1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng viết văn có tính hình tượng, tính biểu cảm qua một số biện pháp tu từ tiếng việt

42 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 649,13 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ VÂN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN CÓ TÍNH HÌNH TƯỢNG, TÍNH BIỂU CẢM QUA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ VÂN

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN CÓ TÍNH HÌNH TƯỢNG, TÍNH BIỂU CẢM QUA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học: Th.S LÊ BÁ MIÊN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Bằng những kiến thức được thầy cô trong nhà trường trang bị trong suốt thời gian học, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Giáo dục tiểu học chúng tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Lê Bá Miên đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hòa, 02 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Vân

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của bản thân, không trùng với bất cứ một kết quả nào khác

Xuân Hòa, 02 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Vân

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

4 1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ học 3

4 2 Phương pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Kế hoạch nghiên cứu: 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

1 Cơ sở lí luận 5

1.1 Khái niệm kĩ năng làm văn 5

1.2 Khái niệm tính hình tượng 5

1.3 Khái niệm tính biểu cảm 9

1.4 Các biện pháp nghệ thuật 11

1.4.1 Biện pháp so sánh 11

1.4.2 Biện pháp nhân hoá 13

1.4.3 Biện pháp điệp ngữ 14

1.4.4 Biện pháp đảo ngữ 18

2 Cơ sở thực tiễn: 19

2.1 Đối với giáo viên: 19

2.2 Đối với học sinh 19

Chương 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN HỌC CÓ TÍNH 20

Trang 6

HÌNH TƯỢNG, TÍNH BIỂU CẢM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 20

2.1 Biện pháp tu từ so sánh 20

2.2 Biện pháp nhân hóa 25

2.3 Biện pháp điệp ngữ 29

2.4 Biện pháp đảo ngữ 32

PHẦN KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ mở đầu thiên nhiên kỷ mới, trên thế giới

có biết bao sự thay đổi lớn lao và mạnh mẽ Những công trình khoa học, mạng lưới công nghiệp và nền giáo dục cũng từng bước được phát triển mang lại nhiều lợi ích phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước Với Việt Nam, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa là cơ hội cũng như chứa nhiều thử thách đối với đất nước và con người thời đại mới Đây là một quá trình đầy gian khổ kéo dài nhiều năm dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật… Những thay đổi đó đã tác động vào giáo dục, đòi hỏi phải có những đổi mới tư duy giáo dục, phải thực hiện cải cách giáo dục, giáo dục phải đi trước một bước, “đi tắt đón đầu” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhu cầu đào tạo ra những con người có trình độ, năng động sáng tạo trong thời đại đổi mới

Nước ta cũng đã tiếp tục đổi mới giáo dục và đổi mới giáo dục theo tinh thần của đại hội VI, Nghị quyết Trung ương V (khóa 7), Nghị quyết Hội nghị Trung ương II (khóa 8), cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 theo phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, là động lực, mục tiêu cho sự phát triển bền vững của xã hội

Theo điều 28, Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” Do đó, đổi mới giáo dục là vấn

đề có tính cấp bách và cần thiết trong sự nghiệp giảng dạy và học tập nhằm nâng

Trang 8

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học đóng vai trò là tiền đề, nền tảng Vì vậy, phải chú trọng chăm lo hình thành cho các em những tri thức ban đầu đúng đắn, vững chắc để làm cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phần phát triển đạo đức, trí tuệ, hình thành nhân cách con người mới

Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong hai môn chính có vai trò rất quan trọng Ngoài cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng

mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu tiếng Việt Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên Bởi phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các tri thức kỹ năng của nhiều phân môn khác Phân môn tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học Thông qua phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh accs kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa tinh thần trách nhiệm trong công việc bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương đất nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường, của mỗi giáo viên Trong môn Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được nhiều giáo viên cho rằng rất khó dạy Đại đa số các em viết văn còn khô khan, nhất là văn miêu tả việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có “hồn” tức là chất lượng học sinh giỏi về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, các em chưa được hướng dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên các

em chỉ tưởng tượng để viết bài

Trang 9

Chính vì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng như vậy mà tôi muốn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh về phân môn Tập làm văn đó là việc giúp học sinh sử dụng các biện pháp

tu từ trong viết văn

2 Lịch sử vấn đề

Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các biện pháp nâng cao chất lượng làm văn của học sinh nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết văn thông qua các biện pháp tu từ tiếng Việt Vì vậy, đề tài giúp các em biết các dùng một số biện pháp tu từ… để viết văn chân thực hơn, giàu cảm xúc và hay hơn

3 Mục đích

Đề tài này chúng tôi nhằm 2 mục đích:

Thứ nhất thông qua đề tài giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ văn học, có cảm xúc chân thật, có tình yêu đối với thế giới xung quanh

Thứ hai giúp học sinh biết sử dụng các biện pháp tu từ trong khi viết văn bản, từ đó cung cấp cho giáo viên những phương pháp, cơ sở để giảng dạy dạng bài tập này nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy phân môn Tập làm văn ở Tiểu học

