1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của tư DUY BIỆN CHỨNG đối với cán bộ LÃNH đạo KINH tế TRONG QUÁ TRÌNH đổi mới ở nước TA HIỆN NAY

166 596 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 778,5 KB

Nội dung

Thực tiễn Việt Nam trong những năm vừa qua đã khẳng định rằng cán bộ là một nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Hiện nay, công cuộc đổi mới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế ở nước ta chỉ có thể thắng lợi khi các cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, có trình độ tư duy cao đáp ứng được nhiệm vụ mới đó là tư duy biện chứng mácxít.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn Việt Nam trong những năm vừa qua đã khẳng định rằngcán bộ là một nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, làkhâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Hiện nay, công cuộc đổimới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế ở nước ta chỉ có thể thắng lợi khi cáccán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, có trình độ tư duy cao đápứng được nhiệm vụ mới - đó là tư duy biện chứng mácxít

Nhận thức rõ điều đó, nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,VIII, cũng như các Nghị quyết 3, 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng,các Nghị quyết 01, 09 của Bộ Chính trị (khóa VII) và gần đây nhất là Nghịquyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đặc biệtnhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy, trí tuệ đối với cán bộ, nhất là cán bộlãnh đạo kinh tế

Với một đội ngũ khá đông được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau

và trưởng thành từ thực tiễn chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, cán bộ lãnh đạokinh tế ở nước ta thời gian qua đã góp phần không nhỏ đưa đất nước thoát

ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về phẩm chất đạo đức, kinhnghiệm thực tiễn và năng lực tư duy, những yếu kém về tư duy lý luận, sựlạc hậu của tư duy so với sự phát triển của thực tiễn, mà đặc biệt là sự yếukém về tư duy biện chứng, được biểu hiện trên các căn bệnh trong phươngpháp tư duy như lối tư duy siêu hình, kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều,bảo thủ, chủ quan duy ý chí đã dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trongchỉ đạo hoạt động kinh tế thời gian qua Những yếu kém về tư duy biện

Trang 2

chứng, về phương pháp tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế đang làmột vấn đề hết sức cấp bách cần phải giải quyết khi nước ta đang phát triểnnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bởi lẽ, sự thànhcông hay không thành công của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào độingũ cán bộ lãnh đạo kinh tế hiện nay.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò tưduy biện chứng, cũng như đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu vềphương diện tư duy ở cán bộ lãnh đạo kinh tế, làm rõ tầm quan trọng của tưduy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mớihiện nay Trên cơ sở này, đề xuất những phương hướng, giải pháp đúngđắn nhằm phát triển, rèn luyện, nâng cao trình độ tư duy biện chứng chođội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế Đây cũng là yêu cầu cấp bách mà cả lýluận và thực tiễn hiện nay đang đặt ra Vì những lý do đó, tác giả đã chọn

vấn đề: "Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận án của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Về mặt lý luận, vấn đề tư duy và tư duy biện chứng đã được các tácgiả trong và ngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau

Trong lịch sử triết học trước Mác, có rất nhiều nhà triết học đã

nghiên cứu sâu sắc vấn đề tư duy mà đỉnh cao nhất là trong "Khoa học

lôgíc" của Hêghen Kế thừa, chọn lọc và cải tạo tư tưởng của các nhà triết

học đi trước, đặc biệt là của Hêghen, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đãxây dựng phép biện chứng duy vật và đưa tư duy biện chứng lên một trình

độ khoa học mới

Ở Liên xô trước đây, vấn đề tư duy được bàn chủ yếu trong các tàiliệu, sách báo triết học Song, nó chủ yếu được đề cập khi các tác giả trình

Trang 3

bày về lịch sử triết học, về phép biện chứng, lôgíc học hoặc những vấn đềcủa lý luận nhận thức Xin nêu một số công trình quan trọng sau:

- I X Nar-xki, Gor-xki: Phép biện chứng của nhận thức khoa học,

Mát-xcơva, 1978;

N.C Vắc-tô-min: Thực tiễn - tư duy - tri thức, Mát-xcơva, 1978.

- M M Rô-den-tan: Nguyên lý lôgíc biện chứng, Trường Đảng cao

cấp Nguyễn Ái Quốc, 1979;

- K C O-rut-jep: Lôgic biện chứng, Mát-xcơva, 1981;

- I D An-đrây-ep: Lôgíc biện chứng, Mát-xcơva, 1985;

- Lịch sử phép biện chứng mácxít Từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác

đến giai đoạn Lênin Nxb Tiến bộ, Mát-xcơva, 1986;

- A.P Sep-tu-lin: Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Sách

giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1987

Ở nước ta, nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều bài viết trên tạp chí,một số luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế,vấn đề nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, ý nghĩa của

tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo Đặc biệt nhiều tác giả tập trungtìm hiểu thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ đảng viên và đã nêu ra một

số căn bệnh trong phương pháp tư duy Xin nêu một số công trình cơ bảnsau:

- Ngô Thành Dương: Một số khía cạnh về phép biện chứng duy vật,

Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1986

- Nguyễn Văn Linh: Đổi mới tư duy và phong cách, Nxb Sự thật,

Hà Nội, 1987

- Nguyễn Duy Quý: Đổi mới tư duy: Nội dung và phương hướng,

Triết học, số 1/1987;

Trang 4

- Nguyễn Ngọc Long: Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi

mới tư duy, Tạp chí Cộng sản, số 10/1987;

- Lê Hữu Nghĩa: Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của

cán bộ ta, Triết học, số 2/1988;

- Trần Hữu Tiến: Đổi mới tư duy lý luận - vấn đề cấp bách hiện

nay, trong sách: "Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận", Học

viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, 1988;

- Lại Văn Toàn: Đổi mới tư duy Tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi

mới, Triết học, số 1/1988;

- Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên): Về sự phát triển của xã hội ta

hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991;

- Phạm Ngọc Quang: Thử vận dụng lý luận về mâu thuẫn vào thời

kỳ quá độ ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.

- Vũ Văn Viên: Suy nghĩ về những định hướng trong nghiên cứu và

giảng dạy Lô gích học thời gian tới, Triết học, số 1/1992;

- Hồ Bá Thâm: Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh

đạo chủ chốt cấp xã hiện nay, Luận án PTS, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994;

- Trần Văn Phòng: Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ

nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Luận án PTS, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994;

Trong các công trình nêu trên, một số tác giả tập trung phân tíchnhững vấn đề lý luận chung của tư duy hoặc tư duy biện chứng, một sốkhác lại quan tâm phân tích những hạn chế, những căn bệnh và khuyết tậttrong phương pháp tư duy của cán bộ đảng viên ta một cách cụ thể, số tácgiả khác lại dành sự chú ý của mình cho việc tìm tòi truyền thống tư duy

Trang 5

dân tộc với mong muốn kết hợp truyền thống tư duy của dân tộc với cácphương pháp tư duy hiện đại nhằm xây dựng một tư duy mới Và, có mộtđiểm chung dễ dàng nhận thấy là đa số các tác giả đều tiếp cận vấn đề từgóc độ triết học, do đó thường tập trung vào giải quyết những vấn đề lýluận chung, những vấn đề mang tính khái quát và phổ biến

Bên cạnh đó cũng có một số ít tác giả bàn riêng về tư duy kinh tế,nhưng trong các tác phẩm này mối liên hệ giữa tư duy lý luận, tư duy biệnchứng với tư duy kinh tế dường như chưa được quan tâm đúng mức Dùvậy, qua các tác phẩm đó, các tác giả đã nêu ra được những đặc điểmchung, những nguyên tắc, những nét đặc thù của tư duy kinh tế và sự cầnthiết của một tư duy kinh tế mới trong công cuộc đổi mới kinh tế

Tuy vậy, cho đến nay dường như chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách riêng biệt, có hệ thống và chuyên sâu về vai trò của tưduy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế Trong khi đó, đây là mộtvấn đề đang đặt ra hết sức cấp bách đối với công tác lãnh đạo kinh tế trongđiều kiện đổi mới đất nước ta hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là: Trên cơ sở làm sáng tỏ vai trò tư duy biện

chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế, cũng như thực trạng tư duycủa đội ngũ cán bộ này ở nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ này

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:

- Làm rõ các phạm trù tư duy, tư duy biện chứng ở góc độ lôgícbiện chứng duy vật

- Phân tích vai trò tư duy biện chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạokinh tế

Trang 6

- Trình bày thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế vàyêu cầu nâng cao trình độ tư duy biện chứng ở đội ngũ cán bộ này.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực và trình

độ tư duy biện chứng cho cán bộ lãnh đạo kinh tế

Phạm vi nghiên cứu:

- Luận án không xem xét cán bộ lãnh đạo kinh tế ở mọi cấp mà chủyếu xem xét đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế ở cấp chiến lược

- Trong luận án, khái niệm tư duy biện chứng chủ yếu dùng để chỉ

tư duy biện chứng duy vật mácxít Chỉ trong một số trường hợp nó mớiđược dùng với nghĩa chung hơn

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những nguyên lýcủa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng Luận án quántriệt tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng các Nghị quyết của Đảng, sử dụngcác công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quanđến đề tài luận án

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã sử dụng các phươngpháp: phân tích và tổng hợp; qui nạp và diễn dịch; lịch sử và lôgíc; phươngpháp so sánh; phương pháp thống kê và các phương pháp khác

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Góp phần làm rõ vai trò của tư duy biện chứng mácxít đối với cán

bộ lãnh đạo kinh tế cấp chiến lược ở nước ta hiện nay

Trang 7

- Khái quát một số đặc điểm nói lên thực trạng tư duy ở cán bộ lãnhđạo kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ

tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho côngtác đào tạo, qui hoạch và sử dụng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo kinh tế

Kết quả của luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo choviệc nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Xây dựng Đảng, Kinh tế học trong

hệ thống các trường Đảng, các trường Nhà nước

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

án gồm có 3 chương, 7 tiết

Trang 8

Chương 1

TƯ DUY BIỆN CHỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO KINH TẾ Ở NƯỚC TA

