của Đảng, Chủ trương, Chỉ thị của các cấp lãnh đạo đivào thực tế một cách triệt để đúng như tinh thần mà Đảng ta đã nhiều lần khẳng

Trang 2

định coi “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và là động lực để phát triển các ngành kinh tế xã hội trong toàn quốc” thì điều đầu tiên là phải tạo ra cho

được một xã hội học tập ở mọi nơi, không ngoại trừ vùng sâu, vùng xa, các vùngcó kinh tế khó khăn Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh bỏhọc đã và đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hộimà đặc biệt thời gian gần đây sau khi Phó chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và toàn ngành giáo dục phát động thực hiện

cuộc vận động “ Hai không với bốn nội dung” “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp của học sinh” đã và đang được xã hội hết sức quan tâm.

Hiện nay đang nảy sinh những thực tế hết sức đáng lo ngại về tình trạng họcsinh bỏ học ở nhiều cấp mà đặc biệt là cấp THCS, một cấp học hết sức quantrọng trong quá trình hình thành nhân cách cũng như đây là bước đầu lĩnh hộicác tri thức của nhân loại

Đây là một thực trạng hết sức đáng lo ngại cho toàn Đảng và toàn dân tatrong giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là ảnh hưởng đến tiến trình thựchiện phổ cập giáo dục THCS trong cả nước Trước tình hình đó, việc tìm ra mộtbiện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất, khả thi nhất là cực kì cần thiết và cấpbách hơn bao giờ hết Để thực hiện được công việc này, mỗi người, mỗi ngànhđều phải có trách nhiệm mà cụ thể là tại địa phương mình, tại trường mình và tạichính trong mỗi gia đình mình Chính vì điều đó tôi thiết nghĩ cần phải tìm ra

“Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở bậc THCS ”

là hết sức cần thiết và thiết thực trong khóa luận Tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng cánbộ quản lý giáo dục bậc THCS nhằm góp một phần nhỏ nhưng không thể thiếuđược trong việc hoàn thành sự nghiệp cao cả “Trồng người” mà bất kì một xãhội nào cũng tôn vinh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 3

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đếnhiện tượng bỏ học của học sinh Tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, khả thitrong việc ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh trường THCS BìnhLong.Vận dụng vào công tác quản lý trong trường học nhằm góp phần thực hiệntốt chủ trương phổ cập giáo dục của Đảng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên đề tài tiến hành nghiên cứu những nhiệmvụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến hiện tượng bỏ học của học sinh ởtrường THCS

- Nghiên cứu khảo sát thực trạng và làm rõ nguyên nhân bỏ học của học sinhtrong toàn quốc, ở các tỉnh, các xã trong huyện và đặc biệt là ở trường THCSBình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi

- Xây dụng hệ thống các biện pháp quản lý khả thi nhất áp dụng vào quảnlý trường học để giúp ngăn ngừa đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học ởcác cấp và đặc biệt là ở cấp THCS và cụ thể hơn là ở trường THCS Bình Long,Bình Sơn, Quảng Ngãi

3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ởtrường THCS Bình Long-Bình Sơn-Quảng Ngãi

3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Bình Long, huyện Bình Sơn, tỉnhQuảng Ngãi qua các năm học: 2006-2007; 2007-2008 và học kỳ I của năm học2008-2009

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài và vận dụng tốt đề tài vào thực tiễn quản lý nhà trường, đềtài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu về văn kiện của Đảng, Nhà nước và củangành giáo dục Nghiên cứu sách, giáo trình bồi dưỡng hiệu trưởng trườngTHCS, các tạp chí và các bài báo Các tài liệu đã được nghiên cứu, phân tích, hệthống hoá sử dụng trong phần lý luận của đề tài và sắp xếp thành thư mục thamkhảo

4.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Điều tra số lượng học sinh trong các năm học qua các sổ theo dõi công tácchuyên môn của nhà trường, sổ họp Hội đồng sư phạm của nhà trường, sổ kếhoạch của nhà trường, sổ sinh hoạt Đoàn, Đội, sổ theo dõi công tác phổ cập giáodục của địa phương, sổ theo dõi sĩ số học sinh hàng tháng của nhà trường, sổtheo dõi kế hoạch và thi đua của đội để nắm bắt tình trạng bỏ học của học sinh

- Ngoài ra còn sử dụng các phiếu điều tra, thăm dò ý kiến của giáo viên, họcsinh và phụ huynh trong toàn trường và trên địa bàn xã Bình Long, huyện BìnhSơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Điều tra về trình độ học vấn, tình hình phát triển kinh tế, đời sống của nhândân địa phương Điều tra về các hoạt động xã hội, phong tục tập quán và cáchoạt động giáo dục khác có ảnh hưởng đến công tác giáo dục ở địa phương

- Trong quá trình thực hiện đề tài, Bản thân trực tiếp phỏng vấn nhiều giáo

viên, học sinh, và phụ huynh trên địa bàn xã Bình Long

4.3 Phương pháp quan sát

Trang 5

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân, cùng một số đồng nghiệp trựctiếp quan sát các hoạt động: Học tập, vui chơi, rèn luyện thể chất và các hoạtđộng khác của các em của học sinh ở trường và cả ở gia đình.

