1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng nội vụ lục ngạn

64 2,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Thực tế đã khẳng định, việc đẩy mạnh tin học hóa công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đã giúp các nhà quản lý, các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở các cấp xử lý khối lượng hồ s

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo cơ quan và sự chỉ bảo tận tình của các đồng nghiệp tôi có cơ hội tiếp cận và thực hiện tốt nghiệp vụ công tác của mình

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo – Th.S Mai Ngọc Anh cùng thầy giáo – GV Đỗ Văn Đại đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đang công tác và giảng dạy tại trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên, những người luôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề để mang lại cho sinh viên chúng em những kiến thức – một nền tảng và có cơ hội tìm hiểu thực tế về chuyên môn nghiệp vụ của mình

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn thể tập thể lãnh đạo, nhân viên phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo và cung cấp

số liệu để em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình

Do thời gian thực tập còn hạn hẹp nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự chỉ dẫn và đóng ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận của em có thể đạt được kết quả tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Yến

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do tự bản thân em thực hiện Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là thực tế và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Những tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được chính bản thân em thu thập là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ khóa luận

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Yến

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 9

1.1 Lý thuyết chung về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức 9

1.1.1 Khái niệm hồ sơ 9

1.1.2 Các quy định hiện hành về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức 9

1.1.3 Trách nhiệm của người quản lý hồ sơ cán bộ, công chức 10

1.1.4 Thành phần hồ sơ cán bộ, công chức gồm các tài liệu sau 11

1.1.5 Các mẫu biểu để phục vụ công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức 27

1.2 Giới thiệu về Microsoft Excel 27

1.2.1 Giới thiệu về Excel 27

1.2.2 Nhập dữ liệu trong Excel 29

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ - LỤC NGẠN – BẮC GIANG 31

2.1 Khái quát về UBND huyện Lục Ngạn – Bắc Giang 31

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 31

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lục Ngạn 32

2.2 Khái quát về phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn 33

2.2.1 Vị trí chức năng 33

2.2.2 Nhiệm vụ quyền hạn 33

2.2.3 Tổ chức biên chế 40

2.3 Thực trạng công tác quản lý hồ sơ cán bộ tại phòng Nội vụ - Lục Ngạn - Bắc Giang 41

2.3.1 Quy trình quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ Lục Ngạn 41 2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hồ sơ cán bộ tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn 48

Trang 4

2.4 Một số đánh giá về công tác quản lý hồ sơ cán bộ tại Phòng Nội vụ - Lục Ngạn - Bắc Giang 50 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ - LỤC NGẠN - BẮC GIANG 52 3.1 Sự cần thiết khi thiết kế ứng dụng Microsof Excel trong công tác quản lý hồ

sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn

3.2 Quá trình lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn

3.3 Quy trình thiết kế chương trình quản lý hồ sơ cán bộ và một số giao diện chính của chương trình

KẾT LUẬN 63

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lục Ngạn 32 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn 40 Bảng 2.1: Mẫu bên trong sổ đăng kí hồ sơ cán bộ, công chức” 42 Bảng 2.2: Mẫu bên trong sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức 46 Hình 2.5: Mẫu bên trong sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức 47 Hình 3.1: Các sheet chương trình quản lý hồ sơ cán bộ 56 Hình 3.2: Chụp màn hình sheet quản lý số hồ sơ hiện có tại một phòng 57 Hình 3.3: Chụp màn hình cửa sổ làm việc tạo liên kết từ Sheet danh mục chính đến sheet các phòng 58 Hình 3.4 Chụp màn hình cửa sổ làm việc tạo liên kết từ Sheet danh mục chính đến sheet các phòng 58Hình 3.5: Chụp màn hình cửa sổ làm việc tạo liên kết từ Sheet danh mục chính đến sheet các phòng 59 Hình 3.6: Chụp màn hình bảng Danh mục chính trong chương trình quản lý hồ sơ CB,CC 59 Hình 3.7: Ảnh chụp màn hình cửa sổ làm việc chương trình quản lý hồ sơ CBCC 60 Hình 3.8: Ảnh chụp màn hình cửa sổ làm việc chương trình quản lý hồ sơ CBCC 60 Hình 3.9: Giao diện cửa sổ làm việc chương trình quản lý hồ sơ CBCC………62 Hình 3.10: Giao diện cửa sổ làm việc chương trình quản lý hồ sơ CBCC……… 62