1.1 BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG

1.1.1 Tư duy - quá trình phản ánh ở trình độ lý tính đối với hiện thực khách quan

Tư duy là một thuộc tính cố hữu của con người, là một trong nhữngtiêu chí để đánh giá năng lực hoạt động nhận thức và thực tiễn của các chủthể Việc nghiên cứu tư duy, vì lẽ đó, đã từ lâu rất được chú trọng Tư duycủa con người được nghiên cứu trong những lĩnh vực khoa học khác nhau.Chẳng hạn: sinh lý học nghiên cứu tư duy với tính cách là hoạt động của hệthần kinh cao cấp; tâm lý học nghiên cứu tư duy trong sự tác động qua lạicủa hệ thần kinh cao cấp, não người, với môi trường xung quanh; điềukhiển học nghiên cứu về cơ chế điều khiển giữa tư duy và các hoạt độngvật chất của cơ thể, tìm ra mối tương quan giữa tư duy con người và hoạtđộng tự điều khiển của các hệ thống máy móc; nhận thức luận nghiên cứu

tư duy trong mối tương quan giữa chủ thể và khách thể trong quá trìnhnhận thức, trong quan hệ giữa tri thức và hiện thực; lôgíc học nghiên cứunhững hình thức và những quy luật của tư duy đúng đắn nhằm nhận thứcchân lý, v.v

Trong lịch sử triết học đã có những quan điểm tách rời tư duy khỏidạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, tách rời tư duy khỏi hoạtđộng thực tiễn xã hội Quan điểm đó có chăng chỉ thừa nhận tư duy củanhững "cá nhân riêng lẻ như là một cái gì sinh ra từ một số bản nguyên tinh

Trang 9

thần đứng trên vật chất và ý thức của những con người riêng lẻ" [132, tr.

635] Chẳng hạn, đó là quan điểm của triết học Hêghen

Hêghen không hiểu tư duy theo nghĩa thông thường Với Hêghen,

tư duy rộng hơn năng lực chủ quan thuần túy Ông không chỉ hiểu tư duytheo nghĩa bó hẹp trong phạm vi ý thức cá nhân như một năng lực chủ quancủa con người, mà hiểu theo nghĩa rộng Đó là ý niệm tuyệt đối đã sáng tạo

ra giới tự nhiên và con người Tư duy của con người là giai đoạn phát triểncao nhất, trong đó ý niệm tuyệt đối nhận thức được bản thân nó

Hêghen phân biệt hai loại tư duy: Tư duy tự nó - chính là ý niệm tuyệt đối tạo thành bản chất của toàn bộ hiện thực; Tư duy cho nó - tức là tư duy

con người Tư duy tự nó là tư duy ở giai đoạn phát triển cao nhất Chỉ có ởđây mới có tư duy theo đúng nghĩa của danh từ này Hêghen khẳng định:

"Giới tự nhiên chỉ là tư duy thể hiện dưới dạng các sự vật vật chất, hay còn

gọi là tư duy khách quan vô thức, còn tư duy con người là tư duy chủ quan

có ý thức Chúng đồng nhất về nội dung Tư duy của mỗi người phải hoạt

động theo những quy luật chung của tư duy, tức tư duy tự nó" [137, tr 207].

Trái lại quan điểm của chủ nghĩa Mác cho rằng:

Tư duy - sản phẩm cao nhất của một dạng vật chất được

tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cựcthế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận, v.v

Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội củacon người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, pháthiện những mối liên hệ hợp quy luật của thực tại [132, tr 634]

Ph Ăngghen viết: "Nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý thức

là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc

Trang 10

con người" [67, tr 55] ; "Ý thức, cũng như tư duy của chúng ta có vẻ siêucảm giác như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là sản vật của một khí quanvật chất, nhục thể, tức bộ óc" [68, tr 408].

Tư duy là một sản phẩm xã hội cả về những đặc điểm của sự xuấthiện lẫn phương thức hoạt động, cả về các kết quả của nó Mặc dầu khôngtách khỏi bộ não, song tư duy vẫn không thể được lý giải một cách hoàntoàn chỉ bằng các quá trình sinh lý của não Ngoài yếu tố sinh học đượcxem là yếu tố cơ bản của tư duy, yếu tố xã hội là yếu tố có tính chất quyếtđịnh Bởi lẽ, tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏihoạt động lao động và ngôn ngữ - hoạt động mang đặc trưng của xã hội loàingười Theo C Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thựctrực tiếp của tư tưởng Thiếu ngôn ngữ tư duy không tồn tại được Ngônngữ không chỉ là công cụ để con người giao tiếp, trao đổi tư tưởng vớinhau, mà nó còn là phương tiện lưu trữ tư duy, thực hiện cơ chế "di truyền"

xã hội, phản ánh khái quát về sự vật, tổng kết các hoạt động của con ngườigiữa các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử Tư duy phản ánh sự vật, cònngôn ngữ thể hiện, biểu đạt sự vật Nếu như tư duy có chức năng khái quát,tạo thông tin, thì ngôn ngữ là công cụ chuyển tải thông tin

Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của tư duy đượcbiểu hiện ở khả năng con người có thể xây dựng được những khái niệmchung, và cao hơn nữa là các phạm trù Gắn liền với việc xây dựng các kháiniệm, là việc phát hiện ra các quy luật tương ứng Tư duy phản ánh thực tạimột cách gián tiếp, xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giácđược một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức được những gì không thểtri giác được nhờ các giác quan Nghĩa là, từ những tri thức có thể nhậnthức được bởi các giác quan, quá trình tư duy làm cho con người có khả

Trang 11

năng nhận thức được đối tượng mà không thông qua giác quan cụ thể nhận thức gián tiếp.

-Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh kháiquát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới Tính tích cực của tư duythể hiện ở chỗ nó vượt lên nhận thức cảm tính, tự nó xây dựng nên hệthống các tri thức về hiện thực khách quan trong tính toàn vẹn, phản ánhđược bản chất của sự vật Căn cứ trên bản chất của con người là một thựcthể năng động, sáng tạo, luôn muốn vươn tới nhận thức thế giới và cải tạothế giới, V.I Lênin cho rằng, thế giới không thỏa mãn con người và conngười quyết định biến đổi thế giới bằng hành động thực tiễn của mình Tưduy còn có năng lực xây dựng các khái niệm, phạm trù, liên kết chúng lạithành các "mạng lưới", hệ thống hóa các tri thức, chỉ ra mối liên hệ, quan

hệ giữa chúng với nhau, khái quát được các quy luật chi phối tự nhiên, xãhội, và bản thân nó - tư duy, để từ đó khám phá (có thể bằng con đườngtrực tiếp hoặc gián tiếp) các tri thức mới Tuy nhiên, năng lực sáng tạo của

tư duy ở mỗi người là không giống nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tốcăn bản như: điều kiện lịch sử xã hội, thể chất của con người, môi trường

xã hội

Có thể nói tư duy mang bản chất người, thuộc phạm trù trí tuệngười, giúp cho con người nhận thức, khám phá các thuộc tính, các mặt,các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đi sâu tới từng cấp độ của bản chất,phát hiện ra những quy luật vận động và phát triển của hiện thực kháchquan

Quá trình tư duy cũng đồng thời là quá trình vận dụng tri thức vàođời sống hiện thực Hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội quy định tư duy.Trong quá trình cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội, con người cũng cải tạo

Trang 12

chính bản thân mình, biến đổi và phát triển tư duy: "Trí tuệ con người đã

phát triển song song với việc người ta học cải biến tự nhiên" [67, tr 720].

Nếu như hoạt động thực tiễn của con người là nguồn gốc, động lựcchủ yếu của tư duy, thì chính thực tiễn cũng là tiêu chuẩn cao nhất của tư duy,

là cái điều chỉnh tư duy C Mác nói: "Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người

có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn

đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn" [64, tr 9-10] Thực tiễn là nơi cungcấp tài liệu cho tư duy

Các giác quan phản ánh hiện thực thành các dữ liệu, với tính năngđộng và sáng tạo, với hàng loạt các thao tác: phân tích, tổng hợp, khái quáthóa, trừu tượng hóa, v.v., tư duy chế biến chúng, tạo ra tri thức mới, phảnánh bản chất của đối tượng Những tri thức này lại được đưa vào thực tiễn

để kiểm tra, đồng thời để triển khai sức mạnh của nó

V.I Lênin đã diễn đạt một cách cô đọng biện chứng của tư duy trừutượng và trực quan sinh động cùng với thực tiễn như sau: "Từ trực quan

sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó

là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại

khách quan" [51, tr 179]

Tư duy có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất: Tư duy phản ánh cái chung Cái chung ở đây được hiểu

là những dấu hiệu, những thuộc tính chung của sự vật Tư duy là trình độnhận thức ở mức lý tính, và chỉ ở trình độ nhận thức này mới có thể phảnánh được những thuộc tính chung, mang tính phổ biến và cơ bản của sựvật

Trong hiện thực khách quan, cái chung tồn tại như cái chung củanhiều sự vật, đồng thời, nó cũng không tách rời cái riêng, cái đặc thù Cần

Trang 13

phân biệt cái chung trong hiện thực và trong tư duy Nếu như trong hiệnthực, cái chung không tách ra một cách độc lập mà nằm trong cái riêng, thìtrong tư duy, cái chung được phân xuất thành ra thành cái tồn tại tự nó,tách khỏi cái riêng cảm tính, được trừu tượng hóa khỏi mọi cái riêng cảmtính.

Thứ hai: Trừu tượng hóa cũng là nét đặc trưng của tư duy Như

trên đã trình bày, trong hiện thực cái chung không tách khỏi cái riêng Việctách cái chung ra khỏi cái riêng trong tư duy chính là sự trừu tượng hóa.Nói như vậy không có nghĩa việc tách cái chung ra khỏi cái riêng là tất cả

sự trừu tượng hóa của tư duy V.I Lênin nói về tính ưu việt của sự trừutượng hóa như sau: "Những sự trừu tượng về vật chất, về quy luật tự nhiên,

sự trừu tượng hóa về giá trị, v.v., Tóm lại, tất cả những sự trừu tượng khoahọc (đúng đắn, nghiêm túc, không tùy tiện) phản ánh giới tự nhiên sâu sắc

hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn" [51, tr 179].

Thứ ba: Tư duy phản ánh thế giới khách quan một cách gián tiếp.

