Việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 đây là phương pháp dạy học trực quan, học sinh có thể quan sát và nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu đồng thời
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ TUYẾT
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI, 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ TUYẾT
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ HÒA
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – T.S Phạm Thị Hòa, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên
cứu khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô và học sinh trường Tiểu học Văn Khê A, Mê Linh, Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
NGUYỄN THỊ TUYẾT
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những số liệu
và kết quả trong khóa luận chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
NGUYỄN THỊ TUYẾT
Trang 5MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4 7
1.1 Cơ sở lí thuyết 7
1.1.1 Khái quát về kênh hình 7
1.1.1.2 Vị trí ,vai trò của kênh hình 7
1.1.1.3 Các dạng kênh hình 9
1.1.1.4 Chức năng 11
1.1.2 Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học 12
1.1.3 Vai trò của trực quan 13
1.1.3.1 Đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh 13
1.1.3.2 giúp học sinh tự khám phá hoàn chỉnh kiến thức 14
1.1.3.3 Phát triển ngôn ngữ cho học sinh 14
1.1.3.4 giáo dục nhân cách cho học sinh 14
1.1.3.5 Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh 14
1.1.3.6 Hợp lí hóa quá trình dạy học của giáo viên và học sinh 15
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng Việt lớp 4 15
1.3.Tiểu kết chương 1 17
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN LỚP 4 18
2.1 Sử dụng kênh hình trong dạy Tập đọc 18
2.1.1 Chương trình của phân môn Tập đọc lớp 4 18
2.1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 4 18
2.1.1.2 Nội dung, chương trình của phân môn Tập đọc lớp 4 18
2.1.2 Phân loại kênh hình sử dụng trong dạy học phân môn Tập đọc 21
2.1.3 Các yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy Phân môn Tập đọc lớp 4. 22
2.1.4 Sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 23
2.2 Sử dụng kênh hình trong dạy kể chuyện 27
Trang 62.2.1 Chương trình phân môn Kể chuyện lớp 4 28
2.2.1.1 Mục tiêu của phân môn Kể chuyện lớp 4 28
2.2.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện lớp 4 28
2.2.1.3 Nội dung, chương trình phân môn Kể chuyện lớp 4 28
2.2.2 Phân loại kênh hình trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 31
2.2.3.Nguyên tắc khi sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4. 31
2.2.3.1 Sử dụng kênh hình đúng mục đích 31
2.2.3.2 Sử dụng kênh hình phải đúng lúc 31
2.2.3.3 Sử dụng kênh hình đúng chỗ 32
2.2.4 Sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 32
2.2.4.1 Sử dụng kênh hình để nhìn 32
2.2.4.2 Sử dụng kênh hình để nghe trong dạy học kể chuyện 36
2.2.4.3 Sử dụng kênh hình nghe – nhìn trong dạy Kể chuyện 37
CHƯƠNG 3 : SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 40
3.1 Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 40
3.1.1 Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4 40
3.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 4 41
3.1.3 Chương trình môn Tập làm văn lớp 4 41
3.3 Yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 43
3.4 Sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 44
3.4.1 Sử dụng tranh minh họa trong dạy tập làm văn 44
3.4.2.Sử dụng vật thật trong dạy học Tập làm văn 46
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 7MỞ ĐẦU
Mục tiêu của nền giáo dục là đào tạo con người phát triển hài hòa nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ Mục tiêu này được cụ thể hóa trong các mục tiêu của môn học trong chương trình dạy học ở Tiểu học Để thực hiện tốt mục tiêu náy bên cạnh nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng môn thì yếu tố không kém phần quan trọng đó là phương pháp dạy học Ở Tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh Thông qua các bài Tiếng Việt các em hiểu thêm nhiều điều mới lạ về cuộc sống, xã hội, con người về việc tu dưỡng đạo đức và vốn từ… Vì thế việc suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra phương pháp dạy học là rất cần thiết và quan trọng
Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy trực quan vì vậy, kênh hình trong sách giáo khoa đóng vai trò vô cùng to lớn giúp các em tiếp cận kiến thức một các dễ dàng và nhanh chóng hơn Việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 đây là phương pháp dạy học trực quan, học sinh
có thể quan sát và nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu đồng thời khơi dạy hứng thú học tập cho học sinh