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài

Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) để hiện đại hóa nền quản lý hành chính nhà nước, trong đó có quản lý nhân sự, hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, lao động là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đổi mới, cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay Tin học hóa công tác quản lý hồ

sơ cán bộ, công chức đã được thực hiện từ rất sớm và phổ biến ở nền hành chính các nước phát triển Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, để nước ta hội nhập mạnh

mẽ với quốc tế, một trong những nhiệm vụ cấp thiết là phải nhanh chóng cải thiện

và nâng cao năng lực, trình độ, chất lượng, hiệu quả điều hành quản lý hành chính công theo hướng cập nhật với trình độ các nước và tăng cường kết nối thông tin quản lý trong toàn quốc Do đó, hiện nay, Chính phủ ta đang đẩy mạnh triển khai ứng dụng mô hình chính phủ điện tử (e-government) Đây là mô hình đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho

xã hội Tại Việt Nam, mô hình "chính phủ điện tử" đã được đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện phương thức quản lý hành chính, trong đó có quản lý nhân sự, hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Thực tế đã khẳng định, việc đẩy mạnh tin học hóa công tác quản lý hồ sơ cán

bộ, công chức đã giúp các nhà quản lý, các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở các cấp xử lý khối lượng hồ sơ thông tin dữ liệu khổng lồ về nhân sự cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý, tiết kiệm được thời gian, không gian, kinh phí, nhân lực, vật tư, kỹ thuật mà các phương pháp, hình thức quản lý thủ công, truyền thống trước đây không thể đạt được

Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Giang đã và đang sử dụng phần mềm quản lý hồ

sơ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý nhân sự Nhờ đó, hoạt động hành chính công vụ của UBND tỉnh đã từng bước được hiện đại hóa; chất lượng, hiệu quả xử lý công việc liên quan đến hồ sơ cán bộ, công chức được cải tiến rõ rệt, tiết kiệm được thời gian, vật tư, giảm tải sức lao động cho cán bộ, nhân viên phụ trách Tuy nhiên, đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện việc ứng dụng tin học vào quản lý hồ cơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn thiếu đồng bộ; năng lực khai thác, sử dụng CNTT trong công tác tạo lập,

Trang 8

xử lý hồ sơ thông tin dữ liệu về nhân sự của cán bộ phụ trách ở cơ sở còn nhiều hạn chế dẫn đến việc cập nhật, kết nối hệ thống dữ liệu với cấp trên còn nhiều bất cập

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tin học hóa trong công tác quản lý

hồ sơ cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị hành chính cơ sở, tôi lựa chọn đề tài

“ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ Lục Ngạn” Chương trình này sẽ giúp cho cán bộ làm công tác quản

lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ quản lý được hồ sơ một cách dễ dàng, khoa học

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ huyện Từ đó thiết kế chương trình quản lý hồ

sơ cán bộ, công chức bằng excel

* Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của đề tài nghiên cứu là giúp cán bộ làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ quản lý, tìm kiếm và cập nhật thông tin của cán

bộ, công chức một cách nhanh chòng, chính xác, hiệu quả

* Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài

Đề tài sử dụng Excel để viết chương trình quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý cán

bộ, công chức

Giúp cán bộ làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức quản lý thông tin

và thiết lập thông tin một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác, quản lý tra cứu, tìm kiếm thông tin khi cần thiết

Trong quá trình hoàn thiện đề tài thực tập, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế kính mong các thầy, cô giảng viên, các đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến quý báu để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài nhằm

áp dụng hữu ích cho thực tế quá trình công tác của tôi sau khi kết thúc khóa học

Trang 9

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1 Lý thuyết chung về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

1.1.1 Khái niệm hồ sơ

Hồ sơ cán bộ, công chức (CB,CC) là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin

cơ bản nhất về cán bộ, công chức bao gồm: Nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình cũng như nhân thân có liên quan đến cán bộ, công chức

Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý hồ sơ gốc của cán bộ, công chức theo quy định Hồ sơ quản lý cán bộ, công chức được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm tình thống nhất, khoa học, đầy đủ, chính xác góp phần cho công tác quản lý chính xác, phục vụ tốt cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật

1.1.2 Các quy định hiện hành về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

- Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 ( Điều 69)

- Quyết định 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ về ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