Tư duy có tính gián tiếp vì tư duy phải dựa trên cơ sở các hình thức nhậnthức cảm tính Cảm giác, tri giác, biểu tượng là những hình thức nhận thứctrực tiếp với sự vật Nhờ tính gián tiếp, có khả năng tách rời nhất định với

sự vật nên tư duy có sức mạnh to lớn trong sự phản ánh thế giới Song điều

đó cũng tạo nên khả năng dễ rơi vào ảo tưởng, thoát ly thực tế

Thứ tư: Tư duy phản ánh thế giới khách quan một cách tích cực,

sáng tạo trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người Tư duy của con người

là để chỉ đạo cho hành động của con người, nó có xu hướng "hướng ngoại",hiện thực hóa chứ không dừng lại ở trong đầu óc con người V.I Lênin chorằng sự chuyển hóa từ tư duy đến thực tại là rất quan trọng đối với lịch sử

Tư duy có thể dự báo tương lai, tạo ra những giả thuyết khoa học, những lýthuyết hết sức trừu tượng, tạo ra những mô hình lý tưởng cho hiện thực

Trang 14

Tất cả những đặc trưng trên đây của tư duy có liên hệ chặt chẽ vớinhau, giả định lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau.

Tư duy là lĩnh vực hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp Nó vừamang dấu ấn của chủ thể tư duy, vừa mang dấu ấn của nội dung khách thểđược phản ánh trong tư duy

Tùy theo góc độ tiếp cận tư duy mà có thể nghiên cứu nó ở những

"lát cắt" khác nhau Chẳng hạn, về cấp độ tư duy, ta có tư duy kinh nghiệm

và tư duy lý luận; tư duy tiền khoa học và tư duy khoa học; về loại hình tưduy, ta có tư duy lôgíc và tư duy hình tượng; tư duy biện chứng và tư duysiêu hình; về phạm vi tư duy, theo chuyên môn ta có tư duy triết học, tưduy toán học, tư duy kỹ thuật, tư duy chính trị, tư duy kinh tế, tư duy sưphạm, tư duy văn hóa, tư duy pháp lý, tư duy nghệ thuật v.v

Tư duy bao giờ cũng gắn liền với các chủ thể nhất định, vì thế khinói về tư duy thường người ta cũng quan tâm đến năng lực và trình độ tưduy của các chủ thể Năng lực tư duy là khả năng nhận thức và khái quátcủa chủ thể nhận thức Đó là từ những hiện tượng, thuộc tính rời rạc, riêng

lẻ của sự vật, hiện tượng, trong đầu óc chủ thể nhận thức diễn ra một quátrình với những thao tác tư duy nhằm trừu tượng hóa và khái quát hóa đểnắm bắt được bản chất và các quy luật qui định sự tồn tại, phát triển của sựvật Năng lực tư duy còn thể hiện ở năng lực nhận thức và vận dụng lý luậnvào thực tiễn đời sống; ngoài ra năng lực tư duy của chủ thể hoạt động cònbiểu hiện ở chỗ biết tổng kết kinh nghiệm, khái quát hóa kinh nghiệm thựctiễn thành lý luận và xây dựng mô hình lý luận mới phù hợp với sự vậnđộng và phát triển của thực tiễn

Năng lực tư duy của chủ thể còn phụ thuộc cả vào yếu tố di truyền.gen di truyền quy định các kiểu thần kinh bẩm sinh của chủ thể Nó là nhân

tố vật chất tạo nên khí chất của con người Chẳng hạn, khí chất hăng hái:

Trang 15

loại này ứng với kiểu thần kinh mạnh, linh hoạt Người có khí chất nàythường nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, tinh tình vui vẻ, các mối quan hệ

xã hội nhanh chóng, giao tiếp rộng rãi Hay, loại khí chất bình thản, ứngvới kiểu thần kinh cân bằng Loại người này có nhân thức và phản ứngchậm hơn nhưng bình tĩnh, chín chắn, sâu sắc, có khả năng kiềm chế, tính

tự chủ cao, biểu hiện tình cảm kín đáo, tác động vào mọi người một cáchnhẹ nhàng theo kiểu "mưa dầm thấm lâu"

Những người có một trong hai khí chất nói trên, phù hợp với côngtác lãnh đạo Người cán bộ lãnh đạo thành đạt thường là người có mộttrong những kiểu thần kinh nhu vậy Yếu tố di truyền bẩm sinh của cá nhân

về hệ thần kinh và não bộ tạo nên sự khác biệt giữa cá nhân với cá nhân,chứa đựng những yếu tố sinh học tự tạo trong cuộc sống cá thể Thế nhưng,đặc điểm di truyền, yếu tố gen có được bảo tồn ở thế hệ sau hay không, và

nó thể hiện ở mức độ nào còn là do hoàn cảnh sống, môi trường xã hộiquyết định Như vậy, hệ thần kinh, gen di truyền cũng như năng khiếu của

cá nhân chỉ là tiền đề để hình thành năng lực, chứ không quy định trước sựphát triển của năng lực tư duy Trong hoạt động và thông qua hoạt độngcủa con người, tiền đề sinh học bẩm sinh mới được phát triển nhanh chóng,những yếu tố chưa hoàn thiện sẽ tiếp tục được hoàn thiện thêm và cơ chế

bù trừ sẽ hình thành để bù đắp những khuyết nhược điểm của mỗi cá nhân

do yếu tố di truyền quy định Chính vì lẽ đó, thiên hướng về hoạt động nào

đó sẽ làm cho tư duy về lĩnh vực đó phát triển Ví như, nếp sống trong môitrường gia đình và xã hội có truyền thống kinh doanh sẽ tạo ra thiên hướngcủa con người đối với lĩnh vực hoạt động này Có thể coi đó là dấu hiệu củanăng lực đang hình thành Vậy, có thể khẳng định rằng, chính nhân tố xãhội quyết định tư duy của con người và tri thức là điều kiện để năng lực tưduy của chủ thể phát triển Tri thức là vốn hiểu biết mà con người tích lũy

Trang 16

được và năng lực tư duy sẽ làm tăng vốn hhiểu biết của con người lên mộtcách nhanh chóng.

Năng lực tư duy không tách rời trình độ tư duy Khi nói về trình độ

tư duy là nói về cấp độ, mức độ hay những khả năng xác định của tư duy

Đó là trình độ tư duy thấp và trình độ tư duy cao; đó là trình độ tư duy tiềnkhoa học và trình độ tư duy khoa học; đó là trình độ tư duy khoa học thấp

và trình độ tư duy khoa học cao

Trình độ tư duy như thế nào thường được biểu hiện qua các phươngpháp tư duy Trình độ tư duy thấp, kém khoa học thường bộc lộ ra ởphương pháp tư duy mang nặng tính chất kinh nghiệm, bề ngoài Với trình

độ tư duy này, chủ thể nhận thức mới dừng lại mô tả bề ngoài các hiệntượng riêng lẻ, mới chỉ là tập hợp ghi nhớ các biểu hiện hình thức của sựvật; không biết gạt bỏ các yếu tố đơn lẻ, ngẫu nhiên, thứ yếu để nắm lấynhững mối liên hệ, những thuộc tính bên trong của sự vật và hiện tượng

Còn trình độ tư duy lý luận là sự phản ánh hiện thực một cách giántiếp bằng các phạm trù, nguyên lý, qui luật Ở đó, chủ thể nhận thức sửdụng ngôn ngữ và các hình thức tư duy để phân tích, tổng hợp và khái quátcác tài liệu cảm tính, nhằm nắm bắt các thuộc tính, các mối liên hệ mangtính bản chất, các qui luật nội tại quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật

và hiện tượng

Về mặt loại hình tư duy triết học, trình độ phát triển cao nhất của tưduy là tư duy biện chứng duy vật Nó là sự thống nhất chặt chẽ giữa chủnghĩa duy vật và phương pháp biện chứng Năng lực tư duy biện chứng làtổng hợp tất cả các phẩm chất của tư duy ở trình độ cao, là khả năng đưa ranhững quyết định đúng đắn, hợp lý, kịp thời của chủ thể Đó còn là khảnăng lãnh đạo, tổ chức để biến quyết định thành hiện thực

Trang 17

1.1.2 Tư duy biện chứng

1.1.2.1 Bản chất tư duy biện chứng

Tư duy biện chứng đã được hình thành từ rất sớm ở trình độ tựphát, chất phác Trong triết học phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ ) cổđại không bàn trực tiếp về tư duy biện chứng, song đã có những yếu tố của

tư duy biện chứng trong các học thuyết của họ

Trong triết học Trung Quốc, Lão Tử, Trang Tử, Huệ Thi là các triếtgia điển hình có những tư tưởng biện chứng về tự nhiên, xã hội Trong tác

phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử có những mệnh đề nổi tiếng như: "Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh" [130, tr 33], "Thiên

hạ vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô" [130, tr 202], "Đạo sinh Nhất, Nhất

sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn - vật Vạn - vật phụ âm nhi bão

dương, Xung khí dĩ vi hòa" [130, tr 210], phản ánh thế giới khách quanluôn vận động, biến đổi khôn lường, những tư tưởng này đã diễn tả biệnchứng của khách quan kéo theo biện chứng của khái niệm Tư tưởng củaLão Tử cũng có một số điểm giống với tư tưởng của Phật giáo trong quanniệm về vô thường Phật giáo còn đặt vấn đề về luân hồi, nghiệp báo, nhânquả để diễn tả biện chứng của thế giới khách quan

Học thuyết Âm - Dương, diễn tả sự chuyển hóa, thống nhất của hai

mặt đối lập: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng

sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng Còn trong thuyết Ngũ hành các

yếu tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nằm trong các quan hệ tươngsinh, tương khắc vừa gắn bó mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau đểtồn tại và phát triển, vừa xung khắc, hủy hoại, tiêu diệt nhau

Cùng với những thành tựu triết học biện chứng của các dân tộcphương Đông cổ đại, các nhà triết học cổ đại Hy Lạp đã hoàn thành hình