- Quan sát các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác của giáo viên trong nhàtrường

- Quan sát các hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các Ban ngành ở địaphương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài.Từ đĩ kiểm chứng và so sánh kết quả trong nghiên cứu , đối chiếu lý thuyết vớithực tế

4.4 Phương pháp thống kê toán học

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệuthống kê học sinh bỏ học trực tiếp từ quá trình giảng dạy và công tác tại trườngTHCS Bình Long Sau đó vẽ biểu đồ Nhận xét và phân tích hiện tượng bỏ học

của học sinh qua biểu đồ

4.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Dùng các số liệu, bảng biểu để so sánh hiện tượng học sinh bỏ học qua cácnăm học nhằm làm nổi bật vấn đề đặt ra Từ đĩ phân tích rút ra nhận định ,đánhgiá và đề xuất biện pháp trước thực trạng hiện nay

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận khoa học về hoạt động ngăn ngừahọc sinh bỏ học ở trong nhà trường Trung học cơ sở

- Giúp cho người quản lý giáo dục tìm ra được nguyên nhân dẫn đến học sinhbỏ học và đồng thời có giải pháp cụ thể giúp cho người quản lý giáo dục chỉ đạovà thực hiện có hiệu quả trong đơn vị của mình

Trang 6

-Đề tài thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần giảm tỉ lệ học sinh bỏ học đáng kểvà giúp cho công tác phổ cập giáo dục ở xã Bình Long, huyện Bình Sơn luônđược duy trì và mang tính chất bền vững.

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Thế nào là học sinh bỏ học?

Theo các nhà giáo dục học trên thế giới và đặc biệt là các chuyên giaUNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc) thì "Mộthọc sinh được xác định bỏ học là một học sinh rời trường trước khi kết thúc nămhọc cuối cùng của giai đoạn giáo dục mà học sinh đó được tuyển vào" (tríchtrong tạp chí về vấn đề lưu ban-bỏ học, trang 38 của Hội tâm lý Giáo dục họcViệt Nam năm 1992)

1.1.2 Thế nào là biện pháp vận động học sinh ra lớp (chống bỏ học)?

Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh là sự tác động của cáclực lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục để hạn chế, phòng ngừa hiệntrượng bỏ học của học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của Đảng và Nhànước và của Ngành đề ra

1.2 Vị trí vai trò của hoạt động dạy học và phổ cập giáo dục THCS

Chúng ta đã biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc THCS là bậc chuyểntiếp của bậc tiểu học và cũng là nền tảng cho bậc học tiếp theo là bậc THPT haymột số ít các em đi vào học ở các trường dạy nghề, chính vì vậy mà bậc họcTHCS cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng Nếu bậc học này các em được trangbị kỹ kiến thức thì chắc chắn việc học tập ở THPT hoặc đi học ở các trung tâm,các cơ sở dạy nghề các em sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập vàrèn luyện

Nhưng trong thực tế cho thấy hiện tượng bỏ học của học sinh ở bậc THCScòn diễn ra khá phổ, biến nhất là các vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế

Trang 8

chậm phát triển Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, văn hoá,xã hội ở địa phương Đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành phổ cậpgiáo dục THCS trong cả nước vào năm 2010

Luật giáo dục cũng đã nói rõ "Tất cả trẻ em Việt Nam từ 6-14 tuổi được phổcập bắt buộc"

-Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Nghị quyết TW IIcủa Đảng đã nêu rõ

+ Thực sự coi giáo dục - đạo tạo là quốc sách hàng đầu

+ Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội

+ Phát triển giáo dục - đào tạo phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế,văn hoá - xã hội, khoa học, công nghệ an ninh quốc phòng

+ Giáo dục - đào tạo phải đi trước sự phát triển xã hội Đầu tư cho giáo dục làđầu tư cho sự phát triển của đất nước

+ "Con người là vốn quý", là "Nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội" đây là luận điểm đã được khẳng định trong các Đại hội củaĐảng trong nhiều năm qua

Mọi chủ trương chính sách đều nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng conngười, làm cho "Mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn diện cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội và dân chủ" Đảng vàNhà nước ta đã chăm lo đến việc học của nhân dân nhằm "Thực hiện một nềngiáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi,trách nhiệm của công dân" (Nghị quyết TW Đảng khoá VII)

Học sinh THCS là một chỉnh thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển vàlà một nhân cách đang hình thành Đặc điểm đó tạo khả năng cho học sinhTHCS tiếp thu giáo dục THCS, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập Họcsinh THCS phát triển theo định hướng hình thành nhân cách Vì vậy những gìgiáo dục cho trẻ em phải chọn lọc, đúng đắn lành mạnh, phương pháp giáo dục

Trang 9

phải phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi Nhà trường cần tạo điều kiện thuậnlợi để cho trẻ em phát triển tốt.

- Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của conngười Giáo dục theo sự phát triển của xã hội loài người, thực hiện chức năng táisản xuất lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới có hiệu quả hơn bằng cáchphát huy tiềm năng, năng suất lao động cao hơn cho xã hội Mặt khác, giáo dụccũng có tác động to lớn trong việc xây dựng tư tưởng chi phối cho toàn xã hội,xây dựng lối sống lành mạnh, tạo ra một trình độ văn hoá chuẩn chung cho toànxã hội

- Văn hoá là chìa khoá, nền tảng của sự phát triển Do vậy học tập nghiêm túcđến nơi, đến chốn giúp con người tiếp thu một cách có hệ thống và trọn vẹn cáctri thức văn hoá của loài người, giúp con người tự chủ năng động sáng tạo, cóniềm tin và tự hào của dân tộc, có ý thức vươn lên, có năng lực đi vào thực tiễncuộc sống, góp phần làm cho "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh", nâng cao được mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước

- Phổ cập giáo dục là nhằm làm cho tất cả mọi thành viên trong xã hội có mộttrình độ giáo dục đào tạo nhất định, là nhiệm vụ của tất cả các ngành trong nướcnói chung, và của ngành giáo dục đào tạo nói riêng Nghị quyết TW IV khóa VIcủa Đảng đã nêu "Hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học phát triển tíchcực vững chắc và từng bước tiến tới phổ cập giáo dục THCS'' Đó là sự khẳngđịnh việc học là con đường tất yếu bắt buộc phải chọn nhằm xoá bỏ cảnh nghèonàn lạc hậu; tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại, phục vụ cho sựphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và hoà nhập vào cộng đồng thếgiới

Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về côngtác giáo dục đang gặp nhiều khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng nôngthôn, hải đảo có kinh tế chậm phát triển, do tác động tiêu cực của mặt trái nền

Trang 10

kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến phụ huynh học sinh Thêm vào đó

cơ sở vật chất của nhiều trường xuống cấp, phương tiện phục vụ cho việc dạyhọc thiếu thốn, cảnh quan và hoạt động của trường chưa thu hút học sinh Trongnhững năm gần đây Đảng và nhà nước đã có nhiều cải tiến về chế độ cho giáoviên song đến nay, nguồn thu nhập của giáo viên còn thấp so với các ngành kháctrong xã hội Do đó vẫn còn một số ít giáo viên chưa nhiệt tình, chưa tận tâm vớinghe, hơn nữa việc cơ cấu, bố trí phân bổ giáo viên chưa cân đối, chưa hợp lý ởcác bộ môn đào tạo; vẫn còn một số giáo viên giảng dạy còn yếu, chưa đủ chuẩnvề mặt chuyên môn, nghiệp vụ nên bất cập với yêu cầu đổi mới của nền giáo dụchiện nay

Chính từ những nguyên nhân trên đã tác động không nhỏ đến quá trình họctập của học sinh, các em không hứng thú đến trường, đến lớp, từ đó dẫn đếnchán học rồi bỏ học của học sinh đã và đang được báo động nhiều nơi Bởi lẽ,việc bỏ học của học sinh sẽ tạo ra cho xã hội một bộ phận lao động không đồngnhất, tốn nhiều thời gian và kinh phí khi phải đào tạo lại làm mất khá nhiều kinhphí và thời gian của mỗi người, của toàn xã hội và dĩ nhiên là sự phát triển củaxã hội sẽ bị kiềm hãm và nguy cơ tụt hậu là không tránh khỏi

Từ những cơ sở trên, việc ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh THCSlà rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết Để góp phần thực hiện nhiệm vụgiáo dục - đào tạo mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, trước hết phổ cập giáo dụcTHCS là nhiệm vụ, mục tiêu của người cán bộ quản lý giáo dục quản lý trườnghọc Chính vì vậy, hiện tượng bỏ học của trẻ em ở độ tuổi quy định là hiệntượng không bình thường, cần phải nghiên cứu và giải quyết kịp thời

1.3 Nguyên nhân bỏ học của học sinh

Dựa vào thực trạng bỏ học của học sinh chúng ta có thể chia ra các nguyênnhân cơ bản sau:

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Trang 11

- Do nhận thức chưa đúng đắn tầm quan trọng của việc học nên một số khôngnhỏ học sinh không có nhu cầu về học tập, mặt dù các em được sinh trưởngtrong những gia đình có đủ điều kiện để học tập.