- Quyết định 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nội vụ

về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

- Thông tư 11/2012/TT-BNV ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức

- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Trang 10

- Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nội

vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

Dựa trên các văn bản pháp lý hiện hành, hồ sơ của cán bộ, công chức bao gồm các nhóm tài liệu về lí lịch cán bộ, công chức, trích yếu tiểu sử, giấy khai sinh, giấy chứng nhận sức khỏe, các văn bằng chứng chỉ có liên quan đến trình độ học vấn đào tạo, các quyết định liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, nâng ngạch, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, bản kê khai tài sản (nếu có) theo quy định Những quy định về công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đã thực sự góp phần quan trọng trong việc kiện toàn sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước

1.1.3 Trách nhiệm của người quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

a Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan

Theo quy định, người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm về công tác quản

lý hồ sơ của đơn vị mình phụ trách Người đứng đầu cơ quan phải lựa chọn người

có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ để bố trí làm chuyên trách về công tác hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức

Tổ chức cho cán bộ, công chức kê khai, thẩm tra và làm thủ tục xác nhận hồ

sơ gốc, hồ sơ cán bộ, công chức xây dựng lại do thất lạc hoặc hư hỏng và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật

Định kỳ hàng năm ( hoặc đột xuất) tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

b Trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ

Phải chủ động đề xuất kế hoạch, biện pháp quản lý và khai thác hồ sơ cán

bộ, công chức

Tổ chức tốt việc bổ sung các tài liệu kịp thời, chính xác

Tổ chức tốt công tác bảo quản hồ sơ, nghiên cứu phát hiện những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong hồ sơ báo cáo với người có thẩm quyền giải quyết

Thực hiện đúng nguyên tắc bảo mật hồ sơ và thông tin, lý lịch cá nhân theo quy định của pháp luật

Trang 11

1.1.4 Thành phần hồ sơ cán bộ, công chức gồm các tài liệu sau

Hồ sơ gốc là hồ sơ CB,CC do cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức lập và xác nhận lần đầu khi CB,CC,VC được tuyển dụng theo quy định của pháp luật

1 Quyển “ Lý lịch cán bộ, công chức” là tài liệu chính và bắt buộc có trong thành phần hồ sơ CB,CC để phản ảnh toàn diện về bản thân, các mối quan hệ gia đình, xã hội của CB, CC Quyển lý lịch do CB,CC,VC tự kê khai và được cơ quan

có thẩm quyền quản lý CB,CC,VC thẩm tra, xác minh, chứng nhận ( Quyển lý lịch cán bộ, công chức gồm 14 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x

297 mm) Ký hiệu: Mẫu 01a-BNV/2007)

Trang 12

* Mẫu quyển lý lịch cán bộ, công chức:

Mẫu 1a-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LÝ LỊCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Họ và tên khai sinh:

Tên gọi khác:

Ngày, tháng năm sinh: ……/……./…… Giới tính (nam, nữ)

Quê quán:

Chức vụ (chức danh) công tác hiện tại:

Cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức:

Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức:

Số hiệu cán bộ, công chức:

Trang 13

3 Sinh ngày…… tháng…… năm……, Giới tính (nam, nữ):

4 Nơi sinh: Xã………, Huyện………… , Tỉnh

5 Quê quán: Xã…………., Huyện………… , Tỉnh

6 Dân tộc:………., 7 Tôn giáo:

8 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

(Số nhà, đường phố, thành phố; xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)

9 Nơi ở hiện nay:

(Số nhà, đường phố, thành phố; xóm, thôn, xã, huyện tỉnh)

10 Nghề nghiệp khi được tuyển dụng:

11 Ngày tuyển dụng: ……./……./……… , Cơ quan tuyển dụng:

12 Chức vụ (chức danh) hiện tại:

(Về chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm)

13 Công việc chính được giao:

Trang 14

(Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và tương đương) (Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự….)