Trang 18

thức lịch sử đầu tiên của tư duy biện chứng, ở trình độ cổ sơ, chất phác.Tính chất thô sơ trong tư duy biện chứng của người Hy Lạp biểu hiện mộtcách rõ ràng trong quan niệm của họ về vật chất nguyên thủy, vật chất đầutiên, phát sinh từ những hiện tượng thiên hình vạn trạng có thể cảm biếtđược Chẳng hạn, Hêraclít cho rằng: Vạn vật bắt nguồn từ lửa lại chuyểnbiến thành lửa và luôn luôn thay đổi hình thức tồn tại của nó Ông là người

đã nêu lên một luận điểm biện chứng nổi tiếng là người ta không thể tắm

được hai lần trên cùng một dòng sông, bởi vì nước của dòng sông luôn

chảy Luận điểm đó nói lên sự vận động, biến đổi không ngừng của sự vật

Aristốt là đại diện xuất chúng của tư duy biện chứng cổ đại Ông đãphát biểu tư tưởng biện chứng về sự phát triển của giới tự nhiên, về vật thểchuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác, về sự chuyển biến từ khảnăng thành hiện thực Khi khảo sát hình thức và phạm trù của tư duy lýluận, ông đã nhấn mạnh một cách biện chứng mối liên hệ giữa khái niệm,nghĩa là sự phản ánh bằng khái niệm mối liên hệ lẫn nhau tồn tại trong thếgiới khách quan Song, Aristốt cũng như các bậc tiền bối của ông chưavượt ra khỏi phạm vi quan niệm chung về giới tự nhiên

Những phương pháp tư duy biện chứng thô sơ ấy phần lớn là tựphát và còn nhiều hạn chế Tư duy đó chỉ có thể dùng để nhận thức bức tranhtổng quát thế giới, mà không thể dùng để nghiên cứu quá trình, hiện trạng

và các sự vật riêng lẻ được Tư duy này chỉ hạn chế trong bức tranh tổngquát của hiện thực xung quanh mà giác quan trực tiếp cảm thấy được, vì thế,không nêu ra được mâu thuẫn nội tại vốn có và sự phát triển của một quátrình nhất định Do đó, quan niệm chung về mâu thuẫn, vận động và pháttriển của tư duy biện chứng cổ đại có được dường như là do nhận thức trựcquan mà có

Trang 19

Tư duy biện chứng như vậy đương nhiên không thể chiến thắngđược tư duy siêu hình, thậm chí có lúc nó còn cùng tồn tại với siêu hìnhhọc trong những nhà triết học Hy Lạp cổ đại Ph Ăngghen nhận xét nhưsau:

Hình thức thứ nhất là triết học Hy Lạp Trong triết họcnày, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tựnhiên Chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phântích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên làmột chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy Mốiliên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được chứngminh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là kết quả của sự quansát trực tiếp Đó chính là thiếu sót của triết học Hy Lạp, do đó màsau này, nó buộc phải nhường chỗ cho những cách nhìn khác.Nhưng chính đó cũng là ưu điểm của nó so với tất cả các địch thủsiêu hình sau này của nó Nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình làđúng hơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể những người

Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình [67, tr 491]

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, nhờ sự hình thành quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa, nhờ sự phát triển của công nghiệp, thương nghiệp, thủcông nghiệp, khoa học tự nhiên phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnhvực: thiên văn học, vật lý học, toán học và đã đạt được những phát minhquan trọng Trong thời gian đó khoa học dần dần tích lũy được nhiều tàiliệu thực tế, trong đó có cả những tài liệu về giới động thực vật Điều đógiúp người ta có thể tiến hành phân loại động thực vật và nghiên cứu mộtcách có hệ thống Trong giai đoạn đầu tiên sưu tầm đó, người ta chỉ nhậnthức được những hiện tượng tự nhiên riêng lẻ, cho nên họ coi sự vật củagiới tự nhiên là không có liên quan, cô lập, không vận động, không biếnhóa và không phát triển Cách nhìn nhận tự nhiên theo hướng này được các

Trang 20

nhà triết học thế kỷ XVII - XVIII coi là tuyệt đối Kết quả là tư duy siêuhình thay thế tư duy biện chứng thô sơ của các nhà triết học cổ đại Hy Lạp.Tuy nhiên sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình chỉ là tạm thời.

Những nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII như Điđờrô, Hônbách,Henvêtiút, nhìn chung họ là những nhà siêu hình, song trong các tác phẩmcủa họ đã xuất hiện nhiều dự đoán biện chứng thiên tài Tuy vậy, chỉ đếnnhững thập niên đầu của thế kỷ XIX, khi mà lượng tài liệu về khoa học tựnhiên được tích lũy lại khá đầy đủ, mới làm cho người ta có đủ khả năngkhái quát được biện chứng của thế giới

Như Ph Ăngghen đã nhận xét: "Nền triết học ở Đức đã ra đời vàđạt tới đỉnh cao nhất của nó thể hiện ở Hêghen Công lao lớn nhất là nó đãquay trở lại phép biện chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy" [67,

tr 34] Tất nhiên, sự quay trở lại với phương pháp tư duy biện chứng của

các nhà triết học và khoa học thời đó mà trong đó Hêghen là đỉnh cao là donhững thành tựu to lớn của khoa học tự nhiên mang lại, chứ không phảinhư Hêghen nói đó là sự phát triển của ý niệm thuần túy

Tư duy biện chứng, theo Hêghen, là sự thống nhất giữa tư duy vàtồn tại Với ý nghĩa đó, Hêghen đã thực hiện sự phê phán một cách triệt đểbất khả tri luận của Kant và đã đạt tới tư tưởng về sự thống nhất của lịch sử

và lôgíc trong nhận thức, cho phép ông xây dựng được một hệ thống phạmtrù có nội dung sâu sắc

Theo quan điểm của Hêghen, vạch ra sự phát triển của tư duy cónghĩa là vạch ra lý luận nhận thức với tính cách là quá trình lôgíc tất yếucủa lịch sử nhận thức Hệ thống lôgíc chặt chẽ về các phạm trù cũng là lôgíccủa quá trình nhận thức, còn bản thân phạm trù là những điểm tựa, điểmhướng dẫn của quá trình nhận thức Tuy có những hạn chế nhất định, songhọc thuyết của Hêghen về sự phát triển biện chứng của phạm trù có ý nghĩa

Trang 21

to lớn trong lịch sử phát triển tư duy biện chứng, vì trong đó ông đã phỏngđoán tài tình sự phát triển của các sự vật, hiện tượng của thế giới kháchquan qua sự phát triển của các khái niệm, phạm trù Ông cũng đã phỏng đoánđược sự thống nhất của những quy luật của tồn tại và quy luật của tư duy.

Tuy nhiên, tư duy biện chứng ở Hêghen là tư duy biện chứng duytâm, bởi vì ông cho rằng biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của

sự vật chứ không phải ngược lại Vì vậy, C Mác cho rằng ở Hêghen phépbiện chứng đứng bằng đầu, chỉ cần đặt nó đứng bằng hai chân trên mảnhđất hiện thực thì mọi việc sẽ sáng tỏ Đó chính là công việc mà C Mác và

Ph Ăngghen đã làm là: cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen, xây

dựng phép biện chứng duy vật, cũng tức là tư duy biện chứng duy vật hình thức cao nhất của tư duy biện chứng trong lịch sử.

-Như vậy, có thể nói, lịch sử phát triển của triết học là lịch sử pháttriển của tư duy triết học, gắn liền với hai phương pháp tư duy: biện chứng

và siêu hình Tư duy biện chứng và tư duy siêu hình là hai mặt đối lập củaphương pháp tư duy Trong đó, tư duy siêu hình, theo Ăngghen thì:

Chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấymối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy; chỉ nhìn thấy sự tồn tạicủa những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêuvong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những

sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìnthấy cây mà không thấy rừng [67, tr 37]

Tư duy siêu hình xem xét các khái niệm, với tính cách là phản ánhcủa các sự vật, hiện tượng, là những cái riêng biệt không biến đổi, chếtcứng Các khái niệm tồn tại độc lập nhau, tuần tự khái niệm này nối tiếpkhái niệm kia Theo phương pháp tư duy siêu hình, sự vật không thể cùnglúc vừa tồn tại vừa không tồn tại, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đốibài trừ nhau, nguyên nhân và kết quả tuyệt đối độc lập nhau, nó chỉ thấy sự

Trang 22

tồn tại của các sự vật cá biệt mà không thấy mối liên hệ giữa các sự vật ấy,chỉ thấy sự tồn tại của các sự vật mà không thấy sự hình thành và diệt vong,chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy sự vận động.

Trái lại, tư duy biện chứng là tư duy nhìn nhận sự vật, hiện tượngtrong tính chỉnh thể, toàn diện, trong tính lịch sử của chúng, nghĩa là thấyđược sự ra đời, phát triển, diệt vong của sự vật Tư duy biện chứng đi sâuphân tích nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vật phát triển, sự diệt vong của

sự vật ấy và quan hệ của chúng với các sự vật khác Tư duy biện chứng dựatrên phương pháp tư duy biện chứng

Ph Ăngghen viết: "Phép biện chứng là phương pháp mà điều cănbản là xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng,trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vậnđộng, sự phát sinh và tiêu vong của chúng" [67, tr 38]

Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc, cải tạo các tư tưởng của các nhà triếthọc đi trước, C Mác và Ph Ăngghen đã xây dựng phép biện chứng duyvật, đặt tư duy biện chứng lên một trình độ mới, khoa học hơn Ph

Ăngghen đã định nghĩa: "Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học

về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy" [67, tr 201] Do đó, lịch sử phát triển

của phép biện chứng cũng là lịch sử phát triển của tư duy biện chứng

Tư duy biện chứng là tư duy phản ánh những mối liên hệ, sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

1.1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của tư duy biện chứng

Tư duy biện chứng mácxít là trình độ cao của tư duy biện chứng ởtrình độ lý luận Tư duy đó không chỉ dựa trên các quy luật của tự nhiên, xãhội và tư duy mà còn dựa trên các quy luật biện chứng riêng của tư duy

Trang 23

được phản ánh trong lôgíc biện chứng mácxít Tư duy biện chứng mácxít

có một số đặc điểm cơ bản sau

a) Nắm bắt và vận dụng được trong tư duy các quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật.