- Do thích đua đòi ăn diện, tiêu xài phung phí, thích tỏ ra mình là người lớn,muốn tự thân kiếm tiền cho riêng mình để phục vụ bản thân

- Do không xác định được động cơ học tập nên dẫn đến mất căn bản về kiếnthức, kết quả học tập giảm sút, mặc cảm với bạn bè chán nản bỏ bê việc học tậpvà rồi bỏ học

- Do ở lứa tuổi này, cơ thể phát triển nhanh, bản thân có nhiều biến đổi vềmặt tâm sinh lý dẫn đến khó hoà nhập với bạn bè, thích ăn chơi kiếm tiền

1.3.2 Nguyên nhân khách quan.

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không đủ cung cấp cho việc học

- Bản thân một số học sinh sức khoẻ yếu, mắc bệnh tật, hoặc do bị tai nạn.Hoàn cảnh gia đình gặp chuyện không may như cha mẹ ly hôn v.v…

- Do những nguyên nhân từ phía xã hội như:

+ Sự tác động của cơ chế thị trường và mặt trái của nó đã làm cho một sốngười sùng bái đồng tiền, quên cả việc học

+ Coi nặng lối sống thực dụng xem thường việc học

+ Sự bố trí, sắp xếp công việc làm của xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu củangười lao động, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ratrường chưa có việc làm kịp thời

Từ những nguyên nhân cơ bản trên đã tạo ra hệ quả là không tạo sự hấp dẫnlôi cuốn học sinh đến trường Xã hội còn nhiều tệ nạn lôi kéo cám dỗ làm giaođộng tư tưởng, làm suy thoái đạo đức học sinh Nếu không kịp thời giáo dục uốnnắn thì các em dễ bị sa ngã, mắc nhiều khuyết điểm dẫn đến bỏ học

- Do những nguyên nhân từ phía nhà trường như:

Trang 12

Nội dung, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng nhu cầu thực tế việc họccủa học sinh hoặc có thể do những định kiến trong quan hệ thầy trò, những mâuthuẫn trong tình bạn…

Từ những cơ sở trên ta có sơ đồ nguyên nhân bỏ học của học sinh nhưsau:

Như vậy thực trạng bỏ học của học sinh là một thực trạng xã hội bắtnguồn từ nhiều nguyên nhân như đã nêu trên, do đó muốn khắc phục hiện tượnghọc sinh bỏ học cần phải có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa các lựclượng trong xã hội Nếu không sẽ tạo ra hệ lụy tất yếu như sau:

XÃ HỘI Nền kinh tế, xã hội phát triển chậm Tổ chức, sắp xếp việc làm còn nhiều bất cập.

Tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng.

Công tác xã hội hóa giáo dục thực sự chưa phát triển mạnh.

HỌC SINH

Nhận thức sai trái về nhiệm vụ học

tập.

Động cơ học tập sai lầm.

Những định kiến, mặc cảm…

- Sức khỏe không đảm bảo.

NHÀ TRƯỜNG

Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học chưa thực sự lôi cuốn học sinh Môi trường học tập không đảm bảo

BỎ HỌC

GIA ĐÌNH

Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.

Định hướng, nhận thức không đúng đắn.

Những biến cố xấu không may xảy ra với gia đình.

Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn, chỉ bảo hằng ngày

Trang 13

Tình trạng trẻ em phạm pháp đang là một vấn đề xã hội rất bức xúc Cónhiều nguyên nhân dẫn các em vào con đường tội lỗi Trước hết là trách nhiệmcủa gia đình Phải nhận thấy môi trường gia đình có tác động mạnh mẽ tới sựhình thành nhân cách trẻ em, đó là môi trường giao tiếp đầu tiên của trẻ, nhữngđứa trẻ lớn lên đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự chăm sóc, giáo dục của giađình Trong cơ chế thị trường hiện nay, có nhiều người giàu lên một cách nhanhchóng, do mải mê kiếm tiền mà họ đã bỏ quên trách nhiệm dạy dỗ con cái vàphó mặc cho nhà trường Có những gia đình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặcgia đình rơi vào tình trạng “ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, cha mẹ ly thân,

ly hôn… do đó con cái không được dạy dỗ, chăm sóc chu đáo, thiếu tình thươngcủa cha mẹ, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và kết cuộc dẫn đến việc bỏ học vàphạm pháp là điều đương nhiên Thực tế cho thấy, từ việc bỏ học lang thang, bụiđời đến phạm pháp chỉ trong gang tấc

Trẻ em phạm pháp còn do ảnh hưởng từ môi trường xã hội, với sự mọclên nhan nhản những tụ điểm như karaoke trá hình, cà phê đèn mờ, văn hóaphẩm độc hại, những trang web bẩn, ma túy, mại dâm… một nghiên cứu về tộiphạm trong thanh thiếu niên cho thấy đây là lứa tuổi đang có những thay đổi lớnvề tâm sinh lý Từ gia đình bước vào một môi trường xã hội rộng lớn, nhiều biếnđộng, sự cố với tâm lý bồng bột, dễ xúc cảm, non nớt, thiếu kinh nghiệm nên dễbị kích động, dễ bị kẻ xấu lôi kéo, hình thành những băng nhóm tội phạm có tổchức… dù rằng, những đứa trẻ kia có sa vào con đường phạm pháp bởi nguyênnhân nào thì cũng phải thấy một điều là sau lưng các em luôn thiếu bóng dángcủa sự chăm lo, giám sát, sự quan tâm cần thiết của những người thân trong giađình các em Từ những đứa trẻ lang thang trên đường phố, bởi nghèo đói bấthạnh gia đình hay bất mãn cuộc đời, đến những đứa trẻ được nuông chiều quámức đều có thể là những nguyên nhân tình cờ ngẫu nhiên hay có ý thức xô đẩycác em đến với con đường phạm pháp Trẻ em phạm pháp là đáng thương hơnđáng trách Tương lai của các em đang ở phía trước Chính vì vậy, gia đình nhàtrường và toàn xã hội cần có sự phối hợp tích cực hơn nữa để hành động, thường