Thông thường khi dạy Tiếng Việt giáo viên thường chăm chú vào kênh chữ, điều đó không sai nhưng trong quá trình dạy học giáo viên nên khai thác kênh hình để tạo hứng thú nhu cầu tìm ra những điều thú vị từ kênh chữ Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, chúng ta chăm chú giải quyết các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, ít dành thời gian cần thiết cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa Hoặc khi phải giảng bài, một từ nào đấy mà không thể dùng phương pháp mô tả, so sánh, làm mẫu…Hoặc giảng thêm một
Trang 8ý nào đấy mà kênh chữ chưa thể hiện thì chúng ta mới dùng đến tranh minh họa, và nếu dùng tranh đa số giáo viên chưa có phương pháp hợp lí để học sinh cả lớp quan sát tranh
Từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng kênh hình
trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kênh hình là một phương tiện trực quan đã được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác nhau Có nhiều công trình, nhiều tài liệu có giá trị được công bố
Nhà giáo dục người Séc J A Coomenxki (1592 - 1670) là người đầu tiên đưa ra yêu cần phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học Ông kịch liệt phê phán lối dạy học giáo điều trong nhà trường đương thời và đưa ra quy tắc
“vàng ngọc” với nội dung là trong quá trình dạy học cần tận dụng mọi giác quan của học sinh để trực tiếp sờ mó, gửi, nhìn, nghe những thứ cần thiết trong phạm vi có thể Theo ông cách dạy học này học sinh sẽ dễ dàng nắm vững tri thức
Trong lí luận giáo dục của mình J.J Rút xô (1720 - 1778) đã chú trọng các phương pháp dạy học mang tính trực quan Dạy học theo ông không chỉ mang đến tri thức cho trẻ mà lớn hơn là dạy trẻ phương pháp tư duy, phương pháp hành động
Nhà giáo dục Nga K Đ Usinxki (1824 - 1870) đã xây dựng dạy học trực quan trên cơ sở tâm lí học Đó là việc dạy học không dựa trên những biểu tượng và trừu tượng mà dựa trên hững hình ảnh cụ thể do học sinh trực tiếp tri giác được Tiến trình dạy học này đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ biểu tượng đến tưởng tượng - là tiến trình hợp tự nhiên và dựa vào những quy luật tâm lí xác định
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình bài viết nghiên cứu về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học:
Tác giả Đàm Hồng Quỳnh đã cho ra đời hai cuốn sách: “Hướng dẫn sử
dụng và tự làm thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học”, Nxb Giáo
dục năm 1999 và “Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ở lớp
1”
Trang 9Về mặt lí luận có tác giả Phan Trọng Ngọ, Dương Triệu Hoa, Lê Tràng
Địch, trong cuốn “Vấn đề trực quan trong dạy học” Ngoài ra còn rất nhiều
tác giả khác quan tâm đến vấn đề này
Như vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu bài viết về vấn đề sử dụng kênh hình, đồ dùng trực quan ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau và chỉ
ra được tầm quan trọng của trực quan đối với dạy học ở Tiểu học
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm giải pháp để sử dụng kênh hình trong dạy môn Tiếng Việt trên đối tượng học sinh lớp 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu hoạt động sử dụng kênh hình trong dạy học môn Tiếng Việt giới hạn ở ba phân môn: Tập đọc, Kể chuyện và Tập làm văn trên đối tượng học sinh lớp 4,Trường Tiểu học Văn Khê A, Huyện Mê Linh – Hà Nội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
a Xác định cơ sở lí thuyết và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học môn Tiếng Việt
b Xác định được các dạng kênh hình trong sách Tiếng Việt
c Tìm ra hình thức sử dụng từng loại kênh hình trong dạy học môn Tiếng Việt
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm phát hiện ra các kênh hình trong SGK
d Phương pháp điều tra
Phỏng vấn học sinh xem các em có thích không
e Phương pháp trò chuyện
Trang 10Trò chuyện với giáo viên và học sinh nói về kênh hình trong sách Tiếng Việt
7 Cấu trúc khóa luận
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH LỚP 4 1.1 Cơ sở lí thuyết
1.1.1 Khái quát về kênh hình
1.1.1.1 Quan niệm về kênh hình
Theo quan điểm truyền thống thì “kênh hình” được hiểu là việc sử dụng
“hình ảnh” để truyền thông tin từ người phát đến người thu Trong đó “hình” được hiểu là một loại phương tiện để truyền thông tin có thể là hình tĩnh (tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ…) và hình động (phim, video clip)
Có ý kiến lại cho rằng kênh hình là một nguồn thông tin hiện diện cùng kênh chữ trong sách giáo khoa để minh họa và bổ trợ nội dug kiến thức đã được kênh chữ thể hiện
Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng kênh hình chính là các phương tiện dạy học trực quan, đó là các vật thật, vật tượng trưng, và các vật tạo hình được sử dụng để dạy học
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về kênh hình Hiện nay, khái niệm kênh hình vẫn chưa hoàn toàn thống nhất Có tác giả thì cho rằng kênh hình là những mô hình vật chất được dựng nên một cách nhân tạo, giống đối tượng gốc về một số mặt nhất định, qua đó nó giúp ta nghiên cứu đối tượng khi không có điều kiện tri giác đối tượng trực tiếp
Kết luận lại ta có thể hiểu: “Kênh hình là một hệ thống các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, biểu đồ…bổ xung, minh họa cho các bài viết (kênh chữ) Nhiệm vụ của nó không chỉ là minh họa bài học mà còn có giá trị tương đương với kênh chữ, là một nguồn thông tin dưới dạng trực quan”
Kênh hình trong sách giáo khoa vừa là nguồn tài liệu minh họa vừa là nguồn tri thức quan trọng giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn
1.1.1.2 Vị trí ,vai trò của kênh hình
Kênh hình có một vị trí chủ đạo tạo sự thu hút ở học sinh một cách tự chủ, tích cực Kênh hình là công cụ lao động của giáo viên và học sinh là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học, chúng có tác dụng tích
Trang 12cực và có động lực đối với chất lượng của thầy và trò Kênh hình có ý nghĩa
đối với sự phát triển giáo dục
Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học là trực quan sinh động Do đó hình ảnh là phương tiện trực quan có hiệu quả lớn nhất trong việc dạy học nên kênh hình càng trở lên cần thiết
- Đối với giáo viên
Giáo viên có thể sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học để điều khiển, hướng dẫn các hoạt động nhận thức của học sinh, hợp lí hóa các thao tác hành động của mình trong quá trình giáo dục Bên cạnh đó, kênh hình cũng là phương tiện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong thực tiễn bản thân của người giáo viên
Sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học, cũng tạo điều kiện giáo viên
áp dụng các phương pháp tích cực vào giảng dạy Kênh hình còn giúp cho giáo viên mở rộng kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em học sinh những kiến thức phù hợp với lứa tuổi các em, phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển Đồng thời cũng tạo điều kiện cho giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy
đủ, sâu sắc
Kênh hình là một dụng cụ trực quan hóa vô cùng hữu hiệu trong việc giảng dạy, giúp học sinh vận dụng tối đa các giác quan còn lại trong việc học tập, vì thế nó có những vai trò vô cùng quan trọng: Kênh hình là có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bày đến nó, học sinh dễ tiếp thu kiến thức trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và thay đổi hình thức học của học sinh theo hướng tích cực, kênh hình có tác dụng minh họa cho các khái niệm, quá trình Nó hỗ trợ
và phát huy mọi giác quan của người học, tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức
- Đối với học sinh
Giúp học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều sự vật, hiện tượng trừu tượng, tạo điều kiện cho học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu
Trang 13Kênh hình kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện, rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp, phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng ẩn sau các hình thức biểu hiện bên ngoài, kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết của học sinh
Vai trò của kênh hình có vai trò rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học
vì có hình thức đẹp, ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc có sức hấp dẫn lớn đối với em
bé vừa tạm rời sân chơi đến với nhà trường, các hình ảnh minh họa đặc biệt là các bài tập đọc, còn hỗ trợ cho trí tưởng tượng của học sinh, bù đắp những thiếu hụt về kinh nghiệm sống của trẻ Qua các tranh vẽ hay hình ảnh chụp, học sinh có thể phần nào hình dung được các nhân vật, đồ vật, cây cối, con vật, hoặc cảnh vật mà các em có thể các em chưa từng thấy : Con sư tử, chiếc máy bay, cây sầu riêng, bãi biển…
Bên cạnh đó tranh ảnh trong các bài Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn còn là công cụ để các em làm việc
1.1.1.3 Các dạng kênh hình
Tranh ảnh trong sách Tiếng Việt
- Tranh ảnh về chiến tranh, di tích lịch sử
Hình ảnh chiến sĩ lái xe Trường Sơn
- Tranh ảnh về nhân vật, chân dung
Trang 14Bạch Thái Bưởi (ảnh Tiếng Việt lớp 4)
- Tranh ảnh về con vật
Chú Dế Mèn (ảnh Tiếng Việt lớp 4)
- Tranh ảnh phong cảnh thiên nhiên
Dòng sông (ảnh Tiếng Việt lớp 4)
Trang 15- Tranh ảnh về một loài cây, loài hoa
Cây sầu riêng (ảnh Tiếng Việt lớp 4)