15.5 Ngoại ngữ:………, 15.6 Tin học:

(Tên ngoại ngữ + Trình độ A, B, C, D,…) (Trình độ A, B, C,…)

16 Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam ……./……/……., Ngày chính thức:……/……/

17 Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội:

(Ngày tham gia tổ chức: Đoàn, Hội,… Và làm việc gì trong tổ chức đó)

18 Ngày nhập ngũ:……./……./……., Ngày xuất ngũ:…… /………/…… , Quân hàm cao nhất:

19 Danh hiệu được phong tặng cao nhất:

(Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang; nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ nhân dân, ưu tú,…)

20 Sở trường công tác:

21 Tình trạng sức khỏe:………, Chiều cao:…………, Cân nặng:…… kg, Nhóm máu:

22 Là thương binh hạng: ………/……… , Là con gia đình chính sách ():

(Con thương binh, con liệt sĩ, người nhiễm chất độc da cam Dioxin)

…… /…… /………

Trang 15

II ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ BẢN THÂN II.A TRƯỚC KHI ĐƯỢC TUYỂN DỤNG

Phần cán bộ, công chức ghi thời gian từ tháng, năm đến tháng, năm Đã học và tốt nghiệp những trường nào, ở đâu hoặc làm những công việc gì (kể cả hợp đồng lao động) trong cơ quan, đơn vị, tổ chức nào, ở đâu (kê khai những thành tích nổi bật trong học tập, lao động)? Trường hợp bị bắt, bị tù (thời gian nào, ở đâu ai biết)?

II.B KHI ĐƯỢC TUYỂN DỤNG

Phần cán bộ, công chức ghi thời gian từ tháng, năm đến tháng, năm Được tuyển dụng vào đơn vị nào (đơn vị chủ quản, đơn vị trực thuộc)? Công việc chính được phân công đảm trách (chức danh công việc hoặc chức vụ công tác) là

gì? được xếp vào ngạch, bậc lương nào và phụ cấp (nếu có) là bao nhiêu?

III THAM GIA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, HỘI NGHỀ NGHIỆP…

Phần cán bộ, công chức ghi thời gian từ tháng, năm đến tháng, năm Vào Đoàn thanh niên CS HCM; tham gia hoạt động trong tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác (trong và ngoài nước),… (tên tổ chức, tên hội, trụ sở ở đâu, đã giữ

chức vụ hoặc chức danh gì trong các tổ chức này)

IV QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP

VỤ, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, NGOẠI NGỮ, TIN HỌC

Phần cán bộ, công chức ghi Tên trường hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng; Thời gian đào tạo, bồi dưỡng; Hình thức đào

tạo, bồi dưỡng; Văn bằng, chứng chỉ được cấp

* Ghi chú:

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa,… Văn bằng bao gồm: Tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,…

Trang 16

VII QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Về bản thân vợ (hoặc chồng) và các con:

Phần cán bộ, công chức ghi mối quan hệ; Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không); hiện đang làm gì (ghi rõ chức vụ hoặc chức danh nếu có, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác ở trong hoặc ngoài nước), nơi cư trú

VIII QUAN HỆ GIA ĐÌNH, THÂN TỘC

Ông, Bà (nội, ngoại), Cha, Mẹ, Anh chị em ruột:

Phần cán bộ, công chức ghi mối quan hệ; Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không); hiện đang làm gì (ghi rõ chức vụ hoặc chức danh nếu có, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác ở trong hoặc ngoài nước), nơi cư trú

VIII QUAN HỆ GIA ĐÌNH, THÂN TỘC (tiếp theo)

Ông, Bà (nội, ngoại), Cha, Mẹ, Anh chị em ruột của bên vợ (hoặc chồng) Phần cán bộ, công chức ghi mối quan hệ; Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không); hiện đang làm gì (ghi rõ chức vụ hoặc chức danh nếu có, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác ở trong hoặc ngoài nước), nơi cư trú

Trang 17

IX TỰ NHẬN XÉT

(Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, năng lực và sở trường công tác,…)

Người khai

Tôi xin cam đoan về những lời khai trong

quyển lý lịch này là đúng sự thật và chịu

trách nhiệm trước pháp luật về những lời

khai đó

…… Ngày…… tháng…… năm……

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan, đơn vị Bản lý lịch này do cán bộ, công chức:

Ghi chú: Quyển lý lịch này sau khi cán bộ, công chức kê khai phải được xác

minh và xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức; đồng thời phải đóng dấu giáp lai ở tất cả các trang

Trang 18

2 Bản “ Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt

về bản thân CB,CC; các mối quan hệ gia đình và xã hội của CB,CC ( Theo mẫu BNV/2008 và thống nhất sử dụng mẫu này thay thế mẫu sơ yếu lý lịch 02a/BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

2c-* Mẫu sơ yếu lý lịch:

Mẫu 2C-BNV/2008

Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý CBCC ………

Cơ quan, đơn vị sử dụng CBCC ………

SƠ YẾU LÝ LỊCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Ảnh màu

(4 x 6 cm)

1) Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa):

2) Tên gọi khác:

3) Sinh ngày: … tháng … năm ……, Giới tính (nam, nữ):

4) Nơi sinh: Xã ………, Huyện …………, Tỉnh 5) Quê quán: Xã …….…… , Huyện …………, Tỉnh 6) Dân tộc: ………, 7) Tôn giáo:

8) Nơi đăng ký bộ khẩu thường trú:

(Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)

9) Nơi ở hiện nay:

(Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)

10) Nghề nghiệp khi được tuyển dụng:

11) Ngày tuyển dụng: …/…/……, Cơ quan tuyển dụng:

12) Chức vụ (chức danh) hiện tại:

(Về chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm)

13) Công việc chính được giao:

Trang 19

14) Ngạch công chức (viên chức): ………, Mã ngạch:

Bậc lương:……, Hệ số:……, Ngày hưởng:…/…/……,

Phụ cấp chức vụ:……, Phụ cấp khác: ……

15.1- Trình độ giáo dục phổ thông (đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào):

15.2- Trình độ chuyên môn cao nhất:

(TSKH, TS, Ths, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chuyên ngành)

15.3- Lý luận chính trị: ……… 15.4-Quản lý nhà nước:

(Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và tương đương) (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính,

chuyên viên, cán sự, ) 15.5- Ngoại ngữ:………, 15.6-Tin học:

(Tên ngoại ngữ + Trình độ A, B, C, D ) (Trình độ A, B, C, )

16) Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:…/…/……, Ngày chính thức:…/…/……

17) Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội:

(Ngày tham gia tổ chức: Đoàn, Hội, và làm việc gì trong tổ chức đó)

18) Ngày nhập ngũ:…/…/……, Ngày xuất ngũ: …/…/…… Quân hàm cao nhất:

19) Danh hiệu được phong tặng cao nhất

(Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang; nhà giáo, thày thuốc, nghệ sĩ nhân dân

và ưu tú, …)

20) Sở trường công tác:

21) Khen thưởng: ………, 22) Kỷ luật:

(Hình thức cao nhất, năm nào) (về đảng, chính quyền, đoàn thể hình thức cao

nhất, năm nào) 23) Tình trạng sức khoẻ: ……, Chiều cao:…, Cân nặng:….kg, Nhóm máu:……

24) Là thương binh hạng: …./……, Là con gia đình chính sách:

(Con thương binh, con liệt sĩ, người nhiễm chất độc

Trang 20

da cam Dioxin) 25) Số chứng minh nhân dân: Ngày cấp: …/…/……

26) Số sổ BHXH:

27) Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học

Tên trường Chuyên ngành đào

tạo, bồi dưỡng

Từ tháng, năm - đến tháng, năm

Hình thức đào tạo

Văn bằng, chứng chỉ, trình độ gì

Ghi chú: Hình thức đào tạo: Chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng / Văn bằng:

29) Đặc điểm lịch sử bản thân:

- Khai rõ: bị bắt, bị tù (từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu), đã khai báo cho ai, những vấn đề gì? Bản thân có làm việc trong chế độ cũ (cơ quan, đơn vị nào, địa điểm, chức danh, chức vụ, thời gian làm việc )

- Tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu ?):

- Có thân nhân (Cha, Mẹ, Vợ, Chồng, con, anh chị em ruột) ở nước ngoài (làm gì, địa chỉ)? 30) Quan hệ gia đình

a) Về bản thân: Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con, anh chị em ruột

Mối

quan hệ Họ và tên

Năm sinh

Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội )

Trang 21

a) Về bên vợ (hoặc chồng): Cha, Mẹ, anh chị em ruột

Mối

quan hệ Họ và tên

Năm sinh

Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội )

31) Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức

Tôi xin cam đoan những lời

khai trên đây là đúng sự thật

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý

và sử dụng CBCC

(Ký tên, đóng dấu)

3 Bản “ Bổ sung lý lịch cán bộ, công chức” là tài liệu do CB,CC khai bổ sung theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý CB,CC Bản bổ sung lý lịch được cơ quan có thẩm quyền quản lý CB,CC thẩm tra, xác minh, chứng nhận ( Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức gồm 02 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm) Ký hiệu: Mẫu 04a-BNV/2007)