Trang 14

xuyên tuyên truyền, giáo dục giúp đỡ đối tượng trẻ em nhất là các em có thể rơivào các hoàn cảnh gia đình như đã nêu trên để giúp các em có ý thức và biếtđịnh hướng cho mình trong tương lai tránh những cạm bẫy của cuộc sống.

1.4 Những định hướng cơ bản

Để có biện pháp ngăn ngừa hiện tượng học sinh bỏ học chúng ta cần phảicó những định hướng cơ bản sau:

 Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền trong nhân dânvề vai trò vị trí và sự quan trọng của công tác học tập nhằm nâng cao nhậnthức và giác ngộ của quần chúng nhân dân đối với giáo dục, từ đó họ sẽ là lựclượng quan trọng động viên được con em khắc phục những khó khăn trước mắtđể học tập, tạo một tiền đề quan trọng của một xã hội học tập

 Địa phương và nhà trường tạo mọi điều kiện, vận dụng nhiều chính sáchthông thoáng đối với người học nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập củahọc sinh của địa phương mình

 Tạo ra sự hấp dẫn trong các hoạt động vui chơi ở nhà trường Thay đổiphương pháp giảng dạy, tránh cách dạy áp đặt “ thầy đọc trò ghi” phát huy tínhtích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập và vui chơi của học sinh Tạo ra cácmối quan hệ thầy trò hòa nhã vui vẻ, đúng mực, trong sáng Hạn chế và khắcphục những ràng buộc, những yêu cầu quá sức từ nhà trường đối với các emhọc sinh

 Như tất cả chúng ta đều biết, học sinh tồn tại, vận động và phát triển với

tư cách là một nhân tố trung tâm của quá trình dạy-học, quá trình giáo dục…Học sinh vừa là đối tượng giảng dạy, giáo dục đồng thời cũng là chủ thể nhậnthức, chủ thể tự giáo dục Nó có mối quan hệ mật thiết với các nhân tố kháctrong quá trình dạy-học, giáo dục, do đó các nhân tố này ảnh hưởng đến cáchoạt động học tập của học sinh Hiện tượng bỏ học của học sinh một phần là

do ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố trên

Trang 15

Chính vì vậy, trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chúng ta sẽ làm rõ nhữngảnh hưởng của các nhân tố đó; ví dụ như:

- Mục đích, nhiệm vụ dạy học chưa thiết thực ở điểm nào?

- Nội dung chương trình quá khó, hay quá tải ở phần nào, điểm nào?

- Phương pháp, phương tiện dạy học có điều gì không phù hợp, kìm hãm sựphát triển tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh?

- Đối với giáo viên có những hạn chế gì về chuyên môn, phong thái lên lớp,phong cách giáo dục?

Từ đó chúng ta có cơ sở để đề xuất những biện pháp ngăn ngừa hiện tượngbỏ học của học sinh ngay từ khi chúng chỉ là những mầm mống trong lúc còn đihọc

Hiện tượng bỏ học của học sinh còn liên quan mật thiết với quá trình pháttriển kinh tế – văn hóa – xã hội ở địa bàn trường học

Ở nước ta, với sự đổi mới trong kinh tế, từ một nền kinh tế tập trung quanliêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước.Ngoài những mặt tích cực thúc đẩy nền kinh tế với mức tăng trưởng cao trongnhiều năm liền nó còn tạo ra một mặt trái hết sức nguy hiểm đó là: tạo ra chocon người có tư tưởng sùng bái đồng tiền, coi trọng sức mạnh của đồng tiền, tạo

ra sự phân hóa giầu nghèo nhanh chóng và đây cũng chính là một trong nhữngnguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội và rồi từ đó sẽ dẫn đến việc nghỉhọc là không tránh khỏi

Ngoài ra hiện tượng bỏ học của học sinh còn gắn liền với các đặc điểm tâmsinh lý riêng mà đặc biệt là tâm sinh lý của tuổi mới lớn Khả năng nhận thức vànhân cách của từng học sinh, những đặc điểm này cũng đã chi phối đến các hoạtđộng dạy học và giáo dục ở nhà trường

Thật vậy, trong thực tế có những học sinh mặc dù hoàn cảnh kinh tế gặp rấtnhiều khó khăn, sức khỏe có hạn chế nhưng do xác định đúng động cơ học tập,

Trang 16

có ý thức tự vươn lên và rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội.Ngược lại, một số học sinh có đầy đủ điều kiện để học tập, nhưng do ý thứckém, ham chơi, sa đà không quan tâm đến việc học dẫn đến học yếu rồi dần dầndẫn đến bỏ học Chính vì thế, chúng ta có thể nói yếu tố cá nhân cũng đóng mộtvai trò không kém phần quan trọng trong việc gây nên hiện tượng bỏ học củahọc sinh.