Tư duy biện chứng là tư duy phản ánh một cách năng động, sángtạo biện chứng của thế giới khách quan mà thế giới khách quan tự nó làbiện chứng, do vậy, tư duy, với tư cách là phản ánh lý tính của hiện thựckhách quan cũng tất nhiên phải biện chứng Nghĩa là, nó phải tuân thủ cácquy luật phổ biến, như quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất, quy luậtphủ định của phủ định v.v Ph Ăngghen viết:

Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biệnchứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tựnhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức lànhững mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và

sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặtđối lập kia, resp với những hình thức cao hơn, đã quy định sựsống của giới tự nhiên [67, tr 694]

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong

những quy luật quan trọng nhất của tư duy biện chứng Vì tư duy là phảnánh lý tính đối với các sự vật hiện tượng; mà các sự vật hiện tượng đã làmột đồng nhất cụ thể của những mặt đối lập, tức mâu thuẫn vốn có bêntrong sự vật, hiện tượng ấy Do đó, trong phản ánh lý tính ấy, mà các biểuhiện là các hình thức tư duy như khái niệm, phán đoán, suy lý, cũng tái tạonhững mâu thuẫn ấy trong một chừng mực nhất định

Mục đích cuối cùng của nhận thức là đạt tới chân lý Nhưng chân lý

là bao hàm mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt

Trang 24

đối Quá trình nhận thức là quá trình liên tục khắc phục sự đấu tranh củahai mặt đối lập đó để liên tiếp tiệm cận tới chân lý tuyệt đối.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong

ba quy luật cơ bản của tư duy biện chứng không chỉ bởi, tư duy biện chứngtái tạo biện chứng khách thể trong chủ thể mà bản thân quá trình tư duybiện chứng là một quá trình chứa đựng mâu thuẫn, trong đó có mâu thuẫngiữa chân lý và sai lầm, mâu thuẫn giữa cảm tính và lý tính và việc giảiquyết mâu thuẫn này chính là sự vận động liên tục của các thế hệ loàingười, biến cái hạn chế của tư duy từng con người cụ thể thành cái tối caocủa tư duy con người nói chung

Tư duy biện chứng dựa trên sự thống nhất hai giai đoạn nhận thức:cảm tính và lý tính Nhận thức cảm tính bao giờ cũng thấp hơn trình độ nhậnthức lý tính Song nó lại là cơ sở của lý tính, nhưng vấn đề ở chỗ tư duy phảibao quát toàn bộ "biểu tượng" trong sự vận động của nó, do đó, tư duy phảibiện chứng, nghĩa là tư duy phải nắm được biểu tượng trong tính chỉnh thểcủa nó Tư duy được rút ra từ biểu tượng nhưng tư duy phải bao quát biểutượng

Tư duy biện chứng đóng vai trò khái quát từ cái ngẫu nhiên tronglịch sử thành cái tất yếu Phương pháp của tư duy biện chứng là sự thốngnhất của các mặt đối lập: phân tích - tổng hợp; quy nạp - diễn dịch, lôgíc -lịch sử, trừu tượng - cụ thể; các mặt đối lập đó cũng tồn tại trong tư duybiện chứng Sự xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng là động lựcphát triển của tư duy biện chứng

Tư duy biện chứng là quá trình tư duy mãi không ngừng tiến gầnđến biện chứng của khách thể Như V.I Lênin viết:

Phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải

được hiểu không phải một cách "chết cứng", "trừu tượng", không

Trang 25

phải không vận động, không mâu thuẫn mà là trong quá trình

vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự giải

quyết những mâu thuẫn đó [51, tr 207-208].

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Mọi người đều biết, sự vật chẳng những có tính qui định về chất mà còn có tính qui định về lượng Tư duy biện chứng

với tính cách là phản ánh lý tính của sự vật phải tái tạo sự thống nhất giữachất và lượng của sự vật đang ở trạng thái nào Sự phụ thuộc hữu cơ tất yếugiữa tính qui định về chất và tính qui định về lượng của sự vật ở một trạng

thái tồn tại cụ thể gọi là Độ.

Chất, lượng, độ là những phạm trù quan trọng của tư duy biệnchứng Thiếu nó, người ta không thể tư duy đúng đắn về các quá trình vậnđộng và phát triển của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan

Tư duy biện chứng cần đặc biệt chú ý đến nhân tố nhảy vọt, đến sựthống nhất của đứt đoạn và liên tục trong sự phát triển của sự vật Bản chấtcủa bước nhảy vọt trong nhận thức là ở chỗ đạt được sự khái quát về bảnchất, về nguyên nhân, về quy luật của sự vật từ những tài liệu đã tích lũyđược, chứ không phải với nghĩa tăng lên về số lượng những tài liệu đã tíchlũy được Dĩ nhiên, số lượng tài liệu tích lũy được là điều kiện cần để kháiquát

Trong tư duy biện chứng, bước nhảy có những đặc tính cơ bản sau:

Thứ nhất: từ tích lũy về mặt lượng những sự kiện riêng lẻ, những tư

liệu về sự vật đến chỗ khái quát thành những kết luận, những khái niệm vềbản chất sự vật Đây là một bước nhảy vọt quan trọng trong quá trình nhậnthức

Thứ hai: những khái niệm, phán đoán, suy lý, những quy luật khoa

học được hình thành từ những tài liệu về sự vật đã tích lũy không phải là sự

Trang 26

tổng hợp giản đơn về số lượng những tài liệu ấy, mà nó là sự khái quát cókhả năng vạch ra bản chất ẩn náu trong vô số tài liệu ấy Kết quả của sựvận động đó của tư duy là sự hiểu biết tương đối hoàn chỉnh về sự vật vớinhững tri thức bản chất nhất, về sự vật, hiện tượng dưới dạng phản ánh lýtính

Thứ ba: kết quả đó cũng lại là một hạn độ của tư duy trong tiến

trình chiếm lĩnh đối tượng, đi từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai

Tư duy con người không gì khác hơn là kết quả của hàng triệu những tưduy của con người cụ thể

Trong lịch sử phát triển của nhận thức, mỗi lần xuất hiện một kháiniệm mới, phạm trù mới, quy luật mới, là một lần đánh dấu một bước nhảyvọt về chất của tư duy Trong tư duy biện chứng đó là sự chuyển hóa từđơn nhất đến phổ biến

Theo C Mác, không có lĩnh vực nào lại có thể có sự phát triển mà

không phủ định những hình thức tồn tại trước đó Thật vậy, quy luật phủ

định của phủ định là quy luật phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Dĩ

nhiên, tư duy biện chứng cũng không nằm ngoài quy luật phổ biến này

Sự vận động tiến lên của tư duy biện chứng xét về mặt lịch sử cũngnhư về mặt lôgíc phát triển đều chứa đựng nhân tố phủ định biện chứng Tưduy biện chứng với tính cách là quá trình lịch sử, thực chất là sự kế tục khôngngừng của các hình thức tư duy trước đó, từ hình thức tư duy biện chứng cổđại đến tư duy biện chứng duy tâm Hêghen và đến tư duy biện chứng mácxít

Tư duy biện chứng với tư cách là một phương pháp nhận thức cũng

là một quá trình liên tục phủ định biện chứng các giả thuyết, quan điểm, lýthuyết khoa học đã được thừa nhận bằng những lý thuyết, quan điểm khác.Trong đó phản ánh lý tính về biện chứng của sự vật ngày càng rõ ràng hơn,tiến gần tới chân lý hơn V.I Lênin viết: "Quá trình vô hạn của sự đi sâu

Trang 27

của nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng, quá trình, v.v., nhậnthức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu

sắc hơn" [51, tr 240]

Phủ định biện chứng trong tư duy biện chứng không phải là sự rũ

bỏ sạch trơn mọi tri thức cũ, mà nó là sự thống nhất giữa phủ định vàkhẳng định Bắt nguồn từ sự nhận thức về tính phổ biến của sự phân đôi cáithống nhất trong sự vật, hiện tượng, tư duy biện chứng kế thừa những nhân

tố tích cực trong bản thân nó, đồng thời đón bắt sự tự phủ định của nhữngnhân tố tiêu cực

Lịch sử khoa học là lịch sử của sự phủ định liên tục giữa cái đúng

và cái sai Hêghen nói rằng: Duy trì cái tích cực trong cái tiêu cực của nó,

bảo lưu cái có trước ở trong kết quả của nó, đó là cái quan trọng nhất trongnhận thức lý tính

Cần phải nhận thức rằng có phủ định khách quan và có phủ địnhchủ quan Phủ định chủ quan là sự phủ định trong tư duy biện chứng.Nhưng phủ định chủ quan chỉ là sự phản ánh những sự phủ định trong hiệnthực khách quan Con người ghi nhận điều đó vào tư duy, sau khi phát hiện

ra các mặt tất yếu của phủ định, các quy luật thực hiện phủ định thì conngười có thể làm biến đổi một cách có mục đích các tình huống xảy ra mộtcách tự nhiên Đó chính là tính năng động của tư duy biện chứng, và cũng

là biểu hiện sự tự do của con người, bởi vì tự do là tất yếu được nhận thức.

Sự vận động của tư duy biện chứng tới chân lý không dừng lại ở lầnphủ định thứ nhất, mà nó là sự phủ định liên tục để đạt tới những khẳng địnhmới Quá trình vận động và phát triển vô tận của nhận thức trải qua nhiều

vòng khâu, theo từng chu kỳ Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I Lênin

đã tổng kết toàn bộ quá trình vận động đó như sau:

Trang 28

Đối với những luận đoán, những luận đề etc, khẳng định

"đầu tiên", đơn giản và tối sơ, "vòng khâu biện chứng" nghĩa là

sự khảo sát khoa học, đòi hỏi phải chỉ ra sự khác nhau, mối liên

hệ, sự chuyển hóa Không có cái đó, thì luận đoán khẳng địnhđơn giản là không đầy đủ, chết cứng, không có sự sống Đối vớiluận đề "thứ hai", luận đề phủ định, thì "vòng khâu biện chứng"

đòi hỏi phải chỉ ra "tính thống nhất", nghĩa là mối liên hệ của cái

phủ định và cái khẳng định, sự tìm thấy cái khẳng định ấy trongcái phủ định Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến

"sự thống nhất" với cái bị khẳng định - không có cái đó, phép biệnchứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủnghĩa hoài nghi [51, tr 246]

Điều đó được hiểu như sau: trong tư duy biện chứng khi lấy một tư

tưởng này phủ định một tư tưởng khác, cần làm rõ sự khác biệt giữa chúng

và làm rõ mối liên hệ giữa chúng với nhau, trên cơ sở đó, nắm bắt được quá trình phủ định nhau của các tư tưởng đó diễn ra như thế nào.