Trang 22

* Mẫu phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức:

Mẫu 4a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ

Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý CBCC:………

Cơ quan, đơn vị sử dụng CBCC:………

Số hiệu cán bộ, công chức:………

PHIẾU BỔ SUNG LÝ LỊCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

(Từ tháng/ năm……… đến tháng/ năm…………)

1 Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa):……….……… ……

2 Ngày tháng năm sinh:……….……….Giới tính (Nam/nữ) ………

3 Chức vụ (chức danh) hiện tại:………

(Về chính quyền, Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm)

4 Ngạch công chức (viên chức):………., Mã ngạch:………

5 Bậc lương:……, Hệ số:…… Ngày hưởng……/…./ , Phụ cấp chức vụ:…… Phụ cấp khác:…

6 Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam:……./……/………, Ngày chính thức:……/……./………

I THAY ĐỔI VỀ CHỨC DANH, CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

(Chỉ kê khai những thay đổi hoặc bổ sung về chức danh, chức vụ, đơn vị công tác so với thời điểm trước)

Từ tháng, năm

đến tháng, năm

Chức danh, chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, điều động, miễn nhiệm (trong đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài), thay đổi về nội dung công việc, đơn vị công tác, danh hiệu được phong tặng…

II ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

(Chỉ khai bổ sung sau khi đó kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng)

Cơ sở đào tạo,

BD

Văn bằng, chứng chỉ

Trang 23

Ghi chú: Hình thức học: chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng…; Văn bằng TSKH, TS, Ths,

cử nhân, kỹ sư…… hoặc chứng chỉ

III KHEN THƯỞNG (chỉ khai những phát sinh mới)

……….……….……….……

………….……….……….………

IV KỶ LUẬT (chỉ khai những phát sinh mới)

……….……….……….……

V ĐI NƯỚC NGOÀI

(Từ 6 tháng trở lên tính từ ngày……/……/…… đến ngày……/……/…… đi nước nào? Đã làm việc ở cơ quan, tổ chức nào? Nội dung công việc)

……….……….……….……

………….……….……….………

VI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE (thời điểm hiện tại)………

……….……….……….……

VII VỀ KINH TẾ BẢN THÂN (nhà ở, đất ở (tự làm, mua, được cấp, thừa kế) và tài sản có giá

trị lớn khác theo quy định của pháp luật (chỉ khai những phát sinh so với thời điểm trước đó):

……….……….……….……

………….……….……….………

………….……….……….………

VIII VỀ GIA ĐÌNH: (kê khai những phát sinh mới về số lượng và hoàn cảnh kinh tế, chính trị

của các thành viên trong gia đình (bố mẹ, vợ, chồng, các con, anh chị em ruột…)

Trang 24

………, ngày…… tháng…… năm……

Người khai bổ sung

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

………, ngày…… tháng…… năm……

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCC

(Ký tên, đóng dấu)

4 Bản “ Tiểu sử tóm tắt” là tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý CB,

CC tóm tắt từ Quyển lý lịch của CB,CC để phục vụ cho bầu cử, bổ nhiệm khi có yêu cầu (Tiểu sử tóm tắt gồm 2 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x

297 mm) Ký hiệu: Mẫu 03a-BNV/2007)

* Mẫu Tiểu sử tóm tắt:

Trang 25

Mẫu 3a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

9) Chức vụ ( chức danh) hiện tại: (Về chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm)

10) Cơ quan, đơn vị công tác: 11.1-Trình độ giáo dục phổ thông (đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào) 11.2-Trình độ chuyên môn cao nhất: (TSKH, TS, Ths, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; chuyên ngành)

11.3-Lý luận chính trị: 11.4-Quản lý nhà nước: (Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và tương đương) (Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự )

11.5-Ngoại ngữ: 11.6-Tin học: (Tên ngoại ngữ + Trình độ A, B, C, ) (Trình độ A, B, C, ) 12) Ngày vào Đảng cộng sản Việt nam: / / , Ngày chính thức:

Trang 26

Ngày tháng năm 20

Người khai (hoặc người trích lục)

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

5 Bản sao giấy khai sinh; giấy chứng nhận sức khỏe do đơn vị y tế từ cấp huyện trở lên cấp và các băn bản có liên quan đến nhân thân của CB,CC; các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào tạo của CB, CC như: bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ về trình

