TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRẦN THỊ THÚY HẰNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÂU GHÉP THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRẦN THỊ THÚY HẰNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÂU GHÉP THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học:
TS HOÀNG THỊ THANH HUYỀN
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Thị Thanh Huyền đã tận tình chu đáo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo ở khoa Giáo dục Tiểu học
và các thầy giáo, cô giáo ở phòng Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài
Mặc dù đã có nhiều cố gằng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thúy Hằng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của TS Hoàng Thị Thanh Huyền
Kết quả nghiên cứu khóa luận không trùng với bất kì tác giả nào đã công bố trước đây
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thúy Hằng
Trang 4Chủ - vị Giáo viên Học sinh Sách giáo khoa
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Giao tiếp và đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ 5
1.1.1 Khái niệm giao tiếp 5
1.1.2 Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ 5
1.1.3 Các nhân tố giao tiếp 6
1.2 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học 9
1.2.1 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học 9
1.2.2 Vai trò của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học 10
1.3 Lí thuyết về câu ghép 11
1.3.1 Quan niệm về câu ghép 11
1.3.2 Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức 12
1.3.3 Các kiểu câu ghép trong Tiếng Việt 15
Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÂU GHÉP CHO HỌC SINH LỚP 5 21
2.1 Hệ thống bài tập câu ghép trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 21
2.1.1 Thống kê 21
2.1.2 Nhận xét 24
Trang 62.2 Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5 24
2.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp gắn với chủ điểm và ngữ cảnh 24
2.2.3 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp thông qua phân môn Tập làm văn 28
2.2.4 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp thông qua phân môn Tập đọc 29
2.2.5 Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận diện và sử dụng đúng mục đích diễn đạt của câu ghép 30
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 33
3.1 Mục đích thực nghiệm 33
3.2 Đối tượng thực nghiệm 33
3.3 Nội dung thực nghiệm 34
Bài: Cách nối các vế câu ghép 40
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định Dĩ nhiên trong đó khẳng định vai trò của giáo dục là rất quan trọng cho sự phát triển của tương lai nhân loại Đặc biệt là giáo dục Tiểu học - bậc học nền tảng - nơi ươm mầm và nuôi dưỡng những tài năng, chủ nhân tương lai của đất nước Ở cấp Tiểu học, các em có hiểu biết, có nền kiến thức vững chắc thì sau này các
em mới có đà phát triển
Ở cấp Tiểu học cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, chiếm nhiều thời lượng và có tính tích hợp cao Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Môn Tiếng Việt còn là cơ sở để các
em học các môn học khác Ngoài ra môn Tiếng Việt còn là công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hòa nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản ở Tiểu học Và cũng thông qua đó giáo dục các
em những tư tưởng, tình cảm trong sáng, lành mạnh góp phần hình thành những phẩm chất quan trọng của con người để thực hiện những nhiệm vụ đặt
ra của hệ thống giáo dục quốc dân
Hiện nay, chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng: dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp Trong dạy học Tiếng Việt, giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học, đồng thời là phương pháp phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Dạy học Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp vừa hướng
Trang 8được học sinh nắm được kiến thức lý thuyết về Tiếng Việt vừa chú ý đến rèn luyện phát triển bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong các hoạt động giao tiếp cụ thể dẫn Dạy học theo định hướng giao tiếp sẽ tạo được các tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ và nhu cầu giao tiếp của học sinh đồng thời góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, nâng cao vốn hiểu biết về Tiếng Việt, văn hóa, xã hội, tự nhiên của Việt Nam và nước ngoài