Hiện tượng bỏ học của học sinh là một hiện tượng không bình thường trongxã hội, nó đã, đang, và sẽ gây nên những hậu quả khôn lường trong xã hội nhưlàm trì trệ quá trình phát triển kinh tế – văn hóa - xã hội của đất nước Đặc biệtlà làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóacũng như việc thực hiện chương trình phổ cập giáo dục THCS và tiến đến phổcập giáo dục bậc THPT trong tương lai Để có được một đất nước phát triển vềmọi mặt thì đòi hỏi mọi người phải học để tạo thành một xã hội học tập nhằmnâng cao dân trí, song hiện tượng bỏ học của học sinh là một thực trạng khá phổbiến hiện nay, nó xảy ra ở mọi nơi mọi vùng miền trong đất nước ta Vì vậytrong quá trình ngiên cứu chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân chínhdẫn đến hiện tượng bỏ học của học sinh hiện nay và tìm ra các giải pháp cơ bảnvà hữu hiệu nhất để tiến đến giảm dần và loại bỏ hoàn toàn hiện tượng bỏ họccủa học sinh

1.5 Một số số liệu về học sinh bỏ học

1.5.1 Tình hình học sinh bỏ học chung trong toàn quốc

Những năm vừa qua tình hình học sinh bỏ học có hướng giảm dần, đến đầunăm 2008 tỷ lệ học sinh bỏ học lại tăng lên Theo thống kê của Bộ GD&ĐT vềsố học sinh bỏ học trong học kỳ 1 năm học 2008 – 2009 Tính đến hết tháng 12-

2008 có trên 86.000 học sinh bỏ học chiếm 0,56% trong tổng số học sinh trêntoàn quốc

Trang 17

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng ngãi trong năm học

2007-2008 toàn tỉnh có 2.772 học sinh bỏ học, trong đó huyện Bình Sơn có 222 họcsinh bỏ học

1.5.2 Tình hình học sinh THCS bỏ học của huyện Bình Sơn

Huyện Bình Sơn có tất cả 24 trường THCS, với tổng số 15.354 học sinh Tạithời điểm tháng 12 (năm 2008) thuộc năm học 2008-2009, toàn huyện Bình Sơncó 145 học sinh bỏ học, trong đó số học sinh THCS bỏ học là 142 em, chiếm tỉ

lệ 0,93 % Số học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếulà kinh tế khó khăn, chưa xác định được việc học Đây là vấn đề nan giải khôngchỉ đối với ngành giáo dục mà còn nhiều của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địaphương và của các Hội đoàn thể Vì vậy là cấp học đã phổ cập cần được duy trìvà giữ vững để góp phần thực hiện tốt chủ trương phổ cập giáo dục của Đảng

1.5.3 Tình hình học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Tình trạng học sinh bỏ học ở trường còn cao, trong học kỳ 1 năm học

2008-2009, toàn trường có 5 em bỏ học chiếm tỉ lệ 0,99 %.(5/504) Nếu không chấnchỉnh kịp thời thì số em bỏ học sẽ tăng lên Vì các em ở độ tuổi nầy rất dễ haybắt chước và làm theo một cách vô ý thức, việc bỏ học dẫn đến việc tiếp thukiến thức các môn học bị hạn chế, ít hiểu bài, làm bài không được, dẫn đến chánhọc và bỏ học luôn

Việc bỏ học của học sinh làm ảnh hưởng đến phong trào chung của nhàtrường của địa phương nhất là việc duy trì và giữ vũng phổ cập giáo dục

Kể từ năm học 2005-2006 trở về trước, tỉ lệ học sinh bỏ học của trườngtương đối khá cao Những năm gần đây tỉ lệ bỏ học của học sinh trường THCSBình Long có phần giảm hơn song vẫn còn cao so với mặt bằng tổng thể trongtoàn huyện Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương, đãáp dụng nhiều biện pháp dựa trên các văn bản chỉ đạo của các cấp để thực hiệnnhưng kết quả chưa cao, số học sinh bỏ học vẫn còn tương đối nhiều

Trang 18

Kết luận

Học sinh bỏ học là một vấn đề không bình thường trong nhà trường Do đócần có sự quan tâm tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành, các tổ chức, xã hội,các đoàn thể , gia đình và nhà trường

Qua xem xét hiện tượng bỏ học của học sinh, cần phải quán triệt được cácquan điểm đổi mới trong công tác giáo dục hiện nay, giải quyết các mâu thuẫntrong cách thực hiện toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội, đặc biệt thực hiện chínhsách xã hội Phải giải quyết vấn đề này ở tầm vĩ mô chứ không phải của riêngngành giáo dục hay riêng của nhà trường

