1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Những tác động tích cực và tiêu cực của FDI đến việt nam

3 5,4K 138

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 13,94 KB

Nội dung

Những tác động tích cực và tiêu cực của FDI đến Việt Nam:Tác động tích cực: + Nguồn vốn để phát triển nền kinh tế: những năm gần đây, nguồn vốn FDI từ nước ngoài đổ về Việt Nam ngày càng

Trang 1

Những tác động tích cực và tiêu cực của FDI đến Việt Nam:

Tác động tích cực:

+ Nguồn vốn để phát triển nền kinh tế: những năm gần đây, nguồn vốn FDI

từ nước ngoài đổ về Việt Nam ngày càng nhiều đóng góp một phần quan trọng trong đầu tư kinh tế Cụ thể theo số liệu của tổng cục thống kê, đến cuối tháng 12/2015, nguồn vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam đã lên đến 23

tỷ USD tăng gần 17.4% so năm 2014 Hiện nay trong khu vực công nghiệp

và xây dựng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ đến 73% (số liệu năm 2013), còn khu vực dịch vụ thì FDI chiếm đến 27.5% (số liệu năm 2013) Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng gia tăng đều qua các năm Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm

vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm

2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%

+ Đóng góp của FDI vào công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam: Cụ thể,

tỷ trọng của khu vực FDI đóng góp vào GDP các năm từ 2006 đến 2011 lần lượt là: 16,98%; 17,96%; 18,43%; 18,33%; 18,72% và 18,97% Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đồng thời góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; sản xuất các sản phẩm điện tử; công nghệ thông tin; sản xuất thép, xi măng Với chủ trương khuyến khích khu vực FDI hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đó Việt Nam từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu

+ Tạo nhiều việc làm cho nguồn lao động trong nước: lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2013 trên 3,2 triệu người,

Trang 2

gấp gần 8 lần năm 2000, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 92% (năm 2000 là 70,2%), doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài chiếm 8% (năm 2000 là 29,8%), bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh tế Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực FDI đạt tỷ

lệ cao nhất với 91% (riêng ngành công nghiệp 90,2%)

+ Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Những năm qua, các dự án FDI trở thành một trong những kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế Theo thống kê, từ năm 1993 đến nay, cả nước có 605 hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI

đã được phê duyệt, đăng ký, chiếm 63,6% tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ của quốc gia Nội dung các hợp đồng chuyển giao công nghệ thường tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ; bí quyết công nghệ; trợ giúp kỹ thuật; đào tạo; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp Tác động tiêu cực:

+ Chuyển dịch máy móc công nghệ thiết bị lạc hậu gây ôi nhiễm môi trường: nguồn vốn FDI vừa là cơ hội chuyển dịch công nghệ nhưng đôi khi biến các quốc gia nhận đầu tư FDI thành những bãi rác công nghệ nơi tiêu thụ những công nghệ đã lỗi thời không còn đáp ứng tiêu chuẩn ở mẫu quốc Những trường hợp gây ôi nhiễm như Formosa, Vedan là những bài học cho việc thu hút vốn FDI nhưng không kiểm tra dẫn đến các hành động gây ôi nhiễm môi trường trầm trọng

+ Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn FDI: nguồn vốn FDI tuy đóng vai trò quan trọng nhưng không thể để quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào FDI Bởi lẽ FDI dù sao vẫn là nguồn vốn nước ngoài khó có thể kiểm

Trang 3

soát và có thể rời quốc gia đầu tư nếu có biến cố chính trị Khi đó nền kinh

tế quốc gia sẽ lâm nguy đe dọa tới an ninh của đất nước

+ Cạnh tranh với sản xuất trong nước: Nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta đã làm gia tăng cạnh tranh với nền sản xuất trong nước đặt biệt là những ngành

mà lâu nay nhà nước ta vẫn đang bảo hộ như ô tô, viễn thông, mía đường, bán lẻ…

Những biện pháp:

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trước tiềm lực và sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài

+ Thu hút thêm nguồn vốn FDI nhưng đi kèm với sự kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động của các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI

+ Đẩy mạnh tốc độ chuyển giao công nghệ, đón đầu công nghệ hiện đại của nước ngoài

+ Nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường cũng như tăng cường kiểm tra về môi trường đối với các cơ sở kinh doanh có nguồn vốn nước ngoài

Ngày đăng: 14/12/2016, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w