độ đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ do

cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, Trường hợp, văn bằng chứng chỉ được cấp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt Nam theo quy định của pháp luật

6 Các quyết định về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển, nâng ngạch, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, của CB, CC

7 Các bản tự kiểm điểm, nhận xét đánh giá CB,CC theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền

8 Các bản nhận xét đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đối với CB,CC ( hàng năm, khi hết nhiệm kỳ, bầu cử hoặc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật hoặc sau các đợt công tác, tổng kết học tập )

9 Bản kê khai tài sản theo quy định của pháp luật

10 Đơn, thư kèm theo các văn bản thẩm tra, xác minh, biên bản, kết luận của cơ quan,

tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến CB,CC và gia đình CB,CC được phản ánh trong đơn thư Không lưu trong thành phần hồ sơ những đơn, thư nặc danh; đơn, thư chưa được xem xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền

11 Những văn bản khác có liên quan trực tiếp đến quá trình công tác và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức

12 Đối với cán bộ, công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo phải bổ sung đầy

đủ các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm vào hồ sơ của CB,CC đó

Trang 27

1.1.5 Các mẫu biểu để phục vụ công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

1 Sổ đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S01-BNV/2008

2 Sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S02-/BNV/2008

3 Sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S03-BNV/2008

4 Bì (Túi đựng) hồ sơ cán bộ, công chức: Bì hồ sơ cán bộ, công chức được làm bằng chất liệu giấy không hút ẩm, có độ bền cao

5 Các loại bìa kẹp trong túi hồ sơ:

5.1 Bìa kẹp bảng kê thành phần tài liệu trong hồ sơ

5.2 Bìa kẹp nghị quyết, quyết định về nhân sự

5.3 Bìa kẹp các nhận xét, đánh giá, đơn thư

6 Phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức

7 Phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức

8 Phiếu nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức

9 Phiếu theo dõi việc sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức

Các loại mẫu biểu này được quy định rất cụ thể về kích thước, chất liệu giấy tại Quyết định số 02 và 06 của Bộ Nội vụ

1.2 Giới thiệu về Microsoft Excel

1.2.1 Giới thiệu về Excel

* Thoát khỏi Excel

Cách 1: Chọn lệnh File - Exit

Trang 28

Cách 2: Kích chuột vào nút Close trên thanh tiêu đề của cửa sổ Excel

Khi làm việc với bảng tính ta sẽ gặp các khái niệm sau:

File bạn tạo ra trong Excel gọi là Workbook, mỗi workbook lại bao gồm 1 hoặc nhiều worksheet Trong mỗi worksheet bạn có thể nhập công văn, số liệu thực hiện tính toán, tổ chức dữ liệu với nhiều thao tác khác nhau

Workbook là một tệp tin để làm việc như tính toán, vẽ đồ thị và lưu trữ dữ liệu Một workbook có thể chứa nhiều sheet do vậy có thể tổ chức lưu trữ nhiều loại thông tin liên quan với nhau trong một tệp tin

Worksheet có khi được gọi là sheet hay bảng tính là nơi lưu trữ và làm việc với

dữ liệu, một worksheet có nhiều ô và các ô có chứa các cột và hàng Worksheet được lưu trong workbook

Một workbook chứa 255 sheet, các sheet được đặt tên từ sheet 1 đến sheet 225 Thông thường khi cài đặt chương trình hệ thống sẽ để hiển thị mặc định trên màn hình

3 sheet, để có thêm các sheet ta chèn từ menu Insert\ workbook

Trong Excel, một worksheet bao gồm 256 cột và 65536 hàng (dòng), giao của các cột và hàng trong bảng gọi là ô Địa chỉ ô được xác định bằng ký hiệu của cột và

số thứ tự hàng

Colum: Cột tính theo hàng đứng

Row: Dòng tính theo hàng ngang

Cell: Ô, là vùng giao giữa cột và dòng, các dữ liệu của bảng tính sẽ được nhập vào ô ngay Mỗi ô đều có tên được xác định bởi tên của cột và hàng tạo ra nó

Trang 29

Range: Vùng bảng tính, được xác định bởi nhiều ô đứng liền nhau, tên của vùng được xác định bởi tên của ô ở góc trên trái và tên của ô ở góc dưới phải của vùng, phân cách hai ô bằng dấu hai chấm