Tuy nhiên, trong giờ học Tiếng Việt, đặc biệt trong giờ dạy lý thuyết về câu ghép, giáo viên thường chú trọng đến hình thành khái niệm về câu ghép, cách nối các vế câu trong câu ghép mà chưa quan tâm tới việc dạy học sinh kĩ năng thể hiện mối quan hệ giữa những sự việc nêu ở các vế câu bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp Nhiều giáo viên thường chỉ chú trọng việc truyền tải nội dung kiến thức mà chưa nắm vững mục đích dạy cho học sinh kĩ năng để giao tiếp Việc học của học sinh cũng nghiêng về hình thức, chủ yếu là nhận biết cấu tạo của câu ghép, các vế câu trong câu ghép mà không chú trọng đến việc sử dụng câu ghép đúng mục đích giao tiếp Điều này dẫn đến việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học chưa phù hợp, hiệu quả dạy và học chưa cao…
Trên thực tế, đã có rất nhiều người dành thời gian để xây dựng hệ thống bài tập câu ghép, nhưng chưa có ai đi sâu vào nghiên cứu bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp
Xuất phát từ tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Xây
dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5”
làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ thực hiện trong nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và
Trang 9thực nghiệm kết quả dạy học về câu ghép Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5 tại một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5; Từ đó, đề xuất phương hướng và nội dung xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5
Góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học về câu ghép, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học vấn
đề về câu ghép theo quan điểm giao tiếp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về câu ghép giao tiếp, dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp để làm cơ sở lí luận cho đề tài
- Đề xuất cách thức xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5
- Tiến hành thực nghiệm để thu thập kết quả
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát nhằm xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài
Phương pháp thống kê - phân loại nhằm xử lý các số liệu thu thập được, từ đó có cơ sở rút ra những kết luận phù hợp
Phương pháp phân tích nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài
Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính khả thi của việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc xây dựng hệ thống bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5
Trang 10
5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc xây dựng hệ thống bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 11NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giao tiếp và đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự tiếp xúc, trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, … giữa các thành viên trong cộng đồng (giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể)
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ Con người sử dụng nhiều phương tiện để giao tiếp nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất Chính vì vậy mà nhà trường chủ yếu luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.2 Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
a Chức năng thông tin
Thông tin là bày tỏ cho nhau về hiện thực khách quan Đây là chức năng phổ biến nhất của hoạt động giao tiếp Nhờ nó mà chúng ta biết được cuộc sống muôn màu, muôn vẻ trên thế gian: tình hình chiến sự ở Irắc, các trận tranh giải bóng đá ngoài hạng Anh, lễ hội đền Hùng, thời tiết các vùng trên cả nước, …
b Chức năng bộc lộ (chức năng biểu hiện)
Trong giao tiếp, con người không chỉ thông tin cho nhau về hiện thực khách quan mà còn biểu lộ trạng thái tình cảm, cảm xúc, ước nguyện chủ quan của mình
- Trạng thái tình cảm có thể được bộc lộ trực tiếp
Ví dụ: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! (Tiếng Việt 4)
- Tình cảm, ước nguyện có thể được bộc lộ gián tiếp qua thông tin về một sự kiện bên ngoài ý thức chủ quan của con người
Ví dụ: Hai chị em đi qua một quầy bán quần áo trong chợ Người em chỉ vào một chiếc áo và nói: “Chiếc áo này mà mặc thì đẹp lắm chị nhỉ?”
Trang 12Chị đưa tiền cho em: “Em thích thì lấy đi Chị cho tiền đây.”
Như vậy, câu nói của người em không nhằm tới sự xác tín của chị về chiếc áo mà bộc lộ một ước muốn chủ quan Và người chị đã hiểu điều đó
c Chức năng tạo lập và duy trì quan hệ
Tạo lập và duy trì quan hệ là tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội giữa người với người; rất cần thiết cho sự gắn kết cộng đồng
Chẳng hạn những câu hỏi của người Việt kiểu như “Chị đi chợ về đấy à?”, “Bác ăn cơm chưa?”, “Bác đi đâu đấy?” không nhằm đến sự trả lời về nội dung hỏi Chúng được dùng với chức năng để tạo lập, duy trì quan hệ xã hội Với những câu hỏi như vừa nêu, thường có lời đáp: “Vâng, chào bác.”,
“Vâng, mời anh vào chơi.”, “Vâng, chào cô.”