1.1.1.4 Chức năng
Kênh hình có chức năng là một phương tiện trực quan để học sinh khai thác thông tin bổ xung thêm kiến thức cho nội dung bài học thêm sinh động
và hấp dẫn hơn Kênh hình thể hiện một số chức năng sau:
+ Chức năng minh họa: Học sinh Tiểu học vốn sống, vốn hiểu biết còn
hạn chế, trong khi đó một số bài học thường đề cập đến những sự việc, hiện tượng, sự việc xa lạ với đời sống, nếu không được giảng giải minh hoạ rõ ràng học sinh sẽ không hiểu nội dung câu chuyện, dẫn đến học sinh thường hiểu sai lệch, chệch hướng không đúng nội dung Vì vậy việc sử dụng kênh hình sẽ góp phần minh họa nội dung, bổ xung thêm những thông tin, hình ảnh, mà giáo viên không thể trình bày được
+ Chức năng thông tin: Kênh hình đóng vai trò chính trong việc cung
cấp những nội dung thông tin để học sinh học tập, thực hành
+ Chức năng định hướng : Kênh hình là một phương tiện trực quan tác
động trự tiếp vào giác quan của trẻ, thông qua các bức tranh sinh động, hấp dẫn góp phần kích thích, định hướng cho tưởng tượng của các em bay bổng, bay xa
+ Chức năng giáo dục: Thông qua các bức tranh, kể về các câu chuyện
sự việc, có ý nghĩa trong cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức, lối sống, tình cảm, nhân cách sống cho học sinh
Trang 16+ Chức năng thẩm mỹ: Thông qua những hình ảnh đẹp, nhiều màu sắc
phong phú, hấp dẫn góp phần phát triển trí tưởng tượng, khả năng khám phá
và cảm thụ cái đẹp cho học sinh
Qua đó, chúng ta thấy kênh hình có chức năng vô cùng quan trọng trong dạy học ở Tiểu học nói chung và ở môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng Sử dụng kênh hình giúp cho giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn
1.1.2 Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
Trong tiến trình phát triển con người trải qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc tính tâm lí riêng và cách giáo dục riêng nhất là trong thời gian còn trẻ Khi trẻ bước vào môi trường Tiểu học, chương trình học đã bắt đầu mang tính hệ thống và thể hiện tính khoa học một cách cơ bản so với chương trình mẫu giáo do đó đặc điểm tâm lí chi phối và ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế, nên học sinh Tiểu học trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic Trí nhớ của học sinh Tiểu học vẫn mang tính chất hình ảnh cụ thể, trực tiếp Độ tuổi học sinh Tiểu học còn thấp (từ 6 - 12 tuổi) trí nhớ còn kém bền vững, sự chú ý của học sinh dễ bị phân tán do tập trung kém, bị nhiễu bởi tác động mới lạ, trí nhớ tốt nhưng cách ghi nhớ máy móc theo kiểu học vẹt, nên cần hướng dẫn cách nhớ do đó không nên kéo dài nội dung học từ giờ này sang giờ khác, làm như vậy học sinh dễ chán nản, không lĩnh hội được đầy đủ nội dung bài học Ở nhà trường Tiểu học thời gian bao giờ cũng ngắn gọn, vừa đủ Vì vậy không nên sử dụng một phương pháp dạy học, mà giáo viên phải kết hợp, đan xen các phương pháp dạy học khác nhau, nhằm giúp học sinh tập trung chú ý cao, hứng thú học tập
Trí tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn nhiều
so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn hơn Phát triển khả năng tưởng tượng tái tạo từ đầu cấp đến cuối cấp bậc Tiểu học Ở giai đoạn đầu của tiểu học,tưởng tượng còn đơn giản chưa bền vững và dễ thay đổi, trẻ có khả năng tái tạo gần đúng đối tượng thực nhưng các chi tiết, các sự kiện còn nghèo nàn, các hình ảnh thường được cấu trúc ở dạng tĩnh Trẻ hình dung các trạng thái đầu và cuối của đối tượng đang hoạt động Sang giai đoạn sau số lượng các chi tiết và các sự kiện được tái tạo
Trang 17và tăng nên đáng kể Trẻ hình dung được khá đầy đủ các trạng thái trung gian của cả quá trình vận động của đố tượng, dù chúng được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp Trong học tập trẻ có thể làm cả một bài văn dài theo chủ đề cô giáo theo yêu cầu Đặc biệt tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em
Tính chủ định trong tưởng tượng đã tăng nên cơ bản Điều này được thể hiện qua qua việc trẻ đã tái tạo lại cho mình các hình ảnh, tùy theo tính chất bài dạy của giáo viên và của từng môn học Đồng thời các em biết huy động trí tưởng tượng tái tạo vào việc sáng tạo ra các ý tưởng các hình ảnh – tức là dựa vào tưởng tượng tái tạo để phát triển tưởng tượng sáng tạo
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức có vai trò quan trọng đối với cuộc sống nói chung và hoạt động học nói riêng của học sinh Tiểu học Trong giờ học trẻ không phải chỉ nhớ và suy nghĩ những điều giáo viên hướng dẫn,
kể, giảng giải, mà còn phải tự hình dung cho mình những sự việc, sự vật, hiện tượng, mà trẻ chưa nhìn thấy bao giờ
1.1.3 Vai trò của trực quan