Tư duy biện chứng không chỉ cấu thành từ các quy luật cơ bản màcòn từ các qui luật không cơ bản của phép biện chứng - tức những qui luật

được thể hiện trong các cặp phạm trù như: cái chung cái riêng, bản chất

-hiện tượng, nguyên nhân - kết quả, nội dung - hình thức, tất nhiên - ngẫu nhiên, khả năng - hiện thực

Tư duy muốn được coi là biện chứng không thể cường điệu hoặctách rời phạm trù này hoặc phạm trù kia trong mỗi cặp phạm trù mà phảiphản ánh và vận dụng chúng trong sự thống nhất, trong mối liên hệ nội tại

Tư duy biện chứng yêu cầu phải từ cái riêng rút ra cái chung, nắm cáichung để giải quyết cái riêng, soi sáng cái riêng, vận dụng vào cái riêngmột cách sáng tạo; phải từ hiện tượng tìm ra bản chất, lấy bản chất soi sáng

Trang 29

cho hiện tượng; phải từ bản chất cấp 1, bản chất cấp 2, tiến tới bản chấtcấp n - tức là từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn

Tư duy biện chứng cũng đòi hỏi phải từ kết quả mà tìm ra nguyênnhân và từ nguyên nhân mà tìm ra kết quả, dự báo kết quả, thay đổi nguyênnhân để thay đổi kết quả; phải từ ngẫu nhiên mà tìm ra cái tất nhiên chi phốiđằng sau cái ngẫu nhiên như là hình thức biểu hiện của tất nhiên Tư duy biệnchứng yêu cầu phải giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa nội dung và hìnhthức, phải cải tạo nội dung, phát triển nội dung đồng thời kịp thời thay đổihình thức khi không còn phù hợp; tư duy biện chứng phải dự báo đúng cáckhả năng, sử dụng các khả năng góp phần chuyển hóa khả năng thành hiệnthực

b) Tư duy biện chứng phải nắm bắt và vận dụng được các nguyên tắc của lôgíc biện chứng mácxít.

Trước hết, tư duy biện chứng phải tuân thủ nguyên tắc khách quan.

Tính khách quan của tư duy biện chứng mácxít trước hết phải là sự tái hiện

bản thân đối tượng đúng như nó vốn có Trong Bút ký triết học, V.I Lênin chỉ ra: "Tính khách quan của sự xem xét (không phải thí dụ, không phải dài dòng mà bản thân sự vật tự nó)" [51, tr 239] Nguyên tắc khách quan là

nguyên tắc có tính quyết định đối với tất cả các nguyên tắc khác Nguyêntắc khách quan đòi hỏi việc xem xét đối tượng phải xuất phát từ bản thân

nó, từ những thuộc tính và mối liên hệ nó vốn có, từ những quy luật hoạtđộng và phát triển của bản thân nó Không gán ghép cho sự vật, hiện tượngnhững gì mà chúng vốn không có

Trong nhận thức xã hội, nguyên tắc khách quan bao hàm yêu cầukhông những phải xuất phát từ bản thân khách thể, từ quy luật vận động vàphát triển của nó, không gán ghép cho nó bất kỳ ý chí chủ quan nào củacon người, mà còn phải biết phát huy tính năng động chủ quan, xem xã hội

Trang 30

như là một kết cấu hoàn chỉnh, tuân theo những quy luật riêng của nó,trong đó quan hệ kinh tế quyết định các quan hệ khác trong xã hội.

Nguyên tắc khách quan không tách rời nguyên tắc toàn diện của tư duy biện chứng Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện

tượng không được tách rời bản thân sự vật, hiện tượng ấy với các điều kiệntồn tại và các mối liên hệ, các quan hệ của nó

Việc xem xét sự vật trong các mối liên hệ và quan hệ khác nhau chophép làm rõ nhiều tính chất của sự vật và sử dụng sự vật để thực hiệnnhững chức năng khác nhau trong thực tiễn Những tính chất được pháthiện ra khi xem xét sự vật trong các mối quan hệ khác nhau, mối liên hệphụ thuộc lẫn nhau đó nếu không được bao quát hết, không được chú trọngnghiên cứu thì điều đó cản trở quá trình tiến tới làm rõ các tính chất và bảnchất của đối tượng

Điều này làm xuất hiện yêu cầu phải tách ra một số tính chất cơbản, chủ yếu nào đó của sự vật để nghiên cứu, tính chất này cho phép thốngnhất tất cả những tính chất khác của sự vật, xác lập mối liên hệ hữu cơ tồntại giữa các tính chất đó Sau khi vạch ra tính chất cơ bản của sự vật, chủthể tư duy xuất phát từ đó bắt đầu giải thích lần lượt tất cả các tính chấtkhác của sự vật Như thế từ việc xem xét từng mặt của sự vật, nhất thiếtchuyển hóa thành việc lý giải toàn diện sự vật V.I Lênin viết: "Muốn thực

sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó" [54, tr 364]

Tuy nhiên, nguyên tắc toàn diện không đòi hỏi nhận thức ngay mộtlúc bao quát hết tất cả các mặt (thuộc tính) của sự vật, xem xét sự vật trongtất cả quan hệ và liên hệ mà chỉ yêu cầu tách ra tất cả những mặt cơ bản,thuộc tính tất yếu, bao quát tất cả các liên hệ, quan hệ tất yếu gắn với sựvật Và cuối cùng việc xem xét toàn diện đối tượng cần phải được tái hiện

Trang 31

triệt để toàn diện trong các khái niệm Nguyên tắc toàn diện của tư duy biệnchứng cho phép tư duy phát hiện ra các thuộc tính của đối tượng nghiêncứu, các mối liên hệ nhân quả bên trong, tách biệt ngẫu nhiên với tất nhiên,thâm nhập vào bản chất và tái hiện nó trong hệ thống khái niệm.

Khi xem xét sự vật trong các mối liên hệ phổ biến bao giờ cũng gắn

liền với sự vận động và phát triển của sự vật Vì thế, để nhận thức được bản

chất của sự vật, tư duy biện chứng phải tuân thủ nguyên tắc phát triển.

Nguyên tắc này chỉ ra rằng, chỉ có thể hiểu chính xác và giải thích đúngđược mọi sự vật và hiện tượng với điều kiện là xem xét chúng trong quátrình vận động, sinh thành và phát triển Với tư duy biện chứng, thế giới làmột quá trình vận động và phát triển liên tục từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi phải xem xét sự vật vận động và tồntại không những biến đổi và biến hóa không chỉ về số lượng mà cả chấtlượng, nghĩa là những hình thức tồn tại sẽ sớm muộn lỗi thời và bị tiêuvong tất yếu nhường chỗ cho những hình thức mới cao hơn, hoàn thiệnhơn Đó là sự thay thế cái cũ bằng cái mới một cách khách quan Nguyêntắc phát triển chỉ ra sự mất đi cái cũ và sự xuất hiện cái mới, nó vạch ranhững mâu thuẫn bên trong chính là động lực thực sự của sự vận động vàbiến đổi

Việc xem xét các mặt, các mối liên hệ và sự phát triển của sự vật

không thể tách rời khỏi điều kiện lịch sử - cụ thể của sự vật Vì lẽ đó khi nhận thức thế giới khách quan, tư duy biện chứng phải tuân thủ nguyên tắc

lịch sử - cụ thể Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi trong quá trình nhận

thực thế giới khách quan, tư duy phải tìm ra những quy luật chi phối sựxuất hiện, hoạt động và phát triển của khách thể nghiên cứu, dựa trên cácquy luật đó mà giải thích hiện tại, những thuộc tính và liên hệ tất yếu củahiện tại, được rút ra từ lịch sử Nguyên tắc lịch sử - cụ thể của tư duy biện

Trang 32

chứng chính là sự tái hiện trong tư duy các quá trình phát triển của toàn bộhiện tượng nghiên cứu, trong những điều kiện cụ thể, trong không gian vàthời gian xác định của nó.

Việc vận dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong tư duy biện chứngcần tuân thủ yêu cầu xem xét khách thể trong các giai đoạn phát triển của

sự vật từ quá khứ đến hiện tại và tới tương lai, ngoài ra còn phải vạch ramối liên hệ tất yếu giữa các hiện tượng, các quy luật thay thế nhau, chi phối

sự quá độ từ một giai đoạn hình thành và phát triển này của khách thể sangmột giai đoạn khác

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể của tư duy biện chứng hướng ngườinghiên cứu xem xét đối tượng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vạch ra mốiliên hệ tất yếu giữa các hiện tượng thay thế lẫn nhau những quy luật chiphối bước quá độ của một chỉnh thể từ trạng thái chất này sang trạng tháichất khác

Cùng với việc tuân thủ các các nguyên tắc trên, tư duy biện chứngmácxít không tách rời nguyên tắc thực tiễn Nguyên tắc thực tiễn trong tưduy biện chứng chính là thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa tư duy vàtồn tại, giữa nhận thức và thực tiễn Mác viết: "Sự tranh cãi về tính hiệnthực hay tính không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đềkinh viện thuần túy [64, tr 10]

Mọi hoạt động của tư duy con người đều nhằm mục đích nhận thứcchân thực về khách thể, để cải tạo khách thể Nguyên tắc thực tiễn đảm bảotính chân thực của tư duy khi tái hiện lại biện chứng của khách thể Thựctiễn là tiêu chuẩn cao nhất để đo tính chân thực của phản ánh trong tư duy,song không được giới hạn thực tiễn chỉ trong những hoạt động của các chủthể cá biệt, mà tư duy biện chứng phải xem thực tiễn trong quá trình pháttriển của bản thân nó