Trang 19

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2 1 Đặc điểm tình hình chung

2.1.1 Đặc điểm về địa phương

Bình Long là một xã nằm ở trung tâm Huyện Bình Sơn, phía Bắc giáp thịtrấn Châu Ổ, phía Nam giáp xã Bình Hiệp, có đường quốc lộ 1A chạy qua vàđược nối với nhiều tuyến giao thông ngày càng phát triển nên việc đi lại cónhiều thuận lợi cho học sinh và phụ huynh khi đưa con em đến trường Toàn xãcó 6 thôn với 6500 người, tập trung phần lớn sống bằng nghề thuần nông, việcáp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, kinh tế chậmphát triển nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều hộ nghèo, nhiều phụhuynh chưa quan tâm đến việc học của con em nên ảnh hưởng không nhỏ đến sựnghiệp phát triển giáo dục của địa phương

2 1.2 Đặc điểm của trường THCS Bình Long năm học 2008-2009

Trường THCS Bình Long ở gần thị trấn Châu Ổ, nằm ven quốc lộ 1A , gầnvới ngã ba đường cao tốc nối liền khu kinh tế Dung Quất Do đó trong công tácgiảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh có nhiều thuận lợi

Về cơ sở vật chất

-Đầu năm số lượng phòng học tương đối tạm đủ để phục vụ giảng dạy vàhọc tập, nhưng thiếu phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu,chưa xây dựng được các kho chứa thiết bị theo phòng bộ môn

-Bàn ghế: nhà trường đã tu bổ, sửa chữa, có đủ để bố trí hợp lý đảm bảo choviệc học tập cuả học sinh Tuy nhiên, chất lượng bàn ghế chưa tốt cho công tácgiảng dạy

-Thiết bị nghe nhìn đầy đủ nhưng chưa có phòng học vi tính

Trang 20

-Sách giáo khoa và sách tham khảo tương đối đầy đủ đảm bảo cho việcnghiên cứu và tham khảo cuả giáo viên và học sinh.

-Thư viện có đầy đủ các loại sách theo quy định và đạt tiêu chuẩn thư việnchuẩn 01 theo tiêu chuẩn Quốc gia

-Thiết bị phục vụ cho việc dạy thay sách giáo khoa các lớp tương đối đầy đủ

Về đội ngũ CB - GV -CNV nhà trường

-Tổng số cán bộ, giáo viên: 28 ( nữ 12)

Trong đó: Ban giám hiệu: 02, tổ KHTN:12, tổ KHXH&NN:13, Kế toán: 01 -Trình độ chuyên môn:

Đại học: 08, Cao đẳng sư phạm 12+3: 17, Cao đẳng tài chính-Kế toán : 01 -Giáo viên dạy giỏi: Cấp tỉnh: 4, cấp huyện: 15, giáo viên giỏi cấp cơ sở: 4 -Số lượng Đoàn viên: 3, Đảng viên: 9

Về học sinh

Trong năm học 2008-2009 trường có 12 lớp với tổng số học sinh 504 em trong đó có 254 nữ Cụ thể như sau:

-Được PGD&ĐT Bình Sơn thường xuyên quan tâm, chỉ đạo chặc chẽ

-Được Đảng Uỷ-Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân, ban đại diện cha mẹhọc sinh cùng các hội đoàn thể trong xã giúp đỡ, phối hợp và tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho nhà trường và hội đồng sư phạm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

Trang 21

-Trường THCS Bình Long có chi bộ Đảng lãnh đạo gồm 9 đồng chí đảngviên

-Phần lớn giáo viên là người địa phương, thuận tiện cho việc kết hợp giữagiáo viên và chính quyền địa phương giáo dục học sinh

-Tập thể hội đồng sư phạm có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong côngtác và đời sống

-Đa số giáo viên được đào tạo chính quy, vững vàng về chuyên môn vànghiệp vụ sư phạm Hầu hiết giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, cónăng lực giảng dạy toàn cấp từ lớp 6 đến lớp 9

-Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh chiếm đại đa số nên nắm vững và thựchiện tốt phương pháp giảng dạy

-Tất cả giáo viên bộ môn được tập huấn chuyên môn về thay sách giáo khoacác lớp từ 6 đến 9, nhất là do SGD tổ chức nên cũng đã nắm được phương phápcũng như chương trình và cách thức soạn, rút kinh nghiệm giảng dạy, đảm bảonâng cao chất lượng đối với tất cả các môn thay sách

-Tập thể GV có tinh thần đoàn kết, ý thức được việc tự giác học hỏi để nângcao trình độ và năng lực chuyên môn cũng như soạn giảng nhằm nâng cao chấtlượng và quản lý giáo dục học sinh

-Vẫn còn một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc giáo dục và học tập củacon em mình, còn khoán trắng cho nhà trường

Trang 22

-Tình trạng học sinh chưa chấp hành tốt nội qui nhà trường, lười học trốngiờ, có biểu hiện vô lễ vẫn còn.