Trực quan có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy học đặc biệt là dạy học môn Tiếng Việt theo phương pháp đổi mới Các phương tiện dạy học trực quan vừa là phương tiện để dạy học, nhưng nó vừa chứa đựng nguồn tri thức
cụ thể cụ thể cho học sinh khai thác Các phương tiện dạy học trực quan được thể hiện thông qua phương pháp dạy học trực quan, giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí
tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học sinh động
1.1.3.1 Đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh
- Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giúp học sinh nhận thức một cách nhanh nhất những hành động chuyển ngôn ngữ bên ngoài thành ngôn ngữ bên trong, tư duy từ chỗ chưa biết đến hiểu biết, đến kĩ năng kĩ sảo và vận dụng vào thực tiễn
- Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giúp học sinh biết cách tổ chức có kế hoạch, có suy nghĩ, biết tư duy một cách độc lập linh hoạt, biết ghi nhớ một cách khoa học, hợp lí, biết tưởng tượng một cách chính xác, đúng hướng
Trang 181.1.3.2 giúp học sinh tự khám phá hoàn chỉnh kiến thức
- Theo định hướng dạy học đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh
tự khám phá chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì đồ dùng trực quan càng trở lên đắc lực
- Các đồ dùng trực quan làm cụ thể hóa, chính xác những nội dung kiến thức ở sách giáo khoa Thông qua hình ảnh minh họa, học sinh có thể tự hiểu một cách cụ thể về sự vật, hiện tượng, nhân vật, sự kiện được mô tả trong bài học Nhiều đồ dùng trực quan nhất là băng hình, băng ghi âm, máy chiếu trực tiếp trình bày nội dung kiến thức cơ bản của đối tượng nghiên cứu dưới dạng
hệ thống hóa, khái quát hóa, đơn giản hóa, hiện thực phức tạp muôn màu muôn vẻ của đời sống tự nhiên và xã hội tạo điều kiện cho các em biết phân tích, so sánh, suy nghĩ độc lập để tìm ra tri thức
1.1.3.3 Phát triển ngôn ngữ cho học sinh
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy và rèn kĩ năng nói cho học sinh Do đó trong quá trình sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh năng lực quan sát, năng lực ghi nhớ, tưởng tượng, phân tích, tổng hợp cho học sinh
1.1.3.4 giáo dục nhân cách cho học sinh
Phương tiện trực quan trong dạy học Tiếng Việt có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học thông qua hệ thống tranh ảnh, vật thật, vật mẫu, nhất là băng ghi âm, ghi hình… các em được trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, những câu chuyện kể hay, chuẩn xác với giọng trầm bổng, tha thiết giúp các em cảm nhận được sự hấp dẫn, cảm động, giàu ý nghĩa của câu chuyện, giúp các em rút ra được những bài học nhận thức thấm thía
Như vậy sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Tiếng Việt góp phần bồi dưỡng cho học sinh về nhận thức, tình cảm, đạo đức, hình thành phẩm chất con người mới, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.1.3.5 Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
Như ta biết, hứng thú là trạng thái được đặc trưng bởi khát vọng học thật
sữ nỗ lực, tự nguyện trong quá trình nghiên cứu, khám phá, nắm vững tri thức Hứng thú học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của học sinh Vì thế để kích thích hứng thú học sinh cần phải sử
Trang 19dụng các đồ dùng trực quan trong dạy học giúp các em có hứng thú khám phá tri thức từ những đồ dùng trực quan
Tuy vậy khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên phải có những định hướng và gợi mở rõ ràng, để các em tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn
đề tạo khả năng tích cực hóa hoạt động của học sinh
1.1.3.6 Hợp lí hóa quá trình dạy học của giáo viên và học sinh
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học góp phần hợp lý hóa quá trình dạy của giáo viên vì nhiều hoạt động dạy học đã được bản thân đồ dùng trực quan thực hiện Việc sử dụng đồ dùng trực quan làm giảm nhẹ công việc của giáo viên, để tập trung hướng dẫn học sinh hành động Ngoài ra việc sử dụng
đồ dùng trực quan còn hợp lý quá trình học của học sinh vì thay việc nghe giáo viên hướng dẫn để ghi nhớ nội dung câu chuyện, học sinh cần chuyển sang hành động với đồ dùng trực quan như quan sát tranh, ảnh, vật thật để nắm được nội dung Từ đó các em biết kể lại chuyện theo ngôn ngữ của mình, việc học bớt căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường hứng thú, giúp cho quá trình học tập đạt hiệu quả
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng Việt lớp 4