Trang 33

Tiêu chuẩn thực tiễn vừa có tính tương đối, vừa có tính tuyệt đối.Thực tiễn luôn thay đổi, do đó tư duy con người cũng phải luôn vận động,phát triển theo thực tiễn Nhận thức của con người không thể thoát ly khỏi

cơ sở thực tiễn

Tư duy biện chứng tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và

lôgíc Lịch sử và lôgíc là hai phạm trù khác nhau, nhưng có mối liên hệ

biện chứng Nhân tố quyết định sự thống nhất biện chứng ấy chính là nộidung khách quan của hiện thực mà cả phạm trù lôgíc và phạm trù lịch sửcùng phản ánh Tuy nhiên, lôgíc và lịch sử khác nhau về phương thức phảnánh Lịch sử phản ánh toàn bộ quá trình vận động và phát triển của sự vậttheo trình tự thời gian bao gồm cả những cái ngẫu nhiên và tất yếu trongtính đa dạng và phong phú Lôgíc phản ánh cái tất yếu, cái bản chất, tínhquy luật của quá trình vận động và phát triển ấy

Vì vậy có thể nói, lịch sử chẳng qua là lôgíc với những mối liên hệtất nhiên và ngẫu nhiên, với những sự kiện cụ thể trong từng thời gian vàkhông gian nhất định Còn lôgíc chẳng qua là lịch sử đã được tước bỏ nhữngcái ngẫu nhiên, cái không cơ bản, đã thoát khỏi những hình thức lịch sử,những ngẫu nhiên pha tạp Không phải lịch sử đi theo lôgíc mà là lôgíc phảnánh những cái mốc chủ yếu của lịch sử Lôgíc không lặp lại mọi chi tiết củalịch sử mà chỉ thể hiện cái căn bản, cái bản chất của lịch sử bằng nhữngtrừu tượng trên cơ sở nghiên cứu quá trình thực tế phong phú và đa dạngcủa sự phát triển Lôgíc và lịch sử thống nhất với nhau nhưng không đồngnhất Chúng phù hợp với nhau trên những nét chính, những giai đoạn chủyếu

Rõ ràng, để phản ánh hiện thực khách quan một cách đúng đắn vàđầy đủ, tư duy biện chứng phải bao hàm được sự thống nhất giữa lôgíc vàlịch sử Nếu chỉ xét riêng về mặt tư duy thì lịch sử của tư duy gắn liền với

Trang 34

quá trình lao động của loài người, hiện thân của nó là những tri thức đượclưu truyền qua các thế hệ Lôgíc của tư duy là cái tất yếu, tính quy luật của

tư duy được biểu hiện trong quá trình vận động, phát triển của các kháiniệm, phán đoán, suy lý phản ánh hiện thực khách quan

Như vậy, sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử trong tư duy là sự vậnđộng không ngừng của tư duy phản ánh hiện thực trong tính tất yếu nhằmhoàn thiện, nâng cao tri thức loài người Ph Ăngghen viết:

Lịch sử bắt đầu từ đâu, thì quá trình tư duy cũng phải bắtđầu từ đó, và sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phảnánh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng và nhất quán

về lý luận; nó là sự phản ánh đã được uốn nắn, nhưng uốn nắntheo những quy luật và bản thân quá trình lịch sử hiện thực đãcung cấp, hơn nữa mỗi một yếu tố đều có thể được xem xét ở cáiđiểm phát triển mà ở đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn chín

muồi, đạt tới các hình thái cổ điển của nó [66, tr 614-615]

Như vậy, nguyên tắc thống nhất lịch sử và lôgíc đòi hỏi phải bắtđầu việc nghiên cứu khách thể từ các mặt, các quan hệ đã có trước tronglịch sử

Sự thống nhất giữa lịch sử và lôgíc trong tư duy biện chứng là mộtnguyên tắc để xây dựng khoa học, xây dựng các hệ thống phạm trù khoahọc Tính liên tục và sự vận động của các khái niệm khoa học cần phảiphản ánh mối liên hệ lịch sử chủ yếu của những hiện tượng mà một mônkhoa học cụ thể nghiên cứu

Quá trình nhận thức không những tuân thủ nguyên tắc thống nhất

giữa lịch sử và lôgíc mà còn tuân theo nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể.

Trong các tài liệu triết học ta thấy cái cụ thể được phân thành hailoại: Cái cụ thể cảm tính (cái cụ thể trong hiện thực) và cái cụ thể tinh thần

Trang 35

(cái cụ thể trong tư duy) Cái cụ thể cảm tính chính là sự vật, mang tínhchỉnh thể, đa dạng, phong phú, là điểm bắt đầu của nhận thức Cái cụ thểtrong tư duy là sự phản ánh hiện thực ấy trong hệ thống khái niệm, phạmtrù, quy luật, làm tái hiện sự vật trong sự thống nhất giữa các mặt khácnhau, là sự tổng hợp của nhiều sự qui định Còn cái trừu tượng là sự thểhiện tính chất không đầy đủ, không toàn diện trong sự phản ánh hiện thực,

là sự biểu hiện phiến diện của cái cụ thể

Nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể là yêu cầu của tư duy biệnchứng Nó cho phép nhận thức thâm nhập vào bản chất của đối tượng,nghiên cứu, hình dung được tất cả các mặt và quan hệ tất yếu của đối tượngtrong mối liên hệ lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau của chúng Theo nguyêntắc này thì việc nghiên cứu cần bắt đầu từ trừu tượng, từ các khái niệmphản ánh những mặt quan hệ chung hoặc phổ biến đơn giản nhất của kháchthể nhận thức Đồng thời cần lựa chọn mặt nào có tác dụng quyết địnhtrong chỉnh thể Sau khi tách ra, cần xem xét mặt chủ yếu đó trong sự phátsinh, phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau, và sự ảnh hưởng của

nó đến tất cả các mặt khác ra sao Cái trừu tượng trong tư cách ấy phải thỏamãn các điều kiện:

Thứ nhất: nó phải là cái đơn giản nhất, đồng thời là cái phổ biến; thứ hai: nó có quan hệ mật thiết với các mặt khác của chỉnh thể; thứ ba:

trong nó bao chứa mầm mống các mâu thuẫn của sự vật; thứ tư: nó là cái thống nhất của điểm xuất phát lịch sử và điểm xuất phát lôgíc; thứ năm: mọi giai đoạn phức tạp hơn đều là kết quả tiến hóa từ nó mà ra; thứ sáu: nó

được giữ lại trong cái phức tạp đó

Tuy nhiên, trừu tượng trong tư duy là "hạt nhân" để tư duy nắm bắtcái cụ thể trong hiện thực, nó không phải là cái sản sinh ra cái cụ thể C.Mác viết: "Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cái phương phápnhờ nó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo ra nó với tư cách là

Trang 36

một cái cụ thể trong tư duy Nhưng đó quyết không phải là quá trình phát

sinh bản thân cái cụ thể" [65, tr 877-878] Trừu tượng là điểm xuất phát để

nhận thức được cái cụ thể trong tư duy Tư duy biện chứng cần tái hiện lạibiện chứng của cái cụ thể trong hiện thực với đầy đủ các thuộc tính, cácmặt quá trình vận động, các mối liên hệ sinh động của nó đúng như nó vốn

Sự hiểu biết nhiều mặt về sự vật chính là sự hiểu biết cụ thể Sựnhận thức một mặt nào đó của sự vật chỉ là sự hiểu biết còn trừu tượng.Trong quá trình nhận thức, trực quan sinh động đem lại những tri thức cụthể về nhiều mặt, nhiều thuộc tính của sự vật Thế nhưng những tri thứcnày chưa vạch ra được bản chất của sự vật, chúng mới là "biểu tượng hỗnđộn về cái toàn bộ" như C Mác nói Từ những biểu tượng hỗn độn đó tưduy khái quát để rút ra những cái trừu tượng Nhưng việc tạo nên nhữngtrừu tượng đó chưa thể kết thúc quá trình nhận thức Để nhận thức đầy đủ

về sự vật phải đạt tới tri thức nhiều mặt - những tri thức mang tính quy luật,bản chất Khoa học phải tiến từ những trừu tượng riêng lẻ tới những tri thứcbản chất sâu sắc Nhận thức như vậy không phải là quay về với những cụthể cảm tính mà là đi tới cái cụ thể trong tư duy hoàn chỉnh, sâu sắc C.Mác viết:

Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiềutính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng Chonên trong tư duy, nó biểu hiện ra là một quá trình tổng hợp, là kếtquả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuấtphát thực sự và do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan vàcủa biểu tượng Trên con đường thứ nhất, toàn bộ biểu tượngbiến một cách tinh vi thành một tính quy định trừu tượng; trêncon đường thứ hai, những tính quy định trừu tượng lại dẫn tới sự

mô tả lại cái cụ thể bằng con đường của tư duy [65, tr 877]

Trang 37

Thống nhất phân tích và tổng hợp cũng là một nguyên tắc của tư

duy biện chứng Theo Ph Ăngghen: "Tư duy bao hàm ở chỗ đem nhữngđối tượng của nhận thức ra phân thành các yếu tố, cũng như đem nhữngyếu tố có quan hệ với nhau hợp thành một thể thống nhất nào đó Không cóphân tích thì không có tổng hợp" [67, tr 64] Đó cũng là nội dung cơ bảncủa nguyên tắc phân tích và tổng hợp

Cơ sở của phân tích và tổng hợp đối với sự vật chính là khi chủ thểnhận thức xem đối tượng là sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố và kếtcấu Yếu tố là những thành phần tạo ra một chỉnh thể nào đó và liên hệ lẫnnhau, phụ thuộc lẫn nhau Kết cấu là phương thức kết hợp và liên hệ lẫnnhau giữa các yếu tố của chỉnh thể Mỗi yếu tố được đặc thù hóa về chấtnên có tính độc lập nhất định, tính độc lập tương đối trong khuôn khổ củachỉnh thể, nhưng đồng thời nó lại phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố kháchợp thành chỉnh thể, vào tính chất mối liên hệ với các yếu tố đó Các mốiliên hệ đó quy định ở mức độ khác nhau vị trí, vai trò của các yếu tố trongchỉnh thể, các đặc điểm về chất và về lượng của nó Mặt khác, bản thân mốiliên hệ giữa các yếu tố lại tùy thuộc vào bản chất các yếu tố, vào các đặcđiểm về chất và về lượng của chúng