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4 1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ học

Phương pháp này được sử dụng để xem xét và phân tích cách cảm thụ

văn học và cơ chế của các biện pháp tu từ

4 2 Phương pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát và thống kê bài làm

Trang 10

tư liệu khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm ra những lỗi viết văn Cụ thể các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Đọc tài liệu lí luận liên quan đến đề tài

Bước 2: Tiến hành thống kê, thu thập tư liệu nghiên cứu

Bước 3: Vận dụng lí luận để phân tích, xử lí các tư liệu thống kê

Bước 4: Viết khoá luận

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Hệ thống hóa những kiến thức có liên quan đến việc xử lí đề tài

Sử dụng một số phương pháp đã xác định để đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn, làm văn có tính hình tượng, tính biểu cảm

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn, cho nên khóa luận của chúng tôi chỉ tập trung

nghiên cứu một số biện pháp tu từ trong tiểu học

7 Kế hoạch nghiên cứu:

Tháng 10/2015 đến tháng 11/2015: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương Tháng 12/2015 đến tháng 01/2016: Tìm hiểu cơ sở lí luận

Tháng 01/2016 đến tháng 03/2016: Thu thập số liệu và tài liệu

Tháng 03/2016 đến tháng 05/2016: Xử lí số liệu và tài liệu

Trang 11

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lí luận

1.1 Khái niệm kĩ năng làm văn

Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, xung quanh khái niệm này có nhiều định nghĩa khác nhau Tác giả Nguyễn Sinh Huy cho rằng: “Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức, những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với mục tiêu, điều kiện thưc tế.” (Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm - NXB sư phạm) Kỹ năng làm văn là kỹ năng thông qua hệ thống kiến thức đã

có, HS cảm nhận bằng sự tinh tế của bản thân mà có được những bài văn hay

Các kỹ năng làm văn bao gồm:

- Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp

+ Nhận diện loại văn bản

+ Phân tích đề bài

- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp

+ Xác định dàn ý của bài văn miêu tả đã cho

+ Quan sát đối tượng tìm và xắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả

- Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp

+ Xây dựng đoạn văn

+ Liên kết các đoạn văn thành bài văn

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp

+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt

+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt

1.2 Khái niệm tính hình tượng

Trang 12

Tính hình tượng là đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ đơn thuần có chức năng nhận thức mà điều quan trọng là nó có chức năng thẩm mĩ ở người nghe, người đọc bằng những hình

tượng văn học giàu khả năng gợi tả và gợi cảm

Hình tượng trong văn chương thường chứa đựng nhiều ý nghĩa

* Tính hình tượng thể hiện trong so sánh: bản chất của so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa cụ thể

Ví dụ: Cao như núi

Gầy như cò hương

Bờ biển Cửa Tùng như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển

(TV3, t1, tr.109)

Nhờ hình ảnh “chiếc lược đồi mồi” mà người đọc có thể hình dung ra

vẻ đẹp của bờ biển Cửa Tùng và ao ước một lần ngắm nhìn vẻ đẹp của nó

hoặc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chua ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Hồ Chí Minh)

Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối và có tình cảm với tiếng suối Nhờ “vẽ” mà người đọc hình dung ra

rõ rệt độ sáng và đường nét ủa cảnh rừng với đêm trăng

* Tính hình tượng thể hiện trong nhân hóa:

Ví dụ:

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Trang 13

Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Ở đây cây tre được nhân hóa có tay có tình cảm của con người Những cây tre ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời Nó thể hiện

sự đùm bọc yêu thường lẫn nhau của tre Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn

để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên

“Rừng mơ ôm lấy núi Sương trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa”

(Rừng mơ - Trần Lên Văn) Rừng mơ bao quanh lấy núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên Hoa

mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi

* Tính hình tượng thể hiện trong điệp ngữ:

Ví dụ:

Trang 14

Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhưng hiếm quý

(Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách) Thoắt cái là từ chỉ thời gian, việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn

có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó

(Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)

“Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.”

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Với sự thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và hình thức điệp ngữ (Mai sau,/Mai sau,/Mai sau,/) đã góp phần gợi cảm xúc về thời gian như mở rộng

ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc nwhngx liên tưởng phong phú

* Tính hình tượng thể hiện trong đảo ngữ:

Ví dụ:

Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, đã lơn cao tới bụng người; một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới

(Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng) Cách đảo vị trí của trạng ngữ góp phần nhấn mạnh sự phát triển rất nhanh của thảo quả

Trang 15

1.3 Khái niệm tính biểu cảm

- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ nó tự chứa đựng những yếu tố tình cảm khiến người đọc, người nghe vui, buồn, yêu thương hay căm giận cùng với người viết

* Tính biểu cảm thể hiện trong so sánh:

Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm - cảm xúc Trong lời nói này, chúng ta gặp rất nhiều cách ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có

cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú,

gầy như quỷ…

Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nói theo cách bình thường là “Biển rất

rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe

bằng cách nói ví von của Vũ Tú Nam “Mặt biển sáng trong như tấm thảm

khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3,tr.8) Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ

đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện đó Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn , biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả

Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người,

dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu

So sánh tu từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú

Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng Nó là một phương pháp làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ Tất nhiên, mức độ hiệu

Trang 16

quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn kĩ năng thường xuyên ở mỗi người

* Tính biểu cảm thể hiện trong nhân hóa:

(Mặt trời xanh của tôi - Nguyễn Viết Bình - TV3, t2, Tr.126)

Ở khổ thơ trên nhà thơ gọi rừng cọ bằng từ ơi, đó vốn là từ dùng để gọi con người Ta thấy tác giả và rừng cọ như đôi bạn tâm tình rất yêu quý nhau, rừng cọ

đã được tác giả gọi như một người bạn, được gọi là mặt trời xanh của tôi

* Tính biểu cảm thể hiện trong điệp ngữ:

Ví dụ:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bác không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

(Nhớ Việt Bắc - Tố Hữu) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc - Nơi căn cứ

Trang 17

địa Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng

* Tính biểu cảm thể hiện trong đảo ngữ:

Ví dụ:

Đẹp vô cùng//tổ quốc ta ơi!

Hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vị trong câu nhằm khẳng định vẻ đẹp của tổ quốc Việt Nam ta

1.4 Các biện pháp nghệ thuật

Để hướng dẫn cho học sinh viết văn một cách có hiệu quả nhất qua các biện pháp tu từ, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ các biện pháp nghệ thuật gắn với tính hình tượng, tính biểu cảm

Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:

Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh

Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh

Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh

Theo tác giả Cù ĐìnhTú (trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng

việt, 1983) so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai đối tượng cùng c ó

một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng phẩm chất

Trang 18

so sánh (vế A) và vế so sánh (vế B) Mối quan hệ giữa vế A và vế B được gắn với nhau theo công thức sau:

A như B (tựa, dường như)

B (hoặc A) bao nhiêu A (hoặc B) bấy nhiêu

A là B

Theo tác giả Nguyễn Thái Hoà (trong Từ điển tu từ - Phong cách thi

pháp học, 2006) so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối

chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng cú nột tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe So sánh gồm bốn yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh

Tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe

Ví dụ:

Cao như núi

Hiền như bụt

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

b Phân loại:

* So sánh cùng loại

- So sánh người với người:

Ví dụ: - Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền

- Thầy thuốc như mẹ hiền

- So sánh vật với vật, hình ảnh với hình ảnh, âm thanh với âm thanh

Ví dụ: - Hoa lựu như lửa lập lòe

Nhớ khi em tưới, em che ngày

Trang 19

- Con chuồn chuồn đỏ chót trông như quả ớt chín

Ví dụ:

- Tiếng mưa trong rừng cọ

Như ào ào trận gió

Như tiếng thác dội về

Ví dụ: - Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

- Mẹ già như chuối chín cây

*So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

Ví dụ: - Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu

1.4.2 Biện pháp nhân hoá

a Khái niệm

Theo GS Đinh Trọng Lạc (trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ

tiếng Việt, 2001) nhân hóa (còn gọi nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ,

trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải là con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình

Tác giả Trần Mạnh Hưởng qua cuốn: “Luyện tập cảm thụ văn học ở

Trang 20

người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người làm cho

nó trở nên sinh động, hấp dẫn.”

Ví dụ :

- Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

b Phân loại :

* Nhân hóa để tả hình dáng

Ví dụ : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai

* Nhân hóa để tả hoạt động

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

* Nhân hóa để tả tâm trạng

Ví dụ: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn Cây gạo chấm dứt những

ngày mùa hoa, chim chóc cũng vãn Cây gạo chấm dứt những ngày tưng

bừng, ồn ã, lài trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư

Trang 21

là sự lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa, gây

ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe

Tìm nơi quần đảo khơi xa

Có loài hoa nở như là không tên”

Nguyễn Đức Mậu

* Điệp liên tiếp

Là kiểu điệp từ, ngữ trong đó các từ, ngữ giống nhau được lặp lại liên tiếp trong một ngữ đoạn để tạo ra nội dung bổ sung

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.”

(Đây mùa thu tới- Xuân Diệu)

* Điệp đầu cuối

Là kiểu điệp từ, ngữ được vận dụng ở các cấp độ khác nhau: câu, đoạn, văn bản Đó là cách sắp xếp từ, ngữ lặp theo các vị trí mở đầu - kết thúc một câu thơ, một đoạn thơ, một bài thơ

Ngày đăng: 19/12/2016, 15:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, 1982, Phong cách học tiếng Việt, H, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
4.Trần Mạnh Hưởng (2002), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
5.Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
6.Đinh Trọng Lạc (2001), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
1.Lê A (chủ biên), Thành Thị Mí Yên, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1998), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội Khác
3.Nguyễn Thái Hòa (1997), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
7.Nguyễn Trí (2002) , Dạy Tập làm văn ở Tiểu học, NXB GD, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w