Môn Tiếng Việt có tác dụng nhiều mặt như bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống, vốn từ ngữ, vốn văn học, phát triển trí tưởng tượng năng lực trí tuệ cho học sinh (rèn trí nhớ, óc phán đoán, óc suy luận, tư duy trừu tượng…) Hiện nay việc sử dụng kênh hình vào dạy học đã được sử có hiệu quả, giáo viên đã sử dụng các kênh hình khác nhau như tranh, ảnh, băng ghi âm, băng ghi hình… đôi khi sử dụng vật thật trong giảng dạy, mang lại hứng thú cho học sinh Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở một số trường Tiểu học sự chuẩn bị của giáo viên chưa thực sự chu đáo, sự tiếp nhận của học sinh còn hạn chế
Khi thực tập tại trường Tiểu học Văn Khê A, Mê Linh , Hà Nội – một ngôi trường đã đạt được rất nhiều thành tích về học tập cũng như các hoạt động khác Đội ngũ giáo viên của trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, số lượng học sinh ngày càng đông Cơ sở vật chất của nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của người học, các phòng học chức năng đầy đủ, các thiết bị dạy học hiện đại đã được đưa vào giảng dạy.Nhưng sử dụng các
Trang 20phương tiện trực quan vào dạy học vẫn chưa được chú trọng đặc biệt trong môn Tiếng Việt
*Sự chuẩn bị của giáo viên
Trong môn Tiếng Việt tất cả giáo viên đều nắm chắc về quy trình và các bước khi giảng dạy, tất cả giáo viên đều chuẩn bị chu đáo về giáo án, được nhà trường trang bị đầy đủ về sách giáo khoa, sách giáo viên Trên thực tế giáo viên chỉ chuẩn bị trên cơ sở lí thuyết và chưa có sự chuẩn bị về phương tiện trực quan một cách chu đáo, ít sử dụng các phương tiện trực quan như : tranh, ảnh, máy ghi âm, máy ghi hình…Khi dạy giáo viên chỉ dựa vào những bức tranh trong sách giáo khoa làm phương tiện trực quan rất ít thầy cô phóng
to tranh ảnh này Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin đã được khai thác
và sử dụng ở rất nhiều trường việc lựa chọn các bài giáo án điện tử để giảng dạy trong Tiếng Việt trở lên phổ biến, tuy nhiên một số giáo viên rất ngại sử dụng bởi sự cầu kì về soạn giảng, chưa đủ thiết bị để trình chiếu
Trong quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, là nguồn thông tin mà còn là người
tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh Nó còn đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, khai thác nội dung tranh ảnh, vật thật, thiết kế các hoạt động của học sinh trên cơ sở lựa chọn phương pháp, hình thức, tổ chức, đồng thời thiết kế câu hỏi gợi mở Nhưng trong thực tế khi
tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức bài dạy thông qua kênh hình, giáo viên chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh dẫn đến các em chưa định hướng được nhiệm vụ của mình khi quan sát Trong quá trình dạy giáo viên chưa nắm được nội dung kiến thức kênh hình dẫn đến việc khai thác, sử dụng sơ đồ trực quan còn lúng túng, chưa khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh Chưa thực sự chú trọng đến việc thiết kế hệ thống câu hỏi khi tổ chức cho học sinh khai thác, sử dụng đồ dùng đồ dùng trực quan dẫn đến hệ thống câu hỏi rời rạc không khắc sâu được nội dung bài học cho học sinh Bên cạnh đó đồ dùng trực quan thiếu thẩm mỹ chưa lôi cuốn được học sinh trong quá trình học Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường vẫn không mang lại hiệu quả cao, truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết kĩ năng giải quyết các tình huống thực thực tiễn cho học sinh thông qua khả
Trang 21năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi hoặc một bộ phận giáo viên còn lạm dụng hoặc thiếu
kĩ năng CNTT nên làm giảm hiệu quả giờ dạy trong các trường học Tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc – chép”, học sinh học tập thiên về ghi nhớ ít vận dụng kiến thức
*Thực tiễn tiếp nhận của học sinh
Qua khảo sát tại trường Tiểu học Văn Khê A, thấy một tình trạng chung học sinh mắc phải là kĩ năng khai thác tranh, ảnh của học sinh còn rất yếu, diễn đạt nội dung của bức tranh còn lủng củng, trong giờ học sinh chủ yếu tập trung vào nội dung kênh chữ để khai thác nội dung, kênh hình học sinh ít quan tâm hơn
Từ đó giáo viên cần kết hợp hài hòa đúng mức các loại hình trực quan để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy
1.3.Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tôi đã tìm hiểu cở sở lí thuyết của của kênh hình về quan niệm kênh hình, vị trí và vai trò của kênh hình, chức năng và phân loại kênh hình trong sách giáo khoa Tiếng Việt, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học cũng như vai trò của trực quan trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng
Bên cạnh đó, tôi tìm hiểu cơ sở thực tiễn việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng việt cho học sinh lớp 4 cụ thể ở trường Tiểu học Văn Khê A -
Mê Linh – Hà Nội