1.2.2 Nhập dữ liệu trong Excel

Để nhập dữ liệu vào ô: kích chuột vào ô đó để chọn hoặc dùng các phím mũi tên để di chuyển trên bàn phím, kết thúc nhập dữ liệu nhấn Enter

Trong Excel có các kiểu dữ liệu sau:

* Dữ liệu kiểu số: Dùng để tính toán nên chỉ bao gồm các con số, khi nhập số lẻ

ta sử dụng dấu chấm (.) Nhập xong dữ liệu kiểu số sẽ nằm về phía bên phải cả ô

* Dữ liệu kiểu chuỗi: Thường là các tiêu đề, diễn giải trong bảng tính Bao gồm toàn chữ hoặc số hoặc cả hai Nếu muốn các số hiển thị theo kiểu chuỗi thì phải nhập nháy đơn (') đứng trước dãy

* Dữ liệu kiểu ngày tháng: tức là nhập ngày, tháng vào bảng tính, và làm cho Excel hiểu được ngày tháng để tính ra tổng số ngày, tháng thông thường ta cần nhập ngày tháng bằng các con số nhưng phải nhập tháng trước ngày sau, rồi đến năm Phân cách giữa ngày, tháng, năm là dấu (-) hay (/), nếu không nhập năm thì Excel sẽ hiểu là năm hiện hành

* Dữ liệu kiểu công thức: Ta có thể nhập các công thức để tính toán các dữ liệu trong bảng tính, công thức có thể là các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hay các hàm trong Excel Khi nhập công thức, ta phải nhập dấu bằng (=), dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) đứng trước công thức, tiếp theo là thành phần của công thức

* Một số hàm thông dụng trong Excel

- Hàm Sum:

+ Công dụng: Tính tổng giáo trị số

+ Dạng thức: =Suym ( Number 1, Number 2… Number 30)

- Hàm If: + Công dụng: Là loại hàm dùng thực hiện các điều kiện Nếu điều kiện thỏa mãn thì hàm nhận giá trị 1 là kết quả, ngược lại nếu điều kiện không thỏa mãn thì hàm nhận giá trị 2 làm kết quả

Trang 30

+ Dạng thức: = If ( Điều kiện kiểm tra, giá trị nếu điều kiện đúng, giá trị nếu điều kiện sai)

- Hàm AND: có nghĩa là “và” dùng khi muốn nói đến cái này và cái kia

+ Dạng thức: = mAND ( giá trị 1, giá trị 2 )

- Hàm If và AND: Kết hợp hàm if và and ( lồng hàm and vào hàm if) Dùng để xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh, sinh viên, điều kiện sai)

- Hàm Min: Dùng để tìm và trả về giá trị số nhỏ nhất trong các số đã cho

+ Dạng thức: = Min ( Number 1, Number 2… Number 30)

- Hàm Max: Dùng để tìm về giá trị số lớn nhất trong các số đã cho

+ Dạng thức: = Max (Number1, Number 2… Number30)

- Hàm Average:

+ Công dụng: Trả về giá trị trung bình cộng của các số hoặc trả về giá trị trung bình cộng các giá trị số trong một phạm vi ô Đây là một trong nhóm hàm thống kê Hàm được sử dụng rất phổ biến: Tính điểm trung bình của học sinh, giá trị trung bình của các sản phẩm trong bảng báo giá…

+ Dạng thức: = Average ( Number1, Number 2… Number30)

- Hàm count

+ Công dụng: Đếm ra số ô chứa giá trị số trong một phạm vi ô

+ Dạng thức: = Count ( value 1, value 2… Value 30)

Trang 31

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI

PHÒNG NỘI VỤ - LỤC NGẠN – BẮC GIANG

2.1 Khái quát về UBND huyện Lục Ngạn – Bắc Giang

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Lục Ngạn là một huyện miền núi của Tỉnh, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Phía Đông giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km, có tổng diện tích

tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 16 xã và 01 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã Dân số trung bình của huyện năm 2006 là 204.041 người Trong đó, nữ có 100.729 người ( chiếm 49,37%) Mật độ dân số trung bình là 202 người/km2, dân số nông thôn chiếm 96,63% và dân số thành thị chiếm 3,37% Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện Xã có dân đông nhất là Quý Sơn, Thanh Hải

Trang 32

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lục Ngạn

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lục Ngạn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC

Ngày đăng: 08/12/2016, 19:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w