d Chức năng giải trí
Giải trí, nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của con người Ta có thể giải tỏa những mệt mỏi về sức lực, sự căng thẳng về tâm lí bằng nhiều cách, trong đó có cách tán chuyện phiếm với nhau Trong giờ ra chơi, bạn có thể nghe nhạc, chơi cờ ca rô, đánh bài tiến lên, hoặc tán chuyện phiếm với nhau Những câu chuyện phiếm như vậy không hề vô bổ Chúng có thể khiến bạn cười lên, giải tỏa được những căng thẳng về tâm lí
Trên đây là bốn chức năng giao tiếp cơ bản, chúng ta cần nắm vững để tiến hành giao tiếp có hiệu quả Bốn chức năng này cũng là cơ sở để ta đánh giá những lời nói ra trong giao tiếp
1.1.3 Các nhân tố giao tiếp
Nhân tố giao tiếp là nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động này
a Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào qúa trình giao tiếp
Về mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, chúng ta cần lưa ý:
Trang 13- Trong hội thoại, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm các vai nói và nghe, tạo nên sự cộng tác giáo tiếp Những tình huống còn lại (chỉ một người nói, cả hai cùng im lặng, cả hai cùng nói) phản ánh tình trạng không bình thường trong quan hệ giữa hai bên
- Những đặc điểm về tuổi tác, trình độ hiểu biết, địa vị gia đình, địa vị xã hội, trạng thái tâm lí, sinh lí của nhân vật giao tiếp đều chi phối hoạt động này
- Trong một cuộc giao tiếp, người nghe có thể vắng mặt, có thể đối diện trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là một người hoặc nhiều người; có thể đối đáp lại hoặc không đối đáp lại Người nói cần biết trình bày lời nói của mình cho phù hợp với các tình huống của vai nghe
b Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là nơi chốn, thời gian mà cuộc giao tiếp diễn ra Người ta thường chia hoàn cảnh giao tiếp thành hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng là những yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, truyền thống, thói quen, … của một quốc gia, dân tộc, cộng đồng
- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là những yếu tố thuộc thời gian, nơi chốn cụ thể, trực tiếp mà cuộc giao tiếp diễn ra:
+ Thời điểm, thời gian, địa điểm giao tiếp
+ Nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng, màu sắc, mùi vị,
+ Trang phục, trang điểm; những yếu tố tâm lí, sinh lí của nhân vật giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc giao tiếp
Ví dụ: Khi tiến hành kí kết một hợp đồng mua bán ngoại thương (mua bán giữa hai đối tác khác quốc tịch) người ta không thể không quan tâm đến những cơ sở pháp luật của hai quốc gia liên quan đến vụ mua bán
Dạy học trong một phòng kính kín, không quạt, nắng gắt buổi chiều
“luộc” cả thầy lẫn trò “mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày” thì chắc chắn
Trang 14hiệu quả sẽ không cao cho dù thầy tổ chức giờ học với phương pháp tích cực, sinh động
c Hiện thực được nói tới
Hiện thực được nói tới là những điều được đề cập trong cuộc giao tiếp, tạo nên đề tài, nội dung giao tiếp
Hiện thực được nói tới chi phối việc sử dụng ngôn ngữ và cách truyền tin
d Ngôn ngữ giao tiếp
Ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ được các nhân vật giao tiếp dùng để sản sinh và tiếp nhận ngôn bản
Chẳng hạn, Nam biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga; Hoa biết tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Lào Ngôn ngữ giao tiếp của hai người khi nói chuyện với nhau chỉ có thể là tiếng Việt hoặc tiếng Nga Nếu Nam nói tiếng Anh còn Hoa nói tiếng Lào thì giao tiếp ngôn ngữ không thực hiện được Trong giao tiếp, người nói cần biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với năng lực ngôn ngữ của người nghe Ở Tiểu học, nội dung khoa học không khó đối với người giáo viên, cái khó là ở chỗ diễn đạt như thế nào để học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng
e Mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp
Hầu như cuộc giao tiếp nào cũng có mục đích nhất định Khi mục đích đạt được thì cuộc giao tiếp đạt được kết quả Ngược lại, khi mục đích không đạt được thì cuộc giao tiếp không đạt kết quả
Trong giao tiếp, ta phải biết tổ chức ngôn bản và truyền đạt ngôn bản như thế nào đó để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất
f Kênh truyền tin