Sự thống nhất giữa yếu tố và kết cấu tạo thành cơ sở khách quancủa mối liên hệ lẫn nhau giữa phân tích và tổng hợp Nếu chỉ riêng phântích thì không đủ để nhận thức đối tượng như là một hệ thống hoặc một yếu

tố của hệ thống

Trong tư duy biện chứng, thao tác phân tích - tổng hợp đan kết, hòaquyện với nhau theo một quá trình thống nhất để tìm ra nguyên nhân củamột hiện tượng nhất định Mối liên hệ nhân quả là một trục quán xuyếntoàn bộ hoạt động phân tích và tổng hợp

Trang 38

Tư duy biện chứng là tư duy tái tạo biện chứng của hiện thực kháchquan trong đầu óc con người, nghĩa là tư duy nghiên cứu quá trình hìnhthành, phát triển của nó Và như vậy, quá trình phân tích - tổng hợp khôngchỉ đơn thuần dừng lại việc nghiên cứu sự vật trong sự tĩnh tại, chết cứng

mà phải phân tích - tổng hợp sự vật trong trạng thái động Thay vì việcphân tích - tổng hợp ở trình độ - yếu tố - kết cấu bằng việc phân tích sự vật

ở trình độ - kết cấu - sinh thành Ở trình độ này, tư duy ít nhiều đã tái hiệnlại chính xác bản chất của đối tượng trong tính toàn diện nhiều vẻ, vậnđộng của nó

Đồng thời, tư duy biện chứng là quá trình thống nhất của quy nạp

và diễn dịch Quy nạp và diễn dịch ở đây được biểu hiện trên quan điểm

biện chứng, nó chú ý đến mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, tạo tiền đềcho nhau nhằm giúp cho nhận thức đi sâu vào bản chất sự vật Cơ sở kháchquan của sự thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch là sự thống nhất biệnchứng giữa cái riêng và cái chung

Tóm lại, tư duy biện chứng phải tuân thủ hàng loạt các nguyên tắc,

có như vậy mới phản ánh đúng đắn được sự vật, hiện tượng, đồng thời đisâu vào nắm bắt được quy luật, bản chất của nó

2 VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO KINH TẾ

Trong đời sống xã hội, con người bao giờ cũng có xu hướng kếthợp lại với nhau thành các nhóm hay các tổ chức Đặc tính này của conngười không phải mới xuất hiện ở xã hội hiện đại mà nó có từ khi xuất hiện

xã hội loài người Đặc tính này được hình thành trước hết do một nhu cầumang tính bản năng của sự tồn tại và phát triển của bản thân loài người, sau

đó trong quá trình phát triển lịch sử tính chất bản năng vốn có ấy bị lu mờ

đi bởi các quan hệ xã hội khác Thế nhưng xu hướng kết hợp lại, tập hợp lại

Trang 39

của xã hội loài người thành các nhóm, các cộng đồng vẫn là xu hướngchính của đời sống con người.

Nghiên cứu sự hoạt động của con người trong xã hội hiện đại, tanhận thấy, một con người tham gia vào một tổ chức hay một nhóm xã hộinào đó chỉ vì do khi hành động độc lập họ không thể đạt được mục đíchcủa mình Mặt khác, một tổ chức khi hình thành bao giờ cũng nhằm đạt tớimột mục đích nhất định Chính vì thế, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để mụcđích của từng cá nhân riêng lẻ được quy tụ lại trong một tổ chức khôngnhững không triệt tiêu nhau mà lại phù hợp hay thống nhất với nhau và hơnthế lại thống nhất với mục đích chung của tổ chức Từ thực tế đó mà nảysinh nhu cầu nội tại của mọi tổ chức, mọi nhóm xã hội là cần phải có ngườiđảm nhiệm công việc quản lý và lãnh đạo Không có một tổ chức nào hoạtđộng có hiệu quả và tồn tại được nếu không có người đứng đầu, người lãnhđạo Như thế, người lãnh đạo và công tác lãnh đạo xuất hiện là mang tínhtất yếu Nó xuất hiện là nhằm thỏa mãn những đòi hỏi thiết yếu của đờisống xã hội Vậy thì, lãnh đạo và công tác lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo thực chất là quá trình tác động đến con người làm sao cho

họ nhiệt tình và hăng hái trong công việc nhằm đạt được những mục đíchnhất định của một tổ chức hay một nhóm xã hội Người ta có thể xem xétcông tác lãnh đạo như một quá trình tác động qua lại - tức tương tác giữa

chủ thể (người lãnh đạo) và khách thể (người bị hay được lãnh đạo) Lãnh

đạo là quá trình chủ thể lãnh đạo tác động đến khách thể lãnh đạo nhằm điều khiển khách thể theo một mục tiêu nhất định Trong quá trình đó, chủ

thể lãnh đạo cũng thu nhận được những tác động từ phía khách thể lãnh đạo

Rõ ràng, trong các hoạt động xã hội thì lãnh đạo là một dạng hoạtđộng đặc biệt Người lãnh đạo trong đa số trường hợp không trực tiếp tạo

ra sản phẩm mang giá trị sử dụng cụ thể của đời sống, nhưng họ lại làngười vạch ra phương hướng, kế hoạch, tổ chức, quản lý và chỉ đạo các

Trang 40

hoạt động sáng tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn một cách trực tiếp hay giántiếp các nhu cầu vật chất và tinh thần của đời sống xã hội.

Trên thế giới người ta khẳng định lãnh đạo là một nghề và đượcnhìn nhận như mọi nghề nghiệp khác, có qui trình riêng của nó Nhưng ởViệt Nam rất ít khi nghe nói đến nghề lãnh đạo Điều này có lẽ do nhậnthức của xã hội ta hiện nay - nhận thức này xuất phát có thể do mấy chụcnăm qua trong hệ thống giáo dục của ta không có xu hướng đào tạo mộtcách có hệ thống những con người sau khi ra trường chỉ để làm công táclãnh đạo một cách chuyên nghiệp

Thực tế này khác xa với nhiều nước và cũng rất khác với truyềnthống đào tạo của dân tộc Ngày trước các nho sinh dùi mài kinh sử để thi

đỗ làm quan Không nói tới nội dung tri thức mà chỉ riêng về mục đích họctập cũng đã là sự định hướng cho họ ra đời để làm người cai trị dân, ngườilãnh đạo Vì vậy, trong quá trình học tập, tu dưỡng họ buộc phải khuôntheo các chuẩn mực và khuôn mẫu của các nhà lãnh đạo - những người dẫndắt dân

Nhà tư tưởng đồng thời là nhà giáo dục nổi tiếng Khổng Tử đã nêu

ra nguyên lý và được coi là khuôn mẫu chuẩn mực của giáo dục truyền

thống Đó là: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Hay chỉ cần một câu

nói của Mặc Tử - một nhà tư tưởng lớn ở Trung Quốc cổ đại, ta thấy các

nho sinh ngày trước đã được "học" về công việc của một người lãnh đạo, người cai trị dân là như thế nào: Công việc của đại nhân (người lãnh đạo,

người cai trị) là ở chỗ tập hợp được nhiều người hiền Ta gặp lại tư tưởng

vĩ đại này trong tác phẩm: "Terre des hommes" của Saint Exupery - một tácgiả nổi tiếng ở phương Tây "Muốn trở thành người lãnh đạo, trước hết phải

có khả năng tập trung nhân lực" [8, tr 11].

Trong các tài liệu khoa học, hai thuật ngữ "lãnh đạo" và "quản lý"

thường được dùng đôi khi thay thế nhau trong các văn cảnh tương thích

Ngày đăng: 17/12/2016, 00:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thế Bảo (1996), "Mấy ý kiến về cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương", Công tác tư tưởng văn hóa, (1), tr. 26-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạochủ chốt ở địa phương
Tác giả: Thế Bảo
Năm: 1996
3. Lê Bính (1995), "Bác Hồ với công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin cho cán bộ, đảng viên", Xây dựng Đảng, (5), tr. 10-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênincho cán bộ, đảng viên
Tác giả: Lê Bính
Năm: 1995
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (1991), Về sự phát triển của xã hội ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (1991), "Về sự phát triển của xã hội tahiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1991
5. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội", Triết học, (3), tr. 13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mớichính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1996
6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (1999), Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (1999), "Vấn đề tư duy trong triếthọc Hêghen
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
7. Nguyễn Hồng Chương (1992), "Một số vấn đề tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý", Xây dựng Đảng, (8), tr. 29-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề tiêu chuẩn cán bộ lãnhđạo quản lý
Tác giả: Nguyễn Hồng Chương
Năm: 1992
8. Gaston Courton (1996), Lãnh đạo và quản lý - một nghệ thuật. Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gaston Courton (1996), "Lãnh đạo và quản lý - một nghệ thuật
Tác giả: Gaston Courton
Nhà XB: Nxb HàNội
Năm: 1996
9. Nguyễn Sinh Cúc (26/12/1999), "Chào xuân 2000", Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chào xuân 2000
10.Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1995), Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1995), "Vai trò con người trong quảnlý doanh nghiệp
Tác giả: Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11.Đỗ Minh Cương (chủ biên) (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Minh Cương (chủ biên) (1996), "Các học thuyết quản lý
Tác giả: Đỗ Minh Cương (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1996
12.Lê Đăng Doanh (1997), "Một số vấn đề đổi mới tư duy kinh tế ở Việt Nam hiện nay", Triết học, (2), tr. 24-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổi mới tư duy kinh tế ở ViệtNam hiện nay
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 1997
13.Ngô Thành Dương (1986), Một số khía cạnh về phép biện chứng duy vật, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Thành Dương (1986), "Một số khía cạnh về phép biện chứng duyvật
Tác giả: Ngô Thành Dương
Nhà XB: Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin
Năm: 1986
14.Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế ở Việt Nam - thực trạng và triển vọng, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Đức Đạm (1997), "Đổi mới kinh tế ở Việt Nam - thực trạng vàtriển vọng
Tác giả: Đặng Đức Đạm
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 1997
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Chiến lược ổn định và phát triển kinhtế - xã hội đến năm 2000
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
21.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 banchấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w