Từ cơ sở lí thuyết và thực tiễn sẽ là tiền đề để tôi đi nghiên cứ việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4
Trang 22CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC
VÀ KỂ CHUYỆN LỚP 4
2.1 Sử dụng kênh hình trong dạy Tập đọc
Tập đọc là một trong những phân môn có vị trí quan trọng trong việc dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học, nó thể hiện tính tích hợp cao trong rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Tập đọc cùng với các phân môn như Học vần, Tập viết là nhóm phân môn khởi đầu giúp học sinh biết đọc, biết viết để học tập Tiếng Việt cũng như các môn học khác, nhằm chiếm lĩnh kho tàng tri thức trong nhà trường cũng như của toàn nhân loại nói chung Chính vì vậy việc quan tâm đến nọi dung chương trình cũng như đề ra phương pháp dạy học môn Tập đọc là một yêu cầu đặt ra hết sức cấp bách
2.1.1 Chương trình của phân môn Tập đọc lớp 4
2.1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 4
* Củng cố, phát triển kĩ năng đọc cho học sinh
Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi,1 vở kịch, 17 bài thơ, phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyện thêm về kĩ năng đọc diễn cảm
Phân môn Tập đọc lớp 4 giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản như: Nhận biết về đề tài, cấu trúc của bài, biết cách tóm tắt bài – phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản…
*Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho học sinh
Nội dung các bài tập đọc trong SGK lớp 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất , sở thích… của con người thông qua hệ thống chủ điểm của bài, góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên,
xã hội, con người trong nước và thế giới, ngoài ra học sinh được cung cấp thêm vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học
2.1.1.2 Nội dung, chương trình của phân môn Tập đọc lớp 4
Phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 10 chủ điểm được sắp xếp một cách hợp lí
ở các tuần
Trang 23Chủ điểm Tuần Nội dung
Măng
mọc thẳng
4
Tập đọc: Một người chính trực Tập đọc: Tre Việt Nam
5
Tập đọc : Những hạt thóc giống Tập đọc: Gà Trống và Cáo
8
Tập đọc : Nếu chúng mình có phép lạ Tập đọc: Đôi dày ba ta màu xanh
Trang 24Tiếng sáo
diều
14
Tập đọc: Chú Đất Nung Tập đọc: Chú Đất Nung ( Tiếp theo)
17
Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
Người ta
là hoa đất
19
Tập đọc: Bốn anh tài Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người
23 Tập đọc: Hoa học trò
Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
24 Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn
Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá Những
người quả
cảm
25 Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển
Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
26 Tập đọc: Thắng biển
Tập đọc: Ga- v rốt ngoài chiến lũy
27 Tập đọc : Dù sao trái đất vẫn quay!
Tập đọc: Con sẻ
Trang 25Khám phá
thế giới
29 Tập đọc: Đường đi Sa Pa
Tập đọc: Trăng ơi…từ đâu đến
30 Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
33 Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười( tiếp theo)
Tập đọc: Con chim chiền chiện
34 Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ
Tập đọc: Ăn “mầm đá”
2.1.2 Phân loại kênh hình sử dụng trong dạy học phân môn Tập đọc
- Tranh: Là một tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét, hình mảng và màu sắc
- Ảnh: Là những tác phẩm nghệ thuật ghi lại bằng khí cụ quang học về hình ảnh người, vật, phong cảnh sau đó in, phóng trên giấy ảnh
- Vật thật: Là những vật có sẵn trong tự nhiên, trong đời sống xã hội được dùng nguyên dạng, hoặc được xử lí mẫu
- Băng ghi âm: Là loại băng mềm bằng chất dẻo có phủ một lớp mỏng chất từ tính, ghi lại âm thanh (lời nói, nhạc, tiếng động…) và phát lại nội dung
đó qua máy ghi âm
- Băng ghi hình: Là loại băng mềm bằng chất dẻo, có phủ một lớp mỏng lớp từ tính, ghi lại đồng thời hình ảnh và âm thanh của vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trong đời sống xã hội và phát lại nội dung đó qua máy thu hình ( ti vi, máy chiếu)
Trang 262.1.3 Các yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy Phân môn Tập đọc lớp
- Phải đảm bảo tính khoa học : Tính khoa học được xác định bởi độ thông tin thích hợp, phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh Do đó, giáo viên phải nắm chắc nội dung kênh hình mình sẽ sử dụng
Tính khoa học gắn với tính vừa sức đối với việc lĩnh hội kiến thức vừa
đủ, trình bày ngắn gọn, súc tích, không rườm rà, không quá sức tiếp thu của học sinh
- Phải đảm bảo tính trực quan: Có giá trị truyền cảm, lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh Tính trực quan đòi hỏi phải có nội dung rõ ràng, chính xác