Kênh truyền tin là con đường liên lạc giữa người phát tin và người nhận tin Kênh truyền tin có thể là: làn sóng điện, chữ viết, môi trường không khí Kênh truyền tin cũng chi phối hoạt động giao tiếp Chẳng hạn, khi nói
Trang 15chuyện điện thoại, ta cần chú ý đến thời lượng giao tiếp, gửi điện tín cần chú
ý đến độ dài văn bản, chữ viết trên bảng lớp cần rõ ràng, sạch đẹp, độ lớn của chữ hợp lí để học sinh ngồi cuối lớp đọc được
1.2 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học
1.2.1 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp: Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng không có phương tiện nào đem lại hiệu quả cao như ngôn ngữ Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Xuất phát từ mục đích của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường Dạy Tiếng Việt trong nhà trường có hai mục đích cơ bản:
Truyền thụ những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, cụ thể là những khái niệm, công thức, quy tắc, cùng những hiểu biết khác nữa về một bộ môn khoa học, đó là Việt ngữ học
Rèn những năng lực ngôn ngữ tương ứng với những lý thuyết tiếp thu được trong bộ môn Việt ngữ học vào thực tế hoạt động giao tiếp
Đây là phương pháp dạy học dựa vào những lời nói sinh động, coi trọng việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS Phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp thể hiện ở các dạng bài tập tạo câu, viết đoạn, sử dụng câu trong từng tình huống giao tiếp cụ thể
Trang 16Ví dụ: Bài tập 2 sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 14
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào
Dạy Tiếng Việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân HS Để thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp cần có môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp Phương pháp này không phải chỉ là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp,
mà còn là phương pháp cung cấp lý thuyết cho HS trong chính quá trình giao tiếp Khi vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy học câu ghép, chúng ta đã tận dụng vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp của HS để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kỹ năng học tập mới
1.2.2 Vai trò của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
ở Tiểu học
Sử dụng phương pháp này trong dạy Tiếng Việt là GV đưa ra những bài tập tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu nói phù hợp với các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Nhờ đó HS phát triển lời nói
và kỹ năng giao tiếp, kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp
Bước 2: Phân tích tình huống giúp HS định hướng giao tiếp (nói cái gì, với ai, để làm gì, trong hoàn cảnh nào…)
Bước 3: HS tạo lời cụ thể, trình bày hoặc thực hành giao tiếp
Bước 4: GV và HS nhận xét, đánh giá
Trang 171.3 Lí thuyết về câu ghép
1.3.1 Quan niệm về câu ghép
Trong Việt ngữ học, có ít nhất là ba quan điểm khác nhau tương đối phổ biến về câu đơn, câu ghép (hoặc câu đơn, câu phức; câu đơn giản, câu phức hợp):
Một số tác giả quan niệm câu đơn là câu chỉ có một cụm C-V, câu ghép
là câu chứa hai cụm C-V trở lên Ví dụ:
a/ Bạn Hoa hát một bài hát (câu đơn)
b/ Tôi biết bạn Hoa hát một bài hát (câu ghép)
c/ Bạn Hoa hát một bài hát, cả lớp lắng nghe (câu ghép)
d/ Hễ bạn Hoa hát một bài hát thì cả lớp lắng nghe (câu ghép)
Một số tác giả quan niệm câu đơn là câu cấu tạo bằng một cụm C-V, câu ghép là câu được cấu tạo bằng hai hay nhiều cụm C-V có quan hệ đẳng lập với nhau (không bao chứa nhau) Theo quan niệm này thì chỉ có các câu c và
d đã dẫn mới là câu ghép; câu b vẫn thuộc phạm trù câu đơn vì cụm C-V “bạn
Hoa hát một bài hát” chỉ là một thành tố phụ (bổ ngữ) trong cụm động từ
ghép? Nên hiểu nòng cốt câu như thế nào cho đúng? Những câu như “Trời
ơi!”, “Đội ta thắng rồi!”, hay “Hoa, lá, cành” là câu đơn hay câu ghép?
Định nghĩa câu ghép trong SGK Tiếng Việt 5 thể hiện quan niệm thứ 2 - một quan niệm được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về cụm từ được trình bày trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, năm 1983 của Viện Ngôn ngữ học và nhiều giáo trình đại học, nhiều sách nghiên cứu Để phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh Tiểu học, sách định nghĩa: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại
Trang 18Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ)
và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác” [19, tr.8]
1.3.2 Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức
Trước kia, cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu được hiểu là cụm C-V, còn gọi là mệnh đề Cách hiểu này không bao quát được kiểu câu không chứa cụm C-V và thường được gọi là “câu đơn đặc biệt”, hoặc buộc phải coi nó cũng là câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ, nhưng một thành phần nào đó vắng mặt Mặt khác, cách hiểu này cũng góp phần gây rắc rối cho việc phân biệt câu đơn, câu phức, câu ghép (cách hiểu câu phức, câu ghép chưa được phân biệt rõ) Riêng việc phân biệt câu đơn, câu phức, câu ghép thường là vấn đề gây nhiều rắc rối trong ngữ pháp nhà trường Hãy xem xét loạt ví dụ sau đây: (1) Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng (Tiếng Việt 3, tập 1)
Câu này được làm thành từ một cụm C-V duy nhất, trong đó Những cơn
gió nóng mùa hè là chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ Có thể minh họa câu này
như sau (C = chủ ngữ, V= vị ngữ, D= danh từ, Đ= động từ):
(2) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc
Câu này gồm có hai cụm C-V Cụm C-V in nghiêng là cụm C-V phụ làm chủ ngữ cho cả câu Nó nằm trong lòng một cụm C-V lớn hơn Có thể khái quát câu này bằng lược đồ minh họa sau:
[ C/V]
(phụ)
Đ
(3) Ông ấy tóc bạc rồi
Câu này cũng được làm thành từ hai cụm C-V Cụm C-V in nghiêng là
Trang 19cụm C-V phụ làm vị ngữ, nó cũng bị bao hàm trong một cụm C-V lớn hơn Lược đồ minh họa:
(phụ)
(4) Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự nhưng tôi có quyền nhường
chỗ và đổi chỗ cho đồng chí (Tiếng Việt 5, tập 2)
Câu này cũng được làm thành từ hai cụm C-V Mỗi cụm C-V trong nó làm thành một vế trong mối quan hệ với cụm C-V Ở đây không cụm C-V nào bao chứ cụm C-V nào, cả hai cùng tiếp xúc với nhau làm thành một cấu tạo ngôn ngữ lớn là “câu” chứa chúng Lược đồ minh họa:
Nhìn trở lại 4 ví dụ vừa nêu có thể phân biệt 3 trường hợp sau đây:
a Ở ví dụ 1 chỉ có một cụm C-V duy nhất Nếu lấy cụm C-V làm tiêu
chuẩn, và câu được làm thành từ chỉ một cụm C-V gọi là câu đơn (hai thành
phần) thì ví dụ 1 là câu đơn (hai thành phần)
b Các ví dụ 2, 3, 4 đều chứa trong mỗi câu hai cụm C-V Nếu chỉ tính
về mặt số lượng cụm C-V chứa trong câu, và câu nào có hai cụm C-V trở lên gọi là câu phức, thì ba câu này đều là câu phức
c Trong những câu có từ hai cụm C-V trở lên cần thiết xem xét mối
quan hệ giữa các cụm C-V với nhau Theo đó, hai câu ở các ví dụ 2, 3, mỗi
câu chỉ có một cụm C-V nằm ngoài cùng, làm cơ sở cho câu Đó chính là cụm C-V làm nòng cốt của câu Còn cụm C-V kia chỉ là một bộ phận nào đó bị bao chứa bên trong cụm C-V làm nòng cốt câu ấy
Riêng câu cuối cùng (ví dụ 4) không cụm C-V nào bao chứa cụm C-V
Trang 20nào, cả hai cụm C-V cùng tiếp xúc với nhau để làm thành một câu Ví dụ 4
đáng được dành cho cái tên gọi câu ghép
Để phân biệt với câu ghép, các ví dụ 2, 3 nên được gọi là câu phức
thành phần
Như vậy ở ba ví dụ đầu, trong mỗi ví dụ chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt cho câu, những cụm C-V còn lại ở hai ví dụ (2, 3) chỉ là một bộ phận nằm bên trong cụm C-V làm nòng cốt đó mà thôi Những cụm C-V bị bao chứa bên trong cụm C-V đó dù có bị thay thế bằng những từ ngữ khác không phải
là cụm C-V thì câu còn lại vẫn là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ Hai thành phần còn lại này chính là cụm C-V làm nòng cốt cho câu, ở đây là nòng cốt câu “hai thành phần”
Ở ví dụ 4, ta có một câu ghép được làm thành từ hai cụm C-V tương đương hai nòng cốt câu (câu đơn hai thành phần)
Vậy, nòng cốt câu (câu đơn hai thành phần) là cụm C-V làm cơ sở cho
câu đơn hai thành phần, nó giúp ta nhận diện kiểu câu này Đồng thời, nó là cụm C-V nằm ngoài cùng, bao chứa những cụm C-V khác của câu phức thành phần
Từ sự phân tích trên, với thuật ngữ “nòng cốt câu”, chúng ta có thể xác định câu đơn, câu phức thành phần và câu ghép như sau:
Câu đơn hai thành phần là câu được làm thành từ một cụm C-V duy
nhất có tư cách là nòng cốt câu
Câu phức thành phần là câu được làm thành từ hai cụm C-V trở lên,
trong đó chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt câu (Các cụm C-V còn lại là những bộ phận bị bao chứa bên trong nòng cốt câu)
Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm C-V trở lên, mỗi cụm C-V
đó tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành các vế trong câu ghép Những cụm C-V là vế của câu ghép, không bị bao chứa bên trong cụm C-V khác
Trang 211.3.3 Các kiểu câu ghép trong Tiếng Việt
Câu ghép là câu có nòng cốt ghép, do hai hay nhiều kết cấu C-V hoặc tương đương không bao hàm lẫn nhau, liên kết với nhau theo một kiểu quan
hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp nhất định
Về mặt nội dung, câu ghép biểu thị một phán đoán phức, một suy lí
Ví dụ: Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy (Tiếng Việt 3, tập 2)
Về mặt hình thức cú pháp, câu ghép có nòng cốt được tạo bởi ít nhất hai vế câu, mỗi vế cấu tạo như một nòng cốt đơn hoặc một nòng cốt ghép
Ví dụ: Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên trời (Tiếng Việt 4, tập 1) Việc phân loại câu ghép tiếng Việt cũng có nhiều quan niệm khác nhau do mục đích và tiêu chí phân loại của các nhà nghiên cứu Câu ghép thường được phân loại theo cách:
a Dựa vào tính đầy đủ hai bộ phận chính (C-V) của nòng cốt
b Dựa vào sự có mặt của kết từ giữa các vế câu
c Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu
Theo tiêu chí (a): câu ghép gồm câu ghép bình thường và câu ghép đặc biệt Theo tiêu chí (b): câu ghép có kết từ, câu ghép không có kết từ
Theo tiêu chí (c): câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ
* Cách phân loại câu ghép vừa theo tiêu chí (a) và vừa theo tiêu chí (c)
- Câu ghép bình thường là câu ghép có nòng kết đầy đủ bộ phận chủ vị Câu ghép đẳng lập (câu ghép liên hợp, câu ghép song song) là câu ghép
mà các vế có quan hệ bình đẳng về quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa
Giữa các vế của câu ghép đẳng lập thường có quan hệ ngữ nghĩa sau: + Quan hệ liệt kê
+ Quan hệ tiếp nối
+ Quan hệ đối chiếu, so sánh
Trang 22ở trước
Quan hệ giữa hai vế của câu ghép chính phụ có thể được diễn đạt bằng
các kết từ (vì… nên…, nếu… thì…, tuy… nhưng…, v.v.)
Giữa hai vế của câu ghép chính phụ thường có các kiểu quan hệ ngữ nghĩa sau:
+ Quan hệ nguyên nhân - kết quả:
(Tại) vì C-V (cho ) nên/ mà C-V
Bởi chưng C-V (cho) nên/ mà C-V
Khi vế câu chỉ nguyên nhân đứng trước thì thường không dùng kết từ đầu vế Nếu có kết từ thì dùng “sở dĩ”
(Sở dĩ) C-V (bởi/ là) vì C-V
(Sở dĩ) C-V (bởi/ là) tại C-V
Trang 23Để biểu thị điều kiện - kết quả, còn có một số phụ từ: có… thì mới …, đã… thì/ là…, cứ… là…
+ Quan hệ nhƣợng bộ (quan hệ nghịch nhân - quả)
Trang 24Ví dụ: Chim, thu, nhụ, đé (TN Việt)
* Cách phân loại theo chí (b): Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu, có thể phân câu ghép thành: câu ghép không dùng từ ngữ liên kết các vế câu và câu ghép có dùng từ ngữ liên kết các
vế câu
- Câu ghép không dùng từ ngữ liên kết các vế câu
Ở kiểu câu ghép này, quan hệ giữa các vế câu không được đánh dấu bằng từ ngữ liên kết mà được thể hiện chủ yếu qua trật tự các vế câu; trong những câu ghép kiểu này, hai vế câu được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy,
Trang 25dấu chấm phẩy hay dấu hai chấm
Căn cứ vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, có thể phân biệt một số kiểu câu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu như sau:
+ Câu ghép chỉ quan hệ đối ứng
+ Câu ghép chỉ quan hệ liệt kê
+ Câu ghép chỉ quan hệ thuyết minh, giải thích
- Câu ghép có dùng từ ngữ liên kết các vế câu
Ở những câu ghép kiểu này, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ
từ, cặp quan hệ từ, cặp phụ từ hoặc cặp đại từ hô ứng
+ Câu ghép dùng quan hệ từ làm phương tiện liên kết các vế câu
Các câu ghép loại này dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để diễn đạt quan hệ giữa các vế câu Bao gồm các kiểu nhỏ sau:
Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả
Những câu ghép kiểu này dùng phương tiện liên kết vế câu là các quan
hệ từ vì, do, bởi (vì), tại (vì), (cho) nên hoặc các cặp quan hệ từ vì , (cho) nên,
do (cho) nên, tại (cho) nên…
Câu ghép chỉ quan hệ điều kiện/ giả thiết - hệ quả
Kiểu câu ghép này dùng phương tiện liên kết vế câu là các quan hệ từ
nếu (mà), giá (mà), hễ (mà) hoặc các cặp quan hệ từ nếu (mà)… thì (hoặc là), giá (mà)… thì (hoặc là), hễ (mà)… thì (hoặc là)
Câu ghép chỉ quan hệ nhượng bộ - tương phản (hoặc tăng tiến)