-Một số thanh thiếu niên bỏ học thường hay đến khu vực trường lôi cuốn họcsinh bỏ học, đánh lộn, phá hoại tài sản của nhà trường

2.2 Kết quả nghiên cứu

Qua nghiên cứu, tìm hiểu kết quả bỏ học của học sinh Trường Trung học cơsở Bình Long qua 2 năm và học kỳ I năm học 2008-2009 cụ thể như sau:

2.2.1 Thống kê số liệu bỏ học của học sinh trong 3 năm

*Năm học 2006- 2007

Khối lớp

Tổng số học sinh đầu năm

Tổng số học sinh cuối năm

Số học sinh bỏ học

8 và lớp 9 do lớn tuổi, một phần kinh tế khó khăn, chưa xác định mục đích củaviệc học

Trang 23

*Năm học 2007 – 2008

Khối lớp

Tổng số học sinh đầu năm

Tổng số học sinh cuối năm

Số học sinh bỏ học

*Nguyên nhân.

Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều biện pháp kịp thời như phân cônggiáo viên đến từng gia đình học sinh bỏ học vận động các em ra lớp, tổ chức cáchoạt động ngoại khóa và hoạt động thể dục thể thao nhằm tạo các em hứng thúhọc tập nên việc bỏ học cũng có phần giảm so với năm trước

*Năm học 2008 – 2009

Trang 24

Khối lớp

Tổng số học sinh đầu năm

Tổng số học sinh cuối học kỳ 1

Số học sinh bỏ học

*Nguyên nhân

Do các em nhận thức đúng mục đích việc học, nhà trường luôn tổ chức cácchương trình hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, các hoạt động khác thườngxuyên diễn ra và liên tục thu hút học sinh đến trường, mặt khác có sự kết hợphoạt động tích cực của hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường và giáo viênchủ nhiệm hưởng ứng tốt cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, họcsinh tích cực” để vận động học sinh trở lại học tập, yêu trường mến lớp, mặtkhác nhà trường tiến hành tăng cường phụ đạo cho các học sinh yếu, kém, độngviên, tuyên dương kịp thời sự cố gắng của học sinh, nên tỉ lệ bỏ học đã giảm đikhá nhiều

* Tổng hợp số liệu bỏ học của học sinh trong 3 năm theo khối lớp

Khối lớp Tổng số học

sinh đầu

Tổng số học sinh cuối

Số học sinh bỏ học

Số lượng Tỉ lệ ( % )

Trang 26

* Vẽ biểu đồ (bảng 4)

* Nhận xét.

Qua biểu đồ cho thấy:

Tỉ lệ học sinh bỏ học không giống nhau ở các khối lớp Nhiều nhất là ởkhối 6 và khối 9, giảm dần ở khối 7 nhưng khối 8 có chiều hướng tăng lên Tỉ lệbỏ học bình quân chung vẫn còn ở mức cao

*Nguyên nhân.

-Đầu tuyển sinh vào lớp 6, kiến thức cơ bản ở bậc Tiểu học bị hỏng, khôngtheo kịp với cách tiếp thu kiến thức trong giai đoạn thay sách giáo khoa, gia đìnhthiếu sự quan tâm, xem nhẹ việc học tập của con em, còn khoán trắng cho nhàtrường

-Cuối cấp, tuổi các em có lớn nên muốn nghỉ học đi làm kiếm tiền, một sốbị lôi cuốn dụ dỗ đi vào Nam làm thuê Xuất phát từ những gia đình kinh tế cònnhiều khó khăn

2.2.2 Qua quan sát và bằng câu hỏi trực tiếp giáo viên chủ nhiệm

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6

Tỉ lệ (%)

Khối lớp

Ngày đăng: 21/12/2016, 19:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các Nghị quyết IV, V, VI, IX (của BCH TW Đảng khóa V, VI, IX.) 2. Điều lệ Trường phổ thông (NXB Giáo dục – 2000) Khác
3. Tạp chí nghiên cứu giáo dục (NXB Giáo dục ) Khác
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. (Võ Văn Tám CĐSPQN) Khác
5. Các bài giảng về quản lý giáo dục (lớp BDQLGD khóa 18. Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi) Khác
6. Tâm lý học (Phạm Minh Hạc), NXBGD – HN 1989 7. Giáo dục học (Hà Thế Ngữ), NXBGD – HN 1988 Khác
10. Luật giáo dục (QH Nước CHXHCNVN) NXB CT Quốc gia 1998 11. Tổng kết năm học 2006-2007; 2007-2008 (Trường THCS Bình Long) Khác
12. Nghị quyết Trung ương 2 (Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) Khác
13. Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Khác
14. Luật chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em (Quốc hội nước CHXHCNVN) Khác
15. Khoa học quản lí nhà trường (PGS-TS. Nguyễn Văn Lê) NXB – TP.HCM 1985 Khác
16. Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2008-2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi Khác
17. Một số khoá luận tốt nghiệp Quản lý giáo dục khoá 17- Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w