Để đảm bảo tính trực quan, nội dung kênh hình còn phải thể hiện bằng màu sắc, kí hiệu, kích thước, bố cục hợp lí Kênh hình được trình bày đẹp, chính xác, rõ ràng, kết hợp lời nói sinh động giàu hình ảnh của giáo viên sẽ có tác dụng to lớn trong việc tao nên sức hấp dẫn, hứng thú học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học
- Phải đảm bảo tính sư phạm: Đây là một yếu tố quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải tuân thủ khi khai thác nội dung “kênh hình” trên nhiều mặt Việc khai thác nội dung và phương pháp sử dụng phải phù hợp với từng thể loại kênh hình, tùy từng bài học mà khai thác để đạt hiệu quả cao Sử dụng kênh hình phải đúng thời điểm, không được đưa ra quá sớm làm phân tán sự chú ý của học sinh, cũng không được đưa ra quá muộn sẽ không gây được sự chú ý, hứng thú khiến các em khó khăn trong việc đối chiếu so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa “kênh hình” và “ kênh chữ”
Trang 27- Khi sử dụng kênh hình trong SGK, giáo viên phải kết hợp các phương pháp dạy học khác: Dùng lời, nêu vấn đề, nghiên cứu các tài liệu tham khảo
có liên quan để làm cho việc sử dụng kênh hình cũng như bài giảng được hấp dẫn và sinh động hơn
Để đem lại hiệu quả qua bài học cũng như chất lượng dạy học bộ môn, trong quá trình sử dụng kênh hình giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu trên
2.1.4 Sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 4
Trong phân môn Tập đọc, các hình vẽ trong sách giáo khoa thường góp phần giới thiệu chủ đề câu chuyện, phác họa đặc điểm nổi bật của nhân vật, một cách điển hình, một cao trào hoặc kết thúc truyện, một cảnh thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng… Từ nội dung như vậy để giờ Tập đọc thêm sinh động chúng ta có thể khai thác kênh hình theo tiến trình sau:
a Giới thiệu bài
Thay vì giới thiệu bài bằng một số câu hỏi, giáo viên chúng ta có thể cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa Chúng ta cần hướng dẫn cho học sinh nhận ra những hình ảnh chính, nổi bật của tranh liên quan đến việc dẫn dắt vào bài học chứ không nên để học sinh sa đà hết vào các chi tiết có trong tranh như thế sẽ mất thời gian kể nhiều quá sẽ loãng
Ví dụ ở bài “Người ăn xin” (Tiếng Việt 4, tập một, trang 30) hãy để cho
học sinh nhìn kĩ tranh, quan sát hai nhân vật trong bức tranh, cô bé đang cầm tay một cụ già hướng cho học sinh nhu cầu đọc kênh chữ, tìm hiểu nội dung của bức tranh Cho học sinh giới thiệu về bức tranh, làm như vậy giáo viên đã tập cho học sinh tự nhập cuộc vào bài học
Trang 28Tranh minh họa “ Người ăn xin” (Tiếng Việt , tập một, trang 30)
Hoặc ở bài “Con sẻ” (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 90) giáo viên hướng
dẫn học sinh quan sát tranh, nhận ra dáng vẻ nhanh nhẹn của chó khi phát hiện thấy con sẻ non và hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con để dẫn đến tìm hiểu rõ vì sao con chó săn phải lùi bước được nói trong kênh chữ của bài (còn một số chi tiết khác như cỏ, cây, hàng rào… học sinh không nêu cũng không sao)
Tranh minh họa bài “Con sẻ” ( Tiếng Việt 4, tập hai, trang 90)
b Tìm hiểu nội dung bài
Trong các bài Tập đọc thường có một số từ khó, giáo viên thường dùng lời nói để giải thích cho học sinh hiểu rõ, có một sồ từ khi giải thích học sinh vẫn chưa hiểu rõ, hoặc chưa tưởng tượng ra nên giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trực quan để giảng giải
Trang 29+ Ví dụ từ “ thoi” ( bài Đoàn thuyền đánh cá, Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) học sinh không biết nên khó có thể tưởng tượng ra do vậy giáo viên có thể
sử dụng hình ảnh để minh họa
+ Hay bài Tập đọc “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 26)
giáo viên chỉ cần cho học sinh quan sát tranh thì các em sẽ hiểu được hình ảnh của bè gỗ Đối với học sinh ở miền Bắc học sinh ít hoặc không biết quả sầu
riêng như thế nào nhưng khi học bài “Sầu riêng” (Tiếng Việt 4, tập hai, trang
34) học sinh sẽ biết quả sầu riêng như thế nào
Tranh minh họa bài “ Sầu riêng” (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 34)
Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài giáo viên thường cho học sinh đọc thầm từng đoạn của bài rồi trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Trong thực tế dạy chúng ta nên xen kẽ gợi ý học sinh quan sát tranh để định hướng nội dung tìm hiểu trước khi đọc thầm đoạn văn, cách làm này tẽ tạo hứng thú, thú vị cho học sinh hơn trong quá trình học
+ Ví dụ ở bài Tập đọc “Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” (Tiếng Việt 4,
tập một, trang 55” Câu hỏi 3: An – đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?