Kiểu câu ghép này dùng phương tiện liên kết vế câu là các quan hệ từ
tuy, (mặc) dầu, dẫu, nhưng hoặc các cặp quan hệ từ tuy… nhưng (mà), (mặc) dầu… nhưng (mà), dẫu… nhưng (mà), (mặc) dù… nhưng (mà)
Câu ghép chỉ quan hệ mục đích - sự kiện
Kiểu câu ghép này dùng phương tiện liên kết vế câu là quan hệ từ để
(cho), hoặc cặp quan hệ từ để (cho)…
Trang 26 Câu ghép chỉ quan hệ đồng thời hay liệt kê
Trong kiểu câu ghép này, quan hệ từ đặt giữa hai vế câu là từ và
Câu ghép chỉ quan hệ nối tiếp
Trong kiểu câu này, quan hệ từ đặt giữa hai vế câu là từ rồi
Câu ghép chỉ quan hệ đối chiếu
Trong kiểu câu này, quan hệ từ đặt giữa hai vế câu là các từ còn, mà, thì
Câu ghép chỉ quan hệ lựa chọn
Trong kiểu câu này, quan hệ từ đặt giữa hai vế câu là hay (là), hoặc (là)
+ Câu ghép dùng cặp phụ từ hô ứng làm phương tiện liên kết các vế câu
Kiểu câu ghép này dùng các cặp phụ từ hô ứng không những… mà còn…,
chưa… đã…, vừa (mới)… đã…, càng… càng…, vừa… vừa… làm phương tiện
diễn đạt quan hệ giữa các vế câu
+ Câu ghép dùng cặp đại từ hô ứng làm phương tiện liên kết các vế câu
Kiểu câu ghép này dùng các cặp đại từ hô ứng ai… người ấy (nấy), gì… ấy,
nào… ấy, bao giờ… bấy giờ, bao nhiêu… bấy nhiêu, nào… ấy, sao vậy (ấy), đâu… đấy (đó)… làm phương tiện liên kết các vế câu
1.4 Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi tập trung nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của việc xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5
Chúng tôi đã khái quát được định nghĩa về giao tiếp, chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng như các nhân tố giao tiếp; Nêu lên được cơ sở và vai trò của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học; Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu một số lý tuyết về câu ghép
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra cách vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc xậy dựng hệ thống bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5 ở chương 2
Trang 27Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÂU GHÉP
CHO HỌC SINH LỚP 5
2.1 Hệ thống bài tập câu ghép trong chương trình Tiếng Việt lớp 5
2.1.1 Thống kê
Luyện tập câu cho HS được thực hiện bằng việc giải quyết các bài tập
Có thể phân loại các bài tập về câu thành hai loại: bài tập nhận diện - phân tích và bài tập xây dựng - tổng hợp (nhận diện, xây dựng là mục đích; phân tích, tổng hợp là thao tác thực hiện)
a Bài tập nhận diện - phân tích
Bài tập nhận diện - phân tích luyện cho học sinh khả năng nhận diện các kiểu câu, bộ phận cấu tạo, dấu câu giúp các em có những hiểu biết
về câu để sử dụng một cách có ý thức
+ Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép
Ví dụ 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây Xác định các vế câu trong từng câu ghép
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịnh Trời rải mây trắng nhạt, biển
mơ màng dịu hơi sương Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề Trời ầm
ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên (VŨ TÚ NAM)
Ví dụ 2: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng (HỒ CHÍ MINH)
Trang 28+ Tìm vế câu ghép theo mối quan hệ và phương tiện liên kết
Ví dụ 1: Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này trong những ví dụ sau:
a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai
(CA DAO) b) Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học TRINH ĐƯỜNG
c) Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được Vàng cũng quý vì
b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
a) Tuy hạn hán kéo dài …
b) … nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng
Trang 29Ví dụ 2: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:
a) Hễ em được điểm tốt …
b) Nếu chúng ta chủ quan …
c) … thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập
+ Điền phương tiện liên kết
Ví dụ 1: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:
a) … chủ nhật này trời đẹp … chúng ta sẽ đi cắm trại
b) … bạn Nam phát biểu ý kiến … cả lớp lại trầm trồ khen ngợi
c) … ta chiếm được điểm cao này … trận đánh sẽ rất thuận lợi
Ví dụ 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Tiếng cười … đem lại niềm vui cho mọi người … nó còn là một liều thuốc trường sinh
b) … hoa sen đẹp … nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam
c) Ngày nay, trên đất nước ta, … công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh … mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình
Ví dụ 3: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Mưa … to, gió … thổi mạnh
b) Trời … hửng sáng, nông dân … ra đồng
c) Thủy Tinh dâng nước cao …, Sơn Tinh làm núi cao lên …
+ Viết đoạn
Ví dụ: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào
Trang 302.1.2 Nhận xét
Chúng tôi tìm hiểu các tiết Luyện từ và câu có bài dạy câu ghép về cả thời lượng, các dạng bài Qua đó, chúng tôi nhận thấy: có 8 tiết dạy về câu ghép, cụ thể: khái niệm câu ghép (tuần 19: 1 tiết); Cách nối các vế câu ghép (tuần 19: 1 tiết); Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20: 1 tiết; tuần 21:
1 tiết; tuần 22: 2 tiết; tuần 23: 1 tiết); Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 24: 1 tiết)
Khảo sát 8 bài dạy về câu ghép thì cả 8 bài dạy đều là kiểu bài hình thành kiến thức mới và có ba mục Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập, mỗi mục chứa một loại câu hỏi, bài tập tương ứng
- Mục Nhận xét chứa các loại câu hỏi, bài tập có mục đích giúp HS phân tích ngữ liệu để rút ra các kiến thức lý thuyết cần thiết của bài học
- Mục Ghi nhớ là những kiến thức lý thuyết mà bài học hình thành cho
HS Đó chính là những kết luận HS rút ra một cách tự nhiên từ mục Nhận xét
- Mục Luyện tập bao gồm các bài tập có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức HS vừa rút ra được trong bài học, đồng thời vận dụng chúng trong giao tiếp
Phần Luyện tập ở SGK mới chỉ giúp HS nhận diện câu ghép, cách nối các vế câu ghép Vì thế, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm bài tập giúp HS thực hành nối các vế câu ghép
Chúng tôi nhận thấy bài tập trong SGK mới chỉ yêu cầu HS thực hành nhận diện các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép mà chưa có bài tập thực hành giúp HS biết đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan
hệ từ nên chúng tôi cho rằng cần bổ sung bài tập dạng này
2.2 Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5
2.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp gắn với chủ điểm và ngữ cảnh
Câu bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định vì mỗi câu nói là một
Trang 31hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép hay kích thích tạo nên Chính vì vậy, muốn biết câu ghép diễn đạt đúng hay sai và nhằm vào mục đích giao tiếp nào thì không thể không đặt vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp Muốn đạt hiệu quả cao trong xây dựng bài tập dạy tiếng, nhất thiết chúng ta phải đặt các đơn vị ngôn ngữ trong ngữ cảnh và trong tình huống giao tiếp Mặt khác bài tập câu ghép phải chú ý nhiều đến việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp cho HS trong học tập và trong giao tiếp ở nhà trường, gia đình và xã hội Điều đó có nghĩa là trong quá trình xây dựng bài tập câu ghép cần phải tìm mọi cách hướng HS vào hoạt động nói năng, vì chỉ có hoạt động nói năng, trong hoạt động giao tiếp cụ thể, HS mới
có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng Tiếng Việt
Để đạt được điều đó, người GV phải tạo ra những tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp, cho các em tìm kiếm, phát hiện tri thức mới Những tình huống mà GV tạo ra phải phù hợp, gắn liền với cuộc sống Đó phải là những tình huống giao tiếp thực tế, sinh động chứ không phải chỉ là những tình huống chỉ tồn tại trong lớp học Có như thế mới tạo điều kiện cho HS có khả năng vận dụng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân vào trong từng tình huống, mới kích thích được động cơ giao tiếp và khả năng sáng tạo của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng giao tiếp và vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống
Bài tập câu ghép cho HS lớp 5 là bài tập dạy cho HS biết tạo lập và sản sinh ra những câu ghép đúng trong từng tình huống cụ thể, để đạt được hiệu quả giao tiếp một cách tốt nhất Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập dạy kiến thức về câu ghép cho HS lớp 5, GV phải lưu ý mục đích diễn đạt của câu ghép mà HS đang luyện tập, thực hành nằm trong chủ điểm nào? Cần hướng HS nắm bắt và khắc sâu kiến thức về câu ghép đó bằng những ngữ liệu gắn với chủ điểm đang học